Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI CỦA RỪNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) TỪ 1 12 TUỔI Ở LÂM TRƯỜNG ĐAKTÔ TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.04 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI CỦA RỪNG KEO LÁ TRÀM
(Acacia auriculiformis) TỪ 1- 12 TUỔI Ở LÂM TRƯỜNG ĐAKTÔ
TỈNH KON TUM

Họ và tên sinh viên: PHẠM ĐỨC CƯỜNG
Ngành:
Niên khóa:

LÂM NGHIỆP
2005 - 2009

Tháng 3/2009


XÂY DỰNG BIỂU SINH KHỐI CỦA RỪNG KEO LÁ TRÀM
(Acacia auriculiformis) TỪ 1-12 TUỔI Ở LÂM TRƯỜNG
ĐAKTÔ TỈNH KON TUM

PHẠM ĐỨC CƯỜNG

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng (Kỹ sư, cử nhân, bác sỹ) ngành
Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Tháng 3 năm 2009


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Thầy Nguyễn Văn Thêm đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Quý thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và khoa Lâm
Nghiệp đã truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài từ năm 2005 đến năm 2009.
Công ty Đầu tư phát triển Lâm Nghiệp, Công Nghiệp và dịch vụ Đak Tô.
Tất cả các bạn bè đã hỗ trợ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

Pleiku tháng 3 năm 2009
Sinh viên
Phạm Đức Cường

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..............................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................... ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh sách các hình ............................................................................................. v
Danh sách các bảng ............................................................................................vi
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................. 1
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU................. 3

Chương 3. ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................... 5
3.1 Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................ 5
3.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 5
3.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Keo lá tràm.......... 5
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm............................... 6
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 12
4.1 Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Keo lá tràm........................... 12
4.1.1 Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Keo lá
........................................................................................................................... 15
4.2 Lập biểu sinh khối rừng Keo lá Tràm ......................................................... 16
4.2.1 Lập biểu sinh khối cây Keo lá tràm dựa vào D1.3 cả vỏ và H thân cây .... 16

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 19
5.1 Kết luận........................................................................................................ 19
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 20
iii

tràm


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................................ 21
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Quan hệ giữa H với D1.3 (cm) của cây Keo lá Tràm từ 1 – 4 tuổi
Hình 4.2. Quan hệ giữa sinh khối tươi với D1.3 (cm) của cây Tràm từ 1 – 12 tuổi
Hình 4.3. Quan hệ giữa sinh khối khôvới D1.3 (cm) của cây Keo lá Tràm từ 1 – 12 tuổi

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Biểu tra tổng sinh khối của cây Keo lá tràm dựa theo cấp D1.3(cm)
Bảng 4.2 Biểu tra tổng sinh khối của cây Keo lá tràm dựa theo cấp D(cm) và H(m)

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều thập kỷ nay, do sự lạm dụng khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu
của con người cùng với việc xâm chiếm đất rừng một cách ồ ạt, không ý thức được tác
dụng nhiều mặt của rừng làm mất dần sự đa dạng của thế giới sinh vật, diện tích đất
trống đồi núi trọc tăng nhanh đất bị hoang hóa, xói mòn và nghèo kiệt mất dần sức sản
xuất.
Hiện nay, loài cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được xem là một trong
những loài cây tiên phong trong phủ xanh các vùng đất trống. Ở nước ta, Keo lá tràm
được gây trồng với nhiều mục đích khác nhau: phủ xanh đất trống và đồi trọc, rừng
phòng hộ làm nguyên liệu giấy, làm củi, cải tạo đất (cây có khả năng cố định đạm và
trả lại cho đất một lượng khá lớn chất hữu cơ)… Vì vậy nâng cao sức sản xuất cho
rừng là việc làm cần thiết và cần phải liên tục bổ sung những nghiên cứu cho công tác
quản lý, kinh doanh loại hình rừng này trên từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Cùng với sự phát triển của rùng trồng Keo lá tràm, sự tiến bộ khoa học, các kết
quả nghiên cứu và ứng dụng nhiều nơi đã cho thấy rằng: cây Keo lá tràm là một loài

