Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ THU HỒI KHÍ SINH HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG – NHIỆT ĐIỆN GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.47 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT
TRIỂN SẠCH (CDM) VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ
THU HỒI KHÍ SINH HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG – NHIỆT ĐIỆN GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TẤN TỚI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tp HCM, tháng 07/2009


NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN
SẠCH (CDM) VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ THU HỒI KHÍ SINH
HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NHIỆT ĐIỆN GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN TẤN TỚI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s VŨ THỊ HỒNG THỦY


Tp HCM, tháng 07/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Má người đã sinh thành và nuôi
dưỡng con suốt thời gian qua, nguồn động viên tinh thần và nguồn động viên của con
trong suốt cuộc đời này.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy, Cô Khoa Công Nghệ Môi
Trường - Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt thời gian học tập tại trường, và đã hết lòng dạy bảo, truyền đạt những kiến
thức cũng như kinh nghiệm qua những bài giảng và những chuyến đi thực tập thực tế
trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Vũ Thị Hồng Thủy người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và các Anh Chị trong Công ty cổ
phần mía đường nhiệt điện Gia Lai đã tạo mọi điều kiện cho em thu thập số liệu, tham
quan trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên lớp DH05QM đã giúp
đỡ mình trong thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng tôi
không thể tránh khỏi sai sót rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của quý Thầy Cô và
các bạn.

Tp HCM, tháng 07/2009
Sinh viên

Nguyễn Tấn Tới

ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) vào
dự án xử lý nước thải có thu hồi khí sinh học tại Công Ty Cổ Phần Mía Đường Nhiệt
Điện Gia Lai” được thực hiện tại Công ty cổ phần mía đường nhiệt điện Gia Lai. Thời
gian tiến hành từ tháng 3/2009 đến tháng 06/2009. Đề tài đã thực hiện các nội dung
chính sau:
− Tìm hiểu công nghệ và hoạt động sản xuất Nhà Máy Mía Đường Nhiệt Điện
Gia Lai.
− Tìm hiểu đặc điểm hệ thống xử lý nước thải hiện hữu: xác định tổng lưu
lượng, thành phần và đặc tính nước thải mía đường.
− Xác định công nghệ áp dụng cho hoạt động xử lý nước thải nhà máy.
− Xây dựng các viễn cảnh và ước tính lượng giảm phát thải của các viễn cảnh.
− Tính toán tài chính và đánh giá tính khả thi khi áp dụng CDM trong hoạt động
xử lý nước thải của nhà máy.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng CDM vào dự án xử lý nước thải
có thu hồi khí sinh học tại Công Ty Cổ Phần Mía Đường Nhiệt Điện Gia Lai đã giúp
cho dự án có tính khả thi hơn về tài chính. Hoạt động của dự án cũng sẽ góp phần vào
sự phát triển bền vững về mặt môi trường, kinh tế và xã hội.
Từ đó, cho thấy khả năng áp dụng CDM vào các dự án xử lý nước thải ngành mía
đường ở nước ta có thể áp dụng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa......................................................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................................ii

Tóm tắt khóa luận......................................................................................................................iii
Mục lục ......................................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .........................................................................................................vi
Danh sách các biểu đồ và hình .................................................................................................vii
Danh sách các bảng biểu .........................................................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
U

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI..............................................................................................2
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................3
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ...............................................................................................3
U

U

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................... 4
U

2.1 LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI.........................................4
2.2 QUÁT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH .........................................................4
2.3 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CDM.................................................................6
2.3.1 Tính bền vững.................................................................................................6
2.3.2 Tính bổ sung ...................................................................................................6
2.3.3 Tính khả thi.....................................................................................................6
2.4 NHỮNG DỰ ÁN CDM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..............................6
2.4.1 Trên thế giới ...................................................................................................6
2.4.2 Tại Việt Nam .................................................................................................8

2.5 NHỮNG RÀO CẢN THỰC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN TRÌNH PHÁT
TRIỂN DỰ ÁN CDM Ở NƯỚC TA...........................................................................9
2.5.1 Giới hạn khả năng đầu tư .............................................................................10
2.5.2 Rào cản về kỹ thuật ......................................................................................10
2.5.3 Các trở ngại phổ biến khác ...........................................................................10
2.6 TIỀM NĂNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CDM Ở VIỆT NAM .....................11
Chương 3. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ............................................................... 13

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NHIỆT ĐIỆN GIA
LAI.............................................................................................................................13
3.1.1 Lịch sử hình thành của Công Ty ..................................................................13
3.1.2 Đặc điểm của hệ thống phát điện .................................................................13
3.1.3.1 Dây truyền công nghệ khu xử lý mía, ép mía và xử lý nước mía .........14
iv


3.1.3.2 Dây chuyền công nghệ nấu đường 3 hệ tại khu chế luyện ..................15
3.1.4 Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải hiện hữu tại nhà máy.....................17
3.2 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ................................................................18
3.2.1 Mục tiêu của dự án .......................................................................................18
3.2.2 Mô tả đường biên và công nghệ áp dụng cho hoạt động dự án....................18
Chương 4. XÂY DỰNG CÁC VIỄN CẢNH VÀ ƯỚC TÍNH LƯỢNG GIẢM PHÁT
THẢI CỦA CÁC VIỄN CẢNH............................................................................................. 21

4.1 CÁC VIỄN CẢNH CỦA DỰ ÁN....................................................................21
4.1.1 Cơ sở để xây dựng các viễn cảnh .................................................................21
4.1.2 Các viễn cảnh đề nghị...................................................................................21
4.1.3 Khả năng áp dụng CDM cho các viễn cảnh .................................................22
4.2 ƯỚC TÍNH LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN.......22
4.2.1 Ước tính phát thải đường cơ sở ...................................................................22

4.2.2 Ước tính các phát thải của hoạt động dự án ................................................23
4.2.3 Lượng giảm phát thải của hoạt động dự án .................................................26
4.3 TÓM TẮT DỰ BÁO LƯỢNG GIẢM PHÁT THẢI CỦA DỰ ÁN.................26
Chương 5. TÍNH TOÁN TÀI CHÍNH CÁC VIỄN CẢNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ
THI DỰ ÁN KHI THỰC HIỆN CDM.................................................................................. 27

5.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH .....................................................................................27
5.2 CÁC CƠ SỞ VÀ SỐ LIỆU TÍNH TOÁN .........................................................28
5.2.1 Tính toán tài chính cho viễn cảnh 1 .............................................................28
5.2.2 Tính toán tài chính viễn cảnh 2 khi không áp dụng CDM ...........................28
5.2.3 Tính toán tài chính viễn cảnh 3 khi áp dụng CDM ......................................32
5.3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TÀI CHÍNH CHO CÁC VIỄN CẢNH .....................34
5.4 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VIỆC ÁP DỤNG CDM VÀO CÁC VIỄN CẢNH...........35
5.4.1 Vấn đề về môi trường...................................................................................35
5.4.2 Vấn đề về kinh tế, kỹ thuật...........................................................................35
5.4.3 Vấn đề pháp lý..............................................................................................35
Chương 6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ................................................................................. 36

6.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................36
6.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................36
6.2.1 Về chính sách ...............................................................................................36
6.2.2. Về kỹ thuật ..................................................................................................37
6.2.3. Về kinh tế, xã hội.........................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CDM

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

CERS

Chứng nhận giảm phát thải (Certified Emission Reductions)

DNA

Ủy ban điều phối CDM quốc gia (Designated National Authority)

EB

Ban chấp hành (Executive Board)

GHG

Khí nhà kính (Green House Gas)

GWP

Hệ số làm ấm toàn cầu (Global Warming Pntential)

IPCC

Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (Intergovemental Panel on
Climate Change)


IET

Buôn bán phát thải toàn cầu (International Emissions Trading)

JI

Cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation)

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations
Environment Programme)

UNFCCC

Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United

Nationas Framework Convention on Climate Change)
KP

Nghị định Thư Kyoto (Kyoto Protoco)

ODA

Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant)

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng carbon đã được đăng ký bình quân hằng năm theo sản
lượng/quốc gia ................... .............................................................................................7
Biểu đồ 2.2: Số CERs được ban hành cho nước chủ trì dự án........................................8
Hình 3.1: Dây chuyền công nghệ khu xử lý mía, ép mía và xử lý nước mía ...............14
Hình 3.2: Dây chuyền công nghệ nấu đường 3 hệ .......................................................16
Hình 3.3: Quy trình hệ thống xử lý nước thải hiện hữu tại nhà máy............................17
Hình 3.4: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho dự án ..............19

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các thông số của bể kỵ khí trong dự án .......................................................20
Bảng 4.1: Tóm tắt lượng giảm phát thải của hoạt động dự án .....................................26
Bảng 5.1: Tổng chi phí đầu tư ban đầu của viễn cảnh 2...............................................29
Bảng 5.2: Tổng chi phí hoạt động hàng năm của viễn cảnh 2......................................29
Bảng 5.3: Thu nhập hàng năm từ bán điện của viễn cảnh 2 .........................................31
Bảng 5.4: Tổng chi phí đầu tư ban đầu của viễn cảnh 3...............................................32
Bảng 5.5: Tổng chi phí hoạt động hàng năm của viễn cảnh 3......................................33
Bảng 5.6: Tổng thu hàng năm của viễn cảnh 3.............................................................34
Bảng 5.7: Kết quả tài chính hàng năm của viễn cảnh 2 và 3........................................34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, bên cạnh những
giá trị vật chất mà nó mang lại, những chỉ số phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc, đã dẫn
đến những vấn nạn về môi trường, trong đó biến đổi khí hậu đang là vấn đề hết sức
cấp bách.
Từ thời kỵ tiền công nghiệp (1870), GHG có nguồn gốc từ các hoạt động của con
người đã tăng nhanh trong bầu khí quyển trái đất. Đặt biệt kể từ cuộc cách mạng công
nghiệp đến nay, các hoạt động của con người đã phát thải ra nhiều loại GHG như:
CO2, CH4, NO2,…Việc tăng lượng GHG dẫn đến sự tăng nhiệt độ trung bình của trái
đất và dẫn đến nhiều biến đổi khác của khí hậu.
Quá trình biến đổi khí hậu kéo theo những ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng loạt các
khía cạnh, từ phát triển kinh tế quốc dân, phát triển xã hội, môi trường sinh thái, an
ninh lượng thực, sức khỏe hay tương lai của xã hội loài người. Biến đổi khí hậu và
những tiêu cực của nó là mối quan tâm chung của toàn nhân loại và là một trong
những vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong các diễn đàn quốc tế. Để đối phó với
những thách thức về môi trường toàn cầu, vấn đề được đặt ra là phải tiến hành nghiên
cứu, áp dụng các giải pháp, công nghệ làm giảm lượng khí nhà kính sinh ra từ các hoạt
động của quá trình sống. CDM là một hướng đi như vậy.
Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) là một trong ba cơ chế thuộc Nghị định thư Kyoto.
CDM cho phép các nước thuộc Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto (các nước phát triển)
thực hiện dự án giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển để nhận được
tín dụng “Giảm phát thải được chứng nhận” (CERs), chỉ tiêu giảm phát thải của chính
quốc.

1


Hiện nay ở nước ta, quá trình xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất tinh bột,
sản xuất mía đường,… vẫn còn gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống nhân dân.
Các mùi, khí thải phát sinh do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong hệ thống xử lý

nước thải đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, mà
chưa có một biện pháp nào thu hồi và xử lý.
Đề tài “Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) vào dự
án xử lý nước thải có thu hồi khí sinh học tại Công ty cổ phần mía đường nhiệt điện
Gia Lai” được thực nhằm đánh giá tiềm năng áp dụng CDM trong lĩnh vực xử lý nước
thải của nhà máy. Và góp phần vào sự phát triển bền vững về mặt môi trường, kinh tế
và xã hội.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu chính:
− Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch trong xử lý nước thải có
thu hồi năng lượng ngành mía đường. Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu khả năng áp
dụng CDM trong xử lý nước thải nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính.
− Xây dựng cơ sở để đánh giá tiềm năng thực hiện các dự án CDM trong xử lý nước
thải ngành mía đường ở nước ta.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để thực hiện được các mục tiêu đề tài đề ra, đề tài thực hiện với các nội dung cụ
thể sau:
− Tìm hiểu công nghệ và hoạt động sản xuất nhà máy mía đường nhiệt điện Gia Lai.
− Tìm hiểu đặc điểm hệ thống xử lý nước thải hiện hữu: xác định tổng lưu lượng,
thành phần và đặc tính nước thải mía đường.
− Xác định công nghệ áp dụng cho hoạt động xử lý nước thải nhà máy.
− Xây dựng các viễn cảnh và ước tính lượng giảm phát thải của các viễn cảnh.
− Tính toán tài chính và đánh giá tính khả thi khi áp dụng CDM trong hoạt động xử
lý nước thải của nhà máy.

2


1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã áp dụng một số phương pháp sau:

− Tổng hợp tài liệu trong, ngoài nước về CDM và hướng dẫn dự án CDM.
− Khảo sát, tham quan đặc điểm hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy.
− Thu thấp các dữ liệu liên quan đến những hoạt động của dự án.
− Phân tích, xử lý các số liệu: từ các số liệu thu thấp được tiến hành phân tích, ước
tính lượng giảm phát thải của hoạt động dự án theo phương pháp luận hiện hành
và tính toán tài chính cho dự án.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần mía đường nhiệt điện Gia
Lai, Phường Cheo Reo, Thị xã Ayunpa, Tỉnh Gia Lai.
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với một số hạn chế sau:
− Do việc tiếp cận tài liệu còn hạn chế nên một số số liệu được trình bày trong đề
tài (chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị, máy móc…) chỉ được tham khảo từ các
dự án liên quan có tính chất và quy mô tương tự.
− Thời gian thực hiện đề tài chỉ 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009). Vì vậy,
để cho đề tài có tính khả thi để áp dụng vào thực tiễn thì cần phải có những
nghiên cứu xa hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI
Trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong quá trình sống sẽ làm phát
sinh các loại khí: mêtan, cacbon dioxide, hydrogen, nitrogen,… Trong đó, đáng quan
tâm nhất là 2 loại khí nhà kính mêtan và cacbon dioxide, chúng sẽ góp phần làm tăng
hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu.
Vấn đề đặt ra là chúng ta có thể làm gì và cần phải tiến hành như thế nào để đáp
ứng yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần phải

