Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ VÁN DĂM PHỐI TRỘN TỪ TRẤU KẾT HỢP VỚI MỤN XƠ DỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ VÁN DĂM PHỐI TRỘN
TỪ TRẤU KẾT HỢP VỚI MỤN XƠ DỪA

Sinh viên thực hiện: VÕ NGỌC NAM
Ngành:

CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Niên khóa:

2005-2009

Tp HỒ CHÍ MINH 05/2009

i


NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ VÁN DĂM PHỐI TRỘN
TỪ TRẤU KẾT HỢP VỚI MỤN XƠ DỪA

Tác giả

Võ Ngọc Nam

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỷ sư ngành Chế Biến Lâm Sản



Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ, Phạm Ngọc Nam

Tp Hồ Chí Minh 05/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được những kiến thức như hôm nay và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi
xin chân thành cảm ơn.
- Ban giám hiệu cùng toàn thể quí thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp và quý thầy cô bộ môn
Chế Biến Lâm Sản.
- Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy Tiến sĩ, Phạm Ngọc Nam người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
- Xin chân thành cảm ơn cô kỷ sư: Nguyễn Tường Vy-cán bộ phụ trách phòng thí
nghiệm đã giúp đỡ và hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề
tài nghiên cứu.
- Công ty chế biến gỗ Trường Tiền đã giúp đỡ tôi gia công mẩu thử.
- Cảm ơn cha mẹ, những người thân bạn bè động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi trong
những năm học vừa qua.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất thử ván dăm phối trộn từ trấu kết hợp mụn xơ dừa
Thời gian thực hiện từ ngày 17/01/2009 đến ngày 17/06/2009

Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm ván nhân tạo bộ môn Chế Biến Lâm Sản khoa
Lâm Nghiệp. Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Rừng ngày càng cạn kiệt đã không đủ gỗ để đáp ứng cho nhu cầu của con người.
Trong khi đó nguồn phế liệu từ nông nghiệp thì vô cùng phong phú và chưa có giải
pháp để sử dụng chúng có hiệu quả. Nên việc nghiên cứu tận dụng phế liệu nông
nghiệp để sản xuất ván nhân tạo là cần thiết. Do vậy, chúng tôi đã nghiên cứu một số
yếu tố công nghệ trong sản xuất ván dăm từ phế liệu trấu kết hợp với mụn xơ dừa
Mục đích nghiên cứu: Tận dụng nguồn phế liệu từ trấu và mụn xơ dừa để sẩn xuất ván
dăm đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sản xuất ván
dăm. Chúng tôi đã xác định được tính chất cơ lý của ván dăm nghiên cứu để tìm ra các
thông số tối ưu trong sản xuất.
Nội dung nghiên cứu: Xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố như thời gian ép, nhiệt
độ ép, tỷ lệ dăm đến chất lượng ván .
Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp thực nghiệm xử lý số liệu trên phần
mềm Excel và Statgraphíc 7.0
Kết quả nghiên cứu: Xác định các thông số tối ưu nhằm sản xuất ra ván dăm đạt chất
lượng tốt nhất. Trong quá trình đã nghiên cứu chúng tôi đưa ra được các thông số tối
ưu trong sản xuất ván dăm phối trộn từ trấu kết hợp với mụn xơ dừa. Ứng với nhiệt độ
ép 185,80C, thời gian ép là 8,8 phút, tỷ lệ phối trộn giữa trấu/ mụn xơ dừa là 39,6 % thì
ván đạt ứng suất uốn tỉnh là 143,6 KG/cm2, độ giản nở dày 7,67 %.

iii


SUMMARY
Subjects: Study on mix chipboard try on production from rice husk and coir duts.
Time: 17/01/2009 to 17/06/2009
At: Laboratory, particle board, forestry Facully, Agriculture and Forestry University.
The forest resources are more and more exhausted. Nowady, wood inn’t enough to
supply for humman’s need, however, forestry and agriculture waste sources are very

rich. And there aren’t solution used it effective. Study on technology of particle board
production from waste sources is necessary therefore, we have researched mordern
particle board production from rice husk and coir duts.
The purpose of this research: Utilzing the waste sources from rice husk and coir
duts in order produce particle board with high value. Besides enriching material in
particle board production. In this research we have defined mechanical and physical
properties of the studies products and finding parameter propose to producing board
with high quality.
Reseaching contents: We have researched the in fluence of pressing temperature,
pressing times and mixing rate of mentioned materials upon board quality.
Researching method: Using the scheme expriment method to research and
processing data by Excel and Statgraphic 7.0 software.
The result of this research: Have defind the best parameter. In this researched we
have efinded parameter propose to produce mix board from rice husk and coir duts: N
= 185,8oC, T = 8,8 minutes, mix rate between rice husk / coir duts is K = 39,6%
bending strengh 143,6 KG/cm2, thickness swelling in two hour water soaking 7,67 %

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.................... ..................... ...................... ..................... ................... ii
TÓM TẮT

..................... ..................... ...................... ..................... ................... iii

MỤC LỤC

..................... ..................... ...................... ..................... ....................iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .... ...................... ..................... ................... vii
DANH CÁC HÌNH ........... ..................... ...................... ..................... ....................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................... ...................... ..................... .................... x
Chương 1: MỞ ĐẦU ......... ..................... ...................... ..................... .................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................... ...................... ..................... .................... 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .... ...................... ..................... .................... 1
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................... ...................... ..................... .................... 2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu . ..................... ...................... ..................... .................... 2
1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ........ ...................... ..................... .................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN . ..................... ...................... ..................... .................... 3
2.1 Khái quát về lịch sử phát triển ván dăm ................... ..................... .................... 3
2.2 Xu hướng sản xuất và phát triển ván dăm ............... ..................... .................... 5
2.2.1 Việt Nam................... ..................... ...................... ..................... .................... 5
2.2.2 Tình hình sử dụng ván dăm trên thế giới............... ..................... .................... 8
2.3. Các nghiên cứu ván dăm trong nước ...................... ..................... .................... 9
2.4 Sơ lược về nguyên liệu ..................... ...................... ..................... ................... 11
2.4.1 Cây dừa và mụn xơ dừa.................. ...................... .................... ................... 11
2.4.2 Cây lúa và trấu.......... ..................... ...................... ..................... ................... 14
2.5 Chất kết dính ............... ..................... ...................... ..................... ................... 15
2.6 Chất đóng rắn............... ..................... ...................... ..................... ................... 18
2.7 Chất chống ẩm ............ ..................... ...................... ..................... ................... 19
2.8 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván .......... ..................... ................... 19
2.8.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu ........... ...................... ..................... ................... 19
v


