BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN KHOA DIỆU NY
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HỢP
Huế, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này
do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Khoa Diệu Ny
Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS. TS
Nguyễn Văn Hợp đã dành nhiều thời gian, tâm
huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo khoa
Môi trường - trường Đại học Khoa học Huế đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng
như thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cám ơn quý anh, chị và
ban lãnh đạo Chi cục Tài nguyên - Môi trường tỉnh
Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học - Công nghệ, Ban
quản lý các Khu công nghiệp tỉnh đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp
số liệu để viết luận văn.
Xin chân thành cám ơn bạn bè, người thân và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian để tôi có thể hoàn thành
tốt luận văn này.
Huế, tháng 10 năm 2014
Nguyễn Khoa Diệu Ny
MỤC LỤC
Trang
- Trang phụ bìa
- Lời cam đoan
- Lời cám ơn
- Mục lục
- Danh mục các từ viết tắt
- Danh mục các bảng
- Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước 4
1.1.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên 4
1.1.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo 4
1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nước 6
1.3. Phương pháp xác định tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải 8
1.3.2. Phương pháp điều tra nhanh [62] 9
1.3.3. Phương pháp mô hình hóa 11
1.4. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp ở tỉnh
Thừa Thiên Huế 11
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên [61] 11
1.4.1.1 Vị trí địa lý 11
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 12
1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội 13
1.5. Các nghiên cứu về NTCN ở Thừa Thiên Huế 14
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Nội dung nghiên cứu 16
2.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát 17
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 18
2.3.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước thải 19
2.3.4. Phương pháp xác định tải lượng ô nhiễm 22
2.3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 23
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Phân loại các nguồn NTCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế 24
3.2. Sơ lược về hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nước thải tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp 26
3.2.1. Nguồn nước sử dụng 26
3.2.2. Tình hình thực hiện các báo cáo ĐTM, báo cáo giám sát ô nhiễm môi trường 27
3.2.3. Tình hình thực hiện quan trắc nước thải 28
3.2.4. Hiện trạng thu gom và xử lý NTCN 29
3.3. Chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Thừa Thiên Huế. 31
3.3.1. pH 41
3.3.2. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 41
3.3.3. Các chất ô nhiễm hữu cơ (COD và BOD5) 42
3.3.4. Các chất dinh dưỡng (TN và TP) 43
3.3.5. Tổng coliform 44
3.3.6. Các chất ô nhiễm khác 44
3.4. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn NTCN ở Thừa Thiên Huế 45
3.4.1. Tải lượng ô nhiễm từ nhóm nguồn công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng – Nhóm A (KTKS & VLXD) 58
3.4.2. Tải lượng ô nhiễm từ nhóm nguồn công nghiệp bia, rượu và nước giải khát
– Nhóm B (B_R_NGK), công nghiệp chế biến nông, thủy sản – Nhóm C (CB N_TS) và
chăn nuôi công nghiệp và giết mổ gia súc – Nhóm D (CN & GMGS) 59
3.4.3. Tải lượng ô nhiễm từ nhóm nguồn công nghiệp dệt và may mặc – Nhóm E (D _
MM), công nghiệp sản xuất giấy, bao bì, chế biến gỗ và cao su – Nhóm F (SXG_BB_CBG & CS), dịch
vụ kinh doanh và ngành công nghiệp chế biến khác – Nhóm G (CNK) 61
3.4.4. So sánh tải lượng ô nhiễm từ NTCN của các nhóm nguồn 64
3.5. Đề xuất một số giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước 66
3.5.1. Giải pháp quản lý 66
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật 67
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
TSS Tổng chất rắn lơ lửng Total suspended solids
NTCN Nước thải công nghiệp
CP Cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VLXD Vật liệu xây dựng
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa Biological oxygen demand
COD Nhu cầu oxy hóa học Chemical oxygen demand
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
CLN Chất lượng nước
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization
TN Tổng nitơ
TP Tổng photpho
TC Tổng coliform
NN Nhà nước
MTV Một thành viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Các cơ sở công nghiệp được lựa chọn để lấy mẫu nước thải 19
2.2 Kỹ thuật bảo quản mẫu 19
2.3 Các phương pháp đo/phân tích chất lượng nước thải 20
2.4 Hệ số K
q
ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 21
2.5 Hệ số K
q
ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải 21
2.6 Hệ số lưu lượng nguồn thải K
f
22
2.7 Hai cơ sở sản xuất được áp dụng phương pháp điều tra nhanh 23
3.1 Các nhóm nguồn và nguồn NTCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế 24
3.2 Chất lượng NTCN của nhóm nguồn KTKS & VLXD 32
3.3 Chất lượng NTCN của nhóm nguồn B_R_NGK, CB N_TS, CN & GMGS 34
3.4 Chất lượng NTCN của nhóm nguồn D_MM 36
3.5 Chất lượng NTCN của nhóm nguồn SXG_BB_CBG & CS 37
3.6 Chất lượng NTCN của nhóm nguồn CNK 38
3.7 Nồng độ kim loại nặng trong nước thải một số cơ sở sản xuất 39
3.8 Tải lượng ô nhiễm từ NTCN của nhóm nguồn KTKS & VLXD (nhóm A) 46
3.9
Tải lượng ô nhiễm từ NTCN của nhóm B_R_NGK (nhóm B), CB N_TS
(nhóm C), CN & GMGS (nhóm D)
48
3.10 Tải lượng ô nhiễm từ NTCN của nhóm D_MM (nhóm E) 51
3.11 Tải lượng ô nhiễm từ NTCN của nhóm SXG_BB_CBG & CS (nhóm F) 53
