Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, TÍNH TOÁN DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, TÍNH TOÁN DỰ BÁO VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC
THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HẢI HÀ
Ngành
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa
: 2005 – 2009

Tháng 07/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, TÍNH TOÁN DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC THU GOM – VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

Tác giả

NGUYỄN HẢI HÀ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



Giáo viên hướng dẫn:
KS. Hoàng Thị Mỹ Hương

Tháng 07 năm 2009


Bộ Giáo & Đào Tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
**************

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA
NGÀNH
HỌ & TÊN SV
KHÓA HỌC

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
: NGUYỄN HẢI HÀ
MSSV: 05149005
: KHÓA 31 (2005 – 2009)
Lớp : DH05QM

1. Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho
công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1”.

2. Nội dung KLTN:
• Đánh giá hiện trạng quản lý và vận hành hệ thống thu gom – vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1 hiện nay.
• Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Quận 1 đến
năm 2015.
• Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và vận hành
hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1.
3. Thời gian thực hiện:
• Ngày bắt đầu: 3/2009
• Ngày kết thúc: 30/6/2009
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: KS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …. tháng…… năm 200….
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày … Tháng … năm 200….
Giáo viên hướng dẫn

KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài Khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn đến:
™ Quý Thầy Cô Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm – TP.HCM đã
nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng
như trong thời gian thực tập tại Công ty.
™ Ban Giám Đốc Công ty Công Trình Công Cộng Quận 1 đã tạo điều kiện cho tôi
được tìm hiểu quy trình thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại công ty.

™ Cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.
™ Chú Trần Văn Quang – Cán bộ hướng dẫn chính và toàn thể các Anh, Chị, các
Cô Chú của phòng Kế hoạch kinh doanh – đầu tư thuộc Công ty Công trình Công
cộng Quận 1 đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình làm khóa luận.
™ Các bạn lớp DH05QM đã nhiệt tình giúp đỡ nhau trong thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hải Hà

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang i

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công
tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1” được thực hiện
Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 03/2099 đến tháng 06/2009. Đề
tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng quản lý và vận hành hệ thống thu gom –
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông qua hiện trạng phân tích được để đề ra các giải pháp quản lý, kinh tế và kỹ thuật
nhằm khắc phục những hạn chế chưa đạt dược để cải thiện hệ thống thu gom – vận
chuyển.
Khóa luận được bố trí gồm 06 chương, trong đó:

™ Chương 1: Mở đầu. Trong chương này trình bày nguyên nhân, tính cấp
thiết khi thực hiện đề tài, cơ sở pháp lý áp dụng cho đề tài, mục tiêu mà đề tài muốn
đạt được, giới hạn và phạm vi khi thực hiện đề tài.
™ Chương 2: Tổng quan về Quận 1. Chương này trình bày những yếu tố sẽ
ảnh hưởng đến quy trình thu gom – vận chuyển chất thải rắn như các điều kiện tự
nhiên, các điều kiện xã hội, các chỉ tiêu kinh tế và quy hoạch phát triển trên địa bàn
Quận 1 trong thời gian sắp tới.
™ Chương 3: Hiện trạng và công tác quản lý hệ thống thu gom – vận chuyển
chất thải rắn. Chương này trình bày hiện trạng hệ thống thu gom – vận chuyển của lực
lượng thu gom dân lập và công lập hiện có, công tác quản lý hệ thống này.
™ Chương 4: Dự báo chất thải rắn phát sinh đến năm 2015. Trong chương
này trình bày dự đoán khối lượng rác từ các hộ dân và từ chợ đến năm 2015.
™ Chương 5: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo
vệ môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác tại địa bàn Quận 1. Dựa vào
những hiện trạng quản lý và vận hành công tác thu gom – vận chuyển cùng với những
dự báo về khối lượng rác phát sinh để đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả của
công tác thu gom – vận chuyển.
™ Chương 6: Kết luận – Kiến nghị

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang ii

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Mục lục
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i

TÓM TẮT ................................................................................................................................ii
Danh mục bảng .......................................................................................................................v
Danh mục hình.......................................................................................................................vi
Danh sách các từ viết tắt......................................................................................................vi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ ......................................................................................................1
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................2
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ..........................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ QUẬN 1 ..............................................................................3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...........................................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý .....................................................................................................3
2.1.2 Diện tích .........................................................................................................4
2.1.3 Sông ngòi........................................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm khí hậu............................................................................................4
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.............................................................................5
2.2.1 Điều kiện kinh tế ............................................................................................5
2.2.2 Cơ sở hạ tầng về giao thông...........................................................................5
2.2.3 Điều kiện xã hội: ............................................................................................6
2.3 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ, XÃ HỘI – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VỀ KINH TẾ
ĐẾN NĂM 2015..............................................................................................................6
2.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế: ...........................................................................6
2.3.2 Một số nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể ....................................................................7
2.3.3 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ..............................................................8
2.3.4 Thương mại dịch vụ .......................................................................................8
2.3.5 Kinh tế ngoài quốc doanh ..............................................................................8
2.3.6 Kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã ....................................................................8
2.4 CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1.................8
2.4.1 Về kinh tế .......................................................................................................8
2.4.2 Về giao thông .................................................................................................9