ưu việt, có tiềm năng kinh tế xã hội và môi trường. Chính vì thế, diện tích rừng trồng
Keo lá tràm đã tăng lên đáng kể trong cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.
Tuy nhiên những nghiên cứu về rừng Tràm ở Kon Tum chỉ tập trung vào việc thống kê
tài nguyên rừng và đánh giá kết quả trồng rừng. Những công trình nghiên cứu về xây
dựng biểu sinh khối cho rừng tràm hầu như chưa được quan tâm.
Xuất phát từ đó, đề tài “Xây dựng biểu sinh khối của rừng Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis) từ 1 –12 tuổi ở lâm trường ĐakTô tỉnh Kon Tum” đã được
đặt ra. Kết quả của đề tài đưa lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Về lý luận, đề tài góp phần
1


chỉ rõ các thành phần sinh khối trên mặt đất của rừng Keo lá tràm tùy thuộc vào tuổi.
Về thực tiễn, đề tài có thể giúp cho các chủ rừng có cơ sở để tính toán lượng sinh khối
rừng Keo lá Tràm khi cần thiết dựa theo những nhân tố điều tra dễ đo đạc.

2


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi ranh giới
* Vị trí địa lí
Lâm trường ĐakTô nằm về phía bắc tỉnh Kon Tum được bao quanh Tỉnh lộ
672, 678 và tỉnh lộ 675 đang được nâng cấp và mở rộng cách thị xã Kon Tum 48 km
cảng Qui Nhơn 260 km, cảng Đà Nẵng 269 km cửa khẩu quốc tế Bờ Y 30 Km cách
một trung tâm chế biến gỗ của cả nước là Tp Pleiku 100 Km bên cạnh đó lâm phận
còn nằm gần đường Hồ Chí Minh. Đây là đầu mối giao lưu giữa huyện ĐakTô với các
huyện khác trong tỉnh KonTum và các tỉnh khác Nam Trung Bộ và Tây Nguyên củng
như các tỉnh hạ Lào và bắc Cam Pu Chia.

Lâm phận có tọa độ địa lý như sau:
Từ 14043’9’’ đến 14053’30’’ độ vĩ bắc
Từ 107043’50’’ đến 107052’20’’ độ kinh đông
Toàn bộ diện tích rừng nằm trên 6 xã, 2 huyện: Huyện ĐakTô và
HuyệnTuMơRông
Phạm vi ranh giới
Phía bắc giáp tiểu khu 252, 210, 213
Phía Nam giáp tiểu khu 285, 286 huyện ĐakTô.
Phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi.
2.1.2 Đất đai
Theo bản đồ lập địa cấp II thì lâm Lâm trường ĐakTô có các loại đất sau
Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Grannit
Đất feralit xám vàng phát triển trên đá phiến thạch sét.
3


Đất feralit vàng phát triển trên đá Gơnai
Đất phù sa ven sông suối
2.1.3 Địa hình:
Nhìn chung địa phận lâm trường tương đối phức tạp và bị chia cắt bởi nhiều
sông khe suối.
Độ dốc trung bình từ 20- 250 có nơi dốc đến 450
Độ cao giảm dần từ Bắc Xuống Nam và từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình
1415m, thấp nhất 640m và cao nhất là 1790m ( đỉnh Ngọc Trang). Xen kẽ giữa các
dãy núi là những vùng bằng phẳng có khả năng phát triển nông nghiệp.
Thổ nhưỡng và địa hình ở đây thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp keo, giổi, sao
dầu và trồng cây nông nghiệp như lúa, ngô.
2.1.4 Đặc điểm khí hậu thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
Lâm trường ĐakTô nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ

rệt mùa mưa từ 5- 10 mùa khô từ 11- 4 năm sau:
Nhiệt độ bình quân:

220C

Nhiệt độ cao nhất:

360C

Nhiệt độ thấp nhất:

80C

Độ ẩm bình quân:

70%

Lượng mưa bình quân năm:

1.700mm

Lượng bốc hơi bình quân năm:

785mm

Số giờ nắng trong năm:

1288h

Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Tây nam thổi về mùa mưa từ tháng 5 – 10 gió

mùa Đông – Bắc thổi về mùa khô từ tháng 11- 4 năm sau.
* Thủy văn:
Lâm phận nằm ở đầu nguồn sinh thủy của hệ thống sông Đak Pô Ko và sông
Đak Tơ Kan đặc biệt là rừng phòng hộ có vai trò rất quan trong trong việc điều tiết
nguồn nước cho các con sông này. Trên quỹ đất có nhiều hệ thống sông suối, đặc biệt
phía Đông là suối Đak Tờ Kan nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển lâm nghiệp
công tác PCCCR và phát triển sản xuất của người dân địa phương, mật độ suối
0.38km/km2 phân bố đều trên toàn bộ diện tích.
4


