Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐƯỢC KINH DOANH PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐƯỢC
KINH DOANH PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : VŨ THỊ THÚY
Ngành học: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 -2009

Tháng 8/2009


XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐƯỢC KINH
DOANH PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VŨ THỊ THÚY

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VŨ CẨM LƯƠNG


Tháng 8 năm 2009


CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm và quí thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt và trang bị cho em kiến thức trong những năm tháng trên giảng đường đại học.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Cẩm Lương đã trực tiếp hướng dẫn,
động viên, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến đề xuất quí báu và thiết thực giúp em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cản ơn sự giúp đỡ tận tình chu đáo của anh Đặng Quế Cường làm ở chi cục
quản lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM số 126H-Phan Đăng Lưu-Bình Thạnh,
chú Lê Hoàng Ánh là chủ : cơ sở đóng gói Nhiệt Đới” số 574A-Xô Viết Nghệ Tĩnhquận Bình Thạnh và anh Dương Hữu Nghĩa là chủ cửa hàng “Trường Thịnh” ở số 176
Đặng Văn Bi, quân Thủ Đức. Đồng thời xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cửa hàng và
trại cá cảnh mà tác giả đã khảo sát.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp NTTS-31 đã động viên, đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng danh mục các loài cá cảnh biển được kinh doanh phổ biến

trên thị trường TP.HCM”
đã được thực hiện từ tháng 4/2008 - 8/2008. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến

hành khảo sát các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh tại các cửa hàng và trại cá
cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh ( nhận dạng, mức độ phổ biến, mức độ ưa chuộng…)
bằng điều tra, phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi soạn sẵn, ghi nhân hình thái ngoài
của các laòi cá cảnh ở những cửa hàng và trại có kinh doanh cá cảnh biển.
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có khỏang 15 cửa hàng và 4 trại cá
cảnh có kinh doanh cá cảnh biển.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã gặp 155 loài cá cảnh biển. Các loài cá
xuất hiện với số lượng không như nhau. Những loài xuất hiện gần như quanh năm và
với số lượng lớn như các họ cá Khoang Cổ, Cá Thia Lá Mạ, Mó Bác Sĩ, Domino, Rô
Đá.
Những loài xuất hiện với mức độ trung bình như các họ cá Thiên Thần, họ Nàng
Đào, họ Bắp Nẻ… những loài này có khi có theo mùa, có khi có quanh năm nhưng với
số lượng trung bình.
Những loài xuất hiện ít như họ cá Mó, Chuột Phèn, một số loài trong họ cá
Nàng Đào… Những loài cá này xuất hiện khi có khi không và mỗi lần xuất hiện với số
lượng nhỏ.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay các loài cá họ Thiên Thần như
Hoàng Gia, Hoàng Hậu, Thái Tử… đang được ưa chuông nhất, đây cũng là họ cá có
giá cao nhất hiện nay. Nó được ưa chuộng vì là họ cá đẹp và xuất hiện không nhiều
lắm.
Nguồn cá có trên địa bàn thành phố chủ yếu là cá có nguồn gốc trong nước, chỉ
có một số cá rất ít được nhập từ các nước khác, cá nhập chủ yếu từ Indo, Malaisia,
Hồng Kông.

iii


Các loài cá cảnh biển trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh hầu hết đều là cá
khai thác từ tự nhiên, chỉ có một số loại là có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo như

Nemo, cá Ngựa Đen, Ngựa Gai.

iv


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i

CẢM TẠ............................................................................................................... ii 
TÓM TẮT ...........................................................................................................iii 
MỤC LỤC............................................................................................................ v 
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... x 
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ................................................................................ xi 
Chương 1. .............................................................................................................. 2 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 
1.1 Đặt vấn đề: ................................................................................................. 2 
Chương 2 .............................................................................................................. 4 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4 
2. 1 Khái niệm về cá cảnh biển....................................................................... 4 
2. 2 Đặc điểm môi trường và giống loài cá cảnh biển .................................. 5 
2.2.1 Môi trường của cá cảnh biển ........................................................... 5 
2.2.2 Thành phần giống loài ....................................................................... 6 
2.3 Hoạt động khai thác, thuần dưỡng và sản xuất giống cá cảnh biển ........ 8 
2.3.1 Hoạt động khai thác ........................................................................... 8 
2.3.2 Hoạt động thuần dưỡng..................................................................... 9 
2.3.3 Hoạt động sản xuất giống cá cảnh biển.......................................... 10 
2.4 Đặc điểm phát triển ngành cá cảnh biển .............................................. 12 
2.4.1 Phong trào nuôi cá cảnh biển.......................................................... 12 

2.4.2 Tình hình xuất nhập khẩu cá cảnh biển ....................................... 13 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 15 
3 .1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài................................................. 15 
3.1.1 Thời gian .......................................................................................... 15 
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................ 15 
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 15 
3.2.1 Số liệu thứ cấp .................................................................................. 15 
3.2.2 Số liệu sơ cấp..................................................................................... 15 
3.2.3 Một số chỉ tiêu phân tích ................................................................ 16 
3.2.4 Xử lý số liệu...................................................................................... 16 
Chương 4 ............................................................................................................ 17 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 17 
4.1 Giống loài cá cảnh biển tại các cửa hàng khảo sát............................... 17 
4.2 Các loài cá cảnh biển phổ biến nhiều trên địa bàn TP.HCM ............. 19 
4.2.1 Domino Dascyllus trimaculatus ...................................................... 20 
4.2.2 Khoang Cổ Thường Amphiprion sebae ......................................... 20 
v


4.2.3 Thia Lá Mạ Chromis viridis .............................................................. 21 
4.2.4. Khoang Cổ Đuôi Vàng Amphiprion clarkii .................................. 21 
4.2.5. Khoang Cổ Chỉ Hồng Amphiprion perideraion ............................. 21 
4.2.6 Rô Đá Dascyllus reticulatus ............................................................ 22 
4.2.7 Cá Bác Sĩ Labroides dimidiatus........................................................ 22 
4.2.8 Bắp Nẻ Xanh Acanthurus hepatus ................................................... 23 
4.2.9 Khoang Cổ Đỏ Amphiprion melanopus .......................................... 23 
4.2.10 Khoang Cổ Trắng Đen Amphiprion polymnus ............................ 24 
4.2.11 Đào Đuôi Cam Chaetodon xanthurus ........................................... 24 
4.2.12 Đào Học Trò Chelmon rostratus ................................................. 25 
4.2.13 Đào Lem Chaetodon kleinii ......................................................... 25 

4.2.14 Hà Mĩ Nhân Centropyge bicolor ................................................. 25 
4.2.15 Hoàng Đế Pomacanthus imperator .............................................. 26 
4.2.16 Khoang Cổ Một Sọc Trắng Amphiprion sandaracinos ............... 26 
4.2.17. Nemo Amphiprion ocellaris ........................................................ 27 
4.3 Những loài cá cảnh biển mức độ phổ biến trung bình ........................ 27 
4.3.1. Chim Xanh Pomacanthus semicirculatus ....................................... 28 
4.3.2 Nóc Đầu Bò Lactoria cornuta .......................................................... 29 
4.3.3 Hoàng Tử Pomacanthus sexstriatus ................................................. 29 
4.3.4 Khoang Cổ Chấm Đen Amphiprion frenatus ............................... 30 
4.3.5 Thanh Long Mỏ Vịt Gomphosus varius ....................................... 30 
4.3.6 Thia Tím Đuôi Vàng Pomacentrus caeruleus ................................ 31 
4.3.7 Bò Hỏa Tiễn Rhinecanthus aculeatus ............................................. 31 
4.3.8 Bò Sao Oxymonacanthus longirostris ............................................... 32 
4.3.9 Bống Đầu Sọc Vàng Valencienna strigata ...................................... 32 
4.3.10 Bống Vàng Sọc Đen Meiacanthus grammistes ............................ 33 
4.3.11 Chim Cờ Vàng Heniochus acuminatus ....................................... 33 
4.3.12 Chim Sâu Forcipiger flavissimus ................................................... 34 
4.3.13 Đào Nâu Đen Chaetodon weibeli .................................................. 34 
4.3.14 Mao Tiên Chỉ Pterois antennata ................................................... 34 
4.3.15 Mó Đuôi Vàng Anampses meleagrides ......................................... 35 
4.3.16 Rô Đá Ba Sọc Dascyllus aruanus ................................................... 35 
4.3.17 Sim Đen Centropyge tibicen ......................................................... 36 
4.3.18 Sim Tím Centropyge bispinosus .................................................. 36 
4.3.19 Thoài Loài Vàng Cirrhitichthys aureus ......................................... 36 
4.3.20 Bắp Nẻ Vàng Acanthurus pyroferus .............................................. 37 
4.3.21 Bò Bông Bi Balistoides conspicillium ............................................. 37 
4.3.22 Bống Đỏ Trắng Nemateleotris magnifica...................................... 38 
4.3.23 Bống Sọc Đỏ Amblyeleotris wheeleri.............................................. 38 
4.3.24 Đào Chấm Đen Chaetodon ephippium ........................................ 39 
4.3.25 Đào Hải Quân Chaetodon ulietensis ........................................... 39 

4.3.26 Đào Mặt Ngựa Chaetodon adiergastos ........................................ 40 
4.3.27 Đào Sọc Chaetodon octofasciatus .................................................. 40 
vi


4.3.28 Đào Sọc Chéo Chaetodon auriga .................................................. 41 
4.3.29 Hoàng Gia Pygoplites diacanthus ................................................. 41 
4.3.30 Kẽm Bông Nâu Plectorhinchus orientalis ................................... 42 
4.3.31 Mao Tiên Vây Liền Dendrochirus zebra .................................... 42 
4.3.32 Mao Tiên Vây Rời Pterois volitans .............................................. 43 
4.3.33 Đuôi Én Thalassoma lunare ......................................................... 43 
4.3.34 Mó Bảy Màu Coris gaimard ........................................................ 43 
4.3.35 Mó Sao Xanh Anampses melanurus ............................................ 44 
4.3.36 Mỏ Vịt Xám Gomphosus coeruleus ............................................. 45 
4.3.37 Sọc Xanh Lớn Abudefduf vaigiensis.............................................. 45 
4.3.38 Sơn Đá Myripristis hexagona ....................................................... 46 
4.4  Loài cá ít xuất hiện trên thị trường thành phố.................................. 46 
4.4.1 Bá Tước Acanthurus lineatus ......................................................... 47 
4.4.2 Bắp Nẻ Bụt Acanthurus nigrofuscus ............................................... 47 
4.4.3 Bắp Nẻ xám Acanthusus japonicus ............................................... 48 
4.4.4 Bê Sọc Acanthurus triostegus........................................................... 48 
4.4.5 Bò Khoang Rhinecanthus rectangulus ............................................ 48 
4.4.7 Bò Sừng Đuôi Đỏ Pervagor melanocephalus ................................. 49 
4.4.8 Bò Sừng Hoa Acreichthys tomentosus ........................................... 50 
4.4.9 Bống Đầu Xanh Ptereleotris evides ................................................. 50 
4.4.10 Chim Dù Nâu Zebrasoma scopas ................................................. 50 
4.4.11 Chuột Phèn Vàng Parupeneus cyclostomus .................................. 51 
4.4.12 Đào Carô Chaetodon rafflessi ....................................................... 51 
4.4.13 Đào Mặt Gấu Chaetodon lunula .................................................. 51 
4.4.14 Đào Kiếm Chaetodon trifascialis................................................... 52 

4.4.15 Đào Lá Mít Chaetodon austriacus ................................................ 52 
4.4.16 Đào Mặt khỉ Chaetodon auripes.................................................... 53 
4.4.17 Đào Phớt Xanh Chaetodon plebeius ............................................. 53 
4.4.18 Hoàng Hậu Đuôi Vàng Chaetodontoplus septentrionalis ............. 54 
4.4.19 Nữ Hoàng Pomacanthus annularis .............................................. 54 
4.4.20 Hoàng Yến Apolemichthys trimaculatus ....................................... 54 
4.4.21 Kẽm Bông Plectorhinchus chaetodonoides ................................... 55 
4.4.22 Mặt Khỉ Naso elegans ................................................................... 55 
4.4.23 Mắt Ngọc Centropyge vroliki.......................................................... 56 
4.4.24 Mó Đuôi Vàng Halichoeres hortulanus ....................................... 56 
4.4.25 Rô Xanh Amblyglyphidodon curacao .......................................... 57 
4.4.26 Sim Vàng Centropyge heraldi........................................................ 57 
4.4.27 Sọc Xanh Nhỏ Abudefduf sexfasciatus ........................................ 57 
4.4.28 Sơn Đá Sọc Đỏ Sargocentron seychellense ................................. 58 
4.4.29 Thia Đuôi Trắng Pomacentrus trilineatus ................................... 58 
4.4.30 Thia Tím Pomacentrus pavo.......................................................... 59 
4.4.32 Thiên Long Rhinomuraea quaesita ............................................. 60 
4.4.33 Thòi Loài Bông Exallias brevis ................................................... 60 
vii


4.4.34 Thoài Loài Khoang Đen Salarias fasciatus.................................. 60 
4.4.35 Thù Lù Zanclus canescens.............................................................. 61 
4.4.36 Bống Sọc Đen Amblygobius phalaena ........................................... 61 
4.4.37 Cà Chua Tím Premnas biaculeatus ............................................. 62 
4.4.38 Đào Mặt Trời Chaetodon speculum ............................................... 62 
4.4.39 Đào Mỏ Đỏ Chaetodon baronessa ................................................. 62 
4.4.40 Đào Viền Vàng Chaetodon lineolatus .......................................... 63 
4.4.41 Hoàng Oanh Trắng Đen Chrysiptera leucopoma ......................... 63 
4.4.42 Mó Đỏ Đen Halichoeres biocellatus ............................................. 64 

4.4.43 Mó Mè Đen Macropharyngodon meleagris .................................. 64 
4.4.44 Đào Khoang Chaetodon punctatofasciatus .................................... 65 
4.4.45 Ngựa Đen Hippocampus kuda ....................................................... 65 
4.4.46 Ngựa Gai Hippocampus spinosissimus ........................................ 66 
4.4.47 Nóc Nhím Cyclichthys spilostylus................................................... 66 
4.4.48 Đào Chấm Trắng Chaetodon citrinellus ..................................... 66 
4.4.49 Đào Giọt Nước Chaetodon unimaculatus .................................... 67 
4.4.50 Hoàng Oanh Pomacentrus grammorhynchus................................. 67 
4.4.51 Kẽm Sáu Sọc Plectorhinchus gaterinoides..................................... 68 
4.4.52 Lú Khoang Parapercis cylindrica .................................................. 68 
4.4.53 Mó Lửa Khoang Bodianus diana .................................................. 69 
4.4.54 Ngân long Doryrhamphus multiannulatus..................................... 69 
4.4.55 Bắp Nẻ Trắng Acanthurus grammoptilus ................................... 69 
4.5  Những loài cá cảnh biển rất ít xuất hiện............................................... 70 
4.5.1 Bìm Bịp Aluterus scriptus .............................................................. 71 
4.5.2 Chim Cờ Trắng Đen Heniochus chrysostomus ............................... 71 
4.5.3 Chuột Phèn Sọc Parupeneus multifasciatus.................................... 71 
4.5.4 Đào Hoàng Đế Chaetodon ornatissimus.......................................... 72 
4.5.5 Đào Sọc Lưng Đen Chaetodon melanotus ...................................... 72 
4.5.6 Đào TRắng Xéo Chaetodon vagabundus ......................................... 73 
4.5.7 Giềng Mặt Nạ Acanthurus leucopareius ........................................ 73 
4.5.8 Hồng Y Pseudochromis porphyreus.................................................. 74 
4.5.9 Kẽm Cờ Cao Diagramma labiosum ................................................ 74 
4.5.10 Kẽm sọc Plectorhinchus lessonii ................................................... 74 
4.5.11 Mào Gà Ablabys taenianotus .......................................................... 75 
4.5.12 Mó Bụng Trắng Stethojulis bandanensis .................................... 75 
4.5.13 Mó Đỏ Labracinus melanotaenia .................................................. 76 
4.5.14 Mó Đỏ Trắng Bodianus axillaris .................................................. 76 
4.5.15 Mó Lưng Xanh Pseudojuloides cerasinus ..................................... 77 
4.5.16 Mó Trắng Cổ Đỏ Cetoscarus bicolor .......................................... 77 

4.5.17 Nóc Chó Đen Arothron immaculatus.............................................. 78 
4.5.18 Nóc Chó Hoa Arothron hispidus..................................................... 78 
4.5.19 Nóc Chó Trắng Arothron nigropunctatus .................................... 79 
4.5.20 Nóc Chuột Canthigaster valentini ................................................ 79 
viii


4.5.21 Nóc Nhím Khoang Diodon holacanthus ........................................ 79 
4.5.22 Tai Thỏ Platax teira ...................................................................... 80 
4.5.23 Thia Đen Stegastes obreptus........................................................... 80 
4.5.24 Thia Nhung Neoglyphidodon melas ............................................... 81 
4.5.25 Cá Bác Sĩ Giả Aspidontus taeniatus ............................................... 81 
4.5.26 Bò Đuôi Én Odonus niger ............................................................... 82 
4.5.27 Bống Kim Cương Gobiodon histrio .............................................. 82 
4.5.28 Chim Dù Sọc Zebrasoma veliferum .............................................. 82 
4.5.29 Chuột phèn đỏ trắng Parupeneus barberinoides .......................... 83 
4.5.30 Hồng Cam Pseudanthias cooperi ................................................... 83 
4.5.31 Lã Vọng Antennarius striatus ....................................................... 84 
4.5.32 Mặt Quỷ Scorpaenopsis gibbosa ................................................... 84 
4.5.33 Mó Đen Sọc Trắng Hemigymnus fasciatus .................................. 84 
4.5.34 Mó Hồng Nhạt Cypho purpurascens ............................................. 85 
4.5.35 Mó Mặt Mèo Novaculichthys taeniourus ....................................... 85 
4.5.36 Mó Sọc Dọc Halichoeres marginatus ............................................ 86 
4.5.37 Mó Trắng Đen Hemigymnus melapterus ...................................... 86 
4.5.38 Mó Zíc zắc Halichoeres scalpularis ............................................. 87 
4.5.39 Móc Câu Taeniatus triacanthus ...................................................... 87 
4.5.40 Mú Chuột Cromileptes altivelis .................................................... 88 
4.5.41 Mú Đen Cephalopholis argus ......................................................... 88 
4.5.42 Mú Vàng Cephalopholis fulva ........................................................ 88 
4.5.43 Quả Thông Monocentrus japonicus ............................................... 89 

