Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus ) TẠI HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.44 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ
ĐỒNG (Anabas testudineus ) TẠI HUYỆN
TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành
: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khóa
: 2003-2007
Sinh viên thực hiện : Trương Dào Vũ Nguyên

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas
testudineus) TẠI HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH
DƯƠNG

Thực hiện bởi

TRƯƠNG ĐÀO VŨ NGUYÊN

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy Sản.

Giáo viên hướng dẫn : PHẠM VĂN NHỎ



Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ở
huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương”. Được thực hiện từ tháng 3/2007 –
8/2007 tại huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Đề tài nhằm tìm hiểu hiện trạng, khả năng phát triển của nghề nuôi cá rô
đồng và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
Kết quả điều tra và thống kê xử lý số liệu của 19 nông hộ nuôi như sau:
Tổng diện tích là 186.000 m2, với diện tích nuôi trung bình của mỗi hộ là
9.790 m2.
Mật độ trung bình của mỗi hộ nuôi là 40 – 50 con/m2
Nguồn thức ăn 100% là thức ăn công nghiệp
Trong quá trình nuôi người dan thường gặp khó khăn chủ yếu về bệnh,
vốn và sự biến động không ổn định của giá cả
Trình độ học vấn của các nông hộ ở đây tương đối cao.
Trình độ kỹ thuật còn hạn chế ở một số hộ nuôi.
Hiệu quả kinh tế:
Tổng chi phí đầu tư: 513.000.000 VND/hecta.
Tổng thu nhập: 595.000.000 VND/hecta
Tổng lợi nhuận: 80.720.000 VND/hecta
Hiệu quả đồng vốn bỏ ra là: 1,16

ii


ABSTRACT

The survey on « Current status of climbing perch (Anabas
testudineus) cultivation in Tan Uyen District, BinhDuong province » was
conducted from March to April 2007.
The survey aimed to determine current status, development availability
and economic efficiency of climbing perch cutivation in the area
The results showed :
Total square of ponds was 186.000 m2, average square of each
household was 9.790 m2, average stocking density was 40-50 pcs/m2.
-

Fish was fed with 100% artificial feed (pellet)

-

Challenges of farmer were :
o The spreading of diseases
o Lacking of capital
o Feed and product prices fluctuation

-

Educational attainment of farmers were improved

-

Economic efficiency :

Technique of farmers was low

o

o
o
o

Total investment was 513.000.000 VND/ ha
Total income was 595.000.000 VND/ ha
Profit was 800.720.000 VND/ ha
Income/cost ratio was 1,16

iii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ :
ƒ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
ƒ Quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong
suốt quá trình học tập.
ƒ Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã giảng dạy,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến :
ƒ Các hộ nuôi ở xã Thái Hoà, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tận
tình hỗ trợ trong quá trình điều tra.
ƒ Các bạn lớp DH03NT, các anh chị và các bạn ở trại thực nghiệm đã
chia xẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Đề tài không tránh khỏi những sai sót mong đọc giả thông cảm. Tôi rất mong
được tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn
chỉnh hơn.


iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Trang tựa .......................................................................................................... i
Tóm tắt ............................................................................................................ ii
Abstract .......................................................................................................... iii
Lời cảm tạ ...................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................... v
Danh sách đồ thị và hình ảnh........................................................................ vii
Danh sách các bảng biểu.............................................................................. viii
I.