3.12 Tải lượng ô nhiễm từ NTCN của nhóm CNK (nhóm G) 55
3.13 Tải lượng ô nhiễm một số chất ô nhiễm khác từ NTCN ở một số cơ sở 57
3.14 Tổng tải lượng ô nhiễm từ NTCN của các nhóm nguồn 64
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1 Sơ đồ quy trình đánh giá nhanh để ước lượng tải lượng thải từ các nguồn
nước thải
9
3.1 Nguồn nước được sử dụng tại các cơ sở sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 27
3.2 Tình hình thực hiện báo cáo ĐTM và giám sát ô nhiễm môi trường
các cơ sở sản xuất ở tỉnh T.T. Huế
27
3.3 Tỷ lệ các cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc và không quan trắc nước thải 28
3.4 Nồng độ TSS trong NTCN một số cơ sở sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép
(TCCP) nhiều lần
41
3.5 Nồng độ COD trong NTCN một số cơ sở sản xuất vượt TCCP nhiều lần 42
3.6 Nồng độ BOD
5
trong NTCN một số cơ sở sản xuất vượt TCCP nhiều lần 43
3.7 Nồng độ TN trong NTCN một số cơ sở sản xuất vượt TCCP nhiều lần 43
3.8 Tải lượng TSS, COD và BOD
5
cao từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn KTKS
& VLXD (nhóm A)
58
3.9 Tải lượng COD và BOD
5
cao từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn B_R_NGK
(nhóm B) và CB N_TS (nhóm C)
60
3.10 Tải lượng COD và BOD
5
cao từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn CN &
GMGS (nhóm D)
61
3.11 Tải lượng TSS, COD và BOD
5
từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn
SXG_BB_CBG & CS (nhóm F)
62
3.12 Tải lượng COD và BOD
5
từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn CNK (nhóm G) 63
3.13 Tải lượng COD và BOD
5
trong NTCN của các nhóm nguồn 64
3.14 Tải lượng TN và TP của các nhóm nguồn 65
MỞ ĐẦU
Sau hơn 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Việt
Nam đã có các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao ở 57/63 tỉnh
thành, thu hút hàng chục ngàn dự án xây dựng nhà máy với đủ loại ngành nghề và
hơn 300.000 cơ sở công nghiệp bên ngoài các KCN/KCX [55]. Sự phát triển của
công nghiệp đã đưa lại nhiều sản phẩm phục vụ cho con người, song nó cũng đưa
đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và các chất thải có khả năng làm ô nhiễm môi
trường, trong đó nước thải là một trong những nguồn thải được quan tâm nhất do
chúng thường có lưu lượng lớn, nồng độ các chất ô nhiễm cao, thành phần ô nhiễm
khó xử lý hoặc chi phí xử lý tốn kém…
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có
cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu
vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông, có sân bay Phú Bài nằm trên
quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86 km biên giới với
Lào. Với vị thế đó, trong những năm qua, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá
toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng dịch vụ - công nghiệp -
nông nghiệp, lấy công nghiệp làm động lực chính nhằm phát triển kinh tế của tỉnh.
Toàn tỉnh hiện đã hình thành 6 Khu công nghiệp, với diện tích hơn 2.100 ha, thu hút
72 dự án đầu tư [1]. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh được quy hoạch ở khu
công nghiệp, trên địa bàn toàn tỉnh còn có nhiều cơ sở nằm rải rác ngoài khu công
nghiệp và xen lẫn trong khu dân cư.
Cơ cấu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng, có đủ các
nghành nghề công nghiệp quan trọng như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực
phẩm đồ uống, công nghiệp dệt, may, giày…. Bên cạnh những thành tựu đạt được
về mặt kinh tế - xã hội, hiện trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do nước
thải công nghiệp gây ra đang gia tăng ở các mức độ khác nhau. Theo báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh năm 2011, nước thải của nhiều cơ sở sản xuất chưa được xử
lý triệt để, trong thành phần vẫn chứa các kim loại nặng như Al
III
, Pb
II
, As
III
, Hg
II
,
1
Cu
II
và nồng độ cao của nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
), nhu cầu oxy hóa học (COD),
tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng coliform (TC)….được thải trực tiếp ra môi trường
[9]. Trước thực tiễn đó, trong nhiều năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN &
MT), Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế đã triển khai một số dự án, đề
tài…nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường như “Điều tra, đánh giá hiện trạng nước
thải từ các nguồn thải điểm và một số đánh giá bổ sung về chất thải rắn ở Thành
phố Huế và vùng phụ cận” (N.V. Hợp, 1997) [49]; “Điều tra đánh giá tác động của
các nguồn nước thải đến môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải ở đô
thị Huế” (H.T. Long, 2002) [48]; Báo cáo “Tình hình kiểm soát ô nhiễm môi trường
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010” (N.V. Hợp, 2011) [50]; Báo cáo về
hoạt động kiểm kê nguồn ô nhiễm tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ dự án
tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam do cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (Jica) phối hợp với Sở TN & MT thực hiện [53]…Các đề tài, dự
án trên đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến các nguồn gây ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là các nguồn nước thải và đánh giá tác động của chúng đến môi
trường, đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm… Tuy vậy, số liệu thu thập được
về các nguồn nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp (NTCN) chưa nhiều và
rời rạc, tính đại diện còn hạn chế (do được thực hiện trong thời gian ngắn), tải lượng
các tác nhân ô nhiễm từ các nguồn thải chưa được thiết lập thành cơ sở dữ liệu
(CSDL) và việc biểu diễn, quản lý số liệu cũng chưa theo một phương thức chuẩn
mực, nên khó khai thác, sử dụng số liệu cũng như chia sẻ thông tin, dữ liệu….
Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2003/NĐ - CP và gần đây
nhất là Nghị định 25/2013/NĐ - CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các
Nghị định này đã tạo hành lang pháp lý giúp cho cơ quan quản lý có được nguồn
thu cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy vậy, cũng như nhiều địa phương
khác, tại Thừa Thiên Huế, việc xác định mức phí đối với từng cơ sở sản xuất kinh
doanh gặp phải một số khó khăn do khó xác định một cách đại diện tải lượng thải
các chất ô nhiễm từ nguồn thải. Mặt khác, chưa thiết lập được CSDL về các nguồn
nước thải, đặc biệt là các nguồn NTCN nên thiếu dữ liệu “đầu vào” cho việc áp
dụng mô hình hóa môi trường để đánh giá tác động của một hoặc nhiều nguồn nước
2
thải điểm đến môi trường trong khu vực và dự báo diễn biến môi trường, quy hoạch
môi trường…
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng nước
thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm góp
phần thiết lập CSDL các nguồn thải, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và
kiểm soát ô nhiễm môi trường ở địa phương.
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước
Có hai nguyên nhân chính làm cho nguồn nước bị ô nhiễm: các hoạt động tự
nhiên và các hoạt động nhân tạo.
1.1.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên
Ô nhiễm nước do tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các
hoạt động sống của sinh vật, kể cả sự phân hủy xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật
chết đi, bị vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ rồi bị rửa trôi vào các lưu vực.
Các hoạt động lý - hóa có thể bào mòn các mỏ khoáng hình thành tự nhiên, đưa các
chất ô nhiễm ngấm vào lòng đất, đi vào nước ngầm. Lụt lội có thể cuốn theo nhiều
chất ô nhiễm khác nhau từ vùng đô thị, nông thôn, khu canh tác nông nghiệp, khu
mỏ vào các sông, suối, ao, hồ và do vậy, gây ô nhiễm các lưu vực. Ô nhiễm nước
do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và do đó,
không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước. Hầu hết các nguồn
gây ô nhiễm nước do tự nhiên đều là các nguồn không điểm (non - point sources).
1.1.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo
Các nguồn ô nhiễm do nhân tạo thường là các nguồn ô nhiễm điểm (point
sources) như: nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị và nước thải công nghiệp.
i) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) là nước thải phát sinh từ các hộ
gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá
trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là
các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), các chất
dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà
lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong
một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải
lượng thải càng cao.
4
ii) Nước thải đô thị
Nước thải đô thị (municipal wastewater) là nước thải tạo thành do sự gộp
chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại,
dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, bệnh viện hay các dịch vụ y tế ), công nghiệp nhỏ
trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải
thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường, ở các đô thị lớn có hệ thống cống
thải và khoảng 70% - 90% tổng lượng nước sử dụng sẽ trở thành nước thải đô thị và
chảy vào đường cống [48]. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị
cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt nhưng có thể phức tạp hơn do chứa nhiều
chất ô nhiễm khác như các kim loại độc, dầu mỡ….
iii) Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater) là nước thải phát sinh từ các
khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản. Khác với nước thải sinh hoạt và nước
thải đô thị, NTCN chứa các chất ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào ngành sản xuất
công nghiệp cụ thể. Ví dụ, nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường
chứa lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất
hữu cơ còn có các kim loại nặng (điển hình là Crom), sulfua, Thông thường,
NTCN chứa nhiều chất ô nhiễm nguy hiểm hơn nước thải sinh hoạt và nước thải đô
thị như các kim loại độc (Hg, Cd, Pb, As, Cr ), các chất hữu cơ nguy hiểm
Trong nhiều trường hợp, người ta tách riêng nước thải y tế và coi nó là nước
thải nguy hại. Nước thải từ các cơ sở y tế gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật,
phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là Nước thải y
tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải
được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Ngoài ra,
nước thải y tế có thể chứa các phế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa
học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá
trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
5
1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nước
Các tác nhân (hay các chất) gây ô nhiễm nước thường được phân loại như
dưới đây:
i) Tác nhân gây bệnh
Các tác nhân gây bệnh (pathogens) phát sinh từ các loại nước thải, nhiều
nhất là nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, trong đó, lo lắng nhất là sự ô nhiễm bởi
các vi khuẩn có nguồn gốc từ phân (phân người, động vật) do chúng gây ra các
bệnh về đường ruột (tả, lỵ, thương hàn). Thông số mô tả các tác nhân gây bệnh là
tổng coliform và coliform phân. Để loại bỏ chúng, phải khử trùng bằng các tác nhân
có tính oxi hóa như clo hoạt động, ozon
ii) Chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy sinh học
Các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy sinh học hay các chất hữu cơ tiêu thụ
oxy hòa tan (biodegradable organics/disolved oxygen consuming organic) gồm
cacbonhydrat, lipid, các loại đường Chúng làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước
do phân hủy hiếu khí và thiếu khí trong môi trường nước. Thông số mô tả là BOD
5
,
COD (COD mô tả cả các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, tức là COD > BOD
5
),
các tác nhân ô nhiễm này có thể loại được bằng cách xử lý nước thải theo phương
pháp sinh học (hiếu khí và/hoặc kị khí).
