Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG TẠI TIỂU KHU 136 THUỘC BAN QLR PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAO KHOÁN BẢO VỆ
RỪNG TẠI TIỂU KHU 136 THUỘC BAN QLR
PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ XUÂN TRINH
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khoá: 2004-2009

Tháng 07/2009


ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHO
CÔNG TÁC GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
TẠI TIỂU KHU 136 THUỘC BAN QLR
PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

Tác giả

PHẠM THỊ XUÂN TRINH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ: TRƯƠNG VĂN VINH



Tháng 07 /2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được những gì như ngày hôm nay. Ngoài những nỗ lực của bản thân, bên
cạnh tôi luôn có sự chăm sóc, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của mọi người đã dành cho tôi
điều kiện tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- Thạc sĩ Trương Văn Vinh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
- Toàn thể Thầy cô trong Khoa lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian qua.
- Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các
Cô chú trong Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Đa Nhim, xin cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Đà Lạt, tháng 7 năm 2009
Sv Phạm Thị Xuân Trinh

ii


TÓM TẮT
Tên khóa luận: “Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho
công tác giao khoán bảo vệ rừng tại tiểu khu 136 thuộc BQL Rừng Phòng Hộ Đầu
Nguồn ĐaNhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
Ban quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim có tổng diện tích là 44.901 ha thuộc

huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích quản lý là tương đối lớn, tuy nhiên
lực lượng tham gia trong công tác quản lý bảo vệ của Ban là tương đối mỏng. Do đó,
việc ứng dụng công nghệ thông tin và GIS (Geographic Information Systems) trong
quản lý rừng và công tác giao khoán bảo vệ rừng tại Ban sẽ mang lại hiệu quả rất lớn
trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Ban. Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi tiến
hành thực hiện khóa luận với tên như trên. Mục tiêu là xây dựng bản đồ, cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác giao khoán bảo vệ rừng tại TK 136, thuộc BQL Rừng Phòng Hộ Đầu
Nguồn ĐaNhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
- Tổng diện tích của TK 136 là 725.63 ha, trong đó phần lớn diện tích thuộc TK
136 là trạng thái Th5Nd với diện tích là 705.32ha (chiếm 97.2%), phần còn lại thuộc
trạng thái rừng IIa với 10.2ha (chiếm 1.41%) và diện tích đất nông nghiệp với 10.11ha
(chiếm 1.39%). Diện tích rừng trạng thái IIa và đất nông nghiệp chủ yếu tập trung ven
sông Đa Nhim và các khe suối.
- Tại TK 136 được phân bố trên 4 khoảnh. Khoảnh 1 gồm 6 lô được ký hiệu là
a, b, c d, e, g với tổng diện tích là 219.57ha (chiếm 30.3% tổng diện tích của TK136).
Khoảnh 2 gồm 6 lô được ký hiệu là a, b, c d, e, g với tổng diện tích là 178.4ha (chiếm
24.1%). Khoảnh 3 có 6 lô, với tổng diện tích là 209.92ha (chiếm 28.9%). Khoảnh 4 chỉ
có 4 lô với diện tích là 121.36ha (chiếm 16.7%). Trong TK vẫn tồn tại những lô từ 2
đến 3 loại trạng thái, ví dụ như lô a, b, c, e thuộc khoảnh 1, lô a khoảnh 2.
- Toàn bộ TK136 được giao khoán cho 23 hộ chủ yếu là dân tộc Cil, trong
đó có 8 hộ giao theo chương trình 304, 13 hộ giao theo chương trình KHT và 2 hộ
giao theo chương trình 661. Có 17 hộ ở Xã ĐaNhim, 4 hộ ở Xã Đachais và 2 hộ ở
Xã Đasar.
iii


- Qua 4 ô điều tra cho thấy trữ lượng rừng tại TK 136 biến động từ 200.3m3 đến
273.8m3, đường kính của cây biến động từ 30.5cm đến 34.5cm và chiều cao cây rừng
ở các ô điều tra biến động là không đáng kể. Mật độ cây trên ô điều tra biến động rất ít

từ (trong khoảng từ 14 đến 17cây/ô điều tra 500m2).
- Toàn bộ dữ liệu lưu trữ bằng phần mềm excel được mã địa hoá và đưa vào
quản lyù dữ liệu bằng phần mềm Mapinfo. Việc lưu trữ dữ liệu về nhận giao khoán bảo
vệ rừng với đầy đủ các thông tin về: chủ hộ nhận giao khoán, chương trình nhận giao
khoán…bằng phần mềm Mapinfo tại TK 136 đã được thực hiện.
Ban QLRPH Đầu Nguồn Đa Nhim với tổng diện tích là 47.89208 ha, tuy nhiên
công tác nhận giao khoán bảo vệ rừng chỉ được thực hiện trên bản đồ giấy, chưa xây
dựng được bản đồ giao khoán tới đơn vị lô, nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc
quản l dữ liệu phục vụ cho công tác nhận giao khoán bảo vệ rừng. Do đó cần từng
bước xây dựng bản đồ số tới từng đơn vị lô nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lyù
rừng tại Ban mang lại hiệu quả cao
Tháng 07 năm 2009
SVTH: Phạm Thị Xuân Trinh