GIỚI THIỆU .................................................................................... 1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề......................................................................................... 1
Mục Tiêu Đề Tài ................................................................................ 1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 2

2.1

2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.2.1
2.2.2.2
2.2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.6.1
2.3.6.2
2.4
2.4.1
2.4.1.1
2.4.1.2
2.4.1.3

Điều Kiện Tự Nhiên Ở Tỉnh Bình Dương ......................................... 2
Vị trí địa lý ......................................................................................... 2
Địa hình, thổ nhưỡng ......................................................................... 4
Khí hậu, thời tiết ................................................................................ 5
Hệ thống song ngòi ............................................................................ 7

Giới Thiệu Về Huyện Tân Uyên........................................................ 8
Vị trí địa lý, dân số............................................................................. 8
Hướng Phát Triển Kinh Tế ................................................................ 9
Công nghiệp ....................................................................................... 9
Giao thong – Xây dựng .................................................................... 10
Nông – Lâm nghiệp & phát triển nông thôn.................................... 10
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Rô Đồng............................................ 11
Phân loại........................................................................................... 11
Đặc điểm sinh thái ........................................................................... 11
Đặc điểm hình thái ........................................................................... 12
Đặc điểm dinh dưỡng....................................................................... 12
Đặc điểm sinh trưởng....................................................................... 13
Đặc điểm sinh sản ............................................................................ 13
Phân biệt đực cái ............................................................................. 13
Sinh sản ............................................................................................ 13
Giới Thiệu Sơ Lược Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng........................... 14
Thiết kế ao nuôi ............................................................................... 14
Vị trí ................................................................................................. 14
Bờ ao ................................................................................................ 14
Nước ................................................................................................. 15
v


2.4.1.4
2.4.2
2.4.2.1
2.4.2.2
2.4.2.3
2.4.2.4
2.4.3

2.4.4
2.4.4.1
2.4.4.2
2.4.5
2.4.6
2.4.6.1
2.4.6.2
2.4.6.3

Đáy ao .............................................................................................. 15
Chuẩn bị & cải tạo ao....................................................................... 15
Ao nuôi ............................................................................................. 15
Cải tạo ao nuôi................................................................................. 16
Bón phân .......................................................................................... 16
Lấy nước vào ao nuôi....................................................................... 16
Kỹ thuật ương cá giống.................................................................... 17
Nuôi cá rô đồng thương phẩm ......................................................... 17
Giống và mật độ thả......................................................................... 17
Thức ăn và chăm sóc........................................................................ 17
Thu hoạch......................................................................................... 18
Một số bệnh thường gặp .................................................................. 18
Bệnh nấm thủy mi............................................................................. 18
Bệnh lở loét (đốm đỏ)....................................................................... 19
Bệnh trắng da (mất nhớt)................................................................. 20

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 21

3.1

3.2
3.2.1
3.2.1.1
3.2.1.2
3.2.2
3.3
3.4

Thời Gian và Địa Điểm.................................................................... 21
Phương Pháp Thu Thập Thông Tin và Số Liệu............................... 21
Thu thập số liệu................................................................................ 21
Số liệu sơ cấp ................................................................................... 21
Số liệu thứ cấp.................................................................................. 21
Phương pháp phân tích và đánh giá ................................................. 21
Đối Tượng Nghiên Cứu ................................................................... 21
Phương Pháp Xử Lý Số Liệu ........................................................... 21

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 22

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3

4.2.3.1
4.2.3.2
4.2.4
4.2.5
4.2.5.1

Tình Hình Chung Về Các Hộ Điều Tra ........................................... 22
Số lao động tham gia nuôi cá rô đồng ............................................. 22
Trình độ học vấn của các hộ nuôi .................................................... 22
Phân bố độ tuổi ................................................................................ 22
Kinh nghiệm nuôi ............................................................................ 24
Tình Hình Nuôi Cá Rô Đồng Ở Huyện Tân Uyên .......................... 25
Công tác thiết kế ao.......................................................................... 25
Công tác xử lý ao ............................................................................. 26
Công tác chọn và thả giống.............................................................. 27
Chọn giống....................................................................................... 27
Thả giống ......................................................................................... 27
Thức ăn............................................................................................. 28
Công tác chăm sóc và quản lý ......................................................... 29
Cho ăn .............................................................................................. 30
vi


4.2.5.2
4.2.6
4.2.7
4.2.8
4.2.8.1
4.2.8.2


Phòng và trị bệnh............................................................................. 30
Thu hoạch......................................................................................... 30
Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 31
Thuận lợi và khó khăn ..................................................................... 33
Thuận lợi .......................................................................................... 33
Khó khăn .......................................................................................... 33