iii) Chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng (nitơ và photpho) có mặt trong nước do sử dụng phân
bón trong nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải của một số ngành công
nghiệp, nhất là công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất phân bón Sự có mặt
của các chất dinh dưỡng trong nước sẽ thúc đẩy sự phú dưỡng nguồn nước, làm
xuất hiện nhiều rong, tảo. Có thể loại bỏ các chất dinh dưỡng này bằng cách xử lý
nước thải theo phương pháp sinh học, chẳng hạn, hấp thu bằng thực vật thủy
sinh Để xác định các chất dinh dưỡng trong nước và nước thải, người ta thường
phân tích tổng nitơ (TN), tổng photpho (TP), NO
3
-
, NO
2
-
, PO
4
3-
.
6
iv) Các chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng (suspended solids) có mặt trong nước tự nhiên là do quá
trình rửa trôi và xói mòn, nước chảy tràn từ đồng ruộng, nước thải sinh hoạt, nước
thải đô thị và NTCN đưa vào nước. Chất rắn lơ lửng thường gây cản trở sự truyền
sáng, cản trở sinh vật nước bắt mồi, phủ lên trứng, làm giảm tỷ lệ sinh nở Thông
số mô tả chất rắn lơ lửng là SS. Tác nhân ô nhiễm này loại được bằng phương pháp
lắng, lọc cơ học.
v) Các chất độc/nguy hiểm
Gồm có 2 nhóm:
- Các kim loại độc (Hg, Cd, As, Cr, Pb, Ni, Cu, Zn): phát sinh từ các nguồn
điểm (nước thải đô thị, NTCN) và không điểm (nước chảy tràn qua khu mỏ, bãi
rác ). Các kim loại độc này thường bị tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn, từ
đó gây độc cho người (rối loạn nội tiết, ung thư ).
- Các chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu (POPs – Persistant organic pollutants như
DDT, nhóm HCH như aldrine, dioxin và furan): nguồn gốc của các chất ô nhiễm
này là do các hoạt động sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, sử
dụng thuốc diệt muỗi trong lĩnh vực y tế, bảo quản thực phẩm, giống, gỗ, sản xuất
hóa chất, thiêu đốt rác….Các chất ô nhiễm này thường bị tích lũy sinh học và
khuyếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn, gây biến đổi gen, rối loạn nội tiết, gây độc
đối với người và sinh vật.
vi) Các tác nhân ô nhiễm khác
- Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước, tan được trong các dung môi hữu
cơ, có thành phần hóa học phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ
thuộc vào từng loại dầu. Hầu hết các loài thực vật, động vật đều bị tác hại do dầu
mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình
hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng.
- Màu sắc: màu sắc của nước là do các chất bẩn có màu (có nguồn gốc vô cơ
và/hoặc hữu cơ) trong nước gây nên. Màu sắc của nước ảnh hưởng nhiều tới thẩm
7
mỹ khi sử dụng nước, làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng nước
trong sản xuất.
- Mùi: nước có mùi là do có chứa các hợp chất hữu cơ như mecaptan, phenol
và các dẫn xuất của nó hoặc các chất vô cơ như H
2
S, NH
3
- Ngoài ra, nước có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác như: phèn, axit,
kiềm, chất phóng xạ…
Xuất phát từ sự phân loại các chất ô nhiễm nước nói trên, để đánh giá chất
lượng nước thải, người ta thường xác định các thông số chất lượng nước thải, gồm:
- Các thông số vật lý: pH, SS, tổng muối tan (TDS)…
- Các thông số hóa học: BOD
5
, COD, TN, TP, các chất độc (kim loại độc, POPs);
- Các thông số vi sinh: TC, coliform phân hoặc E.coli.
1.3. Phương pháp xác định tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải
Để đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải đổ vào nơi nhận thải,
một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thiết lập được các phương pháp tiếp
cận để điều tra và đánh giá tin cậy các nguồn thải. Mục đích của việc điều tra là để
nhận biết và đánh giá bản chất, mức độ và nguồn gốc của nguồn ô nhiễm đang tồn
tại. Trên cơ sở kết quả điều tra được, thiết lập chương trình quản lý, giảm thiểu ô
nhiễm một cách phù hợp. Ở đây, tải lượng ô nhiễm (pollutant load) là lượng chất ô
nhiễm phát thải (thường tính bằng tấn) trong một đơn vị thời gian (thường là trong
một năm) từ một nguồn thải xác định (có hoặc không có hệ thống xử lý nước thải).
