DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
1. NGUYỄN THỊ BẢO
2. TRẦN ĐỨC ĐỆ
3. PHAN THỊ THU HÀ
4. VÕ THỤY ÁI HÒA
5. CHU THỊ HIỀN
6. LÊ THANH HOA
7. BÙI BÍCH HẠNH
8. LỮ THỊ THU HẬU
9. NGUYỄN THỊ HOA
10.NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)
1. Khái niệm
2. Sự hình thành và phát triển
2.1 sự hình thành
2.2 Các giai đoạn phát triển
3. Chức năng
4. Các hoạt động
5. Tôn chỉ hoạt động của IMF.
II. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA IMF
1. Đối với các nước thành viên
2. Đối với nền kinh tế thế giới.
I. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)
1. Khái niệm
Ngày 31/7/1945, Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary
Fund, viết tắtIMF) chính thức được thỏa ước Bretton Woods thành lập. Nó đi vào
hoạt động tại trụ sở ở Washington DC. Lúc đó quỹ tiền tệ quốc tế có 39 thành viên.
IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo
dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài
chính khi có yêu cầu.
2. Sự hình thành và phát triển
2.1 Sự hình thành
Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu
hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế
của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài
nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp
đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có
hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối
của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn
chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những
ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút
nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm. Nhu cầu lúc này
là cần có một tổ chức Quốc tế đứng ra trợ giúp các nước phục hồi kinh tế và IMF
đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Tòa nhà trụ sở chính của Quỹ tiền tệ quốc tế tại
Washington, D.C.
2.2 Các giai đoạn phát triển
IMF được thai nghén từ phiên họp của Liên Hợp Quốc tháng 7 năm 1944 tại
Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ. 45 quốc gia thành viên có mặt trong
phiên họp đã tìm kiếm một cơ cấu hợp tác kinh tế có thể tránh được sự lặp lại các
chính sách kinh tế sai lầm từng dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng thập kỷ 30. IMF đã
đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó
là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với
luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947.IMF bắt đầu hoạt động và tiến
hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947. Từ cuối đại chiến thế giới
thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập
thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư
bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.)
Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không
được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng
hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của
những nước tư bản trong thời kỳ. giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong những
thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi
lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của
IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ.
Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã
góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế
quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng
hơn số quốc gia trong IMF. Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia
tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 185
thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 45 thành viên khi nó được thành lập.
3. Chức năng
Quỹ sử dụng 3 chức năng:
+ chính là giám sát.
+ hỗ trợ kỹ thuật.
+cho vay để thưc hiện các mục tiêu này.
IMF thức đẩy phát triển và duy trì ổn định kinh tế toàn cầu, qua đó phòng
ngừa khủng hoảng kinh tế, bằng cách khích lệ các quốc gia thực hiện các chính
sách kinh tế đúng đắn.
Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường xuyên của IMF đối với các
nước thành viên. Mỗi năm, IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế mỗi
nước. Quỹ sau đó bàn luận với chính phủ các nước về các chính sách có lợi nhất
trong việc duy trì tỷ giá ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng.
IMF cũng kết hợp thông tin từ các cuộc hội đàm đơn lẻ để đưa ra đánh giá chung
về sự phát triển và triển vọng của từng khu vực cũng như của thế giới. Các báo cáo
của IMF được xuất bản 2 năm một lần trong 2 tài liệu Tổng quan kinh tế thế giới
(World Economic Outlook) và Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu (Global
Financial Stability Report).
Việc giám sát bao quát một phạm vi chính sách kinh tế rộng lớn, tuy nhiên
mỗi nước có một trọng tâm riêng tuỳ vào hoàn cảnh hiện tại.
- Tỷ giá hối đoái, tiền tệ và chính sách tài khoá luôn là trọng tâm chính của
hoạt động giám sát. Các nhà nghiên cứu kinh tế của IMF đưa ra lời khuyên từ việc
lựa chọn chế độ điều hành tỷ giá cho đến việc đảm bảo tính tương hợp giữa chế độ
điều hành tỷ giá và lập trường đối với chính sách tài khoá và tiền tệ.
- Các chính sách về cấu trúc được đưa vào các hoạt động giám sát của IMF
từ thập kỷ 80 khi tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước công nghiệp bị chậm lại do
khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai. Khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển và sự
thay đổi thể chế chính trị ở một số nước đòi hỏi sự thay đổi lớn về cấu trúc. Cho
đến nay, các cuộc hội đàm về cấu trúc giữa IMF và các nước thành viên thường
xoay quanh thương mại quốc tế, thị trường lao động và cải cách khu vực năng
lượng.
- Các vấn đề về khu vực tài chính được đưa vào các hoạt động giám sát của
IMF từ thập kỷ 90 theo sau chuỗi khủng hoảng ngân hàng ở cả các nước phát triển
và đang phát triển. Năm 1999, IMF và WB quyết định thực hiện chương trình cùng
đánh giá về khu vực tài chính FSAP ((Financial Sector Assessment Program) nhằm
vào ưu nhược điểm của khu vực tài chính ở các nước. Nếu được thực hiện, FSAP
luôn cung cấp các dữ liệu quan trọng trong việc giám sát của IMF.
