Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

ảnh hưởng của các mức độ đạm lên tăng trưởng của gà ác giai đoạn 5 11 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐINH CAO ĐẠT

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM
LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ ÁC GIAI ĐOẠN
TỪ 5-11 TUẦN TUỔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM
LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ ÁC GIAI ĐOẠN
TỪ 5-11 TUẦN TUỔI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:



TS Phạm Tấn Nhã

Đinh Cao Đạt
MSSV: B1205699
Lớp: CNTY K38

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

------o0o------

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM
LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ ÁC GIAI ĐOẠN
TỪ 5-11 TUẦN TUỔI

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
DUYỆT BỘ MÔN

TS Phạm Tấn Nhã

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những số liệu công bố trong luận văn này là xác thực, khách
quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Tác giả luận văn
Đinh Cao Đạt

i


LỜI CẢM TẠ
Lời nói đầu tiên xin cho con được gửi lời cảm ơn chân thành nhất của con đến
ba mẹ. Con cảm ơn ba mẹ, chính ba mẹ đã tạo điều kiện không những hỗ trợ con về
tình thần mà còn cả về vật chất. Trong suốt quá trình học tập của con, ba mẹ luôn là
nguồn động viên an ủi quan trọng nhất trong những giây phút khó khăn nhất của cuộc
đời con. Lời cảm ơn vẫn không thể nói hết được những công ơn to lớn ấy, nhưng con
hy vọng ít nhiều cũng thể hiện được lòng tri ân sâu sắc trong tận đáy lòng của con.
Em cũng xin gửi lời tri ân đến thầy Phạm Tấn Nhã, người đã hướng dẫn tận
tình em trong suốt quãng thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Thầy đã dạy dỗ không chỉ
về kiến thức mà còn cả những kinh nghiệm sống ở đời.
Lời cảm ơn cũng xin được gửi đến gia đình anh Thịnh, cảm ơn gia đình đã tạo
điều kiện tốt cho tôi trong quá trình làm thí nghiệm.
Em cũng không quên cảm ơn cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, người đã hướng
dẫn em suốt quá trình học tập tại trường và em cũng xin cảm ơn quý thầy cô ở bộ môn
Chăn Nuôi trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã trực tiếp hoặc dán tiếp
giảng dạy em.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Chăn Nuôi-Thú Y K38 đã cùng đồng hành hỗ trợ tôi
trong quá trình học tập!
Xin cảm ơn bạn Trương Nhứt Thuận và Nguyễn Quang Sách đã giúp đỡ cho

mình khi gặp khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................2
2.1 Một số giống gà được nuôi nông hộ hiện nay ở Việt Nam...........................................................2
2.1.1 Gà Tàu vàng...............................................................................................................................2
2.1.2 Gà Ri..........................................................................................................................................2
2.1.3 Gà Sao.......................................................................................................................................2
2.1.4 Gà Tam Hoàng...........................................................................................................................3
2.1.5 Gà Lương Phượng....................................................................................................................4
2.1.6 Gà Tre.........................................................................................................................................4
2.1.7 Gà Ác..........................................................................................................................................5
2.2 Đặc điểm về giống gà Ác............................................................................................................. 5
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng....................................................................................................................5
2.2.2 Chất lượng của thịt gà Ác..........................................................................................................6
2.2.3. Khả năng sản xuất trứng..........................................................................................................8
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng............................................................................................................. 9
2.3.1 Yếu tố chuồng trại......................................................................................................................9
2.3.2 Yếu tố môi trường....................................................................................................................12
2.3.3 Yếu tố Thức ăn và dinh dưỡng...............................................................................................13
2.3.4 Vai trò và nhu cầu Protein đối với gà......................................................................................14
2.3.5 Vai trò và nhu cầu năng lượng đối với gà...............................................................................15
2.3.6 Mối tương quan giữa năng lượng và protein..........................................................................15
2.3.8 Vai trò và nhu cầu chất béo đối với gà....................................................................................17
2.3.9 Vai trò và nhu cầu vitamin đối với gà......................................................................................17

2.3.10 Vai trò, nhu cầu và kỹ thuật xử lý nước uống đối với gà......................................................18

Bảng 2.5 : Tỷ lệ giữa nước uống được và thức ăn tiếp nhận được ở gà...............19
2.4 Quy trình phòng bệnh................................................................................................................ 19
2.5 Các loại thực liệu dùng trong chăn nuôi gia cầm.......................................................................21
2.5.1 Tấm...........................................................................................................................................21
2.5.2 Cám gạo...................................................................................................................................21
2.5.3 Bắp...........................................................................................................................................22
2.5.4 Bột đậu nành............................................................................................................................22
2.5.5 Bột cá.......................................................................................................................................23
2.5.6 Bột cá tra..................................................................................................................................23
2.5.7 Bèo tấm....................................................................................................................................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................24
3.1 Phương tiện thí nghiệm.............................................................................................................. 24
3.1.1 Thời gian tiến hành thí nghiệm................................................................................................24
3.1.2 Địa điểm tiến hành thí nghiệm.................................................................................................24
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm...............................................................................................................24
Hình 3.1 Cân gà 5 và 8 tuần tuổi......................................................................................................25
3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm............................................................................................................25
Hình3.2 Chuẩn bị ô chuồng cho gà..................................................................................................26
Hình 3.3 Tổng quan về bố trí các lô thí nghiệm...............................................................................26

iii


Hình 3.4 Gà được thả trong các lô...................................................................................................26
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm..................................................................................................................26
3.1.6 Thức ăn dùng làm thí nghiệm..................................................................................................26


