Tránh căng thẳng khi đàm phán với cấp trên Cẩm Nang Nghề Nghiệp
Tránh căng thẳng khi đàm
phán với cấp trên
Tác giả: Cẩm Nang Nghề Nghiệp
Thể loại: Nghề Nghiệp & Việc Làm
Website: o
Date: 30-October-2012
Đi thẳng vào vấn đề
Để tránh thêm căng thẳng, thời điểm bước vào phòng và nhìn thấy sếp, hãy thừa nhận ngay bạn
đang khá căng thẳng, có thể sếp sẽ nghĩ rằng: “ bạn sợ gì? Sếp đâu phải là cọp, có ăn tươi nuốt
sống bạn đâu? ”, hoặc sếp cho rằng bản thân mình quá nhiêm khắc. Sếp sẽ trở nên nhiệt tình
và gần gũi hơn, dù cho bạn có run sợ thì sếp cũng rộng lượng với bạn hơn. Mặt khác, thừa nhận
điều này chứng tỏ bạn minh bạch và tâm trạng sẽ dần thoải mái hơn. Nếu không nói ra có lẽ
bạn sẽ căng thẳng hồi hộp hơn nhiều!
Luôn mang theo đồ chơi nhỏ
Tâm lý áp lực sẽ tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ với cấp trên. Trước khi nói chuyện với
sếp, hãy mang theo mình đồ vật nhỏ thân thiết của bạn như đồ chơi, máy lửa, móc chìa khóa,
máy tính...để điều hòa trạng thái tâm lý khi cần thiết. Các chuyên gia tâm lý cho rằng: Khi cảm
thấy hồi hộp và căng thẳng, sự có mặt của một vật gần gũi có tác dụng điều hòa và giải tỏa tích
cực. Chúng mang đến cảm giác gần gũi, thân thiết và đáng tin cậy, vô hình chung mang lại sự
dũng khí và phân tán tư tưởng giúp tư duy hoạt bát và tinh nhạy hơn. Ngoài ra, những thứ đồ
chơi vui nhọn có thể xóa bỏ không khí căng thẳng trong trường hợp cần thiết. Nhưng bạn cần
thiết sử dụng chúng một cách thích hợp, khi tình trạng căng thẳng đã biến mất hãy đặt chúng
một cách tự nhiên nhất.
Nắm rõ sở thích của sếp
Trước khi đàm phán với cấp trên, hãy tìm hiểu sở thích, thú vui của họ và bắt đầu câu chuyện
xung quanh chủ đề này. Điều này sẽ giúp bạn tìm được ngôn ngữ chung, sự thân thiết và không
khí thoải mái. Liên quan đến câu chuyện mình quan tâm giúp sếp có nhiều tiếng nói, tình cảm
hơn từ đó thái độ gần gũi tự nhiên và dung hòa, tâm trạng căng thẳng cũng theo đó biến mất.
Tránh những câu nói nịnh bợ và khoa trương thái quá gợi lại không khí căng thẳng. Cho dù cấp
trên chả có mấy sở thích hoặc bạn không hiểu vấn đề đó thì hãy bắt đầu bằng câu chuyện phiếm
hài hước. Một vài câu nói qua lại và chộp lấy thời cơ để bắt vào chủ đề chính, để câu chuyên
được tự nhiên và kéo dài. Những chủ đề được bàn tới như: thiết kế văn phòng, tạp chí trên
Trang 1/2 o
Tránh căng thẳng khi đàm phán với cấp trên Cẩm Nang Nghề Nghiệp
tường, thời tiết, trang phục của sếp...Để bạn tiếp cận được tâm trạng hiện tại của sếp và thay
đổi ngôn từ thích hợp; che dấu và giải tỏa trạng thái căng thẳng của bản thân; là cầu nối để tiếp
cận chủ đề chính tự nhiên.
Tin tưởng sếp là người rất tâm lý
Một số người không dám nói chuyện hay đàm phán công việc với sếp, nguyên nhân chủ yếu do
không thường xuyên tiếp xúc, không hiểu tính cách và con người sếp, cho là sếp có thái độ quá
nghiêm khác và không mấy tâm lý. Nếu bạn có suy nghĩ như trên thì tâm trạng hồi hộp căng
thẳng là khó tránh khỏi. Vì vậy, trước khi nói chuyện, hãy tin tưởng sếp là người thấu tình đạt lý
và ít khi nổi nóng. Thực tế, nhiều cấp trên rất thích giao lưu và tiếp xúc thường xuyên với cấp
dưới. Chỉ cần việc bạn nêu ra hợp tình hợp lý và ngôn ngữ thấu đáo, thì lo gì căng thẳng!. Người
càng ở vị trí cao thì thái độ và tính cách càng hài hòa và rất tâm lý.
Tin tưởng vào sự thành công của bản thân
Sự lo lắng thái quá và cẩn thận quá mức là nguyên nhân khiến bạn để lại một ấn tượng không
tốt trong mắt sếp, ngược lại còn chuốc thêm phiền phức cho bản thân. Lo lắng quá mức khiến
áp lực tâm lý tăng lên và trạng thái căng thẳng là không tránh khỏi. Hãy coi cuộc trao đổi với
sếp như với đồng nghiệp khác, tự tin vào khả năng bạn có, sử dụng ngôn từ tự nhiên bình tĩnh
sẽ giúp bạn có được hiệu quả lý tưởng. Đánh tan hậu quả, tràn đầy tự tin, bạn sẽ chiến thắng
tâm lý lo sợ này!
Theo Dân Trí
Trang 2/2 o