Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN MỨC TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN THỦ ĐỨC TP HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.5 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN
MỨC TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN THỦ ĐỨC
TP HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM 2008

ĐẶNG THỊ NGỌC KIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH ẢNH
HƯỞNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN MỨC TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI
DÂN QUẬN THỦ ĐỨC TP HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM 2008” do Đặng Thị
Ngọc Kiều, sinh viên khoá 31, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ____

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn

_______________________
Ngày


Tháng

Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

___________________

_________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có ngày hôm nay .
Xin được chân thành cảm ơn toàn thể quí thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc

biệt là quí thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quí báu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Ngãi, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Ngọc Kiều


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐẶNG THỊ NGỌC KIỀU. Tháng 07 năm 2009 . “Ảnh Hưởng Khủng Hoảng
Kinh Tế đến Mức Tiêu Dùng của Người Dân Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí
Minh Trong Năm 2008”.
DANG THI NGOC KIEU. July 2009 . “The Impacts of Economic Crisis to
Private Consume in Thu Đuc District - Ho Chi Minh City in 2008 year”.
Đề tài tìm hiểu về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến mức tiêu dùng của
người dân quận Thủ Đức. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của
người dân quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh trong năm 2008. Được thực hiện nhằm mục
đích phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến mức tiêu dùng của người dân
quận Thủ Đức.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, những phương pháp phân
tích các yếu tố tác động đến mức tiêu dùng bao gồm phương pháp phân tích hồi qui và
thống kê mô tả. Số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp thu được qua điều tra phỏng vấn trực
tiếp 60 hộ dân ở quận Thủ Đức tp Hồ Chí Minh.
Khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng của người dân
thể hiện trong kết quả của quá trình phân tích mô hình kinh tế lượng, cụ thể: ảnh

hưởng khủng hoảng kinh tế làm thu nhập và niềm tin của người dân giảm từ đó làm
giảm tiêu dùng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khuyến khích tiêu dùng, nâng cao
đời sống của nhân dân ổn định và phát triển nền kinh tế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Các nước Đông Nam Á

TP

Thành phố

HCM

Hồ Chí Minh

NCV

Nghiên cứu viên

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài

1


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


4

2.1. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế

4

2.1.1. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đến các nước có nền kinh tế lớn trên thế
4

giới như Mỹ, EU và Nhật Bản
2.1.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với các nước ASEAN và Việt Nam
5
2.1.3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

7

2.2. Tổng quan về mức tiêu dùng

7

2.2.1. Tiêu dùng của Việt Nam

7

2.2.2. Mức tiêu dùng của người dân tp Hồ Chí Minh

10

2.2.3. Tổng quan tiêu dùng của người dân quận Thủ Đức


13

3.1.Cơ sở lí luận

16

3.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế

16

3.1.3. Lý thuyết tiêu dùng

17

3.1.4. Hàm tiêu dùng

18
v


3.1.5. Thống kê mô tả:

26

3.1.6. Hồi qui tuyến tính

26

3.2. Xác định mô hình hồi qui


27

3.2.1. Kiểm định giả thiết

28

3.2.2. Phân tích mô hình hàm tiêu dùng

32

3.3. Phương pháp nghiên cứu

32

3.3.1. Phương pháp định lượng

32

3.3.2. Thu thập dữ liệu

33

4.1. Đặc điểm về mẫu điều tra

34

4.2.Phân tích tương quan trong mô hình hàm tiêu dùng năm 2008

37


4.2.1. Tương quan giữa Thu nhập (TN) và Mức tiêu dùng (C)

37

4.2.2. Tương quan giữa kì vọng thu nhập (KVTN) và Mức tiêu dùng(C)

37

4.3. Phân Tích Tương Quan Trong Mô Hình Hàm Tiêu Dùng 3 Tháng Đầu Năm
38

2009
4.3.1. Tương quan giữa Thu nhập (TN) và Mức tiêu dùng (C)

38

4.2.2. Tương quan giữa kì vọng thu nhập (KVTN) và Mức tiêu dùng(C)

39

4.4. Ước lượng hồi qui hàm tiêu dùng

40

4.4.1. Kiểm định giả thiết

41

4.4.2. Phân tích mô hình hàm tiêu dùng của người dân trong năm 2008


43

4.5. Ước lượng hồi qui hàm tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2009
4.5.1. Kiểm định giả thiết

