Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNGDO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CNTTCN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNGDO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
CN-TTCN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HCM

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN ANH XUÂN
Ngành
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khoá
: 2005 - 2009

Tháng 7/ 2009


NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CN-TTCN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HCM

Tác giả

NGUYỄN ANH XUÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN VINH QUY



Tháng 07 năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA
NGÀNH
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN
KHÓA HỌC

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
: NGUYỄN ANH XUÂN
: 05149107
: 2005 – 2009

1. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển CNTTCN trên địa bàn Quận 9 TP.HCM
2. Nội dung khoá luận tốt nghiệp:
-

Giới thiệu lý thuyết đánh giá ảnh hưởng môi trường công nghiệp.


-

Khái quát về địa bàn Quận 9 TP.HCM

-

Tìm hiểu hiện trạng môi trường đất, nước, không khí nảy sinh trong quá trình phát
triển CN-TTCN.

-

Mô tả hiện trạng và định hướng phát triển CN-TTCN trên địa bàn Quận 9.

-

Trên cơ sở đó xác định, dự báo các vấn đề ô nhiễm còn tồn đọng ở Quận 9 và đề xuất
các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường.

-

Qua đó rút ra các kết luận môi trường tại Quận 9 và có một số kiến nghị giải quyết các
vấn đề còn tồn tại.

3. Thời gian thực hiện khoá luận: bắt đầu 01/2009 – 06/2009
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn.

Tp. Hồ Chí Minh , ngày

tháng


năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quận 9 là địa bàn nằm trong vành giãn nở công nghiệp của thành phố, có vị trí
thuận lợi cho thông thương với nhiêu tỉnh khác, là một quận có tiềm năng và lợi thế
trong quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa và đang dần dần chuyển đổi nền
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
Theo định hướng Quận 9 là trung tâm phát triển công nghệ cao của khu vực
miền nam, là nơi tiếp nhận các cơ sở gây ô nhiễm trong nôi thành. Phát triển công
nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực về mặt kinh tế xã hội nhưng nó cũng mang
lại những tác động xấu về mặt môi trường gây ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe
của người dân.
Trên cơ sở khảo sát thực địa, thu thập số liệu về tình hình phát triển công
nghiệp và hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 9. Đề tài sẽ tiến hành phân tích
đánh giá các số liệu về tình hình phát triển sản xuất công nghiệp. Bằng phương pháp
thống kê, đánh giá nhanh, đánh giá dựa vào TCVN để đưa ra các cách đánh giá về ảnh
hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường trên địa bàn Quận. Đồng thời qua đó
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nhằm đảm
bảo phát triển bền vững trên địa bàn Quận.

Trong quá trình thực hiện đề tài em không thể tránh khỏi những thiếu sót không
mong muốn, vì vậy em rất mong đợi và chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến và chỉ
bảo của quý thầy cô cùng bạn đọc.

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

i


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, toàn thể quý thầy cô trong trường và đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Công nghệ Môi trường đã dạy cho em những kiến thức quý báu trong
thời gian học tập dưới mái trường này.
Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù cũng gặp nhiều
khó khăn nhưng Thầy đã giúp em vượt qua để hoàn thành luận văn.
Đồng cảm ơn đến ban lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 9 cùng
các anh chị trong Tổ môi trường đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Gửi lời cảm ơn đến bạn bè và tập thể lớp DH05QM đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ con về mặt tinh thần và
là nguồn động viên lớn nhất của con trong suốt cuộc đời này.

TP. HCM, tháng 07 năm 2009

Nguyễn Anh Xuân


SVTH: Nguyễn Anh Xuân

ii


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................vii
Chương 1 .................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
Chương 2 .................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................... 3
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG............................... 3
2.1.1 Khái niệm về môi trường........................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại môi trường ................................................................................................. 3
2.1.2.1 Môi trường tự nhiên............................................................................................ 3
2.1.2.2 Môi trường xã hội............................................................................................... 3