4.5.44 Tai Voi Platax orbicularis ............................................................. 89 
4.5.45 Thân Trắng Kuhlia mugil ............................................................... 90 
Chương 5 ............................................................................................................. 91 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 91 
5.1 Kết luận .................................................................................................... 91 
5.2 Đề nghị...................................................................................................... 92 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 104 
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 106 

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 4.1 Mức độ phổ biến của các loài cá cảnh biển khảo sát.................................... 17 
Bảng 4.2 Số loài cá cảnh biển xuất hiện tại các địa điểm khảo sát.............................18 
Bảng 4.3 Tính ưa chuộng của các loài cá cảnh biển ................................................... 18 
Bảng 4.4 Tính ưa chuộng của các những loài cá cảnh biển phổ biến nhiều ...............19 
Bảng 4.5 Tính ưa chuộng của các loài cá cảnh biển phổ biến trung bình.................... 28 
Bảng 4.6 Mức độ ưa chuộng của các loài cá xuất hiện ít.............................................47 
Bảng 4.7 Mức độ ưa chuộng của các loài cá rất ít xuất hiện ...................................... 70 

x



DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình

Nội dung

Trang

4.1 Domino

93

4.2 Khoang Cổ Thường

93

4.3 Thia Lá Mạ

93

4.4 Khoang Cổ Đuôi Vàng

93

4.5 Khoang Cổ Chỉ Hồng

93

4.6 Rô Đá

93


4.7 Cá Bác Sĩ

93

4.8 Bắp Nẻ Xanh

93

4.9 Khoang Cổ Đỏ

93

4.10 Khoang Cổ Trắng Đen

93

4.11 Đào Đuôi Cam

93

4.12 Đào Học Trò

93

4.13 Đào Lem

93

4.14 Hà Mĩ Nhân


93

4.15 Hoàng Đế

93

4.16 Khoang cổ Một Sọc Trắng

94

4.17 Nemo

94

4.18 Chim Xanh

94

4.19 Nóc Đầu Bò

94

4.20 Hoàng Tử

94

4.21 Khoang Cổ Chấm Đen

.