2.4.3 Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường ......................................................9
2.4.4 Về cấp điện.....................................................................................................9
Chương 3 HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM –
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 ......10
3.1 NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT: .....................................10
3.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT: ................................................12
3.3 THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT:................................................13
3.3.1 Thành phần chất thải rắn hộ gia đình:..........................................................13
3.3.2 Thành phần chất thải rắn từ trường học: ......................................................13
3.3.3 Thành phần chất thải rắn từ công sở: ...........................................................13
3.3.4 Thành phần chất thải rắn tại các chợ:...........................................................14
3.3.5 Thành phần chất thải rắn tại khu công cộng: ...............................................14
SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang iii

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

3.3.6 Thành phần chất thải rắn tại nhà hàng, khách sạn: ......................................14
3.3.7 Thành phần chất thải rắn tại khu thương mại, siêu thị:................................14
3.4 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1: ....................................................................14
3.4.1 Quy trình thu gom chất thải rắn: ..................................................................14
3.4.2 Hệ thống thu gom:........................................................................................15
3.4.3 Hệ thống vận chuyển:...................................................................................17
3.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT: .......................................................................................................19

3.5.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1 .....................19
3.5.2 Quản lý quy trình thu gom – vận chuyển chất thải rắn:...............................20
3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THU GOM –
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT: .....................................................24
3.6.1 Thuận lợi: .....................................................................................................24
3.6.2 Khó khăn: .....................................................................................................24
Chương 4 DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2015 .................25
4.1 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .................................25
4.1.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2015 ...........................25
4.1.2 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh từ chợ và khu dân cư .......................25
4.2 DỰ BÁO THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ................................27
Chương 5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC THU GOM - VẬN
CHUYỂN RÁC TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 1 ........................................................................29
Chương 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................39
6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................39
6.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................40
PHỤ LỤC 1Tính toán chi phí cho công tác phân loại rác tại nguồn ..............................41
PHỤ LỤC 2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các nguồn thải ..............................64
PHỤ LỤC 3 Quyết định 88/2008/QĐ-UBND...................................................................68
PHỤ LỤC 4 Quy trình cự ly thu gom bằng xe ép rác ......................................................72
PHỤ LỤC 5 Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại Quận 1 .........................................................79
PHỤ LỤC 6 Hình ảnh ..........................................................................................................80

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang iv

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương



Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Danh mục bảng
Bảng 3.1 Số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1...10
Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận 1 từ năm 2000 – 2008:...........12
Bảng 3.3 Số công nhân thuộc đội thu gom rác dân lập và số gia đình phải phục vụ ...16
Bảng 3.4 Số công nhân thuộc đội thu gom công lập và số hộ phải phục vụ: ...............17
Bảng 3.5 Hệ thống điểm hẹn trên địa bàn Quận 1 ........................................................17
Bảng 3.6 Thời gian sử dụng của các xe ép rác trong công ty .......................................22
Bảng 3.7 Số lượng công cụ lao động được cấp phát cho công nhân ............................23
Bảng 3.8 Số lượng trang bị BHLĐ được cấp phát cho công nhân ...............................23
Bảng 4.1 Ước tính khối lượng CTRSH của Quận 1 tính đến năm 2015 ......................25
Bảng 4.2 Thống kê khối lượng CTRSH từ các chợ trên địa bàn Quận 1 .....................26
Bảng 4.3 Ước tính khối lượng CTRSH từ chợ và khu dân cư trên địa bàn Quận 1 .....26
Bảng 4.4 Dự báo khối lượng CTTP và CTCL của Quận 1...........................................27
Bảng 4.5 Dự báo khối lượng CTTP và CTCL của khu dân cư.....................................28
Bảng 4.6 Dự báo khối lượng CTTP và CTCL từ chợ trên địa bàn Quận 1 ..................28

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang v

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Danh mục hình

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 1...............................................................................3
Hình 3.1 Biểu đồ sự thay đổi khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận 1 từ năm
2000 – 2008 ...................................................................................................................12
Hình 3.2 Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt của lực lượng dân lập..................14
Hình 3.3 Quy trình thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty
CTCCQ1........................................................................................................................15

Danh sách các từ viết tắt
Cty CTCCQ1: Công ty Công Trình Công Cộng Quận 1
TN – MT: Tài nguyên và Môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
CTR : Chất thải rắn
CTTP: Chất thải thực phẩm
CTRCL: Chất thải rắn còn lại
PLRTN: phân loại rác tại nguồn
PLCTRĐTTN: Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang vi

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước,

tập trung nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Cùng với sự phát triển kinh tế của
thành phố là các vấn đề về môi trường được nảy sinh. Một trong những vấn đề môi
trường phát sinh mà thành phố Hồ Chí Minh gặp phải đó là vấn đề rác thải.
Theo thống kê của ngành chức năng, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được
thu gom và xử lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cứ liên tục tăng trong nhiều năm
gần đây cùng với đà phát triển dân cư. Năm 2006, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
thu gom được hơn 1,8 triệu tấn/năm, tương ứng mức tăng 8,6% so với cùng kỳ năm
2005. Năm 2007 mức tăng là 3,2% và con số đó của năm 2008 là khoảng trên dưới
4%. Việc rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nhanh đặt ra nhiều vấn đề về thu gom, xử
lý đối với thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm, thành phố chi ra hàng trăm tỷ đồng để
thu gom, vận chuyển chất thải rắn mà công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn vẫn
chưa đạt hiệu quả.
Là một quận trung tâm của thành phố, nơi đặt nhiều trụ sở hành chính của thành
phố và nước ngoài, Quận 1 có thể coi là bộ mặt của thành phố trước bè bạn thế giới. Vì
vậy, công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 1 cần được quan
tâm sâu sắc hơn.
Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải
pháp cho công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận 1” được thực hiện.
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ
Khóa luận được hoàn thành dựa trên những cơ sở pháp lý sau:
9 Quyết định 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 Về việc phê
duyệt "Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020”.
9 Quyết định 103/2004/QĐ-UB-QLĐT ngày 19 tháng 04 năm 2004 của
UBND về việc ban hành kế hoạch quản lý chất thải rắn.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 1


GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

9 Quyết định số 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15 tháng 10 năm 1998 của
UBND thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của lực
lượng thu gom rác dân lập.
9 Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2008
quy định về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông
thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
9 Nghi định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của chính phủ qui định
mức lương tối thiểu chung.
9 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty
nhà nước 05/10/2005.
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
™ Trình bày hiện trạng công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Quận 1.
™ Tìm hiểu công tác quản lý hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Quận 1.
™ Đề xuất các biện pháp quản lý, kinh tế và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện trong phạm vi Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, thời
gian thực hiện từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009.
Do giới hạn về thời gian, đề tài khi hoàn thành xong vẫn còn những hạn chế
chưa làm được như sau:
9 Số liệu về quản lý rác dân lập vẫn chưa thật đầy đủ và chi tiết.

9 Đơn giá được áp dụng để tính toán chi phí đầu tư trang thiết bị cho khâu
PLCTRĐTTN chưa được cập nhật mới nhất.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tham khảo các tài liệu về chất thải rắn.
Thu thập tài liệu từ công ty Công Trình Công Cộng Quận 1.
Thu thập thông tin trên mạng internet.
Khảo sát trực tiếp.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 2

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ QUẬN 1
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Quận 1 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Quận 1 và Quận 2
(Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm 1976.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 1
9

Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè

làm ranh giới và giáp Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh

Khai làm ranh giới.
9

Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 3

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

9

Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới.

9

Phía Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới.

2.1.2 Diện tích
Quận 1 có diện tích 7,71 km2 (chiếm 0,35% diện tích thành phố), đứng thứ năm
về diện tích trong các Quận nội thành. Diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích
Quận.
Toàn Quận gồm 10 phường:
9 Phường Tân Định
9 Phường Đakao
9 Phường Cầu Kho

9 Phường Bến Nghé
9 Phường Bến Thành
9 Phường Cô Giang
9 Phường Cầu Ông Lãnh
9 Phường Nguyễn Thái Bình
9 Phường Phạm Ngũ Lão
9 Phường Nguyễn Cư Trinh
2.1.3 Sông ngòi
Diện tích sông rạch của toàn quận chiếm 8,1%. Quận 1 nằm bên sông Sài Gòn,
tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông qua hai cảng: Sài Gòn và Khánh Hội,
thuận lợi cho việc thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển.
Hệ thống kinh rạch Bến Nghé, Thị Nghè thuận lợi về vận tải hàng hóa giữa
trung tâm thành phố và đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.4 Đặc điểm khí hậu
Quận 1 nằm trong địa hạt Thành phố Hồ Chí Minh nên chịu ảnh hưởng của khí
hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Đặc trưng cơ bản là có nền nhiệt độ cao
tương đối ổn định và có sự phân hóa mưa theo mùa. Khí tượng thay đổi theo hai mùa
nắng mưa rõ rệt. Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa mưa từ
tháng 04 đến tháng 10.
2.1.4.1 Nhiệt độ

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 4

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1


Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Thành phố Hồ Chí
Minh cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam 1,0 – 1,50C. Nhiệt độ
trung bình của năm là 270C .
2.1.4.2 Lượng mưa
Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập
trung từ tháng 05 đến tháng 11, trong đó hai tháng 6 và 9 có lượng mưa cao nhất. Mưa
ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính mưa rào nhiệt đới: mưa đến nhanh và kết thúc
cũng nhanh. Thường một cơn mưa không kéo dài quá 3 giờ nhưng cường độ mưa khá
lớn và dồn dập.
2.1.4.3 Độ ẩm tương đối
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%. Các tháng màu mưa có
độ ẩm khá cao, bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%. Các tháng
mùa khô có độ ẩm thấp hơn, thường chỉ vào khoảng 74,5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
2.1.4.4 Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ.
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Điều kiện kinh tế
Quận 1 là một Quận nằm trong trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với nhiều ưu
thế thuận lợi cho kinh tế phát triển, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch,
xuất nhập khẩu và đầu tư.
Ước tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2008 là 1.260 tỷ đồng, đạt
71,5%, trong đó thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 890 tỷ
đồng, đạt 63,5% dự toán pháp lệnh, thu thuế thu nhập cá nhân là 85 tỷ đồng, đạt 140%
dự toán pháp lệnh, nợ đọng đạt ở mức thấp nhất 1,57%. Toàn Quận có14.418 hộ cá thể
và gần 5000 doanh nghiệp đang hoạt động.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng về giao thông
2.2.2.1 Đường thủy:
Quận 1 nằm bên sông Sài Gòn, tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông
qua hai cảng: Sài Gòn và Khánh Hội, thuận lợi cho việc thông thương với các nước

trên thế giới bằng đường biển.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 5

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Hệ thống kinh rạch Bến Nghé, Thị Nghè thuận lợi về vận tải hàng hóa giữa
trung tâm thành phố và đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2.2 Đường bộ:
¾ Nối liền Chợ Lớn với trung tâm thành phố bằng đường Trần Hưng Đạo.
¾ Đi miền Đông, miền Tây bằng trục lộ chính là đường Nguyễn Thị Minh
Khai.
¾ Đi Tây Ninh và Campuchia và nối với Quốc lộ 1 bằng trục lộ chính là
đường Cách Mạng Tháng Tám.
¾ Đi sân bay Tân Sơn Nhất có đường chính là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
¾ Đi ga Sài Gòn bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám.
2.2.3 Điều kiện xã hội:
2.2.3.1 Dân số
Dân số của Quận là 204.899 người (năm 2008). Mật độ dân số trung bình đạt
26.182 người/km2. Trong đó, người kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%,
các dân tộc khác chiếm 0,5%.
2.2.3.2 Giáo dục
Trên địa bàn Quận 1 có 98 trường học, gồm 25 trường mầm non, 16 trường tiểu
học, 10 trường PTCS, 8 trường PTTH, 6 trường đại học, cao đẳng và 33 TT ngoại ngữ,
TT dạy nghề, TT tin học.

2.2.3.3 Y tế
Trên địa bàn Quận 1 có 482 cơ sở khám chữa bệnh (bệnh viện, phòng mạch,
hiệu thuốc, trung tâm y tế Quận, trạm y tế phường) trong đó có các bệnh viện lớn
chuyên khoa như Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ, Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn,…
2.3 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ, XÃ HỘI – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VỀ KINH
TẾ ĐẾN NĂM 2015
2.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế:
Quận tận dụng tốt các điều kiện, cơ hội thuận lợi, phát huy tiềm năng, thế mạnh
của vị trí trung tâm Thành phố vào việc phát triển theo mục tiêu công nghiệp hóa –
hiện đại hóa trên lĩnh vực dịch vụ - thương mại – du lịch và tiểu thủ công nghiệp. Thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với vị trí Quận trung tâm Thành phố, tạo điều
kiện phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lý chặt chẽ các thành phần kinh tế trên địa bàn
SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 6

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

theo đúng pháp luật, đúng quy hoạch, lựa chọn các công trình trọng điểm để tranh thủ
được các nguồn lực đầu tư có hiệu quả, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế Quận,
tăng nguồn thu cho ngân sách.
2.3.2 Một số nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể
Quận tiếp tục thực hiện và đề nghị cấp trên di dời các cơ sở công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp không phù hợp với quy hoạch ra khỏi địa bàn Quận. Tạo điều kiện,
khuyến khích phát triển các dịch vụ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp truyền thống,
kỹ thuật cao, công nghệ sạch trên. Đảm bảo tốc độ tăng sản xuất công nghiệp tiểu thủ

công nghiệp trên địa bàn Quận hàng năm là 3 - 5%.
Tiến hành quy hoạch và phát triển mạng lưới kinh doanh thương nghiệp trên địa
bàn theo hướng tập trung, quy mô vừa và nhỏ, trang thiết bị hiện đại, sản phẩm chất
lượng cao, hình thành các cụm thương mại – dịch vụ, siêu thị, nâng cao quy mô, chất
lượng hoạt động kinh doanh ở các chơ Bến Thành, Đakao, Tân Định trên cơ sở nâng
cấp hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị. Phấn đấu tăng tổng mức luân chuyển hàng hóa
hàng năm trên địa bàn trên 10%.
Bên cạnh đó, Quận cũng nỗ lực xây dựng môi trường xã hội an toàn, văn minh,
hấp dẫn du lịch. Tập trung giải quyết các tệ nạn ăn xin, côn đồ, cướp giựt xung quanh
các khách sạn, siêu thị, chợ lớn, công viên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn
hóa và trên các đường phố lớn của Quận. Xây dựng ý thức tôn trọng luật pháp, ứng xử
văn minh, lịch sự nơi công cộng. Thực hiện xã hội hóa (có định hướng và quản lý tốt)
việc trùng tu, nâng cấp các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa. Phấn đấu
đạt mức tăng trưởng về dịch vụ và du lịch bình quân hằng năm trên 15%.
Ngoài ra, Quận còn tập trung phát triển và khai thác hiệu quả các nguồn thu.
Các đơn vị sự nghiệp vận dụng các nguồn thu hợp lý, tiết kiệm, hợp pháp, bảo đảm thu
đủ, thu đúng và đóng góp vào ngân sách theo nghĩa vụ. Dự kiến tổng thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn tăng bình quân trên 6% mỗi năm. Thực hành tiết kiệm chi ngân
sách một cách chặt chẽ, cơ cấu hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm chi cho các
công trình – chương trình cần thiết, cấp bách, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tiết
kiệm chi phí quản lý hành chính, tăng chi đầu tư phát triển phúc lợi xã hội. Để đáp ứng
nhu cầu, quy mô phát triển của Quận về mọi mặt, tổng chi ngân sách quận tăng hằng
năm 10% (trong đó có chi từ nguồn kết dư).

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 7

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương



Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

2.3.3 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp của Quận 1 đã có những biến chuyển tốt, bên cạnh các đơn vị quốc doanh trong
nghành may mặc, da giày, sơn mài,..còn có các xí nghiệp tư nhân và hợp tác xã được
trang bị công nghệ, máy móc hiện đại,sản xuất các mặt hàng đủ sức cạnh tranh trên thị
trường nước ngoài. Ngành tiểu thủ công nghiệp Quận 1cũng có được thị trường ở
nhiều nước trên thế giới qua các mặt hang truyền thống như: tranh ghép gỗ, gốm sứ,
hang gỗ chạm, hàng thêu, ren cao cấp đã đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.
2.3.4 Thương mại dịch vụ
Nằm ở giữa trung tâm Thành phố, Quận 1 có thế mạnh riêng trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Quận 1 tiến hành khôi phục mở rộng và từng bước nâng
cao năng lực hoạt động của trung tâm thương mại – dịch vụ như: chợ Bến Thành, Tân
Định, khu buôn bán điện máy Huỳnh Phúc Kháng, Tôn Thất Đảm, các trục đường lớn
Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi,… Trên cơ sở đó, hình thành các trung tâm siêu thị
chuyên kinh doanh của các thành phần kinh tế đan kẽ nhau.
2.3.5 Kinh tế ngoài quốc doanh
Ngành chế biến thủy hải sản và thực phẩm, chiếm tỷ lệ hơn 50%, may mặc
chiếm 30% giá trị tổng sản lượng,các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, mỹ phẩm,
nhựa, bao bì, cao su cũng góp phần tạo ra giá trị tổng sản lượng đáng kể. Thương mại
và dịch vụ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng hơn 80% toàn ngành kinh tế Quận 1.
2.3.6 Kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã
Quận hỗ trợ cho hợp tác xã ổn định hoạt động, sắp xếp lại các hợp tác xã vận tải
và bốc xếp, tăng cường công tác quản lý vốn. Phát triển kinh tế hợp tác xã và hợp tác
xã tại Quận 1 được gắn liền với việc tổ chức lại cuộc sống trong cụm dân cư, đồng thời
tham gia vào các hoạt động liên doanh, mở rộng đa dạng nghành nghề.
2.4 CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1
2.4.1 Về kinh tế

Thương mại – du lịch
Quận đã tiến hành cải tạo và xây dựng mới toàn bộ hệ thống chợ hiện có trên
địa bàn bằng nhiều hình thức phù hợp kể cả liên doanh với nước ngoài, đồng thời sắp
xếp lại các chợ nhỏ. Kiên quyết giải tỏa các hộ và chợ buôn bán lấn chiếm vỉa hè và
lòng lề đường.
SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 8

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Ngoài ra, quận còn xây dựng mới các khu nhà cao tầng nhằm khai thác triệt để
lợi thế Quận trung tâm.
Tiến hành xây dựng mới một số khu thương mại - dịch vụ xen kẽ các khu dân
cư tại các phường, tạo điều kiện cho việc mua sắm, sinh hoạt của người dân. Tận dụng
và khai thác có hiệu quả mặt tiền của các tuyến đường lớn dưới nhiều hình thức như:
liên doanh với các chủ hộ để đầu tư xây dựng thành những khu nhà cao tầng để khai
thác các loại hình thương mại - dịch vụ.
Quận đã chủ trương phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất kinh
doanh như: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ khoa học, thông tin kinh tế, chuyển
giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, đầu tư, môi giới... Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các
loại hình dịch vụ phục vụ sinh hoạt và việc làm như: Gia công sửa chữa, văn phòng,
khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ gia đình...
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Cơ cấu các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quận 1 được tập
trung và phát triển các ngành: Công nghiệp kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp giấy và
bao bì, công nghiệp da, may, một số ngành nghề truyền thống. Hình thành các khu sản