44
45

4.5.2. Phân tích mô hình hàm tiêu dùng của người dân trong 3 tháng đầu năm
46

2009
4.6. Kiểm định Chow

47

4.7. Các giải pháp kích cầu tiêu dùng của người dân

48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

5.1.Kết luận

50

5.2.Kiến nghị


51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Các nước Đông Nam Á

TP

Thành phố

HCM

Hồ Chí Minh

NCV

Nghiên cứu viên

GDP


Tổng sản phẩm quốc dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đóng Góp của Tiêu Dùng Tư Nhân đến Tăng Trưởng GDP Thái Lan,
Singapore, Philippines, Malaysia 2006-7, %

6

Bảng 2.2. Đóng Góp của Các Thành Phần Tổng Cầu đến Tăng Trưởng Kinh Tế Việt
7

Nam, 2007
Bảng 2.3. Tổng Mức Bán Lẻ và Doanh Thu Dịch Vụ phân theo Ngành hàng

11

Bảng 2.4. Chỉ số Giá Tiêu Dùng, Chỉ số Giá Vàng và Tỷ Giá USD trong 3 năm

13

Bảng 3.1 Các Biến của Hàm Tiêu Dùng

27

Bảng 4.1. Thống kê Mô tả Tiêu Dùng, Thu Nhập, Kì Vọng Thu Nhập, Của Cải Tích
Luỹ của 60 Hộ Dân Quận Thủ Đức trong năm 2008


35

Bảng 4.2. Tiêu Dùng, Thu Nhập, Kỳ Vọng Thu Nhập, Của Cải Tích Luỹ của 60 Hộ
Dân Quận Thủ Đức trong 3 tháng đầu năm 2009

36

Bảng 4.3. Kết Quả Ước Lượng Hồi qui Hàm Tiêu Dùng trong năm 2008

40

Bảng 4.4. Kiểm định T của Phương Trình Mức tiêu dùng

41

Bảng 4.5. Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến

42

Bảng 4.6. Kết Quả Ước Lượng Hồi Qui Hàm Tiêu Dùng trong 3 Tháng Đầu năm 2009
44
Bảng 4.7. Kiểm định T của Phương Trình Mức tiêu dùng

45

Bảng 4.8. Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến

46

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tiêu Dùng Tư Nhân của Việt Nam từ năm 2000 đến 2007, theo Giá Cố Định
8

năm 1994
Hình 2.2. Phần trăm Tiêu Dùng Tư Nhân trong Tăng Trưởng GDP từ năm 2000 đến

9

2007, theo Giá Cố Định năm 1994

Hình 2.3. Tốc Độ Tăng Giá so với Tháng Trước của Các Tháng trong năm 2008 (%)12
Hình 3.1. Sơ Đồ Tác Động của Khủng Hoảng Kinh Tế đến Tiêu Dùng và Giải Pháp 17
Hình 3.2. Đường IS

20

Hình 3.3. Đường LM

21

Hình 3.4. Đường Tổng Cầu

22

Hình 3.5. Mô Hình IS – LM và Đường Tổng Cầu

23


Hình 3.6. Hiệu Quả Tăng G đối với Tổng Cầu

24

Hình 3.7. Tiêu Dùng và Thu Nhập Khả Dụng

25

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Điều Tra
Phục lục 2. Mô Hình Hồi Qui năm 2008
Phục lục 3. Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều Mô Hình Hồi Qui
năm 2008
Phục lục 4. Ước Lượng Mô Hình Hồi Qui Bổ Sung
Phục lục 5. Mô Hình Hồi Qui 3 Tháng Đầu Năm 2009
Phục lục 7. Mô Hình Hồi Qui bổ sung
Phục lục 6. Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều Trong Mô Hình
Hồi Qui 3 Tháng Đầu Năm 2009
Phụ lục 8. Mô Hình Hồi Qui Mức Tiêu Dùng Theo Thu Nhập, Theo Kỳ Vọng Thu
Nhập, Theo Của Cải Tích Luỹ Trong Năm 2008
Phụ lục 9. Mô Hình Hồi Qui Mức Tiêu Dùng Theo Thu Nhập, Kỳ Vọng Thu Nhập,
Của Cải Tích Luỹ Trong 3 Tháng Đầu Năm 2009