94

4.22 Thanh Long Mỏ Vịt

94

4.23 Thia Tím Đuôi Vàng

94

4.24 Bò Hỏa Tiễn

94

4.25 Bò Sao

94

4.26 Bống Đầu Sọc Vàng

94

4.27 Bống Vàng Sọc Đen

94

4.28 Chim Cờ Vàng

94


4.29 Chim Sâu

94

4.30 Đào Nâu Đen

94

xi


4.31 Mao Tiên Chỉ

95

4.32 Mó Đuôi Vàng

95

4.33 Rô Đá Ba Sọc

95

4.34 Sim Đen

95

4.35 Sim Tím


95

4.36 Thoài Loài Vàng

95

4.37 Bắp Nẻ Vàng

95

4.38 Bò Bông Bi

95

4.39 Bống Đỏ Trắng

95

4.40 Bống Sọc Đỏ

95

4.41 Đào Chấm Đen

95

4.42 Đào Hải Quân

95


4.43 Đào Mặt Ngựa

95

4.44 Đào Sọc

95

4.45 Đào Sọc Chéo

95

4.46 Hoàng Gia

96

4.47 Kẽm Bông Nâu

96

4.48 Mao Tiên Vây Liền

96

4.49 Mao Tiên Vây Rời

96

4.50 Đuôi Én


96

4.51 Mó Bảy Màu

96

4.52 Mó Sao Xanh

96

4.53 Mỏ Vịt Xám

96

4.54 Sọc Xanh Lớn

96

4.55 Sơn Đá

96

4.56 Bá Tước

96

4.57 Bắp Nẻ Bụt

96


4.58 Bắp Nẻ xám

96

4.59 Bê Sọc

96

4.60 Bò Khoang

96

4.61 Bò Rằn

97

4.62 Bò Sừng Đuôi Đỏ

97

4.63 Bò Sừng Hoa

97

xii


4.64 Bống Đầu Xanh

97


4.65 Chim Dù Nâu

97

4.66 Chuột Phèn Vàng

97

4.67 Đào Carô

97

4.68 Đào Mặt Gấu

97

4.69 Đào Kiếm

97

4.70 Đào Lá Mít

97

4.71 Đào Mặt khỉ

97

4.72 Đào Phớt Xanh


97

4.73 Hoàng Hậu Đuôi Vàng

97

4.74 Nữ Hoàng

97

4.75 Hoàng Yến

97

4.76 Kẽm Bông

98

4.77 Mặt Khỉ

98

4.78 Mắt Ngọc

98

4.79 Mó Đuôi Vàng

98


4.80 Rô Xanh

98

4.81 Sim Vàng

98

4.82 Sọc Xanh Nhỏ

98

4.83 Sơn Đá Sọc Đỏ

98

4.84 Thia Đen

98

4.85 Thia Tím

98

4.86 Thia Vàng Hai Sọc

98

4.87 Thiên Long


98

4.88 Thòi Loài Bông

98

4.89 Thoài Loài Khoang Đen

98

4.90 Thù Lù

98

4.91 Bống Sọc Đen

99

4.92 Cà Chua Tím

99

4.93 Đào Mặt Trời

99

4.94 Đào Mỏ Đỏ

99


4.95 Đào Viền Vàng

99

4.96 Hoàng Oanh Trắng Đen

99

xiii


4.97 Mó Đỏ Đen

99

4.98 Mó Mè Đen

99

4.99 Đào Khoang

99

4.100 Ngựa Đen

99

4.101 Ngựa Gai


99

4.102 Nóc Nhím

99

4.103 Đào Chấm Trắng

99

4.104 Đào Giọt Nước

99

4.105 Hoàng Oanh

99

4.106 Kẽm Sáu Sọc

100

4.107 Lú Khoang

100

4.108 Mó Lửa Khoang

100


4.109 Ngân long

100

4.110 Bắp Nẻ Trắng

100

4.111 Bìm Bịp

100

4.112 Chim Cờ Trắng Đen

100

4.113 Chuột Phèn Sọc

100

4.114 Đào Hoàng Đế

100

4.115 Đào Sọc Lưng Đen

100

4.116 Đào TRắng Xéo


100

4.117 Giềng Mặt Nạ

100

4.118 Hồng Y

100

4.119 Kẽm Cờ Cao

100

4.120 Kẽm sọc

100

4.121 Mào Gà

101

4.122 Mó Bụng Trắng

101

4.123 Mó Đỏ

101


4.124 Mó Đỏ Trắng

101

4.125 Mó Lưng Xanh

101

4.126 Mó Trắng Cổ Đỏ

101

4.127 Nóc Chó Đen

101

4.128 Nóc Chó Hoa

101

4.129 Nóc Chó Trắng

101

xiv


4.130 Nóc Chuột

101


4.131 Nóc Nhím Khoang

101

4.132 Tai Thỏ

101

4.133 Thia Đuôi Trắng

101

4.134 Thia Nhung

101

4.135 Cá Bác Sĩ Giả

101

4.136 Bò Đuôi Én

102

4.137 Bống Kim Cương

102

4.138 Chim Dù Sọc


102

4.139 Chuột Phèn Đỏ Trắng

102

4.140 Hồng Cam

102

4.141 Lã Vọng

102

4.142 Mặt Quỷ

102

4.143 Mó Đen Sọc Trắng

102

4.144 Mó Hổng Nhạt

102

4.145 Mó Mặt Mèo

102


4.146 Mó Sọc Dọc

102

4.147 Mó Trắng Đen

102

4.148 Mó Zíc zắc

102

4.149 Móc Câu

102

4.150 Mú Chuột

102

4.151 Mú Đen

103

4.152 Mú Vàng

103

4.153 Quả Thông


103

4.154 Tai Voi

103

4.155 Thân Trắng

103

xv


Chương 1.
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Nuôi và kinh doanh cá cảnh là một hoạt động có nguồn gốc lâu đời. Ngắm
một bể cá cảnh cho ta cảm giác thư thái, dễ chịu. Một bể cá cảnh trong nhà không chỉ
giúp cho chủ nhân một cảm giác thư giãn mà còn làm cho không gian trong nhà đẹp
hơn. Theo quan niệm của nhiều người có một bể cá khỏe mạnh còn mang lại cho gia
chủ nhiều may mắn.
Nhiều năm trở lại đây, khi mà kinh tế phát triển mạnh thì phong trào nuôi cá
cảnh cũng phát triển ngày càng mạnh hơn. Kéo theo đó là nghề kinh doanh cá cảnh và
các phụ kiện cũng rất phát triển. Cá cảnh của Việt Nam không chỉ tiêu thụ trong nước
mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới mang lại nguồn thu nhập đáng kể
cho nhiều người.
Tuy nhiên, khi nói đến cá cảnh thì chiếm phần lớn đều là các cảnh nước ngọt,
cá cảnh biển chỉ chiếm một tỉ lệ rất ít.
Chơi cá cảnh biển bắt đầu từ khi nào thì không ai biết rõ. Nhưng chắc chắn nó

bắt đầu sau cá cảnh nước ngọt rất nhiều. Ban đầu, do điều kiện thuần dưỡng và chăm
sóc rất khó khăn nên cá cảnh biển chỉ được nuôi tại những trung tâm công cộng như
các công viên. Phát triển nhanh và mạnh nhất là các nước Châu Âu mà đặc biệt nhất là
Pháp, nơi có nhiều viện Hải Dương Học rất lớn với quy mô hàng nghìn loài cá.
Những năm gần đây, khi người dân có điều kiện kinh tế và có nhiều thuận lợi
trong việc nuôi dưỡng cá cảnh nói chung, cá cảnh biển nói riêng thì thú chơi cá cảnh
biển phát triển một cách nhanh chóng.
Hiện tại, trong thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 18 cửa hàng và 4 trại cá
cảnh biển cung cấp cá và các dịch vụ đi kèm cho khách hàng. Không chỉ cho khách
hàng trong nước mà 4 trại cá cảnh biển này phần lớn cá tiêu thụ là xuất khẩu.
Ngoài những đối tượng nuôi chính như cá họ Thiên Thần, Nàng Đào, Mó,
Khoang Cổ,… thì các đối tượng cá hiếm như Quả Thông, bống Kim Cương, Hồng
Y,… ít khi xuất hiện trên thị trường nhưng cũng đang là những đối tượng được quan
tâm. Để đáp ứng nhu cầu về cá cảnh biển ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về

2


chủng loại nên thị trường cá cảnh biển thành phố Hồ Chí Minh đang ngày một phong
phú hơn về thành phần chủng loại.
Có rất nhiều đề tài tìm hiểu về cá cảnh nước ngọt nhưng cá cảnh biển thì lại rất
ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chính vì thế đề tài tìm hiểu về các loài cá
cảnh biển đang được kinh doanh phổ biến trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh là rất
cần thiết. Nhằm tìm hiểu về tên Việt Nam, tên khoa học, tên tiếng Anh, hệ thống phân
loại của các đối tượng đang được kinh doanh phổ biến trên thị trường thành phố. Bên
cạnh đó cũng làm rõ về nhu cầu thị hiếu, thị trường cũng như một phần nhỏ về đặc
điểm sinh học của các đối tượng.
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ Cẩm Lương, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:

“XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐƯỢC KINH DOANH PHỔ
BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát và nhận diện các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh trên địa bàn
TP.HCM
Định danh và phân loại cá cảnh biển đang kinh doanh trên địa bàn TP.HCM
Đánh giá mức độ phổ biến, thị hiếu, thị trường của các loài cá cảnh biển ở
TP.HCM

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. 1 Khái niệm về cá cảnh biển
Là những loài cá có môi trường sống tự nhiên ở biển. Có màu sắc, hình dạng
phù hợp với sở thích của con người và được thuần dưỡng để nuôi trong môi trường
nhân tạo phục phụ cho việc giải trí của con người
Cá cảnh biển được khai thác chủ yếu là cá rạn san hô vì cá rạn san hô có màu
sắc đẹp và kích thước phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người nuôi. Rạn san hô cũng là
nơi có môi trường sống tốt nhất cho cá.
Cá biển nói chung và cảnh biển nói riêng có một môi trường sống rất ít biến
động chính vì vậy việc khai thác và nuôi làm cảnh khó khăn hơn cá nước ngọt rất
nhiều. Từ môi trường sống đến thức ăn của cá cảnh biển đều đòi hỏi làm kĩ lưỡng hơn
cá nước ngọt.
Có rất nhiều cách khác nhau để phân chia cá cảnh biển, như là phân theo môi
trường sống. Phân theo tập tính bầy đàn, phân theo giống loài,….Tuy nhiên, trong nuôi
thuần dưỡng cá cảnh biển thường người ta chia cá cảnh biển theo tập tính ăn mồi cho
dễ quản lí, chăm sóc. Khi nói đến tập tính ăn, chủ yếu lại được chia theo hai loại là:
loài ăn động vật và loài ăn thực vật. Đơn giản chia như thế cũng có nghĩa là loài ăn