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 34

5.1
5.2

Kết Luận........................................................................................... 34
Đề Nghị ............................................................................................ 34

VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 35
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ ............................................................................................ TRANG
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ phần trăm số lao động trong mỗi hộ nuôi .......................22
Đồ thị 4.2 Tỷ lệ % trình độ văn hoá của các chủ hộ nuôi cá rô đồng........23
Đồ thị 4.3 Tỷ lệ % phân bố độ tuổi của chủ hộ nuôi cá rô đồng ...............24

ĐỒ THỊ ............................................................................................ TRANG
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3

Bản đồ tỉnh Bình Dương ............................................................3
Bản đồ huyện Tân Uyên .............................................................9
Cá rô đồng (Anabas testudineus)..............................................11
Bản đồ phân bố cá rô đồng trên thế giới ..................................12
Cá đực (trên) và cá cái (dưới) ..................................................13
Cá rô đồng bị bệnh đốm đỏ ......................................................20
Ao nuôi cá rô đồng ở Tân Uyên ...............................................25
Bón vôi và vét bùn đáy ao ........................................................26
Cho ăn và vớt thức ăn thừa.......................................................30

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG ............................................................................................... TRANG
Bảng 2.1 Diện tích và dân số các huyện của tỉnh Bình Dương.....................2
Bảng 2.2 Lượng mưa các tháng trong năm (mm) .........................................5
Bảng 2.3 Nhiệt độ trung bình trong năm (oC) ...............................................6
Bảng 2.4 Độ ẩm tương đối các tháng trung bình trong năm (%) ..................7

Bảng 4.1 Số lao động tham gia nuôi cá rô đồng..........................................22
Bảng 4.2 Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá rô đồng..............................23
Bảng 4.3 Phân bố độ tuổi của các chủ hộ....................................................23
Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi cá rô đồng của nông dân. ...............................24
Bảng 4.5 Diện tích ao nuôi của các hộ ........................................................25
Bảng 4.6 Diện tích trung bình nuôi cá rô đồng của nông hộ.......................26
Bảng 4.7 Nguồn gốc cá giống tại huyện Tân Uyên.....................................27
Bảng 4.8 Mật độ nuôi cá rô đồng ở các nông hộ.........................................28
Bảng 4.9 Các loại thức ăn được sử dụng của mỗi hộ nuôi..........................29
Bảng 4.10 Giá cá rô đồng thương phẩm......................................................31
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế nuôi cá rô đồng/ha ..........................................32
Bảng 4.12 Số hộ nuôi đạt và không đạt.......................................................32

ix


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Ngày nay, khi khai thác thuỷ sản quá mức làm giảm sản lượng tự nhiên
và làm suy giảm các giống loài đã đưa ngành thuỷ sản nước ta đứng trước
nhiều khó khăn và thử thách. Vì thế, phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong
những biện pháp tích cực nhằm tăng sản lượng thủy sản để đáp ứng nhu cầu
cần thiết của người dân đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đời
sống cho những hộ nghèo và tăng ngân sách cho nhà nước.
Cá rô đồng là một đối tượng dễ nuôi, có mức tăng trưởng nhanh, có khả
năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, tấm và cả chất thải chăn
nuôi. Bên cạnh đó, thịt cá thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất được

người tiêu thụ ưa chuộng và có giá trị cao về mặt kinh tế. Vì thế, hiện nay
người nuôi cá rô đồng ngày một gia tăng vì những lợi ích mà nó đem lại.
Bình Dương là một trong những tỉnh có số hộ nuôi cá rô đồng cao trong
cả nước nhưng chưa có những số liệu cũng như tài liệu cụ thể cho vấn đề này.
Cho nên việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật nuôi, số hộ nuôi
cũng như những lợi ích mà việc nuôi cá rô đồng đem lại cho người nông dân
nơi đây sẽ góp một phần quan trọng cho ngành nuôi thủy sản của nước nhà.
Trước yêu cầu đó được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại
Học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) ở huyện Tân Uyên
tỉnh Bình Dương.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề sau:

- Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm của nông hộ ở huyện
Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
- Tìm hiểu hiệu quả kinh tế mà các hộ nuôi đạt được khi nuôi đối tượng
này.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Điều Kiện Tự Nhiên ở Tỉnh Bình Dương

2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên
2681,01 km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự

nhiên. Có toạ độ địa lý vĩ độ Bắc từ 11o52’ – 12o18’, kinh độ Đông từ 106o45’
– 107o67’ 30”.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương có 1 thị xã, 6 huyện. Tỉnh lị là thị xã Thủ Dầu Một – trung
tâm hành chính – kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương.
Bảng 2.1 Diện tích và dân số các huyện của tỉnh Bình Dương(theo Sở NN &
PT NT tỉnh Bình Dương, 2006)
Huyện, thị
Thị xã Thủ Dầu
Một
Huyện Dầu Tiếng
Huyện Bến Cát
Huyện Phú Giáo
Huyện Tân Uyên
Huyện Tân An
Huyện Dĩ An
Tổng

Diện tích (km2)

Dân
số Xã, phường, thị trấn
(người)
84, 80
158.039
12


720,10
586,52
538,61
611,17
82,46
57,53
2681,01

94.956
116.608
66.912
129.641
156.353
131.298
853.607

2

12
15
10
18
10
7
84


Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bình Dương
(theo />
3



2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Tổng diện tích: 269.554 ha.
Đất ở:5.845 ha.
Đất nông nghiệp:215.476 ha.
Đất lâm nghiệp:12.791 ha.
Đất chuyên dùng:22.563 ha.
Đất chưa sử dụng:12.879 ha.
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung
Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế
đất bằng phẳng, nền địa ổn định, vững chắc, phổ biến là những đồi phù sa cổ
nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25 m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5o và
độ chịu nén 2 kg/cm2. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình
bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m và ba ngọn núi thuộc huyện
Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m, và núi Cậu cao 155 m.
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng,
cao trung bình 6 – 10 m.
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi,
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 – 120o, cao trung bình từ 10 – 30 m.
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên nền phù sa cổ, chủ
yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 12o, độ
cao phổ biến từ 30 – 60 m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau,
nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm
2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất
xám chiếm 52,5% và đất đỏ vàng chiếm 24%. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có
nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng

Nai. Sông Đồng Nai là một sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km,
trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.
Như vậy, với địa hình cao trung bình 6 – 60 m nên trừ một vài thung
lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt,

4


ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống
giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.
2.1.3.1Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000 mm với số ngày có
mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm
cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới
50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.
Bảng 2.2 Lượng mưa các tháng trong năm (mm) (theo Sở NN & PTNT tỉnh
Bình Dương, 2006)

Cả năm
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7

Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

1996

1999

2000

2001

2002

1671,3
46,4
63,4
106,2
248,0
356,7
372,0
263,0
194,0
21,6

1920,4
94,9
4,7

6,9
154,3
189,9
165,6
259,6
331,7
198,5
186,4
268,7
59,2

2319,7
44,7
54,1
78,5
161,7
224,0
293,0
232,4
286,2
145,4
489,1
270,0
40,6

2160,6

1722,4
58,0
110,9

365,4
109,2
225,9
265,3
369,3
156,5
61,9

22,6
10,3
49,2
129,8
226,7
377,0
401,5
274,3
314,6
108,9
22,0

2.1.3.2Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 29oC (tháng 4), tháng thấp nhất là 24oC(tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt
động hàng năm khoảng 9.500 – 10.000oC, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có
năm lên tới 2.700 giờ.