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế thế giới đang trong đà suy giảm nghiêm trọng, nhất là đối với những
nước lớn như Mỹ, Nhật Bản…Còn ở châu Á người ta đang lo ngại về khả năng khủng
hoảng tài chính kinh tế bền vững lâu dài về mặt môi trường là một trong những thách
thức quan trọng châu Á sẽ lặp lại và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy của sự suy thoái đó, biểu
hiện rõ nhất như: giá trị sản xuất công nghiệp giảm, xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm
2008 giảm liên tục, dịch vụ (du lịch, vận tải, xây dựng, tổng mức luân chuyển hàng
hoá, nông nghiệp…giảm rõ rệt), thu ngân sách giảm, nhiều công ty sa thải công nhân,
sản xuất bị thu hẹp, lãi suất giảm, lạm phát tăng. Trong đó đặc biệt là mức tiêu dùng
của người dân giảm rõ rệt nhất phản ánh thu nhập và đời sống người dân bị ảnh hưởng
lớn.
Tp Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có tổng thu nhập hàng năm và
mức chi tiêu của người dân lớn nhất Việt Nam.Vì thế sự ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế đến mức tiêu dùng của người dân là không nhỏ. Nhưng để hiểu rõ nét hơn về
mức tiêu dùng của người dân bị ảnh hưởng như thế nào tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
về: “Ảnh Hưởng của Khủng Hoảng Kinh Tế đến Mức Tiêu Dùng của Người Dân
Quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh trong năm 2008”, nhằm phản ánh thực trạng tiêu
dùng của người dân sống trên địa bàn quận Thủ Đức trong năm 2008 và từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm cải thiện mức tiêu dùng và ổn định đời sống cho người dân trong
thời kì khủng hoảng kinh tế hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng của người dân trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phản ánh thực trạng tiêu dùng của người dân năm 2008 và vai trò của tiêu dùng
tư nhân trong tăng trưởng kinh tế.
Ước lượng hàm tiêu dùng.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng.
Đề xuất các giải pháp góp phần ổn định mức tiêu dùng cho người dân.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là 60 hộ dân ở quận Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Tại quận Thủ đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 3/03/2008 đến ngày 3/05/2008.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Và thời gian có hạn nên đề tài chỉ có thể phản ánh lại thực trạng tiêu dùng của
người dân quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh.
Số mẫu điều tra là những người dân sống tại quận Thủ Đức.
Từ đó xác định mức tiêu dùng của người dân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến mức tiêu dùng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Bởi vì khoảng thời gian
nghiên cứu của đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót kính mong sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1:
Nêu bật ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đến mức tiêu dùng của người dân trong
giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.Từ đó rút ra lý do chọn đề tài này để nghiên
cứu. Giới thiệu mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể mà đề tài cần giải quyết.

2



Chương 2:
Giới thiệu tổng quan về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến các nước có
nền kinh tế lớn trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam.
Và mô tả tổng quan về mức tiêu dùng của người dân Việt Nam trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Chương 3:
Trình bày lý thuyết về tiêu dùng, hàm tiêu dùng.
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi qui,…phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương 4:
Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận tiến hành phản ánh thực trạng tiêu
dùng của người dân.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng. Đề xuất một số giải pháp
góp phần làm tăng mức tiêu dùng cho người dân.
Chương 5:
Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp, chính
sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Trong chương này, mô tả về ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đến các nước có
nền kinh tế lớn trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam. Nêu tác động của khủng
hoảng kinh tế đến mức tiêu dùng của Việt Nam, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến

mức tiêu dùng tư nhân.
2.1. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
2.1.1. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đến các nước có nền kinh tế lớn trên thế
giới như Mỹ, EU và Nhật Bản
Kinh tế thế giới đang ở giai đoạn suy giảm chưa từng có, sự suy thoái vẫn tiếp
tục lan rộng và gia tăng. Giới phân tích dự đoán, năm 2009 tăng trưởng kinh tế thế giới
giảm xuống còn 0.5%. Các nước Mỹ, EU, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng âm: Mỹ
tăng trưởng -1.6%, kinh tế khu vực đồng EUR tăng trưởng -2%, Nhật Bản tăng trưởng
-2.6%. Hàng loạt ngành sản xuất kinh doanh bị đình đốn, hoạt động kinh doanh của
nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu bị trì trệ, sự phá sản hàng loạt ngân hàng và tổ chức
tài chính hàng đầu thế giới. Sự giảm sút của ngành sản xuất ô tô, sự tụt dốc của thị
trường chính khoán, sự xuống dốc của thị trường bất động sản diễn ra trầm trọng ở các
nước có nền kinh tế phát triển.Xuất nhập khẩu bị suy giảm nặng nề. Trong vòng 1 năm
qua hàng xuất khẩu của Nhật Bản giảm 35%. Xuất khẩu của Nhật trong tháng 1-2009
sang thị trường Mỹ giảm 53%, EU giảm 47%. Số người thất nghiệp năm 2009 dự kiến
sẽ tăng thêm 51 triệu người, làm cho toàn thế giới có tới 230 triệu người không có việc
làm.
Và vào đầu tháng 10/2008, quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính thiệt hại của hệ
thống ngân hàng toàn cầu do cuộc khủng hoảng tài chính mỹ là 1.400 tỷ USD. Giá
vàng trong thời gian qua tăng đều và cao, đã vượt ngưỡng 1.000 USD/oz (ngày


