Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU – THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN TRIBECO BÌNH DƯƠNG, CÔNG SUẤT 1000M3 ĐẠT LOẠI B THEO TCVN 5945 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 76 trang )

Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
\[

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU – THIẾT KẾ
HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN
TRIBECO BÌNH DƯƠNG, CÔNG SUẤT 1000M3 ĐẠT LOẠI B
THEO TCVN 5945 - 2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN:HOÀNG XUÂN THU
NGÀNH

:KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHOÁ

: 31

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ TẤN THANH TÂM

\ 2009[

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    i


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được nhiều lời động viên,
nhiều sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến thầy Th.S Lê Tấn Thanh Lâm đã tận
tình hướng dẫn trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô thuộc khoa Môi Trường và Tài
Nguyên - Đại Học Nông Lâm đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần Tribeco và các anh chị đang làm việc
tại công ty đã giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn lớp ĐH05MT
đã cùng tôi gắn bó và học tập trong suốt những năm học vừa qua.
Xin gởi lời cảm ơn đến bạn Huỳnh Ngọc Hải Yến đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình làm khóa luận này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn cha mẹ, các anh chị em trong gia đình luôn là
nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trở và tạo nghị lực cho con trong suốt
quá trình học tập
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Tuy đã cố gắng hết sức, xong vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
đựơc sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên: Hoàng Xuân Thu

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    ii


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

TÓM TẮT KHÓA LUẬN


Khi đất nước đang trên đà phát triển, mức sống ngày một được nâng cao thì các
nhu cầu về thực phẩm và các nhu cầu giải trí của người dân càng tăng lên. Nước giải
khát là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Trong
những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thị trường nước giải
khát của nước ta được mở rộng một cách nhanh chóng, nhiều loại nước giải khát của
các hãng sản xuất liên tục ra đời. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khí thải,
nước thải và chất thải rắn. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm sự tác
động của các nguồn ô nhiễm trên đến môi trường theo quy định của nhà nước.
Nước thải của ngành sản xuất nước giải khát có nồng độ các chất ô nhiễm trung
bình. Tuy nhiên nếu không được xử lý thì tác động của nó đến môi trường là không hề
nhỏ.Vì vậy, để phát triển bền vững thì việc xử lý nước thải của ngành là yêu cầu bắt
buộc đối với các doanh nghiệp.
Để góp phần vào việc xây dựng một công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước
giải khát thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần Tribeco Bình Dương công suất
1000 m3, đạt loại B theo TCVN 5945:2005”, với mục tiêu nghiên cứu: Xác định các
thông số tối ưu của mô hình SBR để đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho ngành sản
xuất nước giải khát và thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần
Tribeco Bình Dương.
Sau quá trình nghiên cứu, kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sục khí tối ưu
cho bể SBR là 8 tiếng, nồng độ bùn hoạt tính cần thiết trong bể là 3000mg/L. Hiệu
suất xử lý của công trình là 90%. Nước thải đầu ra của hệ thống thiết kế đạt cột B theo
TCVN 5945 :2005.
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng: việc áp dụng công nghệ xử lý
nước thải nước giải khát với quá trình sinh học hiếu khí là hợp lý trong điều kiện Việt
Nam.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    iii



Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..............................................................................................iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH .............................................................................................................. 1
1.3. NỘI DUNG............................................................................................................... 2
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
1.7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN. .......................................................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT............................ 4
2.1.1. Lịch sử hình thành của nước giải khát ........................................................ 4
2.1.2. Thành phần và tính chất của nước thải sản xuất nước giải khát. ................ 4
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ. ............................................... 5
2.2.1. Xử lý cơ học ................................................................................................ 5
2.2.3. Xử lý bằng phương pháp hoá học ............................................................... 7
2.2.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học .............................................. 7
2.2.5. Khử trùng nước thải..................................................................................... 8
2.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ ĐANG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM. ................... 9
2.3.1. Công nghệ xử lý nước thải của công ty PEPSICO – Hóc Môn. ................ 9
2.3.2. Công nghệ xử lý nước thải của công ty sữa Thống Nhất ......................... 10
2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải công ty Tân Hiệp Phát...................................... 11