2.1.3 Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ................................. 4
2.1.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường .......................................................................... 4
2.2. CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM..................................................................... 4
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động công nghiệp Việt Nam.......................... 4
2.2.2 Những vấn đề môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam ........ 5
2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................... 5
2.3.2 Biện pháp chính sách – pháp luật .............................................................................. 6
2.3.3 Biện pháp kinh tế....................................................................................................... 6
Chương 3 .................................................................................................................................... 7
KHÁI QUÁT VỀ QUẬN 9, TP.HCM ....................................................................................... 7
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU......................................................................... 7
3.1.1. Giới thiệu về Quân 9 ................................................................................................ 7
3.1.2. Địa hình. ................................................................................................................... 7
3.1.3. Khí hậu ..................................................................................................................... 7
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................................... 8
3.2.1. Dân số và tổ chức hành chính:.................................................................................. 8
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ...................................................................................... 8
3.2.2.1. Nông nghiệp ...................................................................................................... 8
3.2.2.2. Công nghiệp....................................................................................................... 8
3.2.2.3. Thương mại - Dịch vụ ....................................................................................... 9
3.2.3. Tình hình phát triển xã hội ....................................................................................... 9
3.2.3.1. Văn hóa – Giáo dục ........................................................................................... 9
3.2.3.2. Y tế .................................................................................................................. 10
3.2.3.3. Lao động .......................................................................................................... 10
SVTH: Nguyễn Anh Xuân

iii



Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

3.3. TÀI NGUYÊN VÀ KHOÁNG SẢN ............................................................................ 11
3.3.1. Tài nguyên đất ........................................................................................................ 11
3.3.2. Tài nguyên nước ..................................................................................................... 11
3.3.3. Tài nguyên sinh vật ................................................................................................ 11
3.4. CÁC VẾN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN 9............................................................ 12
3.4.1. Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp................................. 12
3.4.2. Các vấn đề môi trường do hoạt đông phát triển đô thị ........................................... 12
3.5. HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG....................................................................... 12
3.5.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................ 12
3.5.2. Vị trí và chức năng ................................................................................................. 13
3.5.3. Nhiệm vụ và quyền hạn. ......................................................................................... 13
3.6. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG .................................................................................... 13
3.6.1. Môi trường đất:....................................................................................................... 13
3.6.2. Môi trường nước mặt và nước ngầm. ..................................................................... 15
3.6.3. Môi trường không khí............................................................................................. 21
3.7. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN................................. 23
3.7.1. Khái quát hiện trạng hoạt động công nghiệp theo loại hình sản xuất chủ sở hữu .. 24
3.7.2 Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận. ....................................................... 25
3.7.3 Lực lượng lao động công nghiệp............................................................................. 26
3.7.4. Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp .............................................................. 27
Chương 4 .............................................................................................................................. 29
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
HOAT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP .................................................................. 29
4.1. NGUỒN TÁC ĐỘNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG BỊ ẢNH HƯỞNG
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP. .................................................... 29
4.2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG..................................... 31
4.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường đất và hệ sinh thái đất ................................................. 31

4.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước ............................................................................ 31
4.2.3 Ảnh hưởng đến môi trường không khí .................................................................... 35
4.2.4 Sự gia tăng lượng chất thải rắn công nghiệp ........................................................... 37
4.2.5 Tài nguyên sinh vật ................................................................................................. 39
4.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.............................................. 39
4.3.1 Kinh tế ..................................................................................................................... 39
4.3.2 Xã hội ...................................................................................................................... 40
4.4. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BVMT ĐỀ XUẤT
THỰC HIỆN......................................................................................................................... 41
4.4.1. Biện pháp tổ chức, nâng cao năng lực quản lý ....................................................... 41
4.4.2. Biện pháp quy hoạch đầu tư ................................................................................... 41
4.4.3. Biện pháp luật chính sách....................................................................................... 42
4.4.4. Biện pháp kinh tế.................................................................................................... 43
4.4.5. Biện pháp kỹ thuật công nghệ ................................................................................ 43
4.4.6. Biện pháp giám sát chất lượng môi trường ............................................................ 44
4.4.7. Biện pháp khuyến khích các cơ sở sản xuất BVMT .............................................. 44
4.4.8. Biện pháp nâng cao nhận thức BVMT ................................................................... 45
Chương 6 .............................................................................................................................. 47
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 47
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 47
6.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU KHAM KHẢO........................................................................................................ 49
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................ 50
SVTH: Nguyễn Anh Xuân

iv


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị những mặt tích cực và hạn chế của phát triển K/CCN........................ 5
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở Việt Nam ........ 6
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện sự phân công lao động trong các ngành ........................................ 10
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức hành chính trong hệ thống QLMT Quận 9 ...................................... 13

