Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU – THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC CẤP CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU – TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
\[

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU – THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC CẤP
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU ÂU – TIỀN GIANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:HUỲNH MINH TUẤN
NGÀNH
:KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
KHOÁ
: 31
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : KS. VŨ VĂN QUANG

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm
TP. HCM, tất cả các quý thầy cô, tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường đã tận tình
truyền đạt kiến thức, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Thầy Trần Văn Lợt đã tận tình hướng dẫn giúp tôi trong suốt thời gian học và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc, Ban Kỹ thuật Nông nghiệp Nông Trường 9 – Công Ty cao su
Phú Riềng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian công tác.
Gia đình và bạn bè thân hữu, đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Sinh viên thực tập



Phùng Đức Phương

ii


TÓM TẮT
PHÙNG ĐỨC PHƯƠNG, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009.
“Khảo sát khả năng sinh trưởng phát triển và mức độ bệnh hại của các dòng vô
tính cao su ở năm trồng thứ hai trên vùng đất đỏ Phú Riềng – Bình Phước”
Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN LỢT
Để giảm chi phí đầu tư và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su
cần có một cơ cấu giống tốt năng suất cao và chế độ canh tác cũng như chăm sóc phù
hợp mới mang lại hiệu quả cao, sớm đưa vườn cây vào khai thác tăng lợi nhuận, giảm
công chăm sóc trong giai đoạn kiết thiết cơ bản (KTCB).
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009 tại vườn cây 2 năm
tuổi ở lô 104 của Nông trường 9, Công ty cao su Phú Riềng, Xã Long Tân, Huyện
Phước Long, Tỉnh Bình Phước nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tình
hình bệnh hại trên 5 dòng vô tính cao su RRIV2, RRIV4, PB260, RRIV5, PB255 ở
vùng đất đỏ Công ty Cao su Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước.
Thí nghiệm được bố trí điều tra kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức,
3 lần lặp lại, 15 ô cơ sở, mỗi ô 30 cây với tổng số cây điều tra 450 cây.
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của các nghiệm thức đều đạt hiệu quả về
đường kính thân, chiều cao cây, số tầng lá, độ dày vỏ. Dòng vô tính RRIV4 đạt cao
nhất về chiều cao cây, số tầng lá và về mặt thống kê có sự khác biệt so với dòng vô
tính RRIV2 (NT đối chứng), dòng vô tính PB260 sinh trưởng kém nhất trong 5 dòng
vô tính điều tra và có sự khác biệt về mặt thống kê so với dòng vô tính RRIV2 (NT đối
chứng).
Diễn biến về tình hình bệnh hại trong thời gian theo dõi làm đề tài, thời gian
đầu làm đề tài vào tháng 2, 3,4 là giai đoạn mùa khô nên có xuất hiện bệnh phấn trắng

trên 3 dòng vô tính PB255, RRIV5, RRIV4 nhưng không đáng kể, đến cuối tháng 5 và
đầu tháng 6 bệnh héo đen đầu lá gây hại tương đối nặng trên 2 dòng vô tính PB255,
RRIV2, gây hại nhẹ ở 2 dòng vô tính RRIV5 và RRIV4, đặc biệt dòng vô tính PB260
chưa thấy xuất hiện bệnh.
Dòng vô tính RRIV4 có khả năng tăng trưởng mạnh nhất về chỉ tiêu đường kính
thân, chiều cao thân cây cũng như số tầng lá so với 5 dòng vô tính điều tra và độ dày
iii


vỏ chỉ đứng sau dòng vô tính PB255, đây là dòng vô tính có khả năng sinh trưởng cao,
sớm đưa vườn cây cao su vào khai thác mủ rút ngắn thời gian KTCB, nhưng về năng
suất, chất lượng mủ thì đây là giống mới được đưa vào trồng từ năm 2002 tại Nông
trường 9, Công ty cao su Phú Riềng nên thời gian đưa vào khai thác mới được một
thời gian ngắn. Do vậy cần có thêm thời gian để đánh giá về năng suất cũng như chất
lượng mủ. Dòng vô tính PB255 khả năng sinh trưởng chỉ đứng sau dòng vô tính
RRIV4 nhưng bị bệnh héo đen đầu lá gây hại nặng nhất.
Dòng vô tính PB260 có khả năng kháng bệnh héo đen đầu lá là cao nhất và
trong thời gian theo dõi, điều tra thì tốc độ sinh trưởng cũng mạnh nhất trong 5 dòng
vô tính điều tra, đây là dòng vô tính có khả năng sinh trưởng mạnh lại vừa có khả năng
kháng bệnh tốt nên thích hợp cho những vùng bị bệnh héo đen đầu lá gây hại nặng trên
các dòng cao su vô tính.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Lời cảm ơn..................................................................................................................... i
Tóm tắt.......................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh sách các hình, bảng và biểu đồ.......................................................................... vii
Danh sách các bảng phụ lục ........................................................................................ ix
Chương 1 GIỚI THIỆU........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu..........................................................................................................2
1.2.1. Mục đích .........................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ...........................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................................3
2.1 Sự phân bổ của cây cao su ................................................................................................3
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây cao su .....................................................................3
2.3 Đặc điểm của 5 dòng vô tính RRIV2, RRIV4, PB260, RRIV5, PB255 .....................4
2.3.1 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV2 .........................................................................4
2.3.2 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV4 .........................................................................5
2.3.3 Đặc điểm chung dòng vô tính PB260 ..........................................................................5
2.3.4 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV5 .........................................................................5
2.3.5 Đặc tính chung dòng vô tính PB255 ............................................................................6
2.4 Tình hình bệnh hại .............................................................................................................6
2.4.1 Sự phân bố bệnh héo đen đầu lá ...................................................................................7
2.4.2 Triệu chứng bệnh hại .....................................................................................................7
2.4.3 Nguyên nhân ...................................................................................................................8
2.4.4 Biện pháp phòng trị bệnh ..............................................................................................8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................10
3.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................................10
v