2.4. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN TRIBECO........................................... 11
2.4.1. Tên công ty. ............................................................................................... 11
2.4.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 12
2.5. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRIBECO BÌNH DƯƠNG. ............... 12
2.5.1. Địa điểm và mặt bằng................................................................................ 12
2.5.2. Vị trí địa lý................................................................................................. 12
SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    iv


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

2.5.3. Điều kiện khí hậu....................................................................................... 13
2.5.4. Lĩnh vực hoạt động.................................................................................... 13
2.5.5. Nguyên liệu sản xuất. ................................................................................ 13
2.5.6. Quy trình sản xuất. .................................................................................... 14
2.5.7. Nguồn gốc và đặc trưng nước thải nhà máy Tribeco. ............................... 16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................. 17
3.2. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SBR.......................................................................... 17
3.3. VẬT LIỆU.............................................................................................................. 18
3.3.1. Mô hình SBR............................................................................................. 18
3.3.2. Vận hành mô hình: .................................................................................... 20
3.4. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .......................................................................................... 21
3.4.1. Giai đoạn thích nghi .................................................................................. 21
3.4.2. Giai đoạn thay đổi nồng độ ....................................................................... 22
3.4.3. Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu SS, BOD, COD, pH ............................. 22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
4.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ...................................................................................... 26
4.1.1. Thí nghiệm 1.............................................................................................. 26
4.1.2. Thí nghiệm 2.............................................................................................. 27
4.1.3. Thí nghiệm 3.............................................................................................. 28

4.1.4. Thí nghiệm 4.............................................................................................. 29
4.2. THẢO LUẬN ......................................................................................................... 30
4.3. CÔNG NGHỆ ĐỀ XUẤT ...................................................................................... 31
4.3.1. Cơ sở lựa chọn........................................................................................... 31
4.3.2. Đề xuất công nghệ ..................................................................................... 32
4.4. THÔNG SỐ THIẾT KẾ ......................................................................................... 35
4.4.1. Song chắn rác ............................................................................................ 35
4.4.2. Bể điều hòa ................................................................................................ 35
4.4.3. Bể UASB ................................................................................................... 36
4.4.4. Bể trung gian ............................................................................................. 36
4.4.5. Bể SBR ...................................................................................................... 37
4.4.6. Bể tiếp xúc................................................................................................. 38
4.4.7. Bể nén bùn................................................................................................. 38
4.4.8. Máy ép bùn ................................................................................................ 38
4.5. DỰ TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ .......................................................... 39
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 40
SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    v


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 40
5.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 41

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    vi


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc trưng nước thải của một số công ty nước giải khát ở nước ta ......5
Bảng 2.2. Đặc trưng nước thải sản xuất ............................................................16
Bảng 2.3. Đặc trưng nước thải sinh hoạt............................................................16
Bảng 3.1. Các thông số thiết kế mô hình............................................................20
Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm với CODvào=303,75mg/L .................................26
Bảng 4.2. Kết quả thí nghiệm với CODvào=403,33mg/L .................................27
Bảng 4.3. Kết quả thí nghiệm với CODvào=617mg/L ......................................28
Bảng 4.4. Kết quả thí nghiệm với CODvào=901,255mg/L ...............................29
Bảng 4.5. Tính chất nước thải công ty Tribeco..................................................31
Bảng 4.6. Dự đoán hiệu suất xử lý qua các công trình.......................................34
Bảng 4.7. Các thông số thiết kế và kích thước của song chắn rác .....................35
Bảng 4.8. Các thông số thiết kế và kích thước của bể điều hòa.........................35
Bảng 4.9. Các thông số thiết kế và kích thước của bể UASB............................36
Bảng 4.10. Các thông số thiết kế và kích thước của bể trung gian ....................36
Bảng 4.11. Bảng thời gian làm việc của bể SBR ...............................................37
Bảng 4.12. Các thông số thiết kế và kích thước của bể SBR.............................37
Bảng 4.13. Các thông số thiết kế và kích thước của bể tiếp xúc........................38
Bảng 4.13. Các thông số thiết kế và kích thước của bể nén bùn........................38
Bảng 4.14. Các thông số của máy ép bùn ..........................................................38
Bảng 4.15. Dự toán kinh tế hệ thống xử lý ........................................................39

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    vii


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý công ty Pepsico - Hoocmôn .............9
Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý công ty sữa Thống Nhất. ................10
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý công ty Tân Hiệp Phát....................11
Hình 2.4. Quy trình sản xuất nước giải khát có gaz. ..........................................14
Hình 2.5. Quy trình sản xuất sữa đậu nành. .......................................................15
Hình 3.1. Hình chiếu bằng mô hình SBR...........................................................18
Hình 3.2. Mặt cắt A – A ...................................................................................19
Hình 3.3. Mặt cắt B-B ........................................................................................19
Hình 3.4. Mô Hình Bể SBR ..............................................................................20
Hình 4.1. Biểu đồ biến thiên CODra và hiệu suất theo thời gian sục khí .........27
Hình 4.2. Biểu đồ biến thiên CODra và hiệu suất theo thời gian sục khí ..........28
Hình 4.3. Biểu đồ biến thiên CODra và hiệu suất theo thời gian sục khí ..........29
Hình 4.4. Biểu đồ biến thiên CODra và hiệu suất theo thời gian sục khí ..........30

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    viii


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD5

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học đo ở điều kiện
200C trong thời gian 5 ngày)

COD

Chemical Oxygen Demand ( Nhu cầu ôxy hóa hóa học)


SS

Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng)

MLSS

Mixed Liquor Suspended Solids (hàm lượng bùn hoạt tính lơ lững)

F/M

Tỷ số g BOD /g bùn.ngày (Food to Micoorganism Ratio)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu Chuẩn Xây Dựng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XLNT

Xử lý nước thải

VSIP


VietNam Singapore Industrial Pack

KCN

Khu công nghiệp

UASB

Upflow anaerobic sludge blanket (bể sinh học kỵ khí có dòng chảy

5

ngược qua lớp bùn).
SBR

Sequencing Batch Reactor (bể sinh học hoạt động gián đoạn theo từng
mẻ)

SCR

Song chắn rác

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                    ix


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay, việc thúc đẩy phát
triển các ngành công nghiệp đã trở thành mục tiêu của nước ta cũng như nhiều nước
khác trên thế giới. Việt Nam chú trọng phát triển nhiều ngành công nghiệp với đặc thù
riêng và đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho quốc gia, trong đó, ngành chế biến lương
thực, thực phẩm với sự đa dạng và phong phú các ngành nghề như chể biến thủy sản,
rau quả, đồ hộp, nước giải khát,… là ngành thế mạnh đã mang lại rất nhiều lợi ích cho
nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì nó cũng đã
thải ra môi trường một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm, nếu không được xử lý thì sẽ
làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Những năm qua nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng mức hơn đối với vấn đề
môi trường. Nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã được sửa đổi, bổ
sung nhằm hạn chế sự hủy hoại môi trường do chính con người tạo ra, chính vì vậy mà
đa số các công ty đều có thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên đa phần thiết kế
với thông số chung rất cồng kềnh và vận hành khá tốn kém. Với thực trạng công ty
nước giải khát Tribeco chỉ với những sản phẩm chính là nước giải khát. Tính chất
nước thải có tải lượng ô nhiễm trung bình. Nếu có thể hợp khối các công trình, thiết kế
rút gọn nhưng vẫn đảm bảo xử lý tốt nước thải, dễ dàng mở rộng công suất thiết kế
cũng như tiết kiệm được chi phí vận hành hệ thống, diện tích đất xây dựng thì đó là
điều cần thiết.
Vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý
nước thải công ty cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm, đạt loại
B theo TCVN 5945 : 2005” cho luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành kỹ thật môi
trường của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH

Nghiên cứu hiệu quả xử lý của bể SBR đối với nước thải ngành sản xuất nước
giải khát..