Hiện nay, trên thế giới, để xác định tải lượng ô nhiễm từ một nguồn thải
điểm, người ta áp dụng một trong ba phương pháp được nêu dưới đây [49]:
1.3.1. Phương pháp quan trắc trực tiếp
Phương pháp này đòi hỏi phải đo lưu lượng thải (Q
i
) của nguồn thải và lấy
mẫu, phân tích nước thải từ nguồn đó để xác định nồng độ chất ô nhiễm i của nguồn
(C
i
). Từ đó tính tải lượng ô nhiễm của nguồn (L
i
) theo công thức (1.3.1):
L
i
= Q
i
.C
i
/1.000.000 (1.3.1)
Trong đó:
- L
i
: tải lượng ô nhiễm (đối với chất ô nhiễm i) (tấn/năm);
- Q
i
: lưu lượng thải của nguồn (m
3
/năm);
- C
i
: nồng độ chất ô nhiễm i trong nước thải từ nguồn (mg/L);
8
1. Xác định
kiểu nguồn
3. Xác định tải
lượng ô nhiễm
tổng cộng từ
nguồn
5. Xác định
tải lượng ô
nhiễm
- 1.000.000: hệ số chuyển đổi.
Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo độ chính xác cao, nhưng có những
nhược điểm sau:
- Khi cần điều tra và đánh giá các nguồn thải để phục vụ cho mục đích quản
lý, việc áp dụng phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và sức lực.
- Khi cần điều tra những vùng phức tạp và trong phạm vi rộng lớn, chẳng
hạn những cơ sở sản xuất có nhiều nguồn thải khác nhau, nước thải từ các nguồn
không điểm thì phương pháp này tỏ ra không thực tế và khó thực hiện.
1.3.2. Phương pháp điều tra nhanh [62]
Phương pháp này do Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đề xuất năm 1993 và
hiện nay đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới để đánh giá nhanh tải lượng
ô nhiễm từ một nguồn ô nhiễm xác định. Phương pháp này tốn ít thời gian, nguồn
lực và kinh phí hơn so với phương pháp (1).
Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên những số liệu có sẵn và đã được
thiết lập thành tài liệu tra cứu về bản chất (tức là có mặt những chất ô nhiễm nào) và
lượng các chất ô nhiễm tạo ra từ mỗi kiểu nguồn thải (các nguồn này có hoặc không
có các hệ thống xử lý), rồi từ đó áp dụng cố định những kinh nghiệm đó để dự đoán
hay ước tính tải lượng thải (hay tải lượng ô nhiễm) từ nguồn thải cần điều tra. Sơ đồ
quy trình của phương pháp đánh giá nhanh được minh họa ở Hình 1.1
2. Xác định hệ số 4. Xác định kiểu
thải và lưu lượng xử lý và hiệu quả
thải xử lý
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đánh giá nhanh để ước lượng
tải lượng thải từ các nguồn nước thải
Theo sơ đồ Hình 1.1, để điều tra các nguồn thải, trình tự thực hiện các bước
như sau:
i) Xác định kiểu nguồn:
Trước hết, cần điều tra về đặc điểm hoạt động của nguồn (công nghiệp gì,
quy trình công nghệ nào, dùng nguyên liệu, nhiên liệu gì, loại sản phẩm tạo ra là
bao nhiêu ). Tiếp theo, xác định đơn vị hoạt động (đvhđ) của nguồn, tính theo
nguyên liệu hay theo đơn vị sản phẩm; công suất hoạt động của nguồn (P), tính theo
9
lượng sản phẩm tạo ra hay lượng nguyên liệu tiêu thụ trong năm Thông thường,
đơn vị của P là 1000 đvhđ/năm.
ii) Xác định hệ số phát thải và lưu lượng thải:
Hệ số phát thải của chất ô nhiễm i (F
i
) và lưu lượng thải của nguồn (Q) được
xác định theo công thức sau:
F
i
= C
i
x f/1000 (1.3.2)
Trong đó:
- C
i
: nồng độ của chất ô nhiễm i trong nước thải (mg/L);
- f: lưu lượng nước thải trên một đvhđ của nguồn (m
3
/đvhđ).
Hệ số phát thải chất ô nhiễm i (F
i
) trước khi xử lý nước thải và sau khi xử lý
nước thải được tra cứu từ các bảng tương ứng trong tài liệu về phương pháp đánh
giá nhanh các nguồn thải [62].
Q là lưu lượng thải tổng cộng từ nguồn, thường có đơn vị là 1000 m
3
/năm
Q = f (m
3
/đvhđ) x P (1000 đv/năm) (1.3.3)
iii) Xác định tải lượng ô nhiễm tổng cộng (đối với chất ô nhiễm i) từ nguồn (L
i
*
) là
tải lượng thải chất ô nhiễm i khi chưa qua xử lý:
L
i
*
(tấn/năm) = F
i
*
(kg/đvhđ) x P (1000 đvhđ/năm) (1.3.4)
Trong đó:
- F
i
*
: hệ số phát thải chất ô nhiễm i từ nguồn (khi chưa xử lý nước thải)
Nếu biết nồng độ chất ô nhiễm i trong nước thải (C
i
), có thể tính L
i
*
theo
công thức sau:
L
i
*
(tấn/năm) = [Q (1000 m
3
/năm) x C
i
(mg/L] x 1000 (1.3.5)
iv) Xác định tải lượng ô nhiễm thực tế từ nguồn (L
i
)
Li (tấn/năm) = F
i
(kg/đvhđ) x P (1000 đvhđ/năm) (1.3.6)
Trong đó:
- F
i
: hệ số phát thải chất ô nhiễm i từ nguồn (sau khi đã xử lý).
Cuối cùng, điền các kết quả xác định được ở trên vào bảng liệt kê các nguồn
thải là bảng ghi chép kết quả điều tra các nguồn thải theo mẫu quy định thống nhất.
Ưu việt của phương pháp đánh giá nhanh là đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn
kém. Nó có thể giúp chúng ta xác định được tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải
điểm, không điểm và cả những nguồn thải điểm rất khó lấy mẫu phân tích trực tiếp.
Kết quả của phương pháp này tuy không đạt được độ chính xác cao nhưng khá đại
diện cho các nguồn thải, rất thuận lợi cho công tác quản lý các lưu vực, các vùng hạ
10
lưu sông, đầm phá, đóng góp tích cực cho công tác quy hoạch phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường của một địa phương hay một vùng kinh tế.
1.3.3. Phương pháp mô hình hóa
Theo phương pháp này, người ta áp dụng toán học và tin học để mô hình hóa
nguồn ô nhiễm, cho phép tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn và nồng độ chất ô
nhiễm lan truyền trong nguồn nhận thải (sông, hồ, ven biển). Song, phương pháp
này khó áp dụng vì đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào và chỉ áp dụng được cho một số
loại nguồn thải nhất định với những giả thiết ban đầu xác định.
1.4. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp ở
tỉnh Thừa Thiên Huế
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên [61]
1.4.1.1 Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là một tỉnh phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích
đất tự nhiên là 5.033,206 km
2
gồm 08 huyện, thị xã và 01 thành phố. Phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Trị với điểm cực Bắc 16
0
44’N và 107
0
23’E thuộc xã Điền Hương,
huyện Phong Điền, phía Tây giáp Lào với điểm cực Tây 16
0
31’N và 170
0
2’E thuộc
xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng với điểm cực
Nam 15
0
59’N và 107
0
42’E, nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông, phía
Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 120 km chạy từ xã Điền Hương, huyện
Phong Điền đến Bãi Chuối là điểm cực Đông của mũi Hải Vân có tọa độ 16
0
12’N
và 108
0
12’E.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục
hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9, ở vào vị trí
trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai
trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước, là nơi giao thoa giữa điều
kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một
trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả
nước và là nơi phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn của vùng
11
Duyên hải miền Trung, môi trường chịu các tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán
và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có độ dốc lớn,…
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
Về địa hình, khí hậu: Thừa Thiên Huế là một dải đất hẹp với địa hình rất
phức tạp và bị chia cắt mạnh: phía Tây chủ yếu là núi, đồi (chiếm 70% diện tích đất
tự nhiên), vùng đồng bằng và trung du có 129.620 ha (chiếm 25,6% diện tích đất tự
nhiên), tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, đồng bằng ven
biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá Tam Giang có diện tích 22.000 ha. Là tỉnh nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa
nóng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình của mùa nóng là từ 27 –
29
0
C thậm chí có tháng nhiệt độ tăng lên tới 40
0
C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 2
của năm sau, nhiệt độ trung bình của mùa lạnh ở vùng đồng bằng từ 20 – 22
0
C,
vùng núi 17 – 19
0
C có nơi xuống 10
0
C.
Về tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
rất phong phú và đa dạng.
- Tài nguyên khoáng sản: hiện nay, ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện được
120 mỏ, điểm và 25 loại khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang lại giá trị kinh tế
cao như: sa khoáng titan; đá vôi; grannit đen, caolin, sắt, chì, kẽm, vàng, thiếc Với
nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng trên cho phép tỉnh phát triển các
ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất và
tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu biết đầu tư, khai thác và sử dụng hợp lý.
- Tài nguyên đất: ngoài diện tích các vực nước và núi đá, Thừa Thiên Huế có
468.275 ha đất (chiếm khoảng 92% diện tích tự nhiên của tỉnh). Theo phân loại,
hiện nay có 23 loại đất, chia làm 10 nhóm, trong đó, nhóm đất phù sa, đặc biệt là
loại đất phù sa được bồi lấp hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lỗ
đỏ chỉ chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên của tỉnh nhưng có vai trò quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nước: hệ thống sông, suối, khe, ngòi dày đặc với tổng lượng
nước mặt toàn tỉnh khoảng 9,975 tỷ m
3
và nguồn nước ngầm dưới đất không chỉ đáp
12
ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tránh được những đợt hạn hán kéo dài mà còn
mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là nguồn nước khoáng nóng.
- Tài nguyên rừng: theo thống kê, diện tích đất thích hợp để phát triển lâm
nghiệp khoảng 350.000 ha, trong đó diện tích có rừng che phủ khoảng 270.000 ha,
ước trữ lượng gỗ trên 30 triệu m
3
, thực vật rừng rất đa dạng.
- Tài nguyên biển và đầm phá: với chiều dài bờ biển 120 km, tỉnh Thừa
Thiên Huế có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh bờ biển dài, Thừa
Thiên Huế còn có một vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn khoảng 68 km. Đây là
vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rất thuận lợi để nuôi
trồng và đánh bắt các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Qua các thời kỳ, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế khá cao và ổn định. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2006 - 2010 là 12,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,4%, công nghiệp – xây
dựng tăng 15,7% và nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2,1%; năm 2011 đạt 11,1%, trong
đó dịch vụ tăng 12,7%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,6% và nông - lâm- ngư
nghiệp tăng 3,3% [60].
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn từ 2001 - 2010, cơ cấu kinh
tế của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp. Trong đó, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 23,4% (năm
2001) xuống còn 15,1% (năm 2010); tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng
từ 32,2% (năm 2001) lên 39,7% (năm 2010) và tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ
44,4% (năm 2001) lên 45,2% (năm 2010). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH, phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Về dân số và lao động: theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
1999, dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.044.875 người. Đến năm 2011 tổng dân
số của tỉnh là 1.103.136 người [46]. Nếu tính giữa 2 thời điểm thực hiện Tổng điều
tra dân số và nhà ở thì thấy: sau 10 năm từ năm 1999 đến năm 2009 dân số của tỉnh
13
tăng thêm 42.545 người (năm 1999 là 1.047.336 người, năm 2009 là 1.087.420
người). Như vậy, từ năm 1999 đến 2009, bình quân mỗi năm tăng 4.270 người và tỷ
lệ tăng dân số bình quân năm là 0,4% [46]. Như vậy, xét về quy mô thì dân số của
tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ tăng lên, nhưng mức tăng chậm. Điều này
chứng minh rằng, trong vòng 10 năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế đã đạt được
những kết quả khả quan trong công tác kế hoạch hoá gia đình.
- Tình hình phát triển trong lĩnh vực công nghiệp
Theo báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013, dự kiến kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2014” của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế [60], số doanh nghiệp
đăng ký mới những tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ, song đến 29/11/2013, mức
đăng ký đã tăng, đạt 405 doanh nghiệp (tăng 14%), với tổng vốn 1.612 tỷ đồng (tăng
24,7%). Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 3.875 doanh nghiệp đang hoạt động.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có hướng khả quan trở
lại. Thu ngân sách từ doanh nghiệp nhà nước tăng nhẹ (khoảng 7%), thu ngoài quốc
doanh tăng 28,7%. Khối doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả, tốc độ tăng
trưởng cao, nộp ngân sách khá lớn, điển hình như Công ty TNHH bia Huế nộp ngân
sách đạt 1.148 tỷ đồng, tăng khoảng 30%, Công ty hữu hạn xi măng Luks (Việt
Nam) đạt 67 tỷ đồng, tăng 13%, Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam (chi nhánh
Huế) đạt 24 tỷ đồng…
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2013 ước tăng 7,2% so với cùng kỳ, cao
hơn mức tăng chung cả nước (5,5%). Các sản phẩm chủ yếu tăng là sản xuất sợi tăng
26,4%; may mặc tăng 15%; chế biến thủy sản tăng 7,05%; chế biến dăm gỗ tăng 9,66%
Các sản phẩm giảm là đá vôi giảm 11,36%; gạch xây giảm 17,7%; thuốc viên
giảm 15,5%
1.5. Các nghiên cứu về NTCN ở Thừa Thiên Huế
Năm 1997, đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng nước thải từ các nguồn thải
điểm và một số đánh giá bổ sung về chất thải rắn ở Thành phố Huế và vùng phụ
cận” [49], áp dụng phương pháp quan trắc trực tiếp và phương pháp điều tra nhanh,
đã xác định được nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm từ 19 nguồn NTCN trên địa
bàn Thành phố Huế và vùng phụ cận. Năm 2002, đề tài “Điều tra đánh giá tác động
14
của các nguồn nước thải đến môi trường và xây dựng CSDL các nguồn thải ở đô thị
Huế” [48] đã xác định được nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm từ 11 nguồn
NTCN ở Thành phố Huế. Song, từ năm 2002 cho đến nay, số cơ sở sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng lên rất nhiều với quy mô sản xuất
lớn hơn, công nghệ sản xuất hiện đại hơn…nên các số liệu đó đã kém đại diện.
Năm 2011, Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường thuộc Chi cục BVMT
tỉnh Thừa Thiên Huế đi vào hoạt động, với mục tiêu cập nhật số liệu về môi trường,
lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, đề xuất các giải pháp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường…Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực, trang thiết bị
và kinh phí, nên số liệu quan trắc, đặc biệt là quan trắc về NTCN còn hạn chế, thiếu
đồng bộ và chỉ có số liệu quan trắc ở một số ít nguồn NTCN được lựa chọn.