5


Bảng 2.3 Nhiệt độ trung bình trong năm (oC) (theo Sở N N & P T N T tỉnh

Bình Dương, 2006)

Cả năm
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

1996
26,7
25,1
26,4
26,9
28,8
28,6
27,2
26,8
26,7
26,4
26,4
26,3
24,3


1999
26,5
24,9
25,1
27,8
27,6
27,6
27,2
26,8
27,2
27,2
26,7
26,1
24,1

2000
26,4
25,1
25,7
25,6
28,3
27,9
27,2
26,8
26,7
27,0
26,0
26,2
24,6


2001
26,7
25,5
25,7
27,1
28,6
28,3
27,0
27,4
26,6
27,4
26,7
25,1
25,1

2002
27
24,9
25,3
27,3
29,0
29,5
27,9
27,9
26,9
26,8
26,7
26,4
26,2


2.1.3.3Chế độ gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông
- Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam. Tốc độ
gió trung bình khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s
thường là Tây, Tây – Nam.
2.1.3.4Chế độ không khí
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90% và biến đổi
theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa,
do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa
mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.

6


Bảng 2.4 Độ ẩm tương đối các tháng trung bình trong năm (%).(theo Sở NN &
PTNT tỉnh Bình Dương, 2006)

Trung bình
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12

1996
80
70
71
72
66
83
85
87
87
86
88
86
79

1999
86
86
82
80
86
86
87
90
88
89
89

88
82

2000
87
83
81
81
81
86
89
89
90
88
100
90
81

2001
85
84
81
79
82
84
89
88
91
87
89

84
81

2002
82
78
75
74
75
77
85
86
87
88
87
86
85

2.1.4 Hệ thống sông ngòi
Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa
phận tỉnh Bình Dương:
¾ Sông Bé
Bắt nguồn từ vùng núi phía tây của nam Tây Nguyên ở cao độ 650 – 900
m. Sông dài 350 km, diện tích lưu vực 7.650 km2, chảy qua tỉnh Bình Phước,
phần hạ lưu chảy qua Phú Giáo dài khoảng 80 km rồi đổ vào sông Đồng Nai.
Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt
nước, mùa mưa nước chảy xiết nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có
giá trị về thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai… và là nguồn bổ
sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh.
¾ Sông Đồng Nai

Bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, ở độ cao 1.700 m, chảy qua địa
phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh. Đồng Nai
là một con sông lớn, dài 635 km, diện tích lưu vực 44,100 km2, tổng lượng
dòng chảy bình quân nhiều năm 16,7 tỷ m3/năm. Tổng lượng cát, bùn mang
theo là 3,36 triệu tấn/năm, đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu
cầu xây dựng đang gia tăng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên, dài 90 km với
lưu lượng trung bình 485 m3/s, độ dốc 4,6%.

7


Sông Đồng Nai có giá trị lớp về giao thông vận tải, khoáng sản, cung
cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, đạt biệt
đối với Tân Uyên một vùng trồng cây nông nghiệp và ăn trái của tỉnh.
¾ Sông Sài Gòn
Bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phía Tây Bắc huyện
Lộc Ninh (Bình Phước) ở độ cao 200 – 250 m.
Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực 5,560 km 2, đoạn chảy qua
địa bàn tỉnh từ Dầu Tiếng đến Lái Thiêu dài 143 km. Ở thượng lưu sông hẹp,
nhưng đến Dầu Tiếng sông mở rộng 100 m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200
m. Lưu lượng bình quân 85 m/s, độ dốc của sông nhỏ chỉ 0,7% nên sông Sài
Gòn có nhiều giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái.
Ngoài ba sông chính, tỉnh Bình Dương còn có sông Thị Tính (chi lưu
sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ, … Mật độ
kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 – 0,8 km/km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước
mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước
thấp, thường khô kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng tới cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp.
Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm

các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất
lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng
chảy mặt cũng phân theo 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt, đây là một vấn đề bất lợi
cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông
nghiệp của tỉnh nhà.
2.2

Giới Thiệu Về Huyện Tân Uyên

2.2.1 Vị trí địa lý, dân số
Huyện Tân Uyên có tổng diện tích tự nhiên là: 613,447 km2. Nằm về
phía đông nam tỉnh Bình Dương. Với dân số 131.116 dân, huyện bao gồm 16
xã, 2 thị trấn, 98 khu - ấp và có 27.326 hộ dân.

