Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂNTẠO CÁ LĂNG LAI TÁI PHÁT DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.51 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂNTẠO
CÁ LĂNG LAI TÁI PHÁT DỤC
(♀ Mystus nemurus x ♂ Mystus filamentus)

NGÀNH:

THỦY SẢN

KHÓA:

2002-2006

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ VĂN DUẨN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2007-


THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LĂNG
LAI TÁI PHÁT DỤC
(♀ Mystus nemurus x ♂ Mystus filamentus)

Thực hiện bởi

Võ Văn Duẩn



Luận văn được đệ trình đđể hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc
Võ Thanh Liêm

Thành phố Hồ Chí Minh
-2007-


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2006 – 02/2007. Cá bố mẹ đđược nuôi vỗ
tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thí
nghiệm lai giữa cá cái lăng vàng vàđđực lăng hầm. Cá cho sinh sản bằng cách gieo
tinh bán khô. Sử dụng chất kích thích sinh sản là LH-RHa + DOM.
Ương nuôi cá lăng lai làm hai giai đđoạn:
- Giai đoạn I (cá từ 1 đến 3 ngày tuổi) ương trong bể composite với thức ăn là
Artemia và Moina.
-

Giai đoạn II (cá từ 3 đến 31 ngày tuổi) ương trong ao đất.

Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được cho ăn bằng trùn chỉ và thay thế
bằng thức ăn công nghiệp.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Cá lăng vàng có sức sinh sản thực tế dao động
từ 46.053 – 159.204 trứng/kg thể trọng.
Sử dụng chất kích thích sinh sản LH – RHa là phù hợp và đem lại hiệu quả
cao.
Thời gian hiệu ứng của cá từ 5–6 giờ ở nhiệt đđộ nước 28–310C. Tỉ lệ thụ

tinh là 69 – 75%. Thời gian ấp trứng khoảng 19 – 20 giờ ở nhiệt đđộ nước 28 –
30,50C.
Cá cuối giai đoạn I (3 ngày tuổi) có tỉ lệ sống từ 78 – 82%.
Cá cuối giai đoạn II (31 ngày tuổi) có chiều dài và trọng lượng trung bình ở
3 đđợt ương lần lượt là: 4,9cm và 2,3g; 4,7cm và 2,1g; 4,4cm và 2,0g.
Tỷ lệ sống của cá lăng lai khi kết thúc giai đoạn II ở 3 đợt sinh sản dao động
từ 25 – 30%.
Con lai giữa cá lăng vàng cái với lăng hầm đực có sức sống tốt do đó nên áp
dụng công thức lai này vào sản xuất.
Nên ứng dụng thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá lăng lai tái phát dục
vào sản xuất.

i


ABSTRACT

A study was carried out from 11/2006-02/2007. A dult of hybird green catfish
was cultured in an earthen pond at Experimental Farm for Aquaculture, Faculty of
Fishries, Nong Lam University in Ho Chi Minh city. Experiment was carried out by
hybridizing ♀ Mystus nemurus x ♂ Mystus filamentus. Spawning was carried out by
artificial insemination. Breeders was induced by LH-Rha with Domperidone.
Nursing was carried out by two stages:
− Stages I: from 1 to 3 – days old, the fry was nursed in composite
tanks and fed on Artemia and moina.
− Stages II: from 3 to 31 – days old, the fingerlings were nursed in
earthen pond.
Experiment was replicated three times. The fingerlings were fed on Tubifex
and slowly repplaced by small pellets.
The result of the study showed that:

− Real fecundity of green catfish ranges from 46.035-159.204 eggs/kg of
female.
− Using LH-RHa is reasonable and brings the high result.
− Lantency time is around 5-6 hours at 26-31oC. Fertilization rate was from
69-75%. Hatching time ranged from 19-20 hours at 28-30,5oC.
− At the and of stage I, survival rate was from 78-82%.
− The length and the weight of the fingerlings at the and of stage II were
4,9cm and 2,3g: 4,7cm and 2,1g; 4,4cm and 2,0g.
− When finishing the stage II, survival rate of the fingerlings ranged from
25 to 30%.
− The offspring between female of M.nemurus and male of M.filamentus
had high viability, so we should apply to this method in seed production.

ii


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản;
Cùng toàn thể q Thầy Cô Khoa Thủy Sản đđã tận tình giảng dạy, truyền đđạt
những kiến thức q báu cho chúng tôi trong suốt khóa học. Với lòng biết ơn sâu sắc
của mình, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Ngô Văn Ngọc và Võ Thanh Liêm
đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đđề tài tốt nghiệp.
Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn đến các anh công nhân và kỹ sư của Trại thực
nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đđã giúp chúng tôi
thực hiện đđề tài này.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên quyển luận văn này không

tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của
Thầy Cô và các bạn để quyển luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

iii


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
ix


I.