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Keo lá Tràm nhân tạo thuần loài đồng
tuổi từ 1 - 12 năm. Rừng đang trong giai đoạn chăm sóc và nuôi dưỡng. Toàn bộ
những lâm phần Keo lá tràm thuộc đối tượng nghiên cứu nằm trong khu vực huyện
Đak Tô tỉnh Kon Tum. Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 1/2009 - 3/2009.
3.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Lập biểu tra sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên mặt đất của cây
Keo lá Tràm tùy thuộc vào đường kính và chiều cao thân cây.
Từ các kết quả nghiên cứu đi đến đề xuất phương pháp tính nhanh sinh khối
rừng Keo lá tràm ở ngoài thực địa và biện pháp xử lý rừng Keo lá tràm nhằm nâng cao
năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của từng Keo lá tràm từ 1 – 12 tuổi.
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu bao gồm:
(1) Đặc trưng lâm học của rừng Keo lá tràm từ 1 – 12 tuổi
(2) Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Keo lá tràm từ 1 – 12 tuổi

(3)Xây dựng biểu sinh khối rừng Keo lá tràm từ 1 – 12 tuổi
(4) Một số đề xuất
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Keo lá tràm
(1) Thu thập số liệu
5


Sau khi đã nhận biết đối tượng nghiên cứu, mỗi lâm phần Keo lá tràm ở tuổi 1
- 12 năm đã chọn 3 ô tiêu chuẩn điển hình để thu thập những chỉ tiêu lâm học cơ bản.
Tổng cộng 12 lâm phần đã thu thập 12 ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 100
m2. Trên mỗi ô mẫu đã đo đạc chính xác những chỉ tiêu sau đây:
-

Số cây sống và chết (N, cây/ha);

-

Đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m cách mặt đất (kí hiệu = D1.3, cm). Chỉ tiêu

này được đo bằng thước dây với độ chính xác đến 0,1 cm;
-

Chiều cao thân cây vút ngọn (kí hiệu = H, m). Chỉ tiêu này được đo bằng thước

đo cao với độ chính xác đến 0,1 m.
(2) Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các ô tiêu chuẩn được tập hợp lại theo từng tuổi rừng Keo lá tràm. Sau
đó tính những đặc trưng lâm học cơ bản cho lâm phần Keo lá tràm. Chỉ tiêu tính toán
bao gồm mật độ bình quân (N, cây/ha), đường kính thân cây bình quân (Dbq, cm),

chiều cao thân cây bình quân (Hbq, m), tiết diện ngang (G, m2/ha) và thể tích thân cây
bình quân (V, m3/ha)…
Tất cả những nội dung tính toán trên đây được xử lý bằng phần mềm Excel và
Statgraphics Plus Version 3.0.
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm
(1) Thu thập số liệu ngoại nghiệp
Trên thực địa, tại những nơi đặc trưng cho các lâm phần Keo lá tràm ở tuổi

1

– 12 năm đã bố trí mỗi tuổi 1 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 100m2 để thống kê
sinh khối rừng Keo lá tràm. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, sau khi thống kê chính xác mật
độ, đo đạc D1.3(cm) và H (m) của từng cá thể Keo lá tràm, đã tiến hành phân chia các
cá thể Keo lá tràm ở tuổi 1 - 12 vào từng cấp đường kính khác nhau, mỗi cấp từ 0,5
cm. Sau đó, trên mỗi ô tiêu chuẩn tương ứng với một tuổi rừng đã chọn lựa 3 - 6 cây
tiêu chuẩn bình quân theo cấp kính để đo đạc sinh khối. Tổng cộng các tuổi đã đo đạc
sinh khối của 104 cây tiêu chuẩn bình quân.
Thủ tục xác định sinh khối tươi ở ngoài rừng như sau:

6


- Trước hết, tiến hành chặt hạ cây Keo lá tràm sát gốc. Vị trí gốc chặt cách mặt
đất khoảng từ 5 - 10 cm.
- Kế đến, trên mỗi cây tiêu chuẩn chặt hạ, đã đo chính xác D1.3 (cm) cả vỏ bằng
thước dây với độ chính xác 0,1 cm và tổng sinh khối trên mặt đất của toàn bộ các cơ
quan của cây Keo lá tràm (thân, cành, lá , hoa quả);
- Tiếp đến phân chia tổng sinh khối cây Keo lá tràm thành từng bộ phận riêng rẽ
như thân, cành và lá (kể cả hoa và quả) và tiến hành cân đo từng bộ phận sinh khối
(thân tươi - kí hiệu SKT(t), kg; cành và lá tươi - kí hiệu SKCL(t), kg) với độ chính xác

đến 0,05 kg.
- Cuối cùng cộng dồn những bộ phận sinh khối tươi để xác định tổng sinh khối
tươi trên mặt đất của cây Keo lá tràm (kí hiệu = TSK(t), kg). So với tổng sinh khối tươi
ban đầu, sai số do việc xác định tổng sinh khối tươi từ sinh khối của các thành phần
không được vượt quá 5%.
Sau khi xác định sinh khối tươi ở ngoài trời, đã lấy mẫu từng bộ phận sinh khối
với mỗi loại 1kg để dùng vào việc xác định sinh khối khô trong điều kiện không khí ở
ngoài trời.
+ Thủ tục xác định sinh khối khô không khí ở ngoài trời
Sinh khối khô của cây Keo lá tràm được đo đạc bao gồm tổng sinh khối khô (kí
hiệu = TSK(k), kg), sinh khối thân khô (kí hiệu = SKT(k), kg) và sinh khối cành - lá khô
(kí hiệu = SKCL(k), kg). Cách xác định sinh khối khô như sau:
Các mẫu sinh khối tươi của cây Keo lá tràm được phơi khô kiệt trong điều kiện
không khí ở ngoài trời.
Sau đó cân đo sinh khối khô của cây Keo lá tràm sau mỗi định kỳ 5-7 ngày với
độ chính xác đến 0,05kg. Kết quả lần đo cuối cùng được ghi nhận sau khi sinh khối
khô có giá trị không thay đổi.
(2) Tính toán số liệu sinh khối
Thủ tục xử lý số liệu sinh khối (tươi và khô) của cây Keo lá tràm và rừng Keo
lá tràm được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1. Trước hết, toàn bộ số liệu về sinh khối (tươi và khô) của những cây
tiêu chuẩn đại diện cho cấp đường kính được tập hợp lại thành biểu theo từng bộ phận
(thân, cành, lá) tương ứng với tuổi rừng.
7


Bước 2. Từ số liệu về sinh khối (tươi và khô) của các bộ phận cây Keo lá tràm
đã tính 5 mối quan hệ với D1.3 và H thân cây sau đây:
(1) Quan hệ giữa H với D
(2) Quan hệ giữa TSK(t) với D

(3) Quan hệ giữa TSK(k) với D
(4) Quan hệ giữa TSK(t) với D và H
(5) Quan hệ giữa TSK(k) với D và H
Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận sinh khối (kg/cây) với D1.3 cả vỏ
(cm) và H (m) đã được sử dụng để dự đoán sinh khối (thân, cành, lá và tổng số) dựa
theo chỉ tiêu D1.3 cả vỏ và H thân cây (đây là những chỉ tiêu đo đạc rất dễ dàng tại
rừng).
Thủ tục xác định mối quan hệ giữa các bộ phận sinh khối với D1.3 cả vỏ và H
thân cây được thực hiện theo trình tự sau đây:
Chọn lựa những mô hình thống kê để dự đoán sinh khối cây Tràm từ cấp D1.3 cả
vỏ hoặc từ cấp D1.3 cả vỏ và H thân cây. Khi chọn lựa mô hình dự đoán sinh khối,
chúng tôi đã dựa theo 4 nguyên tắc sau đây: (a) mô hình mô tả tốt nhất quan hệ giữa
biến phụ thuộc (sinh khối các bộ phận) với biến độc lập (D1.3 và H); (b) mô hình dễ
tính toán, đặc biệt là những mô hình mặc định trong các phần mềm thống kê chuyên
dùng; (c) mô hình có hệ số tương quan cao nhất; (d) mô hình có tổng bình phương sai
lệch nhỏ nhất.
Theo những nguyên tắc trên đây, đã làm phù hợp mối quan hệ giữa những bộ
phận sinh khối với D1.3 cả vỏ và H thân cây theo 9 hàm hồi quy đơn mặc định trong
phần mềm thống kê Statgraphics Plus Version 3.0 sau đây:

8


(1) Hàm số mũ:

y = Exp(a + bx)

(2) Hàm số nghịch đảo của y:

y = 1/(a + bx)


(3) Hàm số nghịch đảo của x:

y = a + b/x

(4) Hàm số 2 lần nghịch đảo của x:

y = 1/ (a + b/x)

(5) Hàm số logarit của x:

y = a + bLnx

(6) Hàm số lũy thừa:

y = ax^b

(7) Hàm số căn bậc 2 của x:

y = a + b*sqrt(x)

(8) Hàm số căn bậc 2 của y:

y = (a + b*x)^2

(9) Hàm đa hợp:

y = αaX

Bước 3. Xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của rừng Tràm.

Nguyên lý chung đối với việc xây dựng biểu sinh khối cây Tràm là dựa vào mối
quan hệ giữa các thành phần sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm (kg/cây) với D1.3 cả
vỏ (cm) và H (m). Biểu sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm bao gồm 6 thành phần:
(1) tổng sinh khối tươi (TSK(t), kg), (4) tổng sinh khối khô (TSK(k), kg), (5) sinh khối
thân cây khô cả vỏ (SKT(k), kg), (6) sinh khối cành-lá khô (SKCL(k), kg).
Theo đó, biểu sinh khối cây Tràm và rừng Tràm đã được xây dựng theo phương
pháp sau đây:
Phương pháp :Xây dựng biểu sinh khối theo quan hệ giữa sinh khối cây Tràm
với D1.3 cả vỏ và H thân cây. Cơ sở của phương pháp này là mối liên hệ chặt chẽ giữa
các bộ phận sinh khối với D1.3 và H. Theo đó, đường kính và chiều cao thân cây Tràm
được sắp xếp theo cấp. Mỗi cấp D1.3 là 0,5 cm; phạm vi D1.3 cả vỏ thay đổi từ 1,5 –
10,0 cm. Mỗi cấp H là 0,5 m; phạm vi biến đổi H tùy thuộc vào mỗi cấp đường kính
thân cây. Sau đó thế các cấp D1.3 cả vỏ và H thân cây vào các phương trình biểu thị
mối liên hệ giữa các bộ phận sinh khối với D1.3 và H để tìm các thành phần sinh khối
(tươi và khô) tương ứng.
Theo nguyên lý trên đây, trong thực tế sinh sinh khối (tươi và khô) của rừng
Tràm có thể được xác định theo ba phương pháp sau đây:

9


Phương pháp thứ nhất. Xác định sinh khối bằng biểu sinh khối lập theo quan hệ
với cấp D1.3 cả vỏ (cm). Thủ tục tiến hành như sau:
Trước hết, tại những ô tiêu chuẩn điển hình cho mỗi tuổi rừng cần nghiên cứu,
điều tra viên đo đạc D1.3 cả vỏ (cm) của từng cây.
Tiếp theo, dựa vào biểu sinh khối lập theo quan hệ với cấp D1.3 (cm) để xác
định sinh khối (tươi và khô) của từng cây cấu thành rừng trên ô tiêu chuẩn.
Kế đến tính sinh khối của cả ô tiêu chuẩn bằng cách cộng dồn sinh khối từng
cây trên ô tiêu chuẩn.
Sau cùng quy đổi sinh khối rừng Tràm tương ứng với 1 hécta bằng cách nhân