Bảng 3.1 : Công thức phối trộn của thức ăn hỗn hợp............................................26
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thực liệu thức ăn
dùng trong thí nghiệm (%DM)................................................................................28
3.1.7 Thuốc thú y...............................................................................................................................28
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 28
3.2.1 Bố trí thí nghiệm.......................................................................................................................28
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng.............................................................................................................29
3.2.3 Cách thu thập số liệu...............................................................................................................29
Hình 3.5 Cân lượng thức ăn của gà dư...........................................................................................30
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................................30
3.2.5 Xử lý số liệu.............................................................................................................................31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................32
4.1 Tốc độ tăng trọng, hệ số chuyển hoá thức ăn............................................................................32

Bảng 4.1: Thức ăn tiêu thụ, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà
thí nghiệm.................................................................................................................. 32
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng đầu và cuối của gà ác thí nghiệm............................................................33
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng của gà Ác thí nghiệm..................................................................................33
Biểu đồ 4.3 Tiêu tốn thức ăn của gà Ác thí nghiệm.........................................................................34
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Ác thí nghiệm........................................................35

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................36
5.1 Kết luận...................................................................................................................................... 36
5.2 Đề Nghị...................................................................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................37

iv



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

NT3

Nghiệm thức 3

CF

Crude fiber (Xơ thô)

CP

Crude protein (Protein thô)

DM

Dry matter (Vật chất khô)


EE

Ether extract (Béo thô)

FCR

Feed conversion ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

ME

Metabolisable energy (Năng lượng trao đổi)

OM

Vật chất hữu cơ

NDF

Neutral detergent fiber (Xơ trung tính)

Ash

Khoáng tổng số

TL

Trọng lượng

v



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Trọng lượng bình quân của gà Ác qua các tuần tuổi (g).........................6
Bảng 2.2: Đánh giá cảm quan thịt gà Ác, gà Ri và gà giò lúc 8 tuần tuổi...............7
Bảng 2.3:Thành phần (đạm, béo, khoáng) của thịt gà Ác và gà Ri lúc 8 tuần tuổi 8
Bảng 2.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ác..................................9
Bảng 2.5: Tỷ lệ giữa nước uống được và thức ăn tiếp nhận được ở gà.................19
Bảng 3.1 : Công thức phối trộn của thức ăn hỗn hợp............................................27
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thực liệu thức ăn
dùng trong thí nghiệm (%DM)28
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm......................................................................................29
Bảng 4.1: Thức ăn tiêu thụ, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà
thí nghiệm.................................................................................................................. 32

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cân gà 5 và 8 tuần tuổi...........................................................................25
Hình 3.2 Chuẩn bị ô chuồng cho gà......................................................................26
Hình 3.3 Tổng quan về bố trí các lô thí nghiệm....................................................26
Hình 3.4 Gà được thả trong các lô........................................................................26
Hình 3.5 Cân lượng thức ăn của gà dư.................................................................................30

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng đầu và cuối của gà Ác thí nghiệm................................33
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng của gà Ác thí nghiệm......................................................33
Biểu đồ 4.3: Tiêu tốn thức ăn của gà Ác thí nghiệm............................................. 34
Biểu đồ 4.4: Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Ác thí nghiệm.............................35

viii


TÓM LƯỢC
Gà Ác được nuôi nhiều bởi tỷ lệ cung cấp dinh dưỡng cao, trứng và thịt của
gà Ác thơm ngon, bổ dưỡng. Để góp phần cho người chăn nuôi tiếp cận với gà Ác và
đánh giá được ảnh hưởng của gà Ác khi cho nuôi ở các mức độ đạm khác nhau,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các mức độ đạm lên tăng trưởng của
gà Ác giai đoạn từ 5-11 tuần tuổi”.
Thí nghiệm được tiến hành tại khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh,
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, thời gian tiến hành thí nghiệm là từ 14/07 đến
khi kết thúc thí nghiệm là 28/ 08.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng
với 4 mức độ đạm khác nhau NT1 (CP 20%), NT2 (CP18%), NT3 (CP16%), NT4
(CP 14%). Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị có 6 gà Ác(3 trống, 3 mái); có
tổng cộng 72 con gà Ấc được dùng cho thí nghiệm.
Nghiệm thức 1(NT1): Sử dụng khẩu phần 20% protein và ME là
3000kcal/kg(CP20)
Nghiệm thức 2(NT2): Sử dụng khẩu phần 18% protein và ME là
3000kcal/kg(CP18)
Nghiệm thức 3(NT3): Sử dụng khẩu phần 16% protein và ME là
3000kcal/kg(CP16)
Nghiệm thức 4(NT4): Sử dụng khẩu phần 14% protein và ME là
3000kcal/kg(CP14)

Qua thời gian thí nghiệm chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau :
Gà Ác giai đoạn 5-11 tuần tuổi nuôi với khẩu phần 18% CP cho tăng trọng
cao nhất so so với các khẩu phần có chứa 20% CP, 16% CP và 14% CP. Cụ thể Gà
Ác sử dụng khẩu phần có 18% CP có tăng trọng là (8,90 g/con/ngày, 20 % CP có
tăng trọng là 8,03 g/con/ngày, 16 % CP có tăng trọng là 6,73 g/con/ngày và 14 %CP
có tăng trọng là 5,90 g/con/ngày (P<0,05)
Xét về hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Ác trong giai đoạn này khi sử dụng
khẩu phần chứa 18% CP có giá trị thấp nhất (3,33), khẩu phần chứa 20% CP,
16%CP, 14% CP cho kết quả hệ số chuyển hoá thức ăn lần lượt là 3,82; 3,92 và 4,41
(P<0,05).
Như vậy, có thể kết luận rằng nuôi gà Ác giai đoạn 5-11 tuần tuổi được nuôi
với khẩu phần 18% CP mang lại hiệu quả kinh tế.

ix


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo bảng xếp hạng (tháng 6/2015) thì đứng đầu trong việc tiêu thụ gia cầm
bình quân đầu người là Malaysia với 49,5 kg/người. Xếp thứ hai là Mỹ với 47,5
kg/người, thứ 3 là Ả Rập với 43,5 kg/người (nguoichannuoi,21/07/2015).
Nguyên nhân chính của việc người ta ưa chuộng thịt gia cầm là vì có một số
quốc gia theo đạo Hồi không dùng thịt heo, một số quốc gia không ăn thịt bò vì thế tỉ
lệ tiêu thụ gia cầm cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm phát triển trong xu thế
ngày nay.
Đối với gà Ác, người ta nuôi để lấy trứng, thịt ngoài ra gà Ác hầm thuốc Bắc trở
thành món ăn ngon mà hẳn ai là người Việt cũng biết bởi nó vừa ngon lại vừa bổ, hay
gà ác hấp lá ngải... Gà Ác là giống gà địa phương và được nuôi tập trung phổ biến tại
các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ (Lê Viết Ly et
al., 2001). Gà Ác dễ nuôi phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Đặc biệt đối với thịt gà
Ác chứa nhiều axid amin, khoáng vi lượng và chất sắt tốt cho người bệnh, sản phụ và

người già yếu và trẻ nhỏ. Những nghiên cứu về gà Ác chưa nhiều, theo Trịnh Công
Thành (2008).
Một số nguồn tin còn cho biết giống gà Ác nay đã bị lai tạp không còn thấy
màu đen vốn có mà giờ ta chỉ thấy đa số gà Ác có màu lông trắng không mượt nhưng
toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón.
Gà Ác tuy là bài thuốc quý nhưng việc nuôi chúng với quy mô lớn thì đang là
vẫn đề nan giải, bởi giá cả thức ăn cao mà khả năng cho thịt của gà Ác thấp. Người
nuôi thì lo lắng vì nuôi đến 7-8 tuần mà trọng lượng chỉ đạt khoảng 300g (Nguyễn Văn
Thiện,1999). Ở gà Ác còn đặc tính nữa là chúng tính ấp rất mạnh.
Để chăn nuôi gà ác phát triển tốt thì người nuôi phải có một khẩu phần ăn hợp
lý đảm bảo cung cấp đạm thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của gà Ác. Chính vì
vậy mà chúng tôi tiến hành để tài: “Ảnh hưởng của các mức độ đạm lên tăng trưởng
của gà Ác giai đoạn từ 5-11 tuần tuổi”.
Mục tiêu của đề tài là tìm ra cho mức protein khẩu phần thích hợp cho giai đoạn
5-11 tuần tuổi trên giống gà Ác để từ đó khuyến cáo cho người chăn nuôi. Góp phần
vào việc phát triển chăn nuôi gà Ác ở đồng bằng sông Cửu Long.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số giống gà được nuôi nông hộ hiện nay ở Việt Nam
2.1.1 Gà Tàu vàng
Được nuôi tập trung ở các tỉnh Nam Bộ. Gà có màu lông màu vàng hơi sậm và
có tầm vóc lớn hơn gà ta. Đặc điểm của giống gà này là dọc bàn chân có hàng lông
nhỏ mọc phía ngoài chân và hướng xuống dưới. Cân nặng của một con gà trống trưởng
thành đạt khoảng 3 kg, gà mái nặng 2-2,2 kg, sản lượng trứng một con mái trung bình
90-100 trứng trên năm, trung bình mỗi trứng nặng 45-50 g. Gà mái giống gà này nuôi
con và ấp con giỏi. Gà thịt dễ nuôi, cho thịt ngon và được nhiều người ưa chuộng (Bùi
Xuân Mến, 2008).

2.1.2 Gà Ri
Gà Ri là giống gà đẻ trứng nhỏ được nuôi rộng rãi ở Việt Nam. Con mái có màu
lông không đồng nhất, vàng rơm, vàng đất, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Một
năm tuổi, gà mái nặng 1,2 - 1,5 kg. Gà mái 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu
100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45 g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng,
nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà Ri thích hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốt
điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng. Thuộc loại gà lấy trứng, thịt. Thịt thơm ngon.
Con trống lông màu đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh, mào sớm phát triển, ba tháng đã biết
gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2 kg.
2.1.3 Gà Sao
Gà Sao hay còn gọi là gà Trĩ, Trĩ Sao (danh pháp hai phần: Numida meleagris)
thuộc họ Gà Phi (Numididae) và là loài duy nhất của chi Numida. Loài này có nguồn
gốc từ châu Phi, chủ yếu ở nam Sahara, hiện đã di thực đến nhiều nơi thuộc Tây Ấn,
Brasil, Australia và châu Á.
Gà có lông màu xám đen, có điểm các màu trắng nhạt, thân hình thoi, lưng hơi
gù, đuôi cúp, đầu gà không có mào mà thay vào đó là các mấu sừng, các mấu sừng này
tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành mấu sừng cao khoảng 1,5-2 cm.
Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có
yếm thịt mỏng, chân không có cựa.
Ở một ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy
dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Giai
đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những
nốt chấm trắng tròn nhỏ. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: Một loại
hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống.
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở một ngày tuổi phân biệt
trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn
trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta
2



cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của
từng cá thể.
Tập tính sống: Gà Sao có đặc điểm là bay giỏi như chim, trong hoang dã gà Sao
tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông
thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi
trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể
đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con
không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy
trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó. Trong chăn nuôi tập
trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi,
hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng
sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu.
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: Mưa,
gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt gà Sao nuôi nhốt
khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau
đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động,
ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành
từng bầy. Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích
mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí
cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng
của chúng.
Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã
có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất
là khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng
vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu
rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng.
Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của
con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua
tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục
rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ

trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ.
2.1.4 Gà Tam Hoàng
Có nguồn gốc từ quảng Đông của Trung Quốc. Gà được du nhập sang Việt Nam
từ những năm đầu của thập kỷ 90 và sau đó được phát triển rộng rãi ở khắp các địa
phương trong cả nước.
Nhìn từ bên ngoài gà có đặc điểm rất dễ nhận biết là lông, da, chân và mỏ đều
có màu vàng (tam hoàng). Gà Tam Hoàng có thân ngắn, lưng bằng, ngực nở rộng,
chân ngắn, cơ ức và cơ đùi phát triển.
3


Khả năng sản xuất của gà Tam Hoàng tại Trung Quốc, ở lứa tuổi 70 ngày thể
trọng gà có thể đạt 1,5kg. Gà mái có thể bắt đầu đẻ rất sớm, khoảng 125 ngày tuổi. Sản
lượng trứng đẻ một năm khoảng 150 quả/ mái, trứng nặng 52- 54 g. Gà tam hoàng
nuôi ở một số địa phương của nước ta đạt năng suất thấp hơn. Gà thích ứng tốt trong
điều kiện nuôi chăn thả của Việt Nam (Bùi Xuân Mến, 2008)
2.1.5 Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà lông vàng hay còn gọi là Lương Phượng
hoa là một giống gà xứ từ Trung Quốc, đây là giống gà thịt cao sản và có năng suất
cao. Chúng là là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạo
giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thời
gian dài. Tên của gà Lương Phượng hình chung chúng có cơ thể to, khỏe mạnh, ý
nghĩa tinh thần là nuôi giống gà này sẽ mang lại niềm hạnh phúc, giàu có và phú quý
cho gia đình.
Gà Lương Phượng có mào, tích, tai đều màu đỏ. Gà có thân hình chắc, gà có
hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và
phần đầu màu đỏ. Gà có màu lông đa dạng vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi.
Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen.
Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông
đuôi vểnh lên. Gà trống còn có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng

phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ. Dòng trống chủ yếu có
màu vàng nâu nhạt đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối.
Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn, chân thẳng, nhỏ. Màu lông đa phần ma
hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và
tiêu dùng. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu.
Thịt ngon, da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon,
đậm đà. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối
lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Gà xuất
chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là
2,4 – 2,6 kg. Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Tốc độ sinh
trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 tuần tuổi đạt 1,5-1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn /kg
tăng trọng là 2,4-2,6 kg. Chúng to con nuôi lấy thịt trọng lượng đạt 3.4 kg cho con
trưỡng thành, một số có chân lông.
2.1.6 Gà Tre
Gà Tre là giống gà nhỏ con có màu lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm non
nhiều nơi nuôi để làm cảnh. Khối lượng trưởng thành của gà mái là 0,6-0,7 kg, cân
nặng của gà trống 0,8-1kg. Gà mái đẻ bình quân 70 quả/ năm. Số lượng trứng trung
bình là 11 quả/ ổ. Tuổi đẻ trung bình là 148 ngày ( Hoàng Toàn Thắng et al.,2004)
4


2.1.7 Gà Ác
Gà Ác thuộc nhóm gà có tên khoa học là Gallus Bankiwa, theo Nguyễn Văn
Thiện et al., 1999 thì gà ác là giống gà ở nước ta được nuôi ở các tỉnh Miền Nam –
Việt Nam, tập trung nhiều ở Long An và miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra hiện nay giống
gà Ác cũng được nuôi rộng rãi ra các tỉnh miền Bắc. Do khả năng thích nghi cao với
điều kiện sống nên giống gà dần được nuôi nhiều nơi ở nhiều nơi hơn.
Gà Ác còn được gọi là ô kê (gà đen), dược kê, vũ dương kê, dương mao kê, hắc
cước kê (gà chân chì), trúc ty kê... Gà Ác thuộc giống gà nhỏ con, thân hình thấp, lông
xước và có màu trắng tuyền, lông mọc ở cả ngón. Mào gà trống thuộc màu cờ, đỏ

