Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.4 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

PHƯƠNG CÔNG THẮNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bình Phước
Tháng 04 năm 2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nhiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Tìm hiểu thực trạng đời
sống công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, do
Phương Công Thắng, sinh viên khoá 31, ngành phát triển nông thôn đã bảo vệ thành
công trước Hội đồng vào ngày

TS. LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký Hội đồng chấp báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Lê Quang Thông đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
- Quý thầy cô Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm
Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích
trong suốt thời gian học tập.
- Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Ban Quản lý các khu công nghiệp, Cục
thống kê tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
- Toàn thể bạn bè, người thân và đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên
Phương Công Thắng


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHƯƠNG CÔNG THẮNG. Tháng 4 năm 2009. “Tìm Hiểu Thực Trạng Đời
Sống Công Nhân tại các Khu Công Nghiệp trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước”.
PHUONG CONG THANG. April 2009. “Research on the lives of workers of
industrial parks located in Binh Phuoc Province”.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng đời sống công nhân hiện nay tại
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, xác định những nguyên nhân dẫn
đến tồn tại, bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đề tài khảo sát ngẫu nhiên 60 công nhân tại 3 khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá về đời sống của công nhân trên các
mặt như: điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, đời sống vật chất, đời sống tinh thần,
tình hình thực hiện các chế độ chính sách của công ty, đồng thời phân tích mối quan hệ
giữa công nhân với cộng đồng địa phương và việc phát triển các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Từ đó đi đến kết luận về thực trạng đời sống công nhân trong các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay, nêu ra những vấn đề cần giải quyết và đề xuất
biện pháp thực hiện.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng


ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.3.3. Phạm vi nội dung

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý


4

2.1.2. Khí hậu, thời tiết

5

2.2. Điều kiện xã hội

5

2.2.1. Tổ chức hành chính

5

2.2.2. Dân số và lao động

5

2.2.3. Giáo dục

8

2.2.4. Y tế

8

2.2.5. Văn hóa

9


2.3. Điều kiện kinh tế

10

2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành

10

2.3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

10


2.3.3. Thương mại - Dịch vụ

11

2.3.4. Sản xuất nông – lâm nghiệp

12

2.4. Cơ sở hạ tầng

12

2.4.1. Giao thông

12


2.4.2. Điện

12

2.4.3. Nước

13

2.4.4. Bưu chính - Viễn thông

13

2.5. Đánh giá chung về KT-XH tỉnh Bình Phước
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15
16

3.1. Cơ sở lý luận

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

16

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

17


3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

17

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

17

3.2.4. Phương pháp mô tả

17

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số đặc điểm cơ bản về ba khu công nghiệp nghiên cứu

18
18

4.1.1. Khu công nghiệp Chơn Thành

19

4.1.2. Khu công nghiệp Minh Hưng

19

4.1.3. Khu công nghiệp Đồng Xoài

19


4.2. Một số đặc điểm cơ bản về công nhân

19

4.2.1. Đặc điểm về nơi cư trú

20

4.2.2. Đặc điểm về giới tính và độ tuổi

20

4.2.3. Đặc điểm về trình độ học vấn

21

4.2.4. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân

23

4.3. Điều kiện làm việc và tình hình thực hiện các chế độ của người

23

lao động tại các khu công nghiệp
4.3.1. Điều kiện làm việc của công nhân

23

4.3.2. Thu nhập của công nhân


26

4.3.3. Tình hình thực hiện chế độ, chính sách của công nhân

26

4.3.4. Điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ của công nhân

28


4.3.5. Đánh giá về điều kiện làm việc tại các KCN
4.4. Đời sống vật chất của công nhân tại các KCN

28
29

4.4.1. Điều kiện về nhà ở của công nhân

29

4.4.2. Tiện nghi sinh hoạt của công nhân

31

4.4.3. Mức chi tiêu của công nhân

34


4.4.4. Đánh giá về điều kiện nơi ở

36

4.5. Đời sống tinh thần của công nhân tại các KCN

36

4.6. Sự lựa chọn và nguyện vọng của công nhân

38

4.6.1. So sánh điều kiện sống và làm việc hiện nay của công

38

nhân ở KCN với cuộc sống trước đây ở quê
4.6.2. Dự định cho tương lai của công nhân