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 1 



Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

Ứng dụng vào thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần Tribeco
Bình Dương với lưu lượng nước thải 1000m3/ngày đêm, đạt loại B theo TCVN
5945:2005.
1.3. NỘI DUNG

Giới thiệu tổng quan về ngành sản xuất nước giải khát
Giới thiệu các phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất nước giải khát hiện
nay.
Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco
Phân tích các chỉ tiêu COD, BOD, SS,pH của nước thải sản xuất nước giải khát
để đánh giá, nhận định và đưa ra những lựa chọn hợp lý trong thiết kế mô hình và thiết
kế hệ thống xử lý trên thực tế.
Thiết kế và vận hành mô hình SBR để xác định các thông số tối ưu
Đề xuất công nghệ xử lý.
Tính toán thiết kế các công trình của hệ thống.
Dự toán kinh tế của hệ thống xử lý.
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tham quan thực tế công ty.
Sưu tầm, thu thập, tổng quan tài liệu trên sách, báo, internet…
Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình.
Phân tích các chỉ tiêu pH, SS, BOD, COD
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian :
Mẫu nước thải được lấy tại công ty nước giải khát Tribeco – Bình Dương

Mô hình thí nghiệm được đặt tại khoa Công Nghệ Môi trường, trường đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Công tác phân tích mẫu được thực hiện tại Trung tâm công nghệ và quản lý môi
trường & tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm.
Thời gian :
Thời gian vận hành mô hình và phân tích mẫu bắt đầu từ ngày 01/03/2009 và
kết thúc vào ngày 20/05/2009.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 2 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

Đối tượng nghiên cứu:
Nước thải của công ty nước giải khát Tribeco – Bình Dương.
1.7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN.

Kiểm chứng hiệu quả xử lý của bể SBR và khả năng ứng dụng của nó trong xử
lý nước thải sản xuất nước giải khát.
Góp phần cải thiện chất lượng môi trường, đóng góp vào sự phát triển bền
vững của quốc gia.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 3 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ TỔNG QUAN LÝ
THUYẾT


2.1. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT
2.1.1. Lịch sử hình thành của nước giải khát.

Loại nước giải khát không gaz (không CO2) đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 17
với thành phần pha chế gồm nước lọc, chanh và một chút mật ong.
Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley - một nhà hóa học người Anh - đã pha
chế thành công loại nước giải khát có gaz.
Năm 1770 nhà hóa học Thụy Điển Torbern Bergman phát minh loại máy có thể
chế tạo nước có ga từ đá vôi bằng cách sử dụng acid sulfuric. Máy của Bergman cho
phép sản xuất loại nước khoáng nhân tạo với số lượng lớn.
Năm 1810, bằng sáng chế Mỹ đầu tiên dành cho các loại máy sản xuất hàng
loạt nước khoáng nhân tạo được trao cho Simons và Rundell ở Charleston thuộc Nam
Carolina (Mỹ). Tuy nhiên, mãi đến năm 1832 loại nước khoáng có gaz mới trở nên
phổ biến nhờ sự ra đời hàng loạt của loại máy sản xuất nước có ga trên thị trường.
Ngày nay nước giải khát đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với con người.
Đặc biệt, đối với người Việt Nam thì nhu cầu này là khá lớn, theo dữ liệu mới đây nhất
của ngân hàng thế giới và nghiên cứu của chương trình so sánh quốc tế đã chia chi tiêu
cá nhân trên toàn cầu thành 11 giỏ hàng hoá từ quần áo cho tới chăm sóc y tế và giải
trí thì người dân Việt Nam chi tới 31% thu nhập cho các mặt hàng về thực phẩm và
thức uống không cồn ( theo www.tin247.com).
2.1.2. Thành phần và tính chất của nước thải sản xuất nước giải khát.

a. Thành phần
Nước thải sản xuất nước giải khát có thể chia thành ba nguồn khác nhau: nước
thải sản xuất , nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Trong đó nước
thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn cả . Tùy vào quy trình công nghệ sản xuất và
tùy vào sản phẩm khác nhau mà tính chất nước thải của nó cũng khác nhau.Đối với
nước thải sản xuất của các nhà máy sản xuất nước giải khát, nồng độ COD dao động
trong khoảng từ 1000 - 1500 (mg/L), hàm lượng BOD5 dao động từ 700-1000 (mg/L),
SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 4 



Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

hàm lượng chất rắn lơ lững dao động từ 100 - 300mg/L.Nhìn chung nước thải của
nước thải các ngành sản xuất nước giải khát chứa thành phần các chất hữu cơ dễ phân
hủy, rất thích hợp cho việc áp dụng công nghệ vi sinh trong xử lý.
b. Đặc trưng nước thải của một số công ty ở Việt Nam
Bảng 2.1 - Đặc trưng nước thải của một số công ty nước giải khát ở nước ta
Chỉ tiêu