20.2.2009 giá vàng lên cao nhất đạt 1007,7 USD/oz), hiện nay đang dao động ở giá
gần 1000USD/oz.
2.1.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với các nước ASEAN và Việt Nam
Một số nền kinh tế Đông Nam Á là những nền kinh tế mở và nhỏ, phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, nên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ
kéo theo sự suy giảm kinh tế ở những nền kinh tế này. Trong khi các nền kinh tế các
nước khác trong khu vực, như các nước Đông Á, được xem là phát triển tốt với nhu
cầu nội địa và giao thương giữa các nền kinh tế với nhau tăng do đó các nền kinh tế

này ít bị tổn thương hơn trước sự sụt giảm kinh tế toàn cầu.
Đối với các nước ASEAN tiêu dùng tư nhân có đóng góp rất quan trọng vào
tăng trưởng GDP của quốc gia (Bảng 2.1). Nước có tiêu dùng tư nhân đóng góp nhiều
nhất là Malaysia với tỷ lệ tiêu dùng tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP quí 3 năm
2007 là 6.16% trong khi tăng trưởng GDP quí 3 là 6.7% . Do đó, khủng hoảng kinh tế
sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của người lao động và cuối cùng là tác
động đến tiêu dùng. Đặt biệt Malaysia là nước nhập khẩu lao động, hơn 1.9 triệu lao
động nhập khẩu (tháng 5 năm 2007) có đăng kí và hơn 3 triệu lao động nhập khẩu
không đăng kí.Việc suy giảm kinh tế của Malaysia sẽ chuyển gánh nặng cho các nước
láng giềng xuất khẩu lao động sang Malaysia khi số lao động này bị cắt giảm và trở về
nước.
Bên cạnh Malaysia thì Philippines cũng là nước có phần trăm tiêu dùng tư nhân
đóng góp vào tăng trưởng GDP rất lớn 4.7% trong quí 3 và 4 năm 2007. Vì vậy khi
khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra thì một trong những nỗi lo lớn nhất là hàng triệu
lao động làm việc tại nước ngoài có thể mất việc trong khi nguồn ngoại hối từ ngững
người này chiếm 10% GDP của đất nước và tiền gửi được xem là nguồn thu nhập quan
trong cho tiêu dùng của người Philippines. Do đó sự suy giảm của tiêu dùng tư nhân sẽ
tác động chính đến nền kinh tế của Philippines.

5


Bảng 2.1. Đóng Góp của Tiêu Dùng Tư Nhân đến Tăng Trưởng GDP Thái Lan,
Singapore, Philippines, Malaysia 2006-7, %
1. Thái Lan
Q1 2006
Q2
Q3
Q4
Q1 2007

Q2
Q3
Q4
2. Singapore
2006
2007
3. Philippines
2006,Q1 và 2
Q3 và 4
2007,Q1 và 2
Q3 và 4
4.Malaysia
Q1 2006
Q2
Q3
Q4
Q1 2007
Q2
Q3
Q4

Tăng trưởng GDP

Tiêu Dùng

Sai số thống kê

6.3
5.3
4.5

4.3
4.2
4.3
4.8
5.7

-3.7
-3.2
2.7
0.8
-0.2
-0.5
1.8
1.0

0.1
-0.3
-0.4
0.0
0.2
-0.1
0.0
0.2

8.2
7.7

1.4
1.8


0.1
-0.5

5.5
5.3
7.6
6.8

4.1
4.5
4.5
4.7

-6.1
-5.3
-7.2
-3.0

5.9
6.0
5.9
5.3
5.5
5.7
6.7
7.3

2.98
3.25
3.03

3.18
3.80
5.72
6.16
5.13
Nguồn tin: Nguyễn Văn Ngãi, 2009

Còn ở Việt Nam (Bảng 2.2) tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây chủ
lực là do tiêu dùng tư nhân và đầu tư. Năm 2007, tăng trưởng kinh tế là 8.5%, trong đó
tiêu dùng tư nhân đã đóng góp 6.3% và đầu tư đóng góp 9%. Xuất khẩu ròng đóng góp
âm 8.8% do nền kinh tế Việt Nam thâm hụt cán cân thương mại. Nếu tính riêng xuất
khẩu đã đạt được 76.8% của GDP, trong khi nhập khẩu chiếm 90.2% của GDP. Do đó,
xét khía cạnh sản xuất, các ngành xuất khẩu đóng góp rất lớn trong GDP của Việt
Nam, nên khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm xuất khẩu, giảm sản xuất, giảm
GDP, giảm thu nhập kéo theo giảm tiêu dùng và giảm tổng cầu.