2.8.2 Khối lượng riêng của ván .............. ...................... ..................... ................... 20
2.8.3 Hình dạng và kích thước dăm ........ ...................... ..................... ................... 20
2.8.4 Độ ẩm thảm dăm ..... ..................... ...................... ..................... ................... 21

2.8.5 Ảnh hưởng của chế độ ép ............... ...................... ..................... ................... 21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... ................... 23
3.1 Nội dung nghiên cứu ... ..................... ...................... ..................... ................... 23
3.2 Giới hạn các thông số thí nghiệm ..... ...................... ..................... ................... 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................. ...................... ..................... ................... 24
3.3.1 Phương pháp cổ điển ..................... ...................... ..................... ................... 24
3.3.2 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm .................. ..................... ................... 25
3.4 Xác định các tính chất cơ lý của ván . ...................... ..................... ................... 27
3.4.1 Phương pháp xác định khối lượng thể tích............ ..................... ................... 27
3.4.2 Phương pháp xác định độ ẩm ......... ...................... ..................... ................... 28
3.4.3 Phương pháp xác định độ trương nở chiều dày khi hút nước ..... ................... 28
3.4.4 Phương pháp xác định độ bền uốn tỉnh ................ ..................... ................... 29
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................... ..................... ................... 31
4.1 Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất ván dăm ........... ..................... ................... 31
4.2 Thuyết minh quy trình ..................... ...................... ..................... ................... 32
4.2.1 Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu .... ...................... ..................... ................... 32
4.2.2 Trộn keo và chất chống ẩm ............ ...................... ..................... ................... 33
4.2.3 Trải thảm dăm và ép sơ bộ ............. ...................... ..................... ................... 34
4.2.4 Ép nhiệt .................... ..................... ...................... ..................... ................... 35
4.2.5 Khâu xử lý ván ........ ..................... ...................... ..................... ................... 36
4.3 Thiết lập công thức sản xuất ván dăm thí nghiệm.... ..................... ................... 36
4.3.1 Tính toán nguyên liệu dăm, keo và phụ da............ ..................... ................... 36
4.3.2 Tính toán lực ép trong thí nghiệm .. ...................... ..................... ................... 39
4.4 Xây dụng phương trình tương quan .. ...................... ..................... ................... 40
4.4.1 Phương trình tương quan ............... ...................... ..................... ................... 40
4.4.2 Kiểm tra các hệ số hồi quy và tương thích của phương trình ..... ................... 41
4.4.3 Chuyển về mô hình dạng thực........ ...................... ..................... ................... 42
4.4.4 Xác định các thông số tối ưu .......... ...................... ..................... ................... 42
vi



4.5 So sánh với một số loại ván dăm trên thị trường...... ..................... ................... 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................... ..................... ................... 45
5.1 Kết luận ..................... ..................... ...................... ..................... ................... 45
5.2 Kiến nghị .................... ..................... ...................... ..................... ................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO . ..................... ...................... ..................... ................... 46
PHỤ LỤC

..................... ..................... ...................... ..................... ................... 48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTY TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
QHTN

Qui hoạch thực nghiệm

T0C

Nhiệt độ

t

Thời gian

P

Áp suất


Δγ

Chênh lệch khối lượng thể tích

γ max

Khối lượng thể tích lớn nhất

γ min

Khối lượng thể tích nhỏ nhất

γ tb

Khối lượng thể tích trung bình

γ

Khối lượng thể tích ván

V

Thể tích mẩu thử

M

Khối lượng mẩu thử

W


Độ ẩm mẩu thử

Wv

Độ ẩm ván

WdXD

Độ ẩm mụn xơ dừa

WdTR

Độ ẩm trấu

Mv

Khối lượng một tấm ván

Ml

Khối lượng dăm lớp lỏi

Mm

Khối lượng dăm lớp lỏi

Mldkk

Khối lượng dăm khô kiệt lớp lỏi


Mmdkk

Khối lượng dăm khô kiệt lớp mặt

Pl

Hàm lượng keo lớp lỏi

Pm

Hàm lượng keo lớp mặt

Mmd

Khối lượng dăm lớp mặt ở độ ẩm 5 %

Mld

Khối lượng dăm lớp lỏi ở độ ẩm 5 %

Mlkkk

Khối lượng keo khô kiệt lớp lỏi
viii


Mmkkk

Khối lượng keo khô kiệt lớp mặt


Mlddk

Khối lượng dung dịch keo lớp lỏi

Mmddk

Khối lượng dung dịch keo lớp mặt

Mm50%

Khối lượng dung dịch keo pha chế lớp lỏi

Mm50%

Khối lượng dung dịch keo pha chế lớp mặt

Mmn

Khối lượng nước thêm vào cho lớp mặt

Mmn

Khối lượng nước thêm vào cho lớp lỏi

Mmcđr

Khối lượng chất đóng rắn khô kiệt cho lớp mặt

Mlcđr


Khối lượng chất đóng rắn khô kiệt cho lớp lỏi

Pk

Áp lực chỉ trên đồng hồ

P

Áp lực chỉ trên ván

Sp

Diện tích pittong

Sv

Diện tích ván

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

2.1 Tình hình sản xuất ván dăm tại Việt Nam 2002 – 2007...................................... 6
2.2 Cây dừa ..................... ..................... ...................... ......................................... 11
2.3 Phơi mụn xơ dừa.......... ..................... ...................... ......................................... 14

