Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ – QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH TẠI
NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ – QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KHÁI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 7/ 2009
i


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH TẠI
NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ – QUẢNG NGÃI

Tác giả

NGUYỄN THỊ KHÁI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn: Kỹ sư NGUYỄN HUY VŨ


Tháng 7 năm 2009
ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của nhiều người.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ đã hướng dẫn nhiệt tình
và tạo điều thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhất khóa luận này.
Chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô thuộc khoa Công Nghệ Môi Trường trường
Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian
qua.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các anh chị công nhân nhà máy Đường
Quảng Phú – Cty đường Quảng Ngãi đã giúp đỡ nhiều mặt, chia sẽ kinh nghiệm, đóng
góp nhiều ý kiến quý báu.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp QLMT 31 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực
hiện khóa luận.
Khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô và
các bạn đóng góp ý kiến để kháo luận tốt nghiệp được hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành mía đường là một ngành mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần vào sự phát
triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, là một ngành sản xuất theo mùa vụ và lâu đời nên
vấn đề quan tâm đến môi trường còn rất hạn chế, lượng chất thải lớn, và sử dụng nhiều
nguyên nhiên vật liệu. Nên vấn đề tiết kiệm năng lượng, giảm thất thoát nguyên nhiên

vật liệu, giảm thiểu lượng chất thải bỏ ra môi trường, phòng ngừa ô nhiễm là vấn đề cần
quan tâm để phát triển bền vững trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy, đề tài đã hướng
tới “ đánh giá hiện trạng, nghiên cứu - ứng dụng các giải pháp SXSH tại nhà máy đường
Quảng Phú” . Đồng thời các giải pháp SXSH cũng mang lại lợi ích kinh tế cho công ty
và mang lại lợi ích môi trường.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa vào các phương pháp: Điều tra thực tế, thu
nhập số liệu, tìm hiểu dây chuyền sản xuất, trang thiết bị và các công đoạn sản xuất. Để
đánh giá hiện trạng, xác định cụ thể dòng thải, nguyên nhân phát sinh của từng công
đoạn, từ đó đề xuất các giải pháp SXSH, lựa chọn giải pháp và đánh giá tính khả thi về
kinh tế, kỹ thuật, môi trường của các giải pháp.
Đề tài đã đưa ra 20 giải pháp, trong đó có 14 giải pháp có thể thực hiện ngay, đầu tư
thấp. 6 giải pháp còn lại có 4 giải pháp mức đầu tư cho giải pháp cao tuy nhiên lợi ích
kinh tế mang lại cao nên cần nghiên cứu thêm để thực hiện. Hầu hết các giải pháp được
đánh giá sơ bộ về tính khả thi kỹ thuật, kinh tế, môi trường, các giải pháp đưa ra chi phí
thấp, yêu cầu kỹ thuật trung bình, nhưng lợi ích kinh tế cũng như môi trường khá cao. Vì
vậy, nếu các giải pháp này nếu được thực hiện sẽ mang lại lợi ích kinh tế, và giải quyết
các vấn đề môi trường tại nhà máy.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………. i
Tóm tắt luận văn ……………………………………………………………………….. ii
Mục lục ……………………………………………………………………………… .. iii
Danh mục các bảng biểu ………………………………………………………………...v
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ ………………………………………………………...vi
Ký hiệu các chữ viết tắt ………………………………………………………………...vi
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................................1

1.2 Mục tiêu của đề tài .....................................................................................................1
1.3 Nội dung – phương pháp nghiên cứu – giới hạn của đề tài ....................................2
1.3.1 Nội dung ....................................................................................................................2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3.3 Giới hạn của đề tài.....................................................................................................2
Chương 2: Ô NHIỄM VÀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ......................3
2.1 Công nghiệp Việt Nam và ô nhiễm môi trường .......................................................3
2.1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp Việt Nam .............................................................3
2.1.2 Xu hướng phát triển công nghiệp trong những năm gần đây....................................4
2.1.3 Vấn đề môi trường công nghiệp ................................................................................4
2.1.4 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ........................................................5
2.2 Sản xuất sạch hơn .......................................................................................................8
2.2.1 Khái niệm ..................................................................................................................8
2.2.2 Các phương pháp sản xuất sạch hơn .........................................................................8
2.2.3 So sánh sản xuất sạch hơn và phương pháp cuối đường ống ....................................9
2.2.4 Lợi ích của SXSH....................................................................................................10
Chương 3: TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY VÀ CÔNG TY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ..............................................................12
3.1 Tổng quan ngành mía đường nước ta những năm gần đây .................................12
3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành mía đường trong nước .................12
3.1.1.1 Sản xuất ...............................................................................................................12
3.1.1.2 Xuất khẩu..............................................................................................................13
3.1.2 Hiện trạng công nghệ sản xuất đường và các chất thải.......................................13
3.1.2.1 Những đặc trưng trong công nghệ sản xuất đường mía ở Việt Nam ...................13
3.1.2.2 Các chất thải trong sản xuất đường mía ...............................................................13
3.1.3 Hiện trạng sử dụng chất thải rắn, xử lý nước thải của một số nhà máy đường 15
3.1.3.1 Sử dụng chất thải rắn ............................................................................................15
3.1.3.2 Hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy...................................................16
3.2 Tổng quan công ty đường Quảng Phú ………………………………………… 17
3.2.1 Các thông tin chung về nhà máy ...........................................................................17