sinh khối rừng Tràm trên ô tiêu chuẩn với hệ số 10.000/S, trong đó S (m2) là diện tích
ô tiêu chuẩn.
Phương pháp Xác định sinh khối bằng biểu sinh khối lập theo quan hệ với cấp
D1.3 cả vỏ (cm) và cấp H (m) thân cây. Thủ tục tiến hành như sau:
Trước hết, tại những ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi cần nghiên cứu, thống kê và đo
đạc D1.3 cả vỏ (cm) và H (m) của từng cây Tràm trên ô tiêu chuẩn và sắp xếp chúng
thành từng cấp D1.3 cả vỏ (cm) và cấp H (m); mỗi cấp D1.3 là 0,5cm, còn H là 0,5 m.
Kế đến thống kê tần số cây trong mỗi cấp D1.3 và cấp H.
Tiếp theo tìm sinh khối của từng cấp D1.3 và cấp H bằng cách nhân tần số của
mỗi cấp với sinh khối bình quân của cấp (D1.3 và H).
Tiếp theo tính sinh khối rừng Tràm trên ô tiêu chuẩn bằng cách cộng dồn sinh
khối của từng cấp kính và cấp chiều cao.
Sau cùng tính sinh khối toàn bộ quần thụ Tràm trên 1 ha bằng cách nhân tổng
sinh khối của ô tiêu chuẩn với hệ số 10.000/S, trong đó S (m2) là diện tích ô tiêu
chuẩn.
(3). Kiểm định độ chính xác của biểu sinh khối
Để kiểm tra khả năng ứng dụng của biểu sinh khối trong thực tế, đã sử dụng
tổng sinh khối và sinh khối thân cây (tươi và khô) thực tế của 25 cây mẫu. Những cây
mẫu này không tham gia vào chuỗi số liệu để xây dựng hàm dự đoán sinh khối.
Phương pháp kiểm tra là tính chênh lệch tuyệt đối theo đơn vị phần trăm giữa sinh
khối thực tế và sinh khối lý thuyết của từng cây Keo lá tràm được suy đoán từ các mô
hình thống kê. Sau đó căn cứ vào sai số cho phép trong điều tra rừng (nhỏ hơn hoặc
10


bằng 10%) để rút ra nhận xét về khả năng ứng dụng của biểu sinh khối câyKeo lá
tràm.
3.4.3. Thu thập những dữ liệu khác
Bên cạnh việc thu thập những dữ liệu về rừng Tràm, cũng đã tiến hành thu thập
những số liệu cơ bản về khí hậu, tình hình tài nguyên rừng Tràm, dạng địa hình và loại

đất. Những số liệu này được thống kê từ những nguồn thông tin cơ bản của các cơ
quan chuyên ngành (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung tâm khí tượng
- thủy văn Kon Tum, Sở Tài Nguyên và Môi Trường) ở tỉnh Kon Tum.

11


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Keo lá Tràm
Quan hệ giữa H với D
Quan hệ giữa TSK(t) với D
Quan hệ giữa TSK(k) với D
Quan hệ giữa TSK(t) với D và H
Quan hệ giữa TSK(k) với D và H
Lập bảng sinh khối cây Tràm
Giữa D và H tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo hàm số
H = 1.64622*D^0.799045
Hay hàm số hai lần nghịch đảo
H = 1/(0.0235269 + 0.734582/D)

(4.1)

Với R= 0.836175; P<0.01; Se= ±0.026877
Ta= 4.49229; Tb= 22.9286

12


H (m)

18
15
12
9
6
3
0
0

5

10

15

20

25

D (Cm)
Hình 4.1. Quan hệ giữa H
với D1.3 (cm) của cây Keo lá Tràm từ 1 – 12 tuổi

-Giữa TSK(t) với D tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ theo hàm số
TSKT = (-1.31635 + 1.0813*D)^2
Hay hàm số
TSKT = 0.36699*D^2.35988

(4.2)


R= 0.95786; P<0,01; Se= ±0.274842
Ta= -1.00242 ; Tb= 2.35988
-Giữa TSK(t) với D tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ theo hàm số
TSKT = (-1.31635 + 1.0813*D)^2
Hay hàm số
TSKT = 0.36699*D^2.35988

(4.2)

R= 0.95786; P<0,01; Se= ±0.274842
Ta= -1.00242 ; Tb= 2.35988

13


TSKT(Kg)
1000
800
600
400
200
0
0

5

10

15


20

25

D (cm)

Hình 4.2. Quan hệ giữa sinh khối tươi
với D1.3 (cm) của cây Tràm từ 1 – 12 tuổi

-Giữa TSK(k) với D tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ theo hàm số
TSKK = (-1.77163 + 0.789281*D)^2
Hay hàm số
TSKK = 0.107263*D^2.49449

(4.3)

R= 98.3228; P< 0,01; Se= ±0.180903
Ta= -2.23247; Tb= 2.49449

14


TSKK(Kg)
500
400
300
200
100
0
0


5

10

15

20

25

D (Cm)
Hình 4.3. Quan hệ giữa sinh khối khô
với D1.3 (cm) của cây Keo lá Tràm từ 1 – 12 tuổi