2.4 Cây lúa

..................... ..................... ...................... ......................................... 15

2.5 Trấu phơi ..................... ..................... ...................... ......................................... 16
2.6 Biểu đồ ép ván thí nghiệm................. ...................... ......................................... 22
3.1 Mô tả quá trình nghiên cứu ván dăm 3 lớp phối trộn......................................... 26
3.2 Vị trí kiểm tra chiều dày mẩu thử...... ...................... ......................................... 27
3.3 Sơ đồ thiết bị kiểm tra độ bền uốn tỉnh .................... ......................................... 29
3.4 Máy kiểm tra ứng suất uốn tỉnh......... ...................... ......................................... 30
4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ván dăm........... ......................................... 31
4.2 Trải thảm và ép sơ bộ . ..................... ...................... ......................................... 34
4.3 Ép nhiệt ..................... ..................... ...................... ......................................... 36

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

2.1: Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam từ năm 2002 – 2007 ..... .................... 6
2.2: Tình hình xuất nhập khẩu ván dăm ở Việt Nam từ 2002 – 2007 .. .................... 7
2.3: Dự báo về nhu cầu sử dụng ván dăm của Việt Nam 2005 - 2010. .................... 7
2.4: Số lượng, công suất các nhà máy ván dăm trên thế giới............... .................... 8
2.5: Sản xuất ván dăm tại vùng Đông Nam Á................ ..................... .................... 8
2.6: Số lượng và công suất các nhà máy ván nhân tạo trên thế giới .... .................... 8
2.7: Thông tin chung về cây dừa khu vực Nam Bộ........ ..................... ................... 12
2.8: Sản lượng dừa của một số địa phương tại Việt Nam ................... ................... 13

2.9: Diện tích trồng lúa tại 4 vùng sản xuất lúa chính ở của cả nước .. ................... 15
2.10: Kích thước dăm dùng trong sản xuất ván dăm...... ..................... ................... 20
3.1 Mức và khoảng biến thiên các yếu tố của ván dăm 3 lớp phối trộn................... 26
4.1 Tính toán khối lượng trấu và mụn xơ dừa ................ ..................... ................... 38
4.2 Ma trận thí nghiệm và kết quả nghiên cứu của ván dăm 3 lớp phối trộn........... 40
4.3 Kết quả tính toán tối ưu của hàm một mục tiêu ....... ..................... ................... 42
4.4 Kết quả tính toán tối ưu hàm đa mục tiêu cho ván dăm phối trộn từ trấu kết
hợp với mụn xơ dừa..... ..................... ...................... ..................... .................. 43
4.5 So sánh với một số loại ván dăm hiện có trên thị trường............... ................... 44

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do sự khai thác quá mức của
con người, diện tích rừng chỉ còn 27,7 % diện tích rừng tự nhiên thấp xa so với độ an
toàn sinh thái. Sản lượng khai thác gỗ trước năm 1999 khoảng 1,2 triệu m3, đến năm
2005 giảm xuống còn 150000 m3, không còn đủ gỗ để đáp ứng cho nhu cầu của con
người. Hơn nữa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tất cả các ngành kink tế
trong đó có ngành chế biến gỗ đang thay đổi nguyên vật liệu đầu vào để giảm chi phí
sản xuất cho nên ván nhân tạo trong đó có ván dăm được dùng để thay thế phần nào
cho gỗ tự nhiên và giảm áp lực về chi phí sản xuất. Ván dăm đã khắc phục được một
số nhược điểm của gỗ tự nhiên như giá thành rẻ, đa dạng về kích thước… Theo bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến quy hoạch phát triển sản xuất ván nhân
tạo đến năm 2010 đạt sản lượng 1,1 triệu m3 trong đó ván dăm đạt 698 nghìn m3. Do
vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu sản xuất thử ván dăm phối trộn từ trấu kết
hợp với mụn xơ dừa”. Với hy vọng sẽ tạo ra được một loại ván dăm đáp ứng được nhu
cầu thị trường và góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp ván dăm. Đặc biệt

tận dụng được nguồn phế thải trong nông, lâm nghiệp (thường được dùng làm chất
đốt) cụ thể là trấu tại các lò xay xát và mụn xơ dừa nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi
trường, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho sản xuất
ván dăm. Ngoài ra xét về mặt xã hội còn góp phần giảm khai thác rừng tự nhiên giúp
cân bằng sinh thái.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mụn xơ dừa: khi quả dừa chín lượng vỏ chiếm từ 33% đến 35% khối lượng quả.
Trong đó chỉ xơ dừa chiếm khoảng 30%, gồm chỉ xơ to dài (bristle fiber) khoảng 12%
và chỉ xơ ngắn nhồi nệm (mattress fiber) khoảng 18%, phần còn lại là mụn dừa (coir
dust) và chỉ ngắn (short fiber) chiếm khoảng 70% khối lượng vỏ. Chỉ xơ dừa có màu
1


trắng khi quả còn xanh và có màu nâu khi quả khô. Theo các thông số trên, nếu tính
trung bình một quả dừa nặng 1,5 kg thì mỗi năm 200 triệu quả dừa ở Bến Tre qua chế
biến loại ra trên 200 ngàn tấn mụn và sơ mụn. Số liệu này trùng khớp với thống kê của
tỉnh Bến tre năm 2006. Hiện trong tỉnh có hàng trăm cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, mỗi
năm thải ra môi trường hàng trăm ngàn tấn mụn dừa, gây ô nhiễm không khí và nguồn
nước các sông rạch, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cũng giống như trấu lúa,
ở những nhà máy chế biến chỉ xơ dừa nó trở thành vấn nạn vì không có chổ chứa nên
thải xuống sông rạch cũng là cách “xử lí” nó hiện nay. Do xốp và thấm nước tốt nên từ
xưa tới nay mụn dừa thường làm giá thể cho cây giống, song bị hạn chế vì trong nó có
chất lignin chát làm chết cây nên phải rửa hoặc khử khi dùng.
Trấu là một loại phế thải nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn đặc biệt ở những
nước trồng nhiều lúa như: vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam, Inđonesia, Philippin ... Ta biết vỏ trấu chiếm từ 20-26% khối lượng hạt thóc.
Sau khi xay xát lượng vỏ trấu thải ra rất lớn nhưng hiện nay chưa có hướng sử dụng
nên gây ra trở ngại không nhỏ cho quá trình sản xuất (chiếm diện tích bãi chứa, gây ô
nhiểm môi trường, dể gây ra hỏa hoạn…).

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván dăm ba
lớp phối trộn giữa trấu kết hợp với mụn xơ dừa theo các tỷ lệ khác nhau. Ngoài ra, còn
nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của ván như ứng suất uốn tỉnh,
độ trương nở, độ ẩm ván của ván sản xuất.
1.3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Có được công nghệ phù hợp để sản xuất ván dăm phối trộn từ trấu kết hợp với mụn
xơ dừa nhằm tận dụng triệt để nguồn phế thải nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất
và giảm thiểu ô nhiểm môi trường.
Xác định được qui trình công nghệ sản xuất ván dăm thông dụng từ trấu và mụn xơ
dừa.
Lựa chọn và xác định được tỷ lệ phối trộn giữa trấu/ mụn xơ dừa cùng các chất phụ gia
để sản xuất ván dăm thông dụng từ trấu kết hợp với mụn xơ dừa

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về lịch sử phát triển ván dăm
Ván dăm là sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp ép dăm gỗ, có sự tham gia
của chất kết dính trong một điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định. Có nhiều loại ván
dăm và sự khác biệt của chúng là sự khác nhau về kích thước, hình dạng của dăm, sự
phân bố của dăm trong ván, lượng keo dùng, khối lượng thể tích của ván. Tính chất và
khả năng sử dụng của ván phụ thuộc vào các yếu tố này. Ngoài dăm gỗ ra còn có thể
sản xuất ván dăm từ các loại dăm khác nhau như dăm tre, nứa, bã mía, rơm rạ, vỏ trấu
và mụn chỉ xơ dừa. Về lý thuyết các loại nguyên liệu có nguồn gốc xenlulo đều có thể
dùng để sản xuất ván dăm. Ván dăm trên thế giới được phát triển từ cuối thế kỷ 18 và
cho đến đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên vào những năm 1930 nền công nghiệp sản xuất ván
dăm mới bắt đầu hình thành ở một số nước công nghiệp phát triển.

Xưởng ván dăm đầu tiên ở nước Đức cũng là xưởng ván dăm đầu tiên trên thế giới,
được hình thành vào nữa cuối những năm 1930 ở Bremen-Hemeligen. Ván được sản
xuất từ mùn cưa gỗ mềm, ép ở áp suất 80-100 KG/cm2 và nhiệt độ 1000C với hàm
lượng keo phênol 8-10 %. Sản phẩm này có kích thước 2000 x 3000 mm với hai loại
bề dày là 14 và 25 mm, có khối lượng thể tích ρ = 0,8-1,1 g/cm3, ứng suất uốn tỉnh
σ ut = 200-500 KG/cm2. Đối với ván dăm một lớp được sản xuất theo phương pháp

CRS của Tiệp Khắc (cũ) nguyên liệu dùng là phế liệu mùn cưa, qua khâu sàng lọc bụi
gỗ sau đó đem sấy để được độ ẩm 6 % rồi trộn với keo phênol tỷ lệ 8-10 %. Nhờ cơ
cấu con lắc, dăm được trải mền trên tấm đệm để định hình ván. Mền dăm sẽ được tiếp
tục đưa qua khâu ép sơ bộ với áp lực 7 KG/cm2. Bàn ép nguội này có cơ cấu gờ bốn
phía để rìa mền được vững chắc hơn. Quá trình ép nóng được tiến hành với áp lực
15-20 kG/cm2. Ván dăm này có bề dày 8 mm và có chỉ tiêu kỷ thuật như sau: Ứng suất
uốn tỉnh σ ut =20 - 80 KG/cm2 và khối lượng thể tích ρ = 600 - 750 kg/m3.
Đối với ván dăm 3 lớp, theo phương pháp “Behr” dăm lớp mặt có kích thước bề
dày 0,15-0,2 mm, lớp giữa bề dày 0,4-0,5 mm keo sử dụng là keo Ure-formandehyd
3


với tỷ lệ 10 - 20 % cho lớp mặt và 5-6 % cho lớp giữa bánh dăm được ép nguội với áp
suất 10 KG/cm2. Ở khâu ép nóng được ép với áp lực 15 KG/cm2, nhiệt độ 1450C và
trong 15 phút. Sản phẩm tạo ra có bề dày 20 mm sau khi đưa vào phòng làm nguội và
điều hòa trong vòng 6 ngày đêm ra kiểm tra và đạt được các chỉ tiêu sau: ρ =600
kg/m3, ứng suất uốn tỉnh σ ut = 175-220 kG/cm2.
Ở Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu về ván dăm như: Ván dăm chậm cháy, ván dăm
định hướng , ván dăm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác. Dưới đây là một số kết quả
nghiên cứu:
Ván dăm định hướng cấu trúc (PSL). Đây là một trong những loại nguyên liệu có
cấu trúc mới. Dăm gỗ được cắt ra thành miếng nhỏ với chiều dày 1,5 mm, chiều rộng
14 mm, sau đó đem sấy trộn keo phênol-fomandehyd, trải thảm định hướng, cuối cùng

là ép nhiệt và hoàn thiện ván. Sản phẩm đạt các chỉ tiêu sau: khối lượng thể tích
ρ =0,69 g/cm3, độ trương nở theo chiều dày TS=9,6 %, độ bền uốn tỉnh theo phương

song song (MOR//) =130 Mpa.
Ván dăm định hướng (OSB) là loại ván có cấu trúc định hướng, dăm gỗ được băm
từ gỗ nhỏ hoặc lỏi gỗ bóc. So với dăm trong ván PLS, dăm trong OSB có kích thước
ngắn hơn, dể định hướng trong quá trình trải thảm. OSB một lớp hay nhiều lớp đều có
tính chất định hướng theo hướng thớ gỗ của dăm, do vậy ván thường đạt cường độ cao.
Ở loại ván này dăm được băm ra theo kích thước 0,5 x 10 x 80 mm theo 3 chiều dày,
rộng, dài được sấy đến độ ẩm 3-6 % sau đó trộn keo rồi ép ván. Loại keo sử dụng là
keo Ure-Phomandehyd hoặc phenol-phomandehyd. Ván sau khi ép và hoàn thiện đạt
được các chỉ tiêu sau: Khối lượng thể tích ρ =0,65 g/cm3, độ bền uốn tỉnh theo phương
song song (MOR //) 44,1 Mpa.
Ván dăm định hướng từ cành, nhánh có đường kính nhỏ. Vì nguyên liệu này có tỷ
lệ vỏ cao nên trong sản xuất và sử dụng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên chúng có thể
dùng để sản xuất ván định hướng mỏng. Trước tiên cành nhánh được băm bằng máy
kiểu trống sau đó lọc lấy dăm mịn có kích thước 0,5 x 15 x 55 mm, dăm được sấy đến
độ ẩm 5 %, trộn keo với tỷ lệ 12 % và tỷ lệ Parafin 1,5 % sau đó định hình rồi ép nóng
với nhiệt độ 1400C ở 3 phút. Ván đạt các chỉ tiêu sau: khối lượng thể tích ρ =0,7 g/cm3
(dày 6 mm) độ bền uốn tỉnh theo phương song song (MOS) là 43,8 Mpa.
4


Riêng ở Việt Nam, nhà máy ván dăm đầu tiên ở nước ta được xây dựng đó là nhà
máy ván dăm Việt Trì (1976) với thiết bị của Nam Tư, sản xuất ván dăm 3 lớp từ gỗ
bồ đề với phương pháp ép phẳng, công suất thiết kế là 6000 m3/ năm. Năm 1970 nhà
máy ván dăm Đồng Nai được xây dựng với công suất thiết kế 2000 m3/năm, sản xuất
ván okal bằng phương pháp ép đùn và nguồn nguyên liệu lấy từ dây chuyền công nghệ
sản xuất ván dán. Những năm gần đây hàng loạt nhà máy ván nhân tạo đã ra đời như
nhà máy MDF Gia Lai, nhà máy ván dăm Hiệp Hòa –Long An, nhà máy ván dăm Thái

Nguyên, nhà máy ván dăm La Ngà Đồng Nai ….
2.2 Xu hướng sản xuất và phát triển ván dăm
2.2.1 Việt Nam
Khi nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất ván gỗ
nhân tạo đang trở nên phổ biến. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc
phong phú, đồ mộc làm từ ván nhân tạo rất thích hợp với nội thất hiện đại. Sản phẩm
ván gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính là
ván sợi, ván dăm, ván ghép thanh…Ván dăm là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên
liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, tràm bông vàng, cao su…), phong phú về chủng loại.
Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer
(gỗ lạng)…Ván dăm chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình,
công sở. Hầu hết công nghệ sản xuất ván dăm ở Việt Nam là nhập từ nước ngoài. Năm
1976, nhà máy ván dăm Việt Trì là nhà máy ván dăm đầu tiên ở nước ta, với thiết bị
của Nam Tư, sản xuất ván dăm 3 lớp từ gỗ bồ đề với phương pháp ép phẳng, công suất
thiết kế là 6000 m3 sản phẩm/năm.
Năm 1970, nhà máy ván dăm Đồng Nai được xây dựng với công suất thiết kế là
2000 m3 sản phẩm/năm, thiết bị của Đức sản xuất ván Okal theo phương pháp ép đùn
từ nguồn nguyên liệu lấy từ dây chuyền công nghệ sản xuất ván dán.
Năm 1998, nhà máy ván dăm Hiệp Hòa – Long An được xây dựng với công suất
5000 m3 sản phẩm/năm, thiết bị của Trung Quốc, ván được sản xuất từ bã mía.
Nhà máy sản xuất ván dăm lớn nhất Việt Nam hiện nay là Nhà máy Ván dăm Thái
Nguyên, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất xưởng có độ
dày từ 8 đến 32 mm.
5


Mặc dù sản lượng ván dăm tại Việt Nam ngày càng tăng tuy nhiên vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó chất lượng của ván dăm trong nước phần lớn vẫn chưa
cạnh tranh được với ván dăm ngoại nhập nên dẫn đến tình trạng nhập siêu. Cụ thể là

năm 2002, sản lượng ván dăm sản xuất tại Việt Nam chỉ đạt 2000 m3 nhưng đến năm
2007 đã đạt được 180.000 m3. Cũng trong năm 2007 Việt Nam phải nhập khẩu
153.400 m3 ván dăm nhưng chỉ xuất khẩu 200 m3. Điều này cho chúng ta biết được
phần nào tình hình sản xuất và tiêu thụ ván dăm của Việt Nam hiện nay, từ đó chúng ta
có những hướng để cải tiến trong công nghệ sản xuất ván dăm đạt chất lượng cao và
tận dụng mọi nguyên liệu có thể.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam từ năm 2002 - 2007
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Sản lượng (m3)

2.000

43.500

48.000

243.000


256.000

180.000

300000
250000
200000
m3 150000
100000
50000
0

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Năm

Hình 2.1: Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam
6



Tình hình xuất nhập khẩu ván dăm của Việt Nam
Theo thống kê của tổ chức FAO thì sản lượng ván dăm xuất nhập khẩu của Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2002 – 2007 có những thay đổi mạnh. Số liệu thống kê
được thể hiện qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu ván dăm ở Việt Nam từ 2002 - 2007
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Nhập khẩu (m3)

20.000

20.000

126.401

126.401

Xuất khẩu (m3)


