ẢNH HƯỞNG KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM.
TÓM TẮT
Bài viết làm rõ tình hình tài chính ngân hàng việt nam kể từ sau
khủng hoảng tài chính tiền tệ đến nay.Từ đó nước ta đã thực hiện các
biện pháp khắc phục cuộc khủng hoảng và rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm.Chúng tôi sử dụng hai phương pháp mô tả và phân tích
số liệu thông tin nhằm tìm ra những tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ đến lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam trong
những năm gần đây.Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy có rất
nhiều tác động đến lĩnh vực ngân hàng nhưng chúng ta chỉ tập trung
chủ yếu vào những vấn đề chính như: rủi ro tỷ giá USD/VND trên thị
trường hối đoái, thị trường ngoại tệ, hoạt động tín dụng của ngân hàng
từ sau khủng hoảng đến nay. Từ những tác động đó chính phủ và ngân
hàng nhà nước việt nam đã đưa ra những giải pháp gì để từng bước
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển hơn ở hiện tại và
trong tương lai.
Từ khóa: khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng ,tỷ giá, tín dụng.
1) Giới thiệu:
Sau cuộc khủng hoảng tài chình tiền tệ Châu Á năm 1997-1999, thế
giới lại đứng trước cuộc khủng hoảng với sức tàn phá lớn hơn rất
nhiều lần đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cuộc khủng
hoảng này bắt đầu từ Mỹ, do các khoản nợ quá mức cho phép, ngân
hàng ho vay tín dụng dễ dãi và mối quan hệ chằng chịt của các tổ chức
đầu tư bất động sản trong thời đại toàn cầu hóa và khủng hoảng đã lan
rộng ra nhiều lĩnh vực, khu vực trên toàn thế giới.
Trước tình hình đó, việt nam là thành viên của WTO, ASEAN cũng
không tránh khỏi tác động của khủng hoảng. Nó đã để lại nhiều hậu
quả cho việt nam trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội và đặt ra
nhiều thách thức cho đất nước. Khủng hoảng có tác động rất lớn và
ảnh hường trên nhiều phương diện nhưng nhóm chỉ tập trung tìm
hiểu, phân tích vào lĩnh vực tài chính ngân hàng tại việt nam từ 2008
đến nay.
2) Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu:
Bài này nhóm chúng tôi sử dụng hai phương pháp mô tả và phân
tích. Về phương pháp mô tả chúng tôi nghiên cứu về tình hình việt
nam sau cuộc khủng hoảng cụ thể như sau .
2.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài:
2.1.1 Lý thuyết về khủng hoảng tiền :
Khủng hoảng tài chính tiền tệ là 1 sự đỗ vỡ trầm trọng trong các thị
trường tài chính được đặc trưng bởi những sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản
và sự vỡ nợ của nhiều hãng tài chính và phi tài chính .
Mọi chuyện thường bắt đầu từ việc chính phủ duy trì tỷ giá hối đoái cố
định. Chính phủ có thể bảo vệ tỷ giá này bằng cách can thiệp vào thị trường
ngoại hối( tức là trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ). Nếu có một thị trường
tài chính phát triển, nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng các hoạt
động thị trường mở hay can thiệp vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, việc
bảo vệ tỷ giá cũng có giới hạn của nó. Trướccác sức ép giảm giá trị đồng
nội tệ (thường thì do chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách),
Chính phủ liên tục phải bán ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá. Dự trữ ngoại hối
giảm và cuối cùng thì chính phủ buộc phải chấm dứt tỷ giá cố định và
chuyển sang thả nổi tỷ giá. Điểm đặc biệt là ngay trước khi dự trữ cạn kiệt
sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản trở thành tín hiệu cho các
cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng tiền nội tệ và đẩy nhanh khủng
hoảng.
2.1.2 Lý thuyết về tỷ giá hối đoái:
Trong các giao dịch tài chính quốc tế, việc thực hiện mua và bán
các ngoại hối trên thị trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đồng tiền
nước này sang nước khác. Do mỗi đồng tiền chịu ảnh hưởng nhiều
nhân tố khác nhau nên sức mua khác nhau, vì thế trên thị trường cần
phải có quy định tỷ lệ để làm cơ sở chuyển đổi giữa hai đồng tiền, tỷ
lệ này được gọi là tỷ giá hối đoái.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là hệ số qui đổi của một đồng tiền nước
này sang đồng tiền nước khác. Hay cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả
đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn
vị tiền tệ nước ngoài.