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

v


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm ............................................. 4
Bảng 3.1. Diện tích và dân số Quận theo đơn vị hành chính ..................................................... 7
Bảng 3.2: Biến động dân số trên địa bàn Quận qua các năm ..................................................... 8
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về nông nghiệp....................................................................................... 8
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về công nghiệp .................................................................................. 9
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ...................................................... 9
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về giáo dục ........................................................................................... 10
Bảng 3.7: Tình hình và dự kiến sử dụng đất Quận 9................................................................ 11
Bảng 3.9: Kết quả phân tích đất trên địa bàn Quận 9 năm 2008 .............................................. 14
Bảng 3.10: Kết quả phân tích nước mặt tai hệ thống sông, kênh rạch lớn của Quận 9 năm
2008 .......................................................................................................................................... 16
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước măt tại hệ hệ thống kênh rạch nhỏ ở Quận 9 năm
2008. ......................................................................................................................................... 17
Bảng 3.12: Kết quả phân tich bùn đáy tai hệ thống sông, kênh rạch Quận 9 năm 2008.......... 18
Bảng 3.13: Kết quả phân tích nước ngầm trên địa bàn Quận 9 năm 2008. .............................. 20
Bảng 3.14; Kết quả phân tích các mẫu khí trên địa bàn Quận 9 năm 2008.............................. 21

Bảng 3.15: Kết quả chất lượng vi khí hậu trên địa bàn Quận 9 năm 2008............................... 22
Bảng 3.16: Tình hình thực hiện các dự án tại các KCN trên địa bàn quận .............................. 24
Bảng 3.17: Đặc trưng hoạt động sản xuất các ngành nghề trên địa bàn Quận 9. ..................... 25
Bảng 3.18: Lao động SXCN trên địa bàn Quận 9 chia theo thành phần kinh tế năm 20042008. ......................................................................................................................................... 27
Bảng 4.1. Ma trận nhận dạng và đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của hoạt động phát triển công
nghiệp đến các thành phần môi trường và xã hội..................................................................... 30
Bảng 4.2: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các K/CCN Quận 9 ............ 33
Bảng 4.3: Tải lượng ô nhiễm phát sinh do sinh hoạt của công nhân và dân cư đô thị ............. 34
Bảng 4.4: Dự báo tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí tại các K/CCN trên địa bàn Quận
9 ................................................................................................................................................ 35
Bảng 4.5: Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa, khách hàng và phương tiện vận tải bằng
đường bộ Quận 9 ...................................................................................................................... 36
Bảng 4.6: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ
Quận 9. ..................................................................................................................................... 37
Bảng 4.7: Dự báo tải lượng CTR tại các CSCN của Quận 9.................................................... 38
Bảng 4.8: Dự báo tải lượng RSH tại các CSCN của Quận 9.................................................... 38

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

vi


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BVMT


Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CSSX

Cơ sở sản xuất


CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

KCN

Khu công nghiệp

K/CCN

Khu/cụm công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KDC

Khu dân cư

KTXH

Kinh tế xã hội

ONMT


Ô nhiễm môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

SXCN

Sản xuất công nghiệp

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

RSH

Rác sinh hoạt

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

vii


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quận 9 hiện nay được tách từ huyện Thủ Đức cũ, được thành lập theo Nghị
định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động( từ
01/04/1997). Theo quy hoạch chung đã được xác định và điều chỉnh, quận 9 là một đô
thị vệ tinh của thành phố. Quận có vị trí quan trọng đối với thành phố: là của ngõ
Đông Bắc đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Miền Trung và Miền Bắc; có các tuyến giao
thông quan trọng về đường bộ và đường thủy.
So với các quận huyện khác, Quận 9 có nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau,

có tiềm năng đất đai để phát triển đô thị và công nghiệp: đất nông nghiệp vận chiếm tỉ
lệ tương đối nhưng đang được chuyển đổi nhanh chóng sang đất đô thị, công nghiệp và
các công trình dân dụng; đất công nghiệp được quy hoach với diện tích lớn trong đó có
cả mục đích tiếp nhận các cơ sở công nghiệp từ các quận nội thành; đất giao thông
chiếm phần đáng kể do có nhiều trục giao thông quan trọng đi qua ( đại lộ Đông Tây,
xa lộ Hà Nội, tuyến đường sắt nối cửa ngõ phía Đông Bắc với trung tâm thành phố…);
đất văn hóa với các quần thể công trình dành cho giáo dục…. Vì vậy Quận sẽ đối đầu
với nhiều vấn đề môi trường khác nhau khó kiểm soát, nảy sinh do sử dụng đất, do
chất thải công nghiệp, do quá trình đô thị và công nghiệp hóa. Việc đánh giá hiện trạng
phát triển CN, dự báo ảnh hưởng đến môi trường và đề xuất một số biện pháp nhằm
BVMT là điều rất cần thiết. Và đây cũng là lý do để đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá
ảnh hưởng môi trường do hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn Quận 9 TP.HCM” được thực hiện.