6


Bảng 2.2. Đóng Góp của Các Thành Phần Tổng Cầu đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Việt Nam, 2007
Cơ cấu 2007
% đóng góp đối với tăng
trưởng GDP, 2007
Tổng cầu

100.0

8.5


65.5

6.3

(G)

6.6

0.6

Đầu tư (I)

36.0

9.0

Xuất khẩu ròng (X-M)

-17.1

-8.8

Tiêu dùng tư nhân (C)
Tiêu dùng chính phủ

Sai số thống kê

2.0
Nguồn tin: Nguyễn Văn Ngãi, 2009


.
2.1.3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các nguyên nhân mang tính hệ thống xuất
phát từ khiếm khuyết của hệ thống kinh tế tư bản toàn cầu. Việc khủng hoảng tài chính
nổ ra ngay tại trung tâm tài chính toàn cầu vốn là biểu tượng sức mạnh của hệ thống
kinh tế tư bản, buộc các chính phủ phải can thiệp bằng nhiều biện pháp trái với chuẩn
mực tự do hoá của chủ nghĩa tư bản (như quốc hữu hoá, trợ cấp trực tiếp) đã suy giảm
nghiêm trọng niềm tin cũng như làm bộc lộ rạng nức trong mô hình kinh tế tư bản chủ
nghĩa.Vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ và thể chế kinh tế - tài chính quốc tế
(IMF(WEF) tại Đa-vốt (từ ngày 28/1-01/02/2009), nhiều ý kiến chỉ trích mô hình kinh tế và
những sai lầm chính sách kinh tế của Mỹ (tín dụng dễ dãi, văn hoá tiêu dùng Mỹ, tự do
hoá tài chính…) là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những nước có dịch vụ tài chính phát triển theo mô hình Mỹ (như, Ai Len, Anh, Aixơ-len…) đều nằm trong tâm bão khủng hoảng. Lãnh đạo nhiều nước (Đức, Pháp,
Anh…) chỉ trích thể chế và chơ cấu của IMF, WB lỗi thời, không đủ năng lực xử lí
khủng hoảng và đề nghị xây dựng 1 “cơ chế quản lí kinh tế thế giới”, một “Hội đồng
kinh tế Liên hiệp quốc” với sự tham gia sâu hơn của các nền kinh tế đang nổi.
2.2. Tổng quan về mức tiêu dùng
2.2.1. Tiêu dùng của Việt Nam
7


Qua khảo sát của ADB mức tiêu dùng cá nhân của người dân Việt Nam từ năm
2000 đến năm 2007 tăng liên tục.
Hình 2.1. Tiêu Dùng Tư Nhân của Việt Nam từ năm 2000 đến 2007, theo Giá Cố
Định năm 1994
350000
300000
250000


Tiêu dùng tư nhân
(ngàn đồng)

200000
150000
100000
50000
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm

Nguồn tin: ADB-Việt Nam

Qua khảo sát của ADB mức tiêu dùng cá nhân của người dân Việt Nam
(Hình.2.1) từ năm 2000 đến năm 2007 tăng liên tục. Mức tiêu dùng của người dân Việt
Nam tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 và tăng nhanh nhất là từ
năm 2006 đến năm 2007 từ 6.171 ngàn đồng lên 7.149.240 đồng. Cho thấy đời sống
của người dân luôn được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân ngày càng cao.
Và phần trăm đóng góp của tiêu dùng tư nhân vào tăng trưởng kinh tế là rất lớn,
cao nhất là năm 2007 tiêu dùng tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP là 9.6%. Vì
vậy tiêu dùng tư nhân đóng vai trò rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.