thực vật thì không hoặc hạn chế nuôi cùng với san hô sống, hải quỳ nên nuôi với đá san
hô còn loài ăn động vật thì nên nuôi trong hồ có san hô, hải quỳ sẽ tăng giá trị của hồ
cá lên rất nhiều.
Cá cảnh biển thường có nàu sắc đa dạng và sặc sỡ hơn cá cảnh nước ngọt vì môi
trường sống của cá cảnh biển có sự hiện diện đa dạng của màu sắc san hô, hải quỳ. Còn
cá cảnh nước ngọt thường có môi trường sống ít màu sắc và màu môi trường sống cũng
tối hơn. Chính vì thế, theo chọn lọc tự nhiên thì cá cảnh biển sẽ có màu sắc đa dạng
hơn cá cảnh nước ngọt rất nhiều.

4


2. 2 Đặc điểm môi trường và giống loài cá cảnh biển
2.2.1 Môi trường của cá cảnh biển
Cá biển nói chung được phân chia theo 3 vùng sinh thái: Vùng địa lí cá sống
ven bờ thềm lục địa, vùng địa lí cá sống biển khơi đại dương và vùng địa lí cá sống
biển sâu. Mỗi vùng có một đặc trưng sinh thái riêng khá bền vững nên các dạng cá điển
hình của các khu hệ cũng rất đặc trưng và khá bền vững (Lê Hoàng Yến, 2006).
Vùng địa lí cá sống ven bờ thềm lục địa là nơi khai thác chủ yếu cá biển hiện
nay. Đặc trưng về sinh thái vùng này là điều kiện sống tương đối ổn định, có ánh sáng,
oxy tương đối thuận lợi. Độ muối thay đổi từ lợ đến mặn, sinh vật phong phú rất thuận
lợi cho cá sinh sống và phát triển. Trong vùng này, thì khu vực nhiệt đới là vùng giàu
chủng loại và số lượng cá biển nói chung và cá cảnh biển nói riêng. Trong khu hệ này
có nhiệt độ giữa các tầng nước, nhiệt độ nước thay đổi theo mùa không rõ rệt. Đặc biệt
còn có nhiều san hô, bải sú vẹt.
Biển Việt Nam nằm ở Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan nên chủng loại cá
cũng rất phong phú. Nhất là vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có
nhiều san hô, nước biển thường trong nên có rất nhiều loài cá cảnh biển sinh sống.
Đặc điểm môi trường sống tự nhiên của cá biển rạn san hô như sau:
Cá biển thường tập trung ở những vùng giàu san hô như Ấn Độ Dương và Thái

Bình Dương, một số ít ở biển Hồng Hải với những thông số thủy lí hóa học :
- Độ mặn: thường nước biển có độ mặn từ 33%o - 37%o tùy thuộc vào vị trí địa
lí, biển nội địa, biển nhiệt đới, hay ôn đới. Phần lớn cá biển sống tốt ớ độ mặn 27%o.
- pH: giao động từ 7,5 - 8,4
- Nhiệt độ: Cá thường sống được ở nhiệt độ khoảng 18-29oC. Cá cảnh rạn san
hô thích nghi tốt nhất ở 27 - 28oC.
- DO: ở nhiệt độ bình thường, DO từ 5 - 6 ml/l là tốt nhất.
- CO2: thường trong nước biển dao động từ 50 - 70 ml/l
- NO2: nhỏ hơn 0,3 mg/l
- NO3: tốt nhất là nhỏ hơn 80 mg/l
Ngoài ra các chỉ số hóa học khác như sắt, đồng,… cũng trong khoảng cho phép
(Lê Thị Bình, 2008)

5


2.2.2 Thành phần giống loài
Trong vùng biển Indo - Tây Thái Bình Dương và Caribbean có khoảng 1700
loài, 350 loài ở phía tây của Đại Tây Dương được chọn làm cá cảnh biển (Ewald
Lieske và R.F Myers,1994)
Cá cảnh có rất nhiều chủng loại, hiện có khoảng 2000 loài được nuôi làm cảnh, trong
đó có khoảng 600 loài cá nhiệt đới, khoảng 300 loài cá nước ngọt, 100 loài cá biển là
thường được chú ý tới (Vũ Thị Tám, 2000).
Ở rạn san hô Việt Nam có khoảng 450 loài cá được chọn làm cá cảnh thuộc
những họ :
- Họ cá thia (cá khoang cổ): Pomacentridae
- Họ cá bướm (cá nàng đào): Chaetodontidae
- Họ cá chim xanh (cá thiên thần): Pomacanthidae
- Họ cá đuôi gai: Acanthuridae
- Họ cá bàng chài (hàng chài): Labridae

- Họ cá bò: Balistidae (theo Lê Thị Bình, 2008)
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã thống kê và cho biết khu vục Thái Bình Dương
và vùng Ấn Độ có khoảng 4000 loài cá sống rạn san hô trên tổng số gần 7000 loài cá
sinh sống trên vùng biển này (Khuê Việt Trường, 2005)
Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Phụng (viện Hải Dương học Nha Trang) cùng các
cộng tác viên đã kiểm kê được 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ. Trong đó có 4
họ đông nhất: họ cá thia Pomacentridae với 91 loài, họ cá bàng chài Labridae với 72
loài, họ cá bướm Chaetodontidae với 49 loài và họ cá mó Scaridae với 41 loài. Riêng
vùng biển Nha Trang, qua khảo sát các nhà khoa học ghi nhận đây là vùng biển có rạn
san hô rất đa dạng ở Việt Nam với 398 loài. Hai khu vục tập trung nhiều cá nhất nhiều
rạn san hô còn nguyên trạng là hòn Mun và hòn Gốm (vịnh Vân Phong) (theo Khuê
Việt Cường, 2005)
Năm 1994, báo cáo về khảo sát biển Trường Sa của tiến sĩ Nguyễn Trọng Phụng
cho biết ở quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi biển Khánh Hòa có 219 loài thuộc 44 họ,
trong đó 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu cho thấy các loài cá quý hiếm như:
Mao Tiên , Bàng Chài, Hóa Chuột hiện rất được ưa chuộng ở các nước Philippines,
Indonesia, Úc,… đều có ở Việt Nam (theo Khuê Việt Cường, 2005)

