Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

HOÀN THIỆN QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LĂNG HẦM (MYSTUS FILAMENTUS Fang and Chaux, 1949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.54 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA THỦY SẢN
]^

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUI TRÌNH
SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LĂNG HẦM
(MYSTUS FILAMENTUS Fang and Chaux, 1949)

NGÀNH:

THỦY SẢN

KHÓA:

2001-2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN VĂN LEO
CAO VĂN NGUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2005-


HOÀN THIỆN QUI TRÌNH
SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LĂNG HẦM
(MYSTUS FILAMENTUS Fang and Chaux, 1949)



Thực hiện bởi

Trần Văn Leo
Cao Văn Nguyên

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản.

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh
-2005-


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2005 đến tháng 7/2005. Cá lăng hầm bố mẹ
được nuôi vỗ tại trại thực nghiệm thủy sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp ( Greenfeed) với khẩu phần 23% trọng lượng thân. Cho cá sinh sản bằng hình thức gieo tinh nhân tạo. Chất kích
thích sử dụng cho cá lăng hầm sinh sản là LH-RHa và HCG, với liều lượng như sau:
- LH-RHa ( NT I): 150 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái.
- HCG ( NT II): 5.500 IU/kg cá cái.
Ương nuôi cá bột lên cá giống được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I ( cá từ 3 – 6 ngày tuổi ), cá bột được ương trong bể composite,
thức ăn trong giai đoạn này là Moina.
Giai đoạn II (cá từ 6 – 27 ngày tuổi ), cá từ 6 đến 20 ngày tuổi thức ăn cá hoàn
toàn là trùng chỉ, thức ăn của cá từ 20 đến 27 ngày tuổi vẫn là trùn chỉ có bổ sung
thêm thức ăn viên (Greenfeed). Cá ương ở giai đoạn này được chia làm hai nghiệm
thức:
- NT I: cá được ương trong bể composite.
- NT II: cá được ương ngoài ao đất.

Kết quả nghiên cứu đạt được như sau: Cá lăng hầm là loài đẻ trứng dính,
trứng có màu vàng đậm. Hệ số thành thục cá lăng hầm đực dao động từ 0,3870,604%. Sức sinh sản thực tế dao động từ 15.600-40.300 trứng/kg cá cái.
Sử dụng LH-RHa + DOM và HCG đều có tác dụng rụng và đẻ trứng tương
đương nhau. Ở cá lăng hầm với hình thức gieo tinh nhân tạo, sử dụng liều 150 µg LHRHa + 10 mg DOM/ cá cái và 5.500 IU/kg cá cái là tốt nhất. Thời gian hiệu ứng
khoảng 6 giờ 40 phút đến 7 giờ 30 phút ở 29 – 330C. Thời gian phát triển phôi từ 20
giờ 10 phút đến 21 giờ 45 phút. Kết quả ương cá ở ao đất tăng trưởng nhanh hơn khi
ương trong bể composite.

ii


ABSTRACT
A study was carried out from 3/2005 to 7/2005. Adult of Mystus filamentus
(Fang and Chaux, 1949) was reared in an earthen pond at Experimental Farm for
Aquaculture, Faculty of Fisheries, Nong Lam University in Ho Chi Minh city. The
brooders were daily fed by pellet (Greenfeed) with 3-4% of body weight.
Spawning was carried out by artifical insemination. Breeders were induced by
two treatments following LH-RHa (NT I) and HCG (NT II).
- LH-RHa (NT I): 150 µg/kg of female.
- HCG (NT II) : 5,500 UI/kg of female.
Nursing was carried out by two stages:
- Stage I (from 3 to 6 – days old). In this stage, the fry was nursed in composite
tanks with fed on Moina.
- Stage II (from 6 to 27 – days old), the fingerlings from 6 to 20 days old were
nursed with Tubifex and Tubifex plus small pellet.
The result of the study shows that the eggs of Mystus filamentus are adhesive,
brown-yellow in color. GSI ranges from 0.387 – 0.604%, real fecundity is 15,600 –
40,300 eggs/kg of body weight.
Using LH-RHa + DOM and HCG to induce ovulation of Mystus filamentus are
completely successful. The best dose is at 150 µg LH-RHa /kg of female and 5,500

IU/kg of female.
Latency time is around 6.40 – 7.30 hours at 29 – 330C for two hormones.
Hatchling time ranges from 20.10 to 21.45 hours.
The result of nursing shows that the fingerlings of the earthen pond are bigger
than of those composite tank.

iii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết cho chúng tôi trong suốt khóa học, đồng
thời cũng giúp đỡn tận tình trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực
hiện đề tài tốt nghiệp này.
Đồng thời, cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh công nhân và kỹ sư của Trại
Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo
mọi điều kiện và giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Thủy Sản 27 đã động viên giúp đỡ
chúng tôi trong những năm học tập và thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên
chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đón nhận những ý kiến
đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để quyển luận văn được hoàn chỉnh hơn.

iv



MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG; ĐỒ THỊ; HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v
vi

I. GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

1
1

Đặt Vấn Đề

Mục Tiêu Đề Tài

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Hầm
2.1.1 Phân loại
2.1.2 Sơ lược đặc điểm hình thái
2.1.3 Phân bố
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
2.2
Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng Cho Cá Sinh Sản Nhân Tạo
2.2.1 Não thùy
2.2.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
2.2.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
2.2.4 Chất kháng Dopamine
2.3
Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Bên Ngoài Lên Sự Phát Triển
Tuyến Sinh Dục của Cá Bố Mẹ
2.3.1 Nhiệt độ
2.3.2 Thức ăn
2.3.3 Quang kỳ
2.3.4 Dòng chảy
2.3.5 Các yếu tố khác
2.4
Thức Ăn trong Quá Trình Ương Nuôi Cá
2.4.1 Moina

2.4.2 Trùn chỉ

2
2
2
3
3
4
5
5
6
6
7
7

v

7
8
8
8
9
9
9
10


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

11


3.1
3.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.4

11
11
11
11
11
12
14
17

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Vật Liệu và Trang Thiết Bò Dùng Trong Nghiên Cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu
Nguồn gốc cá bố mẹ
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng hầm
Ương nuôi cá bột
Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


18

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4

18
18
21
23
24
27
33
33
35
41
42

44
44
45
46
47

Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Hầm
Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ
Thí nghiệm cho cá lăng hầm sinh sản
Hình thức cho cá lăng hần sinh sản
Kết quả cho cá lăng hầm sinh sản
Kết quả ấp trứng
Thí Nghiệm Ương Nuôi
Điều kiện ương nuôi cá lăng hầm
Sự tăng trưởng của cá lăng hầm
Tỷ lệ sống của cá lăng hầm
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
Quy Trình Sản Xuất Giống Nhân Tạo Cá Lăng Hầm
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cho cá lăng hầm sinh sản
Ấp trứng
Ương cá bột lên cá giống

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

48

5.1
5.2


48
48

Kết Luận
Đề Nghò

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Bảng

Nội Dung

Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Hệ số thành thục của cá lăng hầm đực
Sức sinh sản thực tế của cá lăng hầm
Kết quả gieo tinh nhân tạo cá lăng hầm ở NT I

Kết quả gieo tinh nhân tạo cá lăng hầm ở NT II
Kết quả ấp trứng trong bình weis
Tỷ lệ nở của cá lăng hầm ở NT I và NT II
Tỷ lệ sống của cá lăng hầm 3 ngày tuổi
Các yếu tố môi trường trong bể composite và ao đất
Kết quả tăng trưởng trung bình của cá lăng hầm

ĐỒ THỊ
Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5
Đồ thò 4.6
Đồ thò 4.7

Tỷ lệ rụng trứng của cá lăng hầm ở NT I và NT II
Tỷ lệ thụ tinh của cá lăng hầm ở NT I và NT II
Tỷ lệ nở của cá lăng hầm ở NT I và NT II
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài ở NT I và NT II
Tốc độ tăng trọng ở NT I và NT II
Mối tương quang giữa chiều dài và trọng lượng ở NT I
Mối tương quang giữa chiều dài và trọng lượng ở NT II

HÌNH ẢNH
Hình 2.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4

Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11

Kích thước cá lăng hầm cái tham gia sinh sản
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá lăng hầm
Vuốt trứng cá lăng hầm
Ấp trứng bằng bình weis
Bể composite ương cá giai đoạn 1 và ương cá ở NT I
Máng ăn sử dụng cho cá ương ao đất
Cá lăng hầm 3 ngày tuổi
Cá lăng hầm 13 ngày tuổi ương ao đất
Cá lăng hầm 20 ngày tuổi ương trong bể composite
Cá lăng hầm 27 ngày tuổi ương ao đất
Cá lăng hầm 15 ngày tuổi được chăm sóc trong bể composite

vii


1

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề


Trong những năm gần đây ngành thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ:
Trong đó ngành nuôi cá nước ngọt cũng góp phần không nhỏ trong vấn đề cung cấp
thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Trong các loài cá bản đòa có kinh tế thì cá
lăng hầm được các nhà nghiên cức quan tâm vì chúng có nguồn đạm giàu protein, ít
cholesterol nên có thể thây thế dần cho các loại thòt của gia súc gia cầm. Đặt biệt
chúng có thòt thơm ngon, không có xương dăm và có tiềm năng rất lớn trong nuôi
trồng thủy sản.
Trước đây sản lượng cá ngoài tự nhiên rất cao và đa dạng. Nhưng do dân số
ngày một gia tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cá ngày càng cao làm cho việc lạm thát
các loài cá này càng trở nên trầm trọng.
Song hiện nay nhu cầu về con giống và cá thòt lăng hầm rất cao nhưng nguồn
giống ngoài tự nhiên đang cạn kiệt dần. Do đó việc nghiên cứu sản xuất giống nhân
tạo cá lăng hầm là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình trên, để đảm bảo nguồn cung cấp cá lăng hầm một cách
chủ động và có hiệu quả, thì việc sản xuất giống nhân tạo cá lăng hầm là một nhiệm
vụ cần được đặt lên hàng đầu.
Dựa vào việc nghiên cứu thiết lập quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng
hầm thành công trước đây của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, đựơc sự đồng ý của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực hiện đề tài: “HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LĂNG HẦM (Mystus
filamentus Fang and Chaux, 1949)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Xác đònh các thông số kỹ thuật sinh sản và ương nuôi cá lăng hầm.
- Từ đó hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này với mục đích
cuối cùng là ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm đa dạng hóa đối tượng

nuôi giúp gia tăng sản lượng thủy sản và bảo vệ nguồn gen.


2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Hầm
Phân loại
Ngành: Chordata (có dây sống)
Ngành phụ: Vertebrata (có xương sống)
Lớp: Osteichthyes (cá xương)
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus filamentus (Fang và Chaux,1949).
Tên Việt Nam: Lăng hầm, lăng đòa.

2.1.2 Sơ lược đặc điểm hình thái
Cá lăng hầm có đầu hình nón, đỉnh đầu nhám hơi dẹp ngang. Mắt trung bình
nằm gần đỉnh đầu, màng mang tách khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau. Răng lá
mía tạo thành một dãy cong. Thân cá lăng hầm dài dẹp bên về đuôi, có màu vàng
đến vàng nhạt và có nhiều đốm không đồng nhất nằm khắp thân.
Râu cá lăng hầm có bốn đôi: râu hàm trên, râu hàm dưới, râu mũi và râu cằm.
Râu hàm trên dài đến gốc vây bụng. Râu hàm dưới dài đến tận vây ngực. Râu mũi
ngắn nằm gần mắt. Râu cằm ngắn hơn râu hàm dưới và chưa tới vây ngực.
Xương chẩm của cá lăng hầm có gốc nhọn, dài khoảng ¼ từ cuối xương chẩm
đến đầu gốc vây lưng. Vây lưng có tia vi mềm, phân nhánh. Đầu tia vi mềm kéo dài,
sau đó lõm vào nên viền ngoài của vây lưng lồi lõm, nằm chệch về phía đuôi và

không liên tục như các loài cá khác của Mystus. Vây lưng của cá lăng hầm cũng cao
hơn các loài cá lăng khác.
Ngoài ra, cá lăng hầm còn có ba tia vi cứng, một nằm ở vây lưng và hai nằm ở
vây ngực.
Cá lăng hầm có màu đen hoặc xanh đen ở lưng, hai bên thân có màu vàng.
Vây lưng và vây đuôi có màu xanh đen. Rìa vây bụng và vây hậu môn có màu trắng,
bên trong màu hồng. Vây ngực có màu vàng (Smith, 1945; trích bởi Mai Thò Kim
Dung, 1998).


3

Lê Hoàng Yến (2004) cho rằng, cá lăng hầm có thân thon dài, nhỏ dần phía
đuôi. Đầu hình chóp có mõm hơi tù, phía trên đầu rộng và gần như phẳng. Khoảng
cách hai mắt lớn. Miệng rất rộng. Vây lưng và vây ngực đều có tia gai cứng mang
răng cưa ở mặt sau. Phần lưng của cá có màu xám hoặc xám nhạt, hai bên thân có
màu vàng hoặc vàng nhạt. Phần bụng có màu trắng hai bên thân có màu vàng.
Đường bên chạy thẳng từ gốc nắp mang đến vây đuôi. Trên thân có nhiều chấm bông
nằm rải rác toàn thân. Có vây mỡ nằm giữa vây lưng và vây đuôi, nhưng nằm lệch
về phía vây đuôi. Vây ngực và vây hậu môn có màu hơi đen, đôi khi có màu vàng
nhạt, vây bụng có màu trắng hơi vàng. Vây đuôi phân thùy sâu, mép thùy trên dài
hơn mép thùy dưới.
2.1.3 Phân bố
Cá lăng hầm hiện diện chủ yếu ở các sông lớn, suối, hồ chứa từ thượng nguồn
đến vùng cửa sông. Sống đáy nơi có dòng chảy nhẹ và sâu, thường chui rút vào hang
hốc, bụi cây, gần chân cầu để ẩn nấp và bắt mồi.
Cá lăng hầm phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á chủ yếu
ở Malaysia, Thái Lan đến Indônesia. Ở nước ta, cá lăng hầm được tìm thấy trên các
sông suối, kênh rạch ở miền Nam. Phân bố nhiều ở các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây
Ninh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cáù lăng hầm phân bố rộng rãi, hiện diện hầu hết các nước Đông Nam Á,
Châu Á. Ở Việt Nam, cá lăng hầm chỉ hiện diện ở phía Nam, phân bố ở các sông lớn
như Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Vàm Cỏ Đông từ
thượng nguồn đến hạ nguồn, có nhiều ở hồ Trò An, hồ Dầu Tiếng, thường sống ở đáy
những nơi có nước chảy chậm và sâu (Mai Thò Kim Dung, 1998).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Sterba (1962; trích bởi Mai Thò Kim Dung, 1998) đã phát biểu cá lăng
hầm là loài ưa tối, sống đáy, chui rúc vào những bụi rậm, hốc đá, hang, không thích hợp
nuôi trong bể kiếng. Cá lăng hầm được xếp vào loài cá dữ có tập tính ăn tạp thiên về
động vật. Thức ăn của nó bao gồm cá, giáp xác giun, xác thực vật mùn bã hưu cơ. Cá
lăng hầm rất thích ăn mồi sống.
Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001) đã khẳng đònh cá lăng thuộc nhóm cá
dữ. Khi còn nhỏ, cá ăn côn trùng có trong nước, ấu trùng muỗi, giun ít tơ, rễ cây, …
Khi lớn cá ăn cả tôm, tép, cua và cá con. Tập tính cá lăng thường kiếm ăn ở nơi chân
cầu bến phà, thường sống ở các hang hốc, vùng tối ven bờ, chúng thích sống nơi có
bóng râm và chủ động kiếm ăn.


4

Qua khảo sát trong ao nuôi cũng cho thấy, cá lăng hầm có phổ thức ăn rộng
hơn nhưng cá có thể ăn được động vật nhỏ sống trong nước, thức ăn công nghiệp và
thức ăn chế biến. Đặt biệt cá lăng hầm lớn có thể ăn cả cá lăng hầm con.
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
2.1.5.1 Mùa vụ sinh sản
Cá lăng hầm có mùa sinh sản kéo dài quanh năm (Ngô Trọng Lư và Thái Bá
Hồ, 2001).
Mai Thò Kim Dung (1998) thì cho rằng, mùa vụ sinh sản của cá lăng hầm kéo
dài quanh năm, không xác đònh được thời vụ cụ thể. Cá có chiều dài khoảng từ 30cm
trở lên có thể tham gia sinh sản.


Hình 2.1 Kích thước cá lăng hầm cái tham gia sinh sản
Theo Rainboth (1996) nói, cá lăng hầm vào rừng ngập nước để sinh sản, ở
Tonlé Sap cá con được tìm thấy vào tháng 8 và trở ra sông vào tháng 10 đến tháng 12.
Theo Smith (1945) thì mùa vụ sinh sản của cá lăng hầm kéo dài quanh năm
và không xác đònh được đỉnh điểm. Có thể thu được mẫu cá đang trong thời kỳ sinh
sản vào tháng 11. Ở chiều dài 32 cm là cá đã tham gia sinh sản. Đường kính trứng đã
chín mùi đạt đến 1 mm.


5

Có thể tìm thấy đàn cá con vào cuối tháng 8. Tập tính sinh sản của cá là từ
sông di cư vào rừng ngập nước để sinh sản, đến khoảng tháng 10 – 12 cá trở ra sông
(Rainboth,1996).
Qua khảo sát cho thấy, mẫu buồng trứng và buồn sẹ giai đoạn IV bắt đầu thu
được từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Mẫu buồng trứng vào giai đoạn II – IV của
cá mới đẻ thu được từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9 trùng với mùa mưa. Đường kính
trứng chín mùi đạt đến 1,3 mm.
2.1.5.2 Sức sinh sản
Cá lăng hầm (Mystus filamentus) có sức sinh sản thực tế dao động từ 35.000 –
40.000 trứng/kg cá cái (Ngô Văn Ngọc, 2004).
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998) thì khẳng đònh rằng cá lăng hầm
có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48%, sức sinh sản tuyệt đối tăng
theo tuổi, cá từ 3 – 11 tuổi đạt: 6.342 – 54.575 trứng, sức sinh sản tương đối trung bình
đạt 3.750 trứng/kg.
2.2

Chất Kích Thích Sinh Sản (CKTSS) Dùng cho Cá Sinh Sản Nhân Tạo


Trong sinh sản nhân tạo, để kích thích sự rụng trứng và tiết tinh ở cá làm cho
cá đẻ được. Người ta thường sử dụng các chất kích thích sinh sản (CKTSS) trên cá.
Các chất kích thích sinh sản thường dùng như não thùy, HCG, LH-RHa và một số
chất khác.
2.2.1 Não thùy
Theo Marcel (1980) thì não thùy có thể được lấy từ nhiều loài cá khác nhau
như: cá chép, trắm, mè, trê,..., đã thành thục còn tươi sống. Ở cá đã chết sau vài giờ,
hoạt tính kích dục chỉ còn 50%.
Blane và Abraham (1968) cho rằng, trong trường hợp cùng thể trọng và mức
độ thành thục thì não thùy của cá chép cái có hoạt tính cao gấp hai lần so với não
thùy cá đực cùng loài.
Cá có hệ số thành thục cao, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục
của não thùy càng cao.
Não thùy cá chép được coi là loại chế phẩm kích dục tố mạnh cho nhiều loài
cá kể cả các đối tượng khác họ và cả các loài cá biển.


6

2.2.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG là kích dục tố được chiết xuất từ màng đệm của nhau thai hay chiết xuất
từ nước tiểu của phụ nữ mang thai vào đầu thai kỳ và được phát hiện bởi Zondec và
Ascheis vào năm 1927.
HCG có tác dụng duy trì thể vàng, bản chất là một glycoprotein vì thế việc
chiết xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước.
HCG là loài kích dục tố dò chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá.
Ngoài các loài cá mè, cá trê, HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài
cá khác như: cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng, cá chình, cá bơn, cá bống tượng, cá
chạch cá da trơn.
HCG có đơn vò tính là IU/kg cá cái.

2.2.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
GnRH là hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên. Là một hoạt chất
tổng hợp tương tự một loại hormone trong não bộ, GnRH không có tác dụng trực tiếp
lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy (tuyến yên) để
kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục cũng như gây chín và rụng trứng. Khi tiêm
GnRH cho cá, não thùy của cá tiết ra kích dục tố và chính kích dục tố nội sinh của cá
kích thích cá đẻ. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng dài hơn
so với các loại kích dục tố.
Từ việc xác đònh trình tự amino acid (aa) trong cấu trúc của các GnRH, người
ta đã tạo ra những chất tương đồng gọi là GnRHa (analog) có hoạt tính đặc biệt cao
được dùng trong thực tiễn sản xuất.
GnRHa trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng có một số mắt xích
amino acid trên chuỗi peptid được thay đổi. Các chất tổng hợp này thường chỉ có 9aa.
Chính nhờ sự thay thế các aa tại một số vò trí mà phân tử GnRHa ít bò phân giải bởi
các enzym cho nên hoạt tính được tăng lên hàng chục đến hàng trăm lần các hợp chất
tự nhiên.
Có thể khẳng đònh tất cả các GnRH đều có tác dụng gây phóng thích kích dục
tố ở cá, vì thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài.
Bên cạnh việc dùng các GnRHa tiêm một lần hay hai lần gần nhau để kích thích
rụng trứng và sinh sản ở cá, các chất này có thể được cấy vào cá ở những giai đoạn khác
nhau để thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt.


7

GnRH có lợi thế giá rẻ, hoạt tính ổn đònh nếu được bào chế và bảo quản tốt,
không gây phản ứng miễn dòch. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ
xong thì tuyến yên không còn kích dục tố dẫn đến kéo dài thời gian tái thành thục.
Đơn vò tính của LH-RHa là µg/kg cá cái.
2.2.4 Chất kháng Dopamine

Dopamine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitter),
có tác dụng ức chế sự tiết kích dục tố của tuyến yên.
Hầu hết cá biển và các loài cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản
bằng LH-RHa đơn độc.
Đối với các loài cá khác như họ cá chép, họ cá da trơn thì dopamine giữ vai
trò rất quan trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy của chúng. Vì thế
việc sử dụng đồng thời LH-RHa và chất kháng dopamine mới có hiệu quả gây rụng
trứng trên các loài cá này.
Các chất kháng dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
2.3
Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Bên Ngoài lên Sự Phát Triển Tuyến Sinh
Dục của Cá Bố Mẹ
Các yếu tố tác động bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
tuyến sinh dục của cá. Để cá bố mẹ có thể thành thục tốt, có hệ số thành thục cao
ngoài điều kiện dinh dưỡng tốt cần phải có môi trường thích hợp cho sự phát triển
tuyến sinh dục của cá. Do vậy, trong quá trình nuôi vỗ, các yếu tố bên ngoài rất quan
trọng. Tuy nhiên, các yếu tố này cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chín, rụng
trứng và tiết tinh ở cá.
Môi trường cho sự thành thục tuyến sinh dục và sự sinh sản của cá là một phức
hợp bao gồm nhiều yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và cả sự tác động của người nuôi.
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong cơ thể của cá. Cá chỉ
hoạt động bình thường trong một khoảng nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ thấp quá
hay cao quá, cá không còn bắt mồi được và tuyến sinh dục là nguồn chất dự trữ để
duy trì sự sống của cá. Trong trường hợp này, tuyến sinh dục ngưng phát triển và tiêu
biến, sự sinh sản bò ảnh hưởng xấu.
Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ càng cao càng rút ngắn thời
gian nuôi vỗ cá bố mẹ. Đối với cá đã thành thục hoàn toàn, sự thay đổi nhiệt độ môi



8

trường trong thời gian ngắn có ý nghóa như một yếu tố kích thích chuyển sang tình
trạng sinh sản, hoạt hóa bộ máy nội tiết sinh sản.
Đối với mỗi loài cá có một khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển tuyến
sinh dục và sinh sản. Ngoài khoảng nhiệt độ đó, cá có thể sống nhưng không thể
thành thục và sinh sản được hoặc thời gian sinh sản kéo dài hơn.
2.3.2 Thức ăn
Là nguồn vật chất cần thiết cho sự sinh trưởng, cung cấp năng lượng cho sự
trao đổi chất, là nguyên liệu cho sự tích lũy noãn hoàng và tinh sào.
Thành phần và chất lượng thức ăn khi nuôi vỗ cá có ý nghóa quyết đònh đến sự
thành thục, tỷ lệ thành thục và chất lượng sản phẩm sinh dục của cá.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể làm cho cá phát dục, thành thục tốt và sinh
sản sớm sẽ rút ngắn được thời gian tái phát dục.
2.3.3 Quang kì
Là khoảng thời gian chiếu sáng liên tục trong một ngày đêm. Tính mùa vụ
của sự thành thục và sinh sản của cá là tính thích nghi một cách vững chắc với những
biến đổi theo chu kì năm của những yếu tố ngoại cảnh mà trước hết là quang kì để
thành thục và sinh sản. Bằng cách thay đổi quang kì, người ta có thể thay đổi mùa vụ
sinh sản ở cá.
2.3.4 Dòng chảy
Stroganov (1962) nhận xét: “dòng nước là một trong những yếu tố quan trọng
nhất kích thích sự thành thục các sản phẩm sinh dục của những cá ưa nước chảy”.
Trong quy trinh nuôi vỗ cá bố mẹ, trước khi cho đẻ 1 – 2 tháng, người ta cho
nước chảy vào ao nhiều hơn, đây là công đoạn cần thiết để kích thích cho cá thành thục
và đẻ trứng tốt.
Yếu tố dòng nước là một thành tố của môi trường giúp nhiều loài cá thành
thục và chuyển sang tình trạng sinh sản nhưng nó không có khả năng thay thế toàn bộ
phức hợp của các yếu tố ngoại cảnh cần thiết cho sự sinh sản của cá.


2.3.5 Các yếu tố khác


9

Những yếu tố hữu sinh và yếu tố vô sinh có ảnh hưởng nhất đònh đến sự sinh
sản của cá.
pH là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình
sinh trưởng của cá. pH tác động đến quá trình thẩm thấu giữa cơ thể cá với môi
trường bên ngoài, làm thây đổi quá trình trao đổi chất trong cơ thể cá.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): rất cần cho sự sống của cá, phản ứng oxy hóa –
khử tạo năng lượng và sự phát triển của tuyến sinh dục, thiếu oxy hoạt động của cá bò
rối loạn, cá bỏ ăn dẫn đến tuyến sinh dục chậm phát triển.
Điều kiện thổ nhưỡng ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi, làm hô
hấp của cá trở nên khó khăng hơn.
Giới tính của cá: đối với những loài cá có thể sinh sản trong ao thì không nên
nuôi chung đực, cái.
Để cá thành thục tốt thì mật độ và tỷ lệ nuôi vỗ phải phù hợp.
2.4

Thức Ăn trong Quá Trình Ương Nuôi Cá

Ở giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá giống, ngoài ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường thì thức ăn cho cá giữ vai trò rất quan trọng. Đối với một số loài cá dữ
nếu không được cung cấp thức ăn kòp thời hoặc thức ăn không phù hợp có thể dẫn
đến tình trạng cá ăn lẫn nhau. Hiệu quả dinh dưỡng chỉ cao khi cá ăn được loại thức
ăn có kích cỡ phù hợp với miệng của nó.
2.4.1 Moina
Moina hay còn gọi là bo bo thuộc nhóm động vật không xương sống, lớp giáp

xác thấp (Entomostroca) sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như sông, suối, ao, hồ.
Thân hình có kích thước nhỏ 0,7 – 1 mm hình bầu dục hoặc hình gần tròn, có vỏ giáp
trong suốt bao bọc cơ thể, không phân đốt rõ rệt, sống lơ lửng, bơi chậm, tập trung
thành từng đám.
Moina là một loại thức ăn quan trọng không thể thay thế được bằng các loại
thức ăn công nghiệp khác đối với hầu hết các loài cá ở giai đoạn cá mới biết ăn.
So với Artemia thì Moina có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ hơn, đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn và đặc biệt là giá trò dinh dưỡng không kém so với
Artemia.
2.4.2 Trùn chỉ


10

Trùn chỉ (Tubifex tubifex) là động vật đáy, thuộc nhóm giun ít tơ (Oligochaeta),
có màu hồng, hình sợi mảnh, dài và sống chung thành tập đoàn gồm nhiều cá thể kết
lại với nhau thành búi, chùm tỏa tròn hoạt động uốn lượn trong nước để trao đổi khí và
bài tiết. Thường sống ở những nơi có mùn bã hữu cơ, những nơi nước chảy liên tục như
cống rãnh, ao, hồ, sông, nước thải sinh hoạt.
Kích thước của trùn chỉ nhỏ, đường kính khoảng 0,1 – 0,3 mm, chiều dài 1 – 40
mm, thích hợp cho miệng cá con và các loài cá có kích thước nhỏ.
Theo Davies (1964), trùn chỉ khác với những thức ăn nhân tạo, khi còn thừa sẽ
bò hư và làm môi trường nước bò dơ gây ô nhiễm và sản sinh nhiều vi khuẩn, thức ăn
là trùn chỉ vẫn còn sống ngay cả khi nhiệt độ nước còn 21,50C.
Trùn chỉ sẽ tập trung thành đám trên nền đáy và tiếp tục làm thức ăn cho cá
(Ivlev và Protasov, 1948) (trích bởi Đào Dương Thanh và ctv., 2004).


11


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được tiến hành từ 3/2005 – 7/2005, tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2

Vật Liệu và Trang Thiết Bò Dùng trong Nghiên Cứu
Chất kích thích sinh sản: LH-RHa và HCG.
Chất kháng dopamine: Domperidone (DOM).
Hóa chất: formol, nước muối sinh lý, Tanin.
DO test, pH test.
Cân đồng hồ (loại 1kg và 5kg), cân điện 2 số lẻ, giấy kẻ ô li, thước thẳng chia
vạch cm.
Kéo mổ, kẹp gắp, lọ thủy tinh, ống tiêm, kim tiêm và cối chày, lông gà.
Thuốc gây mê: Etylenglycolmonoplenylether (C2H10O2).
Ao đất, bể xi măng, bể composite, bình weis, thau nhựa.
Vợt lọc Moina, ống nhựa xiphong.

3.3

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1

Nguồn gốc cá bố mẹ

Cá lăng hầm được thu mua từ những bè nuôi và của người dân đánh bắt từ hồ

Trò An. Cá được vận chuyển hở có sục khí đưa về Trại Thực Nghiệm Thủy Sản. Cá
được thuần dưỡng và nuôi vỗ trong ao.
3.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một vài thông số kỹ thuật: thời gian hiệu ứng,
hệ số thành thục, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống được xác đònh
theo công thức sau:


12

Thời gian hiệu ứng (TGHƯ) của chất kích thích sinh sản (CKTSS): tính từ khi
tiêm liều quyết đònh đến khi cá đẻ đồng loạt, đơn vò là giờ.
Trọng lượng tuyến sinh dục
Hệ số thành thục (%) =

x100
Trọng lượng cá bỏ nội quan
Số cá cái rụng trứng

Tỷ lệ rụng trứng (%)

=

x100
Số cá cái tham gia sinh sản
Số trứng đẻ ra

Sức sinh sản thực tế
(trứng/kg)


=
Trọng lượng cá cái đẻ trứng
Số trứng thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh (%)

=

x100
Số trứng được đẻ ra
Số cá bột mới nở

Tỷ lệ nở (%)

=

x100
Số trứng đã thụ tinh
Số cá cuối thí nghiệm

Tỷ lệ sống (%)

=

x100
Số cá ban đầu

3.3.3

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng hầm


3.3.3.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong ao đất, diện tích 300 – 1200 m2, độ sâu mực
nước 1 – 1,5 m. Nuôi vỗ chung đực cái. Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ là thức ăn công
nghiệp (Greenfeed) với thành phần dinh dưỡng : đạm tối thiểu 18%, độ béo tối thiểu
2%, xơ tối thiểu 7%, muối 0,5 – 2%, canxi 1 – 2,5%, photpho 1%, độ ẩm 10%. Ngoài
ra còn có cá rô phi nuôi ghép chung với cá bố mẹ.
Hằng ngày cho cá ăn ba lần vào buổi sáng, chiều và tối, khẩu phần 2-3%
trọng lượng thân.

3.3.3.2 Thí nghiệm cho cá sinh sản


13

a/ Thiết bò cho cá sinh sản
Sử dụng bể xi măng kích thước 1,5 x 4 x1,2 m cho cá sinh sản.
Trước khi cho cá vào bể chuẩn bò đẻ phải vệ sinh bể thật sạch, cấp nước vào
bể khoảng 0,4 – 0,6 m, kích thích nước chảy nhẹ.
b/ Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ là một khâu rất quan trọng trong việc sinh sản của cá. Để
đánh giá mức độ thành thục của cá. Người ta thường dựa vào các yếu tố bên ngoài
như màu sắc cơ thể, độ mềm của bụng hoặc sự sưng lên của gai sinh dục. Đối với cá
lăng hầm có thể chọn cá bố mẹ bằng cách sau:
Cá đực: có gai sinh dục dài, to và có màu ửng hồng ở đầu mút gai sinh dục.
Cá cái: khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, không dò tật, lỗ sinh dục lồi và màu hơi
hồng, bụng to mềm đều và có tính đàn hồi. Thường dùng que thăm trứng để kiểm tra,
cá có trứng đạt giai đoạn bốn được chọn vào bể xi măng chuẩn bò cho sinh sản.
Sau khi, chọn cá bố mẹ xong, đưa cá vào bể đẻ đã chuẩn bò sẵn, cho cá nghỉ
ngơi 12 hoặc 24 giờ, sau đó tiến hành tiêm CKTSS.

c/ Hình thức sinh sản
Cho cá sinh sản bằng hình thức: gieo tinh nhân tạo.
Qua những lần nghiên cứu trước, kết quả cho thấy đối với các loài cá lăng
dùng LH-RHa cho kết quả tốt. Do đó, chúng tôi thực hiện cho cá bố mẹ sinh sản bằng
cách tiêm hai loại CKTSS là HCG và LH-RHa nhằm tìm hiểu xem HCG có hiệu quả
kích dục trên cá lăng hầm hay không ?
Sau khi đã chọn những cá thể bố mẹ đủ tiêu chuẩn, tiến hành tiêm LH-RHa
(NT I) và HCG (NT II).
Cá được tiêm CKTSS xong thả cá lại bể có kích thích nước chảy nhẹ, theo dõi
nhiệt độ để dự đoán được thời điểm rụng trứng. Kiểm tra cá khi trứng đã rụng đồng
loạt thì tiến hành bắt cá đực ra mổ lấy buồng tinh lau sạch máu và nước rồi bỏ vào
cối, vớt cá cái ra gây mê và tiến hành vuốt trứng. Tỷ lệ đực cái cho sinh sản là 1/3, tỷ
lệ này tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm sinh dục của cá đực.


14

Áp dụng hình thức gieo tinh bán khô, sử dụng nước muối sinh lí cho gieo tinh.
Khi vuốt trứng cá cái xong tiến hành nghiền buồng tinh cá đực và gieo tinh. Sau đó,
trứng được khử dính bằng dung dòch Tanin rồi đem ấp trứng trong các bình weis
d/ Bố trí thí nghiệm sinh sản
Sử dụng hình thức sinh sản gieo tinh nhân tạo. Thí nghòêm được chia làm hai
nghiệm thức theo CKTSS, gồm có nghiệm thức I là LH-RHa và nghiệm thức II là
HCG. Thí nghiệm được bố trí như sau:
NT I: LH-RHa + DOM
Liều lượng: 150 µg LH-RHa +10 µg DOM/ kg cá cái.
NT II: HCG
Liều lượng: 5.500 IU/ kg cá cái.
Trong mỗi hình thức sinh sản, cá cái được tiêm ba lần: Liều dẫn, liều sơ bộ và
liều quyết đònh. LH-RHa với 3 liều tương ứng là 20; 30 và 100 µg/kg cá cái. Đối với

