Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHI LIÊNG HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.19 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHI LIÊNG HUYỆN
ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ HƯƠNG XOAN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 04/ 2009


NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ
(Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHI LIÊNG
HUYỆN ĐAM RÔNG - TỈNH LÂM ĐỒNG

Trần Thị Hương Xoan

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Mạc Văn Chăm

Tháng 04 năm 2009
i




TÓM TẮT
* Khóa luận “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng Thông ba lá (Pinus
kesiya Royle ex Gordon)” tại Ban QLR Phi Liêng- huyện Đam Rông – tỉnh Lâm Đồng
được tiến hành từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 07 năm 2009.
* Mục đích nghiên cứu của khóa luận là:
- Tìm hiểu được đặc điểm cấu trúc chung của rừng trồng thông ba lá thông qua
việc nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như:
đường kính (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn),…
- Tìm hiểu được mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn,… )
với tuổi và giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau.
- Xác định được thể tích của cây thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu theo
thời gian (tuổi).
* Để đạt đuợc những mục đích trên, khóa luận thực hiện nghiên cứu những nội
dung sau:
- Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao ( N/Hvn);
- Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính ( N/D1.3);
- Tương quan giữa chiều cao với tuổi( Hvn/A);
- Tương quan giữa đường kính với tuổi( D1.3/A);
- Tương quan giữa chiều cao( Hvn) và đường kính ( D1.3);
- Quá trình phát triển thể tích của loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu.
* Và để thực hiện được những nội dung trên, khóa luận đã tiến hành một số
phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Phương pháp được sử dụng là phương pháp điều tra ô mẫu, tương ứng với mỗi
tuổi lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình. Việc đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng được thực hiện
theo chỉ dẫn của điều tra rừng. Khóa luận đã tiến hành giải tích 3 cây tiêu chuẩn ở năm
trồng lớn nhất (1986) để phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu

+ Áp dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và tính toán các nội
dung nghiên cứu trong khóa luận này dựa trên phần mềm Excel.

ii


+ Để tính toán quy luật phân bố số cây theo tổ, sau khi loại bỏ sai số thô, các
nhân tố điều tra được sắp xếp theo tổ, sử dụng công thức tham khảo của Brooks và
Caruther để tập hợp số liệu theo hình thức chia tổ.
+ Để xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi và giữa các
chỉ tiêu sinh trưởng với nhau, khóa luận đã tiến hành lựa chọn những phương trình hồi
quy để biểu diễn cho các mối tương quan này.
* Kết quả đạt được của khóa luận là:
- Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng thông ba lá trồng tại khu
vực nghiên cứu có dạng là đường gấp khúc hai đỉnh và lệch trái ở cấp tuổi 13; có dạng
lệch phải ở tuổi 8 và lệch trái ở các cấp tuổi 18 và 23. Hệ số biến động có xu hướng
tăng dần theo tuổi.
- Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính có dạng một đỉnh, lệch về bên
trái ở các tuổi 8, 18 và 23 và lệch về bên phải ở tuổi 13. Nhìn chung, quy luật phân bố
N/D1,3 của rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu không tuân theo một quy luật
nhất định nào mà chỉ mang tính chất ngẫu nhiên. Hệ số biến động thấp ở các tuổi nhỏ
và tương đối cao ở các tuổi lớn hơn.
- Tương quan giữa chiều cao với tuổi (Hvn /A) phù hợp với dạng phương trình:
y = a.xb. Phương trình cụ thể là:
Hvn = 0,91305 *A0,99531 Hay log(Hvn) = -0,0395 + 0,9953. logA, với r = 0,99.
- Tương quan giữa đường kính với tuổi (D1,3/A) phù hợp với dạng phương trình
y = a + b.x + c. x2. Phương trình cụ thể là: Y = - 2,64117 + 1,66716.A – 0,02413.A2,
với r = 0,99.
- Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) phù hợp với dạng
phương trình: y = a.xb hay logy = loga + b.logX . Phương trình cụ thể là:

Hvn = 1,3064 + 0,8295.logD1, với r = 0,99.
- Kết quả cho thấy thể tích (V) loài thông ba lá phát triển tương đối chậm từ
tuổi 1 đến tuổi 7, nhưng bước sang tuổi 8 đến tuổi hiện tại thì phát triển tương đối ổn
định.