0

0

1453

1453

2007

229.200 153.400
200

200

(Nguồn: Faostat)
Theo thống kê của FAO cho thấy trong giai đoạn từ năm 2002 – 2007, sản lượng
sản xuất ván dăm tăng đột ngột. Qua đó cho ta thấy nhu cầu sử dụng ván dăm của Việt
Nam ngày một tăng cao. Song chúng ta phải nhập thêm ván dăm từ các nước khác trên
giới để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất. Ván dăm đang chiếm một vị trí quan trọng, phát
triển ván dăm là một hướng đi đúng đắn trong công nghiệp sản xuất ván nhân tạo trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng.
Bảng 2.3: Dự báo về nhu cầu ván dăm của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Khu vực thành thị


221146

315182

Dân số

21366764

26265208

Tiêu dùng/ người/năm

0,01

0,012

Khu vực nông thôn

61575

76670

Dân số

61574746

63891128

Tiêu dùng/người/năm


0,001

0,0012

Cả nước

282721

391853
(Nguồn: Faostat)

Theo dự án chính phủ đến năm 2010 sản lượng ván dăm đạt 1 triệu m3/năm. Để
chủ động về nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đồ mộc trong nước cũng
như xuất khẩu ngành đã có đề xuất đối với ván nhân tạo đến năm 2015 chỉ nên đầu tư
sản xuất ván dăm và ván sợi (MDF) sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, trong đó 60 %
là ván dăm.
7


2.2.2 Tình hình sử dụng ván dăm trên thế giới
Có thể thấy sản xuất ván dăm hiện nay trên thế giới có những điểm nổi bật sau đây:
Ván dăm được phát triển sản xuất rộng rãi ở tất cả các Châu lục, mạnh nhất là Châu
Âu, rồi đến Châu Á, Bắc Mỹ. Năm 2001 toàn thế giới có 733 nhà máy, tổng cộng suất
81.972.000 m3, năm 2005 có 719 nhà máy, tổng cộng suất 85.844.000 m3 tăng 4,7 %.
Dưới đây là số lượng, công suất nhà máy ván dăm trên toàn thế giới và các vùng
Bảng 2.4: Số lượng, công suất các nhà máy ván dăm trên thế giới
STT

1


Năm 2001

Loại nhà
máy ván

Năm 2005

Công suất

Số

Công suất

Số

dăm

lượng

1.000 m

lượng

1.000 m

Ván dăm

733


81.972

719

85.844

3

Tăng
trưởng (%)

3

4,7%

(Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp theo tạp chí Panel & Furniture TFU năm 2006)
Bảng 2.5: Sản xuất ván dăm tại vùng Đông Nam Á
STT
1

Công suất 1.000 m3

Nhà máy ván nhân

Tăng trưởng (%)

tạo

Năm 2001


Năm 2005

Ván dăm

5.655

7.622

34,78%

(Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp theo tạp chí Panel & Furniture TFU năm 2006)
Bảng 2.6: Số lượng và công suất các nhà máy ván nhân tạo trên thế giới.
Năm 2001
STT

Năm 2005

Tăng

Loại nhà máy

Công

Công

trưởng

ván nhân tạo

Số lượng suất 1000 Số lượng


suất 1000

(%)

m3

m3

2005/2001

1

Ván dăm

733

81972

719

85844

4,7 %

2

MDF

275


30561

424

46141

50,7 %

3

OSB

66

22389

81

31406

40,7 %

1074

134922

1224

163361


Tổng cộng

(Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp theo tạp chí Panel & Furniture TFU năm 2006)

8


2.3 Các kết quả nghiên cứu ván dăm trong nước
Do có nhiều tiện ích và ván dăm có khả năng thay thế gỗ tự nhiên nên có rất nhiều
công trình nghiên cứu về các loại ván dăm từ nhiều nguyên liệu khác nhau:
Năm 1999, Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Trọng Nhân nghiên cứu sản xuất ván dăm
từ cọng dừa nước. Với chiều dày dăm từ 0,1 – 0,3 mm, chiều rộng dăm từ 3 – 5 mm,
chiều dài dăm từ 30 – 50 mm, sử dụng keo ureformandehyd với hàm lượng khô 50 %,
pH = 7 – 7,5, được ép ở nhiệt độ 1400C, thời gian ép từ 14 – 16 phút đối với ván dày
16 mm. Kết quả thu được như sau: Độ hút nước sau khi ngâm trong nước là 28,3 %,
độ trương nở là 10,76 %, ứng suất uốn tĩnh là 124 kG/cm2.
Năm 2000, Phạm Ngọc Nam nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm từ cành ngọn
bìa bắp gỗ cao su, với các thông số kỹ thuật như sau: độ ẩm của dăm gỗ từ 4 – 6 %, sử
dụng chất kết dính là keo ureformandehyd do công ty Dyno sản xuất ở dạng bột có
hàm lượng khô 50 ±2 %, chất đóng rắn là NH4Cl; lượng keo sử dụng là 10,5 %; chế độ
ép như sau: thời gian ép 22,7 phút, nhiệt độ ép là 1550C. Qua quá trình nghiên cứu thu
được kết quả như sau: khối lượng thể tích của ván dăm 0,75 g/cm3; độ giãn nở dày
ΔS = 9,2 %; ứng suất uốn tĩnh là 163 kG/cm2.
Năm 2001, Trần Tuấn Nghĩa, đã nghiên cứu sản xuất ván dăm 3 lớp từ gỗ bạch
đàn. Dùng keo Urea-formaldehyd của hãng Dyno với định mức keo cho lớp mặt 20 %
và cho lớp ruột là 10 %, nhiệt độ ép là 110-130oC; áp lực ép: 15- 18 kG/cm2; thời gian
ép: 15 phút. Kết quả khối lượng thể tích: 0,62g/cm3, độ trương nở chiều dày (sau khi
ngâm trong nước sau 2 giờ): 4,8 %; độ bền uốn tĩnh: 64 kG/cm2 [16].
Năm 2002, Nguyễn Trọng Nhân đã tiến hành nghiên cứu một số tính chất của ván

dăm gỗ Bạch đàn nâu. Sử dụng chất kết dính là keo ureformandehyd có hàm lượng
khô từ 48 – 50 %, pH = 7 – 7,5, NH4Cl là chất xúc tác chiếm 1% so với keo. Kết quả
đạt được như sau: Đối với gỗ Bạch đàn 6 năm tuổi: khối lượng thể tích của ván 0,7
g/cm3 thì ứng suất uốn tĩnh thấp nhất là 18,89 MPa, độ bền kéo vuông góc thấp nhất
đạt 0,36 MPa; khối lượng thể tích của ván 0,75 g/cm3 thì độ bền uốn tĩnh cao nhất và
độ bền kéo vuông góc cao nhất lần lượt là 19,92 MPa và 0,39 MPa. Đối với bạch đàn 8
năm tuổi: khối lượng thể tích của ván 0,7 g/cm3 thì ứng suất uốn tĩnh thấp nhất và độ
bền kéo vuông góc thấp nhất lần lượt là 20,78 MPa và 0,40 MPa; khối lượng thể tích
của ván 0,75 g/cm3 thì độ bền uốn tĩnh cao nhất và độ bền kéo vuông góc cao nhất lần
9


lượt là 21,22 MPa và 0,43 MPa. Tất cả những thông số trên đều đạt theo tiêu chuẩn
của ván dăm 04TCNN2 – 1999.
Năm 2003, Hoàng Xuân Niên đã nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván
dăm từ nguyên liệu chỉ xơ dừa. Nguyên vật liệu thí nghiệm gồm có: dăm sợi xơ dừa,
với chiều dài của dăm từ 1,5 – 2 cm chiếm tỷ lệ 98 – 99 %, độ ẩm W = 5 ± 2 %. Chất
kết dính được sử dụng là keo Ure formaldehyd có hàm lượng khô 50–52 %, độ pH = 8,
không sử dụng chất chống ẩm. Sử dụng NH4Cl tỷ lệ < 1% làm chất đóng rắn. Kết cấu
của ván là ván dăm một lớp, tỷ trọng ván 650 kg/cm3, kích thước ván (dài × rộng ×
dày) 500 × 500 × 14 mm, với áp lực ép ván 16,5 kG/cm2. Kết quả thu được như sau:
Tỷ trọng của ván dăm xơ dừa thí nghiệm là 0,67 – 0,68 g/cm3; ứng suất uốn tĩnh trung
bình là 191,8 kG/cm2; ứng suất kéo vuông góc là 4,2 kG/cm2; tỷ lệ trương nở theo
chiều dày là 4,3 %; độ bền bám đinh vít song song là 12,4 KG; độ bền bám đinh vít
vuông góc là 15,6 KG.
Năm 2006 Trần Tuấn Nghĩa nghiên cứu công nghệ tạo ván dăm, tận dụng dây
chuyền sản xuất đồ mộc từ gỗ Bạch Đàn. Nguyên liệu gỗ được chọn từ phế liệu gỗ
Bạch Đàn ở công đoạn xẻ và sản xuất đồ mộc. Ván có kết cấu theo tỷ lệ 1:4:1, lớp ruột
là dăm lá mỏng, được tạo từ máy băm dăm dạng bào, có kích thước10 × 20 × 0,5 (cm),
ở dộ ẩm 5-8 %, lớp mặt dăm dạng hạt được tạo từ máy nghiền búa, ở độ ẩm 5-8 % tỷ

lệ keo lớp mặt 12 % còn lớp lỏi 10 %. Các thông số kỷ thuật: keo sử dụng là keo UF ở
dạng bột của hảng Dyno, kích thước ván 1200 × 2400 × 16 (mm), nhiệt độ ép 1101300C áp suất ép từ 12-15 KG/cm2, khối lượng thể tích từ 620-650 Kg/m3, thời gian ép
30 giây/1 mm chiều dày ván. Kết quả thu được: khối lượng thể tích 616-641 Kg/m3, độ
trương nở của ván sau 2 giờ ngâm trong nước từ 8,04-10,13 % độ bền uốn tỉnh 1236153 KG/cm2.
Năm 2007, Phạm Ngọc Nam nghiên cứu sản xuất ván dăm phế liệu lồ ô với cành
ngọn gỗ điều tại tỉnh Bình Phước. Nghiên cứu sử dụng keo UF của Dyno với hàm
lượng khô (50 ± 2) %, với các thông số công nghệ như tỷ lệ phối trộn 66,2 % dăm tre
với 33,8 % dăm gỗ điều, hàm lượng keo 11,6 % so với lượng dăm khô kiệt, áp suất ép
18 KG/cm2, nhiệt độ ép 1760C, thời gian ép 6,34 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy
ván dăm một lớp dày 18 mm có khối lượng thể tích 0,63 g/cm3, ứng suất uốn tỉnh 188
KG/cm2, độ giản nở theo chiều dày 7,76 %.
10


2.4 Sơ lược về nguyên liệu
2.4.1 Cây dừa và mụn xơ dừa
2.4.1.1 Cây dừa Tên khoa học: Cocos NuciferaL

Hình 2.2: Cây dừa
Đã hình thành cách đây khoảng 15 triệu năm trước, dừa được trồng và mộc tự
nhiên ở khu vực Đông Nam Châu Á, Nam Mỹ, Ấn độ, và New Zealand, được trồng để
lấy quả, thích hợp trên các vùng đất có độ cao dưới 300 m, ở vỉ độ 150 với lượng mưa
đều trong năm, phân bố mộc tự nhiên ở các khu vực ven biển. Dừa phát triển tốt trên
đất pha cát, khả năng chống chịu tốt, cây ưa nắng lượng mưa khoảng 750-2000 mm
hằng năm. Dừa là cây một lá mầm, đặc điểm nổi bật cửa cây dừa là từ lúc sinh ra cho
đến lúc trưởng thành thì số lượng các bó sợi trong từng vùng không thay đổi, cây dừa
khác với gỗ là không có vòng năm, không có sự thay đổi về số lượng các bó sợi mà chỉ
thay đổi mật độ các bó sợi từ gốc đến ngọn, từ gốc đến ngọn mật độ bó sợi tăng dần.
Dừa phải sống ở môi trường có độ ẩm cao (70-80 %) để có thể phát triển một cách tốt
nhất nên cây dừa rất khó trồng ở những khu vực khô cằn hoặc không đủ độ ẩm. Cây