8


Hình 2.2. Phần trăm Tiêu Dùng Tư Nhân trong Tăng Trưởng GDP từ năm 2000
đến 2007, theo Giá Cố Định năm 1994

12
10

8
% tiêu dùng tư nhân
trong tăng trưởng
GDP

6
4
2

20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07

0

Năm
Nguồn tin: ADB- Việt Nam


Qua năm 2008, kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế nước ta
phát triển trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi và ảnh hưởng đáng kể đến mức
tiêu dùng của người dân Việt Nam. Qua tìm hiểu thực tế người tiêu dùng cho rằng mọi
thứ trở nên đắt đỏ hơn và họ có ít tiền mặt hơn để tiêu xài cho dịp Tết vừa qua.
Chi tiêu của người dân giảm xuống đối với những ngành hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG) ngoại trừ thực phẩm và nói rằng họ giảm chi tiêu ở tất các các kênh mua sắm
siêu thị, chợ và tiệm tạp hóa và các sản phẩm gia dụng như TV, máy giặt và các thiết
bị điện tử khác, và 28% cắt giảm việc mua sắm các thiết bị cá nhân như điện thoại di
động và máy tính xách tay.
Thị trường ít sôi động, giá cả diễn biến phức tạp, sức mua của dân cư giảm
mạnh, nhưng xuất khẩu vẫn tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng năm 2008 theo giá thực tế tăng 31% so với năm 2007. Nếu loại trừ yếu tố
tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2008 tăng
6.5%.Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80.4% tổng số và tăng

9


31.5%; khách sạn, nhà hàng chiếm 11.4%; tăng 26.3%; dịch vụ chiếm 5%, tăng 12%;
du lịch chiếm 1.3%; tăng 41.8%.
Giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22.97%. Các nhóm
hàng có CPI tăng cao trong tháng 12-2008 là: ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng
31.86%, riêng lương thực tăng 43.25%, thực phẩm tăng 26.53%. Các nhóm hàng khác
tăng khoảng 10% và giảm nhẹ trong 3 tháng cuối năm do sức mua xã hội giảm.
Cả dịch vụ viễn thông như các công ty di động và các công ty tiện ích công cộng sẽ bị
ảnh hưởng trong 6-12 khi 28% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu cho những
thứ này.
Hầu hết người tiêu dùng vẫn sẵn lòng trả tiền cho loại dầu gội và bột giặt ưa
thích với chỉ 23% giảm chi tiêu vào các mặt hàng này. Chỉ 16% giảm chi tiêu cho cà

phê hòa tan, kem và bột nêm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, thực phẩm và đồ uống
đối với người Việt vẫn là những thứ không thể tiết kiệm.
Có hai ngành trong cuộc khảo sát về sự tự tin của người tiêu dùng thật sự cho
thấy sự ổn định và thậm chí tăng lên. Chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm chăm sóc
sức khỏe có sự ổn định đáng chú ý với 12% giảm chi tiêu và cùng một tỉ lệ sẽ tăng chi
tiêu. Giáo dục là ngành duy nhất có chi tiêu tăng với gần 1/4 người trả lời cho biết sẽ
tăng chi tiêu vào giáo dục.
2.2.2. Mức tiêu dùng của người dân tp Hồ Chí Minh
Trong năm nền kinh tế thành phố chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên
nhiên vật liệu nhập khẩu; thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp, khủng hoảng
kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế.
Vào dịp cuối năm nhưng thị trường mua sắm hàng hoá không sôi động như những
năm trước. Sự biến động giá trong và khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã tạo nên sự
tính toán kỹ lưỡng hơn trong tiêu dùng, người dân chủ yếu tập trung cho những hàng như
yếu phẩm hàng ngày. Các đơn vị bán lẻ hàng hoá đang tích cực giảm giá hàng bán hoặc
tăng cường khuyến mãi cho hàng hóa bán ra từ những ngày cuối tháng 11 và sẽ kéo dài
đến Tết cổ truyền.

10


Bảng 2.3. Tổng Mức Bán Lẻ và Doanh Thu Dịch Vụ phân theo Ngành hàng
Ước cả năm 2008 (tỷ đồng)
Năm 2008 so với 2007 (%)
Trên địa K.tế
bàn
trong
nước