3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................17
iii


3.2.2.1 Quá trình hình thành.............................................................................................17
3.2.2.2 Vị trí nhà máy .......................................................................................................18
3.2.3 Tổ chức và quản lý nhà máy ..................................................................................19
3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...........................................................................19
3.2.3.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất.........................................................................................23
3.2.4 Công nghệ và sản xuất ...........................................................................................24
3.2.4.1 Công nghệ và thiết bị...........................................................................................24
3.2.4.2 Nguyên nhiên vật liệu và các loại hoá chất ..........................................................24
3.2.4.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ...........................................................................25
Chương 4: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT - MÔI TRƯỜNG & CÁC BIỆN PHÁP
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ..........................26
4.1 Hiện trạng sản xuất – môi trường...........................................................................26
4.1.1 Hiện trạng sản xuất………………………………………………………….. … 26
4.1.1.1 Các công đoạn sản xuất chính ..............................................................................26
4.1.1.2 Các công đoạn phụ trợ..........................................................................................30
4.1.2 Hiện trạng môi trường tại nhà máy......................................................................32
4.1.2.1 Môi trường không khí...........................................................................................32
4.1.2.2 Môi trường nước...................................................................................................33
4.1.2.3 Chất thải rắn …………………………………………………………………………….35
4.1.2.4 Chất thải nguy hại …………………………………………………………………….. 36
4.1.3 Tác động của chất thải đối với con người và môi trường.....................................36
4.1.3.1 Tác động lên môi trường không khí .....................................................................36
4.1.3.2 Tác động của tiếng ồn...........................................................................................36
4.1.3.3 Tác động lên môi trường nước .............................................................................37
4.1.3.4 Tác động lên môi trường đất: ...............................................................................37
4.2 Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đang áp dụng tại nhà máy… … 37

4.2.1 Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường .......................................................37
4.2.1.1 Các giải pháp công nghệ.......................................................................................37
4.2.1.2 Biện pháp quản lý hành chính ..............................................................................38
4.2.1.3 Biện pháp hỗ trợ ...................................................................................................38
4.2.2 Các mặt hạn chế của các biện pháp kiểm soát ô nhễm tại nhà máy....................39
Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN
XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ – QUẢNG NGÃI ..........................40
5.1 Dây chuyền sản xuất.................................................................................................40
5.2 Định mức nguyên vật liệu, năng lượng, hóa chất và tổn thất...............................40
5.2.1 Cân bằng vật liệu và hóa chất cho một tấn đường thành phẩm...............................41
5.2.2 Tính toán tổn thất đường .........................................................................................41
5.2.3 Tính toán cân bằng hơi cho 1 tấn đường thành phẩm .............................................43
5.2.4 Cân bằng khối lượng và năng lượng lò hơi .............................................................45
5.3 Định giá nguyên nhiên vật liệu thất thoát ..............................................................46
5.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn..................47
iv


5.4.1 Các giải pháp đối với quá trình sản xuất .................................................................47
5.4.2 Các giải pháp thực hiện đối với việc sử dụng nước ................................................49
5.4.3 Các giải pháp thực hiện đối với lò hơi ....................................................................49
5.4.4 Các giải pháp thực hiện đối với các khu vực không trực tiếp sản xuất...................50
5.5 Đánh giá sơ bộ các giải pháp ...................................................................................51
5.6 Lựa chọn giải pháp ...................................................................................................57
5.6.1 Tiêu chí lựa chọn các giải pháp ...............................................................................57
5.6.2 Thứ tự ưu tiên các giải pháp ...................................................................................57
5.7 Thực hiện giải pháp ……………………………………………………………….61
5.7.1 Thành lập nhóm SXSH…………………………………………………………...61
5.7.2 Đào tạo phổ biến phương pháp thực hiện ……………………………………… . 61
5.7.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp……………………………………………………. 62

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................63
6.1 Kết luận .....................................................................................................................63
6.2 Kiến nghị ...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................64
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Những khác biệt chủ yếu giữa SXSH và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm

10

Bảng 3.2: Thành phần hóa học của chất thải rắn từ sản xuất đường................................14
Bảng 3.3: Thành phần nước thải cống chung của 9 nhà máy đường ...............................15
Bảng 3.4 Hoá chất và nhiên liệu sử dụng.........................................................................24
Bảng 3.5 Hoạt động kinh doanh của nhà máy đường ......................................................25
Bảng 4.1 Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2007 và năm 2008 ...................32
Bảng 4.2 Phân tích nước thải tại cống xả chung ……………………………………….33
Bảng 4.3 Khối lượng thành phần chất thải rắn.................................................................35
Bảng 4.4 Kết quả đo ồn tại nhà máy đường Quảng Phú ..................................................36
Bảng 5.1: Số liệu định mức tháng 1 năm 2009 cho 1 tấn đường thành phẩm .................40
Bảng 5.2 Tổn thất đường đối với 1 tấn đường thành phẩm ............................................41
Bảng 5.3 Nguyên nhân tổn thất ........................................................................................42
Bảng 5.4 Định mức hơi cho 1 tấn đường thành phẩm......................................................43
Bảng 5.5 Định giá nguyên nhiên vật liệu thất thoát .........................................................46
Bảng 5.6 Các giải pháp đối với quá trình sản xuất...........................................................47
Bảng 5.7 Các giải pháp thực hiện đối với việc sử dụng nước..........................................49
Bảng 5.8 Các giải pháp thực hiện đối với lò hơi..............................................................49
Bảng 5.9: Các giải pháp thực hiện đối với các khu vực không trực tiếp sản xuất ...........50
v



Bảng 5.10 Đánh giá sơ bộ các giải pháp ..........................................................................51
Bảng 5.11 – Thứ tự ưu tiên các giải pháp .......................................................................57

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Sản lượng và năng suất mía các vụ (2001-2007)………………………

12

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý …………………………………………….. 19
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất ....................................................................................23
Sơ đồ 4.1 Các công đoạn sản xuất mía đường .................................................................27
Sơ đồ 4.2 Cung cấp hơi của nhà máy ...............................................................................31
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ thoát nước của nhà máy……………………………………………….35
Sơ đồ 4.4 Quy trình xử lý khí thải lò hơi..........................................................................38
Sơ đồ 5.1 Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất..............................................................40
Sơ đồ 5.2 Cân bằng vật liệu và hóa chất cho 1 tấn đường thành phẩm ...........................41