Ví dụ: = X hay 1USD = (X) VND
2.1.3 Lý thuyết về cung cầu ngoại tệ:
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về đồng nội tệ.
Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ muốn thu mua vào bằng các đồng nội tệ .
Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các
hàng hoá thông thường.
Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng.
Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. cung
ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi.
Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiềuơn lượng
ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp
hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương tự, khi cầu lớn hơn cung, một số
người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị
trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng
bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng. Chúng ta có
VND
USD
thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi. Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự
biến động của tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế khác nhau.
Theo : Tỷ giá hối đoái là gì và các nhân tố ảnh hướng tới tỷ giá hối đoái§
- SinhVienKT.Net
Về phân tích chúng tôi phân tích các mô hình, tình hình lĩnh vực tài
chính ngân hàng…
Mô hình rủi ro tỷ giá USD/VND trên thị trường hối đoái. Trước
tiên chúng ta sẽ xem xét khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái để hiểu rõ
hơn về mô hình này. Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị
tiền tệ nước này thành những đơn vị tiền tệ nước khác.
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của
tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng
từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ
trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ
chưa từng có trong lịch sử.
Năm 2009 Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4
tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ
giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột
biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD. Trong bối
cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì
dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là
do sự găm giữ ngoại tệ.
Từ giữa tháng 2/2010 đến nay : tỷ giá tăng và dao động quanh
mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu
hướng giảm do nhưng chính sách tích cực từ phía NHNN.Ngày 11/02
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
Biểu đồ: biến động tỷ giá USD/VND từ 2008 đến nay
Nguồn : NHNN và tổng hợp của vietstock
Trong nền kinh tế mở hầu hết các nước đều quan tâm đến tỷ giá hối
đoái là vì tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động thương mại
quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế… sự
biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sức mua của hai đồng
tiền làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia trong
quan hệ tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi.
Mô hình rủi ro trong hệ thống ngân hàng
Rủi ro trong hệ thống ngân hàng được hiểu là những biến cố
không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của
ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra
thêm một khoản chi phí để coo1 thể hoàn thành được một nghiệp vụ
tài chính nhất định.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng là một trong những
lĩnh vực đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Các loại rủi ro có mối quan hệ
chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn
cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Trong bối cảnh đó,
không một ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài mà không
xây dựng cho mình hệ thống quản trị rủi ro (QTRR) hiệu quả.
Một số rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng: Rủi ro tín dụng
(Credit Risk); Rủi ro tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate (Forex)
Risk); Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk); Rủi ro thanh khoản
(Liquidity Risk); Rủi ro tác nghiệp (Operational Risk). Một
ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả
năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con
đường phá sản là tất yếu. Như một hệ quả, rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ
và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người gửi tiền, hàng ngàn
doanh nghiệp không được đáp ứng vốn, làm cho nền kinh tế bị suy
thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn
trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân
hàng trong nước và khu vực.
Biểu
đồ:
tăng
trưởng
tín
dụng từ
năm
2008
đến nay
Nguồn: NHNN
Kể từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với một số bất
cập. Đó là chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất và hiệu quả
đầu tư thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, kết cấu hạ tầng trở
thành điểm ngẽn của nền kinh tế. Lạm phát lên xuống thất thường, sau
năm 2007, tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới mức tiềm năng, năm
2012 là 5,03% (thoibaonganhang.vn,ngày 27/12/2012) Trong bối cảnh
kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được
điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng
đến hoạt động của các tổ chức tài chính. Tính chủ động và tiên liệu
trong đầu tư, kinh doanh thấp. Điều này đã tác động lớn đến sự ổn
định của hệ thống, làm cho rủi ro và mức độ tổn thương của hệ thống
ngân hàng ở một số khía cạnh.