8


Hình 2.2 Bản đồ huyện Tân Uyên
(theo />2.2.2 Hướng phát triển kinh tế
2.2.2.1Công nghiệp
Giải quyết tốt công tác đền bù, giải tỏa các dự án khu, cụm công nghiệp,
đồng thời tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng – điện, nước, đường (nâng
cấp và mở rộng)… nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh
doanh trên địa bàn. Gắn công nghiệp với phát triển đô thị - dịch vụ, hướng các
doanh nghiệp đầu tư vào các khu - cụm công nghiệp (Khu liên hợp CN-DVĐT, KCN Nam Tân Uyên, KCN Thường Tân – Tân Mỹ, cụm công nghiệp Đất
Cuốc...).

9



Đầu tư phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, phủ sóng vô tuyến trên
phạm vi toàn huyện nhằm đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin,
liên lạc đa dạng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
2.2.2.2Giao thông – Xây dựng
Mở rộng đường từ ngã ba Huyện Đội – Tân Thành, đường Bình Chuẩn –
Uyên Hưng; đường Bưng Cù - Cổng xanh; đường từ Cầu Thủ Biên - Cổng
xanh (giai đoạn 1); đường nội ô thị trấn Uyên Hưng.
Xây dựng cầu Thủ Biên, cầu qua cù lao Thạnh Hội và cầu qua xã Bạch
Đằng.
Xây dựng các trạm xá và trường học tại các xã mới thành lập.
Hoàn chỉnh việc xây dựng các Khu tái định cư nhằm đáp ứng yêu cầu bố
trí tái định cư cho các hộ dân thuộc khu vực giải tỏa của các dự án xây dựng cơ
bản, các dự án khu cụm công nghiệp.
2.2.2.3Nông - lâm nghiệp và phát triển nông thôn
Quy hoạch phát triển một số vùng chăn nuôi tập trung, từng bước đưa
ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Trong đó, chú
trọng phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, heo, gà, cá theo phương thức
công nghiệp tập trung và đảm bảo an toàn dịch bệnh; gắn với đầu tư các cơ sở
giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo yêu cầu chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hạn
chế phát triển chăn nuôi hộ nhỏ lẻ trong các khu dân cư, đi đến chấm dứt chăn
nuôi trong nội ô thị trấn, thị tứ, khu đô thị và khu công nghiệp.
Thực hiện dự án (DA) nông nghiệp năm 2006-2007. DA hồ chứa nước
Dốc Nhàn, DA sản xuất công nghệ cao xã Thái Hòa, DA giao thông nội đồng ở
khu vực các xã Vĩnh Tân, Thái Hoà, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp và Đất Cuốc.
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp từng bước hoàn chỉnh hệ
thống kênh mương nội đồng gắn với giao thông nội đồng để phát triển kinh tế
nông thôn theo hướng công nghiệp; gắn sản xuất và chế biến, xuất khẩu và giải
quyết việc làm ở nông thôn. Đầu tư và đưa vào khai thác có hiệu quả các nhà
máy cung cấp nước sạch nhằm nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn trên

90%.

10


2.3

Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Rô Đồng

2.3.1 Phân loại
Ngành: Chodata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Phân bộ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Loài: Anabas testudineus
Tên tiếng anh: Climbing perch
Tên tiếng Việt :Cá Rô Đồng

Hình 2.3 Cá rô đồng (Anabas testudineus)
2.3.2 Đặc điểm sinh thái
Cá rô đồng có mặt trong tất cả các thủy vực nước tĩnh như ao, hồ, đầm,
ruộng,… Trên thế giới cá rô đồng phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippin, Châu Phi và các quần đảo
giữa Ấn Độ và Châu Úc.

11


Hình 2.4 Bản đồ phân bố cá rô đồng trên thế giới

Cá rô đồng là loài sống rất khỏe, có thể chịu đựng được điều kiện thiếu
nước trong thời gian khá lâu do có cơ quan hô hấp phụ. Chúng thích nghi với
khí hậu nhiệt đới, lúc khô hạn có thể sống chui rút trong bùn trong thời gian
khá dài và có thể lên đất liền “ đi” một quãng đường khá xa để tìm nơi cư trú
cũng như tìm mồi.
2.3.3 Đặc điểm hình thái
Cá rô đồng có đầu lớn, mõm ngắn, mắt to tròn có màu xanh nâu pha với
màu vàng nhạt, cạnh sau các xương nắp mang có nhiều răng cưa. Cá có răng rất
chắc và sắc xếp thành dãy trên hai hàm. Thân cá có hình bầu dục, toàn thân phủ
vẩy lược. Vây lưng dài, phần đoạn có tia gai dài hơn phần tia mềm, gai vi rất
cứng chắc. Trên thân có hai đốm đen tròn một đốm sau nắp mang còn một đốm
ở giữa vây cuống đuôi.
2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô đồng được xếp vào loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Tính dữ
của cá rô đồng được thể hiện khi đàn cá có con chết thì những con còn sống sẽ
ăn thịt chúng hoặc những con lớn sẽ ăn thịt những con nhỏ nếu thiếu thức ăn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tỉ lệ sống của cá.

12


Thức ăn chủ yếu của cá là: tôm tép, cá con, phù du, phiêu sinh vật, động
vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, hạt cỏ, thóc hoặc các
phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo và các loại thức ăn công nghiệp. Cá tích
cực trong việc tìm mồi và rất háu ăn.
2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt
trọng lượng từ 60 – 100 g/con.
Trong tự nhiên tuổi thọ của cá có thể đạt đến 5 – 6 năm, trong ruộng lúa
đa số quần đàn là cá 2 – 3 tuổi. Cá rô đồng trưởng thành thường có trọng lượng

50 – 100 gam tuy nhiên có thể đạt đến 400 gam nhưng trường hợp này rất
hiếm.
Năm đầu tiên cá thường có kích thước từ 9 – 10 cm, đến năm thứ hai cá
đạt 12 – 13 cm còn năm thứ ba chiều dài cá đạt 16 – 17 cm.
2.3.6 Đặc điểm sinh sản
2.3.6.1Phân biệt đực cái
Cá cái: mình to tròn dạng hơi thoi lớn hơn cá đực cùng tuổi
Cá đực: cơ thể thon dài, dạng chữ nhật nhỏ hơn con cái cùng lứa

Hình 2.5 Cá đực (trên) và cá cái (dưới)
2.3.6.2 Sinh sản
Cá rô đồng trong tự nhiên có tập tính sinh sản vào mùa mưa, tập trung từ
tháng 5 đến tháng 7. Đầu mùa mưa, cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những
nơi ngập nước sau cơn mưa lớn như đìa, ruộng, nơi có mực nước khoảng 30 –
40 cm,… để sinh sản.

13


Thường cá thành thục sinh dục vào lúc một năm tuổi. Cá rô đồng có sức
sinh sản rất cao từ 90.000 đến 130.000 trứng đối với cá có kích thước từ 15 –
17 cm. Trứng cá là trứng trôi nổi, có hình bầu dục.
2.4

Giới Thiệu Sơ Lược Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng

2.4.1 Thiết kế ao nuôi
Ao có sẵn hay ao mới đào đều có thể cải tạo để nuôi cá. Diện tích ao tùy
thuộc vào điểu kiện của từng gia đình, có thể từ vài trăm m2 đến vài mẫu,
nhưng tốt nhất diện tích nên lớn hơn 500 m2 và có độ sâu từ 1,5 – 2 m.