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa ( Biochemical Oxygen Demand)

SS

Chất rắn lơ lửng


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Dầu DO

Dầu Diesel Oil

FO

Dầu Fuel Oil

CO2

Khí Cacbonat

SO2

Khí Sunfuro

CO

Cacbon mono oxyt

H2SO4

Axit Sunfuric

TC – HC


Tổ chức - hành chính

KH – KD

Kế hoạch – kinh doanh

TC – KT

Tài chính – kế toán

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng nhanh, đặc
biệt ở các nước đang phát triển. Điều này làm gia tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên
nhiên và nảy sinh các vấn đề môi trường.
Phát sinh chất thải là một vấn đề không tránh khỏi trong bất kỳ quá trình sản xuất
công nghiệp nào. Trong đó ngành công nghiệp mía đường là một ngành phát triển từ rất
lâu đời, góp phần rất lớn vào thu nhập quốc doanh. Tuy nhiên thì ngành mía đường cũng
là một ngành phát sinh chất thải rất lớn, nhưng với thực trạng hiện nay thì hầu như công
tác quản lý môi trường đối với ngành này chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy
mà việc nghiên cứu đặc tính của ngành mía đường, nguyên nhân phát sinh chất thải và
đề ra các biện pháp giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất. Đây là một hành động
thiết thực để bảo vệ môi trường và để ngành mía đường phát triển hợp với xu hướng thời
đại, phát triển bền vững. Đó cũng là lý do mà tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá
hiện trạng môi trường và nghiên cứu ứng dụng các giải pháp SXSH tại nhà máy

đường Quảng Phú – Quảng Ngãi”
1.2 Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất, hiện trạng môi trường tại nhà
máy đường Quảng Phú – Quảng Ngãi, đề tài được tiến hành nhằm đạt được các mục
đích sau:
• Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường tại nhà máy đường Quảng Phú
• Đánh giá các biện pháp quản lý môi trường đang áp dụng tại nhà máy
• Đề xuất các giải pháp SXSH tại nhà máy

1


1.3 Nội dung – phương pháp nghiên cứu – giới hạn của đề tài
1.3.1 Nội dung
Gồm 4 nội dung chính
• Nghiên cứu tình hình sản xuất tại nhà máy, tìm hiểu quy trình sản xuất, nhu cầu
nguyên nhiên vật liệu, hóa chất, …
• Xác định nguồn thải phát sinh tại mỗi công đoạn sản xuất
• Tính toán cân bằng vật chất và nguyên nhân mất cân bằng vật chất
• Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
9 Khảo sát thực địa
• Trao đổi phỏng vấn cán bộ tại nhà máy
• Phân tích các tài liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy
• Quan sát hiện trạng thực tế của công ty
9 Phương pháp đánh giá nhanh
9 Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
9 Tham khảo tài liệu
1.3.3 Giới hạn của đề tài
Các thiết bị đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí, nước và các tài

liệu môi trường liên quan đến môi trường tại nhà máy còn hạn chế. Nên cơ sở đánh giá
không đầy đủ, chính xác.
Đối với quá trình cân bằng vật chất nguyên nhiên liệu và năng lượng. Thiếu các
thiết bị đo đạc, số liệu không đầy đủ nên chỉ mang tính cảm tính và sai số lớn.
Đối với việc đánh giá khả thi một số biện pháp SXSH chỉ là ước tính sơ bộ, chưa
phân tích hết các trở ngại nên chưa hiệu quả về mặt thực thi.

2


Chương 2
Ô NHIỄM VÀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 Công nghiệp Việt Nam và ô nhiễm môi trường
2.1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, ngành công nghiệp đã liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao;
Cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm có bước chuyển biến tích cực; Giải quyết bước
đầu việc chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố lực lượng sản xuất. Một số sản phẩm đã
có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%, tỷ trọng (tính theo giá trị sản
xuất) công nghiệp chế biến tăng từ 79,7% năm 2000 lên 83,2 % năm 2005; công nghiệp
khai thác giảm từ 13,8% năm 2000 còn 10,7% năm 2005, tương tự công nghiệp sản xuất,
phân phối điện - khí - nước từ 6,5% còn 6,1%. Năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều
sản phẩm tăng lên đáng kể, một số sản phẩm đã cạnh tranh được trên thị trường trong và
ngoài nước, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đóng góp lớn vào xuất
khẩu.
Đến nay, cả nước có hơn một trăm khu công nghiệp - khu chế xuất, trong đó
nhiều khu hoạt động có hiệu quả. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP
tăng từ 36,7% năm 2000 lên ước khoảng 42% năm 2005. Cơ cấu sản phẩm và cơ cấu
công nghệ theo hướng tiến bộ, gắn sản xuất với thị trường.
Tuy vậy, ngành công nghiệp cũng còn một số tồn tại như:

Phát triển công nghiệp tuy đạt tốc độ cao nhưng hiệu quả tăng trưởng chưa tuơng
xứng. Năng lực cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp, chưa rõ các sản phẩm
mũi nhọn, trọng điểm. Công nghiệp phụ trợ chậm phát triển. Tỷ trọng đầu tư cho phát
triển công nghiệp còn thấp so với yêu cầu. Đầu tư cho một ngành công nghiệp cơ bản
3


chưa được tập trung quyết liệt. Xuất khẩu tăng khá nhưng giá trị gia tăng còn thấp do tỷ
lệ sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu còn cao. Hoạt động dịch vụ công nghiệp chưa
phát triển.
¾ Nhưng nhìn chung ta thấy công nghiệp Việt Nam đã thực sự trở thành một
động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.
2.1.2 Xu hướng phát triển công nghiệp trong những năm gần đây
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm của Việt Nam đến năm 2010 là tạo
nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
đang tập trung phát triển theo 3 nhóm ngành với những cơ chế, chính sách khác nhau.
Đó là: nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền
tảng, và nhóm ngành công nghiệp tiềm năng.
- Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông - lâm - thuỷ
hải sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồ gỗ, công nghiệp
nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ
điện tử, xe máy, ngành tiểu thủ công nghiệp...;
- Nhóm ngành công nghiệp nền tảng (hay còn gọi là trọng yếu) bao gồm các
ngành công nghiệp cơ bản sản xuất tư liệu sản xuất như các ngành hạ tầng và năng
lượng; một số ngành cơ khí, hoá chất cơ bản; hoá dầu, hoá dược, phân bón...
- Nhóm ngành công nghiệp có tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử
dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử - viễn thông - tin học, cơ khí chế
tạo, hoá chất... Đây là nhóm ngành đang dần chuyển dịch trong thời gian tới
=>Với xu hướng như thế, ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển phù hợp
với xu hướng phát triển của thời đại, mà thể hiện rõ nhất qua các khu công nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tăng cao với tốc độ tăng trung bình 22,3% hàng năm, các ngành
công nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, tiểu thủ công cũng ngày gia tăng số lượng, sự xuất
hiện ồ ạt của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

4


2.1.3 Vấn đề môi trường công nghiệp
Tốc độ phát triển công nghiệp cao luôn đi kèm với sự gia tăng các chất thải gây ô
nhiễm tác động xấu đến môi trường sống và hệ sinh thái, đặc biệt trong điều kiện trình
độ công nghệ, thiết bị còn lạc hậu so với khu vực thế giới.
Ngành công nghiệp là ngành có tiềm năng gây ô nhiễm đối với tất cả các thành
phần môi trường như không khí, đất, nước. Hiện nay khối lượng chất thải rắn công
nghiệp chiếm khoảng 18% tổng lượng chất thải rắn của cả nước. Nước thải công nghiệp
của nhiều cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chưa được xử lý mà
đổ thẳng ra môi trường. Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi và các khí độc hại phát
tán trong quá trính sản xuất, trong đó chủ yếu là khí thải của quá trình đốt nhiên liệu
(than, dầu, FO, DO, …) Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn
khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350.000 tấn CFC3… (Theo Phạm Thành Dung – Môi trường
sinh thái, Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99).
=>Chính vì vậy mà sự phát triển công nghiệp cần phải kèm theo các vấn đề giải
quyết môi trường. Đảm bảo cho phát triển bền vững.
2.1.4 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
2.1.4.1 Biện pháp kỹ thuật
• Thải bỏ trực tiếp: Là phương pháp cổ điển nhất mang tính thụ động. Tuy nhiên
hiện nay giải pháp này vẫn còn khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
• Xử lý cuối đường ống: Được tiến hành sau khi các chất ô nhiễm đã được phát sinh
nên cũng mang tính thụ động và đối phó. Các công nghiệp kiểm soát cuối đường ống
bao gồm việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và hóa chất để xử lý chất thải, các
nguồn phát sinh khí thải và chất lỏng. Nhìn chung, các công nghệ này không làm

giảm lượng chất thải phát sinh mà chỉ làm giảm độ độc hại và thực tế là chỉ trung
chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác.
• Tái sinh và tái sử dụng: Mang tính chủ động nhằm biến đổi các chất thải ở bên
ngoài quá trình sản xuất thành các dạng vật chất và năng lượng có thể đưa trở lại quá
trình sản xuất hoặc sử dụng lại. Tuy nhiên giải pháp này ít có tính khả thi về mặt kinh
tế lẫn kỹ thuật do không có thị trường tiêu thụ chất thải tái sinh. Hoặc bản thân quá
5


trình tái sinh có thể đe dọa đến sức khỏe của người lao động hay tạo ra ô nhiễm thứ
cấp cho môi trường.
• Sản xuất sạch hơn (SXSH): Là biện pháp chủ động, “biết trước và phòng ngừa”
nghĩa là các vấn đề về môi trương phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát
sinh. SXSH làm giảm mức độ ô nhiễm và rủi ro môi trường đồng thời còn mang lại
lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn nguyên vật
liệu và tối ưu hóa quá trình sản xuất. SXSH có vai trò đặc biệt quan trọng tại các
nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi vì tại các nước này việc
tiêu thụ các nguyên vật liệu và năng lượng tại xí nghiệp còn ở mức tương đối cao.
2.1.4.2 Các công cụ kinh tế
- Thuế và phí môi trường: Là các nguồn thu ngân sách do các cá nhân và tổ chức sử
dụng môi trường đóng góp. Tùy vào đối tượng đánh thuế và phí có thể có các loại như
sau:
• Lệ phí nước thải: Được ban hành và triển khai trên cơ sở nghị định 67/2003NĐ-CP
do thủ tướng chính phủ ký ngày 13/6/2003.
• Thuế và phí khí thải: Hiện nay chúng ta chưa có quy định nào dành riêng cho lĩnh
vực thu khí này. Tuy nhiên nước ta cũng có nghị định 57/2002/NND-CP quy định
thu phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá, các
nguyên liệu đốt và tiếng ồn, nghị định 78/2000/NĐ-CP ban hành ngày 16/12/2000 về
phí xăng dầu.
• Lệ phí hành chính: Đóng góp tài chính cho việc cấp giấy phép, giám sát và quản lý

hành chính đối với môi trường.
• Thuế tài nguyên: Đóng khi sử dụng tài nguyên nước, hiện chưa áp dụng
• Chi phí dịch vụ môi trường khác: Được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của cơ chế
thị trường cung và cầu về dịch vụ môi trường, những vấn đề cấp bách cần phải giải
quyết có tính chất cộng đồng hay cục bộ địa phương, ví dụ; phí dịch vụ tư vấn môi
trường, xử lý chất thải theo hợp đồng thỏa thuận,…
- Hạn ngạch phát thải có thể mua bán được: Trong điều kiện đảm bảo tổng nguồn
chất thải trong khu vực không thay đổi, các xí nghiệp có thể trao đổi mua bán hạn ngạch
6


phát thải mà không làm gia tăng ô nhiễm. Như vậy, chất lượng môi trường được đảm
bảo.
- Trợ cấp môi trường: bao gồm các dạng sau:
• Trợ cấp không hoàn lại
• Các khoản cho vây ưu đãi
• Cho phép khấu hao nhanh
• Ưu đãi thuế
Đây là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể
không hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược lại với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
tiền.
- Ký quỹ môi trường: Các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng
một khoản tiền lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí để khắc phục môi trường nếu doanh
nghiệp gây ô nhiễm. Loại công cụ này có thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTCBCN-BKHCNMT ngày 22/12/1999 về “hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường
trong khai thác khoáng sản”.
- Nhãn sinh thái: Cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình
sản xuất hoặc sử dụng. Đây là loại công cụ kinh tế rất có ý nghĩa cho người tiêu dùng và
hình ảnh công nghiệp. Có nhiều loại nhãn sinh thái như: nhãn xanh, ecomart, …do một
cơ quan môi trường quốc gia cấp và thu hồi.
2.1.4.3 Quản lý của nhà nước:

Để thực hiện việc quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường, các cơ quan quản lý
nhà nước đã ban hành các văn bản luật như: Luật BVMT (27/12/1993), hướng dẫn thi
hành luật BVMT, nghị định 68/2005/NĐ-CP(20/5/2005) về an toàn hóa chất,… Đồng
thời nước ta cũng tham gia một số công ước: Công ước về đa dạng sinh học
(16/11/1994), nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính (11/12/1997), công
ước Basel về kiểm soát và vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ
chúng (13/5/1995).
Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về môi trường nước,
không khí điển hình như: TCVN 5945:2005, TCVN 5937:2005, TCVN 5938:2005, …và
thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc đăng ký đạt chuẩn môi trường.
7


Đối với một nước đang phát triển như ở Việt Nam, để kiểm soát ô nhiễm đạt được
hiệu quả cao thì phải có sự kết hợp và gắn chặt các công cụ với nhau trong việc quản lý
môi trường.
2.2 Sản xuất sạch hơn
2.2.1 Khái niệm
Khái niệm SXSH lần đầu tiên được UNEP giới thiệu vào năm 1989
SXSH là “áp dụng liên tục chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp đối với quá
trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm
rủi ro đối với con người và môi trường”.
¾ Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng
cho một đơn vị sản phẩm, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức độ
độc hại của tất cả các dòng thải trước khi ra khỏi quá trình.
¾ Đối với sản phẩm: Tiếp cận này tập trung vào việc làm giảm các tác động đến môi
trường trong suốt vòng đời sản phẩm kể từ khi khai thác nguyên liệu thô đến khi thải
bỏ cuối cùng.
¾ Đối với dịch vụ: Phương pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường bao gồm từ khâu thiết
kế, cải tiến việc quản lý nhà xưởng, đến khâu lựa chọn các loại đầu vào.

2.2.2 Các phương pháp sản xuất sạch hơn
Có thể thực hiện SXSH bằng cách áp dụng bí quyết công nghệ, cải tiến kỹ thuật
hoặc chỉ đơn giản bằng cách thay đổi tư duy, quan điểm của mình. Nội dung thực tiễn
của SXSH là những biện pháp phòng ngừa sau đây:
¾ Quản lý nội vi: Những quy định hợp lý về quản lý và tác nghiệp nhằm ngăn ngừa
việc các chất ô nhiễm bị rò rỉ và bắt buột thực thi các hướng dẫn về an toàn lao động
hiện có.
¾ Thay thế đầu vào: Thay thế các vật liệu đầu vào bằng các vật liệu khác ít độc hại
hơn, hoặc thêm vào các vật liệu phụ gia để tăng tuổi thọ sản phẩm

8


¾ Kiểm soát tốt hơn đối với các quy trình sản xuất: Cải tiến quá trình làm việc, hướng
dẫn sử dụng máy móc và thực hiện việc ghi ghép theo dõi đầy đủ quy trình công
nghệ nhằm đạt được mức sản xuất cao hơn và mức phát thải thấp hơn.
¾ Thay đổi công nghệ: Thay đổi công nghệ, thay đổi trình tự trong dây chuyền sản
xuất hoặc cách thức tổng hợp nhằm giảm thiểu chất thải và chất gây ô nhiễm trong
khi sản xuất.
¾ Thay đổi trang thiết bị: Thay đổi các trang thiết bị hoặc vật dụng hiện có để nâng
cao hiệu quả sản xuất và hạn chế phát thải.
¾ Thay đổi sản phẩm: Thay đổi các tính chất đặc trưng của sản phẩm nhằm giảm thiểu
tác động độc hại của sản phẩm đó tới môi trường, trả trước hoặc sau khi sản phẩm đó
được đưa vào sử dụng, hoặc làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc sản xuất sản phẩm
đó đối với môi trường.
¾ Sử dụng năng lượng có hiệu quả: Năng lượng là nguồn đầu vào có khả năng gây ra
các tác động môi trường rất đáng kể. Việc khác thác các nguồn năng lượng có thể
gây tác hại đối với đất, nước, không khí, và đa dạng sinh học, hoặc là nguyên nhân
làm phát sinh một lượng lớn chất thải rắn. Có thể giảm bớt bằng việc sử dụng năng
lượng hiệu quả và thay bằng các nguồn năng lượng sạch.