nhạt và pha màu xanh đen. Chân thường có 5 ngón (ngũ trảo). Điểm đặc biệt nữa ở
giống gà ác là chúng có mỏ, chân, da, thịt, xương đều có màu đen. Về tập tính sinh sản
gà ác có tính đòi ấp mạnh nên sản lượng trứng thấp nhưng đó là một đặc tính có ích
cho việc bảo tồn nòi giống, thích hợp cho việc tự tạo con giống cho nông dân chăn
nuôi.
Trước kia người ta cho rằng gà Ác chỉ nuôi với phương thức thả rong và không
thể nuôi theo lối công nghiệp vì gà có tính ấp rất mạnh. Theo Nguyễn Văn Thiện et
al.,1999, thì gà a có thể thích ứng với các phương thức nuôi dưỡng khác nhau. Nuôi
theo phương thức quãng canh hay thâm canh thì gà ác cũng phát triển tốt, chỉ cần bổ
sung một lượng nhỏ thức ăn. Gà ác có khả năng chịu được môi trường nóng tốt, nhưng
chịu rét kém (Đặc biệt là đối với giai đoạn gà con).
2.2 Đặc điểm về giống gà Ác
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng
Tỷ lệ nuôi sống của gà thì không cao, bởi vì gà Ác phát triển tốt trong điều kiện
nhiệt độ từ 22 – 30oC và gà thường chết trong giai đoạn từ 1 – 7 tuần tuổi.
Gà Ác có trọng lượng nhỏ con hơn các giống gà địa phương khác, trọng lượng
lúc 8 tuần tuổi từ 309,8g – 370,4g; trong khi đó trọng lượng của gà Ri là 559g, gà Mía
là 656g và gà Đông Tảo là 778g. Trọng lượng của con trống và mái cũng có sự khác
biệt đáng kể (bảng 2.1).
Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà từ 1,4 – 3,3kg, thấp hơn so với gà Ri (3,55kg)
và gà Mía (3,59kg). Tập tính cho ăn của giống gà địa phương ảnh hưởng lên năng suất
(Nguyễn Văn Thiện et al., 1999).
Theo Nguyễn Hữu Lợi (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ protein
thô và năng lượng lên khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của gà Ác cho
kết quả nuôi gà Ác giai đoạn từ 3 – 8 tuần tuổi với khẩu phần có mức năng lượng
12MJ và CP 20% cho tăng trọng là 7,16 g/con/ngày và FCR là 3,1
Theo Trần Thị Đoan Oanh (2004), nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thay
thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Ác cho kết quả trọng lượng bình quân của lô gà Ác
5



dùng chế phẩm tự nhiên nặng hơn 21,8% – 27,9 % so với gà không dùng chế phẩm
(lúc 5 tuần tuổi). Tăng trọng tuyệt đối từ 0 – 5 tuần tuổi của gà dùng chế phẩm tự
nhiên cao hơn 24,82% – 31,47% so với gà không dùng chế phẩm. Tiêu tốn thức ăn của
lô bổ sung chế phẩm giúp gà chuyển hóa thức ăn tốt, hệ số chuyển biến thức ăn thấp
hơn 32% – 36% so với gà không dùng chế phẩm.
Bảng 2.1: Trọng lượng bình quân của gà Ác qua các tuần tuổi (g)

Trống

Mái

Tuần tuổi

± SD

± SD

1 ngày tuổi

18,8 ± 2,6

18,5 ± 2,7

1

34,5 ± 3,9

32,7 ± 4,4


2

58,8 ± 7,2

53.9 ± 6.5

3

89,7 ± 11,5

82,7 ± 9,4

4

128,6 ± 18,9

114,6 ± 14,3

5

182,8 ± 25,6

159,7 ± 17,4

6

237,8 ± 34,0

205,5 ± 22,9


7

297,7 ± 44,9

255,0 ± 30,6

8

370,4 ± 59,2

309,8 ± 44,1

9

466,9 ± 72,9

378,6 ± 56,0

(Nguồn: Bùi Đức Lũng et al., 2002)

2.2.2 Chất lượng của thịt gà Ác
Đặc điểm của thịt gà Ác so với thịt gà khác được trình bày ở bảng 2.2 và 2.3.
Thịt gà Ác ngon hơn gà Ri và gà giò, bởi vì nó có mùi vị đậm đà và độ rỉ nước thấp.
Hàm lượng colagen trong thịt gà Ác cao hơn so với thịt gà Giò (1,3 – 3,0%) và
gà Tây (1,2 – 3,3%), điều này làm cho thịt gà Ác thơm ngon hơn khi giết thịt lúc 8
tuần tuổi trọng lượng đạt 300g.

6



Bảng 2.2: Đánh giá cảm quan thịt gà Ác, gà Ri và gà giò lúc 8 tuần tuổi

Thịt gà Ác

Thịt gà Ri

Thịt gà giò

Tiêu
chuẩn

± SD

CV %

± SD

CV %

± SD

CV %

Màu sắc

6,0 ± 1,4

23,6

7,5 ± 1,4


19,1

8,1 ± 0,7

9,1

Mùi

7,5 ± 1,3

16,9

7,6 ± 0,7

9,2

7,3 ± 1,1

14,5

Vị

8,6 ± 0,5

6,0

7,4 ± 1,2

15,9


6,8 ± 1,6

23,8

18,2

7,2 ± 1,2

16,3

6,8 ± 0,9

14,4

Sau
nấu

khi 6,7 ± 1,2

(Nguồn: Bùi Đức Lũng et al., 2002)

Gà Ác có tỷ lệ thịt đùi cũng rất cao, nếu so với các gia cầm khác: Gà Giò trọng
lượng đùi (15,1%); trọng lượng thịt đùi gà Tây (12,8%); tỷ lệ đùi vịt thịt (12,9%); hàm
lượng protein trong thịt ức gà Ác (24,6%) cao hơn trong thịt gà Ri (23,6%). Ngoài ra,
các thành phần khác trong thịt gà Ác cũng cao hơn so với thịt gà Ri (Bùi Đức Lũng et
al., 2002).