3) Kết quả nghiên cứu:
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình tài chính
ngân hàng của nước ta gặp nhiều khó khăn:
3.1 Khó khăn trên thị trường ngoại tệ và những giải pháp:
Sau cuộc khủng hoảng tỷ giá USD/VND tăng cao, sức ép giảm giá
đồng việt nam là không tránh khỏi vì vậy cần có chính sách ổn định tỷ
giá như: tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh
tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu
cơ.Đưa ra chính sách giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá
vàng thế giới nhằm ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu
vàng để hưởng chênh lệch giá.Nhà nước mở rộng quan hệ hợp tác với
nước ngoài tạo điều kiện thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các
nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam để
làm tăng nguồn ngoại tệ trong nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ chênh lệch giữa lãi suất huy
động giữa VND và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VND, để
tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND, tăng thu hút ngoại tệ từ kiều
hối, du lịch Các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nhanh quan
hệ tín dụng (gửi và cho vay bằng ngoại tệ) sang quan hệ mua bán đứt
đoạn về ngoại tệ góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá. Thực hiện
chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả
nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu
tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại
tệ. Hạn chế chi ngoại tệ từ nguồn ngân sách cho việc đi công tác nước
ngoài của công chức nhà nước. Ngân hàng Nhà nước bơm thanh
khoản USD cho thị trường liên ngân hàng can thiệp khi cần thiết, yêu
cầu các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cung
USD ra thị trường, ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia của
người dân.Đồng thời đưa ra những giải pháp hạn chế tình trạng đô la
hóa như sau: thực hiện các biện pháp vĩ mô để tăng dự trữ Đô la Mỹ
(USD); chủ động trong điều hành tỷ giá, tránh tăng tỷ giá quá mạnh
gây kích thích tâm lý dự trữ USD; thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ,
tránh phụ thuộc vào USD.Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng
tránh lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là nguyên liệu đầu vào để
hạn chế cầu USD.Nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín
dụng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền
VND như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán, cho vay tiêu dùng.Nhà nước
sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc niêm yết hàng hóa trong
nước bằng VND, chẳng hạn ban hành một pháp lệnh…
Trong 2 năm qua NHNN đã đưa ra các giải pháp tiền tệ tín dụng điều
hành tỷ giá đã góp phần quan trọng trong việc ổn định thị trường
ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước gồm kiểm soát chất lượng
tín dụng xử lý nợ xấu, quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị
trường vàng,giam lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức
thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng tạo điều kiện
thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất
để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh
doanh.Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể
chế, thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm hoạt động của hệ thống
các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật;
tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực quản trị và
hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
3.2 Hoạt động của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn :
Hoạt động tín dụng của các NHTM cũng đang diễn ra theo chiều
hướng không tích cực, tín dụng tăng trưởng chậm lại và nợ xấu phát
sinh là hai biểu hiện rõ nét nhất. Tín dụng tăng trưởng chậm một mặt
do các ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay vì thị trường biến động
mạnh, mặt khác chính bản thân các doanh nghiệp cũng đã và đang hạn
chế mở rộng sản xuất kinh doanh do khó khăn thị trường và khó khăn
trong khâu tiêu thụ.Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu
thụ hàng hóa của các doanh nghiệp đã làm tốc độ lưu chuyển vốn
trong nền kinh tế chậm lại, dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế,
một số doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa( đặc biệt là các doanh nghiệp
ngành nhựa, kinh doanh sắt thép và lương thực…), do vậy ảnh hưởng
trực tiếp đến các khoản tín dụng có liên quan. Bên cạnh đó, tín dụng
bất động sản luân chuyển chậm do thị trường giảm nhiệt mạnh, giá bất
động sản giảm và khó bán khiến nhiều nhà đầu tư ngần ngại không
vay tiền đầu tư vào lĩnh vực này.
Năm 2013 ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều hành tín dụng
linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động
của các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại
tệ phù hợp với chủ trương của chính phủ về hạn chế đô la hóa trong
nền kinh tế.
4) Kết luận:
Khủng hoảng tiền tệ xảy ra là một thách thức lớn đối với nước ta đòi
hỏi phải có những giải pháp điều chỉnh phù hợp để đưa đất nước thoát
khỏi khủng hoảng.Từ những khó khăn vấp phải chúng ta đã rút ra được
bài học kinh nghiệm: cần ổn định cơ chế tỷ giá linh hoạt mở rộng hiệu
quả của chính sách tiền tệ trong việc đối phó với khủng hoảng tài
chính. Thường xuyên củng cố hệ thống tài chính ngân hàng phù hợp
với những biến động thế giới.
5) Tài liệu tham khảo:
- .
- .
- Sách :” Tiền tệ và ngân hàng ” –PGS.TS.NGYỄN ĐĂNG DỜN.
- Giáo trình: “ Tài chính –Tiền tệ ” – TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN.