Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

9 cách tạo ấn tượng tốt với cấp trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.49 KB, 4 trang )

9 cách tạo ấn tượng tốt với cấp trên


Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thực vô cùng nhạy cảm. Nếu xử lý không tốt
bạn có thể rơi vào các “thế bí” bất lợi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm cho mối
quan hệ ấy trở nên tốt đẹp hơn nhờ những gợi ý sau:

1. Đừng hỏi những câu hỏi mà bạn có thể trả lời

Sẽ yên tâm hơn khi hỏi sếp nếu bạn không chắc chắn lắm hoặc khi bạn cảm
thấy cần có sự chấp thuận của sếp. Tuy nhiên, bạn hiểu công việc của mình rõ hơn bất
cứ ai, hãy cố gắng suy nghĩ thật kỹ và tự xoay xở trước hết đã.

2. Các cách giải quyết, không phải các vấn đề

Đừng hỏi cấp trên về một khó khăn nào đó khi mà bạn suy nghĩ về nó để đưa ra
các phương án có thể chưa đến 10 phút. Cấp trên sẽ rất ấn tượng nếu bạn đưa ra một
khó khăn và đề xuất các phương án giải quyết.

3. Đừng bao giờ xin lỗi

Hãy tránh xa những lời xin lỗi vì chúng sẽ làm bạn trông yếu đuối. Lần sau nếu
bạn phạm sai lầm, hãy nói: “Tôi nghĩ rằng đáng lẽ ra việc này có thể làm được tốt
hơn”', hoặc “Nghĩ lại rằng tôi đáng lẽ nên làm khác đi” hoặc “Lần sau tôi sẽ...”. Cấp
trên của bạn sẽ ấn tượng và ghi nhớ những điều bạn đã học được hơn là những gì bạn
làm sai.

4. Đừng để tình cảm ảnh hưởng

Đừng bao giờ viết thư khi bạn đang bực tức hoặc căng thẳng. Bạn có thể viết
thư trả lời ngay nhưng không gửi vội. Đợi ít nhất là nửa tiếng sau, sau đó bạn hãy đọc


lại cả thư đến và thư trả lời. Chắc chắn là bây giờ bạn đã bình tĩnh hơn và có thể gửi
một bức thư trả lời chín chắn hơn. Cấp trên sẽ đánh giá cao sự lịch sự của bạn.

5. Nhiệt tình

Hãy chấp nhận những thử thách mới. Đôi khi cách tốt nhất để tìm ra điểm mạnh
của bạn chính là bằng cách thử những việc mới. Rất có thể bạn sẽ học hỏi được thêm
nhiều điều và sếp của bạn sẽ ấn tượng về tinh thần đồng đội của bạn và ghi nhớ rằng
bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ.

6. Không coi thường trí thông minh của họ

Gửi thư hoặc gọi điện thông báo cho quản lý nhân sự rằng bạn bị ốm thì rõ ràng
là bạn chỉ đang bịa ra một lý do mà thôi. Lần sau, hãy gọi trực tiếp cho sếp của bạn.

7. Đề nghị và đưa ra những thông tin phản hồi

Đối thoại luôn có lợi cho cả hai phía và ai cũng luôn đón nhận những thông tin
phản hồi thiện chí. Nếu cấp trên của bạn làm một việc gì đó mà bạn thích, hãy nói cho
họ biết. Một câu đơn giản là: “Tôi đánh giá cao sự ủng hộ của ông trong cuộc họp sáng
nay” sẽ khiến sếp để ý và xem lại hành động của mình đã ảnh hưởng đến họ như thế
nào. Những phản hồi tích cực sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa bạn và sếp.

8. Thôi kêu ca

Ai cũng có nhu cầu than thở, nhưng các đồng nghiệp và cấp trên của bạn sẽ chú
ý nếu bạn luôn là kẻ khơi mào. Cấp trên sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn biết chọn đúng
vấn đề để kêu ca.

9. Là người tiên phong


Ai trong chúng ta cũng có thể có những đề xuất để cải thiện công việc. Có ích
gì khi gửi cho cấp trên một loạt danh sách các đề xuất rất có thể chẳng có ý tưởng nào
được thể hiện trừ khi bạn cũng tham gia vào. Sếp sẽ không chỉ khâm phục cách suy
nghĩ sáng tạo của bạn mà cả cách bạn biến chúng thành sự thực.

×