3.1.1 Thời gian........................................................................................................................10
3.1.2 Địa điểm ........................................................................................................................10
3.1.3 Đất đai ............................................................................................................................10
3.1.4 Khí hậu...........................................................................................................................10
3.2 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................................11
3.3 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................................11
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................11
3.5 Vật liệu sử dụng ...............................................................................................................13
3.6 Phương pháp xử lý: .........................................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN ............................................................................15
4.1 Kết quả quan trắc khí hậu - thời tiết tại khu vực thí nghiệm......................................15
4.2 Cơ cấu giống cao su ........................................................................................................16
4.3 Điều chỉnh cơ cấu giống 2006 - 2010 ...........................................................................17
4.4 Cơ cấu giống cao su tại Nông trường 9 – Công ty cao su Phú Riềng .......................19
4.5 Kết quả quan trắc chiều cao cây của 5 dòng vô tính cao su tham gia thí nghiệm. ..21
4.6 Kết quả quan trắc đường kính thân cây của 5 dòng cao su vô tính tham gia thí
nghiệm. ........................................................................................................................25
4.7 Kết quả quan trắc số tầng lá của 5 dòng cao su vô tính tham gia thí nghiệm. .........28
4.8 Kết quả quan trắc độ dày vỏ cây của 5 dòng cao su vô tính tham gia thí nghiệm. .30
4.9 Kết quả quan trắc tỷ lệ bệnh héo đen đầu lá của 5 dòng cao su vô tính tham gia thí
nghiệm. ........................................................................................................................32
4.10 Kết quả quan trắc chỉ số bệnh héo đen đầu lá của 5 dòng cao su vô tính tham gia
thí nghiệm. ..................................................................................................................35
4.11 Kết quả đánh giá tổng hợp 5 dòng cao su vô tính theo dõi. .....................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................38
5.1 Kết luận .............................................................................................................................38
5.2 Đề nghị. .............................................................................................................................39

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DVT

Dòng vô tính

VT

Vanh thân

TB

Trung bình

VTTB

Vanh thân trung bình

CC

Chiều cao

CCTB

Chiều cao trung bình

NT


Nghiệm thức

KTCB

Kiến thiết cơ bản

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

VNS

Vỏ nguyên sinh

VTS

Vỏ tái sinh

TLB

Tỷ lệ bệnh

CSB

Chỉ số bệnh

NQT

Ngày quan trắc


LLL

Lần lập lại

BVTV

Bảo vệ thực vật

SVĐC

So với đối chứng

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân cấp bệnh héo đen đầu lá ..............................................................................14
Bảng 4.1 Kết quả điều tra diễn biến khí hậu - thời tiết. ....................................................15
Bảng 4.2 Cơ cấu giống cao su Việt Nam giai đoạn 2002 - 2005 .....................................17
Bảng 4.3 Cơ cấu giống điều chỉnh 2008-2010 (Bảng I và II) ..........................................18
Bảng 4.4 Cơ cấu bộ giống tại Nông Trường 9 - Công ty cao su Phú Riềng. .................19
Bảng 4.5 Chiều cao cây trung bình của 5 dòng vô tính.....................................................21
Bảng 4.6 Tốc độ phát triển tăng chiều cao cây Δc (lần quan trắc sau – lần quan trắc
trước)........................................................................................................................................21
Bảng 4.7 Đường kính thân cây trung bình của 5 dòng vô tính. ......................................25
Bảng 4.8 Tốc độ phát triển tăng đường kính thân cây Δđk (lần quan trắc sau – lần
quan trắc trước) ......................................................................................................................26
Bảng 4.9 Kết quả quan trắc số tầng lá trung bình của 5 dòng vô tính............................28
Bảng 4.10 Tốc độ phát triển số tầng lá Δtl (lần quan trắc sau – lần quan trắc trước) ..28

Bảng 4.11 Kết quả quan trắc độ dày vỏ cây trung bình của 5 dòng cao su vô tính. .....30
Bảng 4.12 Tốc độ phát triển độ dày vỏ Δdv (lần quan trắc sau – lần quan trắc trước) 30
Bảng 4.13 Tỷ lệ bệnh héo đen đầu lá trung bình của 5 dòng cao su vô tính. ................32
Bảng 4.14 Kết quả quan trắc chỉ số bệnh héo đen đầu lá trung bình của 5 dòng cao su
vô tính. .....................................................................................................................................35
Bảng 4.15 Kết quả đánh giá tổng hợp 5 dòng cao su vô tính theo dõi. ...........................37

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1 Điều tra chiều cao cây ...........................................................................................13
Hình 3.2 Điều tra đường kính thân ......................................................................................13
Hình 3.3 Điều tra độ dày vỏ thân .........................................................................................13
Hình 4.1 Dòng vô tính cao su RRIV2 .................................................................................22
Hình 4.2 Dòng vô tính cao su RRIV4 .................................................................................22
Hình 4.3 Dòng vô tính cao su PB260 ..................................................................................23
Hình 4.4 Dòng vô tính cao su RRIV5 .................................................................................23
Hình 4.5 Dòng vô tính cao su PB255 ..................................................................................24
Hình 4.6 Bệnh héo đen đầu lá NT1 (RRIV2) .....................................................................33
Hình 4.7 Bệnh héo đen đầu lá NT5 (PB255) ......................................................................33
Hình 4.8 Bệnh héo đen đầu lá NT5 (PB260) ......................................................................33
Biểu đồ 4.1 Biểu diễn tình hình khí hậu – thời tiết .......................................................15
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu giống cao su tại Nông Trường 9, Công ty cao su Phú Riềng ........20

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Chiều cao trung bình của 5 dòng vô tính

Phụ lục 2

Chiều cao quan trắc lần 1 ngày 25/02

Phụ lục 3

Chiều cao quan trắc lần 2 ngày 18/3

Phụ lục 4

Chiều cao quan trắc lần 3 ngày 08/4

Phụ lục 5

Chiều cao quan trắc lần 4 ngày 29/4

Phụ lục 6

Chiều cao quan trắc lần 5 ngày 20/5

Phụ lục 7

Đường kính thân cây trung bình của 5 dòng vô tính

Phụ lục 8


Đường kính thân cây quan trắc lần 1 ngày 25/2

Phụ lục 9

Đường kính thân cây quan trắc lần 2 ngày 18/3

Phụ lục 10

Đường kính thân cây quan trắc lần 3 ngày 08/4

Phụ lục 11

Đường kính thân cây quan trắc lần 4 ngày 29/4

Phụ lục 12

Đường kính thân cây quan trắc lần 5 ngày 20/5

Phụ lục 13

Bảng số liệu thô số tầng lá trung bình của 5 dòng vô tính

Phụ lục 14

Số tầng lá quan trắc lần 1 ngày 25/02

Phụ lục 15

Số tầng lá quan trắc lần 2 ngày 25/4


Phụ lục 16

Số tầng lá quan trắc lần 3 ngày 25/6

Phụ lục 17

Bảng số liệu thô độ dày vỏ trung bình của 5 dòng vô tính

Phụ lục 18

Độ dày vỏ quan trắc lần 1 ngày 25/02

Phụ lục 19

Độ dày vỏ quan trắc lần 2 ngày 25/6

Phụ lục 20

Số liệu thô tỷ lệ bệnh héo đen đầu lá trung bình của 5 dòng vô tính

Phụ lục 21

Tỷ lệ bệnh quan trắc lần 7 ngày 26/5

Phụ lục 22

Tỷ lệ bệnh quan trắc lần 8 ngày 10/6

Phụ lục 23


Bảng số liệu thô chỉ số bệnh héo đen đầu lá trung bình

Phụ lục 24

Chỉ số bệnh quan trắc lần 7 ngày 26/5

Phụ lục 25

Chỉ số bệnh quan trắc lần 8 ngày 10/6

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su có tên khoa học Hevea brasiliensis, có nguồn gốc từ lưu vực sông
Amazon (Nam Mỹ), được du nhập vào Việt Nam năm 1897. Từ những cây cao su thực
sinh trải qua những bước thăng trầm đến nay đã hơn 100 năm tồn tại và phát triển, nó
đã thể hiện tính thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam. Đây là loại cây công nghiệp
có chu kỳ khai thác lấy mủ dài, có nguồn nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Ngành cao su hiện nay
đang là ngành chủ lực của nền kinh tế quốc dân đồng thời góp phần tích cực bảo vệ
môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội.
Hiện nay, mục tiêu của ngành là phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế
và ổn định nhằm đáp ứng được yêu cầu từ đòi hỏi của ngành luôn đẩy mạnh công tác
nghiên cứu ứng dụng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, như: Lai tạo
giống mới, chăm sóc vườn cây kiết thiết cơ bản tạo sự sinh trưởng và phát triển tốt dẫn
đến chất lượng vườn cây mang lại hiệu quả cao.
Trong sản xuất việc chọn giống và chăm sóc vườn cây kiết thiết cơ bản là vấn

đề hết sức quan trọng, đây là bước đầu tạo nền sản xuất cao su bền vững và phát triển
trong tương lai.
Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho việc trồng và phát
triển cây cao su, nhưng bên cạnh đó việc đầu tư phát triển còn gặp nhiều hạn chế bởi
thời gian chăm sóc và nguồn vốn cung ứng giai đoạn kiến thiết cơ bản quá dài thường
từ 5 – 7 năm. Đồng thời, việc phát triển thâm canh cây cao su trên diện rộng có khí
hậu mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi tạo cho nhiều nguồn bệnh gây hại phát triển
nhanh dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhằm tìm ra được những giống có sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất, thuận
lợi cho việc sản xuất để đưa ra trồng đại trà trên diện rộng, chất lượng vườn cây đạt
hiệu quả cao, thời kỳ kiến thiết cơ bản được rút ngắn chúng tôi tiến hành thực hiện đề
1


tài “Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng vô tính cao su mới
có triển vọng ở năm trồng thứ hai trên vùng đất đỏ Phú Riềng, Bình Phước”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
So sánh mức độ sinh trưởng, phát triển và bệnh hại của 5 dòng vô tính cao su
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản năm thứ 2 tại Nông Trường 9, Công Ty cao su Phú
Riềng, Xã Long Tân, Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của
5 dòng vô tính RRIV2, RRIV4, PB260, RRIV5, PB255.
Theo dõi tình hình bệnh hại trên vườn cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
năm thứ 2.
1.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn so với thời gian kiến thiết cơ bản của
vườn cao su từ 5-7 năm, nên kết quả thu thập còn có nhiều hạn chế. Kính mong quý
thầy cô đóng góp những ý kiến qúy báu để khóa luận được hoàn thiện hơn.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự phân bổ của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới Amazon Nam Mỹ, ở loài
này thuộc chi Hevea có họ Euphorbiaceae. Trong chi Hevea gồm có 10 loài nhưng chỉ
có Hevea brasiliensis là loài cho mủ có giá trị kinh tế nhất. Cây được phân bố rộng từ
giữa vĩ tuyến 60B–110N và giữa kinh tuyến 460Đ –770T bao trùm các nước Bolivia,
Columbia, Brazin, Peru, Ecuador, Venezula, Rrench, Guiana, Surinam (Guyane
Webster et al, 1989) ngoài ra người ta còn tìm thấy cây cao su nằm ngoài vùng bản địa
trong tự nhiên ở các nơi khác trên thế giới (P.Campagnon, 1986).
Năm 1876 Henry Wichkham một nhà thực vật học người Anh đã du nhập thành
công hạt giống cao su từ Brazil vào Châu Á đã mở đầu cho ngành cao su ở các nước
Châu Á và sau một thời gian được thuần hóa cây cao su đã được phát triển ở nhiều
nước Châu Á. Theo số liệu thống kê 2003 tổng diện tích cao su trên thế giới là 9,78
triệu ha với sản lượng 7,98 triệu tấn, trong đó tổng diện tích trồng cây cao su ở Châu Á
là 92%, tổng sản lượng chiếm 94%, Châu Phi chiếm 5% diện tích và sản lượng 6 %
trên thế giới và chủ yếu tập trung ở các nước Thái Lan là 1,97 triệu tấn mủ năm 2004,
Indonesia 1,79 triệu tấn mủ, Malaysia 985.000 tấn mủ, Ấn Độ 707.000 tấn mủ, Trung
quốc 480.000 tấn mủ.
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897 bởi một người Pháp đem
hạt giống từ Indonesia sang trồng thử, đến năm 2007 diện tích khoảng 436.500 ha với
tổng sản lượng 319.288 tấn mủ, chủ yếu cây tập trung phát triển ở các vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên và các Tỉnh dọc theo miền Trung Duyên Hải.
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây cao su
Cây cao su là cây lâu năm có thể sống trên 100 năm thuộc họ Thầu Dầu, cây có
xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.


3


Rễ cao su có hai loại là rễ bàng và rễ cọc, rễ cọc có thể ăn sâu 3m - 4m chủ yếu
làm nhiệm vụ hút nước chống hạn, hút chất dinh dưỡng nuôi cây và giúp cây đứng
vững chống đổ ngã. Rễ bàng chủ yếu tập trung phát triển ở tầng đất mặt (từ 0 cm - 30
cm) chủ yếu hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
Thân cao su thuộc thân gỗ có dạng hình trụ to khỏe trong tự nhiên có thể cao
40m, vanh thân đạt 5m, nhưng trong vườn cây kinh doanh chỉ đạt khoảng 25m chiều
cao do chịu chu kỳ khai thác từ 20 - 30 năm.
Lá cao su thuộc loại lá kép có 3 lá chét, lá non có mầu nâu đồng khi già chuyển
sang xanh đậm, lá có dạng bầu dục hơi tròn tùy thuộc vào từng giống, trong điều kiện
khí hậu Việt Nam cây rụng lá qua đông vào giữa tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Hoa cao su có màu vàng nhạt, là hoa đồng chu ra hoa vào tháng 3 chủ yếu thụ
phấn nhờ gió và côn trùng nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp khoảng 3%. Quả có 3 khe nhỏ
dạng tròn bầu, có mùi. Khi còn non có màu xanh về sau khi già chín có mầu nâu đen,
quả tự khai múi thường rụng trong tháng 8 và tháng 9, hạt có mầu nâu đen có nhiều
vân nhạt và có vỏ cứng bao bọc, hạt to khoảng 1,5-2,0 cm, hạt có chứa nhiều dầu.
Cây cao su thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, cây sẽ tăng trưởng
tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 25 o C - 28 o C và lượng mưa trung bình hàng
năm không quá thấp, tối thiểu phải đạt 1500 mm/năm. Nếu lượng mưa phân bố đều thì
cây sinh trưởng tốt nhất vì khi bị hạn cây sinh trưởng rất kém. Ngoài ra, thời gian
chiếu sáng tối thiểu phải đạt 1.600 giờ nắng /năm, gió nhẹ 3m/s, không có giông bão,
nếu tốc độ gió lớn hơn 17m/s cây sẽ bắt đầu gãy vì thế những nơi có gió cần trồng mật
độ cây dày hơn,
Cây ưa thích đất có độ pH hơi chua từ 4,5-5,5 và đất có tầng đất mặt dày, cơ
cấu đất nhẹ, thoát nước tốt tránh ngập úng trong mùa mưa.
2.3 Đặc điểm của 5 dòng vô tính RRIV2, RRIV4, PB260, RRIV5, PB255
2.3.1 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV2

Xuất xứ: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982. Quy mô đã được
trồng thử từ năm 1983.
Tốc độ tăng trưởng: Khỏe nổi bật.
Năng suất: Sản lượng năm đầu hoặc năm thứ 2 chưa cao sau đó tăng dần.

4


Dạng thân: Thẳng tròn đều, chân voi không rõ, vỏ nguyên sinh trơn láng, phân
cành ngang.
Bệnh hại: Nhiễm trung bình đối với bệnh phấn trắng và bệnh nấm hồng, ít
nhiễm bệng rụng lá mùa mưa.
2.3.2 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV4
Xuất xứ: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982. Quy mô đã được
trồng thử sớm từ năm 1983.
Tốc độ tăng trưởng: Khỏe.
Năng suất: Sản lượng trong những năm khai thác đầu tiên đều vượt hơn hẳn các
dòng vô tính đang trồng phổ biến, có triển vọng cải tiến năng suất cho vườn cao su.
Dạng thân: Thẳng, tròn, chân voi không rõ, vỏ nguyên sinh trơn láng màu sáng,
phân cành cao gốc, phân cành rộng, cành cấp 1 kích thước nhỏ đến trung bình, tán
hình bầu dục (đỉnh sinh trưởng dễ bị ngưng phát triển), thưa.
Bệnh hại: Nhiễm trung bình đối với bệnh phấn trắng và bệnh nấm hồng, ít
nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa, mẫn cảm với bệnh héo đen đầu lá.
2.3.3 Đặc điểm chung dòng vô tính PB260
Xuất xứ: Trạm Prang Besar, Công ty Golden Hope, Malaysia, lai tạo từ 1956.
Quy mô đã được trồng thử tại Việt Nam từ năm 1985.
Tốc độ tăng trưởng: trung bình.
Năng suất: Là dòng cao sản, thích hợp với chế độ cạo nhẹ, đáp ứng kích thích
mủ trung bình, mủ nước và mủ đông có màu sáng, DRC trên trung bình.
Dạng thân: Thẳng tròn đều, vỏ nguyên sinh dày dưới trung bình, vỏ tái sinh dày

trung bình đến kém, cành nhỏ, phân cành ngang tỏa rộng, tán hình thông về sau tán
nhỏ rất cao, tự rụng, dễ bật gốc và gãy đổ ở giai đoạn khai thác do tán cao chịu gió
kém.
Bệnh hại: Nhiễm nhẹ đối với bệnh héo đen đầu lá và bệnh rụng lá mùa mưa,
nhiễm nặng đối với bệnh phấn trắng và bệnh loét sọc mặt cạo còn bệnh nấm hồng thì ít
nhiễm hơn.
2.3.4 Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV5
Xuất xứ: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lai tạo năm 1982.
Tốc độ sinh trưởng: Khỏe, tăng trưởng khá trong thời gian khai thác.
5


Năng suất: Cao, sớm, trung bình 5 năm đầu đạt 2 tấn/ha/năm, ít đáp ứng với
kích thích mủ. Mủ nước trắng, mủ đông màu sẫm, hàm lượng cao su dưới trung bình,
Dạng thân: Thân hơi cong, tán rậm, vỏ nguyên sinh hơi mỏng, vỏ tái sinh trung
bình.
Bệnh hại: Dễ nhiễm bệnh phấn trắng, nhiễm nhẹ các loại bệnh khác.
Chống chịu ngoại cảnh đặc biệt: Chưa rõ.
Hướng sử dụng: Khuyến cáo sản xuất quy mô vừa ở Đông Nam Bộ.
2.3.5 Đặc tính chung dòng vô tính PB255
Xuất xứ: Trạm Prang Besar, Công ty Golden Hope, Malaysia, lai tạo từ năm
1955. Nhập nội từ Malaysia vào Việt Nam năm 1978.
Quyết định và năm công nhận: Bộ NN & PTNT công nhận sản xuất diện rộng
từ năm 1997.
Tốc độ tăng trưởng: Sinh trưởng trung bình, biến thiên theo điều kiện môi
trường, phát triển chậm trong điều kiện kém thuận lợi, tăng trưởng khá ở giai đoạn
khai thác.
Năng suất: Năng suất cao, đạt từ 2,5 – 3,0 tấn/ha/năm ở vùng thuận lợi vào giai
đoạn cao điểm, đáp ứng tốt với chất kích thích. Mủ nước hơi vàng, hàm lượng cao su
cao.