GIỚI THIỆU

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2
2.2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lăng
Hình Thái và Phân Loại
Phân Bố
Tập Tính và Điều Kiện Sống

Tập Tính Ăn
Tốc Độ Tăng Trưởng
Đặc Điểm Sinh Sản
Cơ Sở Lí Luận Việc Kích Thích Cá Rụng và Đẻ Trứng
Các Yếu Tố Bên Ngoài Ảnh Hưởng Đến Sự Thành Thục Của Cá
Bố Mẹ
Nhiệt Độ
Quang Kỳ (Photoperiod)
Thức Ăn
Dòng Chảy và Mưa Rơi
Các Yếu Tố Khác
Một Số Chất Kích Thích Sinh Sản Thường Dùng
Não Thùy (Pituitaty gland: PG)
HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
GnRH (Gonadotropin)

2
2
2
2
3
4
4
5

2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.1.3
2.2.1.4
2.2.2

2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3

iv

5
5
5
6
6
6
7
7
7
7


2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3

Phương Pháp Khử Dính Trứng Cá (Cá Đẻ Trứng Dính)
Phương Pháp Dùng Carbamide

Phương Pháp Dùng Enzyme Hyaluronidase
Phương Pháp Dùng Sữa
Các Loại Thức Ăn Dùng Cá Bột
Artemia
Moina
Trùn Chỉ (Tubifex sp)

9
9
9
9
10
10
10
11

III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1
3.2
3.3
3.4
3.4.1
3.4.2
3.4.2.1
3.4.2.2

3.4.2.3
3.4.2.4
3.4.2.5
3.4.3
3.4.3.1
3.4.3.2
3.4.4
3.4.5
3.4.6
3.5

Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Vật Liệu Và Trang Thiết Bị
Đối Tượng Nghiên Cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu
Một Số Chỉ Tiêu Theo Dõi
Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Lai
Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ
Chọn Cá Bố Mẹ Cho Sinh Sản
Phương Pháp Tiêm vàø Liều Lượng Kích Dục Tố
Gieo Tinh
Ấp Trứng
Ương Nôi Cá Bột
Giai Đoạn I: Cá Từ 1-3 ngày tuổi
Giai Đoạn II: Cá Từ 3-31 ngày tuổi
Kiểm Tra Chất Lượng Tăng Trưởng Của Cá
Chăn Sóc Và Quản Lí Cá Thí Nghiệm
Một Số Yếu Tố Thủy Lí Hóa
Phương Pháp Xử Lí Thống Kê


12
12
13
13
13
13
13
14
15
15
15
16
16
16
16
17
17
17

IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.2.1
4.1.2.2

4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.5.1
4.1.5.2
4.1.5.3
4.2

Kỹ Thuật Cho Cá Lăng Sinh Sản Nhân tạo
Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ
Thí Nghiệm Cho Cá Lăng Sinh Sản
Chuẩn Bị Bể Đẻ
Chọn Cá Bố Mẹ Cho Sinh Sản
Hình Thức Cho Cá Lăng Sinh Sản
Kết Quả Cho Cá Lăng Vàng Sinh Sản
Kết Quả Ấp Trứng
Tỉ Lệ Thụ Tinh
Tỉ Lệ Nở
Tỉ Lệ Sống
Kết Quả Ương Nuôi Từ Cá Bột Lên Cá Giống

18
18
19
19
19
20
22
23
25

25
26
26

v


4.2.1
4.2.1.1
4.2.1.2
4.2.2
4.2.2.1
4.2.2.2
4.2.3
4.3

iu Kin Moõi Trng ng Nuoõi
Giai on I
Giai on II
S Tng Trng Ca Caự Lng Lai
Giai on I
Giai on II
Mi Tng Quan Gia Chiu Daứi vaứứ Trng Lng
T L Sng Ca Caự Sau Khi ng Nuoõi

26
26
28
29
30

31
36
38

V

KT LUN VAỉ NGH

39

5.1
5.2

Kt Lun
Ngh

39
39

TAỉI LIU THAM KHO

vi


PH LC

Ph lc 1
Mt S Ch Tieõu Sinh Sn
1.1
1.2

1.3

Kt Qu Gieo Tinh Nhaõn To
Kt Qu p Trng Trong Bỡnh Weis
Kt Quaỷ T L Sng Ca Caự 3 Ngaứy Tui
Ph lc 2
Kt Qu ng T Caự Bt leõn Caự Ging

2.1
2.2
2.3
2.4

Tng Trng Ca Caự Giai on II (10 Ngaứy Tui)
Tng Trng Ca Caự Giai on II (17 Ngaứy Tui)
Tng Trng Ca Caự Giai on II (24 Ngaứy Tui)
Tng Trng Ca Caự Giai on II (31 Ngaứy Tui)
Ph lc 3
Kt Qu Phaõn Tớch V Chiu Daứi (L) vaứ Trng Lng (P) Caự Lng
Lai

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4

Gia Caực t ng
Kim Tra Caự Ln 1 (10 Ngaứy Tui)
Kim Tra Caự Ln 2 (17 Ngaứy Tui)

Kim Tra Caự Ln 3 (24 Ngaứy Tui)
Kim Tra Caự Ln 4 (31 Ngaứy Tui)

vii


DANH SACH CAC BNG

BNG

NI DUNG

TRANG

Bng 4.1

Kt Qu Gieo Tinh Nhaõn To Caự Lng Vaứng

23

Bng 4.2

Kt Qu p Trng Qua Caực t Sinh Sn

24

Bng 4.3

T L Sng Ca Caự Bt Sau 3 Ngaứy Tui


27

Bng 4.4

iu Kin Moõi Trng ng Nuoõi Giai on I (B Composite)

27

Bng 4.5

iu Kin Moõi Trng Ao ng Giai on II (Ao t)

29

Bng 4.6

Chiu Daứi vaứ Trng Lng Ca Caự Caực t ng

31

viii


DANH SAÙCH ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG


Đồ thị 4.1

Tỉ Lệ Thụ Tinh vaø Tỉ Lệ Nở Qua Caùc Đợt Sinh Sản

25

Đồ thị 4.2

Tỉ Lệ Sống Của Caù Sau 3 Ngaøy Tuổi

27

Đồ thị 4.3

Tốc Độ Tăng Chiều Daøi Caù Theo Thời Gian Nuoâi

34

Đồ thị 4.4

Tốc Độ Tăng Trọng Lượng Caù Theo Thời Gian Nuoâi

35

Đồ thị 4.5

Mối Tương Quan Giữa Chiều Daøi vaø Trọng Lượng Caù Ở Đợt Ương I

36


Đồ thị 4.6

Mối Tương Quan Giữa Chiều Daøi vaø Trọng Lượng Caù Ở Đợt Ương II

36

Đồ thị 4.7

Mối Tương Quan Giữa Chiều Daøi vaø Trọng Lượng Caù Ở Đợt Ương III

37

Đồ thị 4.8

Tỉ Lệ Sống Của Caù Ở Caùc Đợt Sinh Sản

38

ix


DANH SACH HèNH NH

HèNH NH

NI DUNG

TRANG


Hỡnh 4.1

Caự Lng Hm c

20

Hỡnh 4.2

Tieõm Cht Kớch Thớch Sinh Sn Cho Caự B M

20

Hỡnh 4.3

Bung Tinh Caự Lng Hm (Giai on IVc)

21

Hỡnh 4.4

Thao Taực Vut Trng

21

Hỡnh 4.5

Ct Bung Tinh

22


Hỡnh 4.6

Thao Taực Khửỷ Dớnh

22

Hỡnh 4.7

p Trng Trong Bỡnh Weis

24

Hỡnh 4.8

H Thng B Composite

28

Hỡnh 4.9

Ao ng Caự Bt

29

Hỡnh 4.10

Caự Lng Lai 3 Ngaứy Tui

30


Hỡnh 4.11

Caự Lng Lai 10 Ngaứy Tui

32

Hỡnh 4.12

Caự Lng Lai 17 Ngaứy Tui

32

Hỡnh 4.13

Caự Lng Lai 24 Ngaứy Tui

33

Hỡnh 4.14

Caự Lng Lai 31 Ngaứy Tui

33

x


-1-

I.


1.1

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Cùng với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, nhu
cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao về lĩnh vực văn hóa, giải trí và đặc biệt là
thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản
nói riêng đã không ngừng nổ lực phấn đấu, nghiên cứu tiềm tòi và học hỏi để sản xuất
ra nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao nhằm cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein có
hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người.
Trước hiện trạng đó, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM đã
tiến hành nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng thành công vào tháng 9
năm 2002 (Ngô Văn Ngọc, 2002) và theo nhận định của các nhà chuyên môn đây là
loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao, thịt trắng và thơm ngon. Trong những năm gần
đây việc sản xuất giống cá lăng cũng đã và đang được quan tâm và phát triển. Bên
cạnh việc sản xuất những loài cá lăng, thì việc lai tạo những con giống giữa các loài
cá lăng cũng đang được thực hiện nhằm tạo ra con lai có ưu thế tốt nhất và có tốc độ
tăng trưởng nhanh, có kích thước lớn và có khả năng chịu đựng tốt với môi trường để
đáp ứng nhu cầu cho con người.
Trước tình hình đó được sự chấp thuận của khoa thủy sản Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “THỬ NGHIỆM QUY
TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LĂNG LAI TÁI PHÁT DỤC ”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo cá lăng lai tái phát dục

và ương nuôi cá lăng lai từ cá bột lên cá giống.


2
II.

2.1
2.1.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lăng
Hình thái và phân loại

Cá lăng vàng thuộc:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus nemurus Valenciennes,
1839.
Cá lăng vàng (M. nemurus) có thân thon dài và dẹp về hướng đuôi, đầu dạng
hình chóp, xương đầu dẹp ngang và tương đối bằng, miệng rộng và dạng miệng dưới,
răng thuộc loại răng lá mía, tạo thành một dãy hơi cong, hai mắt lớn trung bình…
Chúng có 4 đôi râu: 2 râu hàm trên, 2 râu hàm dưới, 2 râu mũi và 2 râu cằm.
Râu hàm trên kéo dài đến vây hậu môn. Tia cứng của vây ngực và vây lưng có răng
cưa rất sắc đầu múc của vây ngực rất sắc và nhọn. Cá có 1 vây mỡ phía trên lưng và
nằm gần vây đuôi phân thùy rất sâu, thùy trên có 1 tia mềm kéo dài (Lê Hồng Yến).
Lưng có màu xám đen hoặc xám hơi vàng hai bên thân màu vàng nhạt hoặc màu hơi
xẩm, bụng có màu trắng (Lê Hồng Yến, 1998; Ngô Văn Ngọc, 2002).

2.1.2

Phân bố

Cá lăng vàng phân bố từ đông Ấn Độ đến các nước thuộc vùng Đông Nam Á.
Chúng phân bố chủ yếu ở Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và miền Nam Việt
Nam. Ở Việt Nam, cá lăng vàng hiện diện trong các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ
(vùng gần cửa sông – độ mặn dưới 70/00) thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,
sông Cửu Long (Ngô Văn Ngọc, 2002). Ngoài tự nhiên, chúng hiện diện ở các con
sông, hồ chứa như hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
Chúng thích sống và trú ẩn ở những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, hang hốc như dưới
các tảng đá, chân cầu, bến phà,…
2.1.3 Tập tính và điều kiện sống
Cá sống thành đàn vàhoạt động ở tầng đáy, nơi có nước chảy nhẹ. Cá thường
trú ẩn trong các bụi cây, hốc đá và thường bắt mồi về đêm. Cá lăng vàng sống ở vùng


3
nước ngọt và lợ nhẹ (độ mặn < 70/00). Chúng sống và phát triển tốt ở vùng nước có độ
pH dao động từ 6,5 – 8; hàm lượng DO từ 3mg/L trở lên cá phát triển bình thường ở
nhiệt độ nước 24 –34 0C, tốt nhất từ 28 –320C (Ngô Văn Ngọc và ctv, 2004).
Cá thích sống với nước trong sạch chảy nhẹ hoặc nước tĩnh, cá lăng vàng nuôi
trong ao đđất phát triển tốt hơn nuôi trong bè và nên nuôi theo hình thức quãng canh
cải tiến hoặc bán thâm canh, đđối tượng này không nên áp dụng hình thức nuôi thâm
canh (Ngô Văn Ngọc, 2005).
2.1.4 Tập tính ăn
Miệng cá lăng vàng khá rộng và thuộc dạng miệng dưới nên đây là loài cá có
tập tính sống và ăn ở tầng đáy. Dạ dày rất phát triển và thành dạ dày rất dày giúp
chúng nghiền thức ăn động vật tốt. Ruột cá khá ngắn, tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài
chuẩn (Li/Lo) dao động từ 0,65 – 1,44 (Lê Hồng Yến, 1998). Theo Ngô Văn Ngọc

(2002) tỷ lệ Li/Lo của cá lăng vàng phụ thuộc vào cỡ cá và cho thấy tập tính ăn động
vật của chúng càng rõ khi cá càng lớn. Khi khảo sát cá ngoài tự nhiên, Lê Hồng Yến,
1998 thấy rằng thành phần thức ăn chứa trong hệ tiêu hóa chủ yếu là cá (75%), phần
còn lại là ấu trùng, côn trùng, các loài giáp xác. Theo Rain Bath (1996) ngoài tự
nhiên thức ăn của chúng là các loài côn trùng, ấu trùng côn trùng sống trong nước,
các loại tôm- tép và cá con. Ngoài ra chúng có thể ăn các loài thực vật thủy sinh và
các chất thối rữa (Khan và ctv., 1988). Tuy nhiên trong điều kiện nuôi cá hoàn toàn
chấp nhận và phát triển tốt với thức ăn dạng viên nổi như thức ăn Greenfeed, Cargill
(FFRC, 1996; Ngô Văn Ngọc, 2002).
Trong điều kiện nhân tạo, loại và kích cỡ thức ăn của cá thay đổi theo thời
gian. Ở nhiệt độ nước từ 29 – 310C, cá 2,5 – 3 ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và biết
ăn các loại phiêu sinh động cỡ nhỏ như Rotifera, Artemia, Moina mới nở. Khi được 5
ngày tuổi cá ăn đđược Moina cỡ lớn và trùn chỉ (Tubifex). Từ 7 ngày tuổi trở đđi ngoài
Moina cá còn ăn đđược thức ăn trùn chỉ rất mạnh, cá tạp xay nhuyễn. Khi đđược 20
ngày tuổi, cá biết ăn thức ăn viên dạng nổi khi chúng có chiều dài khoảng 4 – 5cm
(cá1 tháng tuổi).
2.1.5 Tốc độ tăng trưởng
Ngoài tự nhiên, cá lăng vàng có kích thước tối đa là 60cm (Smith, 1945); Mai
Đình Yên (1922) công bố rằng cá lăng vàng ngoài tự nhiên có kích thước lớn nhất là
80cm. Tuy nhiên theo Ngô Văn Ngọc (2002) cá lăng vàng là một loài cá có kích cỡ
thương phẩm nhỏ và chậm lớn hơn các loài cá lăng vàng khác thuộc giống Mystus.
Trong điều kiện nuôi, cá có thể đđạt trọng lượng từ 45,3g đến 111,2g sau 2
tháng nuôi (cá 3 tháng tuổi) (Ondara và Gaffar,1999). Theo Hoggarth và Halls
(1997) cá đạt chiều dài 34cm sau 8–12 tháng nuôi. Trong điều kiện nuôi trong ao


4
bằng thức ăn viên với mật đđộ 6 – 8 con/m2, cáđđạt trọng lượng 200 – 300g/con sau 6 –
8 tháng nuôi (Ngô Văn Ngọc, 2004).
2.1.6

Đặc điểm sinh sản
Cũng như cá Trê (Clarias), cá lăng vàng rất dễ phân biệt đực cái khi chúng
đđược 5 tháng tuổi trở đđi. Cá đực có gai sinh dục dài và đầu mút nhọn, cá cái có lỗ
sinh dục dạng tròn và hơi lồi.
Ngoài tự nhiên, mùa sinh sản của cá từ tháng 6 đến tháng 11, tập trung từ
tháng 6 đến tháng 8 (Lê Hồng Yến, 1998). Vào mùa sinh sản cá lăng vàng thường
vào ven bờ hoặc vùng nước yên tĩnh (như eo ngách), nơi có độ sâu mực nước tương
đối cạn (0,5 – 1m) và có nhiều cây cỏ thủy sinh hoặc sỏi đá chìm trong nước để đẻ
trứng lên các vật thể đó. Trong điều kiện nhân tạo có thể kích thích cá bố mẹ tự bắt
cặp đẻ trứng bằng não thùy HCG hoặc LH-RHa.
Trong điều kiện nhân tạo cá lăng vàng thành thục sinh dục vào cuối năm thứ
nhất (1tuổi), cỡ cá thành thục lần đầu có chiều dài dao động từ 120–180g/con. Cá
lăng vàng có thời gian tái phát dục khá nhanh (khoảng 3 tháng) và có thể sinh sản
quanh năm (Ngô Văn Ngọc, 2002). Tuy nhiên để đàn cá giống có chất lượng tốt nên
chọn cá làm bố mẹ có trọng lượng từ 200 – 500g/con.
Khi cá chín muồi sinh dục (GĐIVc), hệ số thành thục của cá dao động từ 20,8
– 25% và hệ số thành thục của cá đực rất thấp so với cá cái, dao động từ 0,38 0,41%. Sức sinh sản tuyệt đđối là 39.076 trứng/cá nặng 74,4g, sức sinh sản tương đđối
là 521.000 trứng/kg cá cái (Lê Hồng Yến, 1998). Trong khi đó, Ondara và Gaffar
(1999) cho rằng cá lăng vàng (Mystus nemurus) có sức sinh sản thực tế là 20.815
trứng/cá nặng 327gam; 87.110 trứng/cá nặng 1,589kg. Tuy nhiên theo kết quả nghiên
cứu của chúng tôi trong điều kiện nuôi vỗ, sức sinh sản của cá lăng vàng là 54.820
trứng/cá nặng 300 gram, sức sinh sản tương đối dao động từ 160.000 – 180.000
trứng/kg cá cái và sức sinh sản thực tế (điều kiện vuốt trứng) dao động từ 132.000 –
142.000 trứng/kg cá cái (Ngô Văn Ngọc, 2006). Sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng
rất cao so với các loài cá da trơn khác vì chúng có hệ số thành thục cao và kích thước
trứng khá nhỏ (đường kính trứng chín từ 1,17 – 1,32 mm).
Theo FFRC (1996) thời gian nở của cá lăng vàng từ 28 – 32 giờ tính từ lúc
trứng đã thụ tinh. Ngô Văn Ngọc (2002) công bố rằng trong điều kiện tự nhiên ấp
trứng bằng bình weis và nhiệt độ từ 29 – 310C thì thời gian nở của cá lăng vàng từ 18
– 20 giờ tính từ lúc trứng đđã thụ tinh. Kết quả thu được của dự án cũng phù hợp với

công bố của Ngô Văn Ngọc (2002) về thời gian nở của cá.


5

2.1
2.2.1

Cơ Sở Lí Luận Của Việc Kích Thích Cá Rụng Và Đẻ Trứng
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự thành thục của cá bố mẹ

Bao gồm các yếu tố vật lí hóa học và sinh vật học cũng tác động đến sự phát
triển tuyến sinh dục, sự rụng vàđđẻ trứng của cá.
2.2.1.1 Nhiệt độ
- Nhiệt đđộ ảnh hưởng lớn đến cường độ trao đổi chất, sự bắt mồi và sự hô hấp
của cá. Ở nhiệt đđộ càng cao thì cường đđộ trao đđổi chất và cường đđộ hô hấp
càng cao.
- Ở mỗi loài khác nhau thì giới hạn về nhiệt đđộ cũng khác nhau cho sự phát
triển tuyến sinh dục và sự sinh sản. Trong phạm vi nhiệt đđộ thích hợp thì ở
nhiệt đđộ càng cao thì thời gian phát triển của cá càng ngắn và ngược lại. Tuy
nhiên nếu ở nhiệt đđộ thấp quá hoặc cao quá thì cá không thể bắt mồi đđược và
sẽ bị tiêu biến, ảnh xấu đđến tình trạng sức khỏe cũng như sự sinh sản của cá.
Ngoài khoảng nhiệt độ ấy thì cá có thể sống nhưng không thể thành thục và
sinh sản đđược.
2.2.1.2 Quang kỳ
- Quang kỳ là khoảng thời gian ánh sáng mặt trời chiếu liên tục trong một
ngày đêm (thời gian ban ngày).
- Ở Bắc Bán Cầu quang kỳ có giá trị cực đại trong ngày hạ chí (22 tháng 09)
cực tiểu là ngày đông chí (21 tháng 03); thu phân (23 tháng 09). Từ đông chí sang hạ
chí và ngược lại.

- Quang kỳ là một trong những yếu tố tạo nên tính chu kỳ về sự biến đổi của
các yếu tố vô sinh trong tự nhiên dẫn đến sự phát triển tuyến sinh dục và sự sinh sản
của cá cũng mang tính chu kỳ (tính mùa vụ trong sinh sản của cá).
- Tính mùa vụ của sự thành thục và sự sinh sản của các loài cá mang tính
thích nghi lâu đời đối với những biến đổi của các yếu tố vô sinh theo chu kỳ năm mà
trong đđó quan trọng nhất là quang kỳ để chúng thành thục và đẻ trứng.


6

2.2.1.3 Thức ăn
Mỗi loài cá, mỗi giai đoạn phát triển cá thể của một loài đều có nhu cầu dinh
dưỡng khác nhau. Đặc biệt trong quá trình phát triển tuyến sinh dục (TSD) của cá thì
do nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát dục có sự khác nhau như sau :
- Khi TSD còn non (Giai đđoạn I, II, III) thì nhu cầu về Protein và Lipid cho cá
bố mẹ được cung cấp từ bên ngoài là chủ yếu, thông qua việc cho ăn.
- Khi TSD ở vào giai đoạn cao hơn (giai đđoạn IV) thì cá hoàn toàn có khả
năng sử dụng Lipid dự trữ trong cơ thể nhưng nhu cầu về Protein cũng được cung cấp
cho cá từ bên ngoài thông qua con đường cho ăn là chính.
-

Dựa vào đặc tính này các nhà sản xuất giống chia làm 2 giai đoạn khi nuôi vỗ
cá bố mẹ:
+ Giai đoạn nuôi vỗ tích cực.
+ Giai đoạn nuôi vỗ thành thục.

2.2.1.4

Dòng chảy và mưa rơi


- Nhiều loài cá di cư ngược dòng để sinh sản. Bãi đẻ trứng thường ở trung hoặc
thượng nguồn, nơi cóđđiều kiện sinh thái phù hợp với đặc tính sinh sản của giống loài
như tốc đđộ dòng chảy, độ trong,…(đa số các loài thuộc họ Cyprinidae).
- Mưa rơi cũng là một yếu tố kích thích sự rụng và đẻ trứng ở một số loài cá
như cá trôi Ấn Độ, cá Chép (Cyprinus carpio).
-

Ngoài các nhân tố bên ngoài dòng chảy, mưa rơi và các yếu tố thúcđđẩy sự
chín muồi sinh dục cho sự rụng và đẻ trứng của đa số các loài cá.

2.2.2 Các yếu tố khác
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thành thục và đẻ trứng ở
cá như:
- Hàm lượng DO rất quan trọng nhất là các loài cá có ngưỡng oxy cao.
- Điều kiện thổ nhưỡng và chất lượng nước.
- Giới tính đối lập.

2.3

- Mật đđộ nuôi vỗ.
Một Số Chất Kích Thích Sinh Sản Thường Dùng


7

2.3.1

Não thùy (Pituitary gland: PG)

- Trong não thùy có hai loại kích dục tố tương tự như FSH và LH của động vật

có vú, được gọi là GtH I và GtH II.
- Hàm lượng kích dục tố chứa trong não thùy phụ thuộc vào: loài cá, tuổi, mùa
vụ, đđộ phát dục (HSTT), giới tính,…
- Hoạt tính kích dục tố của não thùy ở những loài cá tự đẻ trong ao cao hơn cá
không tự đẻ trong ao 1,5 – 2 lần cá chép cái cao hơn cá đực 2 lần.
- Tác dụng của não thùy: thúc đẩy TSD chín hoàn toàn và kích thích sự rụng
trứng, sự tiết dịch trên nhiều loài cá.
- Bảo quản trong acetone và nhiệt đđộ thấp.
2.3.2

HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

- Nguồn gốc: HCG đđược chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai hoặc từ nhau
thai nên được gọi là kích dục tố dị chủng.
- Bản chất hóa học: là Glycoprotein và tan trong nước.
- Trọng luợng phân tử 38.600 Daltons gồm:
+ 2 chuỗi peptide: chuỗi α có 92 aa; chuỗi β có 145 aa
+ Thành phần carbohydrate: 33%.
- Đơn vị tính: IU/kg
-

Bảo quản lạnh.

2.3.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
a/ LH – RH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone)
- Nguồn gốc: LH–RH tự nhiên được tạo ra từ vùng dưới đồi (Hypothalamus)
của tất cả các động vật có xương sống. GnRH tự nhiên được các nhà khoa học khám
phá vào những năm của thập niên 70 là LH–RH của động vật hữu nhủ (mGnRH–m:
mammalian).
- Bản chất hóa học: LH–RH Là một chuỗi decapeptide.



8

nhiên.

LH – RHa do con người sản xuất ra và có tác dụng tương tự như LH–RH tự

- Đơn vị tính :μg/kg.
- Bảo quản lạnh.
b/ Chất kháng Dopamine
Hầu hết các loài cá biển và các loài thuộc họ cá hồi có thể được kích thích
sinh sản bằng LH – RHa đơn độc.
Tuy nhiên đối với các loài cá khác như họ cá chép, cá trơn(catfish) thì
Dopamine có vai trò quan trọng trong việc ức chế não thùy sản xuất ra kích dục tố
nên phải sử dụng chất kháng Dopamine kết hợp voéi LH – RHa để kích thích sinh
sản vì khi có sự hiện diện của chât kháng Dopamine thì chất này hoàn toàn có khả
năng gắn kết với cơ quan cảm nhận của Dopamine.
Chất kháng Dopamine
Metoclopramide, Sulpiride.
Đơn vò tính: mg/kg.

gồm:

Domperidone

(DOM),

Pimozide,



9
2.4 Phương Pháp Khử Dính Trứng (Cá đẻ trứng dính)
2.4.1

Phương pháp dùng Carbamide
Pha chế dung dòch:
DDI: - 3g Urea nguyên chất
- 4g NaCl
- 1L nước cất

nước).

DDII: dung dòch Tanin 0,7 – 1,50/00 (0,7 – 1,5g tanin pha trong 1L

DDI: có vai trò tăng tuổi thọ của tinh trùng nên tăng tỷ lệ thụ tinh và phân
hủy màng keo của trứng. DD Carbamide được xem như là một chất xúc tác
(Catalyst) sự thụ tinh. Phương pháp này được dùng phổ biến nhất hiện nay.
2.4.2

Phương pháp dùng Enzyme Hyaluronidase
Pha chế dung dòch:
DDI: + DD cơ bản: 50g tinh hoàn ĐV bậc cao, 1 L nước muối sinh lí.
+ DDI: DD cơ bản pha loãng 10 lần (9 phần nước 1 phần DD cơ

bản).
DDII: DD tanin 1 – 1,50/00.
2.4.3 Phương pháp dùng sữa
Tính trên đơn vò là1L dung dòch.
Cách I:

+ Sữa tươi pha loãng 10 lần (1lít dung dòch sữa)
+ 1 – 1,5g NaCl
Cách II:
+10-15g sữa bột
+ 1-1,5g NaCl
+ 1L nước cất


10
2.5

Các Loại Thức ăn Dùng trong ương Nuôi Cá Bột

2.5.1

Artemia

Artemia được phân bố rộng rãi trên thế giới. Các dòng khác nhau có khả
năng tồn tại trong một khoảng rất rộng của nhiệt độ (6 – 350C). Artemia mới nở sẽ
quyết đđònh đđến thời đđiểm mà con vật sẽ chuyển sang ăn loại thức ăn sống này.
Ngoài ra nó còn quyết đđònh đđến tỷ lệ sống của một số loài cá bột. Tùy theo dòng
mà kích thước của Artemia dao động từ 428 - 517µm.
Việc sử dụng Nauplius của Artemia làm thức ăn cho cá bột ở giai đoạn đầu là
rất cần thiết và quan trọng, ở giai đoạn này chất lượng và số lượng Nauphius
Artemia có thể sẽ quyết đònh đến tỷ lệ sống của cá con. Ngoài ra đây là thức ăn
không thể thiếu ở giai đoạn đầuđđối với tôm, cá đặc biệt là những loài cá ăn mồi
động.
2.5.2

Moina


Moina là một loài động vật không xương sống thuộc họ Daphniae, bộ râu
ngành Cladocera, lớp phụ giáp xác thấp Entamostrace chúng phân bố rộng trong các
ao nhỏ, đặc biệt là trong các khu vực nước tạm thời, còn ở đầm hồ chúng chỉ tập
trung ven bờ hoặc trong các hốc cây (Trần Văn Vỹ, 1995). Kích thước có thể từ 0,2 –
3mm, cơ thể hình bầu dục, có vỏ giáp xác trong suốt bao bọc, không phân biệt đđốt
rõ rệt. Theo Lê Thò Bình (2000), thì Moina sống chủ yếu ở nước ngọt và lợ, ở tất cả
các dòng thủy vực như hồ, ao, sông, suối, ruộng lúa. Trong ao, hồ thường chứa một
số lượng lớn hơn ở sông suối nơi có nước chảy.
Moina thường được gọi là bobo hay con đỏ, trứng nước. Chúng thường tập
trung thành đám dày đặc màu đỏ vào buổi sáng ở các ao, hồ, vùng nước ca cống
rãnh có nhiều chất hữu cơ. Ở Việt Nam do không phân thành bốn mùa rõ rệt nên
mật độ không tạo thành cực đại, cực tiểu theo chu kì như các nước ôn đới, mật độ
Moina chỉ phụ thuộc vào đòa thế, đòa hình thủy vực, chế độ dinh dưỡng, chế độ nước
của thủy vực.
Moina là một khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên, nên được xem là
loại thức ăn có giá trò dinh dưỡng, giá trò năng lượng cao cho cá, hoàn toàn không
thể thay thế bằng thức ăn nhân tạo. Nếu thiếu các động vật không xương sống cho
cá trong giai đoạn cá bột sẽ giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng và cá sẽ tăng trưởng
chậm ở giai đoạn sau.
Moina là thưcs ăn có giá trò đối với cá bột vì nó phù hợp cỡ miệng và có khả
năng di chuyển thụ động kích thích tập tính bắt mồi của cá. Hiệu quả dinh dưỡng
còn liên quan đến hệ số thức ăn, hệ số thức ăn của cá Tầm khi được ăn Moina là 56.


11
Nếu so với Daphnia thì Moina nhỏ hơn nhưng có giá trò protein cao hơn
(Shirota, 1996).
2.5.3 Trùn chỉ
Đây là động vật đáy thuộc nhóm giun ít tơ (Oligochaeta), có thân hình dài 33,5cm, trên mình có lông tơ mềm, thường sống ở những khu vực nước thải của những

trung tâm, thành phố.
Trùn chỉ là loại thức ăn thông dụng và phổ biến ở hầu hết các trại sản xuất
giống sử dụng cho quá trình ương cá con, nhất là những loài cá có tính ăn mồi động
vật. Trùn chỉ đđược sử dụng rộng rãi như vậy vì hàm lượng protein trong trùn chỉ cao,
chiếm 60% trọng lượng khô, nên cá tăng trọng rất nhanh. Mặt khác, trùn chỉ còn
chứa vitamin A và một ít vitamin B1 (Lê Thò Thu, 1994; trích bởi Lê Trần Hồng Yến,
2002).


12

III.

3.1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được tiến hành từ 11/2006 đến 01/2007 tại Trại Thực Nghiệm Thủy
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến hành 3 đợt sinh
sản:
- Đợt I: từ ngày 25/11/2006 đến 25/12/2006.
- Đợt II: từ ngày 26/12/2006 đến 26/01/2007.
- Đợt III: từ ngày 27/01/2007 đến 27/02/2007.
3.2

Vật Liệu Và Trang Thiết Bò
- Nhiệt kế thủy ngân, đóa secchi, pH test, DO test.


- Cân đồng hồ, cân điện hai số lẻ, thước, giấy kẻ ô ly, nước muối sinh lí,
tanin, vôi, bột cám gạo.
- Chất kích thích sinh sản LH-RHa.
- Chất kháng Dopamine (DOM).
- Ao đất, bể xi măng, bể composite, bình weis, thau, vợt.
- Thức ăn: Trùn chỉ, Artemia, Moina, thức ăn công nghiệp (Greenfeed).


13

3.3

Đối Tượng Nghiên Cứu
Cá lăng vàng và lăng hầm.

3.4

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.4.1

Một số chỉ tiêu theo dõi
Số trứng đẻ ra (trứng)
Sức sinh sản thực tế =
(trứng/kg)
Trọng lượng cáđđẻ trứng (kg)
Số trứng thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh (%) =


x 100

Số trứng được đẻ ra
Số cá bột mới nở
Tỷ lệ nở (%) =

Tỷ lệ sống (%) =

Số trứng đđã thụ tinh
Số cá thu đđược

x 100

x 100

Số cá thả
Thời gian hiệu ứng : được tính từ khi tiêm liều quyết đònh đến khi cá rụng
trứng đồng loạt, đơn vò là giờ.
3.4.2

Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Lai

3.4.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá lăng bố mẹ được nuôi vỗ trong ao đất có diện tích từ 300m2 trở lên. Nuôi
vỗ chung đực, cái. Độ sâu mực nước từ 1,2-1,5m. Cá được chọn làm bố mẹ phải đđáp
ứng các tiêu chuẩn sau:

nhớt.

- Trọng lượng từ 200-400 gr/con: cá cái từ 1 - 3 tuổi, cáđđực từ 2 - 4 tuổi;

- Cáđđực và cá cái có nguồn gốc khác nhau về vùng đòa lí, bố mẹ;
- Cá khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không dò hình, không sây sát và mất

Mật độ nuôi vỗ từ 0,2-0,3 kg/m2 ao. Thời gian nuôi vỗ kéo dài từ 4-5 tháng.
Sử dụng 100% thức ăn viên (độ đạm > 28%) trong thời gian nuôi vỗ với khẩu phần


×