- Các vấn đề thể chế như tính độc lập của các ngân hàng, quản lý khu vực
tài chính, điều hành công ty và độ tin cậy và minh bạch của chính sách đã ngày
càng trở nên quan trọng trong các hoạt động giám sát của IMF do các cuộc khủng
hoảng tài chính và sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường của
một số nước thành viên. Vài năm trở lại đây, IMF và WB đã đóng vai trò chủ đạo
trong việc phát triển, thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn và quy định được quốc
tế công nhận ở các khu vực then chốt của nền kinh tế hiện đại.
- Đánh giá độ rủi ro và nhạy cảm của nền kinh tế. Việc phòng ngừa khủng
hoảng cũng luôn là trọng tâm chính trong các hoạt động giám sát của IMF. Bên
cạnh việc đánh giá tình trạng của tài khoản vãng lai và duy trì nợ nước ngoài, độ
rủi ro và nhạy cảm của nền kinh tế còn bắt nguồn từ các luồng tài chính dễ bay hơi.
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF
cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực
hiện các chính sách hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp trong một trên độ lớn
nền kinh tế của mỗi nước. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể
vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình.
Đến ngày 31/12/2003, tổng vốn cổ phần của IMF là 316 tỷ USD.
Chi tiêu hàng năm cho các hoạt động của Quỹ chủ yếu bằng hiệu số giữa lãi
thu được từ các khoản cho vay (outstanding loans) và lãi phải trả từ các chỉ tiêu
đóng góp (quota deposits).
Tổng cho vay đối với 87 quốc gia là 107 tỷ, trong đó có từ 10 đến 60 tỷ đang
giải ngân. 356 chuyên gia đã được sử dụng trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật, 136
nước được hỗ trợ giám sát trong năm tài khoá 2003 .
Cổ phần: Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%),
Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).
4. Hoạt động
Bất kỳ một nước thành viên nào, khi gia nhập IMF đều phải cho các thành
viên khác trong quỹ biết dự định về chuẩn giá trị đồng tiền của nước mình so với
đồng tiền của các nước khác để tự kiềm chế và hạn chế việc đổi đồng tiền của họ
lấy ngoại tệ, và để theo đuổi những cơ sở kinh tế sẽ làm tăng của cải của nước
thành viên đó và của cả cộng đồng các nước thành viên bằng con đường hòa hợp
và có lợi. Các nước thành viên có trách nhiệm phải tuân theo điều luật này.
Nguyên tắc hoạt động của IMF: IMF là đòi hỏi các nước thành viên phải
cho phép đồng tiền của nước mình được trao đổi tự do không có bất cứ hạn chế
nào với tiền của nước khác (đồng tiền chuyển đổi), thông báo cho IMF biết những
thay đổi trong chính sách tài chính và tiền tệ của nước mình có ảnh hưởng đến các
nước thành viên khác, và trong phạm vi có thể, hãy sửa đổi các chính sách đó theo
tư vấn của IMF để đáp ứng yêu cầu của toàn thể cộng đồng.
Để giúp các nước thành viên đang gặp khó khăn tài chính thực hiện nguyên
tắc này, IMF sẽ đứng ra huy động tài chính từ các nước thành viên khác và cho
nước gặp khó khăn vay.
Những quyết định lớn của IMF chỉ được thông qua nếu có ít nhất 85% phiếu
ủng hộ trong Ban điều hành. Các nước thành viên tùy theo số vốn đóng góp vào
IMF mà có tỷ lệ lá phiếu trong tổng số phiếu nhiều hay ít. Hoa Kỳ có quyền đối
với 18% số phiếu. Vì lẽ đó, các quyết định của IMF phản ánh ý muốn của nước
này rõ rệt, cho dù Giám đốc Điều hành IMF theo thỏa thuận giữa Mỹ và châu Âu
luôn là một người châu Âu.
4.1. Vốn hoạt động của quỹ và quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất
định được coi là một khoản lệ phí hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực
hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới
phải đóng. Chẳng hạn, nếu một nước muốn vay Bảng Anh thì khi đó IMF mới yêu
cầu Anh phải đóng. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên
vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.
Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được
vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các
nước thành viên. Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần nó
càng được vay nhiều.
Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của
nước thành viên.
Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào
quỹ sau khi phân tích đánh giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó.
Nước càng giàu, lệ phí càng cao (xem phụ lục 3). Mức đóng góp của mỗi nước
thành viên vào IMF rất khác nhau. Năm 1985, Mỹ đóng 20,l%, khối EEC đóng
27,9%, còn các nước đang phát triển đóng 32,4%. Mức lệ phí này cứ 5 năm lại
được xem xét lại, có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo nhu cầu của IMF và mức
độ phát đạt của nước thành viên. Tuy nhiên từ l/4/1978, với sự sửa đổi điều lệ lần
thứ hai, việc xem xét và điều chỉnh phần đóng góp của mỗi nước thành viên được
quy định 3 năm một lần. Năm 1945, 35 thành viên khi đó đóng góp vào IMF 7,6 tỷ
USD, năm 1977 con số đó khoảng 200 tỷ USD. Ngày 6/2/1998 Hội đồng quản trị
của IMF đã phê chuẩn kế hoạch tăng 45% ngân quỹ của tổ chức này, từ 199 tỷ
USD lên 288 tỷ USD. Cho đến nay, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới,