Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

cách để tạo lòng tin với cấp trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.33 KB, 8 trang )

Tìm khóa học
Tuyển sinh

2013

Đào tạo quốc tế
Tư vấn du học
Tin mới
Dành cho nhà đào tạo

















Tin tức mới
Thông tin tuyển sinh
Hướng nghiệp
Tin giáo dục
Đồ hoạ - Mỹ thuật


Kinh doanh
Ngoại ngữ
Marketing - PR
Quản lý - Điều hành
Kỹ năng mềm
Tin học - Điện tử
Tài chính kế toán
Làm đẹp - Thẩm mỹ
Nấu ăn - Pha chế
Những bài văn hay
Tin tức mới
Kỹ năng mềm

9 cách lấy niềm tin từ nhà quản lý
18/07/2013
Không phải bằng cách "nịnh bợ" để lấy lòng, mà là tìm cách để có
được sự tin cậy của sếp. Trên con đường vươn tới công danh, bạn sẽ
như được chắp thêm đôi cánh nếu được lãnh đạo tin tưởng...
Không phải bằng cách "nịnh bợ" để lấy lòng, mà là tìm cách để có được sự tin cậy của sếp.
Trên con đường vươn tới công danh, bạn sẽ như được chắp thêm đôi cánh nếu được lãnh đạo
tin tưởng. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:
1. Làm tốt công việc của bạn
Làm việc của bạn, và làm thật tốt là điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới nếu muốn tìm được sự tin
cậy nơi sếp. Điều này thoạt đầu nghe rất hiển nhiên nhưng không ít nhân viên đã không hoàn
thành tốt công việc được giao. Tất cả đều bắt đầu từ công việc được giao. Nếu bạn không làm
tốt nó, sếp cũng sẽ "để mắt" tới bạn, nhưng đó chắc chắn không phải là một ấn tượng đẹp.
Càng để sếp ít lo lắng về công việc của bạn càng tốt.


2. Hiểu tính cách

Khi mới vào làm, hãy tìm cơ hội nói chuyện với sếp để biết cung cách giao tiếp của họ. Đừng
ngại hỏi xem sếp thích giao tiếp thông qua điện thoại, email, hay nói trực tiếp. Giao tiếp hiệu
quả là một trong những cách quan trọng có xây dựng mối quan hệ tốt với sếp.
3. Hỗ trợ và ủng hộ những hoài bão
Nhiệm vụ chủ yếu của một nhân viên là làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn. Cũng
như bạn, sếp cũng có những mục tiêu nghề nghiệp mà họ đang cố gắng đạt được. Xem xem
bạn có để giúp được gì, họ sẽ không quên công lao của bạn.


4. Trung thành
Đừng bao giờ nói xấu sau lưng sếp với những đồng nghiệp khác. Nếu bạn có vấn đề gì, hãy
thảo luận trực tiếp với sếp. Phải tỏ ra tôn trọng và trung thành với sếp và giữ nội dung của
cuộc đối thoại chỉ bạn và sếp biết. Để sếp mất lòng tin sẽ chỉ có hại tới sự nghiệp của bạn mà
thôi.
5. Ưu tiên số 1
Trong một công việc làm nhóm mà sếp là người đứng đầu, hãy làm theo những gì sếp cho là
ưu tiên số một, cho dù việc đó không phải là ưu tiên của chính bạn. Cũng nên trao đổi thêm
với sếp để chắc chắn rằng bạn đang làm những việc mà sếp muốn được hoàn thành trước
tiên.


6. Chủ động xin làm thêm việc
Tình nguyện xin làm những dự án mới. Bên cạnh đó, điều thật sự gây ấn tượng với sếp là khi
bạn tự nghĩ ra dự án mới và tự hoàn thành nó mà không cần tới sự giám sát và chỉ bảo của
sếp.
7. Tìm hướng giải quyết cho các vấn đề
Không nên quá dựa dẫm rằng sếp sẽ giải quyết mọi vấn đề cho bạn. Khi có một vấn đề nào đó
xảy đến trong công ty, hãy "xắn tay áo" lên đưa ra ý kiến của mình về hướng giải quyết. Cũng
đừng nên than phiền khi có vấn đề, vì nó chứng tỏ bạn là một người bi quan.



8. Hãy chia sẻ những sở thích của họ
Bạn không cần phải quá ngại ngùng khi chạm tới đời sống riêng tư của sếp. Hãy tìm hiểu xem
sếp thích những hoạt động nào sau giờ làm. Nếu sếp đang đọc một cuốn sách nào đó, bạn
cũng hãy thử đọc nó xem sao và rồi có thể trao đổi với sếp về nó. Hoặc bạn có thể dành ra
một buổi đi chơi golf với sếp. Những việc làm như thế này sẽ giúp bạn "được lòng" sếp hơn.
9. Chứng tỏ gắn bó làm lâu dài
Những nhân viên trẻ thường có xu hướng không làm ở một công ty lâu dài. Tuy nhiên, bạn nên
tỏ ra hứng thú làm cho công ty mình dài hạn bằng cách nắm bắt khách hàng và sản phẩm
trọng tâm và tìm cách để phát triển công ty. Nhờ đó, bạn có thể vừa phát huy khả năng làm
việc lại vừa có thể "lọt vào mắt xanh" của sếp. Hãy chứng tỏ với sếp rằng bạn có tâm huyết
và năng lực giúp phát triển công ty, nó sẽ có lợi cho con đường công danh của bạn sau này.


Nguồn:

Theo Forbes




Chủ đề:
kỹ năng mềm

TIN LIÊN QUAN

Sống Quy tắc Vàng – Thực hành Quy tắc Bạch kim

Tận dụng tình huống… bất lợi



5 điều vô tình gây ảnh hưởng đến công việc của bạn

5 bước tự đào tạo một lãnh đạo giỏi

10 quyết định kinh doanh khôn ngoan nhất mọi thời đại

Cách truyền lửa cho nhân viên

Kỹ năng mềm là gì?

Phân biệt Kỹ năng mềm và Kỹ năng cứng


Ai cần học mỹ năng mềm?

“Sốc Đại học” và cách tự giảm “sốc”
Xem thêm ↓
Giới thiệu

▪ Điều khoản sử dụng ▪ Liên hệ

© 2013 - Mạng Giáo dục Edunet.com.vn
Giấy phép Thông Tin Điện Tử: Số 58/GP-STTTT
Chủ quản: Công ty CP Giải Pháp Tiếp Thị Việt Nam (Vietnam Marketing)
® Ghi rõ: "Nguồn: www.edunet.com.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
Học ngoại ngữ | Tiếng Anh giao tiếp | Luyện thi Toeic | Chiến lược Marketing | Kỹ năng mềm | Kỹ năng
giao tiếp | Kỹ năng bán hàng | Kỹ năng sống | Chiến lược kinh doanh | Khởi nghiệp | Lập trình web | Lập
trình di động | Thiết kế thời trang | Thiết kế đồ họa | Học kế toán | Trang điểm | Chăm sóc da | Làm
bánh kem | Dạy nấu ăn | Học pha chế | Thông tin tuyển sinh | Hướng nghiệp




×