Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ THỂ CHẾ: CHỦ ĐỀ: Cơ sở lý luận và đặc điểm mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do. Ví dụ mô hình của Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.45 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ THỂ CHẾ
CHỦ ĐỀ: Cơ sở lý luận và đặc điểm mô hình thể chế
kinh tế thị trường tự do. Ví dụ mô hình của Mỹ.

Thực hiện: Nhóm 1
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Việt

Hà Nội, tháng 9/2016



DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
1. Ngô Thị Thanh Bình
2. Hà Thị Minh Hằng
3. Nguyễn Thị Phương Huế
4. Trịnh Thị Huệ
5. Lê Thu Hương
6. Hoàng Thanh Huyền


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN MÔ HÌNH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG TỰ DO
I - Các khái niệm
1. Thị trường
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa
và hình thành trog lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hóa dịch vụ đem ra trao đổi
gọi là người bán, người có nhu cầu và có khả năng thanh toán là người mua. Trong


quá trình trao đổi, giữa người mua và người bán gặp nhau, hình thành giá cả.Đứng
trên phạm vi toàn xã hội, thị trường là một mạng lưới những người mua, người án
gặp nhau, nơi cung cầu gặp gỡ và cân bằng.
2. Kinh tế thị trường
Kinh tê thị trường thể hiện trình độ cao của kinh tế hàng hóa, quan hệ hàng hóa –
tiền tệ trở nên phổ biến.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận động, phát triển gắn liền với hệ thống đồng bộ
các thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao
động và thị trường tài nguyên. Kinh tế thị trường đầy đủ gắn liền với một hệ thống
luật lệ, thể chế, hệ thống các đạo luật các quy phạm. Về thực chất là những khuôn
khổ pháp lý đảm bảo cho nền kinh tế năng động có trât tự.
3. Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do
Kinh tế thị trường trong khuôn khổ CNTB chủ yếu phát triển theo mô hình thị
trường tự do, được thực hiện ở hầu hết các nền kinh tế TBCN ở Tây Âu và Bắc
Mỹ. Mô hình này đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, của tự do cá nhân và
cạnh tranh tự do. Trong mô hình kinh tế thị trường tự do, sự can thiệp điều tiết của
nhà nước vào các quá trình kinh tế được hạn chế ở mức thấp. Quá trình phát triển
kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân vận hành dưới sự điều tiết của “bàn tay vô
hình” (tức cơ chế cạnh tranh tự do).
Chức năng chính của nhà nước là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và các quyền tự do
cá nhân, bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân và cơ chế thị


trường tự do vận hành thuận lợi nhất. Sự tham gia của nhà nước vào quá trình phân
phối lại, vào hệ thống phúc lợi xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tạo
lập công bằng xã hội, ngăn chặn và xử lý các thất bại thị trường tuy vẫn được coi
trọng nhưng không nhiều như ở các mô hình khác.
Trong mô hình này, trong khi vai trò động lực phát triển của lợi ích tư nhân, lợi ích
cá nhân (lợi nhuận) được đề cao thì vai trò "bánh lái" của sự điều tiết, định hướng
phát triển của nhà nước (bàn tay hữu hình) lại tương đối bị xem nhẹ so với các mô

hình khác.


Chương II: ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG TỰ DO
I – Đặc điểm mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do
- Có một cơ chế thị trường tự do thuần khiết hơn so với các nền kinh tế khác.
Trong mô hình kinh tế thị trường này, các mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết
thông qua thị trường là chính, còn sự can thiệp của nhà nước là rất hữu hãn. Do đó,
mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu từ sự trục
trặc hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường.
- Thị trường lao động có tính linh hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động
thiên về bảo hộ người chủ tư bản hơn là lao động làm thuê.
- Thể chế kinh tế tự do thiên về trọng cung, họ chỉ giảm thuế khi cần thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng,
- Nhà nước được xác định là cơ quan dân cử có trách nhiệm thu thuế để trang trải
những chi phí mà từng cá nhân không thể làm được như: q​ uốc phòng, ngoại giao,
cảnh sát, tòa án, và các công trình công cộng…vì vậy những việc gì nhà nước và
cá nhân đều có thể làm được thì để cá nhân làm sẽ tốt hơn. Nhiệm vụ của nhà nước
là đ​ ể cho,​ chứ không phải ​làm cho thị trường hoạt động hiệu quả. Và vai trò chủ
yếu của nhà nước là duy trì một môi trường ổn định để các thị trường tự do hoạt
động, không bị can thiệp hoặc chỉ có sự can thiệp thật cần thiết và do đó rất ít có sự
can thiệp hành chính hoặc chính trị.
- Chính sách kinh tế của các nước theo mô hình LME chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của học thuyết kinh tế tân tự do với 4 cột trụ chính: ​lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị
trường, quyền sở hữu tư nhân và tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây.
- Tuy nhiên, trên thực tế đó lại là một sự “​ tự do trong khuôn khổ” bất cứ doanh
nhân nào muốn khởi đầu sự nghiệp và tiến hành kinh doanh thì đều gặp phải rất
nhiều các quy tắc, luật lệ và ràng buộc ở mọi cấp chính quyền liên bang, bang và
địa phương,

- Thị trường chứng khoán thì luôn có vai trò hêt sức quan trọng với mô hình LME,


quyềxn sở hữu các công ty được phân tán rộng khắp để tập trung mọi nỗ lực nhằm
tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm là đặc
điểm nổi bật trong quản lý công ty ở các nền kinh tế theo mô hình LME.
- Thuế thì thường được đánh dựa trên mức tiết kiệm của công dân, trong khi cho
phép người dân trừ lãi suất vay (được coi là chi phí sản xuất) khỏi thu nhập chịu
thuế -> làm cho tỷ lệ tiết kiệm ở các nước LME thường rất thấp.


Chương III: VÍ DỤ VỀ NƯỚC MỸ
* Quá trình tiến hóa
-Ở
​ Mỹ có sự trái ngược với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong giai đoạn
từ khi lập quốc đến thập kỷ 1930, thể chế kinh tế Mỹ đã gần như là một thể chế
kinh tế thị trường tự do với sự can thiệp và điều tiết rất ít của Nhà nước. Nhưng
nước Mỹ lại luôn có 2 trường phái, 2 tư tưởng khác nhau khi vận hành nền kinh tế
Mỹ: Đảng Cộng hòa ủng hộ trường phái tự do, Đảng Dân chủ đại diện khuynh
hướng điều tiết.
+ Lực lượng sau lưng Đảng Cộng hòa là giới doanh nghiệp, những người
luôn cho rằng nước Mỹ trước tiên là nhà nước tư bản tự do cạnh tranh. Đảng thiên
về trọng cầu, chấp nhận thâm hụt ngân sách để thúc đẩy tăng trường kinh tế.
+L
​ ực lượng sau lưng Đảng Dân chủ là những người có thu nhập trung bình
và thấp. Đảng này thiên về trọng cung, chỉ giảm thuế khi cần thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng. Đảng này ủng hộ trợ cấp cho nông dân và các doanh nghiệp nhỏ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 buộc người Mỹ phải thay đổi quan điểm.
Vừa kinh tế tự do nhưng vừa phải có sự điều tiết của nhà nước.
- Trong 2 thập kỷ gần đây , thể chế kinh tế của Mỹ đang biến đổi khá mạnh mẽ ,

chuyển từ các chính sách kinh tế trọng cầu sang chính sách kinh tế trọng cung . Là
nước tiên phong trên thế giới trong việc tiến hành giải điều tiết các ngành giao
thông vận tải , viễn thông liên lạc, tự do hóa thị trường lao động, giảm vai trò của
các công đoàn và tư nhân hóa các cơ sở phúc lợi.
- Việc áp dụng thể chế kinh tế thị trường tự do một cách dễ dàng và khá thành công
ở Mỹ trước hết có nguyên nhân là nó phù hợp với giá trị văn hóa của con người
Mỹ.
* Vai trò chính của nhà nước
- Ổn định kinh tế vĩ mô
- Trợ giúp công nghiệp quân sự và công nghiệp kỹ thuật cao phát triển
- Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước


- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất và phi vật chất
- Khuyến khích nghiên cứu và triển khai
- Bảo vệ các công ty Mỹ trước những biện pháp thương mại “ không công
bằng “ của nước ngoài ////
- Bảo đảm hiệu lực của các luật kinh tế , đặc biệt là bộ luật chống độc quyền
- Đôi khi điều chỉnh , tác động trực tiếp tới một số ngành
- Tuy nhiên thể chế tự do kinh tế là một sự “tự do trong khuôn khổ”. Chính quyền
liên bang đề ra luật về điều kiện lao động, giao thông, lương tối thiểu, giờ làm việc.
Nước Mỹ là nơi có hệ thống tòa án có vai trò vừa quan trọng vừa rắc rối . Sự tái cơ
cấu tự do mới đó tập trung vào biến đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế,
kéo theo việc hạn chế sử dụng chi tiêu của Chính phủ và đánh thuế để điều hòa chu
kỳ kinh doanh, nới lỏng hoặc hủy bỏ điều tiết của Chính phủ đối với hành vi của tư
bản trong các lĩnh vực trong nước và quốc tế, tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà
nước và tiện ích công, cắt giảm mạnh ngân sách cho các chương trình xã hội. Sự
tái cơ cấu đó được gọi là “tự do mới” bởi nó là một hình thái được cập nhật và cực
đoan hơn của lý thuyết kinh tế “tự do cổ điển” do Adam Smith và David Ricardo
phát triển trong thế kỷ XVIII và XIX.

- Sự thắng lợi của nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới được minh chứng bằng sự
thăng hoa của kinh tế Mỹ nửa sau thập kỷ 90 với tăng trưởng kéo dài, tỷ lệ thất
nghiệp khá thấp và ít lạm phát, sản lượng và năng suất cao hơn.
- Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa
học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau
hơn và do toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi
rộng hơn với cường độ mạnh mẽ hơn.
- Theo lời phát biểu của cựu tổng thống Mỹ Ri-gân: “ Sự thịnh vượng và phát triển
kinh tế sẽ không thể có nếu thiếu tự do kinh tế và không thể bảo vệ tự do cá nhân
và chính trị của chúng ta nếu thiếu tự do kinh tế”. Cho thấy nước Mỹ rất đề cao mô
hình kinh tế tự do. Và nhờ vậy nước Mỹ đã phát triển một cách thịnh vượng nhất.




×