2.4.1.2Vị trí
- Gần nguồn nước sạch để dễ dàng trao đổi nước khi cần.
- Không quá rợp để ao tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời giúp cho các
sinh vật là thức ăn cho cá phát triển tốt.
- Tốt nhất là chọn nơi thuận tiện đường giao thông để dễ dàng vận
chuyển cá khi cần thiết.
2.4.1 Bờ ao
Bờ ao phải chắc chắn, không đi nước, không để hang hốc, lỗ mọi phá bờ.
Ao mới đào phải nên tránh sạt lở bờ. Bờ phải cao hơn mực nước cao
nhất trong năm 0,3 – 0,5 m. Nên bao lưới xung quanh ao với chiều cao lưới 0,5
m để tránh nước tràn bờ cá thoát ra ngoài.
Bờ ao không nên trồng nhiều cây có tàn che phủ lớn vì sẽ gặp những trở
ngại sau:
- Lá rụng xuống ao nhiều sẽ làm hư nước, thối đáy ao. Một số lá cây có
chứa tinh dầu như bạch đàn, cam, chanh,… khi rớt xuống đáy ao nhiều có hiện
tượng nước trong vắt và các động vật đáy không phát triển (giun, ốc, ấu trùng
khác,..) làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao cho cá.
- Tàn cây che rợp mặt ao ngăn cản ánh sáng và ánh nắng mặt trời chiếu
xuống ao làm cho nhiệt độ nước ao thấp, thức ăn tự nhiên của cá không phát
triển trong ao được.
- Cây mọc rậm rạp tạo nơi ẩn nấp cho rắn, chuột,… là các loài sát hại cá
trong ao.

14


2.4.1.4Nước
Cá sống trong môi trường nước chủ yếu thở bằng ôxy hoà tan trong
nước. Mỗi loài cá có nhu cầu về lượng ôxy hoà tan trong nước khác nhau, nếu
không đủ ôxy theo nhu cầu cá sẽ kém phát triển, dễ bệnh và chết. Ôxy trong

nước có được nhờ các con đường:
- Hòa tan trực tiếp từ không khí vào ao.
- Do sự quang hợp của thực vật trong ao.
Muốn ao đảm bảo ôxy cho cá phải quản lý môi trường nước ao nuôi luôn
sạch. Bề mặt ao thoáng nếu cần phải dùng máy sục khí đảo nước trên bề mặt ao
để tăng cường sự khuếch tán ôxy từ không khí vào nước.
Mực nước trong ao khoảng 1,5 – 2 m là tốt nhất vì ở mực nước này các
sinh vật đáy và thức ăn tự nhiên dễ dàng phát triển.
Nhiệt độ nước trong ao ít có sự chênh lệch ở tầng đáy và tầng mặt bảo
đảm cho sự hoạt động và sinh trưởng của cá nuôi.
Nếu mực nước thấp (40 – 50 cm) sẽ gây ra những tác hại:
- Nước ao dễ bị nung nóng khi trời nắng làm cá nuôi bị suy yếu, chậm
phát triển.
- Nước cạn cây cỏ, rong trong ao và ở đáy ao cũng phát triển nhanh làm
giảm lượng khí oxy hoà tan trong ao.
- Nước dễ bị ứ đọng, sình thối ở đáy ao làm môi trường sống của cá xấu
đi.
2.4.1.5Đáy ao
Nên bằng phẳng và dốc về một phía cống thoát để dễ tháo nước và thu
hoạch cá.
Đáy ao phải được nạo vét bùn hàng năm, không nên để quá dày (40 – 50
cm) dễ bị thối đáy và tạo nơi cư trú cho các sinh vật gây bệnh cho cá.
2.4.2 Chuẩn bị và cải tạo ao
2.4.2.1Ao nuôi
- Diện tích từ 200 – 2.000 m2.
- Mực nước từ 1,5 – 2 m.
15



×