Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đề án Xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực tầm nhìn 2025 và các chính sách khuyến khích phát triển trong môi trường hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 135 trang )



Bộ công thơng
vụ kế hoạch






Báo cáo tổng kết đề tài

xây dựng danh mục các sản phẩm công
nghiệp chủ lực giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn
2020 và các chính sách khuyến khích
phát triển trong môi trờng hội nhập


Chủ nhiệm đề tài: ks. huỳnh đắc thắng











6887


05/6/2008

hà nội - 2007


MỤC LỤC

Nội dung Trang
Lời mở đầu
3
Chương I: Một số lý luận về ngành công nghiệp chủ lực và hiện
trạng phát triển công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006
6
I. Lý luận về công nghiệp chủ lực 6
I.1. Khái niệm về công nghiệp chủ lực 6
I.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chủ lực 7
I.3. Vai trò của công nghiệp chủ lực đối v
ới phát triển của công
nghiệp ở Việt Nam
9
I.4. Phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực 10
II. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xác định và phát
triển ngành công nghiệp chủ lực
14
II.1. Singapore 15
II.2. Malaysia 16
II.3. Nhật Bản 18
II.4. Hàn Quốc 19
II.5. Trung Quốc 20
II.6. Một số nhận xét chung 21

III. Hiện trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 -
2006 và ước thực hiện năm 2007
22
III.1. Những kết quả
đạt được 22
III.2. Những hạn chế của phát triển công nghiệp, nguyên nhân của
những hạn chế
35
Chương II: Xây dựng danh mục các ngành/sản phẩm công
nghiệp chủ lực giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2025 và định
hướng phát triển
39
I. Phạm vi lựa chọn, nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá và phương
pháp sử dụng
39
I.1. Xác định nhóm ngành/sản phẩm công nghiệp để lựa chọn các 39


1
ngành/sản phẩm công nghiệp chủ lực
I.2. Về nguyên tắc lựa chọn 39
I.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghiệp chủ lực 40
I.4. Lựa chọn phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực 42
II. Xây dựng danh mục các ngành/sản phẩm công nghiệp chủ
lực
42
II.1. Danh mục ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2008 - 2015 43
II.2. Danh mục ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2016 - 2020 50
II.3.
Định hướng ngành công nghiệp chủ lực cho giai đoạn 2021 -

2025
57
III. Định hướng phát triển công nghiệp và một số ngành/sản
phẩm công nghiệp chủ lực
58
III.1. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 58
III.2. Định hướng phát triển các ngành/sản phẩm công nghiệp chủ
lực đến năm 2015, tầm nhìn 2025
59
Chương III: Các giải pháp và chính sách khuyến khích đối với
các ngành/sản phẩm công nghiệp chủ lự
c
81
I. Các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành/sản phẩm công
nghiệp chủ lực
81
I.1. Nhóm giải pháp chung đối với các doanh nghiệp 81
I.2. Các giải pháp đối với từng ngành/sản phẩm cụ thể 84
II. Các chính sách khuyến khích phát triển ngành/sản phẩm
công nghiệp chủ lực
90
II.1. Các chính sách chung 90
II.2. Các chính sách đặc thù 92
III. Tổ chức thực hiện 94
III.1. Phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ
lực
94
III.2. Trách nhi
ệm của các Bộ, ngành 94



2

III.3. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
95
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
95
1. Kết luận 95
2. Kiến nghị 95
Tài liệu tham khảo 96
Phụ lục 98


3
LỜI MỞ ĐẦU

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng đã xác
định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước là: tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, trong đó phát triển công nghiệp được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu; cụ thể, đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của công nghiệp đạt 40 - 41%,
tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân
trong 10 năm 2001 - 2010 đạt 10 - 10,5%.
Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005
và năm đầu của kế hoạch 2006 - 2010, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức rất gay gắt, nhưng với s
ự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Đảng,
Chính phủ, cùng với nỗ lực phấn đấu của các ngành các cấp, các cơ sở sản
xuất kinh doanh, nền kinh tế nước ta đã và đang tăng trưởng với nhịp độ khá

cao theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước.
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) năm 2006 đạt
490.080 tỷ đồng, gấp 2,47 lầ
n so với năm 2000. Như vậy, tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 16,3%/năm, gấp 2,13 lần so với tốc độ tăng
trưởng GDP (là 7,62%/năm). Tỷ trọng công nghiệp trong GDP (theo giá thực
tế) tăng liên tục từ 31,4% năm 2000 lên 34,9% năm 2006 và dự kiến đạt
34,6% năm 2007. Nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
năm 2000 là 36,7%; năm 2006 là 41,6% và dự kiến 2007 là 41,6%. Tỷ trọng
công nghiệp chế bi
ến, chế tác tăng lên, ngành công nghiệp chế biến đã bước
đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để
nâng cao giá trị sản phẩm.
- Hoạt động xuất khẩu có những bước phát triển quan trọng: Kim ngạch
xuất khẩu cả nước năm 2006 đạt 39,826 tỷ USD, gấp 2,75 lần kim ngạch năm
2000; trong đó, riêng hàng công nghiệp đạt 30,2 tỷ USD, gấp 2,94 lần. Tỷ

trọng của hàng công nghiệp đã tăng từ 71% năm 2000 lên 76,1% năm 2006 và
dự kiến 76,3% năm 2007. Hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được vào một số
thị trường mới, nhất là thị trường đầy tiềm năng là Hoa Kỳ; đến năm 2005 đã
có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó công nghiệp
có 5 mặt hàng (dầu thô, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính,
sản ph
ẩm gỗ); cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn một số mặt yếu kém
cần khắc phục, như:
- Phát triển của công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng chưa thật vững
chắc biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng chưa đạt yêu cầu. Công nghiệp hỗ
trợ
còn yếu và chưa có quy hoạch phát triển.



4
- Công nghiệp khai thác khoáng sản tuy đã giảm về tỷ trọng trong công
nghiệp nhưng vẫn còn lớn. Xuất khẩu khoáng sản còn chủ yếu ở dạng chưa
qua chế biến sâu nên giá trị gia tăng còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường trong
ngành khai thác khoáng sản là nghiêm trọng.
- Sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp hơn sản phẩm cùng loại
của các nước trong khu vực.
- Tiến độ thự
c hiện của một số dự án đầu tư lớn quan trọng, nhất là thuộc
các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, không được đảm bảo. Tốc độ đổi mới
công nghệ, thiết bị nhìn chung chưa đạt yêu cầu phát triển.
- Ngành cơ khí tuy đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn
có một số chuyên ngành chưa phát huy hết tiềm năng để
đáp ứng thị trường
trong nước như sản xuất thiết bị đồng bộ, phụ tùng để tự trang bị cho ngành
và các ngành kinh tế khác nhằm tiết kiệm ngoại tệ và chủ động trong đầu tư
phát triển, sản xuất máy công cụ kỹ thuật số, ngành công nghiệp hỗ trợ
- Việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc.
- Khoảng cách v
ề phát triển công nghiệp giữa các vùng đồng bằng so với
miền núi, nông thôn và thành thị còn chênh lệch lớn.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng, trông chờ vào sự bảo hộ của
Nhà nước, chưa chuẩn bị tốt cho hội nhập.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại
yếu kém trong thời gian qua, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất n
ước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; duy trì tốc độ phát
triển công nghiệp cao và bền vững trong 5 năm 2006 - 2010 và đạt mục tiêu

đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020; đồng thời triển khai thực
hiện Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính
phủ, Vụ Kế hoạch - Bộ Công nghiệp (nay là Vụ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ
Công Thương) xây dựng đề tài “
Xây dựng danh mục các ngành công
nghiệp chủ lực giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2025 và các chính sách
khuyến khích phát triển trong môi trường hội nhập” (Sau đây gọi tắt là Đề
tài).
Việc xây dựng Đề tài nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém trong thời
gian qua với các mục tiêu chính sau:
- Định hướng những sản phẩm công nghiệp chủ lực cần khuyến khích
phát triển trong môi trường hội nhập.
- Huy độ
ng mọi nguồn vốn, nguồn nhân lực để tập trung đầu tư vào các
sản phẩm công nghiệp chủ lực.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực
nói riêng và của ngành công nghiệp nói chung.
N ội dung Đề tài bao gồm:


5
- Xác định các tiêu chí lựa chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực.
- Đề xuất danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực trong giai đoạn
2008 - 2015, tầm nhìn 2025.
- Nêu định hướng phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực đến năm
2020 có xét đến khả năng phát triển đến 2025 và đề xuất các chính sách
khuyến khích phát triển.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở các định hướng lớ
n của Chiến lược 10
năm phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội IX và X của Đảng đề ra, Chiến

lược ngành công nghiệp đến năm 2020 đã trình Thủ tướng Chính phủ, các
quy hoạch ngành đã được phê duyệt ; đồng thời có tính đến tình hình thực tế
về nguồn lực và tiềm năng của đất nước, những dự báo về xu thế phát triển
kinh tế - xã hội của khu vự
c và thế giới. Cụ thể, Đề tài được xây dựng cho các
sản phẩm công nghiệp của Việt Nam trên cơ sở 3 nhóm ngành công nghiệp
(theo Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2020) là: Các ngành
đang có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền tảng và nhóm ngành
công nghiệp tiềm năng (xem Phụ lục 1).
Đề tài được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp sau đây:
- Phương pháp tổng hợp (tham khảo, phân tích, tổ
ng hợp, kế thừa những
kết quả đã có).
- Phương pháp điều tra (để xác định các tiêu chí ngành/sản phẩm công
nghiệp chủ lực).
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý thống kê, dự báo


Chủ nhiệm đề tài




Huỳnh Đắc Thắng


6
CHƯƠNG I


MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
I. LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
I.1. Khái niệm về công nghiệp chủ lực
Khái niệm về ngành chủ lực đã được khá nhiều tài liệu nghiên cứu đưa
ra. Ở đây, nhóm nghiên cứu xin đưa ra khái niệm về ngành chủ lực theo từ
điển Wikipedia như
sau:
“Key industry is the industry of primary importance to a nation's
economy. For instance, the defense industry is called a key industry since it is
crucial to maintaining a country's safety. The automobile industry is also
considered key since so many jobs are directly or indirectly dependent on it.”
Tạm dịch: Ngành công nghiệp chủ lực là ngành quan trọng hàng đầu
đối với nền kinh tế quốc gia. Ví dụ, ngành công nghiệp quốc phòng được coi
là ngành công nghiệp chủ lực vì nó gìn giữ an ninh cho đất nước. Ngành công
nghiệp ô tô cũng được coi là chủ lực vì nó tạo ra rất nhiều việc làm cả trực
tiếp và gián tiếp.
Trên cơ sở khái niệm này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra khái niệm về
ngành công nghiệ
p chủ lực đơn giản và ngắn gọn như sau:
Ngành công nghiệp chủ lực (key industry) là ngành có vai trò trọng
yếu đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Ngoài thuật ngữ công nghiệp chủ lực, hiện nay còn có một số thuật ngữ
khác như: công nghiệp trọng điểm, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi
nhọn Việc sử dụng các thuật ngữ này, trong một số trườ
ng hợp không hoàn
toàn đồng nhất với khái niệm "công nghiệp chủ lực".
Đối với ngành công nghiệp ưu tiên, nhóm nghiên cứu cho rằng đây là
những ngành cần phải được ưu tiên đầu tư phát triển trong một giai đoạn nhất

định nhằm đáp ứng một nhu cầu bức thiết nào đó của toàn bộ nền kinh tế.
Ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp mũi nhọn có ý nghĩa
t
ương tự như công nghiệp chủ lực, đều là những ngành có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm
năng về thị trường, và khả năng “lôi kéo” các ngành khác cùng phát triển.
Việc xác định ngành công nghiệp chủ lực có ý nghĩa quan trọng đối với
việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển công
nghiệp cho từ
ng thời kỳ, góp phần hình thành và chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


7
I.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chủ lực
Với nội dung khái niệm được đưa ra ở trên, có thể hiểu ngành/sản phẩm
công nghiệp chủ lực là các ngành/sản phẩm công nghiệp (hoặc nhóm sản
phẩm hẹp) đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với từng thời kỳ nhất đị
nh.
Trên cơ sở khái niệm, chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp chủ lực
có một số đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, đây là những ngành có hiệu quả cao so với các ngành khác.
Hiệu quả ở đây được hiểu là hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Theo quan
điểm phát triển bền vững, những ngành này không chỉ đạt được hiệu quả về
mặ
t kinh tế mà còn phải đảm bảo được sự phát triển bền vững cho nền kinh
tế, tức là phải đảm bảo sự phát triển toàn diện của cả ba vấn đề: kinh tế, con
người và xã hội. Đây là những ngành/sản phẩm hiện đang phát triển, có giá trị
sản lượng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu các ngành công nghiệp.

- Thứ hai, những ngành công nghiệp chủ lự
c là những ngành có điều
kiện sớm thực hiện với chi phí đầu vào ít so với các ngành khác. Đây là ưu
thế của ngành công nghiệp chủ lực, đặc biệt trong điều kiện của các nước
đang phát triển, hoặc chậm phát triển với sự hạn chế về nguồn lực, trong khi
lại chịu sức ép do nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát triển.
- Thứ ba, ngành/sản phẩ
m có vị trí quan trọng trong toàn ngành công
nghiệp, có khả năng chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với nhiều sản
phẩm công nghiệp khác.
- Thứ tư, các ngành công nghiệp chủ lực có khả năng lan toả tác động
đến các ngành khác. Đây là những ngành có điều kiện phát triển, có thị trường
rộng lớn bên trong và bên ngoài và có tác động tích cực đối với các ngành,
sản phẩm khác. Trên một mức độ nào đó, các ngành, s
ản phẩm này cũng coi
như các ngành, sản phẩm đột phá, dẫn đầu, có tốc độ tăng trưởng cao, có tác
dụng lôi kéo các ngành khác cùng phát triển.
- Thứ năm, ngành công nghiệp chủ lực có khả năng tạo một thế đứng và
góp phần tiến đến xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Đây là ngành có thế
đứng vững chắc trong nền kinh tế, tức là có khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế trong điều kiện hội nhập, thể hiện ở việc chiếm lĩnh thị trường
trong và ngoài nước, được biết đến như một thế mạnh của đất nước.
- Thứ sáu, ngành công nghiệp chủ lực có thể đạt tới trình độ tiên tiến
hoặc vào hàng tiên tiến nhất trên thế giới trong khoảng thời gian không xa.
Đặc điểm này thể hiện kh
ả năng cập nhật, chuyển giao công nghệ quốc tế để
đưa ngành công nghiệp chủ lực trở thành ngành kinh tế có trình độ về công
nghệ và quản lý ngang với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
trong khoảng thời gian ngắn nhất so với các ngành khác, trước mắt là những