Dạng thân: Thân hơi cong, phân cành sớm, tán thấp, vỏ nguyên sinh và tái sinh
dày.
Bệnh hại: Dễ nhiễm bệnh nấm hồng, nhiễm nhẹ các loại bệnh khác.
Chống chịu ngoại cảnh đặc biệt: Kháng gió tốt.
Khuyến cáo sản xuất đại trà ở Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung.
2.4 Tình hình bệnh hại
Theo Chee (1976) cây cao su bị trên 540 loài sinh vật tấn công trong đó có 24
loài có tầm quan trọng về kinh tế. Tuy nhiên mức thiệt hại còn tùy thuộc vào điều kiện
khí hậu và canh tác cũng như biện pháp phòng trừ của từng vùng, ngoại trừ bệnh cháy
lá Nam Mỹ (South American Leaf Bligh, SALB) là bệnh đặc hữu của vùng Nam Mỹ.
Hầu hết các bệnh đều đã được ghi nhận ở các vùng trồng cao su chính trên thế
giới Châu Á và Châu Phi tuy sự xuất hiện và tầm quan trọng về phương diện tác hại
của từng loại bệnh có khác nhau nhưng hầu hết đều do nấm gây ra. Trong những bệnh
6


nguy hiểm ở các vùng cao su Viêt Nam hiện nay là bệnh phấn trắng, bệnh nấm hồng,
loét sọc miệng cạo, trong đó có bệnh héo đen đầu lá gây hại nặng trên vườn cao su
trong giai đoạn vườn ươm, vườn nhân và giai đoạn KTCB.
2.4.1 Sự phân bố bệnh héo đen đầu lá
Bệnh héo đen đầu lá được ghi nhận trên cây cao su lần đầu tiên tại Châu Á
(Malaysia) năm 1905, sau đó bệnh xuất hiện tại Châu Phi (Uganda) năm 1920 và Châu
Mỹ (Brazil) năm 1926. Ngày nay bệnh đã xuất hiện hầu hết các quốc gia trên thế giới,
ở khắp các vùng trồng cao su, nhất là ở các vùng có mưa nhiều bệnh càng nặng. Bệnh
thường xuất hiện trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây cao su và phổ biến vào mùa
mưa do nấm thích nghi độ ẩm cao để phát sinh và gây bệnh.
Trong điều kiện canh tác cao su tại Việt Nam bệnh thường xuất hiện vào mùa
mưa nhiều và gây hại nặng cho vườn nhân giống, vườn ươm do ẩm độ trong vườn
thường cao, đặc biệt là vùng trồng cao su ở Tây Nguyên do bệnh chỉ xảy ra trong mùa
mưa (tháng 5 đến tháng 10 hàng năm), ít gây hại cho cao su khai thác, chủ yếu gây hại

ở giai đoạn vườn ươm, vườn nhân và trồng mới.
2.4.2 Triệu chứng bệnh hại
Bệnh xuất hiện trên lá non, thường từ 1-10 ngày tuổi, vết bệnh có đốm màu nâu
nhạt ở đầu lá, sau đó bệnh lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng, từng lá chết,
sau cùng cả cuống lá bị rụng. Xuất hiện trên lá già hơn 14 ngày tuổi, bệnh không gây
rụng lá mà thường để lại những đốm u lồi trên phiến lá có chứa nhiều bào tử (một số
nơi còn gọi là đốm mắt cua). Ngoài ra nấm còn có khả năng gây hại cho trái và chồi
non với vết bệnh có màu nâu đến nâu đen gây chết chồi và khô trái. Bệnh tác hại lên
chồi và lá non gây rụng lá và có thể gây chết chồi dẫn đến hậu qủa sinh trưởng chậm,
chất lượng gỗ ghép kém dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Ở một số nước khác trồng cao su,
bệnh có thể xuất hiện gây hại nặng cho cả cao su khai thác làm giảm sản lượng đến
45%.
Theo tác giả Lê Văn Bình và Mai Văn Sơn (10/1977) bệnh gây rụng lá non
dưới 2 tuần tuổi, lá già không rụng thì méo mó, mặt lá gồ ghề, bệnh gây khô ngọn, khô
cành từng phần hoặc chết cả cây.

7


Theo tài liệu trung tâm nghiên cứu, phát triển cao su tiểu điền, Viện nghiên cứu
cao su Việt Nam (1996) lá nhiễm bệnh sau một thời gian sẽ bị quăn queo và rụng, lá
hơn 1-2 tuần tuổi bị bệnh thì không rụng mà chỉ để lại những đốm u lồi trên phiến lá.
2.4.3 Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh và lây lan bệnh héo đen đầu lá (Collototrichum feas Leaf
fall) do nấm Colletotrichum gloeorioides (Penz). Bào tử có dạng hình elip, hình thành
nhiều trên vết bệnh và phát tán chủ yếu nhờ nước mưa. Nấm cần được tự do để phát
triển và gây bệnh, nhiệt độ thích hợp 28 oC, khi nhiệt độ trên 50 oC làm chết bào tử và
sợi nấm. Bào tử có khả năng nẩy mầm ở ẩm độ 80%-100% nhưng thích hợp nhất khi
ẩm độ tuyết đối 100% và không nẩy mầm khi thiếu oxy. Ánh sáng mặt trời và tia cực
tím làm giảm sự sinh trưởng và hình thành bào tử nấm.