dừa có dáng thẳng đứng, hình trụ tròn, độ thon ít. Các tàu lá dài, 2,5-3.5m mọc quanh
thân lá. Lá kép lông chim dài 0,5-1m, rộng 3-4 cm. Dừa là cây có hoa đơn tính, không
cuống, hoa cái từ 25-35 hoa/ buồng, hoa đực từ 7000-9000 hoa/buồng, dừa ra hoa liên
tục với hoa cái tạo ra hạt. Quả dừa gồm có vỏ, cơm, gáo và nước dừa, mô mềm. Bên
trong vỏ là gáo dừa hóa gỗ cứng, trên sọ dừa có 3 lổ mầm có thể nhận thấy rất rõ từ
11


phía ngoài gọi là các mắt dừa. Thông qua một trong các mắt này thì phần rể mầm sẽ
vươn ra ngoài khi phôi nảy mầm. Bên trong gáo dừa màu trắng và nước dừa trong suốt
không màu. Tất cả các bộ phận cấu thành quả dừa khô đều được sử dụng. Mụn chỉ dừa
làm nệm, ván dăm,…Bột làm đất sạch xuất khẩu. Gáo dừa sản xuất làm than hoạt tính,
đồ thủ công mỹ nghệ. Cơm dừa làm thực phẩm, bánh kẹo và sản xuất dầu dừa…
Ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thì cây dừa đã được ứng dụng làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và tiến hành trồng nhân tạo rộng rải với qui
mô lớn. Một số nước còn thực hiện trồng dừa ở ven biển để chống xói mòn đất và lũ
lụt, đồng thời tạo cảnh quan môi trường đẹp cho việc tham quan du lịch cảnh biển…
Bảng 2.7: Thông tin chung về cây dừa khu vực Nam Bộ
STT

Số lượng

1

Số cây trồng/ ha

140-150

2


Năng suất trái cây / ha

40-50

3

Năng suất trái cây / ha/ năm

5600-7500

4

Giá một quả dừa (VNĐ)

4000

5

Giá một tấn xơ dừa loại 1 (USD)

170-190

6

Giá một tấn than từ gáo dừa (USD)

240

7


Giá một tấn bột xơ dừa (USD)

150

8

Giá 1m thân cây dừa (VNĐ)

40000-70000

(Nguồn: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của nhà
xuất bản thống kê.)
Từ bảng 2.8 ta có thấy ở Việt Nam dừa được trồng rộng rải ở nhiều tỉnh, trong diện
tích che phủ khoảng 19.500 ha. Tập trung ở vùng duyên hải miền trung và Tây Nam
Bộ. Như vậy cây dừa có tiềm năng lớn nhưng chưa được tận dụng triệt để hết khả năng
của nó, nếu biết cách khai thác và chế biến hợp lý thì cây dừa thực sự trở thành nguồn
tài nguyên có giá trị cao, phục vụ cho công nghiệp sản xuất ván nhân tạo nói chung
và cho sản xuất ván dăm nói riêng.

12


Bảng 2.8 Sản lượng dừa của một số địa phương tại Việt Nam
Khu vực

1990

1995

1996


1997

1998

Toàn quốc

894.389

1335758

1317797

1280345

1234512

Duyên hải miền trung

104766

137646

142463

152079

155344

Đông Nam Bộ


109181

102214

100134

87621

63290

291546

902928

1040558

1008059

977818

137977

218986

212520

200930

205025


Cần Thơ

120305

106779

156200

160000

Trà Vinh

171253

171256

154657

154657

Vỉnh Long

115213

116213

126082

126082


150225

1500225

108000

Đồng Bằng Sông Cửu
Long
Bến Tre

Cà Mau

(Nguồn: Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của nhà
xuất bản thống kê)
2.4.1.3 Mụn xơ Dừa
Khi quả dừa chín lượng vỏ chiếm từ 33 % đến 35 % khối lượng quả. Trong đó chỉ
xơ dừa chiếm khoảng 30 %, gồm chỉ xơ to dài (bristle fiber) khoảng 12 % và chỉ xơ
dừa ngắn nhồi nệm (mattres fiber) khoảng 18 %, phần còn lại là mụn xơ dừa (coir
duts) và chỉ ngắn (short fiber) chiếm khoảng 70 % khối lượng vỏ (mattres fiber). Chỉ
xơ dừa có màu trắng khi quả còn xanh và có màu nâu khi quả khô. Theo các thông số
trên, nếu tính trung bình một quả dừa nặng 1,5 kg thì mổi năm 200 triệu quả dừa ở Bến
Tre qua chế biến loại ra trên 200 ngàn tấn mụn và sơ vụn. Số liệu này trùng khớp với
thống kê của tỉnh Bến Tre năm 2006. Hiện trong tỉnh có hàng trăm cơ sở sản xuất chỉ
xơ dừa, mổi năm thải ra môi trường hàng trăm ngàn tấn mụn dừa, gây ô nhiểm không
khí và nguồn nước các sông rạch, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cũng giống
như cây lúa, ở những nhà máy chế biến chỉ xơ dừa nó trở thành vấn nạn vì không có
chổ chứa nên thải xuống sông rạch cũng là cách “xử lý” hiện nay. Do xốp và thấm
nước tốt nên từ xưa đến nay mụn dừa thường làm giá thể cho cây giống, song bị hạn
chế vì trong mụn dừa có chất lignin chát làm chết cây nên phải rửa hoặc khử khi dùng.


13


×