39

4.6.3. Nguyện vọng của công nhân đối với doanh nghiệp

40

4.7. Mối quan hệ giữa công nhân với cộng đồng địa phương

41

4.7.1. Tác động về kinh tế


41

4.7.2. Tác động về xã hội

41

4.7.3. Tác động đến môi trường

42

4.8. Mối quan hệ giữa phát triển khu công nghiệp và lực lượng công

43

nhân
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

45

5.1.1. Thực trạng đời sống công nhân trong các KCN

45

5.1.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

46

5.2. Kiến nghị


47

5.2.1. Đối với nhà nước

48

5.2.2. Đối với chính quyền cấp tỉnh, huyện

48

5.2.3. Đối với BQL các KCN và các sở ban ngành có liên quan

48

5.2.4. Đối với doanh nghiệp

49

5.2.5. Đối với công nhân

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

45

51



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

ĐVT

Đơn vị tính

KCN

Khu công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Bình Phước có đến 31/12/2007 chia theo giới tính và

6

nhóm tuổi

Bảng 2.2. Dân số tỉnh Bình Phước có đến 31/12/2007 chia theo giới tính và

7

thành phần dân tộc
Bảng 4.1. Cơ cấu công nhân phân theo nơi cư trú

20

Bảng 4.2. Độ tuổi của công nhân phân theo giới tính

20

Bảng 4.3. Trình độ văn hoá của công nhân phân theo giới tính

21

Bảng 4.4. Trình độ chuyên môn của công nhân phân theo giới tính

22

Bảng 4.5. Tình trạng hôn nhân của công nhân

23

Bảng 4.6. Số giờ làm việc của công nhân

23

Bảng 4.7. Mức độ tăng ca của công nhân theo giới tính


24

Bảng 4.8. Quy định về làm việc tăng ca của công nhân

25

Bảng 4.9. Mức thu nhập của công nhân

26

Bảng 4.10. Tình trạng công nhân ký hợp đồng lao động

26

Bảng 4.11. Tình trạng công nhân tham gia tổ chức công đoàn

27

Bảng 4.12. Đánh giá về mức độ thực hiện quyền lợi của người lao động

28

Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của công nhân đối với công việc

29

Bảng 4.14. Diện tích trung bình nơi ở trọ của công nhân

30


Bảng 4.15. Phương tiện sinh hoạt của công nhân

32

Bảng 4.16. Mức chi tiêu của công nhân

34

Bảng 4.17. Cơ cấu chi tiêu bình quân của công nhân

35

Bảng 4.18. Mức độ chấp nhận của công nhân đối với nơi ở

36

Bảng 4.19. Mức độ tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho công nhân

36

Bảng 4.20. Các lựa chọn của công nhân về hoạt động vui chơi giải trí

37

Bảng 4.21. So sánh cuộc sống hiện tại với cuộc sống trước đây

38

Bảng 4.22. Dự định cho tương lai


39

Bảng 4.23. Nguyện vọng của công nhân

40


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Bình Phước là một trong bảy tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là
vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao. Nghị quyết tỉnh Đảng bộ
đã xác định phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp nông thôn, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, đồng thời
phát huy mọi nguồn lực trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài
nước, tạo ra bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, Bình Phước đã chuyển mình từ nền kinh tế nông
nghiệp sang một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đang
phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Đến nay, Bình Phước đã có 08 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch với tổng diện tích 5.205 ha. Toàn bộ diện tích này đều đã được triển
khai với 19 khu công nghiệp chi tiết. Tất cả 19 khu công nghiệp chi tiết đều đã có chủ
đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có 05 khu công nghiệp đã được thành lập, 02 khu công
nghiệp đã xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh (KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
và KCN Chơn Thành I thuộc huyện Chơn Thành), 07 khu công nghiệp đã thu hút đầu
tư (KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, KCN Chơn Thành I, KCN Chơn Thành II, KCN
Tân Thành, KCN Tân Khai, KCN Tân Khai I, KCN Bắc Đồng Phú).
Tính đến 31/12/2008, tỉnh Bình Phước có 67 doanh nghiệp được cấp giấy

chứng nhận đầu tư trong các khu công nghiệp (bao gồm 15 doanh nghiệp trong nước,
52 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó có 30 doanh nghiệp đã đi vào
hoạt động thu hút khoảng 6.160 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 80%; tỷ lệ lập
gia đình chiếm 25% và lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 44% (Nguồn: Báo cáo Ban
quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước).