-TSK(t) có quan hệ rất chặt chẽ với H và D theo dạng hàm số:
TSK(t) = -103.724 + 28.1504*D - 5.30401*H

(4.4)

R2= 85,7171; P<0,01; Se= ±50,9921
Ta= -8,18201; Tb= 16,3778; Tc= -2, 60911
-TSK(k) có quan hệ rất chặt chẽ với H và D theo dạng hàm số:
TSK(k) = -44.2722 + 18.6597*D - 8.51024*H

(4.5)

R2= 89,0212; P< 0,01; Se= ±23.9647
Ta= -7,4308; Tb= 23,0997; Tc= -8.90758
4.1.1 Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Keo lá tràm

Kết quả phân tích hồi quy tương quan cũng đã chứng tỏ rằng, giữa những thành
phần sinh khối (tươi và khô) của cây Keo lá tràm với đường kính thân cây cả vỏ cũng
tồn tại mối liên hệ rất chặt chẽ. Điều này là hợp lý, bởi vì các bộ phận của cây phát
15


triển trong mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm đảm bảo cho cây phát triển cân đối.
Kết quả này cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong khi nghiên
cứu về sản lượng và sinh khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới
Khi dự đoán sinh khối của các bộ phận khó đo đạc trên thân cây (sinh khối
cành, lá, hoa quả và hệ rễ), nhiều tác giả ở nước ngoài và trong nước cũng đã xác lập
mối quan hệ giữa chúng với D1.3 cả vỏ và H. Bởi vì đường kính và chiều thân cây là
hai chỉ tiêu có quan hệ với các bộ phận sinh khối và chúng cũng là những chỉ tiêu rất
dễ đo đạc. Mặt khác, hai cây có D1.3 (cm) bằng nhau nhưng H (m) khác nhau thì sinh
khối cũng khác nhau. Do đó, việc phân tích mối quan hệ đa biến giữa các bộ phận sinh
khối với D1.3 (cm) và H (m) không chỉ cho phép chỉ ra ảnh hưởng của từng biến D1.3
và H đến sự cấu thành sinh khối cây Keo lá tràm, mà còn là cơ sở để chọn những biến
số hợp lý nhất cho việc xây dựng biểu sinh khối cây Keo lá tràm.
4.2 Lập biểu sinh khối rừng Keo lá Tràm
4.2.1 Lập biểu sinh khối cây Keo lá tràm dựa vào D1.3 cả vỏ và H thân cây
Biểu sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Keo lá tràm và rừng Keo lá tràm
từ 1 – 12 tuổi cũng có thể được xây dựng từ mối quan hệ giữa chúng với D1.3 cả vỏ và
chiều cao thân cây (H, m). Cơ sở lập biểu sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Keo
lá tràm tương ứng với D1.3 cả vỏ và H thân cây là các hàm sau đây:
+TSK(t) = -103.724 + 28.1504*D - 5.30401*H
R2= 85,7171 ; P<0,01; Se= ±50,9921
Ta= -8,18201; Tb= 16,3778; Tc= -2, 60911
+ TSK(k) = -44.2722 + 18.6597*D - 8.51024*H
R2= 89,0212; P< 0,01; Se= ±23.9647
Ta= -7,4308; Tb= 23,0997; Tc= -8.90758


16


Bảng 4.1 Biểu tra tổng sinh khối của cây Keo lá tràm dựa theo cấp D1.3(cm)

D(cm)

TSKt

TSKk

6

25.2

9.4

8

49.6

19.2

10

84.0

33.5


12

129.2

52.8

14

185.9

77.5

16

254.8

108.2

18

336.5

145.1

20

431.4

188.7


22

540.3

239.4

24

663.4

297.4

17


Bảng 4.2 Biểu tra tổng sinh khối của cây Keo lá tràm dựa theo cấp D(cm) và H(m)

D(cm)

H(m)

TSKt

TSKk

6

6.9

28.6


9.0

8

8.7

75.3

31.0

10

10.3

123.1

54.7

12

11.8

171.5

79.2

14

13.2


220.4

104.6

16

14.4

270.3

131.7

18

15.5

320.8

159.7

20

16.6

371.2

187.7

22


17.6

422.2

216.5

24

18.5

473.8

246.1

18


×