7



Bảng 2.3: Thành phần (đạm, béo, khoáng) của thịt gà Ác và gà Ri lúc 8 tuần tuổi

Gà Ác

Gà Ri

Tiêu chuẩn
± SD

CV%

± SD

CV%

Nước

74,7 ± 0,7

0,9

75,5 ± 0,5

0,7

Protein

21,9 ± 0,5


2,2

21,1 ± 0,5

2,1

Béo

2,0 ± 0,8

39,5

1,2 ± 0,1

9,4

Khoáng

1,1 ± 0,1

7,3

1,2 ± 0,1

4,3

Nước

73,6 ± 0,5


0,7

74,7 ± 0,5

0,7

Protein

24,6 ± 0,5

2,2

23,6 ± 0,4

1,8

Béo

0,6 ± 0,2

27,3

0,4 ± 0,04

10,6

Khoáng

1,1 ± 0,1


7,4

1,3 ± 0,02

1,8

Tỷ lệ thịt đùi (%)

Tỷ lệ thịt ức (%)

(Nguồn: Bùi Đức Lũng et al., 2002)

2.2.3. Khả năng sản xuất trứng
Sản lượng trứng của gà Ác thấp hơn gà chân đen Trung Quốc (113,9 – 122,7
trứng/gà/năm) nhưng cao hơn gà Mía (75,6 trứng/gà/năm) và gà Đông Tảo (67,7
trứng/gà/năm). Trọng lượng trứng gà Ác cũng nhỏ hơn so với trứng gà địa phương
khác (gà Ác 23,4g; gà Ri 45,3g; gà Mía 47,2g và gà Đông Tảo là 45,3g). Hệ số chuyển
hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ác là 2,32kg thấp hơn so với gà Ri là 2,67kg (Bùi
Đức Lũng và Trần Long, 1994).
Theo nghiên cứu của Trần Thị Dân và Nguyễn Ngọc Tuân (1998), tuổi bắt đầu
đẻ của gà Ác từ 5 – 7 tháng tuổi với mỗi chu kỳ đẻ khoảng 15 trứng. Trọng lượng
trứng khoảng 30g và trọng lượng trưởng thành của con trống là 1,4kg và con mái là
0,8 – 1,2kg.
Khả năng sinh sản của các nhóm gà Ác cũng có sự khác nhau, theo Trịnh Công
Thành và Phạm Thị Hiên (2008), bước đầu nghiên cứu tạo dòng gà Ác. Kết quả, qua 5
thế hệ chọn lọc tạo dòng, nhóm nghiên cứu đã tạo ra 2 dòng gà Ác mới là gà Ác có
lông chân và gà Ác không có lông chân (38/100 con cho trứng trong khi các loại gà Ác
khác hai dòng nói trên là 29/100 con cho trứng). Dòng gà Ác có lông chân có khuynh
8



hướng di truyền về tăng trưởng trong khi đó, dòng gà Ác không có lông chân lại có
khuynh hướng di truyền về sinh sản. Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ác
được trình bày bảng 2.4.
Bảng 2.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ác

Tháng đẻ

HSCHTĂ (kg/10 trứng)
± SD

CV%

1

1,93 ± 0,18

9,8

2

1,59 ± 0,05

2,9

3

1,81 ± 0,07

4,0


4

2,30 ± 0,02

1,1

5

2,38 ± 0,10

4,0

6

2,49 ± 0,17

6,6

7

2,39 ± 0,24

10,0

8

2,36 ± 0,12

5,2


9

2,55 ± 0,15

6,9

10

2,67 ± 0,11

4,2

11

2,35 ± 0,15

6,4

12

3,01 ± 0,30

9,5

Trung bình

2,32

(Nguồn: Bùi Đức Lũng và Trần Long, 1994)


2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng
2.3.1 Yếu tố chuồng trại
Khí hậu thời tiết nước ta, nắng nóng vào mùa hè, gió rét vào mùa đông. Ngoài
ra, do đặc tính sinh lý của gà không chịu được nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, mặc dù
9


một số giống địa phương rất thích nghi với điều kiện chăn thả tự nhiên, nhưng thiếu
chuồng trại hợp quy cách thì chăn nuôi gà không đạt năng suất cao. Vì vậy, xây dựng
chuồng trại cho gia cầm là điều rất cần thiết và không thể thiếu trong chăn nuôi gia
cầm (Lê Minh Hoàng, 2002).
Đối với chuồng gà, việc thiết kế phải đảm bảo cho gà có nơi trú, nơi ăn uống,
đảm bảo tránh những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài tác động đến gà, chuồng
gà còn là nơi cho gà sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ. Bên cạnh đó, chuồng gà tốt còn phải
đảm bảo thuận tiện cho công tác vệ sinh chuồng.
Chuồng là nhà của đàn gà nên cần đảm bảo các yếu tố sinh thái về thông thoáng
khí, nhiệt độ, ẩm độ…cho gà sinh sống khỏe mạnh, mau lớn, đẻ nhiều (Lê Minh
Hoàng, 2002).
Chuồng trại đóng một vai trò quan trọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất
nuôi, chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật sẽ giúp gà mau lớn, ít bệnh tật, tỷ lệ
tiêu tốn thức ăn giảm, quản lý được đầu con, do đó chuồng trại rất ích lợi cho việc
chăn nuôi (Nguyễn Huy Hoàng, 1999).
2.3.1.1 Lợi ích của chuồng trại
Đối với giai đoạn gà úm, chuồng đảm bảo cho gà có nơi ấm áp, tránh gió lùa,
thuận lợi cho giai đoạn đầu phát triển.
Đối với gà thịt đang sinh trưởng, chuồng giúp hạn chế sự vận động và tiêu hóa
năng lượng của gà, giúp chúng tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn.
Hạn chế sự tiếp xúc của gà với nơi dơ bẩn, tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại và
các loại kí sinh trùng.