Bên cạnh quá trình công nghiệp hoá, vấn đề lao động, đời sống, việc làm của
người công nhân là vấn đề toàn xã hội cùng quan tâm. Mặc dù hiện nay các KCN trên
địa bàn tỉnh tuy mới đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, số lượng các doanh
nghiệp và số lượng công nhân lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
chưa nhiều nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà đời sống của người công nhân vẫn còn
gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, tìm hiểu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng đời sống công nhân hiện
nay và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, nâng cao đời sống
cho công nhân là một trong những nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các cấp chính quyền,
góp phần đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng môi trường phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng đời sống công nhân hiện nay tại các KCN trên địa
bàn tỉnh Bình Phước, xác định được nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân tại các
KCN trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng về điều kiện sống, làm việc của công nhân hiện nay tại các
KCN trên địa bàn tỉnh cũng như động lực duy trì lao động tại các KCN của công nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống
công nhân tại các KCN.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Phạm vi không gian

Đề tài khảo sát 60 mẫu dành cho công nhân đang sinh sống tại 03 khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm: KCN Đồng Xoài thuộc thị xã Đồng Xoài, KCN
Minh Hưng, KCN Chơn Thành thuộc huyện Chơn Thành.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 04/2009.
1.3.3. Phạm vi về nội dung


Đề tài tập trung nghiên cứu những đặc điểm về đời sống kinh tế - xã hội của
công nhân sống và làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.4. Cấu trúc luận văn
Bố cục luận văn gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài; mục tiêu và phạm vi của đề tài
nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của tỉnh Bình Phước có liên quan đến việc thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Nêu cơ sở lý luận để thực
hiện đề tài; các phương pháp, biện pháp thu thập, xử lý dữ liệu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Mô tả, phân tích ý nghĩa các dữ liệu, số liệu
điều tra về thực trạng công nhân làm việc, sinh hoạt tại các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nhận xét về điều kiện sinh hoạt, làm việc của
công nhân trong các khu công nghiệp và kiến nghị những giải pháp nhằm cải thiện
điều kiện sinh hoạt, làm việc của công nhân.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Phước

Nguồn: Website tỉnh Bình Phước
Bình phước là một tỉnh miền núi thuộc Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới dài 240 km giáp với Vương quốc


Campuchia, là cửa ngõ và là cầu nối của vùng với Tây nguyên và nước bạn
Campuchia. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía
Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc
Campuchia.
Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 687.462 ha, trong đó phần lớn là đất
nông nghiệp có chất lượng trung bình trở lên thích hợp với phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như: cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn
trái…
2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió
mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4. Là tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt, động đất, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
2.2. Điều kiện xã hội
2.2.1. Tổ chức hành chính
Bình Phước là tỉnh được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tình
Sông Bé. Hiện nay tỉnh Bình Phước được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện
bao gồm 1 thị xã Đồng Xoài - đồng thời là trung tâm tỉnh lỵ và 7 huyện: Đồng Phú,
Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long, Bù Đăng với 8 thị trấn, 5
phường và 94 xã. Trong đó hầu hết các khu công nghiệp của tỉnh đều được quy hoạch,
phát triển chủ yếu tập trung ở các huyện Chơn Thành, Bình Long, Đồng Phú và thị xã
Đồng Xoài (Nguồn: Webside tỉnh Bình Phước).
2.2.2. Dân số và lao động

Tính đến 31/12/2007, Bình Phước có hơn 848 ngàn dân, với gần 500 ngàn
người đang trong độ tuổi lao động, là nguồn lao động dồi dào và dự trữ rất tốt cho
chiến lược phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.