nắm rõ đặc trưng của các loại GHG là chúng ta có thể chuyển hóa để giảm hiệu ứng
nhà kính hoặc có thể thu hồi năng lượng.
Theo IPCC Second Assessment Report (SAR) 1996, hệ số làm ấm toàn cầu
(GWP) của từng loại GHG là khác nhau. Cụ thể GWP của CO2 bằng 1, còn GWP của
CH4 là 21. Như vậy, bằng phương pháp đốt, CH4 chuyển hóa thành CO2 góp phần làm
giảm hiệu ứng nhà kính.
Quá trình đốt xảy ra theo phương trình:
CH4

+

O2

Æ

CO2

1 mol

+

H2O

1 mol

Đồng thời ta có thể tận dụng nhiệt từ quá trình đốt cung cấp cho các động cơ hay
các máy phát điện, góp phần thay thế nhiên liệu truyền thống, giảm hiệu ứng nhà kính.
Tóm lai, việc tận dụng khí mêtan từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
nhằm giảm phát là một yêu cầu có thể thực hiện được.
2.2 QUÁT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế hợp tác quy định tại Điều 12 của Nghị
định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Cơ chế phát triển sạch cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
của các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư vào các dự án nhằm
4


giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển , gọi là dự án Cơ chế phát
triển sạch (CDM) để nhận được tín dụng dưới dạng các ‘Giảm phát thải được chứng
nhận’ viết tắt là CERs. Khoản tín dụng này được dùng để tính vào chỉ tiêu giảm phát
thải khí nhà kính của các nước công nghiệp phát triển, giúp họ tuân thủ những cam kết
về giảm phát thải định lượng nêu trong Nghị định thư Kyoto.
CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc
gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp phát triển nhằm giảm phát thải khí nhà
kính trên toàn cầu. Với cam kết cắt giảm phát thải GHG, các quốc gia công nghiệp
phát triển phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả
mang lại không cao. Có một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án CDM ở
các nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô
nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận
được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để đáp ứng vào chỉ tiêu cắt
giảm phát thải ở quốc gia mình.
Tính đến tháng 6/2007 đã có 175 quốc gia thông qua Nghị định thư Kyoto. Nghị
định thư Kyoto năm 1997 là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Nghị định thư đã đưa ra cơ chế hợp tác nhằm mục
đích đạt được chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước phát triển. Đồng
thời hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Nghi định thư gồm 3 cơ chế:
Mua bán phát thải toàn cầu (IET), cơ chế đồng thực hiện (JI) và cơ chế phát triển sạch
(CDM).
Có thể nói, Nghị định thư Kyoto nói chung và cơ chế phát triển sạch nói riêng đã
mang đến những tiềm năng lớn cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, dự án CDM sẽ

tạo những lợi ích kinh tế - xã hội. Như vậy, CDM hướng đến 2 mục tiêu là thúc đẩy
phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Đồng thời cho phép các nước phát
triển thực hiện mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển với chi
phí thấp nhất.
Ngoài ra, các dự án CDM thành công được nhận CERs phải nộp một mức phí là
2% và được đưa vào một quỹ riêng (gọi là Quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát
triển thích nghi với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

5


2.3 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CDM
Một dự án CDM cần phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
− Dự án đề xuất phải chứng minh rằng hoạt động dự án ( mà nhờ đó giảm được
phát thải GHG) sẽ không xảy ra nếu không có dự án.
− Dự án phải thúc đẩy phát triển bền vững của nước chủ nhà.
Vì mục tiêu đó, CDM được Ban chấp hành (EB) giám sát. EB chịu trách nhiệm
thẩm tra xem một đề xuất có phù hợp để trở thành dự án CDM hay không theo các tiêu
chuẩn của KP và theo hướng dẫn của Hội nghị các bên (COP).
Nước chủ nhà sẽ đánh giá xem dự án CDM đề xuất có góp phần vào sự phát triển
bền vững của nước mình hay không theo các tiêu chí đánh giá do nước chủ nhà đặt ra.
Những tiêu chí đầu tiên để kiểm tra, lựa chọn dự án CDM tại Việt Nam bao gồm:
tính bền vững, tính bổ sung, tính khả thi.
2.3.1 Tính bền vững
− Dự án phải phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
− Phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển ngành và địa phương.
2.3.2 Tính bổ sung
− Có tính bổ sung về tác động môi trường: kết quả giảm phát thải GHG mà dự án
tạo ra so với không có dự án.
− Tính bổ sung về tài chính: tài trợ công cho các dự án CDM không được làm sai