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. i
TÓM TẮT................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................... vii
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2
1.3. Giới hạn của đề tài.................................................................................... 2

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
2.1. Khái quát chung về hệ thống thông tin địa lý GIS ................................... 3
2.1.1. Một số định nghĩa về GIS...................................................................... 3
2.1.2. Các thành phần cơ bản của GIS ............................................................ 4
2.1.2.1. Phần cứng ........................................................................................... 4
2.1.2.2. Phần mềm ........................................................................................... 5
2.1.2.3. Dữ liệu ................................................................................................ 5
2.1.2.4. Con người ........................................................................................... 5
2.1.2.5. Phương pháp....................................................................................... 5
2.1.3. Mô hình công nghệ GIS ........................................................................ 5
2.1.4. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS ............................................................ 6
2.2. Tình hình sử dụng GIS trên thế giới......................................................... 7
2.3. Tình hình sử dụng GIS ở Việt Nam ......................................................... 9
2.4. Tình hình ứng dụng GIS tại Lâm Đồng ................................................. 10
2.5. Giới thiệu phần mềm Mapinfo version 7.5 ............................................ 11
2.5.1. Tổ chức dữ liệu trong Mapinfo ........................................................... 11
2.5.2. Các đối tượng chính được quản lý trong Mapinfo .............................. 11
v


2.5.3. Các chức năng cơ bản của phần mềm Mapinfo .................................. 13
2.5.3.1. Nhập, xuất dữ liệu ........................................................................... 14
2.5.3.2. Một số khái niệm khác ..................................................................... 16
2.5.3.3. Phân tích địa lý ................................................................................. 17
2.5.3.4. Hiển thị dữ liệu................................................................................. 17
2.5.3.5. Xây dựng bản đồ chuyên đề ............................................................. 18
2.5.3.6. Tra cứu thông tin .............................................................................. 18
2.5.3.7. Thiết kế trang bản đồ, in ấn.............................................................. 18
Chương 3 :TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................ 19
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lâm Đồng....................................................... 19

3.1.1. Hiện trạng rà soát tài nguyên rừng ...................................................... 21
3.1.2. Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng giai đoạn
2006 – 2020 ................................................................................................... 21
3.2. Tổng quan về Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn
Đa Nhim ........................................................................................................ 23
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 23
3.2.2. Tình hình giao khoán bảo vệ rừng tại Ban .......................................... 26
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 28
4.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 28
4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 28
4.2.1. Ngoại nghiệp ....................................................................................... 29
4.2.2. Nội nghiệp ........................................................................................... 29
4.2.2.1.Tạo lớp dữ liệu mới ........................................................................... 30
4.2.2.2. Hiệu chỉnh cấu trúc thuộc tính của lớp dữ liệu ................................ 33
4.2.2.3. Khởi tạo, hiệu chỉnh dữ liệu không gian .......................................... 33
4.2.2.4. Liên kết với dữ liệu có sẵn ............................................................... 35
4.2.2.5. Cập nhật số liệu do MapInfo tính toán được.................................... 36
4.2.2.6. Biên tập và kết xuất bản đồ .............................................................. 37

vi


Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 38
5.1. Bản đồ hiện trạng rừng tại tiểu khu 136, Ban QLRPH Đa nhim ........... 38
5.2. Bản đồ nhận giao khoán bảo vệ rừng tại TK 136................................... 41
5.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giao khoán
bảo vệ rừng .................................................................................................... 43
5.4. Đánh giá trữ sản lượng rừng tại TK 136 ................................................ 46
5.5. Truy xuất dữ liệu .................................................................................... 49
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 50

6.1. Kết luận .................................................................................................. 50
6.2. Kiến nghị ................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 53

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TK

Tiểu khu

KHT

Kế hoạch tỉnh

GIS

Geographic Information Systems

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

GPS

Global Positioning System

ESRI


Environmental System Research Insitute

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

BQL

Ban quản lý

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Bảng điều tra, đo đếm cây trong ô tiêu chuẩn...............................................29
Bảng 5.1: Bảng thống kê diện tích các trạng thái rừng .................................................40
Bảng 5.2: Bảng thống kê diện tích theo lô và trạng thái tại TK 136.............................41
Bảng 5.3. Bảng thống kê diện tích rừng tại TK136 trước và sau khi cập nhật dữ liệu
bằng công cụ Geocode ..................................................................................44
Bảng 5.4. Số liệu điều tra của ô tiêu chuẩn 1 tại khoảnh 1 lô c ....................................47
Bảng 5.5. Số liệu điều tra của ô tiêu chuẩn 2 tại khoảnh 2 lô g ....................................47
Bảng 5.6. Số liệu điều tra của ô tiêu chuẩn 3 tại khoảnh 3 lô b ....................................48
Bảng 5.7. Số liệu điều tra của ô tiêu chuẩn 4 tại khoảnh 4 lô c ....................................48
Bảng 5.8: Số liệu truy xuất cơ sở dữ liệu khoảnh 1 bằng phần mềm Mapinfo .............49
Bảng 5.9: Số liệu truy xuất cơ sở dữ liệu khoảnh 1 bằng phần mềm Mapinfo .............50
Bảng 5.10: Số liệu truy xuất cơ sở dữ liệu khoảnh 1 bằng phần mềm Mapinfo ...........50
Bảng 5.10: Số liệu truy xuất cơ sở dữ liệu khoảnh 1 bằng phần mềm Mapinfo ...........50