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến:
Quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý
thầy cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể Ban giám hiệu, thầy cô giáo Trung
tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ, dạy dỗ và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại Trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo Thạc sĩ Mạc Văn
Chăm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi, cũng như hướng dẫn tận tình cho tôi trong
suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ công nhân viên Ban QLR Phi Liêng, huyện
Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện công tác ngoại nghiệp, thu thập số liệu ngoài hiện trường để hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.
Tập thể các anh chị, bạn bè lớp TC04LNLĐ đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực tập tại lớp và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo: Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Đào tạo Bồi dưỡng tại chức Tỉnh Lâm Đồng và
thầy giáo thạc Sĩ Mạc Văn Chăm cùng toàn thề CBCNV Ban QLR Phi Liêng huyện
Đam Rông, tập thể lớp TC04LNLĐ lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Đam Rông, ngày


tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hương Xoan

iv


MỤC LỤC

Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................................3
2.1. Khái niệm về sinh trưởng của cây và rừng..........................................................3
2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới................................................4
2.3. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng ở Việt Nam ..............................................7
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................12
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................12
3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội ...............................................................15
3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................................................16
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................16
3.2.2. Đặc điểm phân bố thông ba lá .....................................................................16
3.2.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ..............................................................16
3.2.4. Đặc tính sinh thái.........................................................................................17
3.2.5. Đặc điểm lâm sinh học của thông ba lá.......................................................17
2.3.6. Công dụng và ý nghĩa kinh tế......................................................................18

2.3.7. Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây Thông ba lá.............................18
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................21
4.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................21
4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .......................................................21
4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................22
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................25
5.1. Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng..............................................25
5.1.1. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)........................................25
v


12 ...................................................................................................................................26
5.1.2 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)..............................27
5.2. Tương quan của một số nhân tố sinh trưởng với tuổi và giữa các nhân tố sinh
trưởng của rừng thông ba lá tại khu vực nghiên cứu.................................................29
5.2.1. Tương quan chiều cao với tuổi (Hvn /A). ...................................................29
5.2.2. Tương quan đường kính với tuổi(D1,3 /A) ...................................................31
5.2.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)................32
5.3. Quá trình phát triển thể tích (V) của loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................34
5.3.1. Xác định hình số (f) cây thông ba lá ...........................................................34
5.3.2. Sự phát triển thể tích (V ) của cây thông ba lá theo tuổi.............................34
Chương 6.KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................37
6.1. Kết luận...............................................................................................................37
6.2. Tồn tại.................................................................................................................38
6.3. Kiến nghị ............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................39

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cv %

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D1,3lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết

Hvn

Chiều cao vút ngọn, (m)

Htn

Chiều cao thực nghiệm, (m)

Hlt

Chiều cao lý thuyết, (m)


A

Tuổi

Log

Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

M

Trữ lượng rừng, (m3)

V

Thể tích của cây, (m3)

r

Hệ số tương quan

k

Hệ số thon thân cây

f1,3


Hình số thân cây tại tầm cao 1,3 m

S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

Sk

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

SY-X

Sai số của phương trình hồi quy

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1. Thống kê các đặc trưng mẫu (phân bố N/Hvn).............................................26
Bảng 5.2. Thống kê đặc trưng mẫu (phân bố N/D1,3)………………………………...28
Bảng 5.3. Thể tích (V) của cây thông ba lá trồng tại ban QLR Phi Liêng, huyện Đam
Rông, tỉnh Lâm Đồng ....................................................................................................35

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 5.1. Biểu đồ phân bố % số cây theo chiều cao (N/Hvn) rừng thông ba lá
trồng tại khu vực nghiên cứu. ........................................................................ 26
Hình 5.2. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) rừng ...................... 28
thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu. ...................................................... 28
Hình 5.3. Đường biểu diễn tương quan (Hvn /A ) loài thông ba lá trồng tại Ban
QLR Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. ..................................... 30
Hình 5.4. Đường biểu diễn tương quan (D1,3/A) loài thông ba lá trồng tại Ban QLR
Phi Liêng, huyện Đam ông , tỉnh Lâm Đồng................................................. 32
Hình 5.5. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) của loài thông ba lá
trồng tại khu vực nghiên cứu ......................................................................... 33
Hình 5.6. Đường biểu diễn sự phát triển thể tích (V) theo tuổi (A) của loài thông
ba lá trồng tại Ban QLR Phi Liêng,tỉnh Lâm Đồng....................................... 36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lâm Đồng là một vùng đất phía nam Tây ngun, nơi tập trung một hệ thực vật
phong phú và đa dạng, mang đặc trưng của vùng nhiệt đới núi cao và những nét của
rừng Á nhiệt đới với nhiều kiểu rừng như rừng lá kim, rừng kín thường xanh, rừng
rụng lá, rừng hỗn giao, rừng tre nứa,…Đặc biệt ở huyện Đam Rơng nói chung và Ban
QLR Phi Liêng nói riêng, diện tích rừng trồng Thơng ba lá là khá lớn, trong đó tại Ban
QLR Phi Liêng có diện tích khoảng 12.109 ha và được rải đều trên 16 tiểu khu: 210b,
211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218a, 218b, 233, 234a, 234b, 235, 237, 238. Những
diện tích rừng này được trồng từ năm 1986 đến nay.
Hiện nay, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, tình hình di dân tự do, nạn chặt

phá rừng bừa bãi, khai thác q mức là những ngun nhân làm cho tài ngun rừng bị
suy giảm, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Việc mất rừng và giảm chất
lượng rừng là ngun nhân chủ yếu gây ra thiên tai, hạn hán, lũ lụt và đất đai bị suy
thối nghiêm trọng.
Từ những thực tế hiện có tại Ban QLR Phi Liêng, để có những thơng tin về sinh
trưởng và trữ lượng của rừng trồng thơng ba lá cùng với một số chỉ tiêu khác làm cơ
sở để đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiệu quả, từ đó góp phần giải quyết
các nhu cầu hiện tại cũng như hướng phát triển trồng rừng lâu dài trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, tơi thực hiện khóa luận:
“Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng Thơng ba lá (Pinus kesiya Royle ex
Gordon) tại Ban QLR Phi Liêng- huyện Đam Rơng – tỉnh Lâm Đồng” với nguyện
vọng kết quả đạt được của khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc kinh
doanh, quản lý và phát triển rừng trồng Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu một
cách bền vững.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu được đặc điểm cấu trúc chung của rừng trồng thông ba lá thông qua
việc nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như:
đường kính (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn),…
- Tìm hiểu được mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn,… )
với tuổi và giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau.
- Xác định được thể tích của cây thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu theo
thời gian (tuổi).
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo khi nghiên
cứu về phân bố, sinh trưởng và tăng trưởng cho loài thông ba lá trồng tại một số khu
vực lân cận có điều kiện lập địa tương tự.


2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về sinh trưởng của cây và rừng
Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần thể cây rừng, có quan hệ
chặt chẽ với điều kiện môi trường, trong đó có lập địa. Sinh trưởng của rừng là cơ sở
chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của
các biện pháp tác động đã được áp dụng.
Sinh trưởng của rừng là cơ sở hình thành nên sản lượng. Vì vậy muốn nghiên cứu
sinh trưởng của rừng (quần thể) trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu cây cá thể.
Theo Giang Văn Thắng (2002), sinh trưởng của cây rừng được chia làm ba giai
đoạn: hình thành phát triển, sinh trưởng mạnh, thành thục và già cỗi. Ba giai đoạn sinh
trưởng này sẽ diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính sinh vật học của
loài cây, điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh.
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và trọng lượng của cây ( hoặc từng bộ
phận) có liên quan đến sự tạo thành mới các cơ quan, các tế bào cũng như các yếu tố
cấu trúc của tế bào. Sinh trưởng là quá trình không đi chiều ngược lại.
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường, dưới ảnh hưởng của những quy luật nội tại cũng như mối quan
hệ giữa các nhân tố nội tại với các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự
nhiên của chúng.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng, là
căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích hợp
với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh doanh
lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai vấn đề
khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển của rừng.
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây và loại hình rừng nào đó là tìm hiểu