K.tế có

vốn
nước
ngoài

Trên
địa
bàn

K.tế
trong
nước

K.tế có
vốn
nước
ngoài

Tổng mức

232,547

225,670

6,877

138,5

138,9

125,6


Trong đó:
Thương nghiệp
Khách sạn
Nhà hàng
D.vụ du lịch lữ hành

193.434
6.634
16.054
9.331

192.400
1,678
16.013
8.563

1.033
4.956
41
768

139,9
135,2
119,6
156,1

139,6
149,4
120,1

172,5

222,0
130,9
43,7
75,8

Nguồn tin:Tổng cục thống kê TpHCM

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2008 tăng 13.8%, thấp hơn mức tăng
16.4% của năm 2007. (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2008 tăng 22.24%). Cho
thấy tổng mức tiêu dùng của người dân trong năm 2008 giảm so với năm 2007.
Riêng tình hình du lịch: cũng như các ngành khác, trong năm qua ngành du lịch
thành phố đã bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt là trong 6 tháng
cuối năm nhiều trường hợp khách huỷ tour đã đăng ký trước và lượng khách đến ước tính
giảm 15% đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu khách sạn ước tính đạt 6.634 tỷ
đồng, tăng 35.2% so với năm trước (năm trước tăng 41.6%).
Trong đó doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 9.331 tỷ đồng, tăng 56.1% so với năm
trước. Trong năm giá tour được điều chỉnh tăng liên tục do đó lượng khách giảm; mặc dù
các đơn vị du lịch tăng cường quảng bá và khuyến mãi. Tổng doanh thu về du lịch (bao
gồm khách sạn và du lịch lữ hành) đạt 15.965 tỷ đồng, tăng 46.7% so với năm trước (năm
2007 tăng 23.5%).
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tiếp tục giảm 0.42% so với tháng 11, khu vực thành
thị giảm 0.34% và khu vực nông thôn giảm 9.6%. Mức giảm tập trung vào 2 nhóm: nhà ở
và vật liệu xây dựng, giảm 0.94%; giao thông, bưu chính viễn thông, giảm 6.96%; nhóm
hàng thuốc, dịch vụ y tế và nhóm giáo dục không biến động và 6 nhóm hàng còn lại đều
tăng giá: nhóm “văn hóa, giải trí, du lịch” tăng 2.79%; hàng “may mặc, mũ nón” tăng

11



1.1% ; hàng “ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 0,35% (lương thực tăng 0.13%, thực phẩm tăng
0.73%); 3 nhóm hàng còn lại có mức tăng không đáng kể.
Sự biến động giá trong năm 2008 khác với qui luật hàng năm, giá liên tục tăng cho
đến hết tháng 9 do tác động tăng của giá cả thế giới (đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu
như xăng dầu và các sản phẩm liên quan đến hóa dầu, sắt thép…), dịch bệnh đối với đàn
gia súc, gia cầm trong nước cùng với thời tiết không thuận lợi cho gieo trồng và nguồn
hàng cung cấp khan hiếm.
Hình 2.3. Tốc Độ Tăng Giá so với Tháng Trước của Các Tháng trong năm 2008
(%)
5
4
3
2
1
0
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

-1
-2

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Nguồn tin:Tổng cục thống kê Tp HCM

Qua biểu đồ ta thấy chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2008 luôn
tăng cao hơn so với năm 2007 và chỉ số giá tiêu dùng của năm 2008 chỉ giảm trong 3
tháng cuối năm. Như vậy so với tháng 12/2007, chỉ số giá tiêu dùng tăng 18.08% và là
mức tăng cao nhất từ năm 1996 đến nay, tiếp theo là năm 2007 với mức tăng là 14.72%;
các năm còn lại đều có mức tăng dưới 10%.

12



Bảng 2.4. Chỉ số Giá Tiêu Dùng, Chỉ số Giá Vàng và Tỷ Giá USD trong 3 năm
Đơn vị tính: %
1. Chỉ số giá tiêu dùng
Ăn và dịch vụ ăn uống
Trong đó: Lương thực
Thực phẩm
Uống và thuốc lá
May mặc, mũ nón giày dép
Nhà ở , điện, nước,
chất đốt và VLXD
Thiết bị và đồ dùng gia đình
Dược phẩm và dịch vụ y tế
Đi lại và bưu điện
Trong đó: Bưu chính, viễn thông
Giáo dục
Văn hoá và giải trí
Hàng hóa và dịch vụ khác
2. Chỉ số giá vàng
3. Chỉ số giá USD

