Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G

Họ và tên sinh viên: QUÁCH KIM NGUYỆT
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 07/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
**************

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:



QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV: QUÁCH KIM NGUYỆT
KHÓA HỌC:
1.

2005 – 2009

MSSV: 05149011
LỚP: DH05QM

Tên đề tài

“Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công
Ty Cổ Phần Hải Sản S.G”
2.

Nội dung KLTN:
Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO
14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với Công Ty
Cổ Phần Hải Sản S.G.
Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình
cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với
Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G.

3.

Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2009


4.

Họ tên GVHD 1: KS. Nguyễn Huy Vũ

5.

Họ tên GVHD 2:

Kết thúc: tháng 06/2009

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày
tháng
năm
Ban Chủ Nhiệm Khoa

Ngày
tháng
năm
Giáo viên hướng dẫn

KS Nguyễn Huy Vũ


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G

Tác giả


QUÁCH KIM NGUYỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Tháng 07 năm 2009
Trang i


TÓM TẮT
Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lí môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công
ty Cổ Phần Hải Sản S.G” được tiến hành tại Công Ty S.G thời gian từ 1/3/2009 đến
30/6/2009.
Khoá luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: Giới thiệu mục đích và phạm vi nghiên cứu, nội dung và phương
pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài.
Chương 2 :Tổng quan về ISO 14001:2004 : Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn 14000
và 14001: sự ra đời, nội dung, cấu trúc và mục đích của tiêu chuẩn . Lợi ích thu được
khi áp dụng tiêu chuẩn. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên Thế Giới và tại
Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Chương 3 : Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Hải Sản S.G: Giới thiệu những
thông tin cơ bản về công ty, lịch sử hình thành của và phát triển của công ty, quy trình
sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng
tại Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G.
Chương 4: Xây dựng hướng dẫn vận hành hệ thống quản lí môi trường theo ISO
14001:2004 tại Công ty Cổ Phần Hải Sản S.G: Hướng dẫn các bước xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ Phần Hải Sản S.G.
Chương 5: Đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001:2004 Công ty Cổ Phần Hải

Sản S.G: Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004 vào công ty,
đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng ISO 14001:2004 vào công ty.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị: đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc thực hiện
việc bảo vệ môi trường tại Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G.

Trang ii


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập tại công ty em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ phía công ty, thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin
gửi lời cám ơn chân thành đến:
Tất cả các thầy cô khoa công nghệ môi trường trường Đại học Nông Lâm đã
truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng trong suốt quá trình học tập tại trường.
Giáo viên hướng dẫn thầy Nguyễn Huy Vũ đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn
thành tổt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Ban Giám đốc Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G đã cho phép em đến thực tập và
tạo mọi điều kiện hoàn thành bài báo cáo.
Gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để em có thể yên
tâm học tập và hoàn thành tốt mọi việc.
Các bạn khóa học 31 ngành Quản lý môi trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong
thời gian qua.

Trang iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA…………………………………………………………………………...i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................ iii

MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: ......................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:.................................................................................1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................................2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:....................................................................................2
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:.....................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ISO 14001:2004 ..............................................................3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO
14001: ..........................................................................................................................3
2.1.1 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000:...............................................3
2.1.2 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001................................................4
2.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:.....................................................................5
2.2.1 Trên thế giới:...................................................................................................5
2.2.2 Tại Việt Nam:..................................................................................................5
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001: ..............................6
2.3.1 Thuận lợi: ........................................................................................................6
2.3.2 Khó khăn: ........................................................................................................7
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G............................9
3.1 TỔNG QUAN:.......................................................................................................9
3.1.1 Những thông tin cơ bản:..................................................................................9
3.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ......................................................................11
3.1.3 Tình hình sản xuất của công ty trong những năm qua:.................................12
3.1.4 Quy trình sản xuất tại công ty: ......................................................................12
3.1.5 Cơ sở hạ tầng thiết bị máy móc sử dụng trong công ty: ...............................13
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TẠI

CÔNG TY:.................................................................................................................13
3.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu:...............................................................................13
3.2.2 Nước thải:......................................................................................................14
3.2.3 Khí thải:.........................................................................................................15
3.2.3 Chất thải rắn: .................................................................................................17
Chương 4 XÂY DỰNG CÁC NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 ...............................................................................19
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO CÁC
YÊU CẦU CHUNG: .................................................................................................19
4.1.1 Phạm vi của HTQLMT .................................................................................19
4.1.2 Thành lập Ban ISO 14000:............................................................................19
4.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG:...................................................20
4.2.1 Xem xét các vấn đề: ......................................................................................20
Trang iv