lệch quỹ dành cho hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2.3.3 Tính khả thi
− Được chính phủ ủng hộ
− Có kết quả thực, đo đếm được và lợi ích lâu dài nhằm giảm nhẹ tác động của biến
đổi khí hậu.
2.4 NHỮNG DỰ ÁN CDM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4.1 Trên thế giới
Trên thế giới, đến thời điểm ngày 15/03/2009 theo số liệu thống kê của Ban Thư
ký công ước khí hậu có khoảng 4.200 dự án CDM dự kiến, trong đó có 1462 dự án đã
đăng ký và 55 dự án đang trong tiến trình đăng ký.

6


Với 1462 dự án đăng ký, lượng CERs bình quân hằng năm dự kiến đạt
270.805.739 CERs và 55 dự án đang trong tiến trình đăng ký bình quân hằng năm dự
kiến đạt 8.063.537 CERs và dự kiến đến cuối năm 2012 đạt hơn 1.900.000.000 CERs.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng carbon đã được đăng ký bình quân hằng năm theo sản
lượng/quốc gia ( Tổng số 270.805.537 CERs)
Theo sản lượng CERs bình quân đăng ký hằng năm thì Trung Quốc, Ấn Độ,
Braxin là những nước chiếm một tỷ lệ lớn trên thế giới.
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, nước đứng đầu về số dự án được thực hiện và số CERs
thu được hàng năm vẫn là Trung Quốc, chiếm 31,26% số dự án với gần 152 triệu
CERs/năm (56,37% trong số tổng CERs thu được); tiếp sau là Ấn Độ chiếm 27,29% số
dự án thu được hơn 33 triệu CERs/năm (12,34%); Braxin chiếm 10,40% số dự án và
thu được 19 triệu CERs/năm (7,33%); Mêhicô chiếm 7,66% dự án với hơn 8 triệu
CERs/năm (3,15%) và Hàn Quốc tuy chỉ đứng thứ 6 về số dự án nhưng số CERs thu
được gần 15 triệu CERs/năm (5,40%) trong số CERs tạo hàng năm.
Tổng số CERs đã được ban chấp hành CDM ban hành cho các nước chủ trì dự án

(tính đến 15/03/2009) là hơn 206 triệu đơn vị trong đó Trung Quốc nhận được 42,74%,
Ấn Độ được 22,77%, Hàn Quốc được 14,02%, Braxin được 11,02%, Việt Nam có 3
dự án đăng ký, số CER nhận được 1,68% tương đương khoảng 4,5 triệu đơn vị.
7


Biểu đồ 2.2: Số CERs được ban hành cho nước chủ trì dự án
2.4.2 Tại Việt Nam
Theo kết quả thống kê các dự án CDM năm 2009 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường. Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 92 PDD đã được phê duyệt, 15 PDD
đang được xem xét.
Một số dự án đã được UNFCCC phê duyệt và đi vào thực hiện, đầu tiên là dự án
Thu hồi và Sử dụng Khí đồng hành Mỏ Rạng Đông, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và dự án
Đổi mới, Nâng cao Hiệu quả Sử dụng năng lượng tại nhà máy bia Thanh Hoá, dự án
thu mêtan từ LFG và phát điện lên lưới cho 2 bãi chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp
1 tại Tp.HCM.
a, Dự án Thu hồi và Sử dụng Khí đồng hành Mỏ Rạng Đông
− Địa điểm thực hiện: Mỏ Rạng Đông với vị trí cách 140km bờ biển Đông Nam,
Việt Nam, thuộc địa phận Bà Rịa-Vũng Tàu.
− Các bên tham gia: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam), Công ty dầu
khí Nhật-Việt (Nhật), Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí trực thuộc
PetroVietNam và Công ty CONCOPHILIPS (Anh).
8


− Hoạt động: khai thác, thu hồi khí đồng hành và sử dụng cho mục đích thay thế
nhiên liệu tại nhà máy điện, nhà máy phân bón.
− Thời gian tín dụng: ngày bắt đầu 1/12/2006 với thời gian tín dụng dự kiến 10 năm.
− Lượng giảm phát thải: 6,14 triệu tấn CO2 trong 10 năm của dự án.
b, Dự án Đổi mới và Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại nhà máy bia Thanh