Theo tác giả Lê Văn Bình và Mai Văn Sơn (10/1977), bệnh héo đen đầu lá trên
cây cao su do nấm Colletotrichum gloeoporioides, nấm này cùng với nấm
Colletotrichum fieus gây ra bệnh đốm vòng trên lá cây cao su con ở những nơi đất xấu.
Theo thông tin chuyên đề BVTV cây cao su của Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam: Nấm bệnh xâm nhiễm gia tăng đáng kể một phần do việc chọn lọc giống chủ
yếu theo hướng sản lượng cao và sinh trưởng khỏe đã làm thất thoát nhiều gens kháng
bệnh. Mặt khác do việc trồng thâm canh tập trung diện tích cao su cao độ cũng tạo
điều kiện cho bệnh hại, hậu quả là nhiều dòng vô tính có sản lượng cao nhưng mẫn
cảm với một hay nhiều loại bệnh.
2.4.4 Biện pháp phòng trị bệnh
Theo thông tin chuyên đề BVTV cây cao su của Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam một số biện pháp phòng trị:
Trồng dòng vô tính kháng bệnh:
DVT nhiễm nặng: PB86, AV427, PR107, RRIM623, IR22, IR42.
DVT nhiễm nhẹ: PR261, RRIM600, PB235, GT1, PR255.
Diệt trừ cỏ dại và vệ sinh vườn cây để giảm độ ẩm và nguồn bệnh từ những ký
chủ khác.
Dùng các loại thuốc Oxyclorua nồng độ 0,25% dung dịch Bordeaux 1%, Maneb
0,25%, Zineb 0,25%, Benlate 0,2%, Dithane M 0,25% và tiến hành phun xịt khi có 1015% tầng lá non xuất hiện, chu kỳ xử lý 10-14 ngày/lần.
8


Theo tài liệu trung tâm nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền, Viện nghiên cứu
cao su Việt nam (1996), phòng trị bằng cách sau:
Diệt cỏ dại, vệ sinh vườn cây để giảm độ ẩm nguồn bệnh từ những cây khác và
sử dụng một số loại thuốc hóa học đặc trị như: Dung dịch Bordeaux 0,5%-1%, Daconil
0,2 %, Sumieight 0,15%, phun thuốc khi có 10-15 tầng lá mới xuất hiện, yêu cầu phun
đều ở cả hai mặt của lá non.

9



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện trên vườn cây cao su năm thứ 2 giai đọan kiến thiết
cơ bản của Nông Trường 9, Công ty cao su Phú Riềng, Xã Long Tân, Huyện Phước
Long, Tỉnh Bình Phước, tại lô 104 trồng các giốngvô tính RRIV2, RRIV4, PB260,
RRIV5, PB255 đều được trồng bằng tum bầu vào tháng 6 năm 2007.
Vườn cây cao su Nông trường 9, Công ty cao su Phú Riềng, Xã Long Tân,
Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước nằm giáp ranh với huyện Đồng Phú về phía
đông , phía Tây giáp với Nông trường 6, phía Nam giáp với Lâm trường Bù Nho , phía
Bắc giáp với Nông trường 8 (Nông trường 6 , Nông trường 8 thuộc Công ty cao su Phú
Riềng) và Lâm Trường Bù Nho đều nằm trong Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước).
3.1.3 Đất đai
Thí nghiệm được bố trí trên vùng đất đỏ miền Đông Nam bộ, địa hình có dạng
đồi thoải, có xu hướng thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc.
Về lý tính : Đất có cơ giới nhẹ hàm lượng cát trung bình, tầng canh tác dày từ
0,35 – 1,25m, độ ẩm cao.
Về hóa tính : Đất có pH = 6,3 - 6,5 , giàu chất hữu cơ, thường nghèo Lân.
3.1.4 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có 02 mùa mưa nắng rõ rệt, có gió mùa hạ thổi theo
hướng Tây Nam, gió mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc, khí hậu vùng này tương
đối ấm áp và điều hòa.
Nhiệt độ trung bình năm 26,06 oC, lượng mưa trung bình năm 2.984,94
mm/năm, ẩm độ không khí 80,66 %, số giờ nắng bình quân năm 2381,84 giờ/năm.
10



Đánh giá chung đây là vùng không có bão, điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho
phát triển cây cao su.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Vườn cao su 2 tuổi giai đoạn kiến thiết cơ bản trồng tại lô 104 giống RRIV2,
RRIV4, PB260, RRIV5, PB255 đều được trồng bằng tum bầu vào tháng 6 năm 2007
của Nông Trường 9, Công Ty cao su Phú Riềng, Xã Long Tân, Huyện Phước Long,
Tỉnh Bình Phước.
3.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD (Randomized
Complete Block Design) với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, 15 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở 30
cây, tổng cây theo dõi 450 cây.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Ghi chú:

NT1

NT3

NT4

NT2

NT5

NT5

NT1


NT2

NT3

NT4

NT2

NT3

NT4

NT5

NT1

NT1

RRIV2

NT2

RRIV4

NT3

PB260

NT4


RRIV5

NT5

PB255

(đối chứng)

3.4 Phương pháp nghiên cứu
Trực tiếp điều tra và lấy mẫu điều tra theo 5 điểm.
-Chiều cao cây của 5 dòng vô tính được thực hiện đo bằng thước dây, thang chữ
A từ vị trí mắt tháp đến đỉnh sinh trưởng. Thời gian tiến hành theo chu kỳ 21 ngày/lần.
Chiều cao trung bình (cm) =

Tổng chiều cao cây
Số cây quan trắc

Tốc độ phát triển chiều cao (cm) = Lần quan trắc sau – Lần quan trắc trước.
-Đường kính thân cây của 5 dòng vô tính đo bằng thước (đót điện tử) cách mắt
tháp 10 cm, tiến hành quan trắc theo chu kỳ 21 ngày/lần.
11


Đường kính thân trung bình (cm) =

Tổng đường kính thân
Số cây quan trắc

Tốc độ phát triển đường kính thân (cm)= Lần quan trắc sau – Lần quan trắc trước.

-Tỷ lệ bệnh héo đen đầu lá của 5 dòng vô tính tiến hành quan trắc theo chu kỳ
15 ngày /lần.
TLB% =

Số cây bệnh
Tổng số cây điều tra

x 100

-Chỉ số bệnh héo đen đầu lá của 5 dòng vô tính tiến hành quan trắc theo chu kỳ
15 ngày/lần.

CSB%=

Tổng các tích của mỗi cấp bệnh x số cá thể bị bệnh cùng cấp
Trị số bệnh cao nhất x tổng số cá thể điều tra

x 100

-Độ dày vỏ của 5 dòng vô tính được thực hiện đo bằng đót điện tử ở vị trí cánh
mắt tháp 100cm. Thời gian tiến hành theo chu kỳ 75 ngày/lần.
Độ dày vỏ trung bình (mm) =

Tổng độ dày vỏ
Số cây quan trắc

Tốc độ phát triển độ dày vỏ (mm) = Lần quan trắc sau – Lần quan trắc trước.
-Số tầng lá của 5 dòng vô tính được thực hiện đếm trực tiếp. Thời gian tiến
hành theo chu kỳ 60 ngày/lần.
Số tầng lá trung bình =


Tổng số tầng lá
Số cây quan trắc

Tốc độ phát triển tầng lá = Lần quan trắc sau – Lần quan trắc trước.

12


3.5 Vật liệu sử dụng
Phiếu điều tra định kỳ về đường kính thân, chiều cao cây, độ dày vỏ và số tầng lá.
Phiếu điều tra tình hình bệnh hại.
Thước dây 1,5m, thước dây 5m, thang chữ A và sơn đánh dấu cây điều tra .

Hình 3.1 Điều tra chiều cao cây

Hình 3.2 Điều tra đường kính thân

Hình 3.3 Điều tra độ dày vỏ thân

13


Bảng 3.1 Phân cấp bệnh héo đen đầu lá
Cấp bệnh

Trên lá

1


Vài vết bệnh hoặc đốm đầu, nhìn kỹ mới thấy

2

Các vết bệnh chiếm 1/8 diện tích lá (12,5%)

3

Các vết bệnh chiếm 1/4 diện tích lá (25%)

4

Các vết bệnh chiếm 1/2 diện tích lá (50%)

5

Các vết bệnh chiếm 3/4 diện tích lá (75%)

3.6 Phương pháp xử lý
Thí nghiệm được tiến hành xử lý số liệu thu thập bằng phần mềm máy tính
MSTATC 1.2 và EXCEL 2003.

14


Chương 4
KẾT QUẢ – THẢO LUẬN
4.1 Kết quả quan trắc khí hậu-thời tiết tại khu vực thí nghiệm
Bảng 4.1 Kết quả điều tra diễn biến khí hậu-thời tiết
Chỉ tiêu


02/2009

03/2009

04/2009

05/2009

06/2009

Độ ẩm TB (%)

81,0

74,0

81,0

83,0

84,0

Nhiệt độ TB (0C)

26,4

28,2

27,6


27,1

27,2

Tổng lượng mưa (mm) 669,0

14,0

323,1

313,3

233,1

Tổng giờ nắng

169,4

177,3

210,0

211,4

197,2

Tổng bay hơi

915,0


100,4

714,0

658,0

611,0

(Trích nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Bình Phước cung cấp)

Tổng bay hơi

2000
1500

Tổng giờ nắng

1000

Tổng lượng mưa
(mm)

500

Nhiệt độ TB (0C)

0
2/2009 3/2009 4/2009 5/2009 6/2009


Độ ẩm TB (%)

Biểu đồ 4.1 Biểu diễn tình hình khí hậu – thời tiết
Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, kết quả biểu diễn tình hình khí hậu-thời tiết cho
thấy:
Lượng mưa tháng 2 là cao nhất trong 5 tháng điều tra, lượng mưa tháng 3 là
thấp nhất. Nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động không lớn, nhưng ẩm độ không
15


×