8
công nghệ đã và đang được đưa ra áp dụng, đồng thời còn góp phần thúc đẩy,
tìm kiếm các phát minh.
I.3. Vai trò của công nghiệp chủ lực đối với phát triển công nghiệp ở Việt
Nam
I.3.1. Góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Lựa chọn những ngành công nghiệp chủ lực là một trong những nội
dung quan trọng của Chiến lược và là cơ sở để Chính ph
ủ và các cơ quan
quản lý đưa ra những chính sách phát triển phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu
cao nhất đã đề ra, là mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và mạnh. Nếu xác định
các ngành công nghiệp chủ lực không chính xác sẽ dẫn đến định hướng phát
triển công nghiệp bị sai lệch, các cơ chế chính sách phát triển được xây dựng
không hợp lý, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.3.2. Giúp phát huy lợ
i thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia
Một trong những đặc điểm của ngành công nghiệp chủ lực là có khả
năng phát huy cao độ những lợi thế so sánh của đất nước, mà cụ thể ở đây là
cả lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động.
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, đặc biệt là nguồn lực về vốn, về

công nghệ, về tài nguyên thì bài toán lựa chọn ngành kinh tế để tập trung đầu
tư có hiệu quả, tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển của đất nước được đặt ra
bức thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, những ngành, lĩnh vực cần tập trung
phát triển cần phải là những ngành có thể khai thác tốt những lợi thế cạnh
tranh của đất nước và có khả
năng "đón đầu" rất mạnh, thể hiện ở khả năng
đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển (trình độ khoa

học kỹ thuật công nghệ, bảo vệ môi trường ).
1.3.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá
Lợi thế có được trong việc phát triển các ngành chủ lực là khả năng
chuyển giao công nghệ cũng như
trình độ quản lý, tiến tới ngang với các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong thời gian không xa.
Thực chất của việc lựa chọn ngành chủ lực chính là việc tìm ra một cơ
cấu ngành hợp lý, trong đó hình thành các ngành chủ lực phát triển bền vững
nhằm khai thác tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động, hợp
tác quốc tế để đáp ứng được các mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế
- xã hội,
phát triển toàn diện có trọng điểm với tốc độ cao và bền vững, đảm bảo công
bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và hội
nhập vững chắc, có hiệu quả.
Như đã phân tích ở trên, những ngành công nghiệp chủ lực phải là
những ngành có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có thể đứng ngang
hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới trong m
ột tương lai không


9
xa, và kéo các ngành khác cùng phát triển. Như vậy, nếu xác định đúng ngành
công nghiệp chủ lực và có cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho các ngành này
phát triển thì sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tạo sự
chuyển dịch cơ bản về cơ cấu kinh tế. Do vậy, xác định và phát triển ngành
công nghiệp chủ lực sẽ giúp đất nước đạt được những mụ
c tiêu đã đề ra trong
kế hoạch 5 năm cũng như Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó có
mục tiêu quan trọng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hoá và hiện đại hoá, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020.
I.4. Phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực
1.4.1. Nhóm phương pháp xác định ngành kinh tế chủ lực trong điều kiện có
đủ thông tin
a. Phươ
ng pháp so sánh hiệu quả
Đây là phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực trong điều
kiện các số liệu về chi phí sản xuất và kết quả sản xuất các sản phẩm, các
ngành kinh tế đã xác định được trong điều kiện hệ thống giá cả ổn định và
công nghệ tính toán thống nhất. Phương pháp này có thể thực hiện dễ dàng
dựa trên các bảng hướng dẫn tính toán chỉ tiêu hiệ
u quả kinh tế do Nhà nước
ban hành chính thức.
Ví dụ: Ở tỉnh A, qua theo dõi nghiên cứu có thể đưa vào sản xuất sản
phẩm và các ngành kinh tế sau:

STT Sản phẩm/ngành kinh tế Chi phí bỏ ra Kết quả thu được
1. Sản xuất động cơ diesel C
1
K
1
2 Sản xuất điện C
2
K
2

i Sản xuất phân bón C
i
K

i

Ở bảng trên, các chi phí và kết quả phải được quy về cùng một thời
điểm để tránh các sai lệch về thời hạn xây dựng, thời hạn bỏ vốn, thời hạn
khai thác Từ đó, ta có thể tính được hiệu quả kinh tế của ngành/sản phẩm
như sau:

i
i
i
C
K
e =

),1( ni =

Ngành có giá trị e
i
lớn nhất tính theo công thức trên sẽ là ngành chủ
lực. Với kết quả này, tỉnh A sẽ lập kế hoạch phát triển với mục tiêu ưu tiên
cho sự phát triển của ngành chủ lực, đảm bảo sự cân đối hài hoà trên điều
kiện đất đai, lao động, vốn, nhu cầu và thị trường.


10
Phương pháp so sánh hiệu quả là phương pháp dễ tính toán và cho kết
quả khá chính xác. Nhược điểm của phương pháp này là việc so sánh mới chỉ
là so sánh trực tiếp chưa gắn liền với bài toán phải giải lúc sau (để chọn quy
mô, tốc độ và các ràng buộc phi kinh tế khác). Phương pháp này lấy chỉ tiêu
hiệu quả là cơ sở để xác định ngành công nghiệp chủ lực. Những ngành có

hiệu quả cao là những ngành có chi phí sản xu
ất thấp hơn so với các ngành
khác, hoặc có cùng chi phí sản xuất thì sẽ đạt kết quả cao hơn. Với phân tích
như trên, bản thân phương pháp này đã phù hợp với nội dung của một số lý
thuyết phân tích lợi thế so sánh của David Ricardo và mô hình H - O về phát
triển ngành sản xuất mà huy động được nguồn lực sẵn có của đất nước. Đây là
cơ sở để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả c
ủa các ngành kinh tế.
Một lưu ý quan trọng là để thực hiện được phương pháp này phải thoả
mãn điều kiện là phải có đầy đủ số liệu theo yêu cầu. Đây là khó khăn rất lớn
nếu chúng ta áp dụng phương pháp này (vì hiện nay các số liệu thống kê của
chúng ta thường không đầy đủ).
b. Phương pháp cân đối ma trận
Đây là phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực trong điều
kiện cũng có đủ số liệu ban đầu chính xác nhưng hệ thống biểu thu thập số
liệu được cho dưới dạng các ma trận như dạng bảng cân đối liên ngành.
Ví dụ ta có bảng cân đối ma trận của tỉnh B năm t như sau:

STT
Tên ngành và sản
phẩm
Giá trị tổng
sản lượng
Tiêu dùng nội bộ
sản xuất trong
năm của tỉnh
Sản phẩm
hàng hoá
1 Sản xuất phân bón X
1

x
11 (t)
x
1n (t)
x
1 (t)


i Sản xuất, lắp ráp
xe máy
X
i
x
i1 (t)
x
in (t)
x
i (t)


n Sản xuất giấy X
n
X
n1 (t)
x
nn (t)
x
n (t)

Chi phí về lao động

Lãi (lợi nhuận) cuối năm
Cộng cột = giá trị tổng sản lượng
x
01 (t)
x
0n (t)
L
1 (t)
L
n (t)
X
1 (t)
X
n

(t)

- Sau đó, ta tính ma trận hệ số kỹ thuật với các phần tử là a
ij


Xij
x
a
ij
i
=
(1)
Khi đó, ta được ma trận hệ số kỹ thuật của tỉnh B vào năm t là:



11

(2)
Ma trận hệ số lao động:
A
0
(t) = [a
01
(t) a
02
(t) a
0n
(t)] (3)
Thực hiện công tác dự báo và phân tích kinh tế - kỹ thuật, từ hai ma
trận A(t) và A
0
(t) ta tìm tiếp các ma trận sau:
A(t+1); A(t+2); A(t+3); A(t+4)
A
0
(t+1); A
0
(t+2); A
0
(t+3); A
0
(t+4)
- Lập bảng cân đối ma trận cho năm t+1
+ Căn cứ vào số vốn đầu tư I(t+1) của năm t+1, dựa vào những dự báo

và phân tích của các chuyên gia kinh tế, tính toán cân đối về mọi mặt: lao
động, vốn, công nghệ, thị trường để đưa ra các phương án khác nhau nhằm
phân bổ số vốn I (t+1).
+ Mỗi một phương án đầu tư (trong số m phương án) của năm t+1 sẽ
cho một kết quả t
ương ứng. Ví dụ: với phương án 1, sản phẩm/ngành 1 được
đầu tư thêm
1)t(I
1
1
+ đồng và thu được mức tăng thêm về giá trị sản lượng là
1)t(
1
1
+∆Χ đồng. Khi ấy giá trị tổng sản lượng của sản phẩm/ ngành thứ nhất
theo phương án 1 năm (t+1) sẽ là:

1)(t∆Χ(t)Χ)1t(
1
1
1
1
1
1
++=+Χ
(5)
Tính tương tự cho các phương án từ 1÷n ta có:
1)(t∆Χ(t)Χ)1t(
1
n

1
n
1
++=+Χ
n

Từ biểu thức (5), căn cứ vào ma trận (4) và áp dụng công thức (1) ta
thu được ma trận các chi phí của năm (t+1) ứng với phương án 1

1 n
1)(tX
1
1
+

1)(tX
1
n
+


1)(tx
1
11
+ 1)(tx
1
1n
+



1)(tx
1
n1
+ 1)(tx
1
nn
+
Lao động

1)(tx
1
01
+ 1)(tx
1
0n
+
Từ bảng trên, đi theo cột có:

{
}
1)(tx1)(tx 1)(tx1)(tΧ1)(tL
1
01
1
n1
1
11
1
1
1

1
++++++−+=+


{
}
1)(tx1)(tx 1)(tx1)(tΧ1)(tL
1
0n
1
nn
1
1n
1
n
1
n
++++++−+=+
(6)
Nếu đi theo dòng, ta sẽ có:
A (t) =
a
11 (t). . .
a
1n (t)
. . . . .
a
n1 (t)
. . a
nn (t)


(4)


12

[
]
1)(tx 1)(tx1)(tΧ1)(tx
1
1n
1
11
1
1
1
1
++++−+=+

[
]
1)(tx 1)(tx1)(tΧ1)(tx
1
nn
1
n1
1
n
1
n

++++−+=+
(7)
Căn cứ vào kết quả số (5), (7), (8), ta xây dựng được bảng cân đối ma
trận hoàn chỉnh của tỉnh B năm (t+1), có dạng như sau:

STT
Tên ngành và sản
phẩm
Giá trị tổng
sản lượng
Tiêu dùng nội bộ
sản xuất trong
năm của tỉnh
Sản phẩm
hàng hoá
1 Sản xuất phân bón X
1
x
11 (t+1)
x
1n (t+1)
x
1 (t+1)


i Sản xuất, lắp ráp
xe máy
X
i
x

i1 (t+1)
x
in (t+1)
x
i (t+1)


n Sản xuất giấy X
n
X
n1 (t+1)
x
nn (t+1)
x
n (t+1)

Chi phí về lao động
Lãi (lợi nhuận) cuối năm
Cộng cột = giá trị tổng sản lượng
x
01 (t+1)
x
0n (t+1)
L
1 (t+1)
L
n (t+1)
X
1 (t+1)
X

n

(t+1)

Từ bảng trên, ta tính được chỉ tiêu so sánh hiệu quả như sau:

[
]
[
]
1)(tI
(t)L(t)x1)(tL1)(tx
e
1
i
i0i
1
i
1
0i
1
i
+
+−+++
=
(8)
Trong công thức (8), tử số là mức lãi (hoặc thu nhập quốc dân) tăng
thêm, mẫu số là số vốn đầu tư đem lại mức lãi tương ứng.
Ngành i nào có giá trị e
i

lớn hơn là ngành có hiệu quả hơn (ngành chủ
lực). Hiệu quả chung của toàn bộ phương án 1 năm (t+1) sẽ là:

[]
[
]
1)I(t
(t)L(t)x1)(tL1)(tx
1)(te
n
1i
n
1i
1
i
1
0i
1
i
1
0i
1
+
+−+++
=+
∑∑
==

Tiếp tục lặp lại các phép tính trên cho các phương án khác (phương án
2 đến phương án thứ m) ta sẽ thu được các hiệu quả chung tương ứng e1(t+1)

cho đến em(t+1). Phương án nào có hệ số hiệu quả chung lớn nhất sẽ là
phương án tối ưu (ứng với nó là phương án đầu tư có hiệu quả nhất của năm
(t+1)).
Lập bảng cân đối ma trận cho các năm tiếp theo: t+2; t+3; t+4; t+5
(tương tự như cách làm đố
i với năm t+1)


13
Phối hợp 5 phương án đầu tư của 5 năm ta được phương hướng phát
triển sản xuất của địa phương, từ đó nghiên cứu để đưa ra các biện pháp tổ
chức, quản lý thích hợp.
Phương pháp cân đối ma trận tính toán có phức tạp hơn nhưng độ chính
xác lại cao hơn so với phương pháp so sánh hiệu quả. Phương pháp cân đối
ma trận trên thực tế là phương pháp phân b
ổ các nguồn lực hạn chế cho các
ngành kinh tế một cách ưu việt nhất.
Yêu cầu đối với phương pháp này là hệ thống số liệu thống kê đầy đủ
và chính xác. Tương tự như đối với phương pháp a, trong điều kiện hiện nay
của Việt Nam, việc áp dụng phương pháp này là rất khó.
1.4.2. Xác định ngành kinh tế chủ lực trong điều kiện thiếu thông tin

Trong điều kiện thiếu thông tin, có một phương pháp khá hữu ích để
xác định ngành kinh tế chủ lực, đó là phương pháp chuyên gia kết hợp với cân
đối đa yếu tố. Đây là phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia để xác định
nhóm ngành cần phát triển. Sau đó căn cứ vào một số tiêu chí để xác định hệ
số quan trọng và tầm ảnh hưởng của các ngành để lựa chọn ngành ch
ủ lực.
Xác định tiêu chí phải căn cứ vào xu hướng phát triển của thế giới, vào thực
trạng và định hướng phát triển của đất nước trong tương lai. Phương pháp này

gắn với các lý thuyết về giai đoạn tăng trưởng, lý thuyết đàn nhạn bay (phát
triển theo 4 giai đoạn) của Akamatsu.
Phương pháp này khá đơn giản, tận dụng được chất xám của các
chuyên gia và loại trừ được m
ột phần tính chủ quan khi có hệ thống các tiêu
chí xác định hệ số quan trọng và tầm ảnh hưởng của các ngành.
Nội dung của phương pháp này như sau:
Trước hết ta liệt kê các sản phẩm, các ngành kinh tế mà địa phương có
thể đưa vào sản xuất - được gọi là các đối tượng phát triển: D
1
, D
2
, , D
n
.
Từ các đối tượng được đưa ra ở trên, căn cứ vào các nguồn lực về vốn,
đất đai, kỹ thuật, lao động, thị trường, công nghệ chỉnh lý lại một bảng cuối
cùng chuẩn xác, ví dụ được 10 đối tượng. Để làm được điều nay cần khai thác
chất xám của các chuyên gia, các nhà công nghệ, các nhà kinh tế, quân sự,
chuyên gia trong và ngoài nước. Sau đó, ta xếp lại thành 4 nhóm theo thứ tự
quan trọng từ
I, II, III đến IV, theo bảng sau:

Nhóm
I II III IV
Tên các đối tượng D
1
, D
2
, D

3
, D
4
D
5
, D
6
, D
7
D
8
, D
9
D
10
Số các đối tượng
trong nhóm
n
1
= 4 n
2
= 3 n
3
= 2 n
4
= 1
Cho điểm quan trọng của các nhóm, tương ứng với 4 nhóm cho 4 mức
điểm: 8, 4, 2, 1.



14
Khi đó hệ số quan trọng của từng đối tượng ở mỗi nhóm lần lượt là:
Nhóm I: 8/n
1
= 8/4 = 2 (= p
1
)
Nhóm II: 4/n
2
= 4/3 = 1,33 (= p
2
)
Nhóm III: 2/n
3
= 2/2 = 1 (= p
3
)
Nhóm IV: 1/n
4
= 1/1 = 1 (= p
4
)
Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng phát triển. Xét D
i
ảnh

hưởng
tới D
j
. Ký hiệu tầm quan trọng của mức độ ảnh hưởng là R

ij
với:






Xác định các hệ số mức độ ảnh hưởng như sau:

4n
R
r
ij
ij
=
(i, j = 1÷n)
Xác định hệ số quan trọng a
ij
của Di đối với D
j
theo công thức:

ijiij
rpa
×
=

Tìm ma trận hệ số tổng thể theo biểu thức sau:


1
ij
A)(E)(bB

−==

Xác định mức độ quan trọng R
i
của các D
i



=
=
n
1ij
iji
bR

Đối tượng nào có R
i
lớn nhất thì đấy là sản phẩm/ngành chủ lực phải
tìm.
II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH
VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
Để xác định ngành công nghiệp chủ lực cần phải xuất phát từ đặc điểm
cụ thể của nền kinh tế mỗi quốc gia, vì bản thân các ngành chủ lực ở mỗi
nước lại có tính đặc thù riêng, tuỳ thu
ộc vào lịch sử và điều kiện kinh tế của

mỗi nước. Đây sẽ là những kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quá
trình xác định các ngành chủ lực nói chung và ngành công nghiệp chủ lực nói
riêng.
Rij =
4 nếu D
i
có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của D
j

2 nếu D
i
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của D
j

1 nếu D
i
có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của D
j

0 nếu D
i
không có ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể
đến sự phát triển của D
j



15
II.1. Singapore
Singapore là quốc đảo đa dân tộc (77% là người Hoa; 15% người Mã

Lai, ngoài ra còn có người Ấn Độ, Pakistan, Bangladet ), bao gồm 54 đảo,
nằm ở Nam bán đảo Malắcca, giữa Malaixia và Indonesia, có tổng diện tích
693km
2
, mật độ trên 6.000 người/km
2
. Cho tới năm 1965, sau khi tách khỏi
liên bang Malaysia tình hình kinh tế Singapore vẫn chưa được cải thiện, dân
số đông do tỷ lệ sinh đẻ cao và làn sóng nhập cư vẫn chưa chấm dứt. Trước
bối cảnh đó, Singapore tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình “hướng ra
xuất khẩu” như Hồng Kông đã và đang tiến hành khi đó, nhằm vươn tới thị
trường rộng lớn bên ngoài. Đến nay, Singapore đã trở thành một nước công
nghi
ệp phát triển, là trung tâm của các ngành công nghiệp kỹ thuật và công
nghệ cao như điện tử, đóng tàu, lọc dầu, sửa chữa tàu thuỷ, chế tạo máy chính
xác và là trung tâm tài chính, buôn bán lớn nhất Đông Nam Á.
- Thời kỳ trước những năm 1970, là một nước có lao động dồi dào, đất
đai không nhiều, tài nguyên ít nên đi lên bằng nông nghiệp là điều khó khăn.
Singapore đã khai thác lợi thế vị trí thuận lợi của mình để phát tri
ển kinh tế
theo hướng gia công xuất khẩu. Những ngành được khuyến khích trong chiến
lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu là những ngành sử dụng nhiều lao động
nhằm giải toả tình trạng thất nghiệp như kéo sợi, may mặc chế biến gỗ và chế
biến thực phẩm.
Hướng đầu tư của Singapore là tập trung vào các ngành công nghiệp
chế biến cần nhiều lao động như
sản xuất đồ điện và điện tử. Ngoài ra,
Singapore còn đầu tư vào một số ngành công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn
như hoá chất, cao su, lọc dầu.
- Vào những năm 1970 -1980, Singapore đã thay đổi cơ cấu công

nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp nặng, sử dụng nhiều vốn hơn sử
dụng lao động ở giai đoạn trước như công nghiệ
p đóng tàu, công nghiệp lọc
dầu. Trong thời kỳ này, ngành công nghiệp lọc dầu phát triển rất mạnh.
Singapore đã trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ 3 trên thế giới, sau Houston
và Rotterdam. Ngoài công nghiệp lọc dầu, công nghiệp sản xuất má y thiết bị
điện và điện tử cũng là những ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp của Singapore. Đây là ngành công nghiệp không chỉ thu hút nhiều lao
động nhấ
t mà còn đòi hỏi vốn lớn, liên kết cao.
- Vào những năm 1980, Singapore gặp nhiều khó khăn do tình hình
thương mại thế giới thiếu ổn định, thị trường xăng dầu thay đổi liên tục, mặc
dù thế, Singapore vẫn giữ cho ngành lọc dầu phát triển. Trong khi một số
nước xung quanh cũng xây dựng cơ sở lọc dầu để cạnh tranh như Indonexia,
Malaysia, nhưng sản lượng hàng năm củ
a Singapore vẫn đạt khoảng trên dưới
20 triệu tấn.
Cùng với việc phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu, Singapore đã
chú ý đến các hoạt động dịch vụ nhằm phát huy lợi thế về vị trí của mình.


16
Trong hoạt động này, cảng Singapore giữ vai trò quan trọng. Do tăng cường
đầu tư nên năng lực bốc dỡ của cảng tăng nhanh và đến nay đã đứng thứ hai
thế giới.
- Thời kỳ sau năm 1980, Singapore đã nhấn mạnh đến công nghiệp kỹ
thuật cao như luyện kim, chế tạo máy, chế tạo thiết bị chính xác cho ngành
hang không vũ trụ, quang học, y học, thiết b
ị tự động hoá, đồ chơi, điện tử,
hoá chất và hoá dầu.

Singapore còn là nước năng động trong việc phát triển dịch vụ du lịch.
Từ nhiều năm nay, Singapore đã tạo ra những tiền đề cho hoạt động này trở
thành nguồn thu ngoại tệ lớn. Singapore có 4 sân bay, có hệ thống thông tin
bưu điện cùng một lúc có thể liên lạc với hang chục quốc gia, có các khách
sạn lộng lẫy và hàng hoá thuộ
c vào loại rẻ. Chính vì vậy nhiều du khách tận
dụng cơ hội đến Singapore, dù chỉ trong chốc lát. Mỗi năm Singapore đón
tiếp khoảng 3 đến 4 triệu khách du lịch.
Những kết quả đạt được
- Hướng chính cho phát triển nền kinh tế là phát triển công nghiệp. Cho
đến nay công nghiệp đã mang lại lơi ích rất to lớn, đặc biệt là công nghiệp
nặng, công nghiệp công nghệ cao.
Trong những năm xây dựng và phát triển công nghi
ệp hoá hướng ra
xuất khẩu, sản xuất công nghiệp Singapore đã đạt mức tăng trưởng cao hơn
mức tăng GNP và GDP. Những năm đầu công nghiệp hoá, tốc độ tăng của
ngành công nghiệp khoảng gấp rưỡi tốc độ tăng GNP và GDP, nhưng sau đó
chậm dần.
Sự phát triển công nghiệp không những đã tạo đủ việc làm cho người
lao động mà còn là động lực đẩ
y mạnh xuất khẩu. Nói chung cứ 3 đến 4 năm
kim ngạch xuất khẩu của Singapore lại tăng lên gấp đôi. Riêng giai đoạn sau,
thời gian để tăng gấp đôi dài hơn vì mức tăng đã lớn nhưng cũng chỉ mất bảy
đến tám năm.
II.2. Malaysia
Malaysia là một nước thuộc khối ASEAN có điều kiện khí hậu thuận
lợi cho sự phát triển hệ thống thự
c vật, có diện tích tự nhiên khoảng 330.000
km
2

, có mật độ dân số khoảng 75 - 80 người/km
2
. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2004 đạt 4.650 USD. Đất đai của Malaysia chủ yếu là đất đỏ, thích
hợp với việc trồng trọt nhiều loại cây nhiệt đới có giá trị cao. khả năng mở
rộng diện tích đất nông nghiệp rất lớn. Ngoài ra Malaysia còn có nhiều loại tài
nguyên với trữ lượng phong phú như thiếc,dầu mỏ, khí đốt,quặng sắt, đồng,
bôxit, cao lanh…
Khi mới dành được độc l
ập, nền kinh tế Malaysia còn mang nặng đặc
trưng của một thuộc địa thực dân cũ điển hình. Đó là nền kinh tế phụ thuộc,
kém phát triển, cơ cấu ngành què quặt, chuyên cung cấp nông sản và khoáng
sản, nguyên liệu cho các nước công nghiệp phát triển.


17
Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn 1: từ cuối những năm 1950 đến những năm 1960 (chiến
lược thay thế nhập khẩu): Sau khi giành độc lập, Malaysia chủ trương thi
hành những chính sách để nâng cao nhịp độ phát triển kinh tế, phá thế độc
canh năng nề, bằng cách phát triển nông nghiệp và xây dựng các ngành công
nghiệp chế biến mới. Với điều kiện tự nhiên khá thuận l
ợi cho phát triển các
cây công nghiệp, giai đoạn này Malaysia đã chú ý đầu tư mạnh vào phát triển
cây công nghiệp nhiệt đới và phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Phát
triển cây cọ dầu là một thành công đáng chú ý của Malaysia trong việc phát
huy thế mạnh của cây nhiệt đới xuất khẩu. Đây được xem là sản phẩm có tính
đột phá trong giai đoạn này. Việc phát triển cây cọ dầu làm thay đổi mạnh cơ
cấu tr
ồng trọt của ngành nông nghiệp Malaysia. Đến năm 1970, Malaysia trở

thành nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.
- Giai đoạn 2: từ 1970 đến những năm 1980 (chiến lược hướng về xuất
khẩu): Sau giai đoạn phát triển có tính chất thay thể nhập khẩu, thu nhập bình
quan đầu người đã tăng lên rõ rệt. Quan hệ với bên ngoài là một đòi hỏi cấp
bách. Lúc này Malaysia bắ
t đầu quá trình công nghiệp hoá theo mô hình
hướng vào xuất khẩu, dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế và
ngoại thương. Chính sách đa dạng hoá cơ cấu sản xuất được tiếp tục đẩy
mạnh. Đặc điểm nổi bật của sự biến động cơ cấu trong giai đoạn này là ở chỗ
công nghiệp tăng trưởng nhanh và phát triển nhiều ngành sản xu
ất mới. Nhu
cầu của thị trường trong nước về một số mặt hàng như xi măng, ô tô, sản
phẩm điện tử, hàng dệt, một số loại thực phẩm được thoả mãn. Điện tử được
coi là ngành chủ lực, có mức phát triển nhanh nhất vào giai đoạn này.
- Giai đoạn 3: Từ những năm 1980 đến nay (Tiếp tục công nghiệp hoá)
Sau 2 - 3 thập k
ỷ phát triển nhưng nền kinh tế vẫn mang tính rời rạc.
Các ngành sản xuất trong nước ít gắn bó chặt chẽ với nhau mà lại liên kết với
chu trình sản xuất của các công ty độc quyền xuyên quốc gia nước ngoài.
Malaysia hầu như chưa làm được gì lớn trong việc mở rộng chủng loại các
ngành công nghiệp dựa vào nguyên liệu trong nước. Bước sang những năm
1980, nền kinh tế Malaysia đứng trước đòi hỏi ph
ải có những chuyển biến
mới trong chiến lược phát triển. Kết hợp cả hai giai đoạn trước, Malaixia nhấn
mạnh trở lại xu hướng “thay thế nhập khẩu”, nhưng là thay thế nhập khẩu tư
liệu sản xuất chứ không phải hàng hoá tiêu dùng như trước đây. Trong giai
đoạn này Malaysia hướng tới xây dựng nền kinh tế hiện đại dựa trên công
nghiệp nặng sử d
ụng nhiều vốn và kĩ thuật cao. Chủ trương nhấn mạnh hơn
công nghiệp nặng của Malaixia trong những năm 1980 từ chiến lược hướng

vào xuất khẩu sang chiến lược tự cân đối nhằm đảm bảo vững chắc hơn các
cân đối cần thiết trong nền kinh tế.
Những kết quả đạt được
- Khai thác thành công những thế mạnh của mình, đi từ nông nghi
ệp,
khai thác triệt để ưu thế về cây nhiệt đới, Malaysia đã lấy đó làm sản phẩm


18
chủ lực cho giai đoạn đầu, tích luỹ tư bản làm cơ sở cho việc phát triển xuất
khẩu và hội nhập trong giai đoạn sau.
- Chính sách từ thay thế nhập khẩu chuyển sang hướng mạnh vào xuất
khẩu đã đề ra đúng lúc, phù hợp với tình hình thực tế đất rộng, người không
đông và tài nguyên phong phú của mình.
- Khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu tiếp tục là phươ
ng hướng để phát
triển công nghiệp. Bên cạnh chính sách thuế quan ưu đãi, Malaysia đã thành
lập thêm nhiều khu công nghiệp và khu mậu dịch tự do. Đến năm 1990, công
nghiệp chế biến tăng với nhịp độ nhanh nhất nhờ nâng cao trình độ khoa học-
kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới. Các ngành sử dụng nguyên liệu nội địa và
hướng về xuất khẩu được ưu tiên.
II.3. Nhật Bản
Quố
c đảo Nhật Bản ở khu vực Bắc Á, đất chật người đông lại thường
bị thiên tai là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế. Bù lại do điều kiện thực tế lại
giúp cho Nhật Bản phát triển công nghiệp rất sớm. Diện tích tự nhiên của
Nhật Bản khoảng 380 nghìn km
2
, mật độ dân số khoảng 335 - 340 người/km
2

.
Nhật Bản có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Trải qua nhiều bước thăng trầm trên công nghiệp đường phát triển giống như
toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa công nghiệp phát triển nhất của
châu Âu để giành lấy vị trí thứ hai sau Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người của
Nhật Bản đứng thứ hai thế giớ
i, đạt 37.180 USD vào năm 2004.
Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn 1 (Từ cuộc cách mạng Minh Trị 1868 đến Chiến tranh thế
giới thứ nhất): Nổi bật của giai đoạn này là cải cách nền kinh tế từ phong kiến
sang tư bản chủ nghĩa. Có thể nói rằng thời đại Minh Trị đã thực sự mở đầu
cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Nhật Bả
n trên quy mô lớn. Đây được coi
là thời kỳ tạo lập nền móng cơ bản cho cuộc công nghiệp hoá. Coi trọng nhất
trong giai đoạn này là chuẩn bị cơ sở vật chất chất để đón nhận kỹ thuật mới,
trong đó, lĩnh vực tập trung phát triển là xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
vận tải.
- Giai đoạn 2 (Từ Chiến tranh th
ế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới
thứ hai): Giai đoạn này khẳng định hoàn toàn chủ nghĩa tư bản và nền móng
công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân của Nhật Bản. Trong hai thập kỷ,
Nhật Bản đã phát huy các tiềm lực công nghiệp mà thời Minh Trị đã đặt nền
móng và được mở mang thêm. Các ngành công nghiệp nặng phát triển rất
nhanh chóng, trước hết là công nghiệ
p khai khoáng. Ngành khai thác than,
ngành điện lực cũng có bước tiến nhảy vọt.
- Giai đoạn 3 (từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới giữa những năm 1970): Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định
trong việc đưa Nhật Bản tiến lên thành một cường quốc công nghiệp thứ hai
trên thế giới sau Mỹ.



19
Điều kiện lúc này là chiến tranh bùng nổ ở 1 số nước châu Á. Bước
sang những năm 1950, Nhật Bản bắt đầu cất cánh với tốc độ thần kỳ. Việc
cung cấp hàng quân sự cho Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên làm cho
xuất khẩu tăng vọt, giải toả khối lượng hàng tồn đọng khổng lồ, phục hồi
được mức sản xuất trước chiế
n tranh. Từ đó, Nhật Bản bắt đầu kỷ nguyên
tăng trưởng kinh tế siêu tốc, chẳng những vượt xa tốc độ phát triển của chính
nó trong quá khứ mà còn bỏ xa tốc độ tăng trưởng của các nước khác. Tập
trung phát triển lúc này là xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng chiến
tranh. Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất then chốt và cũng là lĩnh vực phát
triển mạnh nhất. Công nghiệp vừa là tiền đề, vừa được hỗ trợ mạnh mẽ của sự
gia tăng ngoại thương. Tốc độ gia tăng buôn bán quốc tế của Nhật Bản thời
kỳ này còn lớn hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Giai đoạn 4 (từ giữa những năm 1970 đến nay và tiếp sau): Với chính
sách phát triển mạnh công nghiệp xuất khẩu, Nhật Bản đã nhậ
p khẩu công
nghệ, ứng dụng và xuất khẩu sản phẩm. Sau khi sản phẩm công nghiệp chiếm
lĩnh thị phần lớn trên thế giới, Nhật Bản đã trở thành một nước công nghiệp
phát triển cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu. Đến nay Nhật Bản chuyển mạnh
sang sản xuất công nghiệp với công nghệ hiện đại, tinh vi, chính xác.
II.4. Hàn Quốc
Hàn Quốc là một vùng lãnh thổ ở Đ
ông Bắc Á, khí hậu ôn đới với diện
tích tự nhiên khoảng 100.000 km
2
, mật độ dân số khoảng 500 người/km
2

. Đất
để phát triển nông nghiệp khá hạn chế nhưng tài nguyên khá đa dạng, có than,
chì, kẽm, vonfram… với trữ lượng không lớn. Từ một vùng lãnh thổ Châu Á,
điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, Hàn Quốc đã tập trung hướng vào
phát triển công nghiệp làm cho nền kinh tế phát triển khá nhanh. Đến nay,
Hàn Quốc là lãnh thổ phát triển có thu nhập cao.
Sau năm 1953, Hàn Quốc tách ra từ bán đảo Triều Tiên do cuộc chiến
tranh Nam - Bắc Triều Tiên và trở
thành 1 lãnh thổ dưới sự bảo trợ của Mỹ.
Điều kiện tự nhiên của Hàn Quốc không mấy thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Điều kiện về vị trí trung chuyển bằng đường biển là yếu tố thuận lợi
cho Hàn Quốc phát triển công nghiệp sau này. Cộng vào đó nền kinh tế dược
nguồn tài trợ lúc đầu khá lớn từ phía Mỹ. Từ đầu những nă
m 1980 đến nay,
Hàn Quốc đã bước vào hàng ngũ của những nước và vùng lãnh thổ công
nghiệp mới với tiềm năng kinh tế công nghệ khá phát triển. Là lãnh thổ công
nghiệp mới phát triển, có thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đạt 13.980
USD.
Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn những năm 1950 - 1960: Trở thành một lãnh thổ độc lập,
giai đoạn này Hàn Quốc hướng vào tái thiết kinh tế và cung cấp hàng chiế
n
tranh do Mỹ phát động. Chính quyền đưa ra kế hoạch xây dựng lãnh thổ với
mục tiêu tự cung tự cấp đầy đủ thông qua việc sử dụng các nguồn lao động và


20
tài nguyên trong nước kết hợp với viện trợ nước ngoài. Tập trung vốn cho kết
cấu hạ tầng và các ngành cần nhiều lao động. Phát triển các ngành gia công,
sản xuất hàng phục vụ chiến tranh, Hàn Quốc đã lợi dụng được lượng vốn từ

viện trợ nước ngoài như một “cú hích” trong giai đoạn này cho phát triển nền
kinh tế khá lạc hậu của mình.
- Giai đoạn nh
ững năm 1960 - 1980: Là đồng minh của Mỹ tham gia
các cuộc chiến tranh khu vực, trong giai đoạn này, Hàn Quốc đẩy mạnh tốc
độ phát triển công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến xuất khẩu cung
cấp sản phẩm làm ra cho hệ thống rộng lớn các nước tư bản chủ nghĩa. Bên
cạnh việc chú trọng phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến
để
phục vụ chiến tranh trong hệ thống các nước đồng minh, giai đoạn này
Hàn Quốc chú trọng rất nhiều đến phát triển kết cấu hạ tầng. Tất cả hệ thống
giao thông, liên lạc và hệ thống hạ tầng khác đều được khởi công ở mức độ
hiện đại. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp của
Hàn Quốc trong các giai
đoạn sau.
- Giai đoạn sau năm 1980: Nhờ phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng và
cơ sở công nghiệp do viện trợ của Mỹ ở giai đoạn trước mà giai đoạn này Hàn
Quốc đã thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngoài. Điều này giúp cho Hàn
Quốc phát triển công nghiệp sản xuất các hàng xuất khẩu với tốc độ rất
nhanh. Vớ
i điều kiện kết cấu hạ tầng tốt đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế
hướng ngoại, giai đoạn này nền kinh tế Hàn Quốc phát triển chủ yếu là công
nghiệp kỹ thuật cao, trong đó các ngành điện và điện tử, công nghiệp chế tạo
kim loại và chế tạo máy có tỷ lệ cao hơn cả.
II.5. Trung Quốc
Trung Quốc là n
ước lớn nhất Châu Á, diện tích lớn thứ ba thế giới và
dân số đông nhất thế giới. Là nước thuộc Đông Bắc Á, đất rộng người đông,
điều kiện tự nhiên đa dạng. Diện tích khoảng 9.600 nghìn km
2

, mật độ khoảng
133 - 135 người/km
2
. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với nhiều tiềm
năng chưa được khai thác, rất thuận lợi cho việc đầu tư từ bên ngoài. Trung
Quốc có nền văn hóa lâu đời. Đến nay Trung Quốc còn có cả Hồng Kông và
Đài Loan làm cho năng lực kinh tế rất hùng hậu. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2004 của Trung Quốc đạt 1.280 USD, khoảng 10.625 nhân dân tệ.
Trung Quốc phát triển từ nền kinh tế kế ho
ạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế,
chuyển đổi cơ chế chính sách, từ năm 1982 Trung Quốc đã chuyển dần sang
cơ chế thị trường mang màu sắc Trung Quốc. Thành tựu về kinh tế phát triển
rất nhanh. Năm 1999, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất trên thế
giới về các sản ph
ẩm ngũ cốc, thịt, bông, thép, than, xi măng, phân bón hoá
học và máy thu hình, là nhà phân phối đứng vị trí thứ 7 và 8 lên vị trí thứ 5 và
thứ 2 về các lĩnh vực dầu thô và điện tử vào năm 1987. Trong khi đó, vị trí
thứ hạng của Trung Quốc về sản xuất các sản phẩm trên toàn cầu ngày càng
nhích lên.


21
Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn trước năm 1970: Sản xuất nông nghiệp, cải cách nông thôn
Là nước nông nghiệp, Trung Quốc trải qua giai đoạn phát triển phong
kiến đặc biệt, chia cắt qua nhiều thập kỷ. Sau khi thống nhất đất nước, Trung
Quốc phát triển theo chủ nghĩa xã hội, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung như
các nước thuộc hệ thống xã hội chủ
nghĩa khác.

- Giai đoạn 1970 - 1980: phát triển công nghiệp, tiếp tục cải cách nông thôn.
Đây là giai đoạn mở cửa đổi mới của Trung Quốc. Đầu tư phát triển công nghiệp
nặng là chủ yếu tuân theo kịch bản phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Giai đoạn 1980 - 1990: Những năm 1980 kinh tế Trung Quốc phát
triển nổi bật ở nhịp độ phát triển nhanh 8,9%/nă
m gấp 3,2 lần mức tăng của
thế giới. Đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới. Trung Quốc đặt mục tiêu
giá trị sản lượng công, nông nghiệp năm 1990 gấp hai lần năm 1980, đồng
thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ.
Từ giữa những năm 1980 có sự gia tăng một loạt các loại hàng hoá thay
thế cho sự khan hiếm hàng hoá một th
ời kỳ dài trước đó mà điều đó gây ra
không ít khó khăn trong đời sống và kinh tế của người dân. Sự thay đổi này
xuất phát từ sự phát triển lực lượng sản xuất, cũng như là từ quá trình cơ cấu
lại hệ thống kinh tế quốc gia.
- Giai đoạn sau năm 1990: Trong giai đoạn này có một nghịch lý là
Trung Quốc bằng mọi cách giảm nhịp độ tăng trưở
ng xuống dưới 10%, trong
khi rất nhiều nước lại tăng trưởng rất thấp và khó có khả năng tăng lên. Tỷ
trọng công nghiệp trong GDP đã tăng lên làm giảm dần sự mất cân đối trong
cơ cấu kinh tế của Trung Quốc chỉ thiên về sản xuất nông nghiệp trong thời
kỳ trước. Công nghiệp với công nghệ tiên tiến ra đời đã cung cấp trang thiết
bị hiện đại
đưa kinh tế đất nước phát triển. Sản xuất công nghiệp đã làm cho
bộ mặt nông thôn thay đổi về căn bản. Sản phẩm công nghệ cao đã xuất hiện
và chiếm 14,9% trong tổng xuất khẩu toàn quốc. Trung Quốc đã có một sự
chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế, một thời kỳ mà công nghiệp hoá đã tăng
tốc hơn bất kỳ một quốc gia nào.
II.6. Một số nhận xét chung
Hầu hết các nước và vùng lãnh thổ, nhất là những nước và vùng lãnh

thổ có bước phát triển nhảy vọt, cũng đều trải qua những mô hình, giai đoạn
phát triển kinh tế chung, người ta đã nghiên cứu và tìm ra những ngành/sản
phẩm chủ lực trong những thời kỳ nhất định và đã thu được nhiều kết quả
đáng khích lệ.
Tại Malaysia, trong nhiều năm người ta đ
ã xác định phát triển nông
nghiệp là chủ lực, đặc biệt là đi lên từ cây cọ dầu và các sản phẩm được chế
biến từ nông sản, sau đó mới tập trung vào ngành công nghiệp điện tử và hiện
đang hướng vào phát triển công nghiệp nặng với trình độ kỹ thuật cao.