¾ Tái chế và tái sử dụng ngay tại chổ: Tái sử dụng các nguồn vật liệu bị thải ra ngay
trong quy trình sản xuất đó hoặc sử dụng cho các mục đích khác ngay trong phạm vi
một công ty.
2.2.3 So sánh sản xuất sạch hơn và phương pháp cuối đường ống
Khái niệm SXSH hoàn toàn khác về mặt bản chất so với khái niệm kiểm soát ô
nhiễm cuối đường ống. Các công nghệ kiểm soát cuối đường ống bao gồm việc sử dụng
hàng loạt các kỹ thuật và các hóa chất để xử lý chất thải, các nguồn phát thải khí thải và
chất lỏng. Nhìn chung, các công nghệ này không làm giảm lượng chất thải phát sinh mà
chỉ làm giảm độ độc hại và thực tế là chỉ trung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng
khác.
Sự khác biệt chủ yếu giữa hai biện pháp là việc xác định thời điểm tiến hành các
biện pháp này:
9


¾ Kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất ô nhiễm đã
được phát sinh, nên còn gọi là biện pháp “phản ứng và xử lý”.
¾ SXSH là biện pháp chủ động, “biết trước và phòng ngừa”.
Bảng 2.1 Những khác biệt chủ yếu giữa SXSH và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
SXSH
Liên tục cải tiến

Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải
Một giải pháp cho một vấn đề

Tiến bộ theo hướng sử dụng các quá trình Các quy trình sản xuất làm phát sinh các
khép kín hoặc theo chu kỳ.

phế liệu phát thải ra môi trường, tạo ra một
đường ống với đầu vào là nguyên liệu và

đầu ra là chất thải.

Mọi thành viên trong cộng đồng có vai trò Các giải pháp được thiết kế bởi các chuyên
của mình, sự cộng tác các yếu tố hết sức gia, thường không gắn với thực tiễn.
cần thiết.
Chủ động nhận biết và tìm cách phòng Có những phản ứng thụ động đối với ô
chống ô nhiễm và chất thải

nhiễm và chất thải sau khi chúng đã phát
sinh ra.

Loại trừ các vấn đề môi trường ngay từ Các chất ô nhiễm được kiểm soát bằng các
nguồn phát sinh.

thiết bị và phương pháp xử lý chất thải.

Phát triển những phương pháp, quan điểm Chủ yếu dựa vào những cải tiến kỹ thuật
và các kỹ thuật quản lý mới, thức đẩy tiến đã tồn tại
bộ khoa học – kỹ thuật.
2.2.4 Lợi ích của SXSH
Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp SXSH có thể mang lại những lợi ích rất đáng
kể:
• Cải thiện môi trường: SXSH có thể tạo ra những cải thiện về môi trường mà các
văn bản pháp quy không bao trùm hết được, ví dụ: làm tăng tính hiệu quả của việc sử
dụng nước hoặc năng lượng, giảm thiểu chất thải, nguyên vật liệu độc hại được đưa
vào sản xuất, giảm mức sử dụng tài nguyên, …Ngoài ra SXSH còn giúp cải thiện
môi trường làm việc.

10



• Giảm chi phí tổng thể: SXSH giúp làm giảm mức phát sinh chất thải, mức tiêu thụ
nguyên vật liệu, năng lượng và nước nhờ vậy mà giảm bớt chi phí cho nguyên vật
liệu, năng lượng và chi phí xử lý
• Tăng năng suất: hiệu quả và năng suất các hoạt động của một công ty có thể được
cải thiện bằng nhiều cách thông qua ứng dụng SXSH. Những lợi ích chủ yếu SXSH
mang lại:
¾ Độ tin cậy cao hơn của thời gian biểu và các kế hoạch ngân sách
¾ Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nhân tài vật lực
¾ Cải tiến điều kiện làm việc
¾ Giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý
• Tăng lợi thế so sánh: Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và các sản phẩm đáp
ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ có lợi trên thị trường vì hiện nay người tiêu dùng
ngày càng ý thức rõ hơn về vấn đề môi trường.
• Môi trường liên tục được cải thiện: Áp dụng SXSH đảm bảo rằng môi trường được
cải thiện liên tục, điều này là yếu tố căn bản để phát triển bền vững.

11


Chương 3
TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG NƯỚC TA NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY VÀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ
3.1 Tổng quan ngành mía đường nước ta những năm gần đây
3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành mía đường trong nước
3.1.1.1 Sản xuất
Niên vụ 2006/07 , diện tích mía cả nước đạt 310.067 ha. Niên vụ 2006/07, diện
tích và năng suất mía đều đạt mức cao hơn so với niên vụ 2005/06. Sản lượng mía cả
nước tăng và đạt khoảng 17 triệu tấn
Biểu đồ 3.1 Sản lượng và năng suất mía các vụ (2001-2007)


Nguồn: Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường vụ 2006-2007, Bộ NN&PTNT
Vụ sản xuất mía đường 2006-2007 cả nước có 36 nhà máy đường hoạt động,
với tổng công suất thiết kế 87.500 tấn mía/ngày. Sản lượng mía ép đạt 14 triệu tấn, trong
đó 12,3 triệu tấn mía ép công nghiệp và 1,7 triệu tấn mía ép thủ công. Cả nước sản xuất
được 1.244.000 tấn đường, trong đó 1.144.000 tấn đường công nghiệp và 100.000 tấn
đường thủ công (quy đường trắng).
12