HCG là 500; 1.000 và 4.000 IU/kg cá cái.
Thời gian tiêm liều quyết đònh cách liều sơ bộ là 4 giờ và cách liều dẫn 24 giờ.
Để đảm bảo tính xác của nghiên cứu, thí nghiệm được chúng tôi lặp lại năm lần.
Trong quá trình cho cá lăng hầm sinh sản thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước.
3.3.3.3 Ấp trứng
Trứng được ấp trong các bình weis sau khi được khử dính bằng dung dòch
Tanin. Mật độ ấp 10.000 – 12.000 trứng/ lít, lưu tốc nước 1 –1,2 L/ phút.
Khoảng hai giờ theo dõi nhiệt độ nước một lần.
3.3.4

Ương nuôi cá bột

3.3.4.1 Chuẩn bò thức ăn
a/ Moina
Moina khi mua về được chứa trong bể nước sạch và sục khí liên tục.


15

Ngoài ra, còn có thể gây nuôi trong ao để sử dụng làm thức ăn cho cá bột.
Trước khi cho ăn Moina phải được lọc thật sạch để loại bỏ đòch hại.
b/ Trùn chỉ
Trùn chỉ khi mua về phải được loại bỏ các chất bẩn rồi sau đó được chứa
trong các khay nhựa hình chữ nhật có dòng chảy liên tục. Trước khi cho ăn, trùn chỉ
được rửa sạch để tránh lây lan mầm bệnh cho cá.
Ương nuôi cá được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: cá từø khi mới nở đến 6 ngày tuổi.
- Giai đoạn II: cá từ 6 ngày tuổi đến 27 ngày tuổi. Giai đoạn này được chia
làm hai nghiệm thức (NT).
+ NT I: ương trong bể composite.

+ NT II: ương ao đất.
3.3.4.2 Ương trong bể composite (NT I)
Ương trong bể composite có thể tích 1 m3, lượng nước là 3/4 bể. Thức ăn trong
giai đoạn này được bố trí như sau:
- Cá 3 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi, thức ăn hoàn toàn là Moina.
- Cá 6 ngày tuổi đến 27 ngày tuổi, thức ăn là trùn chỉ và thức ăn viên (Greenfeed).
Cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày. Vệ sinh bể 2 lần/ngày.
Theo dõi nhiệt độ vào sáng, trưa, chiều.
Theo dõi thời gian cá tiêu hết noãn hoàng và tỷ lệ sống ở cuối giai đoạn.
Cứ 7 ngày thì tiến hành cân đo chiều dài và trọng lượng.
3.3.4.3 Ương ao đất (NT II)
Ương ao đất với diện tích 300 m2, thức ăn được bố trí hoàn toàn giống với
ương trong bể composite.
Cho ăn 3 – 4 lần/ngày.
Theo dõi các yếu tố: nhiệt độ, DO, pH, độ trong.
3.3.4.4 Theo dõi các chỉ tiêu thủy, lý, hóa


16

Các chỉ tiêu thủy, lý, hóa được theo dõi hàng ngày.
Nhiệt độ được theo dõi ngày ba lần vào lúc 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 5 giờ
chiều bằng nhiệt kế thủy ngân.
pH được đo bằng pH test, tuần đo một lần.
DO được đo bằng DO test, tuần đo một lần.
Sử dụng đóa secchi đo độ trong, tuần đo một lần.
3.3.4.5 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá
Để theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá đònh kì 7 ngày kiểm tra cá một lần vào
buổi sáng. Không cho cá ăn vào buổi chiều hôm trước để tránh cá bò mệt, sốc, chết
ảnh hưởng đến những lần kiểm tra sau và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá sau khi

kết thúc thí nghiệm. Mỗi lần kiểm tra bắt ngẫu nhiên 30 cá thể để đo chiều dài bằng
giấy kẻ ô li và, cân trọng lượng bằng cân điện tử với hai số lẻ. Sau đó, lấy giá trò
trung bình để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá.
3.3.4.6 Mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng

(1951)

Trọng lượng và chiều dài cá quan hệ với nhau bởi công thức của Le Gren
P = a x Ln

Trong đó:
L : Chiều dài cá (cm)
P : Trọng lượng cá (g)
a, n: Các thông số đặc thù cuả loài.
3.3.4.7 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Hằng ngày, phải quan sát kỹ hoạt động của cá và chất lượng nước đồng thời
phát hiện kòp thời số cá chết để xác đònh số cá còn lại ở hai NT sau khi kết thúc quá
trình ương.
Mỗi ngày, cho cá ăn ba lần vào sáng, trưa, chiều, cho ăn từ 4 – 5% trọng
lượng thân. Thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi của cá, trước khi cho ăn, trùn
chỉ phải được rửa thật sạch bằng nước.


17

Thức ăn thừa và chất bẩn phải được siphon ra ngoài bể composite nhằm giúp
môi trường nước ít bẩn hơn, hạn chế sự phát triển của các loài vi khuẩn gây bệnh.
Mỗi ngày thay nước hai lần vào buổi sáng và buổi chiều.
3.4


Phương pháp xử lý thống kê

Các dữ liệu về sinh sản và tăng trưởng như chiều dài và trọng lượng được
phân tích theo trắc nghiệm F, thiết lập bảng ANOVA để tìm hiểu sự tác động giữa
hai yếu tố (thức ăn và môi trường) lên sự tăng trưởng của cá. Nếu giá trò F khác nhau
có ý nghóa về mặt thống kê thì dùng trắc nhgiệm LSD để so sánh giữa hai nghiệm
thức, giữa các đợt sinh sản với nhau. Sử dụng phần mềm Statgraphics 7.0 để xử lí.


×