Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Những thành tựu và hạn chế về lý luận thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, địa tô) của các nhà kinh tế tư sản cổ điển việc kế thừa và phát triển lý luận này của c mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.26 KB, 34 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học cung cấp cho chúng ta
một cách có hệ thống những tư tưởng kinh tế, mà cốt lõi, xuyên suốt là tư tưởng
về giá trị hàng hóa. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế
là các hệ thống quan điểm kinh tế của những giai cấp khác nhau, trong các hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau, gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nó chỉ
ra những cống hiến, những giá trị khoa học, cũng như phê phán có tính lịch sử
những hạn chế của đại biểu các trường phái kinh tế học.
Trong hệ thống lý luận đó, lý luận về thu nhập là một trong những lý thuyết
có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Mác từng nói “Tư bản-lợi nhuận, ruộng đất-địa tô, lao động-tiền
công, đó là công thức tam nhất thể bao quát tất thảy những điều bí ẩn của quá
trình sản xuất xã hội”. Tiền công, lợi nhuận, địa tô đựơc coi là ba phạm trù cơ
bản của lý luận thu nhập. Trước Mác, đặc biệt là các nhà kinh tế tư sản cổ điển
đã từng nghiên cứu và thu được những thành tựu nhất định về vấn đề này. Việc
xác định được một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh trong đó có lý luận thu
nhập là một trong những công lao to lớn của các nhà kinh tế tư sản cổ điển cho
lịch sử kinh tế nhân loại. Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đã đặt nền móng cơ
sở khoa học đầu tiên cho sự nghiên cứu về vấn đề này.
Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội. Thu nhập của người dân cũng vì thế mà đã có
phần cải thiện. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cốt lõi xoay quanh mức thu nhập của
người dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Mức lương tối thiểu nhìn chung
còn quá thấp. Thu nhập của người hưởng lương có phần tăng, về cơ bản không
do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế
tăng trưởng (tiền lương nhà nước chỉ chiếm 1/3, thu nhập khác chiếm tới 2/3).
Cùng với đó là vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam
hiện nay còn nhiều tồn tại, bất cập. Sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng, miền,


các hộ gia đình còn lớn…
2


Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu và vận dụng đúng những lý luận về thu
nhập của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, của Mác trong điều kiện nền kinh tế thị
trường nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn. Đó là lý do em chọn đề tài “Những
thành tựu và hạn chế về lý luận thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, địa tô) của
các nhà kinh tế tư sản cổ điển. Việc kế thừa và phát triển lý luận này của
C.Mác” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế của
mình.
Kết cấu tiểu luận: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung tiểu luận có kết cấu gồm 2 chương.

3


Chương 1:
LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂNTHÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
1.1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Trong dòng chảy chung của Lịch sử học thuyết kinh tế, học thuyết kinh tế
tư sản cổ điển với các đại biểu xuất sắc của mình đã đánh dấu một cái nhìn mới,
khoa học và thiết thực của kinh tế chính trị học. Các nhà kinh tế tư sản cổ điển
đã tạo ra sự bức phá trong lý luận và trong tư duy kinh tế chính trị đồng thời
khái quát các phạm trù, các quy luật kinh tế từ chính thực tiễn sinh động của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì đó trên cơ sở kế thừa có phê phán luận điểm của
các tư tưởng kinh tế trước đó.
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển xuất hiện ở các nước như Anh, Pháp…
Và ở Anh thì kinh tế chính trị tư sản cổ điển bắt đầu xuất hiện cuối thế kỉ

XVII, trong quá trình tan rã của Chủ nghĩa trọng thương. Nguyên nhân do sự
phát triển của nền công trường thủ công. Cuộc cách mạng ở Anh diễn ra từ giữa
thế kỉ XVII, tạo ra một tình hình kinh tế xã hội, chính trị mới, sự xuất hiện của
tầng lớp quý tộc mới, liên minh với giai cấp tư sản để chống lại triều đình phong
kiến.Giai cấp tư sản Anh cuối thế kỉ XVII đã trưởng thành, ít cần tới sự bảo hộ
của nhà nước như trước. Các chính sách kinh tế của nhà nước trong thời kì này
cũng ít hà khắc hơn.Về mặt tư tưởng các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội phát triển tạo điều kiện cho khoa kinh tế một cơ sở phương pháp luận vững
chắc. Nổi lên ở giai đoạn kinh tế này là ba đai diện tiêu biểu là William Petty,
Adam Smith và David Ricardo.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của lịch sử học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Trong lĩnh vực nghiên cứu được chuyển từ lưu thông sản xuất sang các nhà
kinh tế đi sâu vào nghiên cứu, giải thích nguồn gốc của cải.
Lấy lý luận giá trị lao động làm trọng tâm, dựa trên nguyên lý giá trị lao
động để xem xét các phạm trù kinh tế tư sản với phương pháp luận và trừu
tượng hoá.
4


Các quan điểm kinh tế thể hiện rõ khuynh hướng tự do kinh tế.
1.2. Những thành tựu trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính
trị tư sản cổ điển
1.2.1. Lý luận về tiền lương
Trong lý luận về tiền lương các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã thu được
những thành tựu đáng kể. Các ông đã lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận
tiền lương. Họ cho rằng tiền lương gắn với thu nhập có lao động, là giá trị tư
liệu sinh hoạt dùng để nuôi sống công nhân và gia đình họ. Bước đầu đã có sự
phân biệt tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa tức là giá cả thực tế và giá
cả bằng tiền của lao động. Trong quan điểm của mỗi nhà tư tưởng kinh tế tư sản
cổ điển đều bao hàm những hạt nhân hợp lý, nhiều phát hiện đúng đắn xoay

quanh vấn đề tiền lương. Cụ thể như sau:
* Trong lý luận của W. Petty
Lý luận về tiền lương cũng là một đóng góp quý báu của W.Petty trong lý
luận thu nhập của trường phái kinh tế tư sản cổ điển.
Lý luận tiền lương của W.Petty được xây dựng trên cơ sở lý luận giá trị lao
động. Ông đã tìm ra tính khách quan của việc quy định mức tiền lương. Trước
W. Petty chưa ai giải thích tiền lương một cách khách quan. Theo ông, tiền
lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân. Nếu
thấp hơn thì người công nhân không đủ tái sản xuất sức lao động và người công
nhân không thể tồn tại được. Đây là phát hiện mới của W.Petty.
Ông còn được xem là người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết “quy luật
sắt về tiền lương”rất được phổ biến trong các lý luận kinh tế sau này. Ông đã đề
nghị phải có biện pháp hạ thấp tiền lương tới mức tối thiểu. Lương cao thì công
nhân sinh ra lười biếng, thích uống rượu, hay bỏ việc.
Lý luận tiền lương tối thiểu của W.Petty một mặt phản ánh trình độ của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển chưa cao, chưa tạo ra được sự phụ thuộc
hoàn toàn của người công nhân vào tư bản, nên giai cấp tư sản phải dựa vào nhà
nước để duy trì mức tiền lương tối thiểu.
5