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Các thành phần của GIS ..................................................................................4
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình công nghệ GIS. .......................................................................6
Hình 2.3: Cửa sổ Open .................................................................................................13
Hình 2.4: Hộp thoại sổ dBase DBF Information...........................................................13
Hình 2.5: Cửa sổ Excel Information..............................................................................14
Hình 2.6: Khung chọn vùng dữ liệu của MS Excel.......................................................14
Hình 2.8. Sơ đồ lưu trữ dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu. .............................................15
Hình 4.1. Hộp thoại New Table.....................................................................................30
Hình 4.2. Cửa sổ New Table Structure..........................................................................31
Hình 4.3. Chọn hệ qui chiếu trong cửa sổ Choose Projection.......................................31
Hình 4.4. Hộp thoại View/Modify Table Structure.......................................................33
Hình 4.5. Cửa sổ Layer Control ....................................................................................34
Hình 4.6. Thanh công cụ vẽ Drawing............................................................................34
Hình 4.6. Cửa sổ Open ..................................................................................................35
Hình 4.7. Hộp thoại sổ dBase DBF Information ...........................................................36
Hình 4.8. Cửa sổ Excel Information.............................................................................36
Hình 4.9 Hiện trạng rừng thông Th5Nd tại TK 136......................................................38
Hình 5.1: Bản đồ mộc tại TK 136, Ban quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim....................39
Hình 5.2: Bản đồ hiện trạng rừng tại TK 136, BQLR phòng hộ Đa Nhim ...................40
Hình 5.3: Bản đồ giao khoán bảo vệ rừng tại TK 136, BQLR phòng hộ Đa Nhim......42
Hình 5.4: Bản đồ nhận giao khoán bảo vệ rừng tại TK 136, BQLR phòng hộ.............45
Đa Nhim sau khi mã địa hoá ...........................................................................45

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng chiếm phần lớn bề mặt của trái đất, những nguồn lợi mà rừng mang lại
cho con người là rất lớn như: cung cấp nguyên vật liệu làm nhà, xây dựng, đóng tàu
thuyền, bên cạnh đó rừng là cung cấp nguồn thực phẩm phong phú cho con người.
Ngoài ra rừng còn đóng một vài trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu,
bảo vệ đất, giữ nước và bảo vệ môi trường.
Là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, Việt Nam đã được thiên nhiên ưu đãi với
tổng diện tích rừng chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Tuy nhiên ngày nay chúng ta đã khai
thác, chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy quá mức làm cho rừng ngày càng bị suy giảm
mạnh về diện tích, số lượng loài và chất lượng rừng ở mức đáng báo động. Việc suy
giảm chất lượng rừng đã dẫn đến hàng loạt các vấn đề như: tính đang dạng sinh học
giảm, giá trị kinh tế của rừng kém, khả năng phòng hộ của rừng cũng suy giảm theo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày một tiên tiến,
thì việc ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tiễn sản xuất kinh doanh rất được
chú trọng. Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực không nằm ngoài xu hướng chung
này, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin và GIS trong công
tác điều tra, giám sát, quản lý tài nguyên rừng đã mang lại những kết quả rất khả quan.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong Lâm Nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế rất
cao, giảm đáng kể thời gian điều tra, giám sát ngoài thực địa và nâng cao khả năng
quản lý.
Lâm Đồng có diện tích các loại rừng lên tới 617.000 ha và đến nay đã giao
khoán quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) được 303.458ha cho 10.153 hộ dân và 46 tập
thể, trong đó có tới 9.183 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác giao
khoán QLBVR, cho thuê rừng của tỉnh trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu
quy hoạch và thu nhập của các hộ dân nhận giao khoán QLBVR không cao với mức
2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/hộ/năm. Nếu bình quân một hộ có 4 nhân khẩu thì mỗi
1



Ban quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim có tổng diện tích là 44.901 ha thuộc
huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích quản lý là tương đối lớn, tuy nhiên
lực lượng tham gia trong công tác quản lý bảo vệ của Ban là tương đối mỏng. Do đó,
việc ứng dụng công nghệ thông tin và GIS (Geographic Information Systems) trong
quản lý rừng và công tác giao khoán bảo vệ rừng tại Ban sẽ mang lại hiệu quả rất lớn
trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Ban.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong giới hạn của một khoá luận tốt
nghiệp chuyên ngành Lâm sinh và dưới sự hướng dẫn của ThS. Trương Văn Vinh tôi
tiến hành thực hiện khoá luận với tiêu đề “ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ
SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAO KHOÁN QLBV RỪNG Ở TIỂU
KHU 136 THUỘC BAN QLR PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM, XÃ ĐASAR HUYỆN LẠC DƯƠNG - TỈNH LÂM ĐỒNG”. Với mong muốn kết quả đạt được sẽ