3.1.1.2 Xuất khẩu
Do những năm gần đây, sản xuất đường trong nước giảm sút, lượng đường sản
xuất ra chỉ đủ tiêu dùng, các nhà máy sản xuất đường thường xuyên phải nhập khẩu
đường nguyên liệu. Trong giai đoạn 2004-2006, lượng đường xuất khẩu rất ít, gần như
không đáng kể và đến tháng 8 năm 2007, lượng đường xuất khẩu đạt 9500 tấn, kim
ngạch đạt 3,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ có Quyết định quy
hoạch phát triển mía đường đến năm 2010, định hướng đến 2020 của Chính phủ.
3.1.2 Hiện trạng công nghệ sản xuất đường và các chất thải
3.1.2.1 Những đặc trưng trong công nghệ sản xuất đường mía ở Việt Nam
Công nghệ sản xuất đường thông thường trải qua 3 công đoạn chính: ép, làm sạch
nước mía và kết tinh.
™ Ép mía là phương pháp tách nước mía được sử dụng phổ biến ở nước ta chủ yếu do
chi phí đầu tư thiết bị thấp, vận hành đơn giản và linh hoạt khi phải chạy dưới tải.
Nước sau ép chứa 13 - 15% chất tan trong đó có 12 - 12,5 % là đường saccaro.
™ Làm sạch nước mía
- Trên 50% nhà máy đường dùng phương pháp Sunfit để tinh chế đường. Ngoài ra
còn có phương pháp vôi hóa và cacbonat hóa.
- Công nghệ sunfit hóa trung tính được sử dụng mang lại hiệu suất thu hồi và chất
lượng sản phẩm cao hơn, giảm tổn thất đường.
- Công nghệ lắng nổi có hiệu suất làm sạch và tẩy màu cao, đặc biệt trong sản xuất

đường trắng bằng phương pháp sunfit.
™ Kết tinh:
Hiện nay các nhà máy điều dùng phương pháp nấu đường liên tục đem lại hiệu suất
thu hồi cao và phương pháp trợ tinh chân không liên tục. Sau đó tiếp tục qua ly tâm thu
được sản phẩm.
3.1.2.2 Các chất thải trong sản xuất đường mía
Quá trình sản xuất đường mía thải ra lượng lớn chất thải dưới cả 3 dạng: Khí thải,
nước thải và chất thải rắn
™ Khí thải:

13


Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí của quá trình sản xuất đường không lớn.
Khí thải phát sinh chủ yếu từ lò hơi dùng bã mía làm nhiên liệu, từ quá trình xử lý nước
mía bằng CO2 hoặc SO2 của công đoạn làm sạch.
Các nhà máy đều chú ý để tránh rò rỉ SO2. Khí thải lò hơi được tách bụi bằng hệ
thống cyclon tách bụi ẩm hoặc cyclon thủy lực có hiệu quả tách cao .
™ Chất thải rắn: Bao gồm bã mía, tro lò hơi, bùn lọc, mật rỉ, ...
+ Mật rỉ: Là sản phẩm phụ của sản xuất đường. Lượng mật thường chiếm khoảng
5% lượng mía ép, mật rỉ sử dụng để sản xuất cồn, sản xuất mì chính, nấm men...
+ Bã: Chiếm 26,8 - 32% lượng mía ép, với hàm lượng ẩm khoảng 50%. Phần chất
khô chứa khoảng 46% Zenluloza và 24,6% Hemizenluloze.
Các nhà máy đường sử dụng bã mía làm nhiên liệu đốt lò hơi và chạy máy phát
điện. Bã mía còn được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất giấy, ván ép,....
+ Tro lò hơi: Chiếm 1,2% lượng bã mía. Thành phần chính của tro là SiO2, chiếm 71
- 72%. Ngoài ra còn các khoáng khác như Fe2O3, Al2O3, K2O, Na2O, P2O5, CaO,
MnO.... Cùng với bùn, tro được dùng để sản xuất phân hữu cơ.
+ Bùn lọc: Là cặn thải của công đoạn làm trong nước mía. Bùn có độ ẩm 75- 77%,
chiếm 3,82 - 5,07% lượng mía ép.

Bảng 3.2: Thành phần hóa học của chất thải rắn từ sản xuất đường
% Khối lượng
Mật rỉ

Bùn lọc

Bã mía

Nước

26

Nước

75

Nước

50,0

Đường

51

Sáp, chất béo

3,5

Zenlulo


22,5

Chất khử

3



7,5

Pentoza

16,0

Hợp chất nitơ

4,5

Đường

4,0

Lignin

9,0

A xit hữu cơ

5,6


Protein

3,0

Sáp, Protein

1,5

Tro

10,6

Tro

7,0

Tro

1,0

Chất màu

0,5

Nguồn:“Kết quả bước đầu trong nghiên cứu xử lý nước thải” TS. Nguyễn Thi Sơn

14


™ Nước thải:

Bao gồm vệ sinh nhà sàn, nước làm mát trục ép, vệ sinh thiết bị và nước giặt băng
tải tách bùn có hàm lượng chất hữu cơ cao cần xử lý chiếm 6 - 10% tổng lượng nước
thải.
Công nghệ sản xuất đường mía sử dụng khối lượng nước rất lớn cho các mục đích
khác nhau. Kết quả khảo sát ở 11 nhà máy đường cho thấy: Định mức tiêu hao nước biến
động từ 13 - 15 m3 tấn mía ép. Trong đó nước Baromet chiếm tới 76 - 77%.
Kết quả khảo sát (năm 2001 -2002) chất lượng nước thải cống chung của 9 nhà
máy đường cho thấy hầu hết đều vượt quá TCVN 5945 - 2005 loại B.
Bảng 3.3: Thành phần nước thải cống chung của 9 nhà máy đường
Các chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị đo

TCVN 5945/2005
(Loại B)

