Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÀI GÒN MỸ XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.43 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÀI GÒN MỸ XUÂN

Họ và tên sinh viên : TRẦN ĐỨC THIỆN
Ngành
: CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa
: 2005-2009

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN SÀI GÒN MỸ XUÂN

Tác giả

TRẦN ĐỨC THIỆN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Giấy - Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
LÊ HÙNG ANH


i
 


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
 Toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian học tại nhà trường. Đặt
biệt là thầy Lê Hùng Anh người đã tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tiến
hành làm đề tài.
 Cha mẹ, anh chị em và những người thân đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ tôi về mặt
vật chất lẫn tinh thần trong thời gian học tập.
 Ban giám đốc và toàn thể anh chị cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH một
thành viên Giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời
gian thực tập tại công ty.
 Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bạn bè luôn cổ vũ động

viên tôi trong suốt thời gian học tập. 

ii
 


TÓM TẮT
Ngày nay khi mức sống của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng giấy
ngày càng tăng cao. Đi đôi với sự phát triển này là thực trạng ô nhiễm môi trường do sự
tàn phá rừng làm nguyên liệu cho ngành giấy và nguồn rác thải từ các nhà máy giấy. Yêu
cầu thực tế đặt ra cho các nhà máy là phải giảm thiểu nguồn rác thải và tái sử dụng nguồn
giấy phế liệu nhằm làm giảm tác động đến môi trường. Chính vì vậy tôi tiến hành đề tài:
“ Khảo sát quy trình sản xuất sạch tại công ty TNHH một thành viên Sài Gòn – Mỹ

Xuân”. Sau quá trình tiến hành thực hiện đề tài từ ngày 24/2/2009 đến ngày 28/04/2009
tại công ty tôi đã thu được một số kết quả sau:
 Mô tả các công đoạn, các khâu công nghệ sản xuất giấy của nhà máy từ khâu
chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm.
 Xác định đầu vào của các công đoạn sản xuất và các dòng thải của mỗi công đoạn.
 Trình bày một số các giải pháp sản xuất sạch hơn dựa trên các yếu tố kỹ thuật
nhằm: giảm nguồn thải, tái sử dụng và cải tiến sản phẩm.


Phân tích, lựa chọn và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn khả thi với điều
kiện cho phép của nhà máy.

 Đánh giá lợi ích về mặt kỹ thuật, môi trường khi thực hiện các giải pháp này.
 Giới thiệu việc áp dụng công nghệ sạch và kết quả thu được tại một số công ty giấy
trong và ngoài nước.

iii
 


MỤC LỤC
Trang tựa................................................................................................................................. i
Lời cám ơn............................................................................................................................. ii
Tóm tắt.................................................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................................. iv
Danh sách các từ viết tắt...................................................................................................... vii
Danh sách các hình, các bảng và sơ đồ .............................................................................. viii
Chương 1 Mở đầu
1.1 Lời giới thiệu ................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, mục tiêu và nội dung đề tài ............................................................................ 2

1.2.1 Mục đích ....................................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 2
1.2.3 Nội dung của đề tài....................................................................................................... 3
1.3 Phạm vi giới hạn đề tài .................................................................................................... 3
Chương 2 Tổng quan
2.1 Tổng quan về ngành giấy và bột giấy.............................................................................. 4
2.1.1 Giới thiệu chung về ngành giấy và bột giấy................................................................. 4
2.1.2 Ngành giấy và bột giấy của Việt nam .......................................................................... 5
2.1.3 Hiện trạng chất thải ...................................................................................................... 6
2.1.3.1 Nước thải ................................................................................................................... 6
2.1.3.2 Khí thải ...................................................................................................................... 8
2.1.3.3 Chất thải rắn .............................................................................................................. 8
2.2 Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên Sài Gòn – Mỹ Xuân................................. 9
2.3 Giới thiệu về công nghệ sản xuất sạch hơn:.................................................................. 11
2.3.1 Định nghĩa và tầm quan trọng của sàn xuất sạch hơn ................................................ 11
2.3.1.1 Cơ sở của sản xuất sạch hơn.................................................................................... 11
2.3.1.2 Định nghĩa sản xuất sạch hơn.................................................................................. 12
iv
 