W. Petty còn đặt nền móng cho sự phân tích về sự bóc lột của giai cấp tư
sản đối với giai cấp công nhân. Bởi vì, theo lý luận giá trị lao động thì toàn bộ
giá trị và sản phẩm là do công nhân sáng tạo ra, nhưng người công nhân chỉ
được nhận từ sản phẩm do mình tạo ra một khoản tiền lương tối thiểu, số còn lại
đã bị nhà tư bản chiếm đoạt. Xét về ý nghĩa này, C.Mác cho rằng: W.Petty là
người đã nêu ra nền móng về sự bóc lột, tức là vạch ra mầm mống của lợi nhuận
và giá trị thặng dư.
* Trong lý luận của A.Smith
Trong lĩnh vực nghiên cứu về tiền công, A.Smith cũng mang lại những

đóng góp cơ bản.
Ông nhận xét rằng công nhân trong chủ nghĩa tư bản khác với người sản
xuất độc lập trước kia ở chỗ là họ chỉ nhận được một phần giá trị sản phẩm lao
động của họ (mà không phải là toàn bộ) dưới dạng tiền công và Ông giải thích
điều đó là do họ không còn có tư liệu sản xuất trong tay như trước nữa. Ông coi
xã hội tư bản là xã hội ngày càng xóa bỏ sự độc lập của người sản xuất nhỏ và
mở rộng lao động làm thuê. Điều này như ta đã biết là một quy luật thực tế của
quá trình phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
A.Smith có thể được coi là người đầu tiên xác định một cách chính xác và
toàn vẹn cơ sở của tiền công là giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất cho đời
sống của công nhân và gia đình họ. Những tư liệu sinh hoạt này họ đổi được
bằng lao động của mình trên thị trường. Ông cũng quan niệm được vấn đề mức
tiền công trung bình tương ứng với giá trị của sức lao động (mặc dù ở ông
không có khái niệm này) và nghiên cứu cả giới hạn thấp nhất của nó là mức tối
thiểu về thể chất mà cơ thể đòi hỏi để duy trì sự sống và làm việc bình thường.
Ông còn nhận xét cả sự phụ thuộc của tiền công vào điều kiện lịch sử,
truyền thống của từng nước mà xét đến cùng là do trình độ phát triển kinh tế
nước đó quyết định. Ông cho rằng tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế và phản ánh trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nước. Tiền lương thấp hơn
mức tối thiểu chỉ có ở những nước đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế. Chẳng
hạn, ở Ấn Độ lúc bấy giờ có tiền lương thấp hơn mức tối thiểu, ở Trung Quốc
6


tiền lương chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể vì ở đó nền kinh tế đang bị
đình trệ. Còn ở những nước mà ở đó nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền lương
lớn hơn mức tối thiểu. Phần lớn hơn này do định mức tiêu dùng, truyền thống
văn hóa, tập quán dân tộc quy định.
Từ đó ông cho rằng, công đoàn không có tác dụng trong việc dấu tranh đòi
tăng tiền lương. Trong một nước, nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương phụ thuộc

vào đặc điểm lao động của con người, điều kiện làm việc, tính chất công việc,
trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Về cơ chế hình thành mức tiền công và sự vận dụng của nó, A.Smith đã
khẳng định chắc chắn rằngthị trường tự do là cái quyết định và điều tiết tiền
công ở một mức độ nhất định và ông rất quan tâm đến việc làm thế nào để hạn
chế sự chênh lệch giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. A.Smith lặp
luận rằng tiền công tăng lên sẽ dẫn đến chỗ sinh đẻ nhiều, làm tăng số cung về
lao động và từ đó dẫn đến chỗ làm tăng sự cạnh tranh của lao động. Sự cạnh
tranh đó đến lượt nó lại làm giảm sút mức tiền công và kéo theo sự giảm sút sinh
đẻ, số cung về lao động lại giảm đi và sự cạnh tranh trên thị trường lao động
cũng giảm bớt căng thẳng - điều này cuối cùng lại đưa đến kết quả là mức tiền
công tăng lên. Đó là một quy luật vận động của tiền lương trong cơ chế tự do
cạnh tranh mà A.Smith đã nhận xét được. Xét về nhiều mặt, đây là một đóng
góp có nhiều ý nghĩa của A.Smith.
Hơn thế nữa, A.Smith còn vạch rõ vai trò to lớn của cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân với tư bản trong việc thiết lập một mức tiền công tương ứng.
A.Smith khẳng định và cương quyết bảo vệ quan điểm cho rằng mức tiền
công cao hơn sẽ kích thích sản xuất nhiều hơn là làm giảm sút nó. Từ đó ông
khuyến khích các nhà kinh doanh nên tăng lương cho công nhân bởi vì tất cả sẽ
được điều tiết một cách tự phát trên thị trường lao động. Như vậy là A.Smith đã
gián tiép bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân làm thuê mặc dù ông có một cách
nhìn căn bản là tiêu cực đối với giai cấp này.
* Lý luận của D. Ricardo
7


D. Ricardo đã nêu được những kết luận hợp lý về quan hệ giữa tiền lương
với lợi nhuận và năng suất lao động. Khi năng suất lao động tăng thì tiền lương
giảm và lợi nhuận tăng. Đây là kết luận đúng đắn của Ricardo
Ta thấy lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa và chứa đựng trong hàng

hóa đó quyết định giá trị của hàng hóa, vì thế mà giá trị này là một đại lượng cho
sẵn, nhất định. Đại lượng này được phân chia giữa công nhân làm thuê và nhà tư
bản. Rõ ràng là phần của người này chỉ có thể tăng lên hay giảm xuống trong
chừng mực mà phần của người kia giảm xuống hay tăng lên. Vì lao động của
công nhân là nguồn gốc giá trị của các hàng hóa nên trong tất cả mọi điều kiện,
chính lao động đó là tiền đề nhưng lao động ấy lại không thể có được nếu như
người công nhân không sống và không duy trì được sự sinh sống của họ, tức là
nếu như anh ta không nhận được số tiền công cần thiết. Như vậy, tiền công và
giá trị thặng dư –theo Ricardo đó là hai phạm trù do giá trị của hàng hóa đã phân
giải thành, không những tỉ lệ nghịch với nhau mà nhân tố có trước, có tính chất
quyết định là sự vận động của tiền công. Việc tăng hoặc giảm tiền công gây lên
một sự vận động ngược lại về phía lợi nhuận. Tiền công tăng lên hay giảm
xuống không phải vì lợi nhuận giảm xuống hay tăng lên, mà ngược lại giá trị
thặng dư giảm xuống hay tăng lên là vì tiền công tăng lên hay giảm xuống.
D. Ricardo cũng rất đúng đắn khi cho rằng năng suất lao động tăng thì tiền
công giảm vì tiền công được quyết định bởi giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết.
Nhưng giá cả ấy lại phụ thuộc vào năng suất lao động, mà đất đai càng phì nhiêu
bao nhiêu thì năng suất lao động này lại càng cao bấy nhiêu. Mỗi một sự “cải
tiến” sẽ làm giảm giá cả của các hàng hóa, của các tư liệu sinh hoạt. Như thế là
tiền công tăng lên hay giảm xuống theo tỉ lệ nghịch với sự phát triển của sức sản
xuất của lao động, vì lao động sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt cần thiết gia nhập
vào tiêu dùng thông thường của giai cấp công nhân.
Như vậy, một trong những công lao lớn của Ricardo là đã phân tích tiền
công tương đối hay tỉ lệ và xác định nó như là một phạm trù. Trước Ricardo tiền
công bao giờ cũng được xem xét một cách không có so sánh vì thế cho nên
người công nhân đã bị coi như một xúc vật. Còn ở đây thì họ được xem xét
8


trong mối quan hệ xã hội của họ. Vị trí của các giai cấp đối với nhau bị quyết

định bởi số tiền công tuơng đối, nhiều hơn là vào đại lượng tuyệt đối của nó.
Ông từng phát biểu “Lơi nhuận phụ thuộc vào mức tiền công cao hay thấp, tiền
công phụ thuộc vào giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết, còn giá cả các tư liệu
sinh hoạt cần thiết thì phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thức ăn, bởi vì số lượng tất
cả các vật phẩm cần thiết khác có thể tăng lên một cách hầu như không có giới
hạn”.
D.Ricarco coi lao động là hàng hóa. Tiền lương hay giá cả thị trường của
lao động được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên và xoay quanh nó. Giá cả tự
nhiên của hàng hóa lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người
công nhân và gia đình anh ta. Ông đã chỉ ra cấu thành tư liệu sinh hoạt cho
người công nhân phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc.
Ông còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương là trình độ phát triển
kinh tế, điều kiện sản xuất và điều kiện đào tạo (lao động phức tạp phải có tiền
lương lớn hơn lao động giản đơn), rằng giá trị được tạo ra gồm hai bộ phận: tiền
lương và lợi nhuận .
1.2.2. Về lý luận lợi nhuận
Các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã phát hiện ra lợi nhuận là do lao động của
công nhân (cả trong nông nghiệp và công nghiệp) tạo ra mà họ không được trả
công. Lợi nhuận là bóc lột, nó là khoản khấu trừ vào sản phẩm lao động của
công nhân làm thuê. Các đại biểu của kinh tế tư sản cổ điển đã có những đóng
góp nhất định cho lý luận này. Cụ thể là:
* Trong lý luận của A.Smith
A. Smith có nhiều nhận xét rất xác đáng. Trước hết ông gọi đó là thu nhập
của tư bản, tức là vốn có của người quản lý chứ không phải là tiền công trả cho
lao động của người quản lý. Như vậy ông không lẫn lộn giữa tiền công và lợi
nhuận như một số nhà kinh tế vẫn mắc phải. Quy mô của nó được quyết định
không phải bằng khối lượng hay sự nặng nhọc và phức tạp của lao động mà bởi
quy mô của tư bản sử dụng thực tế.
9



Trong vấn đề lợi nhuận cần nhận thấy trước hết việc A.Smith theo đuổi
mục đích tìm ra bản chất và nguồn gốc thật sự của nó. Ông phân tích một cách
rõ ràng quá trình lịch sử của chủ nghĩa tư bản và bản chất các quan hệ xã hội mà
chủ nghĩa tư bản sinh ra. Ông khẳng định dứt khoát sự khác biệt giữa thu nhập
tư bản với thu nhập của công nhân. Bởi vì ông viết “chỉ trong tay các cá nhân,
tư bản mới bắt đầu được tích lại, một số trong đó đương nhiên hướng vào việc
sử dụng để giành lấy những người yêu lao động, cung cấp nguyên liệu và tư liệu
sinh hoạt cho họ để cuối cùng được lợi khi bán sản phẩm lao động do họ làm ra
khi những công nhân này tăng thêm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất”.
A.Smith còn mô tả như sau: Công nhân chỉ được nhận một phần nào đó (dưới
dạng tiền công) giá trị tạo ra từ lao động và bằng một lượng lao động nhất định
của mình, phần tăng thêm do công nhân làm ra thì biến thành lợi nhuận của các
nhà tư bản, trong đó có một phần đem trả đi dưới dạng địa tô (nếu phải thuê đất)
và lợi tức (nếu phải vay tiền). Ông nêu ra hai cách hiểu về lợi nhuận: hoặc là
toàn bộ phần chênh lệch giữa giá trị tăng thêm so với tiền công (thực chất là giá
trị thặng dư) hoặc phần còn lại trong sự chênh lệch đó sau khi đã đem trả địa tô
và lợi tức (trong trường hợp này đó chính là lợi nhuận doanh nghiệp-tức thu
nhập của chủ xí nghiệp). Như vậy ông đã nhận xét chính xác nguồn gốc thật sự
của lợi nhuận là ở lao động không được trả công của công nhân. Là một phần
giá trị của sản phẩm do lao động tạo ra bên ngoài phần tiền công được trả cho
lao động. Về điểm này A.Smith hơn hẳn những người đi trước.
Ông cũng phân biệt lợi nhuận nói chung (phần còn lại trong giá trị sau khi
đã trả tiền công) với tiền lãi tức là tiền trả cho việc vay vốn của người khác.
Điểm thú vị là ông phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều trong sự vận động của
lợi nhuận nói chung và tiền lãi nói riêng khi cho rằng nếu lãi suất thị trường tăng
lên thì lợi nhuận phải hạ xuống và ngược lại.
Ngoài ra, nghiên cứu về lợi nhuận, A.Smith cũng phát hiện được xu hướng
giảm sút của tỉ suất lợi nhuận cũng như xu hướng san bằng của nó giữa các
ngành sản xuất khác nhau. Ngoài ra ông còn nhận xét được cả sự liên quan giữa

việc giảm sút tỉ suất lợi nhuận với việc giảm sút tỉ suất lợi tức, hơn nữa ông cho
10


rằng mức lợi nhuận và lợi tức thấp là biểu hiện của sự phát triển kinh tế và phồn
vinh của dân tộc .
* Trong lý luận của D.Ricardo
Ricardo thấy rằng, lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản
trả cho công nhân. Ông khẳng định lợi nhuận là kết quả lao động của cônh nhân
và là kết quả của việc chiếm hữu phần giá trị do họ tạo ra. Về điểm này ông phát
triển triệt để hơn so với A.Smith .
Ông đã thấy được xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận và giải thích nguyên
nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp
địa chủ, công nhân và nhà tư bản. Ông cho rằng do quy luật màu mỡ đất đai
ngày càng giảm, giá cả nông phẩm tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng
và địa tô tăng lên còn lợi nhuận không tăng. Như vậy địa chủ là người có lợi,
công nhân không có lợi cũng không bị hại, còn nhà tư bản có hại vì tỉ suất lợi
nhuận giảm xuống.
Ricardo đã đề xuất ra một luận điểm đúng đắn khi cho rằng tất cả mọi sự
cải tiến, dù là do phân công lao động, cải tiến máy móc, hoàn thiện các phương
tiện vận chuyển hay ngoại thương gây ra, nói tóm lại, tất cả các phương tiện rút
ngắn thời gian lao động cần thiết trong công nghiệp hay trong việc chuyên trở
hàng hóa đều làm tăng giá trị thặng dư (có nghĩa là làm tăng cả lợi nhuận)và do
đó làm giàu cho giai cấp các nhà tư bản, vì những sự “hoàn thiện” ấy làm giảmtheo mức độ mà chúng làm giảm-giá trị của lao động.
1.2.3. Về lý luận địa tô
Các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã xây dựng lý luận địa tô trên cơ sở lý luận
giá trị lao động. Các ông đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu về
lý luận này.
* Trong lý luận của W.Petty
Theo W.Petty địa tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí sản xuất,

mà phần chi phí này gồm chi phí về giống cà tiền lương. Như vậy, thực chất của
địa tô là giá trị dôi ra ngoài chi phí, tức là phần lao động không công của công
11


nhân. Qua lý luận địa tô, W.Petty cũng vạch rõ mầm mống của sự bóc lột của
giai cấp tư sản và địa chủ đối với giai cấp công nhân nông nghiệp.
W. Petty không những nghiên cứu bản chất của địa tô mà ông còn đi vào
nghiên cứu địa tô chênh lệch. Ông là người đưa ra khái niệm đầu tiên về địa tô
chênh lệch. Ông quy địa tô chênh lệch không phải từ tích chất màu mỡ khác
nhau của những miếng đất cùng diện tích, mà từ vị trí khác nhau của chúng, từ
khoảng cách khác nhau đối với thi trường trong điều kiện màu mỡ giống nhau
của các khoảnh đất. Điều đó như ta đã biết là một trong những yếu tố của địa tô
chênh lệch.
Petty cũng nhắc đến nguyên nhân thứ hai của địa tô chênh lệch, đến màu
mỡ khác nhau của đất đai và do đó dẫn đến năng suất khác nhau của lao động ở
trên những thửa đất cùng diện tích. Petty từng nói “Sự phong phú hay nghèo nàn
của đất đai, hay là giá trị của nó phụ thuộc vào cái tỉ lệ giữa phần sản phẩm lớn
hay bé do đất đai đem lại, được đem trả cho việc sử dụng đất đai, với số lao
động giản đơn đã chi phí để sản xuất ra sản phẩm”.
Petty còn phân tích lợi tức gắn liền với địa tô. Theo ông người có tiền có
thể sử dụng bằng hai cách để đem lại thu nhập.
Thứ nhất:dùng tiền mua đất để cho thuê và thu địa tô.
Thứ hai:đem gửi ngân hàng để thu lợi tức. W.Petty coi lợi tức là tô của tiền
cũng có nghĩa là mức lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện sản xuất
nông nghiệp.
Về giá cả ruộng đất: W.Petty gắn lý luận địa tô với việc xác định giá cả
ruộng đất, ông cho rằng, bán ruộng đất là bán quyền nhận địa tô, vì vậy giá cả
ruộng đất là do địa tô quyết định. Ông đã đúng đắn khi dựa vào địa tô để xác
định giá cả ruộng đất.

* Trong lý luận của A.Smith:
Theo nhận xét chung của nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng A.Smith chưa
có những quan điểm rõ ràng và đầy đủ vế địa tô. Tuy vậy, vẫn có thể thấy là A.
Smith có cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu bản chất thật sự của địa tô tư bản
chủ nghĩa bằng cách đặt nó trên cơ sở khoa học của lý luận giá trị-lao động. Ông
12


có nhận xét đúng đắn rằng địa tô là một loại thu nhập không do lao động tạo ra,
một sự khấu trừ giá trị hàng hóa có lợi cho người chủ đất, là phần dôi ra trên
mức tiền công và lợi nhuận bình quân của tư bản.
Ông còn phân biệt được địa tô chênh lệch do độ màu mỡ và vị trí của đất
đai quyết định, mức tô phụ thuộc mức thu nhập do mảnh ruộng đó đem lại.
Theo ông, phải căn cứ vào mức tô trên ruộng canh tác cây chủ yếu (lương thực
và thức ăn gia súc) làm tiêu chuẩn tính mức tô trên các mảnh ruộng trồng các
loại cây khác
A.Smith đã nhấn mạnh một cách hoàn toàn rõ ràng rằng quyền sở hữu
ruộng đất, kẻ sở hữu ruộng đất với tư cách là kẻ sở hữu “đòi hỏi địa tô”. Như
vậy khi xét địa tô với tư cách là một hậu quả đơn giản của quyền sở hữu ruộng
đất, Smith đã thừa nhận địa tô là một giá cả độc quyền, một điều hoàn toàn
đúng, bởi vì chỉ do kết quả can thiệp của quyền sở hữu ruộng đất nên sản phẩm
mới được bán theo một giá cả cao hơn giá cả chi phí, được bán theo giá trị của
nó. Ông từng phát biểu “Địa tô, được coi là giá cả trả cho việc sử dụng ruộng
đất, dĩ nhiên là một giá cả độc quyền”. Thật vậy, đó là cái giá cả mà chỉ có sự
độc quyền về quyền sở hữu ruộng đất mới bắt người ta phải trả và về phương
diện đó, nó là một giá cả độc quyền - giá cả đó khác với giá cả của những sản
phẩm công nghiệp.
Ngoài ra, ông còn phân biệt được địa tô và tiền tô. Theo ông tiền tô bằng
địa tô cộng với lợi tức tư bản đầu tư cải tạo đất đai. Điều này tiến bộ hơn phái
trọng nông, vì phái trọng nông cho rằng, toàn bộ sản phẩm thuần túy là do tự

nhiên mang lại.
* Trong lý luận của D.Ricardo.
Phân tích địa tô là một công lao to lớn của D.Ricardo. Điểm nổi bật trong
lý luận địa tô là ông đã phân tích lý luận này trên cơ sở lý luận giá trị-lao động.
Ông lặp luận rằng, do “đất đai canh tác hạn chế”độ màu mỡ đất đai giảm sút
“hiệu quả đầu tư bất tương xứng”trong khi đó, dân số tăng nhanh làm cho nạn
khan hiếm tư liệu sinh hoạt diễn ra phổ biến trong xã hội . Điều này buộc xã hội
phải canh tác trên cả ruộng đất xấu. Vì canh tác trên ruộng đất xấu, nên giá trị
13


nông sản phẩm do hao phí lao động trên ruộng đất xấu nhất quyết định. Vì vậy,
ở những ruộng đất tốt, trung bình, cùng với mức đầu tư chi phí, sẽ thu được
lượng sản phẩm lớn hơn so với ruộng đất xấu. Khoản chênh lệch đó trả cho địa
chủ được gọi là địa tô.
Bằng việc xây dựng lý luận địa tô trên cơ sở của giá trị lao động, D.Ricardo
đã giải thích rằng nguồn gốc của địa tô không phải là một tặng vật nào của đất,
mà nó có nguồn gốc từ chính lao dộng đã bỏ vào dất đai trong điều kiện có
chiếm hữu nhất định đưa lại. Ricardo khẳng định rõ ràng rằng giá trị sản phẩm
nông nghiệp được quyết định bởi chi phí lao động ở những mảnh đất xấu nhất.
Điều khẳng định định này hết sức có giá trị và được Mác đánh giá rất cao bởi vì
từ đó người ta có thể hiểu được nguồn gốc của địa tô chênh lệch, cơ chế hình
thành địa tô như thế nào. D.Ricardo cũng chỉ rõ rằng trên những mảnh đất xấu,
các nhà kinh doanh chỉ thu được lợi nhuận bình quân chung, trong khi đó thì lợi
nhuận thu được trên những mảnh đất tốt lại cao hơn lợi nhuận bình quân, do dó
các nhà tư bản kinh doanh ở đây phải nộp lại cho chủ đất phần chênh lệch đó
dưới dạng địa tô. Như vậy là khi người ta bắt đầu canh tác những đất đai màu
mỡ loại hai (tức là kém màu mỡ hơn) thì địa tô sẽ xuất hiện ngay lập tức trên
mảnh đất loại một. D.Ricardo viết rằng, cùng với việc thu hút tất cả các mảnh
đất xấu vào kinh doanh, địa tô của các chủ đất sẽ tăng lên mà không cần có bất

cứ một sự đầu tư nào thêm từ phía họ .
Cũng như A.Smith, D.Ricardo đã phân biệt được địa tô và tiền tô. Địa tô là
việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên. Ngoài địa tô, tiền tô còn
bao gồm cả lợi nhuận do tư bản đầu tư vào ruộng đất.
Các nhà kinh tế học khác cho rằng, địa tô là dấu hiệu sự giàu có của xã hội.
Ngược lại D.Ricardo cho rằng, địa tô là biểu hiện sự bần cùng của xã hội. Vì nếu
như đất đai phì nhiêu, màu mỡ, người ta không cần phải canh tác trên các ruộng
đất xấu. Do vậy địa tô giảm, giá cả nông sản phẩm giảm, địa tô càng cao thì xã
hội càng thiế nông sản phẩm. Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, tăng màu
mỡ đất đai sẽ làm cho địa tô giảm đi.
14


Ricardo cũng dành nhiều thời gian cho việc phân tích lượng địa
tô. Ông xác định rằng lượng địa tô sẽ phụ thuộc vào sự khác nhau về chất lượng
của các loại đất canh tác. Song ở đây, ông vẫn nhất quán trong việc khẳng định
nguồn gốc của địa tô, không lẫn lộn việc phân tích địa tô về mặt chất và về mặt
lượng. Ông còn gắn mức địa tô với nhịp độ tích lũy tư bản. Theo ông nếu nhịp
độ tích lũy tư bản giảm, thì nhu cầu đối với lúa mì giảm dẫn đến chỗ thu hẹp
diện tích đất canh tác và do đó mức địa tô cũng giảm và ngược lại.
Ricardo cũng có một lặp luận độc đáo về mối quan hệ của địa tô với giá cả
sản phẩm nông nghiệp. Theo ông thì địa tô không làm tăng giá của lùa mì. Lúa
mì đắt không phải vì nhà kinh doanh phải trả địa tô mà ngược lại chính vì giá lúa
mì cao cho nên phải trả địa tô cho chủ đất.
Ricardo còn có hai nhận định lý thú khác về địa tô. Một là, ông khẳng định
địa tô cao hay thấp đều là gánh nặng rơi vào vai người tiêu dùng chứ không phải
ai khác. Hai là, trong trường hợp giá cả của lúa mì giảm dẫn đến mức địa tô
giảm chỉ là một tổn thất riêng cho chủ đất chứ không phải cho tất cả mọi người,
song xét về toàn cục do kết quả của sự tiến bộ chung, hoàn cảnh của các chủ đất
cũng được cải thiện một cách tương đối. Điều này khiến cho lời khuyên của

Ricardo đối với các chủ đất đừng sợ sự giảm sút của mức địa tô càng trở nên có
cơ sở đáng tin cậy hơn.
1.3. Hạn chế trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư
sản cổ điển
Bên cạnh những thành tựu, trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế tư
sản cổ điển còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Cụ thể như sau:
1.3.1. Về lý luận tiền lương.
* Trong lý luận của W.Petty
Ông chưa phân biệt được lao động và sức lao động, từ đó khẳng định tiền
lương là giá cả của lao động. Đây là một luận điểm sai lầm. Sau này, Mác đã chỉ
ra tiền lương không phải là giá cả của lao động mà là giá cả của sức lao động
Petty còn cho rằng tiền lương quan hệ tỉ lệ nghịch với giá trị tư liệu sinh
hoạt, trái với quan điểm của Mác. Ông chủ trương duy trì mức tiền lương tối
15


thiểu, đặt ra “quy luật sắt về tiền lương”. Ông quan niệm tiền lương cao thì công
nhân sẽ sinh ra lười biếng. Đây là điều bất hợp lý, trái với quan điểm của Mác
khi Mác cho rằng tiền lương sẽ tỉ lệ thuận với sức lao động
* Trong lý luận của A.Smith
A. Smith đã sai lầm khi cho rằng tiền lương là nguồn gốc đầu tiên của giá
trị trao đổi. Mặc dù tiền lương hay nói đúng hơn việc thường xuyên bán sức lao
động là nguồn gốc của thu nhập đối với người công nhân. Chính lao động của
người công nhân tạo ra giá trị chứ không phải tiền lương của họ. Tiền lương
chẳng qua chỉ là một giá trị hiện có hoặc nếu chúng ta xét toàn bộ nền sản xuất –
là bộ phận giá trị mà người công nhân sáng tạo ra và chiếm hữu lấy. Nhưng việc
chiếm hữu nó không tạo ra giá trị. Vì vậy tiền lương của công nhân có thể tăng
hay giảm mà không hề ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa đã được sản xuất ra.
Ông cũng chưa thật sự đúng đắn khi cho rằng cần phải trả lương cao, vì từ
việc làm đó sẽ chứa đựng yếu tố làm giảm mức lương. Bởi vì, việc trả lương cao

sẽ dẫn đến tình trạng cung về lao động lớn hơn cầu về lao động, lúc đó lại có thể
giảm tiền lương. Điều này trái với Mác, Mác cho rằng tiền lương phải tỉ lệ thuận
với sức lao động.
* Trong lý luận của D.Ricardo
D. Ricardo đã sai lầm khi cho rằng tiền công tăng lên sẽ làm tăng giá cả các
hàng hóa. Vì giá trị các hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động chứa đựng
trong hàng hóa đó, còn tiền công và giá trị thặng dư (lợi nhuận) thì chỉ là những
phần, những tỉ lệ, theo đó hai giai cấp những người sản xuất phân chia với nhau
giá trị của hàng hóa. Cho nên rõ ràng là, mặc dù việc tăng và giảm tiền công
quyết định tỷ suất gía trị thặng dư (ở Ricardo là tỷ suất lợi nhuận) nhưng nó
không ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa, hay đến giá cả của nó (là biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa). Cái tỉ lệ theo đó một chỉnh thể, được phân chia
giữa hai người tham dự vào cuộc chia, không làm cho bản thân chỉnh thể đó lớn
hơn hay nhỏ đi. Ngay cả những ngoại lệ mà Ricardo đã dẫn ra, trong đó hình
như việc tăng tiền công làm cho giá trị trao đổi của một số hàng hòa này giảm
xuống và làm cho giá trị trao đổi của một số hàng hóa khác tăng lên, những
16


ngoại lệ đó cũng không phù hợp với thực tế nếu như ta nói về các giá trị, và
chúng chỉ đúng đối với các giá cả chi phí mà thôi.
Ricardo ủng hộ lý thuyết “quy luật sắt về tiền lương”. Ông giải thích rằng,
tiền lương phải ở mức tối thiểu, đó là quy luật chung tự nhiên cho mọi cho xã
hội. Chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi, khả năng tăng lực lượng sản xuất mới
vượt khả năng tăng dân số. Còn trong điều kiện bình thường, với đất đai hạn chế
và sự giảm sút hiệu quả của đầu tư bổ sung sẽ làm cho của cải tăng chậm hơn
dân số. Khi đó, cơ chế điều tiết tự phát sẽ hoạt động. Điều đó sẽ kìm hãm tốc độ
tăng dân số. Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị
truờng lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo, vì theo ông, làm như
vậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên.

1.3.2. Về lý luận lợi nhuận
* Trong lý luận của A.Smith
Trong việc nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của A.Smith cũng bộc lộ những
điểm hạn chế rõ rệt. Do ông không nhất quán trong việc xác định nguồn gốc của
giá trị, A.Smith cũng không nhất quán trong việc xác định nguồn gốc của lợi
nhuận. Một mặt, ông cho nó là do lao động của công nhân tạo ra. Mặt khác như
tất cả lý luận gia tư sản khác-ông cũng coi nó là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng
trước. Khuynh hướng san bằng tỷ suất lợi nhuận mà ông tưng đưa ra là do kết
quả của sự quan sát thực tế và do sai lầm trong việc xác định nguồn gốc thật sự
của lợi nhuận đưa lại. Hơn nữa chính phạm trù lợi nhuận cũng không được ông
định nghĩa một cách nhất quán. Ở ông rõ ràng là không có sự phân biệt giữa
hình thái chung, trừu tượng của lợi nhuận với các hình thái biểu hiện cụ thể của
nó. Chính việc không có một khái niệm khoa học về giá trị thặng dư đã làm cho
việc nghiên cứu lợi nhuận của ông không có cơ sở chắc chắn.
Trong học thuyết của A.Smith có sự lẫn lộn giá trị thặng dư với lợi nhuận.
Tuy ông thực sự nghiên cứu giá trị thặng dư nhưng lại không trình bày giá trị
thặng dư một cách rõ ràng dưới hình thái một phạm trù xác định, khác với
những hình thái đặc biệt của nó nên ông đã trực tiếp lẫn lộn giá trị thặng dư với
hình thái phát triển cao hơn đó là lợi nhuận mà không đưa ra những khâu trung
17


gian nào. Sự lẫn lộn không phải bắt đầu ở chỗ ông không luận giải một cách
tường tận về lợi nhuận - hình thái đặc thù của giá trị thặng dư mà ở chỗ ông chỉ
coi lợi nhuận và những hình thái của giá trị thặng dư nói chung, là “những khoản
khấu trừ vào lao động mà người công nhân đã nhập thêm vào vật liệu”
* Trong lý luận của D.Ricardo
D.Ricardo chưa khắc phục được “giáo điều A.Smith” nên ông có một quan
niệm nửa vời về mối quan hệ tiền công và lợi nhuận. Bởi vì giá trị các hàng hóa
được ông quy về các thu nhập do đó tiền công và lợi nhuận tỉ lệ nghịch với

nhau. Từ đó, ông rút ra kết luận là khi tiền công tăng lên một cách phổ biến thì tỉ
suất lợi nhuận sẽ giảm xuống. Như vậy là ông đã nhận ra được một quy luật của
chủ nghĩa tư bản, song giải thích nó theo cách của riêng mình. Trong quá trình
phân tích, ông còn rút ra được xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận giữa các
ngành và giữa các nước. Cuối cùng, D.Ricardo xem xét lợi nhuận bằng con mắt
phi lịch sử của mình. Cơ sở của việc quan niệm này là việc ông coi tư bản như
một phạm trù tự nhiên, vĩnh viễn. Ông nói rằng, vì tư bản là các tư liệu sản xuất
và tất cả mọi chi phí để trả cho công nhân nên nó tồn tại từ chế độ nguyên thủy,
trong tay những người thợ săn và những người đánh cá.
Thiếu sót cơ bản của ông chính là việc không tách lợi nhuận riêng ra khỏi
giá trị thặng dư. Chính sự vắng mặt của phạm trù này trong hệ thống lí luận của
ông cũng như của A.Smith trước đó đã làm cho việc nghiên cứu các hình thức cụ
thể của lợi nhuận không có được một cơ sở khoa học vững chắc
1.3.3. Về lý luận địa tô
* Trong lý luận của W.Petty
Petty phủ nhận, không thừa nhận địa tô tuyệt đối. Ông đã đưa ra công thức
tính giá cả ruộng đất còn nhiều hạn chế. Công thức đó là: Giá cả ruộng đất = địa
tô hàng năm × 20. Hệ số 20 là do ông tự đặt ra, theo ông đó là số năm đủ để ba
thế hệ cùng sống với nhau để hưởng địa tô đó. Sau này, Mác phê phán tính chất
tùy tiện theo kinh nghiệm và thiếu cơ cở khoa học của công thức đó và vạch rõ
công thức tính giá cả ruộng đất phải là:
Giá cả ruộng đất = Địa tô hằng năm: Tỉ suất lợi tức.
18


* Trong lý luận của A.Smith
Khi đánh giá sự nghiên cứu của A.Smith có nhiều ý kiến từ lâu nay vẫn cho
rằng những quan điểm về địa tô của ông là rất mâu thuẫn và không tạo thành
một lý luận hoàn chỉnh.
Smith không theo duổi vấn đề này một cách triệt để nên ông thường tự mâu

thuẫn với chính mình trong việc xác định nguồn gốc cuối cùng của địa tô. Ông
gọi địa tô là một loại “giá cả độc quyền” trả cho việc sử dụng đất đai. Mặt khác
vì có nhiều quan điểm về việc giá trị phân giải thành tiền công, lợi nhuận và địa
tô nên A.Smith coi sở hữu ruộng đất cũng là nguồn gốc của địa tô. Với quan
điểm này, đúng là ông đã mâu thuẫn với mình khi coi địa tô là một loại thu nhập
mang tính chất bóc lột.
Hơn nữa do A.Smith không hiểu những đặc điểm riêng biệt của sự hình
thành giá trị và giá cả ruộng đất trong nông nghiệp, do đó ông không giải quyết
được vấn đề lượng của địa tô.
Ông còn gọi địa tô là một phần thưởng cho “công lao của đất”. Cũng vì
quan điểm này, A.Smith bị coi là thụt lùi so với những người trọng nông là
người khẳng định điạ tô là do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra. Ông
diễn đạt quan niệm này bằng hình ảnh “Địa tô –đó là tác phẩm còn sót lại của
thiên nhiên sau khi mọi thứ đã trở thành sản phẩm của con người”
A.Smith còn chứng minh rằng địa tô là một sự trả công hợp lý cho những
người sở hữu ruộng đất, bởi vì nhờ có địa tô mà những người này có thể đầu tư
thêm làm cho đất đai tốt hơn, mặc dù trong khi đó ông chủ trương chống lại chế
độ sở hữu lờn đối với ruộng đất như kiểu ở nước Anh. Ông cũng có đề cập tới
việc phân biệt địa tô trên các loại đất khác nhau về độ phì nhiêu và vị trí xa gần
nhưng ông không có quan niệm rõ ràng về địa tô chênh lệch và nhất là địa tô
tuyệt đối. Ông cũng chưa đề cập đến địa tô tuyệt đối là địa tô mà bất kì người
thuê đất đai nào, chứ không chỉ những người thuê đất tốt hay trung bình, cũng
phải trả. Ông còn cho rằng năng suất lao động trong nông nghiệp lớn hơn năng
suất lao động trong công nghiệp vì trong nông nghiệp có sự giúp đỡ của tự
nhiên.
19


Giống như những người trọng nông, ông cho rằng bản thân đất đai chẳng
những có giá trị sử dụng mà còn có vai trò đặc biệt trong việc tạo ra giá trị trao

đổi. Điều đó có nghĩa là ông gắn cho địa tô một đặc tính vĩnh viễn, phi lịch sử.
Những hạn chế của A.Smith chung quy vẫn bắt nguồn từ việc ông không có
một quan điểm tổng quát về giá trị thặng dư, tức là cơ sở khách quan để giải
thích cho sự tồn tại của các loại địa tô dưới chủ nghĩa tư bản.
* Trong lý luận của D.Ricardo
Ricardo từng đưa ra định nghĩa về địa tô: “Địa tô là phần sản phẩm của
ruộng đất được trả cho người sở hữu ruộng đất về việc sử dụng những lực lượng
ban đầu và không thể bị phá hủy của đất đai”. Đây là một định nghĩa chưa thỏa
đáng. Một là, đất đai không có được “những lực lượng không thể bị phá hủy”.
Hai là, nó cũng không có những lực lượng “ban đầu”, vì nói chung, đất đai
không phải là một cái gì “ban đầu” cả, mà là sản phẩm của một quá trình lịch
sử-tự nhiên.
Ricardo phủ nhận địa tô tuyệt đối - thứ địa tô thu được ngay trên những
mảnh đất xấu nhất, là điều tồn tại một cách hiển nhiên trên thực tế. Ricardo đã
gác sang một bên vấn đề địa tô tuyệt đối mà nhân danh lý luận ông đã phủ nhận,
vì ông đã xuất phát từ tiền đề sai lầm cho rằng, nếu như giá trị các hàng hóa
được quyết định bởi thời gian lao động thì giá cả trung bình của các hàng hóa
phải ngang với giá trị của chúng (cũng vì thế mà ông dã rút ra một kết luận mâu
thuẫn với thực tiễn là sự cạch tranh của các loại ruộng đất phì nhiêu hơn phải gạt
các ruộng đất kém phì nhiêu ra ngoài vòng canh tác, ngay cả trong truờng hợp
những loại ruộng đất này trước kia cũng đem lại địa tô). Nếu như giá trị của các
hàng hóa và giá cả trung bình của chúng đồng nhất vời nhau, thì địa tô tuyệt đối
-tức là địa tô thu được trên loại ruộng đất xấu nhất trong những ruộng đất đã
canh tác, hoặc trên loại ruộng đất được canh tác lúc ban đầu, trong cả hai trường
hợp đều không thể có được. Thiếu xót này như ta đã biết sau này được Mác khắc
phục một cách toàn diện trong công trình nghiên cứu của mình.

20



Ricardo chỉ thừa nhận địa tô chênh lêch I, đồng nhất địa tô chênh lệch II
với lợi nhuận của tư bản, gắn lý luận địa tô với quy luật ruộng đất sinh lời ngày
càng giảm.

21


Chương 2:
C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC
NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển phát triển mạnh ở Anh và Pháp với các
đại biểu kiệt suất như: W.Petty, A.Smith, D.Ricardo. Mác đã chịu ảnh hưởng
trực tiếp của những con người đó.
Học thuyết kinh tế của Mác là sự kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Trước hết Mác kế thừa tinh hoa của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học
tư sản cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đặc biệt là kế thừa và
phát triển kinh tế chính trị học Anh - trường phái đã đưa kinh tế chính trị trở
thành một học thuyết tương đối hoàn chỉnh. Trong đó, Mác đã có sự kế thừa và
phát triển lý luận thu nhập của các nhà kinh tế tư sản cổ điển
2.1. Trong lý luận về lợi nhuận
2.1.1. Phân biệt rõ giá trị thặng dư và lợi nhuận
Các nhà kinh tế tư sản cổ điển chưa phân biệt được giá trị thặng dư với lợi
nhuận, họ chỉ thừa nhận có lợi nhuận và coi lợi nhận là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng ra ban đầu. Còn Mác khẳng định đây là hai phạm trù khác nhau, tuy cả
hai phạm trù đều có cùng một nguồn gốc là do lao động không công của công
nhân làm thuê tạo ra. Giá trị thặng dư là nội dung bên trong, bị che lấp đằng sau
lợi nhuận, còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài. Nhưng hai phạm trù
này lại lại biểu hiện những quan hệ khác nhau, giá trị thặng dư biểu hiện những
quan hệ khác nhau, giá trị thặng dư biểu hiện quan hệ bóc lột của tư bản đối với
lao động làm thuê, còn lợi nhuận lại biểu hiện quan hệ giữa vốn và lãi, phản ánh

nguồn gốc của nó do toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra, nó vạch rõ kết quả đầu tư
kinh doanh của tư bản. Do vậy phạm trù lợi nhuận đã che lấp quan hệ bóc lột
trong chủ nghĩa tư bản. C. Mác còn phân biệt sự khác nhau giữa tỷ suất giá trị
thặng dư và tỷ suất lợi nhuận
2.1.2. Phát hiện ra lý luận lợi nhuận bình quân
Lợi nhuận bình quân là điều bí ẩn mà các nhà kinh tế tư sản cổ điển không
ai lý giải nổi, vì theo họ nếu thừa nhận lợi nhuận bình quân sẽ vi phạm quy luật
22


giá trị. C.Mác đã khám phá ra điều bí mật này, theo C.Mác từ giá trị thặng dư
chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân là cả một quá trình chuyển hóa của các
khâu trung gian. Đầu tiên là sự chuyển hóa của chi phí lao động thực tế bao gồm
chi phí lao động sống và lao động quá khứ để tạo ra giá trị hàng hóa thành chi
phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tiếp đó là sự chuyển hóa của giá trị thặng dư
thành lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỉ suất lợi nhuận.
Cuối cùng là sự chuyển hóa của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thành lợi nhuận
bình quân và tỉ suất lợi nhuận bình quân. Do vậy trong giai đoạn tự do cạnh
tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Cho nên,
đến đây hình thức biểu hiện bên ngoài đã che lấp hoàn toàn quan hệ bác lột bên
trong của chủ nghĩa tư bản.
2.2. Trong lý luận về tiền lương
Mác đã có sự kế thừa và phát triển lý luận về tiền lương của các nhà kinh tế
tư sản cổ điển như sau:
2.2.1. Xác định rõ bản chất của tiền lương
Các nhà kinh tế tư sản cổ điển còn lẫn lộn giữa khái niệm lao động và sức
lao động, cho rằng tiền công là giá cả của lao động. Theo C.Mác, trong xã hôi tư
bản, người công nhân bán sức lao động chứ không phải bán lao động cho nhà tư
bản, do đó tiền công là giá trị hay giá cả của sức lao động, chứ không phải là giá
trị hay giá cả của lao động.

- Nếu mua bán lao động, thì lao động phải là hàng hóa, lao động phải có giá
trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động
lại được đo bằng lao động. Đó là một điều luẩn quẩn, trùng lặp vô nghĩa. Thực
ra, lao động là thước đo giá trị, còn bản thân lao động không có giá trị.
- Nếu lao động là hàng hóa thì lao động phải tồn tại trước khi đem bán. Mà
quá trình lao động là quá trình kết hợp hai yếu tố cơ bản: sức lao động và tư liệu
sản xuất để sản xuất ra sản phẩm. Nhưng do công nhân không có tư liẹu sản xuất
nên họ không có bản thân quá trình lao động và họ không bán cái mà họ không
có. Còn trong trường hợp người công nhân có tư liệu sản xuất thì họ sẽ có bản
23


thân quá trình lao động, sản xuất ra sản phẩm và họ đem sản phẩm của lao động
bán chứ không phảim bán lao động .
- Nếu mua bán lao động thì lao động phải là hàng hóa, hàng hóa được trao
đổi ngang giá tuân theo quy luật giá trị, nhà tư bản không thu được giá trị thặng
dư, điều dó phủ nhận quy luật giá trị thặng dư. Ngược lại, nếu hàng hóa được
trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư thì lại phủ nhận quy luật giá trị.
C.Mác khẳng định: cái mà người công nhân bán đó là sức lao động, để rồi
trong quá trình lao động họ tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, tức tạo
ra giá trị thặng dư. Tiền công là giá trị hay giá cả của sức lao động nhưng lại
biểu hiện ra bên ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động, che đậy bản chất
bóc lột của chủ nghĩa tư bản, che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao
động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư, thành lao
động được trả công và lao động không được trả công.
2.2.2. Đưa ra các chức năng cơ bản của tiền lương
+ Chức năng thước đo giá trị
Tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được biểu
hioện ra bên ngoài như là giá cả của sức lao động. Vì vậy tiền lương chính là
thước đo giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá trị lao động cụ thể của

việc làm được trả công. Nói cách khác, giá trị của việc làm được phản ánh thông
qua tiền lương. Nếu việc làm có giá trị càng cao thì mức lương càng lớn.
+ Duy trì và phát triển sức lao động
Theo Mác, tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động,
theo điều kiện kinh tế xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. Giá trị sức lao
động bao hàm cả yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần.
Ngoài ra, để duy trì và phát triển sức lao động thì người lao động còn phải
sinh con(như sức lao động tiềm tàng), phải nuôi dưỡng con cho nên những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra sức lao động phải gồm cả những tư liệu
sinh hoạt cho con cái họ. Theo họ chức năng cơ bản của tiền lương còn nhằm
duy trì và phát triển được sức lao động.
24


Giá trị sức lao động là điểm xuất phát trong mọi bài tính của sản xuất xã
hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng. Giá trị sức lao động
mang tính khách quan, được quy định và điều tiết không theo ý muốn của một
tác nhân nào dù là người làm công hay người sử dụng lao động. Nó là kết quả
của sự mặc cả trên thị trường lao động giữa người có sức lao động “bán” và
người sử dụng sức lao động “mua”.
+ Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực
Tiền lương là bộ phận thu nhập chính đáng của người lao động nhằm thỏa
mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy
các mức tiền lương là các đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để định hướng sự quan
tâm và động cơ trong lao động của người lao động. Khi độ lớn của tiền lương
phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của công ti nói chung và cá nhân người lao
động nói riêng thì họ sẽ quan tâm đến việc không ngừng nâng cao năng suát và
chất lượng công việc.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển

Cùng với việc kích thích không ngừng năng suất lao động, tiền lương còn
là yếu tố kích thìch việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động. Thực tế cho thấy
việc duy trì các mức tiền lương caovà tăng không ngừng chỉ được thực hiện trên
cơ sở hài hòa các mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp. Việc gắn tiền
lương với hiệu quả của người lao động và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy các mối
quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của công ty.
Bên cạch đó tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã
hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh.
2.2.3. Xác định các hình thức cơ bản của tiền công
+Tiền công tính theo thời gian
Là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao
động của công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng…).
Muốn đánh giá đúng mức tiền công không chỉ căn cứ vào lượng tiền công
mà còn phải căn cứ vào độ dài ngày lao động và cường độ lao động.
25


×