và nắm bắt được quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng
3


như: D1.3, Hvn, V,…theo thời gian (tuổi rừng). Những quy luật này được mô tả và trình
bày bằng những phương trình toán học cụ thể và được gọi là các hàm sinh trưởng hay
các mô hình sinh trưởng.
Từ những quy luật đã được phát hiện, người làm công tác lâm nghiệp sẽ có
những đánh giá, nhận xét một cách khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
cảnh ( như điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động, lịch sử tác động,…) tới quá trình
sinh trưởng của cây và rừng. Từ đó đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của cây rừng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã
đề ra.
2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới
Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng là một vấn đề mà được
nhiều nhà lâm nghiệp đặc biệt quan tâm.
Theo V.Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể, thông qua đồng
hóa những nguồn năng lượng của môi trường, dưới ảnh hưởng của các quy luật vận
động nội tại cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại, ngoại cảnh trong suốt thời
gian tồn tại của chúng. Nghiên cứu sinh truởng của cây rừng là cơ sở để đánh giá sức
sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động
đã được áp dụng.
Về phương diện toán học, sinh truởng của cây rừng được hiểu như một hàm số
có nhiều biến phụ thuộc; tuổi cây (A), các đặc trưng về nhiệt độ (TT), lượng mưa
(VL), độ ẩm (W), lượng bức xạ (BX), dinh dưỡng trong đất (NPK), mật độ của rừng
(N),…Nên được biểu thị dưới dạng phuơng trình:
Y = f (A, TT, VL, W, BX, NPK, N,..)
Trong đó, f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi các tiêu
chuẩn thống kê và sự phù hợp với đặc tính sinh học của cây. Nếu trong điều kiện mà
các yếu tố ngoại cảnh của rừng tương đối đồng nhất, sinh truởng của cây rừng được

coi là hàm số chỉ phụ thuộc vào tuổi: Y = f(A)
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào các yếu tố môi
trường và các biện pháp tác động. Vì vậy, không có những nghiên cứu thực nghiệm thì
không thể làm sáng tỏ quy luật của các loài cây. Nhận thức được điều này, từ thế kỷ 18
đã xuất hiện những nghiên cứu của các tác giả như: Octtelt, Pauslen, Bause,
4


Borggreve, Breymann, Cotta, Danckelmann, Draudt, Hartig, Weise,… Những nghiên
cứu về sinh trưởng cây rừng và lâm phần này phần lớn được xây dựng thành các mô
hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các công trình của Meyer, M.A,
Stevenson (1949), Schumacher, F.X và Coile T.X (1960), Alder (1980), …(Dẫn nguồn
Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Nhìn chung, các phương pháp nghiên cứu sinh truởng và sản luợng rừng của
các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới chủ yếu là áp dụng kỹ thuật phân tích thống
kê toán học, phân tích tương quan hồi quy. Từ đó xác định trữ lượng và sản lượng gỗ
của lâm phần.
Trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiện hàm sinh
trưởng của Gompertz (1825). Tiếp sau đó là hàm sinh trưởng của các tác giả như:
Verhulst (1845), Kosun (1935), Frane (1968), Korf (1973) hay gần đây là của Wenk
(1973), Schumacher (1983). Các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp,
biểu diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại
cảnh. Đây là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây rừng
cũng như lâm phần, dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất
của các đại lượng sinh trưởng (dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đã đi sâu nghiên cứu với sự ứng dụng toán thống kê, sự hỗ trợ của máy vi tính
và các phần mềm xử lý số liệu chuyên dụng như: Excel, Statgraphics,… để tìm ra các
phương trình toán học phù hợp cho việc mô tả quy luật sinh trưởng của các loài cây
rừng ở các vùng sinh thái khác nhau trên khắp các Châu lục.

Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp
với một số loài cây khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này
có phù hợp hay không cần phải kiểm chứng thực tế để kết luận về mức độ phù hợp của
chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh truởng của cây rừng
được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng được mang tên các tác giả như:
−e

a0 .

A
a1

- Hàm Gompertz:

y = m .e

- Hàm Backmann:

logy= a0 +a1logA +a2 log2A
5


2

- Hàm Korsun:

y = a 0 .e ( a 1 . ln A − a 2 . ln

- Hàm Thomasius:


y = a 0 ⎡1 − e − a1 . A (1 − e


.A)

− a2 . A

)




( − a1 . A ) 2 ⎤
- Hàm Mitscherlich: y = a 0 ⎡⎣1 − e

a

Trong đó:
- y: là đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính,….)
- m: là giá trị cực đại có thể đạt được của y.
- a0, a1, a2: là các tham số của phương trình.
- A: là tuổi của cây rừng hay lâm phần.
- e: là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,71828…)
Trong các hàm sinh trưởng nêu trên, hàm Gompertz là hàm cơ sở ban đầu cho
việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh truởng khác.
Trong nghiên cứu sinh truởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng của
mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những nhân tố quan trọng tạo
nên trữ lượng rừng. Từ đó Thomasius (1972), đã đề xướng học thuyết về không gian
sinh truởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:

K = lg(N).lg(D).ec.A
Trong đó:
- K: là không gian sinh trưởng tối ưu.
- N: là mật độ cây rừng (cây/ha) ở tuổi A.
- D: là kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
- c: là tham số phương trình.
Khi nhu cầu về không gian sinh truởng thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về mật
độ cho phù hợp với các quan hệ nội và ngoại cảnh của đời sống cây rừng
(dẫn nguồn Võ Kế Phước, 2006)
Bên cạnh quá trình sinh trưởng, tốc độ sinh truởng hay còn gọi là lượng tăng
trưởng của cây rừng càng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa
quá trình tăng trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng truởng như:
- Hàm Gompertz: -

y = m .e

− e

6

a0 .

A
a1


- Hàm Korf:

y ′ = a 0 . A − a1


Trong đó:
- y’: là đại lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng nào đó.
- a0, a1 là các tham số của phương trình.
- A là tuổi của cây rừng hay lâm phần.
- e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,71828…)
Từ những quy luật này người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách
quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động,
lịch sử tác động…) tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để từ đó có được những
biện pháp kỹ thuật thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây đứng, nhằm đưa
rừng đạt được chất lượng tốt và năng suất cao nhất phù hợp với mục đích kinh doanh.
Việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng về đường kính, chiều cao và
đường kính tán (Dt) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học về sinh trưởng
trên thế giới và Việt Nam. Qua các kết quả nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã đưa ra
rất nhiều dạng phương trình toán học khác nhau để mô tả một cách chính xác các quy
luật sinh trưởng của mỗi loài cây rừng ở từng vùng sinh thái, lập địa khác nhau trên
thế giới. Và đó cũng là cơ sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu về sinh
trưởng của cây rừng sau này.
Tuy nhiên, các hàm toán học này chỉ phù hợp cho một số loài cây ở những
vùng sinh thái cụ thể. Với các loài cây khác nhau, ở các vùng sinh thái khác nhau
thì các hàm sinh trưởng này có phù hợp hay không cần phải có những nghiên cứu
ứng dụng.
2.3. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng ở Việt Nam
Cho tới nay vấn đề mô hình hoá sinh trưởng và sản lượng rừng được tranh luận
rộng rãi và ngày càng hoàn thiện. Sinh trưởng của cây rừng là sự thay đổi về kích
thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục (Giang Văn Thắng,
2002).
Ở nước ta cũng có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu quá trình sinh trưởng,
tăng trưởng của cây rừng và cũng đã đưa ra được một số phương trình sinh trưởng
thích ứng với điều kiện nước ta, làm cơ sở cho việc định ra các biện pháp kỹ thuật lâm
7



sinh thích hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng, đáp ứng kịp thời cho
mục tiêu kinh doanh.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị về động thái của rừng,
là căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích
hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng, để đáp ứng các mục tiêu kinh
doanh lâm nghiệp.
Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và các cá thể cây rừng là hai vấn đề khác
nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của cá thể cây rừng có ý nghĩa rất
lớn đối với sự phát triển của rừng.
Nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đã nghiên cứu định lượng, quy luật sinh trưởng
của cây rừng và đề nghị một số dạng hàm toán học mô tả quá trình sinh trưởng của
một số loại hình rừng, cũng như các mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng của
chúng với nhau trong quá trình sinh trưởng của rừng.
Đồng Sỹ Hiền (1973), đã đưa ra dạng phương trình toán học bậc đa thức để
biểu thị mối quan hệ giữa đường kính (D1,3 ) và chiều cao (Hvn ) ở các vị trí khác nhau
của cây. Qua đó mô tả được quy luật phát triển hình dạng thân cây của rừng, đặc biệt
là cây rừng tự nhiên:
Y = b0 + b1 * x1 + b2 * x2 + b3* x3+…+ bn + xn
Phương trình này được sử dụng cho việc lập biểu thể tích và biểu độ thon cây
đứng nhằm xác định trữ lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn một cách
nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội và ngoại nghiệp trong công tác điều tra rừng.
Vũ Đình Phương và cộng tác viên (1973), khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng
của rừng bồ đề đã mô tả về quan hệ giữa chiều cao bình quân với tuổi của lâm phần bồ
đề (Styrax tonkinensis Pierre ) trồng thuần loài đều tuổi bằng phương trình:
AH = a0 + a1. A + a2 . A2

Trong đó:
- A là tuổi của cây rừng hay lâm phần.