Pepsico

Sữa Thống Nhất

Tân Hiệp Phát

pH

9 –10,5

3,5 – 5,2

6–9

SS

150 – 200

200 – 300


500 - 750

BOD

450 – 600

500 – 600

1000 – 1200

COD

750 – 1000

800 – 1000

1200– 1600

Nguồn: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ.
2.2.1. Xử lý cơ học

Xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ
không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm tách các chất
lơ lửng, chất rắn dễ lắng ra khỏi nước thải, cặn có kích thước lớn loại bỏ bằng song
chắn rác. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp
theo và là bước ban đầu cho xử lý sinh học. Đối với ngành sản xuất nước giải khát,
trong xử lý này thường có các công trình đơn vị: song chắn rác (SCR), bể tách dầu mỡ,
bể lắng, bể lọc.

a. Song chắn rác, lưới lọc rác
Thường được đặt trước trạm bơm trên đường tập trung nước thải chảy vào hầm
bơm, nhằm bảo vệ bơm không bị rác làm nghẹt. SCR và lưới chắn rác thường đặt
vuông góc hoặc đặt nghiêng 45 ÷ 900 so với dòng chảy. Vận tốc nước qua SCR giới
hạn từ 0,6 ÷ 1m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 ÷ 1m/s nhằm tránh
đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất
thải. SCR và lưới chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở
dạng sợi như giấy, rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác được lấy bằng thủ công,
hay bằng các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Rác sau khi thu gom thường được vận
chuyển đến bãi chôn lấp.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 5 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

b. Bể tách dầu mỡ
Được sử dụng để vớt bọt giúp loại bỏ dầu, mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây
cản trở cho quá trình oxy hóa và khử màu…
c. Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải dưới tác
dụng của trọng lực. bể lắng được ứng dụng trong:
Loại bỏ cặn hình thành trong quá trình keo tụ tạo bông (bể lắng đợt 1)
Loại bỏ cặn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2).
Nén bùn trọng lực nhằm giảm độ ẩm của bùn (bể nén bùn)
Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành : bể lắng ngang và bể lắng
đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc
không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước từ 1,5 – 2,5 giờ. Đối với bể lắng đứng,
nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc

0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động trong khoảng 0,75 – 2 giờ.
d. Bể lọc
Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại
được bằng phương pháp lắng. Quá trình lọc ít khi sử dụng trong xử lý nước thải,
thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau xử lý đòi hỏi có chất lượng cao.
Trong các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn không sử dụng các thiết bị
lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc thông dụng
nhất là cát. Kích thước hiệu quả của hạt cát thường dao động trong khoảng 0,15 mm
đến vài mm, kích thước lỗ rỗng thường có giá trị nằm trong khoảng 10 – 100 μm. Kích
thước này lớn hơn nhiều so với kích thước của nhiều hạt cặn nhỏ cần tách loại, ví dụ
như vi khuẩn (0,5 – 5μm) hoặc vi rút (0,05 μm). Do đó, những hạt này có thể chuyển
động xuyên qua lớp vật liệu lọc
Quá trình lọc có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60% các tạp chất không hòa
tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30 ÷ 35%
theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 6 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

Các loại bể lọc giúp loại bỏ cặn lơ lửng làm cho nước trong trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận. Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi qua bể lọc nước thải được
khử trùng và xả vào nguồn.
2.2.2. Xử lý hóa lý

a. Keo tụ
Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm thường không thể tự lắng được mà
luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng biện pháp

xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất
phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và dính kết các hạt
cặn lơ lửng trong nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể. Do
đó, các bông cặn mới tạo thành dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực hiện quá trình
keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo tụ thích hợp như : phèn nhôm
Al2(SO4)3, phèn sắt loại FeSO4, Fe2(SO4)3 hoặc loại FeCl3. Các loại phèn này được đưa
vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan.
b. Tuyển nổi
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí
và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt.
2.2.3. Xử lý bằng phương pháp hoá học