Bảng 2.1. Dân Số Tỉnh Bình Phước Có Đến 31/12/2007 Chia Theo Giới Tính và
Nhóm Tuổi
ĐVT: Người
Nhóm tuổi

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

848.330

428.215

420.115

00 - 04

102.707

51.947


50.760

05 - 09

115.574

58.526

57.048

10 - 14

108.153

55.230

52.923

15 - 19

86.919

44.572

42.347

20 - 24

73.629


36.979

36.650

25 - 29

70.205

35.208

34.997

30 - 34

66.405

33.897

32.508

35 - 39

61.699

31.231

30.468

40 - 44


46.548

23.804

22.744

45 - 49

32.370

16.421

15.949

50 - 54

20.998

10.648

10.350

55 - 59

16.963

7.868

9.095


60 - 64

15.532

7.365

8.167

65 - 69

13.585

6.582

7.003

70 - 74

9.004

4.305

4.699

75 - 79

4.628

2.112


2.516

80 - 84

2.086

949

1.137

85 trở lên

1.325

571

754

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2007


Bảng 2.2. Dân Số Tỉnh Bình Phước Có Đến 31/12/2007 Chia Theo Giới Tính và
Thành Phần Dân Tộc
ĐVT: Người
Dân tộc

Tổng số

Nam


Nữ

Tổng số

848.330

428.215

420.115

Kinh

691.587

351.986

339.601

Tày

20.236

10.128

10.108

Hoa

9.570


4.834

4.736

Khơ me

15.002

7.227

7.775

M.Nông

1.492

778

714

19.673

9.753

9.920

H.Mông

531


256

275

Chăm

387

201

186

Mường

8.652

4.251

4.401

Stiêng

76.499

36.454

40.045

4.701


2.347

2.354

Nùng

Dân tộc khác

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2007
Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 cơ sở đào tạo nghề với quy mô đào tạo từ 4.500 5.000 lao động/năm, cùng với 2.000 - 2.500 lao động có tay nghề sau khi tốt nghiệp
đại học, cao đẳng, trung học ở các cơ sở ngoài tỉnh giúp nâng tổng số lao động qua đào
tạo lên 120 ngàn lao động. (Nguồn: Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Bình Phước năm 2008).
Năm 2008 tỉnh Bình Phước giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động,
trong đó thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng
6.160 lao động; vào các trang trại khoảng 10.260 lao động; thông qua các chương trình
vay vốn 120, vốn xóa đói giảm nghèo… đã tạo việc làm cho 3.190 lao động. Ngoài ra
còn tư vấn nghề và việc làm cho 1.840 lao động. (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về
tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).


Kết quả giải quyết việc làm đã duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức
3,5%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt trên 90%. (Nguồn: Báo cáo
Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).
Năm 2008 đã đào tạo nghề ngắn hạn cho khoảng 4.000 lao động theo chương
trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, học sinh dân tộc nội trú và người tàn tật.
(Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm
2008).
Với đặc điểm dân số như trên, Bình Phước có nguồn lao động dự trữ khá dồi
dào phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, với đặc điểm là tỉnh

biên giới miền núi, người dân chủ yếu làm nghề nông nên cần có thời gian đào tạo đội
ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và có tay nghề mới đáp ứng được nhu cầu
phát triển công nghiệp.
2.2.3. Giáo dục
Năm học 2008 – 2009, toàn tỉnh có 387 trường (trong đó THPT 28 trường,
THCS 87 trường, tiểu học 159 trường và 113 trường mầm non, mẫu giáo) với trên
10.588 giáo viên (trong đó hệ mầm non 1.601 giáo viên, hệ tiểu học 4.416 giáo viên,
hệ trung học cơ sở 3.341 giáo viên, hệ trung học phổ thông 1.230 giáo viên) và có
khoảng 207.143 học sinh tham gia cắp sách đến trường (trong đó trung học phổ thông
27.648 học sinh, trung học cơ sở 58.733 học sinh, tiểu học 89.632 học sinh, mầm non
và nhà trẻ 31.130 học sinh). Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Phước năm 2008.
Đối với hệ thống đào tạo nghề và các bậc học trung học, đại học ở Bình Phước
vẫn chưa phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của người dân, đặc biệt là trước
yêu cầu đào tạo số lượng lớn đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho phát triển
ngành công nghiệp.
2.2.4. Y tế
Toàn ngành y tế hiện có 117 cơ sở y tế với 1.261 giường bệnh, đạt 18,3 giường
bệnh trên một vạn dân; 453 bác sĩ (trong đó có 361 bác sĩ thuộc biên chế ngành y tế,
38 các sĩ thuộc các công ty cao su, 32 bác sĩ thuộc lực lượng vũ trang, 12 bác sĩ tư
nhân), bình quân 5,2 bác sĩ trên một vạn dân. Đến cuối năm 2008, có 64% trạm y tế xã


có bác sĩ; 53 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Nguồn: Báo cáo Cục
thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).
Riêng năm 2008, ngành y tế khám chữa bệnh cho khoảng 1,4 triệu lượt người,
trong đó điều trị nội trú 57.775 lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh của
Bệnh viện đa khoa tỉnh đạt trên 95%. (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh
tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).
Nhìn chung, điều kiện y tế ở Bình Phước cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám

chữa bệnh thông thường của người dân. Trong khi đó, hầu hết các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển gần các khu vực trung tâm, vì vậy khi công nghiệp
phát triển người công nhân sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe.
2.2.5. Văn hoá
Năm 2008 tất cả 811 khu phố, khu dân cư trên địa bàn tỉnh đăng ký thực hiện
“khu phố văn hóa”, “khu dân cư văn hóa”; có 597 khu dân cư xây dựng được nhà văn
hóa cộng đồng; 456 khu dân cư có tủ sách pháp luật và 542 khu dân cư thành lập được
đội văn nghệ, bóng chuyền, bóng đá… (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).
Hoạt động phát thanh và truyền hình tiếp tục được cải tiến nâng cao chất lượng
các chương trình phát sóng, mở rộng tầm phủ sóng để nhằm phục vụ nhân dân ngày
càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của nhân dân. Trong
thời gian qua, số lượng các đầu chương trình BPTV không ngừng được gia tăng, đã
mở thêm nhiều chương trình mới như chương trình tiếng dân tộc Khơme được người
dân đặc biệt quan tâm. Năm 2008 đã phát thanh được 5.776 giờ, tiếp vận VOV được
380 giờ, phát sóng truyền hình trên 21,2 ngàn giờ (trong đó chương trình BPTV1 là
5.776 giờ, BPTV2 là 2.128 giờ, tiếp vận VTV1 là 5.776 giờ, tiếp vận VTV3 là 7.296
giờ). Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm
2008.
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của tỉnh đã đáp ứng được nhu
cầu cơ bản về đời sống tinh thần của người dân, trong đó thuận lợi hơn là các khu vực
phát triển công nghiệp nằm gần các khu vực trung tâm.
2.3. Điều kiện kinh tế


2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Năm 2000 công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 10%,
dịch vụ chiếm 25,2%, nông – lâm nghiệp chiếm 64,6%, đến năm 2008 tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng tăng lên 22,40%, dịch vụ tăng lên 26,28% và nông – lâm nghiệp

giảm xuống còn 51,32%. GDP bình quân đầu người năm 2008 là 14,58 triệu
đồng/năm.
Hình 2.2. Cơ Cấu GDP Tỉnh Bình Phước Năm 2008 Theo Nhóm Ngành

CƠ CẤU GDP NĂM 2008 THEO NHÓM NGÀNH
22.40%
26.28%

51.32%

N«ng L©m NghiÖp

C«ng NghiÖp - X©y Dùng

DÞch Vô

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Phước năm 2008
2.3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghệp
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 3.096,8 tỷ đồng, tăng
24,7% so với năm 2007, trong đó kinh tế Nhà nước chiếm 29,3% giá trị sản xuất công
nghiệp, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 50,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 20,5% (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Phước năm 2008).
Năm 2008 toàn tỉnh thu hút được 470 dự án trong nước và 16 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.306 tỷ đồng và 149,2 triệu USD (Nguồn: Báo
cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).