đóng góp một phần nhỏ trong công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Đa Nhim.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Với tên đề tài như đã xác định ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Xây dựng bản đồ giao khoán bảo vệ rừng tại TK 136.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giao khoán bảo vệ
rừng tại TK 136.
1.3. Giới hạn của đề tài
Vì kiến thức, trình độ và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chỉ thực
hiện tại tiểu khu 136 – Xã Đasar – Huyện Lạc Dương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát chung về hệ thống thông tin địa lý GIS
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thông tin được thiết kế để làm việc với dữ liệu
quy chiếu không gian hay toạ độ địa lý. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý được hình
thành từ ba khái niệm địa lý, thông tin và hệ thống và được viết tắt là GIS. Ý nghĩa của
chúng được diễn giải như sau:
- Geographic Information Systems (American).
- Geographical Information Systems (England, Australia, Canada).
- Geographic Information Science (Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu quan
niệm của hệ thông tin địa lý và các công nghệ thông tin địa lý).
- Geographic Information Studies (Nghiên cứu về ngữ cảnh xã hội của thông tin
địa lý như ngữ cảnh pháp lý, khía cạnh kinh tế).
2.1.1. Một số định nghĩa về GIS
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS như.
- Theo Smith (1978) thì GIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu trong đó hầu hết dữ
liệu được sắp xếp theo không gian và một hệ thống hoạt động có liên quan để trả lời
các chất vấn về thực thể không gian trong cơ sở dữ liệu.
- Theo Do E (1987) thì GIS là một hệ thống có khả năng thu thập, lưu trữ, kiểm
tra, vận dụng, phân tích, trình bày dữ liệu có liên hệ không gian tới trái đất.
- Định nghĩa của viện nghiên cứu hệ thống môi trường ESRI, Mỹ: GIS là công cụ
trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những cái đang tồn tại và các sự kiện
xảy ra trên trái đất. Công nghệ GIS tích hợp các thao tác cơ sở dữ liệu như truy vấn và
phân tích thống kê với lợi thế quan sát và phân tích thống kê bản đồ. Các khả năng này
sẽ phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác. Có rất nhiều chương trình máy tính

3


sử dụng dữ liệu không gian như AutoCad và các chương trình thống kê, nhưng chúng
không phải là GIS vì chúng không có khả năng thực hiện các thao tác không gian.
Qua các định nghĩa trên ta có định nghĩa chung về GIS là: Hệ thống thông tin địa

lý GIS (Geographic Information Systems) là tập hợp phần cứng và phần mềm hỗ trợ
cho việc thu thập, bảo trì, phân tích và trình bày các cơ sở dữ liệu có tính quy chiếu địa
lý. Với sự hỗ trợ của máy tính, hệ thống thông tin địa lý cho phép tiếp cận, biến đổi,
thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệu theo các yêu cầu riêng với tính tương tác cao.
Hệ thống thông tin địa lý cho phép cập nhật các kết quả điều tra đánh giá của nhiều
ngành, kết xuất các loại bản đồ chuyên đề theo các yêu cầu sử dụng cho nhiều nhóm
khác nhau. Hệ thống thông tin địa lý quản lý các đối tượng quy chiếu địa lý nghĩa là
các đối tượng được quy chiếu bằng một hệ toạ độ theo một phép chiếu nhất định, một
đối tượng có tập hợp thuộc tính và mối quan hệ không gian. Như vậy hệ thống thông
tin địa lý không phải đơn thuần là một phần mềm đồ hoạ mặc dù chức năng đồ hoạ rất
quan trọng (Theo bản dịch của Th.S Hoàng Hữu Cải, 1999).
2.1.2. Các thành phần cơ bản của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và phương pháp.

Hình 2.1: Các thành phần của GIS

4


2.1.2.1. Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần
mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến
các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
2.1.2.2. Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân
tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS).
- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.

- Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
2.1.2.3. Dữ liệu
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu
địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được
mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với
các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý
dữ liệu.
2.1.2.4. Con người
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống
và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những
chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để
giải quyết các vấn đề trong công việc.
2.1.2.5. Phương pháp
Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô
phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
2.1.3. Mô hình công nghệ GIS
Một cách khái quát có thể hiểu GIS như là một quá trình “vào – ra”. Phương
pháp biểu thị dạng “vào – ra” là khởi điểm của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động
của GIS.