Trong xử lý nước thải ngành sản xuất nước giải khát thì phương pháp thường
được sử dụng là phương pháp trung hòa.
Phương pháp trung hòa có tác dụng trung hòa nước thải có độ kiềm hoặc axít
cao. Quá trình trung hòa có thể diễn ra liên tục hay gián đoạn từng mẻ.
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ của
nước thải, khả năng sẵn có và giá thành của các tác nhân hóa học.
2.2.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng
sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. chúng
chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học thành những
sản phẩm cuối cùng như: CO2, H2O, CH4, …. Chúng sử dụng một số hợp chất hữu cơ

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 7 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm


và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng nhằm duy trì quá
trình sống, đồng thời xây dựng tế bào mới
Phương pháp xử lý sinh học có thể chia ra làm hai loại: xử lý hiếu khí và xử lý
yếm khí trên cơ sở có oxy hòa tan và không có oxy hòa tan.
Những công trình xử lý sinh hóa phân thành 2 nhóm:
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên.
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo.
Những công trình xử lý sinh học thực hiện trong điều kiện tự nhiên là: cách
đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… Quá trình xử lý diễn ra chậm, dựa chủ yếu vào ôxy
và vi sinh có ở trong đất và nước. Do đó, những công trình này đòi hỏi diện tích lớn và
thời gian xử lý dài.
Những công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo là: bể lọc sinh học
(Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aeroten)… Do các điều kiện nhân tạo, có sự tính
toán và tác động của con người và máy móc mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn,
cường độ mạnh hơn, diện tích nhỏ hơn.
Do hạn chế về diện tích. Cho nên, trong xử lý nước thải công nghiệp, các công
trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo thường được sử dụng nhiều hơn.
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn (xử
lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 – 95% và không hoàn toàn với BOD giảm
tới 40 – 80%.
Giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng sau giai
đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng đợt 1. Còn bể được gọi là bể lắng đợt 2 là để chắn giữ
màng sinh học (sau bể Biôphin) hoặc bùn hoạt tính (sau bể Aeroten). Nước thải sau
khi được xử lý sinh học luôn được qua bể khử trùng trước khi xả vào nguồn thải nhằm
tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
Mục đích của quá trình xử lý nước thải là loại bỏ cặn lơ lửng, các hợp chất hữu
cơ, các chất độc hại, vi khuẩn và vi rút gây bệnh đến nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn
xả và nguồn tiếp nhận.
2.2.5. Khử trùng nước thải


Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải
nhằm
SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 8 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Cơng ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, cơng suất 1000m3/ngày đêm

Loại bỏ vi trùng, virut gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.
Để khử trùng nước thải có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến
hành
Khử trùng bằng ơzon, tia hồng ngoại, ion bạc,….
2.3. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH XỬ LÝ ĐANG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM.
2.3.1. Cơng nghệ xử lý nước thải của cơng ty PEPSICO – Hóc Mơn.

Nước thải
Nước thải từ khâu
rửa chai thủ công
Tách rác

Bể gom
Hiệu chỉnh pH
Ngăn tách dầu mỡ + Trung hòa
Hệ trích N/P

Bể điều hòa

Bể Aeroten

Bể lắng


Bùn hồi lưu

Bể chứa bùn

Thải ra nguồn

Bể nén bùn

Máy ép bùn

Hình 2.1. Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý cơng ty Pepsico - Hoocmơn
Nhận xét
Nước thải sản xuất của nhà máy chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, vì
vậy việc sử dụng bể sục khí Aeroten có thể loại được 90% BOD.
Kinh phí đầu tư lớn do các bể xử lý có kích thước lớn.
Khi sử dụng bể Aeroten sẽ gặp một số vấn đề sau:
- Nước thải chứa các chất hữu cơ tương đối dễ phân hủy, có tải lượng hữu cơ
khơng cao, nhạy cảm với sự thay đổi về tải lượng.
SVTH: Hồng Xn Thu                                   Trang 9 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Cơng ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, cơng suất 1000m3/ngày đêm

- Sinh ra nhiều bùn cặn, tốn kinh phí cho việc xử lý bùn.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng, mặt bằng.
2.3.2. Cơng nghệ xử lý nước thải của cơng ty sữa Thống Nhất

Nước thải


Tách rác

Bể gom

Hiệu chỉnh pH

Bể tuyển nổi DAF

Bể Aeroten

Dầu mỡ

Bùn hoàn lưu

Bể lắng

Bể nén bùn

Thải ra nguồn

Máy ép bùn

Hình 2.2. Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý cơng ty sữa Thống Nhất.
Nhận xét
Nước thải nhà máy chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy nên hiệu suất khử
BOD cao.
Hệ thống vận hành đơn giản.
Kinh phí đầu tư thấp do các bể xử lý có kích thước nhỏ.
Nước thải chứa các chất hữu cơ tương đối dễ phân hủy, có tải lượng hữu cơ
khơng cao, nhạy cảm với sự thay đổi về tải lượng.