6


Hiện có 111 loài thuộc 61 giống và 34 họ cá rạn san hô, trong đó có một số loài
có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Họ cá Thia (Pomacentridae) 19 loài chiếm17,11%, kế
đến là họ cá Bàng Chài (Labridae) 17 loài (15,31%), họ cá Bướm (Chaetodontidae) 10
loài (9%), họ Cá Đuôi Gai (Acanthuridae) 10 loài (9%) đây là các họ có thành phần
loài phong phú và thường gặp với số lượng lớn. Tiếp theo các họ cá trên là họ cá Mú
(Serranidae) 5 loài (4,5%), họ cá Hồng (Lutianidae) 4 loài (3,6%), họ cá Dìa
(Siganidae) 4 loài (3,6%), còn lại các họ cá khác có từ 1 - 3 loài. Họ cá có số lượng trên
10 loài đó là các họ cá Bướm, cá Thia, cá Bàng Chài và cá Đuôi Gai. Riêng 4 họ cá này
đã chiếm 50,45% tổng số loài. Đặc điểm phân bố sau:

Vùng Hòn Đất xuất hiện số lượng nhiều thuộc các họ cá Mú (Serranidae), họ Cá
Thia (Pomacentridae), họ Cá Bàng Chài (Labridae), họ Cá Đuôi Gai (Acanthuridae).
Ở Nhơn Hải, cũng có số lượng gần giống như vậy, nhưng xuất hiện một số họ
khác, đặc biệt ở đây có một “đập đá” ven bờ nên họ cá Thia (Pomacentridae) và họ cá
Bàng Chài (Labridae) có số lượng cá thể khá nhiều.
Ở khu vực Cù Lao Xanh thành phần loài đa dạng hơn và số lượng cá thể của các
loài trong họ Cá Bướm (Chaetodontidae), cá Thia (Pomacentridae) và họ cá Bàng Chài
(Labridae) cao hơn so với các điểm tại Hòn Đất và Nhơn Hải (theo Trịnh Thế Hiếu và
ctv, 2009). Trong sinh quần san hô Phú Quốc, cá rạn san hô đóng vai trò rất quan trọng,
với 152 loài thuộc 71 giống của 31 họ, trong đó họ cá Thia Pomacentridae: 30 loài, họ
cá Bàng Chài Labridae: 21 loài, họ cá Mú Serranidae: 13 loài, họ cá Mó Scaridae: 11
loài, họ cá Sơn Apogonidae: 9 loài, họ cá Dìa Siganidae và họ cá Đổng Nemipteridae
mỗi họ có 8 loài, họ cá Hồng Lutianidae: 7 loài, họ cá Miền Caesionidae: 6 loài,… Mật
số trung bình 418,3 ± 190,1 cá thể/100 m2. Đặc biệt nhóm cá cảnh (giá trị kinh tế cao)
hiện diện trên rạn với mật độ tương đối cao: họ cá Thia mật độ trung bình 317,9 ±
169,9 con/100m2, trong cá Thia đuôi dài Chromis ternatensi, Chromis sp.1 và Chromis
sp.2 chiếm ưu thế. Tiếp đến là họ cá Bàng Chài 33,8 ± 18,2 con/100m2, họ cá Bướm
23,6 ± 8,4 con/100m2 (theo Nguyễn Xuân Niệm, 2006)

7


2.3 Hoạt động khai thác, thuần dưỡng và sản xuất giống cá cảnh biển
2.3.1 Hoạt động khai thác
Hằng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển, doanh thu đạt
hơn 200 triệu USD. Các nước xuất khẩu cá cảnh biển là Singapore, Indonesia,
Philippines,... Trong những năm gần đây Việt Nam cũng bắt đầu nghề kinh doanh này
(Trương Sỹ Kỳ, 2005)
Hoạt động khai thác cá cảnh biển trên thế giới được thực hiện theo một quy
trình rất nghiêm ngặt. Nhất là các nước như Mỹ, Singapore,…. kĩ thuật khai thác rất

cao, bên cạnh đó là sự đầu tư lớn về dụng cụ như bình oxy, đồ lặn, đồ trữ cá, thuyền
chuyên dụng,… đã giúp cho việc khai thác hiệu quả và hạn chế tàn phá tự nhiên khu
vực khai thác.
Đơn cử như ở Sigapore, họ đã kiểm soát rất chặt chẽ về khu vực đánh bắt cũng
như kích thước đánh bắt, khi khai thác có đội ngũ những người thợ chuyên lặn bắt cá,
cá bắt xong được bỏ vào dụng cụ đựng và dụng cụ này được nối với dây ở trên thuyền.
Cá đựng trong dụng cụ trữ sẽ được người thợ lặn giật dây cho người trên thuyền kéo
lên từng nấc để cá có thời gian quen với sự thay đổi áp lực nước. Chính vì vậy mà tỉ lệ
cá khai thác sống cao.
Ở nước ta trước đây, khi nhu cầu về cá cảnh biển chưa cao thì nghề khai thác cá
cảnh chủ yếu được làm hoàn toàn bằng thủ công. Người thợ lặn sẽ lặn xuống dùng vợt
bắt cá và tự mang lên ngay lập tức. Ngoài bộ đồ bơi đơn giản và thở qua ống nhựa dài,
một đầu ống nhựa được ngậm vào miệng, một đầu thông với không khí ở trên bờ.
Những năm gần đây, khi nhu cầu về cá cảnh biển lên cao, thì nhu cầu khai thác
cá cảnh biển cũng tăng theo. Chính vì vậy thay vì dùng vợt bắt như trước kia thì những
người thợ đã thay thế bằng thuốc gây mê. Người ta dùng thuốc gây mê làm cho cá ngất
đi và chỉ việc vớt cá lên một cách dễ dàng. Cá được chuyển lên bờ một cách nhanh
chóng đã làm cho cá không kịp làm quen với sự thay đổi áp xuất. Để khắc phục điều
này nhiều người đã dùng kim đâm vào bụng cá để bụng cá thoát bớt hơi ra ngoài. Điều
này làm cho cá bị thương và hao hụt rất lớn. Nếu cá không chết thì thời gian dưỡng cá
phải lâu và tốn kém.
Không những thế, ở nước ta hiện nay việc khai thác cá không có một quy định
nào về kích cỡ cá cảnh khai thác và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao đã khiến người ta
khai thác tất cả các kích cỡ cá. Tuy cá nhỏ bán rẻ hơn cá lớn nhưng cá nhỏ hay đi theo

8


bầy đàn lại dễ khai thác, tỉ lệ sống cao, dễ bán, dễ vận chuyển,… nên càng ngày cỡ cá
cảnh biển khai thác càng nhỏ hơn.