Trong giai đoạn 2011 - 2013, đã có một số nghiên cứu về nồng độ và tải
lượng các chất ô nhiễm trong NTCN trên địa bàn tỉnh, nhưng thường chỉ tập trung
vào một hoặc một vài cơ sở sản xuất hoặc một Khu công nghiệp như “Đánh giá
hiện trạng môi trường công nghiệp tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và
đề xuất giải pháp quản lý” [57], “Đánh giá hàm lượng kim loại độc trong nước thải
từ một số nhà máy Khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế” [59]….
Cũng trong giai đoạn này, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) đã phối
hợp với Sở TN & MT triển khai dự án kiểm kê các nguồn thải, trong đó có NTCN
[53]. Song, do chỉ tiến hành lấy mẫu nước thải một lần từ các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế và thiếu tổng hợp từ các số liệu trước đó, nên
tính đại diện của các số liệu thu được chưa cao.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 328/2005/QĐ -
TTg yêu cầu tất cả các tỉnh/thành trong cả nước phải thực hiện chương trình kiểm
soát ô nhiễm môi trường ở địa phương (trong đó có quy định phải thiết lập CSDL
về các nguồn thải), nhưng nhiều tỉnh/thành (trong đó có Thừa Thiên Huế) do không
được tập huấn triển khai nên không biết và do vậy, hiệu quả của công tác kiểm soát
ô nhiễm môi trường còn hạn chế và chưa thiết lập được CSDL về các nguồn thải.
Rõ ràng, việc xây dựng được CSDL về các nguồn NTCN trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổng hợp và thống kê các số liệu có sẵn trong nhiều năm
15
qua là rất cần thiết. CSDL thu được phải được tổ chức một cách khoa học để dễ
khai thác, cập nhật và chia sẻ thông tin.
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của đề tài, những nội dung nghiên cứu bao gồm:
1) Thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin/dữ liệu có sẵn về đặc điểm các
nguồn NTCN có quy mô đủ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm nguyên
nhiên liệu, công suất hoạt động, loại hình công nghệ, lưu lượng nước thải, phương
thức thu gom và hệ thống xử lý nước thải, nơi nhận thải…;
2) Lấy mẫu và phân tích bổ sung chất lượng NTCN (đối với các nguồn nước
thải chưa có số liệu hoặc số liệu không đủ tin cậy);
3) Thiết lập CSDL về các nguồn NTCN ở dạng file excel, bao gồm: nồng độ
các chất ô nhiễm, hệ số phát thải và tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn. Ở đây chỉ đề
cập đến các tác nhân ô nhiễm chính là BOD
5
, COD, SS, TN, TP và một số chất ô
nhiễm khác như dầu mỡ, các kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Hg, As…);
4) Đánh giá chất lượng NTCN và tải lượng ô nhiễm từ các nguồn/nhóm
nguồn khác nhau;
5) Đề xuất các giải pháp định hướng để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
16
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn NTCN trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, bao gồm 08 huyện, thị xã và 01 thành phố - Thành phố Huế.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian điều tra, tổng hợp số liệu có sẵn, phân tích và đánh giá các nguồn
NTCN: từ tháng 1 đến tháng 9/2014 và được chia thành 2 giai đoạn:
- Từ tháng 1 đến 4/2014: Điều tra sàng lọc để xác định các nhóm
nguồn/nguồn NTCN trên địa bàn tỉnh, xác định các đặc điểm của nguồn, xác định
các địa điểm cần lấy mẫu bổ sung và thu thập thông tin sơ cấp từ các báo cáo, tài
liệu có sẵn, phiếu điều tra…
- Từ tháng 5 đến 9/2014: Điều tra chi tiết, bao gồm việc lấy mẫu, đo đạc và
phân tích bổ sung; xử lý và tổng hợp số liệu, tính toán và đánh giá các nguồn nước
thải; xây dựng CSDL các nguồn NTCN.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát
Để điều tra các nguồn ô nhiễm (NTCN), áp dụng các phương pháp sau:
- Điều tra, thu thập các báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường, báo cáo đánh
giá tác động môi trường các cơ sở sản xuất công nghiệp, kết quả quan trắc định
kỳ từ một số đơn vị quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác quản
lý môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Điều tra theo phiếu điều tra: mẫu phiếu điều tra được nêu ở Phụ lục 1, các
nội dung chính của mẫu phiếu điều tra, bao gồm:
Thông tin chung: tên doanh nghiệp/nhà máy, địa chỉ, fax, email, năm hoạt
động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh, mã số thuế, tọa độ nhà
máy (theo VN 2000);
Thông tin về hoạt động sản xuất: sản phẩm của nhà máy, công suất/đơn vị
hoạt động, nguyên nhiên liệu sản xuất, loại hình và xuất xứ công nghệ, số lượng
công nhân, thời gian sản xuất trong năm ;
Thông tin về hoạt động xả thải của nhà máy: nguồn nước sử dụng cho sản
xuất, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của công nhân viên, phương thức xả thải,
tọa độ điểm thải (theo VN 2000), lưu lượng nước thải, giấy phép xả thải, hệ thống
thu gom và công nghệ xử lý nước thải, hiệu xuất thu gom và xử lý nước thải.
17