5


Số liệu
đầu vào

Quản lý
số liệu

Xử lý

số liệu

Phân tích và
mô hình hoá

Số liệu
đầu ra

Môi trường GIS

Hình 2.2. Sơ đồ mô hình công nghệ GIS.
- Số liệu đầu vào: Bao gồm số liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như
chuyển đổi, số hoá, quét, ảnh, viễn thám, hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global
Positioning System), toàn đạc điện tử (Total Station).
- Quản lý số liệu: Sau khi số liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cung cấp các
thiết bị có thể lưu trữ và bảo trì dữ liệu. Việc quản lý dữ liệu được gọi là có hiệu quả
nếu như đảm bảo các yêu cầu sau.
+ Bảo mật số liệu.
+ Tích hợp số liệu.
+ Lọc và đánh giá số liệu.
+ Khả năng duy trì số liệu.
- Xử lý số liệu: Các thao tác xử lý số liệu được thực hiện để tạo ra thông tin như
các ảnh, báo cáo, bản đồ. Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm gì tiếp theo.
- Phân tích và mô hình hoá: Số liệu được tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần
của GIS. Khả năng phân tích thông tin không gian, giải mã, phân tích về mặt định
lượng và định tính lượng thông tin đã thu thập để có sự nhận thức, sử dụng các quan
hệ đã biết, mô hình hoá các đặc tính địa lý. Đầu ra của một tập hợp là những yêu cầu
tiếp theo cần có để tạo ra số liệu đầu ra.
- Số liệu đầu ra: Một số các phương diện của GIS là sự thay đổi của các
phương pháp khác nhau trong đó thông tin có thể biểu thị khi nó được xử lý bằng

GIS. Các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng các
bản đồ và ảnh ba chiều.
2.1.4. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS
- Quản lý và lập kế hoạch quản lý đường phố: Bao gồm các chức năng tìm kiếm
địa chỉ, tìm vị trí khi biết trước địa chỉ đường phố, điều khiển đường đi, lập kế hoạch
lưu thông xe cộ, phân tích vị trí, chọn địa điểm xây dựng các công trình công cộng, lập
kế hoạch phát triển đường giao thông…
6


- Quản lý đất đai: Bao gồm các chức năng lập kế hoạch vùng, miền sử dụng đất;
quản lý nước tưới tiêu; kiến trúc mặt bằng sử dụng đất…
- Quản lý và lập kế hoạch các dịch vụ công cộng: Bao gồm các chức năng tìm địa
điểm cho các công trình ngầm: ống dẫn, đường điện…; cân đối tải điện; lập kế hoạch
bảo dưỡng các công trình công cộng…
- Phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và nhiều
ứng dụng khác.
- Giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường: GIS là công cụ đắc lực trong quản
lý tài nguyên thiên nhiên. GIS có thể được dùng để tạo bản đồ phân bố tài nguyên,
kiểm kê, đánh giá trữ lượng tài nguyên,... Bao gồm các chức năng quản lý sông, ngòi
các vùng lũ lụt, vùng đất nông nghiệp, đời sống hoang dã, phân tích tác động môi
trường…Đặc biệt trong quản lý tài nguyên rừng với GIS bạn có thể:
+ Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại, kiểm kê trạng thái gỗ, thuỷ hệ, đường giao
thông, đường tàu hoả và các hệ sinh thái và sử dụng những thông tin này để đánh
giá về mùa vụ, chi phí vận chuyển, hoặc điều kiện sống của các động vật hoang dã
đang bị đe doạ.
+ Hỗ trợ phát triển chiến lược quản lý: Đánh giá các đặc điểm của một khu rừng
dựa trên các điều kiện quản lý khác nhau. Trên cơ sở các dự báo này có thể quan sát
tương tai của khu rừng dưới dạng bản đồ và số liệu phân tích, từ đó vạch ra chiến lược
quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho đạt được hiệu quả cao.

+ Mô hình hoá hệ sinh thái rừng: GIS có thể được dùng như một thành phần của
hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) trong quản lý lâm nghiệp, chẳng hạn được dùng để
mô hình hoá các thành phần không gian...
2.2. Tình hình sử dụng GIS trên thế giới
Hiện nay GIS đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng trong các
lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật. Lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển này là khoảng 30
công ty phần mềm GIS đứng đầu là ESRI (Environmental System Research Insitute,
California, USA) với doanh số chiếm hơn 30% thị trường. Hai sản phẩm chính của
ESRI là ArcView và ArcInfo.
Cuối những năm 80, GIS chủ yếu là lĩnh vực của các nhà chuyên môn thuần tuý.
Bản sắc đồ hoạ của các ứng dụng GIS và tính toán rất nhiều khi xử lý số liệu đòi hỏi
7