2006
106,45
107,81
115,78
108,59
107,29
105,62

2007
114,72

122,34
114,23
123,82
111,59
113,57

2008
118,08
130,06
150,62
122,98
113,83
116,85

105,11
115,09
101,99
101,01
92,36
101,99
105,75
104,63
130,06
101,17

116,62
107,85
110,37
104,80
95,84

100,84
105,88
116,95
112,85
99,89

105,00
115,08
107,86
103,40
84,44
102,16
116,40
107,13
107,44
107,65

Nguồn tin:tổng cục thống kê Tp HCM

Giá vàng tăng 7,44% so với tháng 12 năm trước và tăng 97,81% so với mức giá
bình quân năm 2005. Chỉ số tỷ giá USD tăng 7,65% so với tháng 12 năm trước và cũng là
năm có mức tăng cao nhất tính từ năm 1999 đến nay.
Về chỉ số giá bình quân cả năm 2008 so với năm 2007: Chỉ số giá tiêu dùng tăng
đến 22,24% (cả năm 2007 chỉ số này là 8,82%); trong đó nhóm hàng “ăn và dịch vụ ăn
uống” tăng cao nhất 36,1% (năm 2007: +11,4%), kế đến là nhóm hàng “nhà ở, điện, nước,
chất đốt và VLXD” tăng 18,9% (năm 2007: +8,5%), xếp thứ ba là nhóm hàng “may mặc,
mũ nón và giày dép” tăng 16,3% (năm 2007:+9,6%). Tăng thấp nhất là nhóm dịch vụ giáo
dục +1,2% (năm 2007: +1,9%). Chỉ có nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông là giá bình
quân giảm đến 12,6% (năm 2007 cũng giảm là 5,6%).
Chỉ số giá vàng và USD: Chỉ số giá bình quân của mặt hàng vàng tăng 32,4%

(năm 2007 tăng 14,0%); trong khi giá USD tăng thấp hơn với mức 3,09% (năm 2007 chỉ
tăng 0,55%).
2.2.3. Tổng quan tiêu dùng của người dân quận Thủ Đức
13


Qua tìm hiểu các siêu thị trên địa bàn quận thì mặt bằng giá các mặt hàng thiết
yếu đã tăng bình quân từ 20-30% so sánh với năm 2007. Giá tăng ngay từ những tháng
đầu năm, trong khi thu nhập của người dân gần như không tăng, khiến người tiêu dùng
phải cân nhắc trước khi quyết định mua sắm. Đến tháng 12, giá bắt đầu giảm nhưng
sức mua vẫn chậm. Sức mua nhóm các mặt hàng thiết yếu vẫn đảm bảo, trong khi các
nhóm hàng khác thì giảm mạnh. Doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ quý I/2009 đạt
1.643 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch và tăng 14.74% so cùng kỳ (trong đó, quốc doanh
tăng 14.05%, hợp tác xã tăng 68.29%, thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14.68%).
Nhìn chung doanh thu của toàn ngành thương mại dịch vụ trong quí 1 chưa ổn
định, vì sau những ngày nghỉ tết hoạt động lại có những công ty không phát sinh
doanh thu vì chưa ký được hợp đồng là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế và có một
công ty kinh doanh xăng dầu chuyển sang quận khác (doanh thu bình quân quí khoảng
100 tỉ đồng).
Sau một thời gian yên ắng, mãi lực thị trường Tết tại các siêu thị, chợ trên địa
bàn quận bắt đầu tăng mạnh trong những ngày giáp tết. Bánh mứt, lạp xưởng, bia hút
hàng.Theo các siêu thị, năm nay khách mua sắm trễ nhưng qua diễn biến những ngày
gần đây cho thấy sức mua sắm vẫn rất cao. Mãi lực mạnh nhất là ngành hàng thực
phẩm công nghệ, đồ khô, bia, rượu, lạp xưởng.
Đến thời điểm Tết, các hãng bia cũng giữ ổn định giá bán ra từ nay đến Tết.
Theo dự đoán của các siêu thị, giá hàng hóa bán tại siêu thị sẽ không có biến động, kể
cả những mặt hàng thịt cá, rau củ, trái cây. Tuy nhiên, tại các chợ và cửa hàng bán lẻ,
giá đang tăng nhanh theo sức mua của thị trường.
Hiện tại, giá bán sỉ bia từ các đại lý phân phối đã tăng 5.000 đồng – 10.000
đồng/thùng so với Tết Dương lịch: bia 333 giá 190.000 đồng/thùng, Heineken 330.000

đồng/thùng, Tiger 220.000 đồng/thùng, cao hơn cả giá bán lẻ ở siêu thị.
Giá mứt, hạt dưa tăng kỷ lục. Hạt dưa, giá lên đến 75.000 đồng/kg, giá các loại
chà là, mứt bí, khoai lang... cũng leo lên 40.000 đồng - 80.000 đồng/kg (tăng 10.000
đồng - 25.000 đồng/kg so với đầu tháng). Tại chợ Thủ Đức, giá tăng 20.000 đồng –
30.000 đồng/kg; cụ thể: mứt hạt sen 80.000 đồng/kg, mứt bí 40.000 đồng – 50.000
đồng/kg, mứt khoai lang 35.000 đồng – 40.000 đồng/kg, củ năn 60.000 đồng – 65.000
đồng/kg...
14


×