xuất tiểu thủ công nghiệp xen lẫn trong các khu dân cư: hoạt động những ngành nghề
không gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm, công nghệ tinh xảo.
2.4.2 Về giao thông
Dự kiến có tuyến đường sắt nội đô của Thành phố (hoặc tàu điện ngầm) đi theo
2 hướng : Từ Chợ Lớn theo trục Trần Hưng Ðạo về trung tâm và từ sân bay Tân Sơn
Nhất về trung tâm.
2.4.3 Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
Xây dựng hệ thống cống thu nước dọc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và chuyển về
trạm xử lý Rạch Miễu (Phú Nhuận) và phường 21 (Bình Thạnh). Việc thu gom, vận
chuyển xử lý rác và xây dựng nhà vệ sinh công cộng thực hiện theo đề án chung của
thành phố.
2.4.4 Về cấp điện
Ngoài nguồn điện cấp từ trạm Bến Thành, xây dựng thêm các trạm 110/220 KV
mới tại Tao Ðàn, Sở Thú, Tân Ðịnh và các trạm chuyên dùng phục vụ các cao ốc.
Mạng điện được chuyển đổi và có kế hoạch xây dựng mới thành hệ cáp ngầm 220 KV.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 9

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

Chương 3
HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1
Trên địa bàn Quận 1, Công ty Công trình Công cộng có nhiệm vụ thu gom –

vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn còn có sự tham gia của lực lượng thu gom dân lập. Lực lượng này có nhiệm vụ thu
gom rác hộ dân ở các hẻm nhỏ và vận chuyển đến các điểm hẹn. Đội dịch vụ trực
thuộc công ty Công trình Công cộng Quận 1 thu gom rác quét đường, rác ở các hộ mặt
tiền và hẻm lớn. Quy trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đến trạm
trung chuyển và các bãi xử lý rác là do công ty công trình công cộng Quận 1 phụ trách.
3.1 NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong hoạt động của
con người. Nguồn của chất thải rắn đô thị (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải
rắn công nghiệp không nguy hại) có liên quan chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất và
quy hoạch vùng. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chính ở Quận 1 là từ:
9

Hộ gia đình

9

Chợ

9

Trường học (gồm trường mầm non, tiểu học, phổ thông trung học, đại học

– cao đẳng, học viện và phòng giáo dục)
9

Cơ sở khám chữa bệnh (gốm phòng mạch, hiệu thuốc, trung tâm y tế)

9


Cơ sở thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh (gồm may, làm đẹp, photocopy và

in, dịch vụ internet, sửa và rửa xe, cửa hàng và quán ăn – nước giải khát)
9

Văn phòng đại diện của các công ty và cơ quan hành chính

9

Các trung tâm giao dịch, khách sạn, nhà hàng, siêu thị.

Bảng 3.1 Số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận 1:
STT

Nguồn phát sinh

1

Hộ gia đình

2

Chợ

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Số lượng
45.668
14


Trang 10

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

3

Trường học

98

-

Trường mầm non

25

-

Trường tiểu học

16

-

Trường PTCS


10

-

Trường PTTH

8

-

Trường đại học, cao đẳng

6

-

TT ngoại ngữ, TT dạy nghề, TT tin học

33

4

Cơ sở khám chữa bệnh (phòng mạch, hiệu thuốc,
trung tâm y tế Quận, trạm y tế phường)

482

5

Dịch vụ kinh doanh (tiệm may, quán ăn giải khát,

dịch vụ internet, tiệm tạp hóa, tiệm uốn tóc…)

3.000

6

Xí nghiệp, cơ sở sản xuất

348

7

Cơ quan hành chánh, văn phòng đại diện

101

8

Trung tâm thương mại

360

-

Trung tâm giao dịch

10

-


Nhà hàng

108

-

Khách sạn

146

-

Du lịch

51

-

Siêu thị

5

-

Ngân hàng

33

9


Các cơ sở thu mua phế liệu

7

(Nguồn:Dự án đầu tư “Chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn – Quận
1 năm 2006”)
Trong đó, nguồn thải phát sinh chất thải rắn chiếm tỷ lệ cao trên địa bàn Quận 1
là từ hộ gia đình (75- 80%) và chợ (13%) trong tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh.
Các nguồn khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng khối lượng chất thải rắn phát
sinh trên địa bàn.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 11

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

3.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT:
Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận 1 từ năm 2000 – 2008:
STT

Năm

Khối lượng (tấn)

Tỷ lệ (% năm)


1

2000

105.521,50

2

2001

113.074,00

7,16

3

2002

114.792,50

1,52

4

2003

117.530,00

2,38


5

2004

93.768,50

-20,22

6

2005

91.023,34

-2,93

7

2006

94.159,49

3,45

8

2007

97.676,16


3,37

9

2008

95.831,54

-1,89

(Nguồn: Công ty Công trình Công cộng Quận 1)
Khối lượng (tấn)

140.000
120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
2000

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

2008

Năm

Hình 3.1 Biểu đồ sự thay đổi khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận 1 từ
năm 2000 – 2008
Qua biểu đồ trên cho thấy tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận 1 không đều
qua các năm. Năm 2001, khối lượng rác tăng 7,16% nhưng năm 2002, 2003 khối
lượng rác chỉ tăng 1,52% và 2,38 %. Nguyên nhân là do sự di dời giải tỏa dần các hộ
dân trong khu vực dự án Đại lộ Đông Tây. Đến năm 2004, khối lượng rác giảm đi so
SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 12

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

với năm 2003 là 20,22%. Ở năm 2005, do giải tỏa chợ Cầu Muối – Cầu Ông Lãnh nên
khối lượng rác vẫn tiếp tục giảm. Đến năm 2006 – 2007, tốc độ phát sinh rác đã ổn
định trở lại nhưng đến năm 2008 thì tiếp tục giảm 1,89% do giải tỏa một số hộ dân
thuộc khu vực Bến Chương Dương và chợ Nancy.

Nhận xét chung:
9 Tốc độ phát sinh chất thải rắn trung bình hiện nay trên địa bàn Quận 1 là
3,4% năm.
9 Tốc độ phát sinh chất thải rắn ở Quận 1 có sự biến đổi liên tục do quy hoạch
của nhà nước và thành phố nên phải di dời, giải tỏa các hộ dân và các chợ trên địa bàn
Quận 1. Mức độ biến đổi phụ thuộc vào quy mô của khu vực giải tỏa, di dời.
3.3 THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT:
Thành phần chất thải rắn (CTR) thay đổi tùy theo nguồn phát sinh. Đề xác định
thành phần CTR trên đại bàn Quận 1, Trung tâm Công Nghệ và quản Lý Môi Trường
(CENTEMA) đã khảo sát 100 mẫu rác từ hộ gia đình không kinh doanh và có kinh
doanh (tạp hóa, cà phê, hớt tóc, quán ăn,…) với những mức sống khác nhau, 5 trường
học bao gồm trường mần non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học,
14 văn phòng công ty, 5 chợ, 10 nhà hàng khách sạn, 6 cơ quan văn phòng và 2 công
viên. Thành phần chất thải sinh hoạt theo từng nguồn thải được trình bày chi tiết trong
Phụ lục 2.
3.3.1 Thành phần chất thải rắn hộ gia đình:
Chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình chủ yếu là rác thực phẩm (chiếm 70,90%
tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn này). Chất thải rắn còn lại chiếm chỉ
29,10%), trong đó nylon (chiếm 13,18%) và giấy (chiếm 4,80%) là chủ yếu.
3.3.2 Thành phần chất thải rắn từ trường học:
Thành phần chất thải rắn phát sinh từ trường học chủ yếu là giấy (chiếm 33,2%
tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh từ nguồn này), ngoài ra còn có vỏ hộp sữa, hộp
xốp, ly nhựa,... Tỷ lệ rác thực phẩm không cao (chiếm khoảng 27,2%).
3.3.3 Thành phần chất thải rắn từ công sở:
Cũng giống như thành phần chất thải rắn từ trường học, thành phần chất thải từ
công sở, văn phòng chủ yếu là giấy (chiếm 40,43%) và rác thực phẩm (chiếm
40,91%). Ngoài ra còn có nylon, nhựa, mút xốp và một phần nhỏ các loại sành xứ.

SVTH: Nguyễn Hải Hà


Trang 13

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

3.3.4 Thành phần chất thải rắn tại các chợ:
Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ cũng thay đổi tùy theo loại hình kinh
doanh. Các chợ trên địa bàn Quận 1 chủ yếu là chợ thực phẩm và chợ tổng hợp nên tỷ
lệ rác thực phẩm khá cao (chiếm 74,12%). Ngoài ra còn có các loại khác như nylon
(chiếm 14,32%), giấy (chiếm 2,09%), xà bần (1,74%),…
3.3.5 Thành phần chất thải rắn tại khu công cộng:
Thành phần chất thải rắn phát sinh từ khu công cộng vẫn chủ yếu là rác thực
phẩm (chiếm 69,35%), nylon (chiếm 19,12%), giấy (chiếm 6,30%) do mọi người
thường có thói quen vào công viên vui chơi, ăn uống.
3.3.6 Thành phần chất thải rắn tại nhà hàng, khách sạn:
Với loại hình này thì rác thải chủ yếu là thực phẩm (chiếm 74%). Các loại chất
thải rắn khác như giấy (chủ yếu là giấy ăn, giấy từ nhà vệ sinh), nylon, vỏ sò, ốc, cua,
tôm… là thành phần rác đặc trưng của nhà hàng, khách sạn chiếm tỷ lệ tương đối (từ 3
– 10%).
3.3.7 Thành phần chất thải rắn tại khu thương mại, siêu thị:
Đặc trưng thành phần chất thải của loại hình này là giấy (chiếm gần 44%) và
các loại nylon, nhựa. Rác thưc phẩm tại đây không cao (khoảng 20%).
3.4 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1:
3.4.1 Quy trình thu gom chất thải rắn:
3.4.1.1 Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt của lực lượng dân lập:

Hộ gia đình


Thùng 660 lít

Điểm hẹn

Hình 3.2 Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt của lực lượng dân lập
Hệ thống thu gom rác dân lập sẽ đi thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia
đình trong các hẻm nhỏ bằng thùng 660 lít và được vận chuyển đến điểm hẹn để các
xe vận chuyển rác của Công ty Công trình Công cộng Quận 1 đến lấy và vận chuyển
đến trạm trung chuyển số 12 Quang Trung.
SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 14

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

3.4.1.2 Quy trình thu gom – vận chuyển chất thải rắn của Cty CTCCQ1:
Xe tay 660
lít

Điểm hẹn

Xe ép nhỏ
(4 tấn, 7
tấn)

Xe cơ giới

(xe ép)

Trạm trung
chuyển

Bãi xử lý

Nguồn phát
sinh

Hình 3.3 Quy trình thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty
CTCCQ1
Chất thải rắn sinh hoạt tại các nguồn sẽ được thu gom bằng xe tay 660 lít hoặc
xe ép rác. Xe tay 660 lít dùng để thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình trong hẻm
nhỏ và rác đường phố, xe cơ giới dùng để thu gom chất thải rắn tại các mặt đường lớn.
Đối với xe 660 lít, chất thải rắn thu gom được vận chuyển đến điểm hẹn chờ xe ép rác
nhỏ (4 tấn, có khi sử dụng xe 7 tấn) đến lấy và vận chuyển đến trạm trung chuyển số
12 Quang Trung (nếu là ca ngày) hoặc có thể vận chuyển trực tiếp lên bãi xử lý (nếu là
ca đêm và là xe 7 tấn). Đối với xe ép, chất thải rắn thu được xe được vận chuyển đến
trạm trung chuyển (nếu là ca ngày) và từ trạm trung chuyển sẽ có xe ép lớn (7-10 tấn
vận chuyển đến bãi xử lý Phước Hiệp hoặc Đa Phước) hoặc xe ép có thể vận chuyển
thẳng lên bãi xử lý (nếu là ca đêm và là xe 7 tấn trở lên).
3.4.2 Hệ thống thu gom:
3.4.2.1 Đối với lực lượng dân lập
− Hệ thống thu gom rác dân lập sẽ đi thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ
gia đình trong các hẻm nhỏ vào buổi sáng bằng thùng 660 lít và thường chứa nhiều
hơn dung tích của xe. Ngoài ra, những công nhân thu gom đều treo trên các xe thu
gom các túi nylon đựng các chất thải có khả năng tái chế cao để đem bán cho các cơ sở
thu mua phế liệu.


SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 15

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Đánh giá hiện trạng, tính toán dự báo và đề xuất các giải pháp cho công tác thu gom–vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 1

− Lực lượng thu gom rác dân lập thu gom 35 - 40% khối lượng chất thải rắn
toàn Quận.
− Số công nhân thuộc lực lượng dân lập thu gom trên từng phường được trình
bày trong Bảng 3.3
Bảng 3.3 Số công nhân vệ sinh thuộc đội thu gom rác dân lập và số gia đình
phải phục vụ

Tân Định

18

Số hộ gia đình
phục vụ
2.070

Đakao

1

93


93

Bến Nghé

-

-

-

Bến Thành

7

519

74

Nguyễn Thái Bình

4

566

142

Phạm Ngũ Lão

7


1.000

143

Nguyễn Cư Trinh

13

1.732

133

Cầu Ông Lãnh

3

313

104

Cô Giang

11

1.469

134

Cầu Kho


11

1.637

149

Phường

Số công nhân

Số hộ/người thu gom
115

Tổng Cộng
75
9.399
(Nguồn: Dự án đầu tư “Chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn
– Quận 1 năm 2006)
3.4.2.2 Đối với Cty CTCCQ1
- Đội thu gom chất thải rắn của công ty chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn
trên các tuyến mặt tiền đường của Quận 1. Phương tiện thu gom chủ yếu là thùng 660
lít và xe cải tiến. Mỗi công nhân phụ trách 1-2 xe 660 lít.
- Hiện nay, công ty có 332 thùng 660 lít phục vụ cho công tác thu gom rác sinh
hoạt của hộ dân và rác trên đường phố.
- Thời gian thu gom:
™ Đối với rác đường phố: thu gom 2 ca.
9 Ca 1: 5h – 16h.
9 Ca 2: 16h – 1h.
™ Đối với rác hộ dân: thu gom từ 14h – 20h.
™ Đối với các nguồn thải khác: thu gom theo thỏa thuận của 2 bên.

SVTH: Nguyễn Hải Hà

Trang 16

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


×