4.2.2 Thiết lập các chính sách môi trường tại công ty: ..........................................20
4.2.3 Phổ biến chính sách môi trường: ..................................................................21
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách: ................................................................................21
4.3 XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG:.........................................................................................................22
4.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC:.....................................26
4.5 MỤC TIÊU CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG:......................27
4.5.1 Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường ..............................................27
4.5.2 Phương pháp thiết lập: ..................................................................................28
4.5.3 Triển khai thực hiện: .....................................................................................29
4.5.4 Trách nhiệm thực hiện: .................................................................................29
4.5.5 Quản lý, duy trì mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường: .....30
4.6 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN: .....................30
4.7 NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC: .....................................................30

4.7.1 Xác định nhu cầu đào tạo:.............................................................................31
4.7.2 Xây dựng chương trình đào tạo: ...................................................................31
4.7.3 Triển khai thực hiện ......................................................................................31
4.7.4 Đánh giá kết quả đào tạo:..............................................................................32
4.8 TRAO ĐỔI THÔNG TIN:...................................................................................32
4.8.1 Nhận dạng các đối tượng cần thông tin liên lạc:...........................................32
4.8.2 Xác định các nôi dung thông tin cần phổ biến:.............................................33
4.9 TÀI LIỆU:............................................................................................................34
4.9.1 Phân cấp tài liệu của HTQLMT:...................................................................34
4.9.2 Tích hợp hệ thống tài liệu môi trường với các tài liệu của hệ thống khác
đang hiện hành tại công ty: ....................................................................................34
4.9.3 Lưu tài liệu – hồ sơ: ......................................................................................35
4.10 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU – HỒ SƠ ....................................................................35
4.11 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH: .............................................................................37
4.11.1 Nhận dạng các yêu cầu và đối tượng cần kiểm soát: ..................................37
4.11.2 Xây dựng các thủ tục kiểm soát điều hành: ................................................37
4.11.3 Triển khai thực hiện và đánh giá kết quả đạt được:....................................38
4.12 SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ĐÁP ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
....................................................................................................................................38
4.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG: ..........................................................................39
4.13 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ:...........................................................................40
4.14 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA 40
4.14.1 Nhận dạng các nguyên nhân của sự KPH:..................................................40
4.14.2 Truy tìm nguyên nhân của sự KPH:............................................................40
4.14.3 Đề xuất HĐKPPN .......................................................................................41
4.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ: ........................................................................................41
4.16 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO: .........................................................................44
Chương 5 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ISO 14001 TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G .......................................................................................46
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO: .......................................46

5.1.1 Thuận lợi: ......................................................................................................46
5.1.2 Khó khăn: ......................................................................................................46
5.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ISO QUA CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA ISO
14001: ........................................................................................................................47
Trang v


5.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THÔNG QUA HIỆN TRẠNG CÔNG
TY: .............................................................................................................................52
5.3.1 Biện pháp kiểm soát nước thải tại công ty:...................................................52
5.3.2 Biện pháp kiểm soát môi trường không khí tại công ty:...............................54
5.2.3 Biện pháp kiểm soát chất thải rắn tại công ty: ..............................................54
5.2.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:..................................................55
Chương 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..........................................................................57
6.1 KẾT LUẬN: ........................................................................................................57
6.2 KIẾN NGHỊ:........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC ......................................................................................................................60

Trang vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng doanh thu của công ty SG qua các năm...............................................12
Bảng 3.2: Nhiên liệu tiêu thụ năm 2008........................................................................14
Bảng 3.3: Lượng điện nước tiêu thụ của công ty ..........................................................14
Bảng 3.4: Kết quả phân tích tính chất nước thải công ty Cổ phần Hải sản SG ...........15
Bảng 3.5: Kết quả phân tích khí thải lò hơi...................................................................16
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trường đáng kể tại công ty......................24
Bảng 4.2: Bảng phân cấp hệ thống tài liệu môi trường.................................................34


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty SG ...........................................................................10
Sơ đồ 5.1: Quy trình xử lý nước thải công ty S.G.........................................................53

Trang vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD:

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

SS:

Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)

CTR:

Chất thải rắn

ISO:

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCN:


Khu công nghiệp

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

WTO:

Tổ chức thương mại quốc tế

HTQLMT:

Hệ thống quản lý môi trường

HTXLNT:

Hệ thống xử lý nước thải

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

KCMT:

Khía cạnh môi trường

KPH:

Không phù hợp


HĐKPPN:

Hành đông khắc phục phòng ngừa

CSMT:

Chính sách môi trường

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

BHLĐ:

Bảo hộ lao động

ĐDLĐ:

Đại diện lãnh đạo

Trang viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xã hội càng phát triển, dân số ngày càng tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu ngày
cao của con người, tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ đòi hỏi phải ngày càng
được nâng cao. Bên cạnh những lợi ích thiết thực do những hoạt động trên mang lại,

vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái
chất lượng cuộc sống đang tồn tại song hành. Do đó bảo vệ môi trường là một vấn đề
hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược
của quốc gia và quốc tế.
Chính vì vậy có thể nói ISO 14000 là nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay và
là một trong những cách tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường.
Việc “xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho
công ty Cổ phần hải sản S.G” với mục đích tìm hiểu việc thiết lập HTQLMT theo
ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp cụ thể đồng thời tạo ra nền tảng cơ bản cho việc xây
dựng HTQLMT tại công ty Cổ phần hải sản S.G. Để đạt được mục tiêu chung trong
công tác bảo vệ môi trường tôi mong muốn các kết quả nghiên cứu và kiến nghị trong
khóa luận sẽ được phổ biến và áp dụng tại công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
9 Đánh giá tình hình quản lý môi trường tại công ty.
9 Giúp công ty hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và cách thức triển khai
xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn này.
9 Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống theo tiêu
chuẩn ISO 14001, hỗ trợ công ty trong việc quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa ô
nhiễm.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
9 Nghiên cứu các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và khả năng áp
dụng để quản lý môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam.
9 Tổng quan hoạt động sản xuất và thực trạng quản lý môi trường tại Công Ty Cổ
Phần Hải Sản S.G.
9 Nhận dạng các khía cạnh môi trường và xác định các khía cạnh môi trường
đáng kể tại công ty.
9 Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001:2004 tại công ty.
9 Đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001:2004 tại công ty.


Trang 1


1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
9 Khảo sát thực địa để thực hiện và thu thập các số liệu môi trường tại công ty.
9 Điều tra các công nhân tại công ty.
9 Thống kê phân tích các dữ liệu thu thập được.
9 Thu thập các thông tin được lựa chọn từ các tài liệu tham khảo đã được phát
hành trong và ngoài nước.
9 Tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
9 Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất của
công ty hải sản SG.
9 Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường – Các quy định và
hướng dẫn sử dụng.
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài đưa ra các hướng dẫn ban đầu khi xây dựng và hướng dẫn vận hành
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với các thủ tục quan trọng chứ không xây
dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho cả công ty.
Do chưa có thời gian áp dụng nên chưa tính toán chi phí thực hiện và cũng chưa
đánh giá được hiệu quả của các kế hoạch được nêu trong đề tài.

Trang 2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ISO 14001:2004
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ
ISO 14001:
2.1.1 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000:

2.1.1.1 Khái niệm ISO 14000:
ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, trong đó
ISO 14001:2004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001:2004 là
các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó việc đánh giá chứng nhận các HTQLMT sẽ
được tiến hành), trong khi ISO 14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống
theo các yêu cầu đó.
ISO 14000 có cấu trúc tương tự như Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO
9000 có thể được áp dụng trong mọi loại hình tổ chức, bất kể với qui mô nào.
2.1.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Năm 1991, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã thiết lập một nhóm tư vấn
chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham gia của 25 nước.
Năm 1992 tại hội nghị liên hiệp quốc tế về môi trường và phát triển diễn ra tại
Rio de Janeiro:
9 ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ
cần thiết để thực hiện hệ thống này.
9 ISO thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm xây
dựng HTQLMT quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này.
Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một hệ thống quản lý môi trường đồng
nhất và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này.
Trong khoảng 5 năm biên soạn một loạt tiêu chuẩn đã hợp thành tài liệu liên
quan với HTQLMT và những tài liệu liên quan đến các công cụ quản lý môi trường.
Bộ tiêu chuẩn chính thức được ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh cập
nhật tháng 11/2004.

2.1.1.3 Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
ISO 14000 có một số nội dung chính sau:
9 Cung cấp cho các tổ chức những yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng môi
trường.
9 Thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.
9 Chứng nhận về sự quản lý của HTQLMT.