PH

5,22 - 6,9

5,5 - 9

COD

Mg/l

124,6 - 1265


80

BOD5

Mg/l

75 - 667

50

SS

Mg/l

46 - 285

100

Tổng N

Mg/l

5,65 - 23,34

30

Tổng P

Mg/l


0,21 - 1,96

-

Nguồn:“Kết quả bước đầu trong nghiên cứu xử lý nước thải” TS. Nguyễn Thi Sơn
3.1.3 Hiện trạng sử dụng chất thải rắn và xử lý nước thải của một số nhà máy
đường
3.1.3.1 Sử dụng chất thải rắn
™ Sản xuất cồn từ mật rỉ
Mật rỉ hiện được sử dụng cho sản xuất mì chính và sản xuất cồn. Tiêu hao mật rỉ cho
sản xuất cồn là 3,4 - 4 kg/1 lít cồn. Với công suất thực ép 7,2 triệu tấn ở 40 nhà máy
đường tổng lượng mật rỉ thu được khoảng 324.000 tấn. Như vậy lượng mật rỉ được sử
dụng trong ngành lên tới 156,57 - 184,2 ngàn tấn, chiếm 56,85% tổng lượng mật rỉ.
Ở nhiều nước trên thế giới rỉ đường còn được sử dụng để sản xuất men nở bánh mì,
làm thức ăn gia súc, sản xuất axit xitric, axit lactic... Bã rượu từ rỉ đường được dùng sản
xuất thức ăn gia súc, nấm men giàu đạm, …
15


™ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ được sản xuất từ phế liệu của sản xuất đường gồm bã thải trong tinh
chế nước mía, tro bã mía sau đốt lò hơi. Ở những cơ sở có hệ thống xử lý sinh học nước
thải, bùn hoạt tính dư là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất phân bón.
Hiện cả nước có 32 nhà máy đường đã tận dụng bùn và tro để sản xuất phân bón vi
sinh, trong đó 17 nhà máy đã xây dựng được nhà xưởng, các nhà máy khác sản xuất
ngoài trời. Công nghệ chủ yếu còn thủ công. Đã sản xuất được 100.000 tấn/140.000tấn
công suất thiết kế và mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu cho vùng nguyên liệu. Tuy
nhiên sản phẩm của nhiều nhà máy giá thành còn cao, chưa hấp dẫn người trồng mía.
™ Sản xuất ván ép
Sản xuất ván ép từ bã mía là một định hướng kinh tế và là một phương án khả thi,

nhất là đối với các nhà máy đường có công suất ép từ 2.000 tấn mía/ngày trở lên, kể cả
khi nhà máy dùng bã cho nồi hơi và sản xuất điện.
Ván ép từ bã mía được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng sản phẩm tốt, giá
thành thấp. Hiện chỉ có nhà máy đường Hiệp Hòa sản xuất được 7.500 m3/năm.
Ván tiêu thụ tốt, có lãi. Thị trường có nhu cầu lớn. Hiện có thêm nhà máy đường Bình
Định và Cần Thơ đã được phê duyệt dự án triển khai sản xuất.
Ngoài các sản phẩm phụ trên, một số nhà máy đường còn sản xuất các sản phẩm
sau đường như bánh kẹo... Tuy nhiên các sản phẩm này chưa có sức cạnh tranh cao.
3.1.3.2 Hiện trạng xử lý nước thải của một số nhà máy
Hiện nay có khoảng trên 50% số nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải với các
công nghệ khác nhau: Bằng bể UASB (Nhà máy đường Bình Dương, Cam Ranh ); kết
hợp yếm - hiếu khí ( Việt Trì, Ninh Hòa ); UASB - hiếu khí - lọc sinh học (Nông Cống);
hồ sinh học (Lam Sơn, An Khê, Kontum...); xử lý hiếu khí (Nhà máy đường Bình Định).
Sản xuất đường tạo ra một lượng lớn chất thải, đặc biệt là nước thải. Với định mức
13-15m3 nước sử dụng khi ép 1 tấn mía, ngành sản xuất đường công nghiệp đã thải vào
môi trường khoảng 100triệu m3 nước thải, trong đó có 25-30% nước thải cần xử lý.
Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường nước thải 8 nhà máy đường điển hình ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam cho thấy, bình quân tải lượng ô nhiễm dòng ra có COD=
569,76mg/l, BOD5 = 270,25mg/l và SS = 110,67mg/l.
16


Thực tế khảo sát cũng cho thấy, việc xử lý nước thải ở nhiều nhà máy còn nhiều bất
cập gây lãng phí tiền của và không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường để phát triển bền
vững.
3.2 Tổng quan công ty đường Quảng Phú
3.2.1 Các thông tin chung về nhà máy
Tên nhà máy: NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ
Loại hình doanh nghiệp: Trực thuộc Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi
Loại hình sản xuất: Sản xuất và cung ứng đường kính trắng RS

Địa chỉ: 02 Nguyễn Chí Thanh – T.P Quảng Ngãi – Tỉnh Quảng Ngãi
Tel: 055.3810157

Fax: 055.812892

Tổng diện tích mặt bằng cơ sở: 33.327 m2 trong đó diện tích sản xuất là 9600 m2
Cán bộ phụ trách về môi trường: Ông Trần Quang Kiên
Tổng số cán bộ, công nhân viên: 263 người (trong đó gián tiếp: 40 người, trực tiếp sản
xuất: 223 người)
3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
3.2.2.1 Quá trình hình thành
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc Duyên hải
Miền Trung cũng đang chuyển mình vào sự phát triển đó. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần nhưng ngành sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính, đặc biệt là cây mía
đường. Trước đây sản phẩm đường được người nông dân sản xuất thủ công năng suất
thấp, chi phí lại rất cao.
Từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và lợi thế sẵn cóvề nguyên liệu, nguồn nhân
lực, dự án nhà máy đường được thành lập, khởi công xây dựng vào năm 1965. Với tổng
diện tích ban đầu 256.963m², do hãng HITACHIZONSEN của Nhật thiết kế.
Đến năm 1972 nhà máy hoàn thành và đưa vào chạy thử với công suất 1500
tấn/ngày
Năm 1974 nhà máy chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm chủ yếu là Mật Rỉ
và Đường Kính Trắng RS
Năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, nhà máy chịu sự quản lý của liên hiệp
mía đường II Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

17



×