2.3.3. Thương mại - dịch vụ
Thương mại phát triển tập trung tại các thị xã, thị trấn trong tỉnh, với 65 chợ tại

các huyện, thị và 02 chợ cửa khẩu (Hoa Lư và Hoàng Diệu), tỉnh đang triển khai xây
dựng chợ đầu mối tại địa bàn huyện Chơn Thành.
Năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện
được 7.538 tỷ đồng, đạt 111,7% kế hoạch và tăng 32,4% so với năm 2007. Trong đó
khu vực kinh tế nhà nước 63 tỷ đồng, kinh tế tư nhân 2.300 tỷ đồng, kinh tế cá thể
5.174 tỷ đồng (nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Phước năm 2008). Nhìn chung thị trường hàng hóa của tỉnh ngày càng đa dạng và
phong phú, các mặt hàng tiêu dùng từ thiết yếu đến xa xỉ đều được đáp ứng; hệ thống
bán lẻ không ngừng mở rộng trên khắp địa bàn, nhu cầu tiêu dùng và sức mua của
người dân ngày càng tăng lên.
Hiện nay, hệ thống nhà nghỉ khách sạn của tỉnh có khoảng 67 cơ sở, trong đó có
01 khách sạn 03 sao, 01 khách sạn 02 sao… khả năng khai thác khách sạn còn dồi dào
ở các nơi như Đồng Xoài, Chơn Thành, Bình Long, Phước Long. (Nguồn: Webside
tỉnh Bình Phước).
Tiềm năng du lịch: có nhiều sông suối, gềnh thác, hồ đập, quần thể thực vật khá
phong phú có thể phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, còn có
nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng, căn cứ cách mạng của 02 cuộc kháng chiến, đường
giao thông dẫn đến các điểm du lịch nêu trên thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh có 12 di
tích lịch sử, trong đó có 09 di tích cấp cấp gia, 03 di tích cấp tỉnh.
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2008 đạt 374.030 ngàn USD, tăng 13,1% so
với năm 2007. Trong đó kinh tế Nhà nước chiếm 42,2%, kinh tế tư nhân chiếm 42,2%,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,6%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
tỉnh bao gồm mủ cao su, hạt điều nhân, tiêu, cà phê… (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê
về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).
Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh năm 2008 đạt 91.647 ngàn USD, tăng 48,7% so
với năm 2007. Trong đó kinh tế Nhà nước chiếm 3,3%, kinh tế tư nhân chiếm 31,2%,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 65,5%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là
hàng điện tử, máy móc thiết bị, phụ liệu may mặc… (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về
tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).



2.3.4. Sản xuất nông - lâm nghiệp
Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh năm 2008 đạt 3.827 tỷ đồng, tăng
7% so với năm 2007. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 56.265 ha, tổng diện
tích gieo trồng cây lâu năm là 321.272 ha. Tổng đàn gia súc và đại gia súc có 253.364
con; tổng đàn gia cầm có 1.454 ngàn con. Tổng diện tích rừng trồng được là 1.275 ha,
trong đó chủ yếu là rừng sản xuất 965 ha, còn lại là rừng phòng hộ đặc dụng 310 ha.
(Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm
2008).
Tính đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 4.468 trang trại đã giải quyết việc làm cho
24.369 lao động, bình quân mỗi trang trại có 5,5 lao động, sử dụng 39,7 ha đất và mặt
nước nuôi trồng. Kinh tế trang trại đã thu hút vốn đầu tư trên 2.721 tỷ đồng, bình quân
609 triệu đồng/trang trại, đã tạo ra 1.011 tỷ đồng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Tổng
thu nhập của các trang trại năm 2008 ước khoảng 532 tỷ đồng, bình quân 119 triệu
đồng/trang trại. (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Phước năm 2008).
2.4. Cơ sở hạ tầng
2.4.1. Giao thông
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đa số được nhựa hóa, trong đó
100% các tuyến đường liên huyện và gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được
láng nhựa.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế
Hoa Lư – tỉnh Bình Phước với tuyến đường sắt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào,
Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa
các nước trong khu vực.
2.4.2. Điện
Tỉnh Bình Phước hiện có các nhà máy thủy điện Thác Mơ – công suất 150MW,
thủy điện Cần Đơn – công suất 72MW, thủy điện Srok Phú Miêng – công suất 66MW
và một số thủy điện nhỏ khác.