Trang 3


2.1.1.4 Mục đích của bộ tiêu chuẩn:

Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội. Trong đó chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh
các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ
chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi
trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000
cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức "các yếu tố của một
HTQLMT có hiệu quả". ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về
hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị
phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
2.1.1.5 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một HTQLMT và cung cấp các công cụ hỗ
trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý được tác động của
mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi
trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
9 Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
9 Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
9 Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
9 Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
9 Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
9 Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental
aspects in Product Standards).
2.1.2 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:

2.1.2.1 Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001:
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quản lý chung, không nêu ra các yêu cầu thực
hiện, phương thức giải quyết cụ thể mà chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trong quản
lý môi trường.
2.1.2.2 Các lợi ích thu được từ việc áp dụng ISO 14001:
™ Về mặt thị trường:
9 Nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp.
9 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động môi trường.
9 Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi
trường và cộng đồng xung quanh.
™ Về mặt kinh tế:
9 Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
9 Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
Trang 4


9 Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
9 Giảm thiểu lượng rác thải tạo và giảm chi phí xử lý.
9 Tái sử dụng các nguồn lực và tài nguyên.
9 Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật các yêu cầu môi trường.
9 Giảm thiểu các chi phí đóng thuế môi trường.
9 Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ csức khỏe được đảm bảo trong
môi trường làm việc an toàn.
9 Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh
nghề nghiệp.
9 Giảm thiểu các tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc khi xảy ra tai nạn.
9 Cơ hội cho quảng bá quảng cáo.
™ Về mặt quản lý rủi ro:
9 Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế các thiệt hại do rủi ro

gây ra.
9 Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
9 Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
9 Tạo cơ sở cho hoạt động công chứng chứng nhận.
9 Được sự bảo đảm của bên thứ ba.
9 Vượt qua rào cản của kỹ thuật trong thương mại.
2.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:
2.2.1 Trên thế giới:
Cũng giống như ISO 9001, ISO 14001 tiếp tục khẳng định vai trò toàn cầu đối
với các doanh nghiệp và tổ chức mong muốn hoạt động với việc đảm bảo sự bền vững
của môi trường. Đến cuối năm 2005, đã có 111.162 chứng chỉ ISO 14001
(www.chatthainguyhai.net, 10/05/2008) được cấp tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhật Bản hiện đang dẫn đầu thế giới về áp dụng và chứng nhận ISO 14000. Chỉ
sau hơn một năm khi tiêu chuẩn ISO được ban hành năm 1996, Nhật Bản đã có hơn
một ngàn doanh nghiệp được chứng nhận và cho đến nay họ vẫn đang dẫn đầu thế giới
về áp dụng ISO 14000 với khoảng 15.000 doanh nghiệp được chứng nhận gấp gần 3
lần nước đứng thứ hai là UK.
2.2.2 Tại Việt Nam:
Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, sau
2 năm tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng
ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì
quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001.
Sau 10 năm triển khai áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, mới
chỉ có 230 chứng chỉ được cấp (, 12/11/2008). Các chuyên gia về
xây dựng hệ thống quản lý môi trường đều có chung nhận xét, doanh nghiệp Việt Nam
chưa “mặn mà” với vấn đề môi trường.
Trang 5


Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều các loại

hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản,
rượu bia giải khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây
dựng, du lịch-khách sạn... Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xi
măng Việt Nam như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã,
đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001, gần đây là một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist.
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001:
2.3.1 Thuận lợi:
™ Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn:
Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu
chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một
trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu
cầu pháp quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản
pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các
văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã
từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được
quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này
hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn
trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến
nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo
thành môi trường. Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ
chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn về
môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm,
nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú

trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.
™ Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại
Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của
các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với
kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam
vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước
ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề
công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách
nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp
trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của
mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một
Trang 6


trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long,
Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001. Những hoạt động như vậy
đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần
lớn từ các công ty nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ
chức/doanh nghiệp Việt Nam.
™ Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của Nhà Nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các
cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc
chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh
được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”.

Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói
chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các
Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó
thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng
phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể
hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.3.2 Khó khăn:
™ Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay,
Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh
nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng
ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ
chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách
khuyến khích nào. Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo
vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm
và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật
sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị
trường nước ngoài, không…) thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001.
Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng
kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định. Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi
ích ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu
quả rõ nét hơn nữa bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường,
thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng
ISO 14001.
™ Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh
nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
hệ thống QLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ môi

trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn
là xác định Chính sách môi trường). Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 7


vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn.
Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi
định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường của tổ chức còn
mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình
thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi
trường của tổ chức mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của
mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.
™ Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu
đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng việc đưa ra các mục
tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần hoàn thiện
các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và điều này thể hiện sự
liên tục cải tiến về công tác môi trường của tổ chức. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu
một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng. Một số vấn đề
trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:
• Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường
nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải.
• Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến
cũng như các công việc cần triển khai
• Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ
chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi
trường đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác. Thực tế hoạt động
của một tổ chức luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và tổ chức thường đưa ra các
mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm
chi phí… Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục

tiêu đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.
Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục
tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì sau
khi đã đạt được mục tiêu cũ. Họ cảm thấy gặp phải “giới hạn” trong việc thiết lập mục
tiêu. Ví dụ có những DN đã cắt giảm tối đa việc sử dụng giấy văn phòng và nhận thấy
rất khó để có thể giảm được nữa nhưng họ vẫn bám lấy mục tiêu đó và cố gắng thực
hiện nó một cách chật vật. Trong khi đó vẫn còn rất nhiều khía cạnh có thể cải tiến như
tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giảm chất thải… thì lại bị bỏ qua.
™ Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ
thống QLMT. Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên việc
triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức. Họ
thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá
trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi
khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức. Điều này
cũng một phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát.

Trang 8


Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G
3.1 TỔNG QUAN:
3.1.1 Những thông tin cơ bản:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Hải sản S.G
Địa chỉ: Lô C24-24b/II, đường 2F, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Chánh,
TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số điện thoại: 84 (8) 76520614
Fax: 84 (8) 4252407

Email: ;
Website: www.sgfisco.com.vn; www.1084.com.vn/web/sgfisco
3.1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển:
Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G được thành lập 18/7/2003 có nhà máy đặt tại
KCN Vĩnh Lộc, Bình Chánh TPHCM với công suất sản xuất 20 tấn thành phẩm mỗi
ngày cùng với kho lạnh trên 500 tấn là một trong những công ty chuyên sản xuất và
chế biến các mặt hàng thủy hải sản và thực phẩm chế biến. Bắt đầu từ quý II/2007
phân xưởng hai của công ty đi vào hoạt động với công suất tương đương phân xưởng
một.
Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng và xưởng sản xuất được trang bị máy móc thiết
bị hiện đại, công ty còn có một đội ngũ cán bộ trẻ năng động sáng tạo và công nhân
lành nghề cùng với một Ban Giám Đốc công ty dày dạn kinh nghiệm trên 25 năm gắn
bó với ngành nghề thủy sản bên cạnh đó là sự cam kết cao từ Ban Lãnh Đạo đến các
bộ phận trong quá trình hoạt động của công ty. Thương hiệu “S.G FISCO” đã và đang
ngày càng khẳng định trên thị trường quốc tế trong và ngoài nước.

Trang 9


3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức tại công ty:

Công ty có nguồn nhân lực trên 731 công nhân và nhân viên.
Hiện tại cơ cấu tổ chức tại công ty theo sơ đồ 3.1:
Giám đốc

Đại diện lãnh đạo

Phó giám đốc
nội chính


Phòng
tổ
chức
hành
chánh

Phòng
cơ điện

Phó giám đốc
sản xuất

Phòng
kỹ
thuật
Haccp

Phòng
quản lý
sản
xuất

Phó giám đốc
kinh doanh

Phòng
nghiệp
vụ
kinh
doanh


Phòng
kế toán
tài
chính

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty S.G
Cơ cấu tổ chức công ty được thành lập gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 6
phòng ban. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng trực
tuyến, mỗi bộ phận hạch toán chức năng độc lập.
Giám Đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động
của công ty .
9 Phó Giám Đốc nội chính quản lý Phòng Hành Chánh và Phòng Cơ Điện.
9 Phó Giám Đốc sản xuất quản lý Phòng Kỹ Thuật HACCP và Phòng Quản Lý
Sản Xuất.
9 Phó Giám Đốc kinh doanh quản lý Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh và Phòng Kế
Toán tài chính.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc về kế hoạch,
kỹ thuật, kế toán và thi hành các quyết định theo lệnh của giám đốc.
9 Phòng Hành Chánh: Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý lao động hành
chánh văn thư.
9 Phòng Cơ Điện: Tổ chức và quản lý việc vận hành, sửa chữa, bảo trì toàn bộ hệ
thống máy móc thiết bị, điện và cơ sở hạ tầng của công ty.
9 Phòng Kỹ Thuật HACCP: Tổ chức và quản lý các hoạt động giám sát chất
lượng sản phẩm và phòng ngừa các mối nguy.
Trang 10


9 Phòng Kế Toán Tài Chính: Quản lý nghiệp vụ kế toán , quản lý tài sản quản trị
tài chính.

9 Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, xúc tiến các hoạt
động tiếp thị, bán hàng, cung ứng nguyên vật liệu, vật tư, bao bì và tổ chức
quản lý kho.
9 Phòng quản lý sản xuất: Tổ chức và quản lý việc sản xuất từ nguyên liệu đến
thành phẩm.
3.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
3.1.2.1 Hoạt động sản xuất:
Công ty chuyên thu mua, gia công và chế biến hải sản đông lạnh với công suất
5.400 tấn sản phẩm/năm. Trong đó thị trường xuất khẩu chiếm 80%, thị trường nội địa
chiếm 20%.
3.1.2.2 Thị trường tiêu thụ của công ty:
Với hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế ISO 9001:2001, tiêu chuẩn HACCP, các sản phẩm của “S.G FISCO”
sản xuất theo quy trình khép kín để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao về dinh
dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm và hấp dẫn về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu
càng cao của khách hàng.
Công ty đã và đang sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng sang các nước Nhật Bản,
Mỹ như:
-

Bạch tuộc. mực, cá, tôm, cua…

-

Các sản phẩm chế biến khác.

Sản phẩm nội địa của S.G FISCO rất đa dạng và phong phú được chế biến trên
dây chuyền công nghệ cao với các nguồn nguyên liệu chính là thủy hải sản trong nước
như tôm sú, tôm thẻ, mưc nang, cá basa và nguyên liệu nhập như cá Hồi, cá Trứng, cá
Saba được ướp tẩm vị theo phong cách ẩm thực truyền thống của người Việt Nam.

Thương hiệu S.G FISCO được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng bởi các sản
phẩm đặc trưng như:
-

Lẩu thái, lẩu mắm, lẩu riêu cua, lẩu đầu cá hồi…

-

Nem nướng cá hồi, Spaghetti cá hồi, cá hồi cuộn, chà bông cá hồi…

Những sản phẩm đã được nhiều giải thưởng trong các hội chợ thực phẩm và
chuyên ngành như Hội chợ Vietfood, Hội chợ Vietfish… Tất cả các sản phẩm của S.G
đều được phân phối trên toàn hệ thống siêu thị cả nước.
Với phương châm “sự thỏa mãn của khách hàng luôn là mục tiêu của chúng tôi”
S.G FISCO luôn phấn đấu đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng ổn
định, an toàn, tiện lợi và giá cả phù hợp.

Trang 11


3.1.3 Tình hình sản xuất của công ty trong những năm qua:
Trong những năm qua doanh thu sản phẩm của công ty thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng doanh thu của công ty SG qua các năm
Năm
Doanh thu
(tỷ đồng)

2004


2005

2006

2007

92

130

150

190

( Nguồn: Công ty Cổ phần Hải sản SG -2008)
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu chiếm 75%, doanh thu nội địa chiếm 25%.
Mục tiêu hướng đến năm 2010:
9 Các sản phẩm có mặt tại thị trường: Nhật, Mỹ, EU và các nước Châu Á khác.
9 Hơn 80% sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm giá trị gia tăng.
9 Doanh thu xuất khâu đạt trên 20 triệu USD.
9 Doanh thu nội địa đạt trên 120 tỷ đồng.
9 Top trong ba nhà sản xuất và cung cấp thực phẩm thủy sản chế biến trong nước.
9 Có 4 dòng thực phẩm thủy sản chế biến dẫn đầu thị trường trong nước.
3.1.4 Quy trình sản xuất tại công ty:
3.1.4.1 Nguyên liệu đầu vào:
Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất là tôm đỏ và cá tuyết được được thu mua
từ nước ngoài và vận chuyển bằng xe bảo ôn về công ty.
Nguyên liệu sau khi được chở về sẽ tập trung tại công ty và đi qua các công đoạn
chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.
3.1.4.2 Quy trình sản xuất:

Hoạt động sản xuất của công ty bao gồm các công đoạn chính sau đây:
9 Thu mua nguyên vật liệu.
9 Tiếp nhận nguyên vật liệu.
9 Sơ chế.
9 Chế biến (xuất khẩu và nội địa).
9 Cấp đông.
9 Bao gói và thành phẩm.
Phụ lục 2 – Quy trình sản xuất tôm đỏ.
Phụ lục 3 – Quy trình sản xuất cá tuyết phi lê.
3.1.4.3 Các yếu tố đầu vào đầu ra của quy trình sản xuất :
Phụ lục 4 – Các yếu tố đầu vào ra của quy trình sản xuất tôm đỏ.
Phụ lục 5 – Các yếu tố vào ra của quy trình sản xuất cá tuyết.
Trang 12


3.1.5 Cơ sở hạ tầng thiết bị máy móc sử dụng trong công ty:
3.1.5.1 Diện tích :
Tổng diện tích công ty: 10.000m2 bao gồm:
- Phân xưởng sản xuất 1: 7 phòng chế biến có tổng diện tích 2500m2.
- Phân xưởng sản xuất 2: 4 phòng chế biến có tổng diện tích 2500m2.
- Nhà cơ khí và nồi hơi, khu vực hành chánh và văn phòng, kho nguyên liệu, kho
thành phẩm, kho hóa chất, kho muối, kho phế phẩm, kho phế liệu, khu vực xử lý nước
thải, nhà để xe, nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà vệ sinh.
3.1.5.2 Giao thông vận tải :
Giao thông công cộng: Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G cách Quốc lộ 1A khoảng
2 km nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm.
Giao thông nội bộ: Giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý, mặt đường trong
công ty được tráng nhựa thuận tiện cho xe ra vào vận chuyển nguyên liệu.
3.1.5.3 Hệ thống cấp nước :
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu lấy từ nguồn nước của

KCN Vĩnh Lộc. Ngoài ra công ty còn sử dụng nước ngầm tự khai thác (2 giếng với độ
sâu 82m). Nước này được xử lý hóa học bằng phương pháp bể lắng, lọc để khử sắt và
xử lý vi sinh bằng clorine trước khi đưa vào sử dụng.
3.1.5.4 Hệ thống thoát nước :
Hệ thống thoát nước trong Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G gồm các thiết bị thu
gom, hệ thống cống và bể chứa nước thải. Hệ thống cống gồm đường ống kín và
mương hở. Sau khi thu gom, vận chuyển và xử lý trong HTXLNT của nhà máy, nước
thải được thải vào hệ thống cống chung của KCN Vĩnh Lộc.
3.1.5.5 Hệ thống điện :
Hệ thống điện của công ty sử dụng từ điện lực Bình Chánh. Ngoài ra khi cúp
điện công ty sử dụng điện từ hai máy phát điện dự phòng của công ty.
3.1.5.6 Máy móc thiết bị sử dụng trong công ty :
Phụ lục 6 – Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong công ty
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TẠI
CÔNG TY:
3.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu:
Công ty sản xuất, chế biến xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy hải sản tươi sống vì vậy
công ty cần một lượng nguyên nhiên liệu rất lớn. Nguyên liệu sản xuất tôm đỏ và cá
tuyết fillet chủ yếu nhập từ nước ngoài dưới dạng đông lạnh IQF.
Trong công đoạn chế biến, bảo quản nguyên liệu thủy sản, công ty đã sử dụng một
lượng muối khá lớn.
Ngoài ra công ty còn sử dụng một lượng lớn dầu, xăng, nhớt phục vụ cho hoạt
động sản xuất như chạy máy phát điện, phương tiện vận tải, chạy lò hơi dùng để đun
hấp sản phẩm…
Trang 13


Bảng 3.2: Nhiên liệu tiêu thụ năm 2008
Thiết bị tiêu thụ nhiên liệu


Lượng dầu DO sử dụng

Máy phát điện

1.200 lít dầu DO/tháng

Lò hơi

2.800 lít dầu DO/tháng

Tổng

4.000 lít dầu DO/tháng

(Nguồn: Công ty Cổ phần Hải sản SG)
Trong hoạt động sản xuất của công ty điện và nước chiếm vai trò quan trọng.
Điện được sử dụng cho toàn bộ máy móc phục vụ sản xuất, chiếu sáng nhà xưởng
trong quá trình sản xuất, văn phòng và phục vụ công nhân.
Nước sử dụng chủ yếu cho nhu cầu chế biến thủy sản, vệ sinh nhà xưởng ngoài
ra còn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công
ty.
Lượng điện nước tiêu thụ mỗi tháng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3: Lượng điện nước tiêu thụ của công ty
Điện

469.295 KW/tháng
7.500 m3/tháng

Nước sản xuất


(Nguồn: Công ty Cổ phần Hải sản SG)
Ngoài ra trong hoạt động sản xuất tại công ty hóa chất được sử dụng chủ yếu ở
các khâu tẩy rửa, khử trùng, tiệt trùng sản phẩm cũng như khâu vệ sinh nhà xưởng và
ở các máy nén khí, các tác nhân làm lạnh.
3.2.2 Nước thải:
3.2.2.1 Nguồn phát sinh:
Nước thải tại công ty 450 m3/ngày chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau đây:
Nước mưa: Nước mưa và nước chảy tràn được thu gom qua hệ thống mương hở
thoát ra hệ thống thoát nước chung.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chủ yếu do vệ sinh cá nhân của cán
bộ, công nhân viên. Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn lơ lửng, các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi trùng.
Nước thải sản xuất: do sự đa dạng và phong phú về nguyên nhiên vật liệu và
sản phẩm nên thành phần và tính chất nước thải thủy sản cũng hết sức đa dạng và phức
tạp. Trong công nghệ chế biến tại công ty S.G nước thải chủ yếu phát sinh từ các công
đoạn sau:
• Quá trình rửa nguyên liệu hải sản chứa nhiều clorine và muối.
• Quá trình sơ chế, chế biến: ở khâu này có chứa nhiều vụn chất thải như vảy,
xương, da, vụn thịt trôi theo dòng nước. Nước thải ở công đoạn này chứa nhiều
Trang 14


protein, hydratcacbon và chất tẩy trùng clorine dẫn đến tải lượng về BOD, COD, chất
rắn lơ lửng cao trong nước thải.
• Quá trình vệ sinh thiết bị nhà xưởng chứa nhiều hóa chất tẩy rửa, nhiều muối và
vụn thải.
3.2.2.2 Tác động:
Nhìn chung nước thải của công ty bị ô nhiễm hưu cơ cao do trong nước thải
chứa các bộ phận của nguyên liệu qua sơ chế như vụn thịt, vảy, nội tạng… Bên cạnh
đó hàm lượng nitơ, photpho cao dễ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp

nhận. Đặc tính nước thải công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4: Kết quả phân tích tính chất nước thải công ty Cổ phần Hải sản SG
STT
01
02

Chỉ tiêu

Kết quả

Tiêu chuẩn loại B
5945-2005

Đơn vị

BOD5

323,5

50

mg/l

COD

376

80

mg/l


TSS

46,4

100

mg/l

03

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm – Sở KHCN TPHCM)
Nhận xét: So sánh với TCVN 5945:2005 – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, ta
thấy nồng độ BOD, COD của nước thải vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
3.2.3 Khí thải:
3.2.3.1 Nguồn phát sinh:
™ Khí thải:
Đối với nhà máy chế biến thủy sản nguồn gây ô nhiễm không khí đầu tiên là khí
thải từ các lò đốt dầu DO của lò hơi, máy phát điện, nồng độ các chất ô nhiễm không
khí chủ yếu phát sinh từ lò đốt như NO2, SO2, CO2, hơi nước, bụi dao động theo thời
gian và mức độ hiện hành.
Nguồn gây ô nhiễm đặc trưng của ngành thủy sản là nồng độ Chlor và nồng độ
H2S quá cao. Một đặc trưng nữa là nồng độ NH3 khá cao chủ yếu từ hai nguồn phát
sinh: bản thân khí thải do bốc mùi từ nguyên liệu thủy sản và do lượng Amoniac thất
thoát từ các máy nén khí tại các thiết bị đông lạnh. Các khí này không phát tán đi xa.
Ngoài các nguồn khí thải nêu trên, hoạt động chế biến tại cơ sở còn phát sinh
thêm nguồn ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản
phẩm, phương tiện xếp dở và vận chuyển nội bộ trong nhà máy. Các phương tiện vận
tải tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một
lượng khói thải chứa chất ô nhiễm môi trường. Thành phần chủ yếu là bụi, NOx.

Nguồn gây ô nhiễm này rải rác nên khó kiểm soát.

Trang 15


×