Sinh ra nhiều bùn cặn, tốn kinh phí cho việc xử lý bùn

SVTH: Hồng Xn Thu                                   Trang 10 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải công ty Tân Hiệp Phát

Nước thải

SCR Tinh

Hầm Bơm

Bể Điều Hòa

Bể Aerotank

Bể Lắng 2

Bùn tuần hoàn

Bể UASB

Bể nén bùn
Nguồn Tiếp Nhận
Máy ép bùn

Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý công ty Tân Hiệp Phát

Nhận xét:
Ở công ty Tân Hiệp phát có thêm dây chuyền sản xuất Bia nên hàm lượng
các chất ô nhiễm tương đối cao. Chính vì vậy để đảm bảo cho quá trình xử
lý sinh học hiếu khí được hoạt động tốt thì việc áp dụng bể kỵ khí UASB là
hợp lý.
2.4. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN TRIBECO.
2.4.1. Tên công ty.

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco.
Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon Beverages joint Stock Company
Tên viết tắt: TRIBECO
SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 11 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

Trụ sở chính: 12 Kỳ Ðồng, Phường 9, Quận 3, Tp.HCM
Ðiện thoại: (08)8249654

Fax: (08) 8249659

2.4.2. Lịch sử hình thành

Năm 1992, Công ty TNHH Tribeco được thành lập với số vốn điều lệ là 8,5 tỷ
đồng. Trong đó phần vốn góp của nhà nước (Foodexco) chiếm 51% vốn điều lệ Công
ty Tribeco; 49% còn lại là vốn góp của các cổ đông bên ngoài.
Cuối năm 1999, Nhà nước đồng ý chuyển tất cả phần vốn góp của mình (51%
vốn điều lệ Tribeco tương ứng 11.425.530.000 đồng) cho tư nhân.
Ngày 16/02/2001, Công ty TNHH Tribeco chuyển thành Công ty Cổ phần
Nước Giải khát Sài Gòn với số vốn điều lệ là 27.403.000.000 đồng.

Tháng 04/2001, sát nhập Công ty Cổ phần Viết Tân vào Công ty, nâng vốn
điều lệ lên thành 37.403.000.000 đồng.
Ngày 07/11/2001 Công ty tăng vốn điều lệ từ lên thành 37.903.000.000 đồng
qua việc trích lợi nhuận để lại chưa phân phối.
Trải qua 17 năm thành lập (từ năm 1992 đến nay), Tribeco đã không ngừng
lớn mạnh và phát triển. Từ một công ty TNHH với số vốn điều lệ 8,5 tỷ đồng, đến nay
Tribeco là Công ty Cổ phần có vốn điều lệ 75 tỷ.
Công ty cổ phần Tribeco có các công ty liên kết và công ty con là: công ty cổ
phần Tribeco Bình Dương (công suất 25 triệu két/ năm) và công ty cổ phần Tribeco
miền Bắc (công suất 2,6 triệu két/năm).
2.5. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRIBECO BÌNH DƯƠNG.
2.5.1. Địa điểm và mặt bằng.

Công ty được đặt tại Khu công nghiệp Việt Nam –Singapore (VSIP) thuộc xã
Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2

Tổng diện tích mặt bằng khu đất là 42.500 m
2.5.2. Vị trí địa lý.

Địa điểm nằm cách:
Đầu mối giao thông, bến cảng:
- Sân bay Tân Sơn Nhất: 20 km.
- Tân Cảng: 12 km.
- Bến Nghé: 20 km.
SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 12 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm


- Ga Sóng Thần: 6 km.
Trung tâm kinh tế văn hóa
- Thành phố Hồ Chí Minh: 20 km.
- Thành phố Biên Hòa: 20 km.
- Thị xã Thủ Dầu Một: 8 km.
Địa điểm dân cư
- Thị trấn Lái Thiêu: 1 km.
- Thị trấn An Thạnh: 3 km.
- Thị trấn Dĩ An: 6 km.
2.5.3. Điều kiện khí hậu

Công ty nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Bình Dương,
là vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000 mm
0

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
0

0

29 C (vào tháng 4), tháng thấp nhất 24 C (vào tháng 1).
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90% và biến đổi theo mùa.
Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
2.5.4. Lĩnh vực hoạt động.

Sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước tinh khiết và nước giải khát các
loại.

Mua bán vỏ chai, hương liệu và các loại nước giải khát.
Sản xuất rượu nhẹ có gas (soda hương).
Cho thuê nhà và kho bãi.
2.5.5. Nguyên liệu sản xuất.

Hai loại sản phẩm chủ lực của công ty là sữa đậu nành và nước ngọt
Nguyên liệu sản xuất các loại nước ngọt: đường glucoz, vitamin, hoạt chất,
hương liệu tự nhiên cùng với nguồn nước ngầm đã được xử lý
Nguyên liệu chính sản xuất sữa đậu nành: đậu nành, đường, muối, nước.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 13 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

2.5.6. Quy trình sản xuất.

Nước ngầm

Xử lý 1

Xử lý 2
Đường tinh luyện
Nấu sirô

Chai rỗng, lon

Chất phụ gia

Lọc


Rửa

CO2 tinh khiết

Làm nguội

Pha chế

Thành phẩm

Chiết

Làm lạnh
Bảo hòa

Hòa trộn

Hình 2.4. Quy trình sản xuất nước giải khát có gaz.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 14 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

Đậu nành

Phân loại

Cân


Nước

Ngâm (8h)

Bóc vỏ

Nước

Vỏ

Xay

Lọc
Đường 8-10%
Muối 0,1%
Chế tạo nhủ,
hương đậu nành

Đun nóng

Đồng hóa

20 phút có khuấy đảo
ở 80-90o

3-5 phút

Đóng chai


Thanh trùng

ở 120oC trong 30s

Sản phẩm
Hình 2.5. Quy trình sản xuất sữa đậu nành.

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 15 


Nghiên cứu, thiết kế hệ thống XLNT Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương, công suất 1000m3/ngày đêm

2.5.7. Nguồn gốc và đặc trưng nước thải nhà máy Tribeco.

a. Nguồn gốc
Nước thải sản xuất bao gồm các nguồn:
- Nước thải từ máy rửa chai.
- Nước sản phẩm bị rò rỉ trong quá trình sản xuất.
- Nước vệ sinh các bồn nấu, pha hương liệu.
- Nước thải từ quá trình ngâm đậu nành.
- Nước rửa ngược các bồn lọc xử lý tinh
Ngoài các nguồn thải sản xuất còn có nguồn nước thải sinh hoạt với công suất
168m3/ngày.đêm.
b. Đặc trưng nước thải
Nước thải sản xuất:
Lưu lượng: 771,4m3/ngày.đêm
Bảng 2.2. Đặc trưng nước thải sản xuất
Chỉ
tiêu


SX sữa

SX nước ngọt

đậu nành

và CIP

3

SX sữa tươi
tiệt trùng
(52,35

3

(291,5m /ng.đ) (259,75m /ng.đ)

m3/ng.đ)

Thông số

Đơn

chung

vị

3


(771,4m /ng.đ)

tính

pH

5,5 – 6

10 – 12

3,5 – 5

6 – 10

-

SS

100 – 150

50 – 100

200 – 400

90 – 150

mg/L

BOD


1200 – 1500

400 – 600

480 – 1000

675 – 912

mg/L

COD

2000 – 2500

600 – 900

700 – 1400

1068 – 1430

mg/L

Nguồn: công ty Tribeco Bình Dương
Nước thải sinh hoạt
Lưu lượng : 168m3/ngày.đêm
Bảng 2.3. Đặc trưng nước thải sinh hoạt.
Chỉ tiêu

Giá trị


Đơn vị tính

pH

6–7

-

SS

100 – 150

mg/L

BOD

250 – 350

mg/L

COD

300 - 400

mg/L
Nguồn: công ty Tribeco Bình Dương

SVTH: Hoàng Xuân Thu                                   Trang 16 



×