phải có các máy tính và phần mềm đắt tiền cũng như kiến thức để khai thác. Do vậy
GIS bị giới hạn trong khu vực nghiên cứu và các ứng dụng rất đặc thù, cần đầu tư cao
như quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý các công trình tiện ích và hàng không.
Những năm gần đây, GIS đã được phổ biến rộng rãi, chuyên viên các công ty từ
tiếp thị đến cứu hoả đã dùng GIS như một công cụ làm việc thường ngày. Từ một lĩnh
vực rất đặc thù và riêng biệt GIS đã trở thành một ứng dụng như muôn vàn ứng dụng
tin học khác. GIS đã thực sự là một công cụ quan trọng giúp các quốc gia hiểu biết
tường tận nguồn tài nguyên thiên nhiên và biết cách sử dụng chúng một cách tốt nhất.
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển của Liên Hợp Quốc, GIS đã được đưa vào
ứng dụng trong các chương trình như chống bệnh ở Châu Phi, dự báo sớm tình trạng
bất ổn về lương thực, nghiên cứu điều tra nhân chủng học và y tế, cứu giúp người tị
nạn, giải toả mìn, bảo vệ sức khoẻ sinh sản. GIS được dùng làm công cụ tích hợp dữ
liệu kinh tế - xã hội, y tế và nhân chủng học với các lớp thông tin địa lý nền rồi từ đó
phân tích phát hiện quy luật và xu thế, giúp người nghiên cứu và quản lý hiểu rõ hơn
thực trạng từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.
Một số ứng dụng GIS trên thế giới trong nông – lâm nghiệp như sau:

+ Thổ nhưỡng: Xây dựng bản đồ, đặc trưng hoá các lớp phụ thổ nhưỡng.
+ Khả năng thích nghi cây trồng.
+ Sự thay đổi việc sử dụng đất.
+ Xây dựng các đề xuất về sử dụng đất.
+ Nông lâm kết hợp.
+ Mạng lưới khuyến nông.
+ Quy hoạch thuỷ văn và tưới tiêu: xác định các hệ thống tưới tiêu, lập thời gian
biểu nước tưới, tính toán sự xói mòn, bồi lắng trong hồ nước, nghiên cứu đánh giá
ngập lũ.
+ Khảo sát và nghiên cứu dịch bệnh cây trồng.
+ Kinh tế nông nghiệp: Điều tra dân số/nông hộ, thống kê, khảo sát kỹ thuật canh
tác, xu thế thị trường của cây trồng, nguồn nông sản, hàng hoá.
+ Phân tích khí hậu, hạn hán, các yếu tố thời tiết.
+ Mô hình hoá nông nghiệp: Ước lượng, dự đoán năng suất cây trồng.
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Thống kê, phân bố, khảo sát dịch bệnh.
8


Hiện nay ở các nước đang phát triển, việc áp dụng công nghệ GIS trong nông
lâm nghiệp còn rất mới mẻ, hầu hết đang bắt đầu từ quá trình thử nghiệm. Ở một số
nước Đông Nam Á như Indonesia, Thailand và ngay cả ở Việt Nam, kỹ thuật GIS
cũng mới bắt đầu triển khai trong nông lâm nghiệp. Do chi phí khá đắt tiền về trang
thiết bị, phần mềm GIS và các vật liệu đầu vào (ảnh viễn thám, số liệu điều tra…) nên
chỉ được thực hiện thông qua các tổ chức hoặc nước ngoài tài trợ.
2.3. Tình hình sử dụng GIS ở Việt Nam
Ở Việt Nam, GIS đã thâm nhập vào và được khai thác phát triển khá mạnh. Việc
nghiên cứu ứng dụng GIS đã và đang được thực hiện ở nhiều cơ quan.
Từ đầu những năm 1996, việc ứng dụng công nghệ GIS phát triển mạnh mẽ tại
các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý và các trường đại học như:
- Viện điều tra quy hoạch rừng: Là một trong những nơi điều tra, thu thập dữ liệu về

lâm nghiệp trên quy mô lớn và sớm sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để phân tích và
khai thác dữ liệu. Viện đã ứng dụng phần mềm ILWIS, Mapinfo và tự phát triển hệ thống
phần mềm Frw GIS, hệ thống xử lý ảnh phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên rừng.
- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển
Nông Thôn) từ năm 1993 viện đã sử dụng kỹ thuật GIS để thu thập, phân tích,
xử lý dữ liệu và phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch định
hướng phát triển nông nghiệp.
- Tổng cục khí tượng thuỷ văn: Trong những năm 90, tổng cục khí tượng thuỷ văn
đã áp dụng nhiều công cụ hiện đại trong công việc thu thập và xử lý dữ liệu. Một trong
những cơ quan đầu tiên ứng dụng công nghệ GIS ở tổng cục khí tượng thuỷ văn là trung
tâm khí tượng thuỷ văn biển.
- Tổng cục địa chính là cơ quan nhà nước có chức năng và nhiệm vụ xây dựng hệ
thống toạ độ quốc gia, các loại bản đồ địa hình, bản đồ sử dụng đất. Trong những năm
qua, ngành địa chính đã tiến hành đổi mới công nghệ và ứng dụng các công nghệ của
Intergraph trong việc thành lập các bản đồ số như: bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản
đồ sử dụng đất, ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) trong thành lập mạng lưới toạ
độ quốc gia, bay chụp ảnh hàng không, đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển …
Việc áp dụng công nghệ này đã được thực hiện ở các đơn vị của tổng cục địa chính.
Trong quá trình hoạt động, tổng cục địa chính đã xây dựng hàng loạt các bản đồ với nhiều
9