- AH là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần.
- a1, a2, a3, là các tham số của phương trình.
Phùng Ngọc Lan (1981 – 1985), đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
Schumacher và Gomperyz cho một số loài cây như: mỡ, thông nhựa, bồ đề và
8


bạch đàn trên một số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai
số của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu nhau một
cách có hệ thống.
Trịnh Đức Huy (1978), đã dùng phương pháp toán học để xác lập quy luật sinh
trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng hàm khác nhau ( Hàm Lôgarit, hàm mũ )
cho các lâm phần bồ đề thuần loại đều tuổi vùng trung tâm ẩm bắc Việt Nam. Tác giả
nhận thấy rằng, hàm Schumacher: Y = a0. x. e-b/x có độ liên hệ rất cao và ổn định cho
cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Trong đó :
- Y là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
- x là tuổi của cây hay lâm phần.
- a0, a1 là các tham số của phương trình.
- k là hệ số biểu thị loài (k= 0,2 – 2).
- e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,71828)
(Dẫn theo Nguyễn Minh Quốc, 2006)
Bùi Việt Hải (1998), cũng đã chọn dạng hàm Schumacher để xây dựng mô hình
sinh trưởng cho các nhân tố đường kính (D1.3), chiều cao (Hvn ), đường kính tán (Dt )
của cây keo lá tràm làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật tỉa thưa. Tác giả đã nhận định
rằng các hàm sinh trưởng là các đường cong, tăng và tăng nhanh ngay từ những năm
đầu mang đặc tính chung của loài cây ưa sáng.
Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999), cũng nhận xét tương tự khi
thử nghiệm một số hàm số để biểu thị quá trình sinh trưởng D1,3, Hvn, V cho loài thông

3 lá. Qua nghiên cứu tác giả đã cho những nhận xét: hàm Gompetz và một số hàm sinh
trưởng lý thuyết khác có điểm xuất phát không phải tại gốc toạ độ. Tác giả cho rằng:
đối với loài cây mọc chậm thì cỡ tuổi đầu 5 – 10 năm đều không quan trọng, nhưng
trong điều kiện cây mọc nhanh thì cần lưu ý vấn đề này. Và tác giả đã nhận xét rằng:
hàm Schumacher có ưu điểm tuyệt đối vì nó xuất phát từ gốc toạ độ. Cuối cùng tác giả
đề nghị dùng hàm Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng:
D1,3, Hvn, V của loài thông 3 lá tại Đà Lạt – Lâm Đồng.

9


Ngoài ra, còn có các dạng phương trình toán học khác được đề nghị trong các
khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm
Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mô phỏng cho các quy luật sinh trưởng của các loài
cây hay một số loại hình rừng trồng ở Việt Nam.
Sinh trưởng của loài cây nói chung và của các nhân tố như đường kính (D1,3),
chiều cao (Hvn ) và thể tích (V ) nói riêng mang tính quy luật. Việc xây dựng các hàm
sinh trưởng hay mô hình hoá quá trình sinh trưởng của các nhân tố điều tra đang là
một xu thế phát triển của nền lâm sinh hiện đại, quan điểm chung đều thống nhất rằng:
trong hoàn cảnh mà các yếu tố ảnh hưởng tương đối đồng nhất thì sinh trưởng được
coi như một hàm số chỉ phục thuộc vào thời gian. Nắm bắt được điều này chúng ta sẽ
đánh giá được tình hình sinh trưởng, đặc điểm tăng trưởng và từ đó định ra thời điểm
chặt, chu kỳ chặt tỉa thưa hay xác định tuổi khai thác một cách hợp lý.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng, xu hướng chung là tìm kiếm
một số dạng hàm số toán học để biểu diễn quá trính sinh trưởng của cây, đó là các
quan hệ định lượng giữa nhân tố điều tra (D1,3, Hvn, V, …) với tuổi cây (A). Các hàm
sinh truởng đều đã được vận dụng ở dạng này hay dạng khác như đã đề cập.
Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về sinh
trưởng, tăng trưởng và sản lượng rừng là đi vào định lượng, những nghiên cứu đều xuất
phát từ cơ sở lý luận về mặt lâm sinh học, về quan hệ giữa sinh trưởng và sản lượng với