Hoá
− Địa điểm thực hiện: nhà máy bia Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hóa.
− Các bên tham gia: về phía Việt Nam có Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, Tổng
công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, Viện Nghiên cứu Rượu-Bia-Nước giải
khát, Bộ Công nghiệp, Tổ chức thẩm định dự án DNV và Bộ Tài nguyên Môi
trường. Về phía đối tác Nhật có sự tham gia của Cơ quan phát triển năng lượng và
công nghệ mới của Nhật Bản (NEDO) và Mafekwa MFG.Co. Ltd, đơn vị cung cấp
thiết bị theo hợp đồng với NEDO và chuyển giao công nghệ.
− Hoạt động: cải tạo tổng thể, sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
− Thời gian tín dụng: 10 năm từ 2006 – 2016.
− Lượng giảm phát thải: 121.257 tấn CO2 trong 10 năm tín dụng.
c, Dự án thu mêtan từ LFG và phát điện lên lưới cho 2 bãi chôn lấp Đông Thạnh và
Phước Hiệp 1 tại Tp.HCM
Quy mô dự án 976 MW điện Phước Hiệp và 1.063 MW Đông Thạnh. Mức giảm
phát thải trung bình 154.691 tCO2e/năm bãi Đông Thạnh và 136.800 tCO2e/năm bãi
Phước Hiệp, chu kỳ là 7 năm.
2.5 NHỮNG RÀO CẢN THỰC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN TRÌNH PHÁT
TRIỂN DỰ ÁN CDM Ở NƯỚC TA
Bên cạnh những cơ hội từ nhu cầu của thị trường tín dụng Carbon toàn cầu, sự hỗ
trợ và thúc đẩy mạnh mẽ từ chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Những hạn
chế tồn tại tại các địa phương đối với các hoạt động có liên quan đến phát triển các dự
án CDM, hầu hết các địa phương đều đối mặt với những trở ngại về kỹ thuật, tài chính
và xã hội sau đây:

9


2.5.1 Giới hạn khả năng đầu tư
− Do nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và các phương tiện
vật chất kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thường lớn

hơn mức đầu tư thông thường.
− Do năng lực về vốn của các đối tác có liên quan không đảm bảo.
− Do thị trường tín dụng Carbon chưa xuất hiện rõ nét ở Việt Nam và các địa
phương, tâm lý không ổn định của các nhà đầu tư và ngần ngại khi tiến hành đầu
tư vào các dự án CDM vẫn còn phổ biến vì không yên tâm về tính đảm bảo thu
hồi vốn.
2.5.2 Rào cản về kỹ thuật
− Trong danh mục các ngành nghề có khả năng phát triển dự án CDM, hầu hết các
quy mô dự án vẫn ở mức độ nhỏ, dẫn đến khó khăn khi tìm kiếm bên mua CERs.
− Việc tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật mới nhằm vào mục tiêu giảm phát thải
khí nhà kính chưa phổ biến ở nước ta.
− Trong một số trường hợp cần có sự thay thế hàng loạt các trang thiết bị cũ để đảm
bảo giảm phát thải. Phương án thường không ưu tiên xem xét nếu không bị bắt
buộc bởi các định chế quốc gia. Cụ thể, việc thay thế môi chất lạnh có khả năng
gây hiệu ứng nhà kính cao vẫn chưa được thực hiện đồng bộ và rộng khắp.
2.5.3 Các trở ngại phổ biến khác
− Nhận thức của cộng đồng về hoạt động có liên quan đến giảm phát thải khí nhà
kính: đa số chưa được trưng bị đầy đủ các kiến thức có liên quan. Vì vậy, một số
bàn quan hoặc phản đối do không xác định được thành quả dự án, một số có nhận
thức tốt nhưng vẫn chưa triển khai thành ý tưởng dự án do những trở ngại khác.
− Sự thay đổi cách nhìn và thoái quen của toàn xã hội đối với những gì vốn đã ổn
định trong hoạt động đời sống hằng ngày không thể thực hiện nhanh chống.
− Các thể chế, đặc biệt là thể chế tài chính vẫn còn nhiều vướng mắt chưa dễ dàng
tiếp cận trong quá trình thực hiện dự án giữa các bên tham gia dự án. Cụ thể, các
chính sách thuế và sử dụng nguồn thu từ dự án, cơ chế hỗ trợ phát triển dự án
trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

10



− Thủ tục hành chính rườm rà và còn bất cập một số khâu, văn bản của các ngành
liên quan không rõ ràng, quá trình thực hiện không thống nhất giữa các cơ quan
quản lý nhà nước…đã làm nản lòng các nhà đầu tư hiện vẫn đang nhìn Việt Nam
như một thị trường đầy triển vọng. Đặc biệt, việc xét duyệt các văn bản có liên
đến dự án CDM thường không đảm bảo tiến độ thời gian do chủ trương chung
còn chưa nhất quán.
− Để đánh giá tiềm năng dự án, những dữ liệu cơ bản cần thiết thường không sẵn
sàng.
− Trong một số trường hợp, dữ liệu nếu có thể đã thu thập được bởi một cơ quan
nghiên cứu hay đơn vị có trách nhiệm liên quan, nhưng việc tiếp cận từ những
người có quan tâm là hầu như không thể. Ngoài ra, dữ liệu giữa các nguồn không
thống nhất với nhau và không có căn cứ rõ ràng, đã làm cho nhà đầu tư tiềm năng
lo ngại không ít.
− Thay đổi quy hoạch thường xuyên tại các khu đô thị lớn cũng là một trong những
nguyên nhân gây ảnh hưởng đầu tư vào các dự án CDM khi mà thời gian thu hồi
vốn có thể cần khá dài.
2.6 TIỀM NĂNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CDM Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, chúng ta chỉ mới bắt đầu thực hiện CDM trong những năm gần đây.
Việt Nam có đủ những điều kiện cần thiết và hết sức thuận lợi để tiến hành các dự án
CDM. Trước hết, nước ta là nước đang phát triển, không thuộc phụ lục I. Đồng thời
hiện trạng sản xuất, kinh tế và xã hội phù hợp với việc khai thác các dự án CDM tiềm
năng.
Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC từ năm 1994, phê chuẩn Nghị định thư Kyoto
từ tháng 09 năm 2000 và thành lập Cơ quan có thẩm quyền Quốc gia về CDM (DNA)
ngày 24/03/2003. Đó là một lợi thế trong việc tìm kiếm một nguồn tài chính và công
nghệ để xử lý môi trường, đặc biệt là liên quan đến những dự án giảm phát thải tiềm
năng.

11



Theo dự báo, trữ lượng CERs của Việt Nam được ước tính cũng khá cao, đảm
bảo thu hút đầu tư vào các hoạt động dự án theo cơ chế phát triển sạch. Đây là một tiền
đề tốt cho việc tiến hành các dự án CDM trong tương lai.
Theo ước tính sơ bộ và được báo cáo tại Hội nghị về Công ước biến đổi khí hậu
(UNFCCC) ngày 06/12/2007 tại Bali, dự kiến Việt Nam sẽ thu về khoảng 250 triệu
USD từ các dự án CDM trong vòng 4 năm tới (2008 – 2012).
Chúng ta có thể xây dựng và thực hiện CDM với tính khả thi cao vào các khu vực
sau đây:
− Ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
− Nâng cao hiệu quả, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng.
− Chuyển đổi nhiên liệu.
− Thu hồi và sử dụng CH4 từ các bãi rác, mỏ than và trạm sử lý nước thải.
− Thu hồi và sử dụng khí đồng hành từ các hoạt động sản xuất dầu.
− Trồng rừng mới và tái trồng rừng.

12


Chương 3
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NHIỆT ĐIỆN GIA
LAI
3.1.1 Lịch sử hình thành của Công Ty
− Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NHIỆT ĐIỆN GIA LAI
− Tên viết tắt: SEC
− Địa chỉ: 561 Trần Hưng Đạo, Phường Cheo Reo, Thị xã Ayunpa, Tỉnh Gia Lai
− Người đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Ánh


Chức vụ: Giám đốc

− Điện thoại: 0593.657236
− Số ngày hoạt động trong năm: 200 ngày
− Số ca sản xuất trong ngày: 3 ca
Công Ty Cổ Phần Mía Đường Nhiệt Điện Gia Lai tiền thân là Công Ty TNHH
Mía Đường Bourbon Gia Lai được thành lập năm 1997. Chuyên sản xuất đường trắng
kết tinh. Công ty đã không ngừng nâng cấp về cơ sở hạ tầng, đầu tư nhiều máy móc –
trang thiết bị mới, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Sản phẩm của nhà máy
với chất lượng tốt, giá cả hợp lý – đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, từng
bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
3.1.2 Đặc điểm của hệ thống phát điện
Bã mía trong quá trình sản xuất theo hệ thống băng truyền đến lò đốt, nhiệt sinh
ra cung cấp cho nồi hơi để quay turbin khí chạy máy phát điện. Điện sinh ra từ hệ
thống sẽ được dùng cho tất cả các hoạt động của nhà máy, phần dư sẽ hòa vào lưới
điện quốc gia.
Hệ thống phát điện của nhà máy gồm:
+ Sử dụng 2 lò hơi công suất mỗi là là 20 tấn hơi/giờ.
13


+ Sử dụng 2 máy turbin khí phát điện công suất mỗi máy: 1,5 MW; 2,4 Mpa;
390oC.
3.1.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy
3.1.3.1 Dây truyền công nghệ khu xử lý mía, ép mía và xử lý nước mía
Cân ô tô

Cẩu trục và hệ thống
phân phối


Dao
chặt

Mía

Máy xé tơi 1 và
2

Hệ thống
máy ép

Xông SO2
Trung hòa bằng sữa vôi

Tb.lắng
trong

Gia nhiệt
2

Nước mía
trung hòa

Gia nhiệt
1

Dịch
bùn

Tb. lọc

chân
không

Gia
vôi

Nước mía
hỗn hợp


mía

Bã bùn
Lò hơi

Chè trong
Dịch lọc

Phân vi
sinh

Tb. bốc hơi
Phát
điện
Mật chè thô

Tb. lắng
nổi

Bã nổi

Phục vụ sản xuất

Hòa lưới điện Quốc

Mật chè tinh

Đưa đi luyện đường

Hình 3.1: Dây chuyền công nghệ khu xử lý mía, ép mía và xử lý nước mía

14


Thuyết minh công nghệ:
Mía nguyên liệu sau khi qua cân ô tô nhờ cẩu trục đưa vào hệ thống phân phối
mía, sau đó theo băng chuyền 1 và qua dao chặt sơ bộ tiếp tục theo băng chuyền 2 qua
2 máy xé tơi. Ở đây mía được xé gần như hoàn toàn, sau đó vào hệ thống máy ép nhờ
băng chuyền cao su nhanh (hệ thống máy ép 4 trục 5 máy). Mía sau khi qua hệ thống
máy ép được bơm lên hệ thiết bị trống lọc ta thu được nước mía hỗn hợp. Nước mía
hỗn hợp sẽ được gia vôi sơ bộ. Nước mía sau quá trình gia vôi sẽ được gia nhiệt 1 và
được trung hòa bằng sữa vôi và xông SO2 tự động, nước mía trung hòa sẽ tiếp tục
được gia nhiệt lần 2.
Nước mía sau khi qua các quá trình trung hòa và gia nhiệt sẽ qua thiết bị lắng
trong tạo ra chè trong và dịch bùn. Chè trong qua thiết bị bốc hơi đạt đến 60o Bx cho ra
mật chè thô, mật chè thô tiếp tục qua thiết bị lắng nổi cho ra bã nổi và mật chè tinh. Bã
nổi sẽ được tuần hoàn vào nước mía trung hòa do bã nổi này còn chứa một tỷ lệ đường
cao. Mật chè tinh được đưa qua khu chế luyện.
Dịch bùn tạo ra trong quá trình lắng trong sẽ qua thiết bị lọc chân không tạo ra
dịch lọc và bã bùn. Dịch lọc được tuần hoàn lên bể chứa nước mía trung hòa. Bã bùn
sẽ được thu gom qua hệ thông thu bùn sẽ đem đi làm phân vi sinh BioGro.

Bã mía nhờ hệ thông băng chuyền tải đưa sang khu vực đốt dung làm nhiên liệu
cung cấp nhiệt cho lò hơi chạy turbin phát điện phục vụ cho sản xuất và hòa lưới điện
Quốc Gia.
3.1.3.2 Dây chuyền công nghệ nấu đường 3 hệ tại khu chế luyện
Dây chuyền công nghệ tại khu luyện đường được trình bày trong hình 3.2.
Thuyết minh dây truyền công nghệ:
Tại khu luyện đường thực hiện chế độ nấu đường 3 hệ A, B, C. Mật chè đưa vào
thiết bị nấu A để luyện đường non A. Đường non A sau khi qua trợ tinh, ly tâm cho ra
đường cát A và mật nguyên A và mật loãng A..
Đường cát A qua thiết bị sấy tầng sôi có gió nóng và Cyclon, đường thu hồi và đi
vào phểu chứa, chuyển vào hệ thống cân, đóng bao, khâu mép và nhập kho có đi qua
hệ thông phun mã vạch để nhận biết và kiểm soát sản phẩm.

15


Mật nguyên A và mật loãng A được đưa đi nấu đường non B và một phần nấu
giống B, C. Đường non B sau khi trợ tinh, ly tâm cho ra đường cát B và mật B, đường
cát B hỗn hợp với một lượng nước sạch tạo ra đường hồ B làm giống cho công đoạn
luyện đường A.
Mật B đưa đi nấu đường non C. Đường non C sau khi qua thiết bị trợ tinh liên tục,
ly tâm cho ra đường C và mật C. Đường cát C đem hòa tan bằng nước nóng đến nồng
độ 65oBx được bơm qua thiết bị lắng nổi mật chè. Mật C sau khi qua kiểm tra chất
lượng thì được đưa vào hệ thống xác định khối lượng rồi nhờ bơm nén khí đưa vào bể
chứa mật rỉ.

Mật chè

Non
A


Cát
A

Mật
nguyên
A

Mật
loãng
A

Cát B

Hồ B

Giống B

Giống C

Non B

Non C

Mật B

Cát C

Hồi dung C


Lắng nổi

Nhập
kho

Hình 3.2: Dây chuyền công nghệ nấu đường 3 hệ

16

Mật C

Bồn
mật rỉ


×