tỉ lệ khác nhau. Hiện nay, tổng cục địa chính đang triển khai các kế hoạch xây dựng mới
các bản đồ bằng công nghệ số và số hoá các bản đồ địa hình đã xuất bản trên giấy. Các
phần mềm được sử dụng ở cục địa chính chủ yếu là: MGE (Intergraph),
MICROSTATION (Bentley), MAPINFO cùng các modul mở rộng cho việc phân tích
không gian, phân tích ba chiều và đo đạc biển.
Công nghệ GIS hỗ trợ quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng được nhiều địa phương có
rừng ứng dụng rất hiệu quả. Các cơ sở dữ liệu được quản lý thông qua phần mềm chuyên
dùng rất tiện lợi, giảm bớt dư thừa dữ liệu lưu trữ, cập nhật dữ liệu theo tiêu chuẩn khuôn

mẫu thống nhất. Nếu trước đây đi rừng bằng bản đồ và la bàn cầm tay, thì ngày nay, đơn
giản hơn, với thiết bị GIS và công nghệ bản đồ kỹ thuật số, các đơn vị lâm nghiệp có thể
kiểm tra thực địa và quản lý tài nguyên rừng hiệu quả và nhanh chóng nhờ hệ thống này
có khả năng xác định toạ độ, độ cao, cự ly tuyến đường, đo đạc hàng nghìn ha rừng trong
một ngày, cho phép nhìn thấy khu vực vừa đo đạc xong bằng màn hình và sau đó chuyển
qua chương trình Mapinfo để vẽ lên bản đồ.
- Ngoài ra, GIS còn được ứng dụng tại Trung tâm công nghệ địa lý (Trường Đại học
Mỏ - Địa chất), Trung tâm công nghệ thông tin địa lý (Trường Đại học Bách Khoa –
TPHCM), Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật địa chính (Trường Đại học Nông
Lâm – TPHCM) là các trung tâm thuộc các trường Đại học đã thực hiện nhiều dự án về
xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho các cơ quan và địa phương.
- Tại Hải Phòng, bước đầu, công nghệ này được ứng dụng trong quản lý tài nguyên
rừng ở vườn quốc gia Cát Bà như xây dựng hệ thống bản đồ số hoá, theo dõi diễn biến
của thảm thực vật rừng, kiểm soát, theo dõi tập tính sinh học của các loài thú…Chi cục
kiểm lâm Hải Phòng bước đầu sử dụng một số phần mềm tin học cho việc thống kê, quản
lý rừng đơn giản, tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý tài nguyên rừng.
Sở Nông nghiệp- PTNT xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ này trên một số lĩnh
vực như quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y và phát triển thuỷ sản. Hy
vọng trong một tương lai gần, công nghệ GIS sẽ được ứng dụng rộng rãi, chuyên nghiệp
trong nhiều lĩnh vực ở Hải Phòng.
- Các sở Địa chính, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Sở Khoa Học Công
Nghệ, Chi Cục Phát Triển Lâm Nghiệp, các Tỉnh ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ
liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính cho địa phương mình.
10


2.4. Tình hình ứng dụng GIS tại Lâm Đồng
- Sở Khoa Học Công Nghệ đã ứng dụng GIS để quản lý và quy hoạch tài nguyên
thiên nhiên trong tỉnh.
- Chi Cục Kiểm Lâm, Chi Cục Lâm Nghiệp đang có những dự án ứng dụng GIS

để đánh giá, điều tra, quy hoạch hiện trạng rừng.
- Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Lâm Đồng đã ứng dụng GIS trong việc điều tra, báo
cáo tình hình sâu bệnh hại rừng trồng.
2.5. Giới thiệu phần mềm Mapinfo version 7.5
Mapinfo là phần mềm được sản xuất bởi hãng Mapinfo Cooporation năm 1985 –
1998, phần mềm này cho phép chuyển đổi dữ liệu bản đồ vào GIS giúp quản lý đối
tượng tại vị trí toạ độ của nó, kết nối dữ liệu bản đồ với các thông tin thuộc tính thành
một thể thống nhất và chặt chẽ.
2.5.1. Tổ chức dữ liệu trong Mapinfo
Trong Mapinfo dữ liệu được tổ chức thành các lớp dữ liệu (Table), đây là tập hợp
nhiều tập tin có cùng tên nhưng phần mở rộng khác nhau và mô tả các thuộc tính khác
nhau, cơ cấu tổ chức địa lý được tổ chức theo các file sau đây:
- *. Tab: Mô tả cấu trúc dữ liệu (là file dữ liệu của Mapinfo).
- *. Dat: Chứa các thông tin nguyên thuỷ, các dữ liệu dạng bảng (hàng và cột).
- *. Map: Chứa các thông tin mô tả các đối tượng bản đồ.
- *. Id: Chứa các thông tin liên kết các đối tượng với nhau.
- *. Wor: Quản lý chung thể hiện không gian làm việc tại một thời điểm nào đó.
- *. Ind: Tập tin giúp tìm kiếm đối tượng đồ hoạ khi sử dụng chức năng
(Query/Find).
Bên cạnh việc tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng. Một mảnh bản đồ là sự
chồng xếp các lớp thông tin lên nhau mỗi thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của
mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể
hiện và quản lý các đối tượng địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ
một mục đích nhất định trong hệ thống. Trong Mapinfo chúng ta có thể xem mỗi Table
là một lớp đối tượng (Layer). Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ
quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực và thể hiện chúng
thành các loại bản đồ máy tính khác.
11



2.5.2. Các đối tượng chính được quản lý trong Mapinfo
- Đối tượng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ
một phần diện tích nhất định. Chúng có thể là Polygons, Ellipse, hình chữ nhật…
- Đối tượng đường (Line): Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học và
chạy dài theo một khoảng cách nhất định. Chúng có thể là các đường thẳng, các đường
gấp khúc và các cung…
- Đối tượng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý, thể hiện
các đối tượng chiếm diện tích nhỏ nhưng là những thông tin quan trọng không thể
thiếu được.
- Đối tượng chữ (Text): Để mô tả tên hay thuộc tính của các đối tượng bản đồ
như: nhãn, tiêu đề, ghi chú.
Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ: Trong cơ cấu tổ chức
và quản lý của cơ sở dữ liệu Mapinfo sẽ được chia thành hai thành phần cơ bản: cơ sở
dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu này
được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua một
chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bảng ghi nói trên. Các thông
tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và có thể truy cập,
tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả hai loại dữ liệu. Ngoài ra, Mapinfo còn có
thể liên kết dữ liệu với các phần mềm khác như: Lotus 123 (.Wks) Dbase hay Foxbase
(.Dbf), Excel (.Xls), cũng như dạng văn bản (.Txt), AutoCad (.Dxf).
Dữ liệu có sẵn có thể đã được xây dựng với nhiều khuôn dạng khác nhau với
phần mở rộng như: .XLS (MS Excel), .MDB (MS Access) hay .TXT (Text),...
MapInfo có thể sử dụng được các dữ liệu này sau khi hoàn tất thủ tục khai báo.
Vào File > Open Table, chọn tập tin dữ liệu theo các khuôn dạng trên (Chọn kiểu
tương thích trong File of Type) trong cửa sổ Open Table.

12


Hình 2.3: Cửa sổ Open

2.5.2.1. Dữ liệu dạng .DBF (Dbase III, Dbase 4, Foxbase, Fox pro).
Trong khung File of Type chọn: dBase DBF. Chọn tập tin DBF trong thư mục
tương ứng.
Click OK sẽ xuất hiện cửa sổ dBase DBF Information, giữ mặc định trong
khung File Character Set: Window Us & W. Europe (“ANSI”).

Hình 2.4: Hộp thoại sổ dBase DBF Information
Click Ok sẽ xuất hiện cửa sổ dữ liệu (Browser) của tập tin *. Dbf được chọn.
2.5.2.2. Cơ sở dữ liệu dạng *.XlS (MS Excel).
Tương tự chọn Microsoft Excel trong mục Files of Type để thao tác với các tập
tin Excel 95/97/2000/XP. Thông thường dữ liệu trong Excel lấy hàng ngay trên dữ liệu
làm tên cột (Vùng), vì vậy trong cửa sổ Excel Information chúng ta khai báo như sau:

13


Hình 2.5: Cửa sổ Excel Information
Trong khung Named Range chọn Other sẽ xuất hiện khung ghi giới hạn của
dữ liệu. MapInfo sẽ kiểm tra và giả định tất cả vùng có thông tin đều là dữ liệu (từ ô
nào đến ô nào), thay đổi vị trí của ô trên trái và ô dưới phải của vùng dữ liệu. Ví dụ
thay vì là Sheet1!A1:J27 thì đổi lại là Sheet1!A2:J27

Hình 2.6: Khung chọn vùng dữ liệu của MS Excel
Cửa sổ Browser xuất hiện với dữ liệu theo dạng hàng và cột đúng như dữ liệu
của tập tin .XLS. Như vậy MapInfo đã tạo ra một tập tin dạng .TAB (một lớp dữ liệu
của MapInfo) trong cùng thư mục và cùng tên với tập tin .XLS
Ngoài ra MapInfo còn liên kết với dữ liệu dạng .MDB (MS Access)...
2.5.3. Các chức năng cơ bản của phần mềm Mapinfo
2.5.3.1. Nhập, xuất dữ liệu
Nhập dữ liệu: Dữ liệu được nhập vào Mapinfo có thể thực hiện thông qua 4

phương pháp phổ biến sau:
+ Thực hiện mã hoá đối tượng: là quá trình nhập dữ liệu vào trong bản đồ như
mã hoá địa chỉ theo đường giao thông, mã hoá thông tin điểm…
+ Tạo các đối tượng điểm trên trong biểu đồ nhằm thể hiện thông tin về các toạ
độ điểm. Ỷ Trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác thông qua chức năng Import như dữ
liệu từ Exel, Foxpro…
14


×