điều kiện lập địa, về sự phụ thuộc của sinh trưởng và sản lượng vào không gian sinh
trưởng cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tác động. Từ đó xây dựng các mô hình
sinh trưởng phù hợp cho từng loài cây, đáp ứng từng mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Việc lựa chọn một hàm toán học nào đó để biểu thị cho quá trình sinh trưởng
của nhân tố định lượng phải thoả mãn một số tiêu chí là hàm đó phải biểu diễn tốt nhất
quá trình sinh trưởng của loài cây nghiên cứu, có hệ số tương quan cao nhất, sai số
phương trình nhỏ nhất, các tham số của phưong trình đều tồn tại. Trong trường hợp
cùng một số liệu thực nghiệm có nhiều hàm khác nhau đều phù hợp, cần thực hiện
phương pháp so sánh nhiều hàm để cuối cùng lựa chọn hàm tốt nhất. Đây chính là
quan điểm mà khóa luận kế thừa để giải quyết các vấn đề cần đặt ra.
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của khóa luận mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng. Đặc biệt có
10


chú trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của khóa luận.
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng
của các tác giả trong và ngoài nước trên đây là những tài liệu tham khảo rất quý báu và
bổ ích cho những nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây trồng trên các vùng sinh thái
và lập địa khác nhau ở Việt Nam. Và là cơ sở khoa học góp phần đề xuất các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết nhằm kinh doanh rừng có hiệu quả và ổn định.

11


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ban QLR Phi Liêng được thành lập năm 1996 và có trụ sở tại xã Phi Liêng.
Diện tích rừng và đất rừng đang quản lý nằm trên địa bàn 2 xã là Phi Liêng và Đạ
K’Nàng.
- Tọa độ địa lý :
- Từ 12000’54” vĩ độ Bắc đến 11084’75” vĩ độ Nam;
- Từ 108019’65” kinh độ Đông đến 108004’27” kinh độ Tây.
- Vị trí:
+ Phía Đông giáp với huyện Lâm Hà và xã Rô Men;
+ Phía Tây giáp với tỉnh Đắc Nông;
+ Phía Nam giáp với huyện Lâm Hà;
+ Phía Bắc giáp với Ban QLRPH Sêrêpôk.
Diện tích quản lý của đơn vị là: 12.468,6 ha và được phân bố trên 16 tiểu khu.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Ban QLR Phi Liêng thuộc phía Tây Nam cao Nguyên Lâm Đồng nên có đặc
điểm của địa hình cao Nguyên. Là vùng có địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh bởi các
hệ thống khe suối, địa hình thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Phía Nam có dãy núi
cao nhất là núi R nam R’Mây (1448 m) và Hòn Nga (1982 m). Độ cao bình quân từ
700 - 800 m so với mực nước biển. Độ dốc < 300.
- Có độ cao tuyệt đối cao nhất: 1982 m
- Có độ cao tuyệt đối thấp nhất: 502 m
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nhìn chung khí hậu huyện Đam Rông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Có hai mùa mưa và nắng rõ rệt:
- Muøa möa từ tháng 05 đến tháng 10 trong năm;
12


- Muøa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
* Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ bình quân: 210C
- Nhiệt độ bình quân cao nhất là: 320C vào tháng 3 - 4.
- Nhiệt độ bình quân thấp nhất là: 150C vào tháng 12.
Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mang tính chất của khí hậu
nhiệt đới Thái Bình Dương. Gió mùa mùa hè chủ yếu là gió Tây Nam, không khí
mang nhiều hơi nước và mưa tập trung nhiều trong thời kỳ này.
* Lượng mưa và độ ẩm không khí:
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 2.500 – 2.700 mm. Tập trung cao nhất vào
tháng 8 - 9.
- Độ ẩm bình quân hàng năm: 80,5%.
* Chế độ gió:
Hướng gió có 2 hướng chính là: Đông Bắc và Tây Nam.
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Trên địa bàn huyện có các nguồn sông suối như sau:
- Sông Đạr Măng bắt nguồn từ đỉnh RơNamR’Mây đổ về sông K’Rông Nô
- Suối Đạr Măng bắt nguồn từ đỉnh Hòn Nga chảy qua 3 xã trong huyện và đổ
về sông K’Rông Nô.
Sông K’Rông Nô nằm tại ranh giới giữa huyện Đam Rông với tỉnh Đắc Lắc và
Đắc Nông. Sông rộng từ 20 – 25 m, lưu lượng lũ 30 m/s, lưu lượng mùa khô 5 – 10
m/s, mực nước cao nhất (đỉnh lũ 7 m, thấp nhất 0,5 m)
Ngoài những sông suôi lớn trên địa bàn huyện còn rất nhiều suối nhỏ trải đều
trên toàn huyện.

13


3.1.1.5. Đặc điểm đất đai
Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến điều kiện lập địa là: địa hình, đá mẹ và chế
độ nước. Thông qua mức độ ảnh hưởng của chúng mà phân chia các nhóm đất đai
trong địa phận Ban quản lý như sau:

- Nhóm Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Ba zan với thành phần cơ
giới thịt nặng, kết cấu viên tơi xốp, sét nhẹ phù hợp cho việc gây trồng cây lâm
– nông – công nghiệp.
- Nhóm Feralit nâu xám phát triển trên đá mẹ Granit và tập trung chủ yếu ở
vùng dốc có độ cao > 900 m, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, thích
hợp cho Thông ba lá.
- Nhóm Feralit vàng đỏ - vàng nhạt phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất
mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm đất phù sa cổ, phù sa sông suối thường phân bố dọc theo sông suối, thung
lũng với diện tích nhỏ. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp, lúa nước.
- Nhóm đất dốc tụ ven sông suối màu xám trắng có tỷ lệ đá lẫn, đá nổi ít. Hiện
tượng phổ biến là quá trình kết von, đây là nhân tố gây ảnh hưởng đến độ dày tầng đất
mặt, vì vậy đất thường nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn trong đất kém.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng thuộc Ban QLR Phi liêng
Căn cứ theo Quyết định số 450/QĐ - UBND ngày 19 tháng 02 năm 2008 của
UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban QLR Phi Liêng bao gồm 16 tiểu khu: 210b, 211, 212,
213, 214, 214, 215, 216, 217, 218b, 233, 234a, 234b, 235, 237, 238 với tổng diện tích
tự nhiên là 12.109 ha.
Sau khi tiến hành rà soát, đối chiếu giữa bản đồ phân định nông lâm và thực
địa, Ban đã phát hiện có 416,64 ha rừng trên đất đã phân định cho nông nghiệp. Như
vậy tổng diện tích quản lý của ban QLR hiện nay là:12.468,6 ha; trong đó:
* Đất có rừng:

11.176,25 ha, bao gồm:

- Rừng tự nhiên:

10.659,44 ha.

- Rừng trồng:


516,56 ha

+ Rừng trồng bằng vốn ngân sách tỉnh:
+ Rừng trồng theo Dự án 661:

14

299,77 ha;
36,25 ha;


+ Rừng trồng liên doanh với công ty Nguyên liệu giấy Tân Mai:
180,79 ha
* Đất không có rừng (IA, IB, IC):

350 ha

* Đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp:
* Đất khác:

887,17 ha
55,18 ha

3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Thuộc phạm vi khu vực Ban quản lý tiếp giáp trực tiếp với 2 xã Phi Liêng và
Đạ’Knàng có 2.015 hộ với tổng nhân khẩu là 8.757 người (nam: 4.552 người; nữ:
4.205 người). Trong đó, có 3.109 lao động chính (tuổi từ 15-34 tuổi). Dân tộc chính
gốc chủ yếu là người K’ho, Cil, Châu Mạ. Trong quá trình phát triển và chuyển dịch

dân số thành phần các dân tộc có cơ cấu như sau:
Dân tộc K’ho có 1.190 nhân khẩu khẩu chiếm 13,6 %
Dân tộc Cil có 1.212 nhân khẩu chiếm 13,8 %
Dân tộc Châu mạ 1.578 nhân khẩu chiếm 18 %
Dân tộc kinh 3.359 nhân khẩu chiếm 38,4 %
Dân tộc khác 1.418 nhân khẩu chiếm 16,2 %
3.1.2.2. Tình hình sản xuất
Nghề nghiệp chính của người dân trong khu vực nói chung chủ yếu là canh tác
nông nghiệp, trồng cây công nghiệp (cà phê, dâu tằm, cà ri), chăn nuôi và nghề rừng.
Tuy nhiên, do quỹ đất nông nghiệp hạn chế, với tập quán sản xuất còn lạc hậu, ít vốn
đầu tư nên năng suất thấp, số hộ đói nghèo còn khá cao.
Trong thời gian trước đây, lối canh tác du canh du cư rất phổ biến. Nhưng trong
những năm trở lại đây, được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước nên việc thực hiện
chủ trương định canh, định cư, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc đã và
đang được nhân dân địa phương thực hiện và chấp hành tốt. Đời sống kinh tế và xã hội
trên địa bàn huyện dần được nâng cao.
3.1.2.3. Tình hình giao thông
Có 1 trục lộ chính là Quốc lộ 27 và một số đường liên thôn, liên xã được đầu tư
theo chương trình 135 của Chính phủ, song vẫn còn nhiều đường là đường be cũ và
đường do dân tự mở, rất khó khăn cho việc đi lại trong mùa mưa.
15


×