22
Singapore lại lấy việc phát triển cảng biển và tổ chức đào tạo nhân lực
chất lượng cao làm chủ lực phát triển cho mình, để từ đó phát triển các ngành
công nghiệp kỹ thuật cao như luyện kim, chế tạo máy, chế tạo thiết bị chính
xác cho các ngành hoá chất hoá dầu, hàng không vũ trụ, quang học, y học,
thiết bị tự động hoá, đồ chơi điện tử.
Còn Hàn Qu
ốc thì đã tiến hành chuyển từ sản xuất công nghiệp nhẹ ở giai
đoạn đầu vào những năm 1950, sang giai đoạn sau bằng công nghiệp nặng với
sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, sau đó tập trung sang nhóm ngành công nghiệp kỹ thuật
cao như điện và điện tử, công nghiệp chế tạo kim loại và chế tạo máy.
Trung Quốc là nước thành công trong việc khai thác lợi thế từ khu mậ
u dịch
tự do, khu chế xuất, khu công nghiệp duyên hải ra biển, từ đó chuyển dịch dần từ
nông nghiệp sang công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ, hiện nay đang
tập trung vào công nghiệp với công nghệ tiên tiến như công nghiệp chế tạo, điện
điện tử,… góp phần cung cấp các thiết bị hiện đại để đưa kinh tế đất nước phát triển
Nhìn chung, tu
ỳ từng điều kiện cụ thể, với những quan điểm thống nhất,

mỗi nước đều phải và đã chọn cho mình những ngành chủ lực cần tập trung phát
triển trong từng thời kỳ và nhiều nước đã thành công với những lựa chọn đó.
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2001 – 2006 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2007
III.1. Những kế
t quả đạt được
III.1.1. Về giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) năm 2006 đạt
490.080 tỷ đồng, gấp 2,47 lần so với năm 2000. Như vậy, tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 16,3%/năm, gấp 2,13 lần so với tốc độ tăng
trưởng GDP (là 7,62%/năm). Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng
7,1%/năm, khu vực ngoài nhà n
ước tăng 25,8%/năm, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 17,7%/năm (Biểu 1.1).
Biểu 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
Số
TT

2000 2006
Ước TH
2007
Tăng
trưởng
BQ 01-
06 (%)
Tăng
trưởng
07/06
(%)

Ước
tăng
trưởng
BQ 01-
07 (%)
Tổng số 198,326.1 490,080.2 574,046.8 16.3 17.1 16.4

Phân theo loại hình kinh tế



1 Khu vực nhà nước 82,897.0 125,020.0 137,889.8 7.1 10.3 7.5
- Nhà nước trung ương 54,962.1 88,390.0 100,160.4 8.2 13.3 9.0
- Nhà nước địa phương 27,934.9 36,630.0 37,729.4 4.6 3.0 4.4
2 Khu vực ngoài nhà nước 44,144.1 175,308.6 211,870.8 25.8 20.9 25.1
3 Khu vực có vốn ĐTNN 71,285.0 189,751.6 224,286.2 17.7 18.2 17.8

Phân theo cấp quản lý

1 Công nghiệp trung ương 54,962.1 88,390.0 100,160.4 8.2 13.3 9.0
2 Công nghiệp địa phương 72,079.0 211,938.6 249,600.2 19.7 17.8 19.4


23
+ Quốc doanh địa phương 27,934.9 36,630.0 37,729.4 4.6 3.0 4.4
+ Ngoài quốc doanh 44,144.1 175,308.6 211,870.8 25.8 20.9 25.1
3 Kinh tế có vốn ĐTNN 71,285.0 189,751.6 224,286.2 17.7 18.2 17.8
(Nguồn: TC Thống kê, Ước 2007 của Bộ Công Thương)
Năm 2007 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng dự kiến giá trị sản xuất công
nghiệp tăng khoảng 17,1% so với năm 2006. Như vậy, tốc độ tăng trưởng

bình quân 7 năm 2001 - 2007 là 16,4%/năm.
III.1.2. Về giá trị tăng thêm
- Theo giá thực tế (Biểu 1.2a và 1.2b), tỷ trọng giá trị tăng thêm các
ngành công nghiệp cấp 1 có sự biến động nhưng không nhiều (Biểu 1.2b).
Biểu 1.2a: Giá trị tăng thêm ngành công nghi
ệp (giá thực tế)
Đơn vị: Tỷ đồng

2000 2001 2003 2005 2006 2007
TỔNG SỐ 138.578 155.585 205.025 290.948 340.250 396.111
A Công nghiệp khai thác 42.605 44.346 57.326 88.897 99.919 111.902
1 Khai thác than 1.860 3.097 3.123 5.310 5.997 6.580
2 Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 39.115 38.211 51.567 79.385 89.468 99.880
3 Khai thác quặng kim loại 181 234 318 483 585 822
4 Khai thác đá và các mỏ khác 1.449 2.804 2.318 3.720 3.869 4.620
B Công nghiệp chế biến 81.980 95.211 125.475 173.122 206.945 244.440
1 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 22.130 24.762 26.407 39.938 46.014 53.780
2 Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 3.995 4.673 6.072 8.143 8.328 8.700
3 Sản xuất sản phẩm dệt 5.028 5.758 5.948 9.005 9.960 10.340
4 Sản xuất trang phục 5.046 5.205 8.782 11.449 14.205 16.290
5 Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 5.135 5.204 7.758 10.274 12.651 14.861
6 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 1.679 1.848 2.924 3.854 4.749 5.730
7
Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng
giấy 1.571 1.990 2.392 3.451 4.053 4.790
8 Xuất bản,in và sao bản ghi 1.589 1.676 2.419 3.224 3.857 4.780
9 Sản xuất cốc, dầu mỏ 259 253 222 398 428 580
10 Sản xuất hóa chất 4.491 4.971 6.622 9.617 11.520 13.140
11 Sản xuất sản phẩm cao su và Plastic 2.826 3.252 4.746 6.545 8.083 11.100
12

Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim
loại
9.654 11.364 14.908 19.825 23.244 27.466
13 Sản xuất kim loại 2.032 2.291 3.450 4.658 5.823 6.910
14 Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 2.948 3.634 5.870 7.611 9.615 10.891
15 Sản xuất máy móc thiết bị 1.143 1.505 2.149 2.903 3.667 4.280
16
Sản xuất thiết bị văn phòng, máy
tính 174 212 509 543 744 1.010
17 Sản xuất thiết bị điện, điện tử 2.234 3.130 4.119 5.689 7.012 8.460
18
Sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền
thông
2.065 2.200 3.075 4.093 4.957 6.240
19 Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác 320 351 523 683 861 1.180
20 Sản xuất sửa chữa xe có động cơ 1.984 2.988 5.991 6.801 8.964 11.380
21
Sản xuất sửa chữa phương tiện vận
tải khác
3.201 5.003 4.969 7.432 8.900 10.200
22 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 2.462 2.917 5.577 6.935 9.248 12.260
23 Sản xuất sản phẩm tái chế 15 22 43 52 62 72
C Điện, khí đốt, nước 13.993 16.028 22.224 28.929 33.386 39.769
1 Sản xuất và phân phối điện, ga 12.690 14.666 20.404 26.595 30.856 36.649
2 Sản xuất và phân phối nước 1.303 1.362 1.820 2.334 2.530 3.120

×