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

1


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động phát triển CN, TTCN
trên địa bàn Quận 9.
- Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác QLMT tại địa phương.
- Đề xuất các biện pháp và kĩ thuật trong công tác QLMT nhằm nâng cao hiệu quả
quản lí và chất lượng môi trường tại Q9.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định các vấn đề môi trường đất, nước, không khí nảy sinh trong quá trình phát

triển CN, TTCN nhằm đánh giá một số ảnh hưởng do phát triển CN, TTCN gây nên.
- Mô tả hiện trạng và định hướng phát triển CN, TTCN trên địa bàn quận 9 (đến năm
2020).
- Dự báo, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động CN-TTCN.
- Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công tác BVMT trên địa bàn quận.
- Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp BVMT nhằm tiến tới phát triển bền vững.

1.3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn quận 9 TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu về măt thời gian: Từ tháng 1/2009 – tháng 6/2009.
- Giới hạn về nội dung: Do thời gian có hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá MT
đất, nước mặt, nước ngầm, không khí và các nguồn ô nhiễm do hoạt động phát triển
CN, TTCN trên địa bàn quận 9.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
- Điều tra khảo sát thực địa
- Phương pháp đánh giá nhanh
- Phương pháp ma trận

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

2


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Khái niệm về môi trường
Khái niệm môi trường được đưa ra lần đầu tiên trong Hội nghị thảo luận của
Liên Hiệp Quốc về môi trường nhân văn tại Stockholm, tháng 6/1972, một số đại biểu
cho rằng “môi trường là không gian vật chất nơi con người sinh sống”. Theo quan
niệm này, môi trường thường gắn liền với thế giới tự nhiên, trong đó các vấn đề về “ô
nhiễm” và “suy thoái” được chấp nhận như là sự hi sinh tạm thời cho mục tiêu phát
triển. Họ cho rằng, để giải quyết vấn đề môi trường cần nâng cao phát triển công nghệ
hơn.
Theo các đại biểu các nước đang phát triển, môi trường là “toàn bộ các vấn đề
tự nhiên và KTXH trong quá trình phát triển”. Theo quan niệm này thì các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên cần được xem xét cụ thể, việc thay đổi môi trường tự
nhiên không chỉ là do hậu quả của thiên nhiên mà còn do các quyết định sử dụng tài
nguyên môi trường của con người. (Nguyễn Vinh Quy, 2005)
2.1.2 Phân loại môi trường
2.1.2.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài
ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động
thực vật…

2.1.2.2 Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước..ở các cấp khác nhau như Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức toàn thể…

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

3



Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

2.1.3 Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm môi trường là sự chuyển
các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
2.1.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
Nguồn phát sinh chất gây ONMT là những hoạt động phát sinh ra các chất làm
biến đổi chất luợng môi trường. Nguồn phát sinh chất gây ONMT có thể là nguồn có
điểm như ống khói nhà máy hoặc nguồn di động như hoạt động giao thông hoặc nguồn
không có điểm. Ngoài ra, có thể phân loại nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm qua các
hoạt động như: hoạt động CN, NN, TMDV, sinh hoạt.

2.2. CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động công nghiệp Việt Nam
Trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt, trải qua những biến động to lớn
và sâu sắc của hoàn cảnh quốc tế, vượt qua biết bao gian khó và non kém của chính
mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, ngành Công nghiệp Việt Nam đã
không ngừng phấn đấu vươn lên và đã trưởng thành vượt bậc.
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2002 –
2007, tỷ trọng công nghiệp tăng 2,78%/năm.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007

Giá trị SXCN
56.753,4 65.612,2 76.620,4 76.446,4 83.326,7 96.287,9
(tỷ đồng)
Nguồn: Trang web của Bộ Công thương
/>Các KCN rất khác nhau về tên gọi và quá trình hình thành, thời gian hoạt động,
diện tích, hình thức tổ chức…nhưng có đặc điểm chung là có ranh giới địa lý xác định,
có nhiều ngành công nghiệp hoạt động, được điều hành và quản lý bởi một tổ chức
quản lý có chức năng và quyền hạn xác định. Ở Việt Nam, các KCN hiện có tạm phân
thành 7 loại hình.
SVTH: Nguyễn Anh Xuân

4


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

2.2.2 Những vấn đề môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt
Nam
Khi các khu vực sản xuất tập trung như K/CCN phát triển mạnh thì bên cạnh sự
phát triển về kinh tế chúng còn tạo ra sự mất cân bằng rất lớn. Sự tập trung đông dân
cư, thương mại, công nghiệp làm phát sinh một lượng lớn các loại CTR, nước thải, khí
thải. Lượng chất thải này vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và gây ra
ONMT.
Mối quan hệ giữa K/CCN và vấn đề môi trường có thể hiện thị qua sơ đồ 1.1
sau:

Khai thác các nguồn
tài nguyên

Thay đổi mục

đích sử dụng đất

Đô thị hóa các vùng
nông nông thôn

Phát triển
các K/CCN
ở Việt Nam

Giải quyết công
ăn việc làm
Sự cố môi trường

Tăng trưởng kinh
tế, ổn định xã hội

Nâng cao trình
độ công nghệ
Chất thải và các vấn
đề ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt
nguồn tài nguyên

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị những mặt tích cực và hạn chế của phát triển K/CCN

2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Công tác môi trường ở nước ta hiện nay được thực hiện ở nhiều cấp. Quốc hội
có “Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường” tư vấn về các vấn đề môi trường,

Thủ tướng chính phủ, văn phòng Chính phủ và Vụ Khoa học, Giáo dục văn hóa xã hội
có một cố vấn cao cấp về các vấn đề môi trường. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà
nước về môi trường hiện nay ở Việt Nam được trình bày trong hình 2.2

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

5


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Chính phủ

Bộ TN&MT

UBND tỉnh

Các sở
khác

Sở
TNMT

UBND
huyện

Phòng
TN&MT

Tổ MT


Cục
BVMT

Các bộ khác

Các vụ
khác

Các phòng
chức năng

Các tổ
khác

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở Việt
Nam
2.3.2 Biện pháp chính sách – pháp luật
Nhà nước ta không ngừng hoàn chỉnh hệ thống luật pháp BVMT, ban hành các
chính sách về phát triển kinh tế xã hội, buộc các cơ sở nghiêm chỉnh thi hành luật
BVMT.
2.3.3 Biện pháp kinh tế
Công cụ kinh tế: là công cụ đánh trực tiếp vào quyền lợi và thu nhập của các
doanh nghiệp, bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động
sản xuất kinh doanh
2.3.4 Biện pháp kỹ thuật
Công cụ kỹ thuật: các công cụ đánh giá môi trường, quan trắc môi trường, kiểm
toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và tái sử
dụng... Nói chung, công cụ kỹ thuật có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra
ONMT hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành, vận hành hoạt động sản

xuất và nó được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát và giám sát. Ngoài ra, còn có
một số công cụ phụ trợ như GIS, mô hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông
cũng được áp dụng để BVMT ở nước ta.
SVTH: Nguyễn Anh Xuân

6


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ QUẬN 9, TP.HCM
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU
3.1.1. Giới thiệu về Quân 9
Quận 9 là một vành đai của TP.HCM, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc. Diện
tích và dân số của Quận được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diện tích và dân số Quận theo đơn vị hành chính
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
Tổng số

Đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên
Dân số
(ha)
(người)
Long Trường
1266,38
8.403
Long Phước
2444,00
7.599
Trường Thạnh
984,91
9.981
Phú Hữu
1188,00
6.500
Phước Long A
236,53
17.603
Phước Long B
587,55
32.055
Tăng Nhơn Phú A
418,98
30.697

Tăng Nhơn Phú B
528,29
16.368
Tân Phú
445,11
17.948
Hiệp Phú
224,61
23.566
Phước Bình
2444,00
18.736
Long Bình
1761,27
20.538
Long Thạnh Mỹ
1205,67
17.824
11.389,64
227.818
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2008)

3.1.2. Địa hình.
Địa hình Quận 9 được phân thành 2 vùng chính: vùng đồi gò và vùng bưng.
3.1.3. Khí hậu
Quận 9 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao
và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và mùa khô
rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 270C, biên độ nhiệt tại đây ít thay đổi, nhiệt độ cao nhất
tại đây là tháng 3, 4 là 400C.


SVTH: Nguyễn Anh Xuân

7


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2.1. Dân số và tổ chức hành chính:
Qua số liệu thống kê ta thấy dân số do tăng mạnh ở những năm 2004-2005 và
2007-2008.
Bảng 3.2: Biến động dân số trên địa bàn Quận qua các năm
STT
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Chỉ tiêu
197.682 207.581 214.321 218.434 227.815
1 Dân số TB (người)
11,48 12,84
11,87

11
2 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
12,85
1.265
4.366
3 Biến động cơ học (người) 8.415 6.448
1.614
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận 9 năm 2008)
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
3.2.2.1. Nông nghiệp
Năm 2008 là năm tiếp tục thực hiện kế hoạch của UBND quận về việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi: theo hướng giảm dần diện tích đất lúa, tăng diện tích
cây - con có giá trị kinh tế cao. Một số chỉ tiêu của ngành NN được thể hiện trong
bảng 3.3.
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về nông nghiệp
(Nguồn: Phòng thống kê Quận 9 năm 2008)