2.3.2 Hoạt động thuần dưỡng
Thuần dưỡng là khâu quan trọng trong quá trình khai thác cá cảnh. Hoạt động
thuần dưỡng là giai đoạn làm cho cá quen với môi trường nuôi nhốt, là giai đoạn
chuyển tiếp giữa khai thác và nuôi cảnh.
Quy trình thuần dưỡng cá cảnh biển như sau :
Bước 1: luyện, xử lý quy trình như sau: Cá ngay sau khi khai thác được sẽ cho
vào môi trường nhân tạo đã được chuẩn bị trước, tạo điều kiện tốt nhất để cá làm quen
với môi trường mới. Giai đoạn này phải được làm cẩn thận để tránh làm cá bị sốc. Sau
khi cá đã làm quen với môi trường nước mới thì tiến hành phòng bệnh cho cá, tùy vào
cá khỏe hay yếu mà có biện pháp phòng bệnh cho phù hợp. Thường dùng nhất là
Tetracylin 10mg/l hay CuSO4 4ppm .
Bước 2: tuyển và phân cỡ: tuyển chọn những cá khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn để
đưa vào thuần dưỡng, song song với tuyển chọn ta tiến hành phân cỡ cá để dễ chăm
sóc.
Bước 3: thí nghiệm thăm dò đặc điểm sinh học. Đây là bước quan trọng nhưng
mất nhiều thời gian nên trên thực tế bước này thường được bỏ qua.
Bước 4: thuần dưỡng trong hồ kiếng. Đây thực chất là giai đoạn cho cá làm
quen với môi trường nuôi nhốt mà đã được chuẩn bị từ trước và cho ăn bằng các loại
thức ăn động vật hay thực vật tùy theo loài mà thuận tiện cho người nuôi.
Theo lí thuyết thì chúng ta còn phải thuần dưỡng về sinh thái môi trường, thuần
về thức ăn, tuy nhiên trên thực tế chỉ có những cơ quan nghiên cứu mới làm khi tìm ra
loài mới. Còn với những người khai thác thì hai bước này hầu như là được bỏ qua. Cá
sẽ được nuôi chung trong một môi trường như nhau, cá thường được chia làm hai loại
là: loại cho ăn thực vật thì chủ yếu được cho ăn bằng rau. Còn loại ăn động vật hoặc ăn
tạp thì được cho ăn bằng thịt bò băm nhuyễn hoặc cho ăn bằng nghêu. Một số nơi cẩn
thận hơn thì còn cho ăn thêm tép, bọ nước.
Bước 5: nuôi nâng cấp: đây là bước làm cho cá khỏe mạnh và đẹp hơn bằng
cách tạo cho cá môi trường tốt nhất nhằm nâng cao giá thành khi xuất.

9



Tuy nhiên, khi thực hiện đầy đủ các bước này thì thời gian phải nhiều, bên cạnh
đó là phải có cơ sở vật chất đầy đủ, và hơn hết là phài có kinh nghịêm cũng như kiến
thức đầy đủ thì cá mới đỡ hao hụt chính vì vậy mà các đầu nậu khi thu mua từ người
khai thác thì sẽ ngay lập tức tìm đầu ra để xuất ngay nhằm tránh hao hụt.
Việc thuần dưỡng không đúng cách như thế đã làm cho chất lượng cá cảnh của
chúng ta rất kém so với các nước khác. Cá khi chuyển đến các cửa hàng bán lẻ thường
chết khá nhiều.
2.3.3 Hoạt động sản xuất giống cá cảnh biển
Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cá cảnh của thị trường trong và ngoài
nước ngày càng gia tăng, đã đẩy mạnh sự khai thác các loài cá cảnh và sinh vật cảnh
ngoài tự nhiên. Vào năm 1999, một nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi tháng khoảng
160.000 con cá cảnh biển bị đánh bắt (Hương Cát, 2007). Do đó, việc nghiên cứu công
nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương mại cá cảnh biển là biện pháp tích cực
nhằm góp phần giảm tải khai thác nguồn lợi tự nhiên, đồng thời cung cấp nguồn cá
cảnh biển cho thị trường trong nước và thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, ngay từ năm 2002, TS. Hà Lê Thị Lộc cùng
các nhà khoa học của Phòng Công nghệ nuôi trồng - Viện Hải Dương Học Nha Trang
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã nghiên cứu thử nghiệm sinh sản
nhân tạo cá khoang cổ, một loài cá chỉ sống tại vùng rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới.
cá Khoang Cổ còn được gọi là cá Hải Quì vì ngoài tự nhiên chúng luôn sống cộng sinh
cùng hải quì. Hiện nay, ở vùng biển Việt Nam có 5 loài cá khoang cổ: màu đỏ, nửa đỏ
nửa vàng, màu tím, màu đen, và màu vàng tươi.
Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá khoang cổ của các nhà khoa học Viện
Hải Dương Học đã thu được tỷ lệ sống của cá một tháng tuổi khá cao, dao động từ
40,59% đến 85,42% mà không có sự hiện diện của Hải Quì. Thức ăn cho cá khoang cổ
có thể là tôm, cá, giun,.v.v...
Tuy nhiên, hiện nay Viện Hải Dương học Nha Trang chỉ mới nuôi và cho cá
khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus) đẻ thành công trong môi trường nhân tạo.

Với mục đích phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, Viện Hải dương học Nha Trang đã
cho sinh sản nhân tạo thành công gần 4.000 con cá khoang cổ, trong đó 3.000 con đã
được thả trở lại vùng biển (2.000 con được thả ở Hòn Mun, 1.000 con được thả ở vịnh

10


×