2.3.1.3 Tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn ................................................................... 13
2.3.2 Lợi ích của sản xuất sạch hơn..................................................................................... 14
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp điều tra lấy số liệu trực tiếp từ nhà máy.................................................. 17
3.2 Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu....................................................... 17
3.3 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn.............................................................. 17
3.3.1 Bước 1. Bắt đầu .......................................................................................................... 18
3.3.1.1 Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn: ........................................................................ 18
3.3.1.2 Nhiệm vụ 2: Các bước quy trình & nhận diện các dòng thải:................................. 18

3.3.2 Bước 2: Phân tích các công đoạn ............................................................................... 19
3.3.2.1 Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị sơ đồ quy trình: ................................................................... 19
3.3.2.2 Nhiệm vụ 4: Cân bằng nguyên liệu, năng lượng và cấu tử ..................................... 19
3.3.2.3 Nhiệm vụ 5: Xác định tính chất của dòng thải ........................................................ 21
3.3.2.4 Nhiệm vụ 6: Định giá cho các dòng thải ................................................................. 21
3.3.2.5 Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân ........................................................................ 22
3.3.3 Bước 3: Phân tích các bước quy trình ........................................................................ 22
3.3.3.1 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH........................................................... 22
3.3.3.2 Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH.................................................................. 22
3.3.4 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH...................................................................... 23
3.3.4.1 Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kĩ thuật ......................................................................... 23
3.3.4.2 Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế .......................................................................... 23
3.3.4.3 Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường.................................................................... 23
3.3.5 Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH..................................................................... 24
3.3.5.1 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện............................................................................ 24
3.3.5.2 Nhiệm vụ 15: Triển khai các giải pháp ................................................................... 24
3.3.5.3 Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả .......................................................... 24
3.3.6 Bước 6: Duy trì hoạt động SXSH............................................................................... 25
3.4 Phương pháp tham khảo ý kiến của thầy cô và một số người có kinh nghiệm............. 25
v
 


Chương 4 Kết quả nghiên cứu sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy Mỹ Xuân
4.1 Quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy .................................................................... 26
4.1.1 Quy trình sản xuất bột DIP:........................................................................................ 26
4.1.2 Quy trình xeo giấy tissuse .......................................................................................... 33
4.1.2.1 Sơ đồ khối xeo thường ............................................................................................ 33
4.1.2.2 Sơ đồ xeo SASAKI trong sản xuất giấy tissuse ...................................................... 36
4.1.2.3 Sơ đồ xưởng sản xuất thành phẩm giấy tissue ........................................................ 39

4.1.3 Quy trình tuần hoàn dòng nước sử dụng trong nhà máy ............................................ 39
4.2 Nhận diện dòng thải ra của công ty:.............................................................................. 41
4.3 Các cơ hội sản xuất sạch hơn ở nhà máy và tình trạng thực hiện ................................. 43
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận.......................................................................................................................... 49
5.2 Những cản trở đối với sản xuất sạch hơn ...................................................................... 49
5.3 Kiến nghị ....................................................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 53
Phụ lục 1 Các doanh nghiệp sản xuất giấy và quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn .......... 55
Phụ lục 2 Cân bằng lượng nước trắng ................................................................................ 57
Phụ lục 3 Tính nhiệt sấy cần cho một giờ chạy................................................................... 58
Phụ lục 4 Một số biện pháp và kết quả thu được của sản xuất sạch hơn tại một số nhà máy
giấy ở nước ngoài ................................................................................................................ 63

vi
 


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AKD

Alkyl Keten Dimer

Keo AKD

BOD

Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy sinh hoá


COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hoá học

CP

Cleaner Production

Sản xuất sạch hơn

CTMP Chemical Thermo Mechanical Pulp

Bột hóa nhiệt cơ

DIP

De-Inking Pulp

Bột khử mực

OBA

Optical Brighten Agent

Chất tẩy trắng quang học

OCC


Old corrugated containers

Giấy phế liệu hộp cactong

IP

Industry paper

Giấy công nghiệp

SS

Suspended Solid

Hàm lượng chất rắn lơ lừng

TSS

Total Suspended Solid

Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam


TCVS

Tiêu Chuẩn Vệ Sinh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TRS

Tổng lượng lưu huỳnh dạng khử

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc

UNEP

Chương trình môi trường của Liên hợp

quốc
Donre.

Sở tài nguyên môi trường

vii
 



DANH SÁCH CÁC BẢNG CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Các nguồn nước thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau ................................... 7
Bảng 2.2 Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam ............................ 8
Bảng 4.1 Các cơ hội và tình trạng thực hiện sản xuất sạch hơn.......................................... 48
Hình 2.1 Cơ cấu quản lý công ty ......................................................................................... 10
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức công ty ......................................................................................... 10
Hình 2.3 Mô hình chuyển từ sản xuất bình thường sang quá trình sản xuất có áp dụng sản
xuất sạch hơn ...................................................................................................................... 13
Hình 3.1 Các bước tiến tới sản xuất sạch hơn ..................................................................... 17
Hình 4.1 Bùn thải ngập trong các xưởng do hư đường ống ................................................ 41
Hình 4.2 Sự dò rỉ tại một số thiết bị ................................................................................... 42
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột DIP ( Nhà máy giấy Mỹ Xuân ). ......... 32
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ khối xeo thường ........................................................................................ 35
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ khối máy xeo SASAKI ............................................................................. 38
Sơ đồ 4.4 Sơ đồ sản xuất ra khăn giấy tại xưởng thành phẩm ............................................ 39
Sơ đồ 4.5 Sơ đồ tổng hợp lưu trình nước toàn nhà máy: (m3/h) ......................................... 40

viii
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lời giới thiệu
Ngày nay cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp hóa, kinh tế ngày càng
phát triển, đời sống con người càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng đầy đủ, hàng
hóa sản xuất ra càng nhiều và nhận thức của con người cũng được nâng cao lên nhiều so
với xưa. Nhưng cùng với đó là tốc độ đi lên của việc ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên. Nếu như xưa kia người ta chưa quan tâm hoặc ít quan tâm tới khía
cạnh môi trường thì nay ngày càng có nhiều chương trình nhiều hoạt động trong lĩnh vực

môi trường. Người tiêu dùng cũng bắt đầu ít chuộng hàng giá rẻ gây ô nhiễm mà chuộng
những sản phẩm rẻ mà không gây ô nhiễm môi trường. Các ngân hàng, các quỹ tín dụng
trong và ngoài nước cũng đang bắt đầu quan tâm tới các dự án thân thiện với môi trường.
Còn các doanh nghiệp công ty cũng đang quan tâm tới việc khám phá sử dụng những
nguyên liệu vật liệu mới vừa thân thiện với môi trường vừa đáp ứng được nhu cầu sản
xuất. Đó là hướng mới trong cách phát triển của các công ty trên toàn cầu khi mà nguồn
nguyên liệu, tài nguyên môi trường ngày càng khan hiếm và đáp ứng nhu cầu hàng hóa
sạch ngày càng tăng cao. Như chúng ta đã biết giấy là một sản phẩm không thể thiếu
trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nó đóng một vai trò quan trọng trong công tác
giáo dục, ghi chép và lưu trữ thông tin. Mặc dù ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin thì tầm quan trọng của giấy vẫn không hề mất đi mà với nhu cầu càng cao của
xã hội thì ngành giấy cũng có những bước phát triển để giấy vẫn là một sản phẩm cần
thiết trong cuộc sống.
Nhưng cũng không thể phủ nhận một điều rằng ngành giấy là ngành khá ô nhiễm,
chất thải của ngành giấy ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh, nước thải chảy
vào biển, sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước. Loại nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ
sẽ có thể bị phân huỷ và sinh ra khí độc, và gây ô nhiễm không khí. Trong khi con người,
động vật và thực vật luôn cần có nước sạch và không khí trong lành cho quá trình trao đổi
1
 


chất. Khi sự sống của các sinh vật này bị đe dọa thì sự sống của con người cũng chịu ảnh
hưởng không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần. Mà vấn đề môi trường và sức khoẻ con
người là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay.
Vì vậy để quá trình sản xuất kinh doanh bền vững chúng ta cần phải có những
hành động để có thể vẫn đảm bảo được quá trình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cho
đất nước mà không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng là
vấn đề cần được nghiên cứu.
Được sự đồng ý của khoa lâm nghiệp và sự cho phép của ban lãnh đạo nhà máy

Giấy Mỹ Xuân, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Quá trình sản xuất sạch hơn tại
nhà máy giấy Mỹ Xuân ”.
1.2. Mục đích, mục tiêu và nội dung của đề tài
1.2.1 Mục đích
Qua quá trình nghiên cứu cần phải :
 Khảo sát quá trình sản xuất thực tế của nhà máy.
 Đánh giá hiện trạng môi trường của nhà máy giấy Mỹ Xuân.
 Giới thiệu, phân tích, đề xuất giảm thiểu lượng chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại
khu vực sản xuất của nhà máy.
1.2.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công
nghiệp sản xuất giấy cụ thể là trong nhà máy giấy Mỹ Xuân để đề xuất những giải pháp
có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động sản xuất của nhà máy với các mục tiêu sau:
 Giảm thiểu lượng chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại khu vực sản xuất của nhà
máy.
 Xác định lợi ích kinh tế cho nhà máy và cũng mang lại lợi ích cho môi trường xung
quanh.
1.2.3 Nội dung của đề tài
Để đạt được mục đích và các mục tiêu đã đề ra trong luận văn này tôi thực hiện các
nội dung sau:
2
 


 Giới thiệu các công đoạn, các khâu công nghệ sản xuất giấy của nhà máy từ khâu
chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm.
 Xác định đầu vào của các công đoạn sản xuất và các dòng thải của mỗi công đoạn.
 Trình bày một số các giải pháp sản xuất sạch hơn dựa trên các yếu tố kỹ thuật
nhằm: giảm nguồn thải, tái sử dụng và cải tiến sản phẩm.



Phân tích, lựa chọn và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn khả thi với điều
kiện cho phép của nhà máy.

 Đánh giá lợi ích về mặt kỹ thuật, mội trường khi thực hiện các giải pháp này.
 Giới thiệu việc áp dụng công nghệ sạch và kết quả thu được tại một số công ty giấy
trong và ngoài nước.
1.3

Phạm vi giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng giải pháp sản xuất sạch ở nhà máy sản xuất giấy tái

sinh chứ không sản xuất bột, đề tài không đi sâu vào các giải pháp kinh tế và chỉ chú
trọng cho dây chuyền sản xuất giấy Tissue chứ không đi sâu vào dây chuyền sản xuất giấy
IP.
Do thời gian và kinh phí có hạn nên trong đề tài không thu thập số liệu sự ô nhiễm
do nước thải sinh hoạt tại nhà máy, các loại ô nhiễm do bụi và khói thải lò hơi. Số liệu
được thu thập từ tài liệu của công ty Mỹ Xuân.

3
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về ngành giấy và bột giấy
2.1.1 Giới thiệu chung về ngành giấy và bột giấy
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn
năm. Thành phần chính của giấy là xenluloza, một loại polyme mạch thẳng và dài có
trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenlulo bị bao quanh bởi một mạng lignin

cũng là polyme. Để tách xenluloza ra khỏi mạng polyme đó người ta phải sử dụng
phương pháp nghiền cơ học hoặc xử lý hóa học.
Quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quy trình có hiệu
quả thu hồi xenluloza cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không loại bỏ hết lignin,
khiến chất lượng giấy không cao.
Trong sản xuất giấy ngày nay, quy trình Kraft được áp dụng phổ biến nhất. Tuy
nhiên, hiệu suất thu hồi xenlulo ở quy trình hóa học không cao bằng quy trình nghiền cơ
học, nhưng quy trình hóa học này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để, nên sản phẩm giấy
có độ bền tương đối cao.
Dư lượng lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu, vì vậy muốn sản xuất
giấy trắng vàng chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin. Thường người ta oxy hóa
lignin bằng clo nhưng phương pháp này đều gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy các nhà hóa
học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân thiện môi trường để áp dụng cho việc tẩy
trắng giấy.
Đầu thập niên 1990, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển quy trình khử mực in trên
giấy nhằm mục đích tái chế giấy báo và tạp chí cũ. Quy trình này dựa trên cơ sở xúc tác
enzym lên xenluloza và tiêu tốn ít năng lượng, hiện nó đã được nhiều công ty ở Mỹ và
các nước khác áp dụng.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các quy trình sinh học để áp dụng cho
sản xuất bột giấy, với mục đích giảm tiêu hao năng lượng và tăng độ bền của giấy.
2.1.2 Ngành giấy và bột giấy của Việt Nam
4
 


Theo thống kê của Hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao
và liên tục trong những năm vừa qua. Từ năm 1990 đến 1999, tốc độ tăng trưởng bình
quân là 16%/năm, 3 năm sau đó (2000, 2001 và 2002) đạt 20%/năm. Dự báo tốc độ tăng
trưởng 5 năm tiếp theo là 28%/năm.
Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, cùng với gia tăng sản phẩm giấy nhập khẩu,

đã giúp định suất tiêu thụ giấy trên đầu người của Việt Nam tăng từ 63,5kg/người/năm
trong năm 1995 lên 7,7kg/người/năm trong năm 2000, 11,4 kg/người trong năm 2002 và
khoảng 16 kg/người/năm trong năm 2005.
Để đáp ứng được mức độ tăng trưởng trên, ngành giấy Việt Nam đã có chiến lược
phát triển từ nay đến 2010, đến năm 2010, sản lượng giấy sản xuất trong nước sẽ đạt tới
1,38 triệu tấn giấy/năm (trong đó khoảng 56% là nhóm giấy công nghiệp bao bì và 25%
là nhóm giấy vệ sinh) và 600.000 tấn bột giấy.
Hiện tại, bên cạnh khó khăn về chủ động nguồn bột giấy, ngành giấy Việt Nam
đang đối mặt với các thách thức về quy mô, trình độ công nghệ và các vấn đề về xử lý
môi trường. Đặc trưng của ngành giấy Việt nam là quy mô nhỏ. Việt nam có tới 46%
doanh nghiệp có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% có công suất từ 1.00010.000tấn/năm và chỉ có 4 doanh nghiệp có công suất trên 50.000 tấn/năm. Số lượng các
doanh nghiệp có quy mô lớn trên 50.000 tấn/năm sẽ ngày càng gia tăng do quá trình đầu
tư tăng trong giai đoạn 2006-2007. Quy mô nhỏ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh sản
xuất do chất lượng thấp, chi phí sản xuất và xử lý môi trường cao. Công nghệ sản xuất từ
những năm 70-80 hiện vẫn còn đang tồn tại phổ biến, thậm chí ở cả những doanh nghiệp
sản xuất quy mô trên 50.000 tấn/năm.
Nước thải, lignin là những vấn đề môi trường chính đối với ngành sản xuất giấy.
Việc xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, phát thải khí từ nồi hơi,
chất thải rắn của quá trình nấu, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải cũng là những vấn
đề môi trường cần được quan tâm. Hiện tại Chiến lược Phát triển ngành giấy và bột giấy
Việt nam khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp sản xuất bột có công suất trên
100.000 tấn/năm, và sản xuất giấy trên 150.000 tấn/năm. Hiệp hội Giấy Việt Nam đang
5
 


xúc tiến xây dựng tiêu chuẩn phát thải môi trường ngành, đồng thời đề xuất cắt giảm hỗ
trợ đối với các cơ sở sản xuất có quy mô dưới 30.000 tấn/năm.
2.1.3.Hiện trạng chất thải
Nhà máy giấy và bột giấy sinh ra chất thải dạng nước thải, khí thải, và chất thải

rắn. Loại phát thải nổi bật nhất là nước thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.
2.1.3.1 Nước thải
Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải và nếu
không được xử lý thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận. Bảng 2.1
cho thấy các nguồn nước thải khác nhau trong một nhà máy giấy và bột giấy.
Bộ phận

Các nguồn điển hình
 Hơi ngưng khi phóng bột.
 Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn.
 Nước làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa.

Sản xuất bột giấy

 Rửa bột giấy chưa tẩy trắng.
 Phần tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát.
 Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy.
 Nước rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin.

Chuẩn bị phối liệu
bột

 Rò rỉ và tràn các hoá chất phụ gia.
 Rửa sàn.
 Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và
cát.

Xeo giấy

 Chất thải từ hố lưới có chứa xơ.

 Dòng tràn từ hố bơm quạt.
 Phần nước lọc ra từ thiết bị tách nước có chứa xơ, bột đá.
 Nước xả đáy.

Khu vực phụ trợ

 Nước ngưng tụ chưa được thu hồi.
 Nước thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm.
 Nước làm mát máy nén khí.
6

 


 Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi.
 Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn.
Thu hồi hóa chất

 Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn.
 Nước bẩn ngưng đọng.
 Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nước.

Bảng 2.1: Các nguồn nước thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau.
Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên liệu
thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dư thừa.
Quá trình sản xuất bột giấy bằng kiềm tiêu tốn khoảng 2 tấn gỗ cho mỗi tấn bột
giấy sản xuất ra, nghĩa là sẽ có khoảng một nửa lượng nguyên liệu thô bị hòa tan trong
dịch nấu. Các quy trình sản xuất bột giấy cho loại giấy viết và giấy in có sản lượng bột
khoảng 45-50%. Tải lượng BOD5 từ các quy trình này là khoảng từ 300-360 kg đối với 1
tấn bột giấy khô gió, tương tự như vậy tải lượng COD tạo ra bằng khoảng 1200 – 1600 kg

đối với 1 tấn bột giấy khô gió.
Tại các nhà máy mà bột giấy được tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công đoạn
gây ô nhiễm nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75% tổng lượng nước thải
và chiếm 80-95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm.
Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhưng các chất phụ gia
trong quá trình xeo giấy như các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra ô nhiễm. So với quá trình làm bột, nước thải từ các công đoạn sản xuất giấy
có phần cao hơn về hàm lượng chất rắn lơ lửng nhưng hàm lượng BOD lại ít hơn. Các
chất ô nhiễm xuất phát từ nước trắng dư, phần tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ,
các chất độn và chất phụ gia. Chất ô nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các
chất độn và chất phủ, chất bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất
keo từ gỗ, thuốc nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), và các phụ gia khác. Tổng lượng
nước thải và giá trị tải lượng ô nhiễm cho một tấn giấy khô gió trước khi xử lý của một
nhà máy giấy và bột giấy tại Việt Nam được trình bày ở bảng 2.2.
7
 


Thông số

Giá trị

Lưu lượng (m3/t)

150-300

BOD5 (kg/t)

90- 330


COD (kg/t)

270- 1200

SS (kg/t)

30-50

Bảng 2.2: Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam
2.1.3.2 Khí thải
Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy là
mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant, dimethyl
sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi là tổng lượng lưu
huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột.
Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối nhỏ hơn so với TRS và có chứa
hydrocarbons.
Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo
phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao
nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.
Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra
ngoài. Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá,
dầu FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi cũng được quan
sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi
lọc, ESP, v.v...). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra khi cắt mảnh gỗ. Bên cạnh những
loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.
2.1.3.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm
sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm khô
của trạm xử lý nước thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng chứa dầu đốt.
Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn cần phải

được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của các công đoạn và hoạt động khác nhau
8
 


phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, thành phần nguyên liệu thô, v.v...
và rất khó ước tính.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì ở Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh ra
một lượng chất thải rắn khoảng từ 45-60 kg. Tuy nhiên, lượng đó chưa bao gồm các phế
liệu như biên giấy, v.v... là phần sẽ được tuần hoàn trở lại sản xuất.
2.2. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên Sài Gòn – Mỹ Xuân:
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn_nhà máy Mỹ Xuân là một trong những công ty sản
xuất giấy có uy tính trên thị trường với hai mặt hàng chính đó là giấy công nghiệp và
giấy tissue từ nguyên liệu chủ yếu là giấy loại và bột thương phẩm nhập khẩu từ nước
ngoài.
 Lịch sử phát triển của công ty
Công ty thành lập vào năm 1997 là công ty TNHH giấy Sài Gòn, phát triển
từ một cơ sở sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành bao bì hoạt động từ những năm 90.
Sau đây là một số cột mốc quan trọng của công ty.


1997 cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập.



12/1998 chuyển đổi thành công ty TNHH giấy Sài Gòn với giấy

phép thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TPHCM cấp ngày 24/11/1998.



6/2003 chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần giấy

Sài Gòn với mức vốn điều lệ 18 tỷ đồng.


4/2004 xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ

Xuân A thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha và tổng vốn đầu tư là 392 tỷ
công suất 90.000 tấn/năm.


12/2006 đầu tư vào công ty cổ phần giấy Sài Gòn miền trung tại

khu công nghiệp Điện Nam, huyện Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam với diện tích 3 ha vốn
gốp 70% vốn điều lệ là 75 tỷ.


7/2007 nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành công ty TNHH một

thành viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân với 100% vốn góp của công ty cổ phần giấy Sài Gòn.

9
 




10/2007 khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ Xuân tại

khu công nghiệp Mỹ Xuân A với diện tích 6,8 ha tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ, với

việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy Testlinens, Coated board,
tissue có công suất 230.000 tân/năm.
 Sơ đồ tổ chức công ty

Hình 2.1 Cơ cấu quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức công ty

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty
 Tổng quan về hệ thống sản xuất

10
 


Nhà máy có công suất 91.000 tấn/năm, gồm 3 dây chuyền sản xuất giấy
công nghiệp (giấy carton) với sản phẩm chủ yếu là giấy Medium, Teslines và giấy white
top với công suất 70.000 tấn/năm, còn đối với giấy tiêu dùng (tissue) nhà máy có 9 dây
chuyền sản xuất với công suất 14.400 tấn/năm và 1 dây chuyền sản xuất giấy tissue cao
cấp nhập từ Nhật với công suất 7.200 tấn/năm. Nhằm để phục vụ cho việc sản xuất giấy
một cách ổn định và sản phẩm có chất lượng cao nhất công ty cũng đã đầu tư một hệ
thống sản xuất bột song hành bao gồm hệ thống sản xuất bột Dip dùng cho giấy tissue
với công suất 60 tấn/ngày và hệ thống sản xuất bột OCC cung cấp cho việc sản xuất giấy
công nghiệp với công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra công ty còn có một phân xưởng thành
phẩm cho dây chuyền giấy tissue và một số phân xưởng hỗ trợ sản xuất như xưởng động
lực, xưởng bảo trì, xưởng điện …
2.3. Giới thiệu về công nghệ sản xuất sạch hơn:
2.3.1 Định nghĩa và tầm quan trọng của sàn xuất sạch hơn:
2.3.1.1 Cơ sở của sản xuất sạch hơn
Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng là một trong những yếu tố đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng nổ

tăng trưởng công nghiệp thường là các vấn đề về môi trường. “Theo đánh giá của
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng
đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1
mét ở VN sẽ sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng
nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP. Nếu mực nước biển dâng lên là 3-5m thì
điều này đồng nghĩa với "có thể xảy ra thảm họa" ở Việt Nam” (trích bài “Việt Nam chịu
ảnh hưởng ra sao bởi biến đổi khí hậu?” trên báo điện tử Việt Nam Net). Suy nghĩ truyền
thống về môi trường tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải và phát thải đã
phát sinh. Một trong các cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề này là phương pháp tiếp
cận “cuối đường ống (EOP)”, tức là xử lý phát thải và chất thải chỉ sau khi chúng đã phát
sinh. Về thực tiễn, điều này đồng nghĩa với xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý nước

11
 


thải, các thiết bị kểm soát ô nhiểm không khí và các bãi chôn lấp an toàn - đây là những
công việc rất tốn kém.
Xét đến quy trình công nghiệp cần phải hiểu rằng bất cứ quy trình hoặc hoạt động
nào cũng không bao giờ đạt được hiệu suất 100%. Luôn có tổn hao nào đó vào môi
trường và không thể chuyển thành dạng sản phẩm hữu dụng. Tổn hao này là sự lãng phí
hay sự ô nhiễm luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này thường được nhắc
đến như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất
cao và có một thực tế là rất ít nhà sản xuất công nghiệp nhận ra điều này. Hiện nay tiếp
cận xử lý cuối đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ sở công nghiệp,
nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiểm của môi trường đang gần như cạn kiệt và các đơn vị
sản xuất công nghiệp dần nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản
xuất của mình. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính
chủ động để giảm chất thải tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận chủ động này
được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH).

2.3.1.2 Định nghĩa sản xuất sạch hơn
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa Sản xuất sạch
hơn như sau:
SXSH được định nghĩa là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp
mang tính phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu thô và
năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, và giảm lượng và độ độc của tất cả các
phát thải cũng như chất thải
Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực trong
vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏ cuối cùng.
Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường trong quá
trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.

12
 


Sản xuất bình thường

Sản xuất với quy trình sạch hơn
Hình 2.3: Mô hình chuyển từ sản xuất bình thường sang quá trình sản xuất
có áp dụng sản xuất sạch hơn ( nguồn Sản xuất sạch hơn là gì - Trang web
Bộ tài nguyên và môi trường TP.Hồ Chí Minh ngày 5/7/2006)
2.3.1.3 Tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn
a) Mục tiêu của sản xuất sạch hơn
Các doanh nghiệp, không phụ thuộc vào khối ngành vụ quy mô, đều nên tiến hành
đánh giá sản xuất sạch hơn nếu quan tâm đến các mục tiêu sau:
 Giảm thiểu các chất thải phát sinh.
 Cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, qua đó tăng lợi nhuận.

 Cải thiện hệ thống quản lý sản xuất.
 Tạo tâm lý và thói quen tốt cho nhân viên.
 Tuyển chọn nguyên liệu.
 Kiểm soát tốt hơn các quá trình sản xuất.
 Thay đổi công nghệ và cải tiến thiết bị.
13
 


 Sử dụng tối đa các sản phẩm phụ.
 Cải thiện chất lượng sản phẩm và thay đổi sản phẩm
 Cải thiện hiện trạng môi trường.
 Xây dựng hệ thống xử lý chất thải, ví dụ hệ thống xử lý nước thải với công
suất nhỏ nhất.
 Các kế hoạch cải thiện khác.
b) Tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn:
 Với môi trường:
Từ hình 2.3 ta thấy qua quá trình sản xuất sạch hơn thì phần rác thải ô nhiễm do
quá trình công nghiệp phát triển kinh tế và quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ của
con người đã không còn do phần rác thải này đã được xử lý và tái sử dụng ngay tại
nguồn phát sinh. Nhờ vậy gánh nặng về rác thải và ô nhiễm đối với môi trường đã được
giảm thiểu một cách đáng kể. Do vậy sản xuất sạch hơn là một hướng mới đối với quá
trình sản xuất thân thiện với môi trường.
 Với doanh nghiệp:
Các tiêu chuẩn thị trường trong tương lai đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải sản
xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá cả, đồng thời đáp ứng được yêu cầu
của khách hàng, và được sản xuất theo phương thức thân thiện với môi trường.
Sản xuất sạch hơn đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường thông qua giảm ô
nhiễm và chất thải tại nguồn. Tiếp cận này giảm thiểu được tác động môi trường, cải
thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí. Sản xuất sạch hơn là tiếp cận chủ động, theo

hướng "dự báo trước và phòng ngừa". Như chúng ta đã biết: phòng bệnh bao giờ cũng tốt
hơn chữa bệnh.
3.2 Lợi ích của sản xuất sạch hơn:
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể qui mô bé
hay lớn, cũng không kể là định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng tài nguyên tiêu thụ từ
10-15% mà không cần đầu tư lớn.
14
 


 Sử dụng nguyên liệu và năng lượng ít hơn
Lợi ích dễ thuyết phục nhất trong sản xuất sạch hơn là khả năng giảm lượng
nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ. Việc tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu làm giảm
giá thành chi phí trực tiếp, và do đó lại sẽ giúp doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao
hơn.
Với việc giá thành của nguyên liệu, năng lượng và nước ngày một tăng, không có
doanh nghiệp nào có khả năng chấp nhận việc mất các tài nguyên này dưới dạng tổn thất.
 Các cơ hội thị trường mới được cải thiện
Nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng về các vấn đề môi trường tạo nên
nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Điều này dẫn đến việc có thể mở
ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá
thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào sản xuất sạch hơn.
 Tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn
Các dự thảo dự án đầu tư cho sản xuất sạch bao gồm các thông tin về tính khả thi
kỹ thuật, kinh tế cũng như môi trường. Đây là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ
trợ tài chính của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường.
Trên thị trường quốc tế, các cơ quan tài chính đã nhận thức rõ các vấn đề về bảo
vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn từ góc độ môi trường.
 ISO 14000

Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ thống quản
lý môi trường như ISO14000 vì rất nhiều các công việc ban đầu đã được tiến hành thông
qua đánh giá sản xuất sạch hơn. Chứng chỉ ISO14000 mở ra một thị truờng và đem lại
khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
 Môi trường làm việc tốt hơn
Bên cạnh việc cải thiện hiện trạng kinh tế và môi trường, sản xuất sạch hơn còn có
thể cải thiện các điều kiện an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho nhân viên.

15
 


Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể làm tăng sự tự tin cũng như thúc đẩy các
quan tâm trong việc kiểm soát chất thải của nhân viên. Các hành động như vậy sẽ giúp
cho các doanh nghiệp thu được các lợi nhuận từ góc độ cạnh tranh.
 Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
Để đạt được các tiêu chuẩn về dòng thải (khí, lỏng, rắn) thường yêu cầu phải lắp
đặt các hệ thống kiểm soát môi trường phức tạp và đắt tiền như các nhà máy xử lý nước
thải. Thông thường, sản xuất sạch hơn giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn
do giảm được lưu lượng, tải lượng và thậm chí cả độc tính của dòng thải.

16
 


×