Chuồng trại thiết kế đúng tiêu chuẩn giúp gà đẻ có sản lượng trứng cao, tỷ lệ
sống cao và tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn cao (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.3.1.2 Thiết kế chuồng nuôi
Khi nói về kiểu chuồng nuôi gà thì có rất nhiều kiểu chuồng làm bằng nhiều
loại nguyên liệu khác nhau sẵn có ở mỗi địa phương (Lê Thanh Hải, 1995).
2.3.1.3 Các kiểu chuồng nuôi dưỡng
Kiểu chuồng kín: xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt, hoàn toàn dùng ánh sáng
điện, thông gió bằng quạt máy.
Kiểu chuồng nửa kín nửa hở: vừa có hệ thống quạt thông gió, vừa có cửa thông
gió tự nhiên, dùng ánh sáng điện là chủ yếu.
Kiểu chuồng hở hoàn toàn: thông gió tự nhiên và dùng ánh sáng tự nhiên hoàn
toàn.
10


Kiểu chuồng nhỏ, thô sơ nuôi ở các gia đình: Nếu chuồng thông thường làm
cách mặt đất khoảng 0,5 m cho phân lọt xuống dưới, có thể cầu đậu, máng ăn treo bên
ngoài cho gà thò đầu ra ngoài ăn (Lã Thị Thu Minh, 2000).
2.3.1.4 Vị trí xây dựng chuồng trại
Chuồng trại nên tránh xa trục lộ giao thông, khu vực đông dân cư để tránh lây
lan dịch bệnh cho gà, tránh khu vực có nhiều tiếng ồn để giữ yên tĩnh cho đàn gà. Mặt
khác, tránh được sự ô nhiễm cho khu vực dân cư do chất thải của gia cầm gây nên.
Nền chuồng nên chọn vị trí cao và luôn khô ráo để tránh ẩm ướt bầu không khí trong
chuồng nuôi trong trường hợp nuôi thả dưới nền. Trong trường hợp nuôi chuồng trên
mặt ao kết hợp giữa nuôi gà và thả cá thì nên làm sạp nuôi gà cách mặt ao tối thiểu từ
1,5 m trở lên để tránh hơi ẩm tích tụ trong chuồng. Trong trường hợp làm chuồng sàn
trên mặt đất thì mặt sàn cách mặt đất tối thiểu là 1 m trở lên (Dương Thanh Liêm,
2003).
2.3.1.5 Yêu cầu của việc xây dựng chuồng trại
Do đặc tính sinh học của gà, chuồng trại và khu vực nuôi phải đảm bảo các yêu

cầu sau:
Trước lúc xây dựng chuồng trại cần phải đảm bảo chắc chắn rằng đất đai, nguồn
nước ở địa điểm xây dựng không bị nhiễm khuẩn, hóa chất. Vị trí chuồng nuôi nên
chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách các trại nuôi gia cầm khác càng xa càng tốt nhằm
hạn chế tối thiểu mức rủi ro, do lây nhiễm bệnh tật chồng chéo. Trại cũng cần phải
cách xa các đường vận chuyển gia cầm khác với khoảng cách nhất định. Trại cần phải
được bao quanh bằng tường, rào để tránh sự xâm nhập của người lạ và các loại động
vật hoang dã.
Chuồng nuôi phải được thiết kế theo kiểu bán chăn thả. Nửa ngoài không cần
mái che nhưng phải được quây kín bằng lưới tránh gà bay mất. Ngoài ra còn phải có
hệ thống sào đậu cho gà vì chúng rất thích bay nhảy lên cao nơi hẻo lánh, đồng thời
giúp cho gà có thêm không gian sống, mặt khác còn là chỗ để cho gà tránh kẻ thù.
Chuồng nuôi còn phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Chuồng trại phải đảm bảo nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh, phải
thông thoáng không ẩm ướt và quá dơ bẩn.
Nhiệt độ trong chuồng nuôi không được biến động lớn như tăng lên hoặc giảm
xuống đột ngột.
Chuồng trại phải thiết kế đúng kỹ thuật, đảm bảo độ thông thoáng để thoát
nhanh khí độc (Bùi Đức Lũng, 2003).
Tiện lợi cho việc chăm sóc, quản lý đàn gà, bố trí hợp lý mọi thiết bị để đạt hiệu
quả cao nhất (Lâm Minh Thuận, 2005).
11


2.3.1.6 Hướng chuồng
Việc chọn hướng chuồng trong chăn nuôi là công việc rất quan trọng, nếu
chúng ta chọn không đúng hướng không những làm xấu cảnh quan chuồng trại, việc
vận chuyển thức ăn mà còn ảnh hưởng tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi như: thiếu
ánh nắng vào chuồng, ánh nắng quá mạnh vào chuồng hoặc bị mưa tạt, gió lùa khi gặp
thời tiết bất lợi.

Hướng trục chuồng thích hợp nhất là Đông Bắc – Tây Nam, có mặt chuồng
quay hướng Đông Nam (Võ Văn Ninh, 2001).
2.3.2 Yếu tố môi trường
2. 3.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường. Nó luôn
gắn liền với đời sống gà từ khi chúng còn là những phôi trứng trong máy ấp cho đến
khi nở ra, trưởng thành và tái sản xuất. Gà không chịu được nóng và lạnh, nhất là gà
con rất dễ nhạy cảm với diễn biến của nhiệt độ của môi trường, mỗi sự thay đổi nhiệt
độ môi trường dễ ảnh hưởng đến sinh lý của gà.
Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ, thường không gây tác hại mà có tác dụng
như kích thích có lợi. Trường hợp biến đổi đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt xa
giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến gà (Võ Bá Thọ, 1996).
Trường hợp nhiệt độ bất thường quá thấp hay quá cao thì gia cầm con yếu ớt,
sức tăng trưởng kém, khả năng tiêu tốn cao, tỷ lệ nuôi sống thấp. Nếu nhiệt độ thay đổi
ít so với bình thường (khoảng 2oC) thì nói chung không ảnh hưởng đến sự phát dục
của chúng (Bùi Quang Toàn và ctv,1980).
2.3.2.2 Ẩm độ
Ẩm độ chuồng nuôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi bởi vì ẩm
độ ảnh hưởng rất lớn đến sự bốc hơi nước trong chuồng nuôi, mà bốc hơi nước lại có
mối liên quan mật thiết với sự cân bằng nhiệt của gia cầm và tình trạng vệ sinh trong
chuồng nuôi. Khi nhiệt độ cao mà ẩm độ cũng cao thì gà thải nhiệt ra ngoài rất khó
khăn, vì sự bốc hơi nước khó thực hiện được. Ngược lại, khi nhiệt độ trong chuồng
nuôi thấp mà ẩm độ cao làm gia cầm chịu lạnh kém hơn, chuồng trại luôn ẩm ướt. Gia
cầm luôn tiêu phân xuống nền chuồng, nếu ẩm độ cao thì chuồng trại sẽ không bao giờ
khô ráo tạo môi trường thuận lợi cho vi trùng, các loại vi khuẩn khác cũng như các loại
nấm mốc và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho gà (Dương Thanh Liêm, 2003).
Nước ta thường có ẩm độ không khí rất cao, trên 75%, vì vậy dùng biện pháp
giảm ẩm độ bằng hệ thống thông gió và giữ khô lớp độn chuồng là cách tốt nhất. Bên
cạnh đó, thực hiện tốt công tác vệ sinh như khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm
và giảm mật độ nuôi cũng là cách hạn chế phát sinh ẩm độ trong trại (Bùi Xuân Mến,

2007). Ẩm độ tương đối là 50 – 60% là phù hợp với gà con. Không bao giờ cho phép
12


ẩm độ trên 80%. Để đảm bảo giảm ẩm độ trong chuồng, cần sử dụng hệ thống thông
hơi là rất cần thiết, nhưng không được để tạo thành luồng gió mạnh trong chuồng gà
(Phạm Tấn Nhã, 2010).
2.3.2.3 Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lấy thức ăn, sinh trưởng và sức đẻ trứng
của gà cho nên nếu khu vực nuôi có quá nhiều cây cối rậm rạp hay những tán cây um
tùm thì cần chặt tỉa đảm bảo sao cho chuồng thoáng mát, gà dễ kiếm nhặt thức ăn, tổng
thời gian chiếu sáng cho gà thịt từ 1-4 tuần khoảng 20-24 giờ và 10-18 giờ cho gà từ 5
tuần đến xuất bán, đối với gà nuôi đẻ trứng từ 9-21 tuần tuổi cần 8-14 giờ và sau 21
tuần cần 12- 16 giờ.
2.3.2.4 Độ thông thoáng
Độ thông thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan hệ
đến ẩm độ, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi (Dương Thanh Liêm, Võ Bá
Thọ, 1980).
Sinh vật không lúc nào tách khỏi không khí được, nhưng trong nhà nuôi gia
cầm con cần phải giữ ấm nên đó là mâu thuẫn cần được giải quyết. Mặc khác, gia cầm
có thân nhiệt cao, cơ năng trao đổi mạnh, hô hấp nhanh, trong khi đó không khí trong
chuồng dễ tạp bẩn (vì chứa nhiều khí cacbonic) làm cho sự sinh trưởng của chúng bị
trở ngại. Do đó sự trao đổi không khí trong nhà nuôi cần được hết sức chú ý, không
khí bình thường gồm các thành phần sau: Nitơ 78,06%, Oxi 21%, Acgon 0,94%, CO2
0,03%. Trong chuồng gia cầm con, không khí thường bị thay đổi thành phần là do có
chứa nhiều khí độc và tạp chất. Những khí độc thường tăng lên nhiều là CO2, NH3,
H2S cùng với những tạp chất khác như bụi bặm, vi trùng cũng tăng lên. Sự thay đổi
thành phần không khí trong chuồng nuôi sẽ gây tác hại trực tiếp đến cơ thể gia cầm
(ngạt, ngộ độc) làm cho sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh và kéo
dài.

2.3.3 Yếu tố Thức ăn và dinh dưỡng
Trong chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng, thức ăn chiếm một
tỷ lệ lớn nhất. Tùy theo điều kiện từng nơi, tùy theo giống gia cầm khác nhau, tùy đầu
tư trang thiết bị kỹ thuật chuồng trại khác nhau mà chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ từ 55
đến 75% trong chi phí chăn nuôi (Dương Thanh Liêm, 2003). Muốn gà mau lớn, đẻ
nhiều, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp thì phải cho gà ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh
dưỡng có trong thức ăn (Lê Quang Phiệt, 1999).
Khi đã chọn được giống tốt thì thức ăn phải đủ số lượng và chất lượng, cân đối
dinh dưỡng cho khẩu phần từng loại gà theo lứa tuổi, theo năng suất thịt, trứng mới có
hiệu quả nuôi công nghiệp (nuôi nhốt) và nuôi thả vườn. Thường là thức ăn chiếm

13


×