STT

Năm

Chỉ tiêu
1 Diện tích lúa gieo trồng (ha)
2 Diện tích cây hoa màu (ha)
3 Năng suất lúa (tạ/ha)
4 Số lượng gia súc (con)
5 Số lượng gia cầm (con)
6 Doanh thu (tỷ đồng)
3.2.2.2. Công nghiệp


2004

2005

2006

2007

2008

1.154,2
39,80
31,71
12.575
41.176
65,360

651,7
45,55
30,37
14.954
6.266
67,070

333,19
41,71
28,15
22.084
5.266
54,699


280,15
30,52
33,07
21.707
1.978
56,232

243,90
2,54
33,73
19.320
1.387
57,464

Năm 2008, ngành công nghiệp của quận có nhiều thuận lợi. Sự ra đời của Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh
doanh đã thay thế các quy định cũ, với những quy trình và thủ tục thông thoáng hơn.
Điển hình là khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của các đối
SVTH: Nguyễn Anh Xuân

8


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

tác nước ngoài như Nhật Bản, Hoa kỳ… góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết
việc làm của Quận. Một số chỉ tiêu về CN được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về công nghiệp
STT

1
2
3

Năm
Chỉ tiêu
Cơ sở sản xuất
(Cơ sở)
Số lao động
(Người)
Giá trị sản xuất
(Tỷ đồng)

2004

2005

2006

2007

2008

1.470

1.690

1.790

1.396


1.484

33.517

35.026

36.305

37.917

47.430

3.977,851

4.913,402

5.326,603

7.075,558

7.585,215

( Nguồn: Phòng thống kê Quận 9 năm 2008)
3.2.2.3. Thương mại - Dịch vụ
Hoạt động thương mại trên địa bàn ngày càng đa dạng và phong phú, thích ứng
với cơ chế thị trường. Giá trị của ngành TM-DV năm sau luôn cao hơn năm trước,
được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ
STT

Năm
1
2
3

2004

2005

2006

2007

2008

Chỉ tiêu
7.309
8.089
7.400
8.588
9.602
Số cơ sở (cơ sở)
14.092
15.793
15.332
18.522
20.068
Số lao động (người)
Doanh thu (tỷ đồng) 1.401,711 1.850,185 2.374,160 3.256,155 3.483,325
( Nguồn: Phòng thống kê Quận 9 năm 2008)

Tuy gặp ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai nhưng doanh thu của quận vẫn tăng

3.483,325 tỷ đồng tăng so với năm 2007 (3.256,155 tỷ đồng). So với chỉ tiêu phấn đấu
của quận là 3.181,630 tỷ đồng thì doanh thu 2008 đạt 109.48%, vượt 9,48% tương ứng
301.695 tỷ đồng.
3.2.3. Tình hình phát triển xã hội
3.2.3.1. Văn hóa – Giáo dục
Về cơ bản lượng giáo viên có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy cho con em trong
Quận. Các chỉ tiêu về giáo dục đươc trình bày trong bảng 3.6.

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

9


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về giáo dục
STT
1
2
3
4

Năm
2004
Chỉ tiêu
56
Trường học
787

Lớp học
Giáo viên (người) 1.091
Học sinh (người) 29.583

2005

2006

57
847
1.162
32.808

2007

48
58
859
957
1.172 1.295
33.134 35.810

2008
59
1.057
1.393
36.230

( Nguồn: Phòng thống kê Quận 9 năm 2008)
3.2.3.2. Y tế

Hiện nay, Quận có bệnh viện Quân Dân Miền Đông và Trung Tâm Y Tế Quận
9 với chức năng khám chữa bệnh cho người dân. Hầu hết các phường đều có trạm y tế
riêng, đã hoàn thành công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, triển khai các
đợt tiêm chủng vắcxin cho trẻ, phòng ngừa dịch cúm.
3.2.3.3. Lao động
Quy mô dân số trên địa bàn Quận tăng, tạo nguồn lao động dồi dào. Năm 2008 số lao
động đang làm việc trong ngành Công nghiệp 47.430 người, chiếm 54,05% trong tổng
số lao động của 3 ngành trên. Sự phân công lao động được thể hiện trong hinh 2.1.
Người 50000

47430

45000
40000
35000

37917

36305

35026

33517

30000
25000

Nông nghiệp

20000

15000
10000
5000

14092
6577

15793

18522

20068

Công nghiệp

6239
2406

2236

2102

0
2004

TM - DV

15332

2005


2006

2007

2008

Năm

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện sự phân công lao động trong các ngành
Những năm gần đây lượng lao động phân bố trong ngành nông nghiệp chuyển
dần sang ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ.

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

10


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

3.3. TÀI NGUYÊN VÀ KHOÁNG SẢN
3.3.1. Tài nguyên đất
Trên địa bàn Quận 9 có 3 loại đất chính: Đất vàng xám, đất xám, đất phèn phát triển.
Tình hình và dự kiến sử dụng đất của Quận được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tình hình và dự kiến sử dụng đất Quận 9
Năm

Đất nông
nghiệp (ha)


Đất phi nông
nghiệp (ha)

Đất chưa sử
dụng (ha)

Tổng cộng
(ha)

2008

4.982,48

6.345,74

61,42

11.389,64

2010
2015
2020

4.868,84
4.414,58
3.619,52

6.462,15
6.927,79
7.742.66


58,59
47,27
27,48

11.389,64
11.389,64
11.389,64

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường quận 9 năm 2008)
3.3.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trên địa bàn quận 9 bao gồm nước mặt và nước ngầm.
-

Nước mặt:

Quận 9 có mạng lưới sông rạch khá chằng chịt (như Rạch Chiếc, Trao Trảo, Sông
Tắc…), với hệ thống sông Đồng Nai là con sông lớn nhất Đông Nam Bộ, có lưu vực
khoảng 4500 km2, đoạn sông này có chiều dài 28 km. Đây là con sông giúp đẩy mặn
cũng như là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn Quận.
-

Nước ngầm:
Tài nguyên nước ngầm quận 9 có 4 tầng chứa nước: Tầng chứa nước lỗ hổng

các trầm tích Pleistoxen, Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plioxen trên, Tầng
chứa nước lỗ hổng các trầm tích plioxen dưới, Tâng chứa nước khe nứt các trầm
tích Jura.
3.3.3. Tài nguyên sinh vật
Đặc điểm nổi bật ở đây là hệ thủy sinh vật ven kênh rạch và dưới nước như dừa

nước, bần chua, lác, bình bát,các loại tôm cá, cácloài bò sát…Tính chất ngọt hóa được
thể hiện bằng sự ưu thế của bèo lục bình và rau muống ở các rạch. Cấu trúc hệ thủy
sinh vật ở khu vực như sau:

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

11


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

3.4. CÁC VẾN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN 9
3.4.1. Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ các KCN cùng với sự phát triển mạnh các ngành nghề
TTCN thì Quận 9 đang đối mặt với các vấn đề môi trường như:
- Nước thải công nghiệp không được xử lý thải thẳng ra nguồn tiếp nhận là các
kênh rạch trên địa bàn quận.
- Chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại không được quản
lí chặt chẽ, thường được thải bỏ chung với rắc sinh hoạt.
- Khí thải và tiếng ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất.
- Áp lực gia tăng dân số cơ học để đáp ứng nhu cầu lao động làm việc tại các
khu công nghiệp khu chế xuất trên địa bàn quận.
3.4.2. Các vấn đề môi trường do hoạt đông phát triển đô thị
- Hệ thông thoát nước đô thị chưa phát triển
- Vấn đề thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt ta một số phường, nhất là tai môt số
chợ tự phát, ven kênh rạch còn chuuwa thực hiện được, tình trạng rác thải bỏ bừa bại
gây ứ đọng trên các kênh rạch khá phổ biến.
- Vấn đề quản lí chất thải rắn y tế còn nhiều bất cập, nhất là đối với các phòng
khám và phhong mạch tư nhân, tình trạng rác y tế thải bỏ chung với rác sinh hoạt là
khá phổ biến.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải từ hoạt động giao thông đô thị.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp
chỉnh trang đô thị.

3.5. HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
3.5.1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tài Nguyên Môi Trường Quận do Trưởng phòng phụ trách, có 2 Phó
phòng và các cán bộ, công chức chuyên môn. Cơ cấu tổ chức hành chính về QLMT huyện
Đức Hòa được minh họa qua hình 3.2

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

12


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

UBND
TP.HCM

Các sở
khác

Sở
TNMT

UBND
huyện

Phòng

TN&MT

Tổ MT

Tổ quy
hoạch

Tổ pháp
chế

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức hành chính trong hệ thống QLMT Quận 9
3.5.2. Vị trí và chức năng
3.5.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.

3.6. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
3.6.1. Môi trường đất:
Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất Quận 9 năm 2008
Loại đất
TỔNG DIỆN TÍCH
I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
II. Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
III. Đất chưa sử dụng


Diện tích (ha)
11.3899,64
4.982,48
4.724,49
24,59
233,39
6.345,74
1.603,10
2.718,21
40,21
69,82
1.914,40
61,42

(Nguồn: Niên giám thống kê quận 9 năm 2008)

Về thổ nhưỡng, hầu hết các mẫu thí nghiệm có pH đạt giá trị trung tính, độ chua
và độ thủy phân thấp ( Bảng 3.9).

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

13


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Bảng 3.9: Kết quả phân tích đất trên địa bàn Quận 9 năm 2008
Vị trí lấy
mẫu


pH

3,57
Đ1
6,67
Đ2
3,82
Đ3
4,16
Đ4
5,31
Đ5
5,92
Đ6
6,23
Đ7
5,65
Đ8
4,26
Đ9
5,5
Đ10
6,21
Đ11
6,17
Đ12
Tiêu chuẩn
7209 : 2002
Tiêu chuẩn

Hà Lan
Ghi chú vị trí lấy mẫu:

Độ ẩm
%
38
36
26
37
28
36
22
37
32
31
28
32
-

Tổng
N
335
465
186
178
367
213
237
441
294

314
279
221
-

Tổng
P
53
53
7
6
19
17
31
28
36
33
52
59
-

P2O5

Kết quả phân tích
Pb
Cu
K
K2O

Zn


As

Cd

Cr

120
120
15
13
43
38
70
63
81
75
118
134
-

17
27
13
19
14
34
25
18
27

38
21
14
300

12
31
17
31
29
26
19
27
43
32
31
29
-

15
46
24
30
27
26
13
53
35
26
12

38
-

18
42
28
37
27
32
16
63
42
31
23
46
-

65
69
81
56
46
98
121
134
87
79
63
97
-


0,005
0,001
0,006
0,001
0,001
0,001
0,005
0,005
0,004
0,003
0,004
0,002
-

0,01
0,03
0,7
0,3
0,27
0,03
1,1
0,6
0,5
0,06
0,4
0,09
10

16

9,2
21
7
6,2
9
6,3
5,8
11
9
7,3
8,7
-

Thuốc
BVTV
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
-

-


-

-

-

100

75

-

-

300

-

1,25

75

-

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiêt bị công nghiệp DH Bách Khoa TP.HCM)

Đ1: Khu vực cầu Rạch Chiếc

Đ8: Khu vực rạch Vàm Xuồng


Đ2: Khu vực cầu Trao Trảo

Đ9: Khu vực giữ sông Đồng Nai – Gò Công

Đ3: Ngã ba sông Ông Hồng – Ông Nhiêu

Đ10: Ngã ba sông Đồng Nai – sông Tắc

Đ4: Khu vực cầu Tăng Long

Đ11: Khu đất của khu công nghệ cao TP. HCM

Đ5: Ngã ba sông Tắc – Gò Công

Đ12: Khu đất trường đại học Mở Bán Công

Đ6: Ngã ba Rạch Chiếc – Mương Kinh
Đ7: Khu vực đập Rạch Chiếc
SVTH: Nguyễn Anh Xuân

14


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn Quận 9

Tất cả các chỉ tiêu đo đạc đều đạt tiêu chuẩn TCVN 7209 : 2002 và tiêu chuẩn của
Hà Lan. Không có dấu hiệu thuốc bảo vệ thực vật trong tất cả các mẫu.
3.6.2. Môi trường nước mặt và nước ngầm.
-


Chất lượng nước mặt trên địa bàn Quận 9:
Kết quả phân tích nước mặt trên đia bàn Quận 9 (Bảng 3.10). Nhìn chung, chất

lượng nước mặt tại hệ thống sông rạch lớn của quận khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm
chính đều đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942:1995 (cột B). Nồng độ COD dao động từ
9 – 27 mgO2/l, DO = 3,7 – 5,2 mg/l, nồng độ SS dao động từ 12 – 58 mg/l…
Hàm lượng N-NH3 tại tất cả các các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn từ 1.7 – 6.2 lần,
chỉ tiêu coliform mặc dầu đạt tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên tại NM2, NM4, NM6, NM9
và NM13 khá cao là do đây là khu vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu dân cư xung
quanh.
Chỉ tiêu dầu mỡ khoáng trên sông tại một số vị trí NM1, NM2, NM6, NM8,
NM12, NM14 vượt tiêu chuẩn, là do khu vực này có số lượng ghe tàu qua lại đang kể.
Đối với kim loại nặng, tất cả các chỉ tiêu phân tích đêu đạm bảo tiêu chuẩn cho phép.
Riêng đối với hệ thông kênh rạch nhỏ của quận thì chất lương nước mặt bị ô
nhiêm nghiêm trọng. Các chỉ tiêu như COD, BOD5, N-NH3, TSS, Coliform đều vượt tiêu
chuẩn cho phép (TCVN-5942 cột A và B) gấp nhiều lần. ( Bảng 3.11).

SVTH: Nguyễn Anh Xuân

15


×