Lưới điện truyền tải có các đường dây 500KV, 220KV, 110KV và các đường
dây trung hạ thế phủ khắp toàn tỉnh với hơn 5.000km đường điện đảm bảo đáp ứng
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Hiện nay hầu hết tại các khu công nghiệp đang xây dựng đều chưa có trạm biến
áp độc lập. Tỉnh đang có phương án xúc tiến quy hoạch xây dựng các trạm biến áp
nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt của từng
khu.
2.4.3. Nước
Nhà máy nước Đồng Xoài có công suất 5.000m3/ngày (sẽ nâng công suất lên
20.000m3/ngày năm 2010), nhà máy nước Thác Mơ, Phước Bình, Bình Long, Lộc
Ninh, Bù Đăng có công suất 3.000m3/ngày (Nguồn: Webside tỉnh Bình Phước).
Toàn tỉnh hiện có 45 công trình thủy lợi với 38 hồ chứa, 07 đập dâng với năng
lực thiết kế tưới khoảng 5.000ha và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện
nay, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có nhà máy cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng từ nguồn nước giếng
khoan tự túc. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường. Tỉnh
đang triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy nước phục vụ cho các khu công nghiệp ở
huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú và các nhà máy xi măng.
2.4.4. Bưu chính - viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông đã được đầu tư đến địa bàn xã, phường đáp
ứng yêu cầu thông tin liên lạc quốc tế, truyền dẫn thông tin kỹ thuật số. Sóng điện
thoại di động được phủ hầu hết trên địa bàn tỉnh.Mạng lưới truyền dẫn cáp quang được
truyền dẫn đến hầu hết các trạm viễn thông ở các xã trên địa bàn huyện.
Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 224 điểm phục vụ bưu chính - viễn thông
(trong đó có 26 bưu cục, 62 bưu điện văn hóa xã và 136 đại lý), rút ngắn khoảng cách
phục vụ bình quân từ 3,16km/điểm (năm 2007) xuống còn 3,12km/điểm phục vụ; nâng
tổng số điện thoại thuê bao (cố định và di động) lên 501.891 máy, tăng 40,6% so với
năm 2007, đạt bình quân 57,9 máy/100 dân. (Nguồn: Báo cáo Cục thống kê về tình

hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2008).
Về internet: tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 7.227 thuê bao internet, trong
đó thê bao băng rộng ADSL chiếm 92,5%.


Trước đây, trên địa bàn tỉnh chỉ có một đơn vị là VNPT cung cấp điện thoại cố
định thì nay với việc đầu tư phát triển mạng điện thoại cố định không dây của Viettel,
EVN-Telecom, G-Phone đã đáp ứng nhu cầu trang bị điện thoại của người dân nhất là
các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mặt khác, các mạng điện thoại di động với
ưu điểm về đầu tư, chiến lược quảng cáo và chăm sóc khách hàng nên đã góp phần
tăng mạnh lượng thuê bao di động.
Như vậy, hầu hết các khu công nghiệp đều nằm gần các khu vực trung tâm nên
thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông cho người dân và công
nhân làm việc trong các nhà máy.
Với những điều kiện nêu trên, Bình Phước là tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn
thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Chính từ đó, nghị quyết tỉnh Đảng bộ đã
xác định phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời phát huy mọi
nguồn lực trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra bước
đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần
phải phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp tập trung, tạo ra môi trường đầu tư hấp
dẫn. Một khi các khu công nghiệp được mở ra sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động cả trong và
ngoài tỉnh và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải nhận thức được rằng một khi các khu
công nghiệp được mở ra, số lượng các doanh nghiệp hoạt động ngày càng đông, thu
hút ngày càng nhiều lao động đến địa phương cũng sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ không tốt
ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa bàn, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần
phải giải quyết như: đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho một lượng lớn người nhập
cư, mâu thuẫn về phong tục, tập quán giữa các dân tộc và một vấn đề hết sức nan giải

đó là các tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh.


2.5. Đánh giá chung về hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước
Tuy còn nhiều khó khăn, song những năm qua kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, thu ngân sách tăng lên; sản xuất nông nghiệp tăng nhanh về diện tích và sản
lượng nhất là cây công nghiệp lâu năm; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng; cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư; thương mại dịch vụ từng bước vươn lên đáp
ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho nông sản; tỷ
lệ động viên vào ngân sách cao; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có nhiều tiến
bộ; đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhanh; các tệ nạn xã hộ từng bước được kìm chế. Nhìn chung, nhiều chỉ tiêu kinh
tế xã hội đạt tỷ lệ cao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy
xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở địa phương.
Bên cạnh đó, kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại như: cơ cấu
kinh tế ngành tuy có chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
nhưng nông – lâm nghiệp vẫn giữ tỷ trọng lớn (51,32%); giá cả có sự biến động mạnh
và diễn biến phức tạp, giá cả một số mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào của
sản xuất tăng cao đã tác động đến giá cả trong nước tăng theo, chỉ số giá tiêu dùng
tháng 10/2008 đã tăng 23,9% so với tháng 12/2007 (Nguồn: Cục thống kê); công
nghiệp chưa phát triển mạnh theo chiều sâu, chủ yếu là công nghiệp gia công, chế biến
nông sản; thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, số lượng các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp còn hạn chế; xây dựng cơ bản còn
gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư phát triển thực hiện còn chậm, năm 2008 thực hiện
739 tỷ đồng, đạt 82,3% kế hoạch năm; mặt hàng xuất khẩu còn khiêm tốn, chủ yếu là
xuất khẩu các mặt hàng như hạt điều nhân, tiêu, cao su thành phẩm và một số hàng
nông sản khác; đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
chậm được cải thiện; cơ sở vật chất trang thiết bị ngành giáo dục, y tế còn nhiều thiếu
thốn, tỷ lệ các trạm y tế xã có bác sĩ chưa cao (64%); tệ nạn xã hội chưa được đẩy

lùi… Đây là bài toán nan giải cần phải có sự nỗ lực từ nhiều ngành, nhiều cấp và cần
phải có thời gian mới mong có thể khắc phục. Từ đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh nói chung cũng như phát triển các KCN nói riêng.


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
- Đối tượng công nhân mà đề tài nghiên cứu là những người làm công ăn lương
ở các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tại các khu công nghiệp. Bao gồm cả
những nhân viên làm việc gián tiếp ở văn phòng và công nhân phổ thông làm việc trực
tiếp tại các phân xưởng.
- Đời sống của công nhân được hiểu bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh
thần, cụ thể:
+ Đời sống vật chất của công nhân được phản ánh trong phạm vi đề tài này là
thu nhập bằng tiền lương hàng tháng và những tiện nghi, phương tiện phục vụ sinh
hoạt hiện có của công nhân.
+ Đời sống tinh thần của công nhân phản ánh trong đề tài là tình hình hoạt động
vui chơi giải trí của công nhân.
- Điều kiện làm việc của công nhân bao gồm các yếu tố về thời gian, cường độ
làm việc và sự đảm bảo về các quyền cơ bản của người lao động đã được pháp luật
công nhận, bảo vệ.
- Điều kiện sinh hoạt của công nhân bao gồm các yếu tố về thời gian được nghỉ
nghơi, những tiện nghi, phương tiện phục vụ nhu cầu cuộc sống.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu một cách sâu sắc, sát thực và toàn diện về đời sống kinh tế xã hội
của tập thể công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đề tài sử
dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Qua đó các vấn đề được quan sát sẽ được trình
bày, phân tích và lý giải nguyên nhân, kết quả bằng phương pháp giải thích.

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu


×