Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ TẦN SỐ CHO ĂN TRONG ƯƠNG CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides) GIAI ĐOẠN TỪ 3 NGÀY TUỔI ĐẾN 31 NGÀY TUỔI TRONG HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HOÀN KHÉP KÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ TẦN SỐ CHO ĂN TRONG ƯƠNG CÁ
LĂNG NHA (Mystus wyckioides) GIAI ĐOẠN TỪ 3 NGÀY TUỔI
ĐẾN 31 NGÀY TUỔI TRONG HỆ THỐNG NƯỚC
TUẦN HOÀN KHÉP KÍN

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ THANH TRÚC
Ngành
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành
: NGƯ Y
Niên khóa
: 2005 - 2009

Tháng 08/2009


XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ TẦN SỐ CHO ĂN TRONG ƯƠNG
CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides) GIAI ĐOẠN TỪ 3 NGÀY TUỔI
ĐẾN 31 NGÀY TUỔI TRONG HỆ THỐNG
NƯỚC TUẦN HOÀN KHÉP KÍN

Tác giả

TRẦN THỊ THANH TRÚC


Khoá luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Thủy Sản
chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
NGÔ VĂN NGỌC

Tháng 08/2009


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
hoàn thành khoá học này.
Các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian còn ngồi trên ghế
của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Xin gửi lòng biết ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ vật chất lẫn tinh
thần cho chúng tôi từ lúc mới vào ghế nhà trường cho đến khi hoàn thành khoá học.
Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình chỉ
bảo, tạo mọi điều kiện giúp chúng tôi hoàn thành khoá luận này.
Chân thành cảm ơn các anh nhân viên trong Trại Thực Nghiệm Thuỷ Sản,
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
Cảm ơn các bạn trong lớp DH05NY đã ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi trong thời
gian qua.
Do đây là lần đầu thực hiện đề tài nên không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi xin
đón nhận những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn để khoá luận
này được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định mật độ và tần số cho ăn trong ương cá lăng nha
(Mytus wyckioides) giai đoạn từ 3 ngày tuổi đến 31 ngày tuổi trong hệ thống nước tuần
hoàn khép kín” được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Thuỷ Sản, Trường Đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2009 đến tháng 8/2009.
Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín, gồm 6
nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 yếu tố là mật độ và tần số cho ăn.
Mỗi nghiệm thức gồm 3 lô. Trong đó:
+ NT I: Mật độ 4 con/L, cho ăn 3 lần/ngày
+ NT II: Mật độ 4 con / L, cho ăn 4 lần/ngày
+ NT III: Mật độ 5 con/L, cho ăn 3 lần/ngày
+ NT IV: Mật độ 5 con/L, cho ăn 4 lần/ngày
+ NT V: Mật độ 6 con/L, cho ăn 3 lần/ngày
+ NT VI: Mật độ 6 con/L, cho ăn 4 lần/ngày
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
¾ Về chiều dài:
- Chiều dài trung bình: Khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa NT I so với
NT V (P > 0,05); giữa NT II với NT VI (P > 0,05), với cùng số lần cho ăn nhưng mật
độ nuôi khác nhau đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá.
+ Đợt I: NT I có mức tăng chiều dài trung bình là 4,31cm; NT II là 4,51 cm; NT
III là 4,13 cm; NT IV là 4,40 cm; NT V là 3,90 cm; NT VI là 4,14 cm.
+ Đợt II: NT I có mức tăng chiều dài trung bình là 4,99 cm; NT II là 4,82 cm;
NT III là 4,71 cm; NT IV là 4,66 cm; NT V là 4,61 cm; NT VI là 4,49 cm.
¾ Về trọng lượng:
Đợt I: Trọng lương trung bình sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê
giữa các NT (P > 0,05).
Đợt II: Trọng lương trung bình có sự khác biệt rõ rệt giữa NT I với NT V (P <
0,05), giữa NT II với NT VI (P < 0,05). Từ đó đã cho thấy được sự ảnh hưởng của mật

độ đến tăng trưởng của cá.
iii


¾ Tỷ lệ phân đàn:
- Tỷ lệ phân đàn theo trọng lượng: Sai khác giữa các NT trong cùng một đợt
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Trong đó tỷ lệ phân đàn thấp nhất ở Đợt
I là NT III (20,18%), ở Đợt II là NT II (20,93%); tỷ lệ phân đàn cao nhất ở Đợt I là NT
V (28,55%), ở Đợt II là NT IV (28,03%).
- Tỷ lệ phân đàn theo chiều dài: Giữa các NT trong cùng đợt khác biệt không có
ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Ở Đợt I, tỷ lệ phân đàn thấp nhất là NT V (5,54%),
cao nhất là NT III (8,90%) và ở Đợt II, NT II có tỷ lệ phân đàn về chiều dài thấp nhất
(5,7%) và cao nhất là NT IV (10,4%).
¾ Tỷ lệ sống:
Ở Đợt I, NT II có tỷ lệ sống cao nhất 85,46 % và thấp nhất là NT I (77,35%). Ở
Đợt II, tỷ lệ sống thu nhận được cao hơn Đợt I. Tỷ lệ sống thấp nhất là NT V (91,9%),
cao nhất là NT I (96,25%), khác biệt giữa các NT là không có ý nghĩa về mặt thống kê
(P > 0,05).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách hình và đồ thị

viii

Danh sách các bảng

ix

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Đặc điểm hình thái

3

2.1.3 Phân bố

4

2.1.4 Tập tính sống

4

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

4

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng


5

2.1.7 Đặc điểm sinh sản

5

2.2 Thức Ăn cho Cá Lăng Nha

6

2.2.1 Moina

6

2.2.2 Trùn chỉ (Tubiflex tubiflex)

7

2.2.3 Thức ăn tự chế

7

2.3 Giới Thiệu Hệ Thống Nước Tuần Hoàn Khép Kín

8

2.3.1 Nguyên lý

8


2.3.2 Các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong màng lọc

8

2.3.2.1 Sự khoáng hóa

9

2.3.2.2 Sự nitrate hóa

9
v


2.3.2.3 Sự khử nitrate (quá trình phản nitrat)

9

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

10

3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

10


3.3 Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu

10

3.3.1 Hệ thống nước tuần hoàn khép kín

10

3.3.1.1 Mô tả hệ thống tuần hoàn khép kín

10

3.3.1.2 Cách vận hành

11

3.3.1.3 Công suất của hệ thống lọc sinh học

12

3.3.2 Các vật liệu và trang thiết bị khác

13

3.4 Bố Trí Thí Nghiệm

13

3.5 Chuẩn Bị Bể Nuôi và Thức Ăn


14

3.5.1 Chuẩn bị bể nuôi

14

3.5.2 Chuẩn bị thức ăn

15

3.6 Chăm Sóc và Quản Lý Cá Thí Nghiệm

15

3.7 Các Yếu Tố Theo Dõi

15

3.8 Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

17

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1 Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động lên Sự Tăng Trưởng của Cá

18


4.1.1 Nhiệt độ

18

4.1.2 Độ pH

19

4.1.3 Hàm lượng oxy hoà tan trong nước (DO)

20

4.1.4 Hàm lượng amonia trong nước

21

4.2 Sự Tăng Trưởng của Cá

21

4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài

21

4.2.2 Tăng trưởng về trọng lượng

27

4.3 Tỷ Lệ Sống của Cá


33

4.4 Tỷ Lệ Phân Đàn của Cá

34

4.4.1 Tỷ lệ phân đàn theo chiều dài

34

4.4.2 Tỷ lệ phân đàn theo trọng lượng

36

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38
vi


5.1 Kết Luận

38

5.2 Đề Nghị

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình

Nội dung

Trang

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn khép kín

10

Hình 3.2: Cấu tạo hệ thống lọc sinh học

11

Hình 3.3: Cách vận hành của hệ thống tuần hoàn khép kín.

11

Hình 3.4: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm

14

Đồ thị

Nội dung


Trang

Đồ thị 4.1: Biến động nhiệt độ trong thời gian nuôi ở hai đợt

19

Đồ thị 4.2: Biến động pH trong quá trình nuôi ở hai đợt

20

Đồ thị 4.3: Biến động DO trong quá trình nuôi ở hai đợt

21

Đồ thị 4.4: Tốc độ tăng chiều dài của cá ở các NT qua hai đợt thí nghiệm

24

Đồ thị 4.5: Mức tăng chiều dài tương đối của các nghiệm thức

25

Đồ thị 4.6: Tốc độ tăng chiều dài tuyệt đối của cá ở các NT

27

Đồ thi 4.7: Tốc độ tăng trọng lượng của cá ở các NT qua hai đợt thí nghiệm

30


Đồ thị 4.8: Tỷ lệ tăng trọng tương đối của cá ở các nghiệm thức

31

Đồ thị 4.9: Tăng trọng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức

32

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lăng (Hemibarus gutatus) trên hệ
thống sông Hồng

5

Bảng 2.2: Thành phần hóa học của Moina macrocopa được biểu diễn theo phần trăm khối
lượng tươi

7

Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ


7

Bảng 3.1: Công suất của hệ thống lọc sinh học trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín

12

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

14

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước trong suốt quá trình thí nghiệm

18

Bảng 4.2: Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha qua hai đợt thí nghiệm

22

Bảng 4.3: Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) của cá ở các NT

25

Bảng 4.4: Mức tăng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) của cá ở các NT

27

Bảng 4.5: Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha trong hai đợt thí nghiệm

30


Bảng 4.6: Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) giữa các NT

31

Bảng 4.7: Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cá ở các NT

32

Bảng 4.8: Tỷ lệ sống (%) của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức trong Đợt I

33

Bảng 4.9: Tỷ lệ sống (%) của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức trong Đợt II

34

Bảng 4.10: Tỷ lệ phân đàn theo chiều dài (%) của cá trong các NT ở Đợt I

35

Bảng 4.11: Tỷ lệ phân đàn theo chiều dài (%) của cá ở Đợt II

35

Bảng 4.12: Tỷ lệ phân đàn theo trọng lượng (%) của cá ở Đợt I

36

Bảng 4.13: Tỷ lệ phân đàn theo trọng lượng (%) của cá ở Đợt II


36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Việt Nam là đất nước có bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam và có hệ thống
sông ngòi dày đặc. Điều này đã tạo nên một lợi thế đặc biệt cho nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Đó cũng là lý do giải thích vì sao trong bữa ăn hàng ngày của người
Việt luôn xuất hiện những món ăn được chế biến từ thủy sản.
Tuy nhiên nguồn thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm mạnh, việc đánh bắt ngày
càng sa sút không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chính điều này đã tạo
nên động lực cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và trở thành nghề được nhiều
người quan tâm, nhất là trong giai đoạn dân số tăng nhanh như hiện nay.
Nắm bắt được nhu cầu trên, ngày càng có nhiều nghiên cứu và phát triển các
loài thủy sản mới với sản lượng và chất lượng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Trong
những năm gần đây cá lăng nha là một đối tượng được người nuôi chú ý với đặc điểm
tăng trưởng nhanh, thịt trắng, ngon, đem lại giá trị kinh tế cao.
Để có được hiệu quả kinh tế thì bước đầu người nuôi phải có con giống sạch,
tốt. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là với những vùng nuôi có diện tích khiêm tốn, nguồn
nước bị hạn chế thì việc có thể sản xuất ra những con giống chất lượng cao, chi phí
vừa phải và thích hợp với vùng nuôi hay không?
Đáp ứng từ thực tiễn trên, được sự cho phép của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác
định mật độ và tần số cho ăn trong ương cá lăng nha (Mystus wyckioides) giai
đoạn từ cá bột 3 ngày tuổi lên cá giống 31 ngày tuổi trong hệ thống nước tuần
hoàn khép kín”.


1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Xác định tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phân đàn, tỷ lệ sống của cá lăng nha khi ương
ở mật độ và tần số cho ăn khác nhau trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín; tìm ra
mật độ và tần số cho ăn thích hợp trong việc ương cá lăng nha ở giai đoạn cá bột 3
ngày tuổi đến 31 ngày tuổi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc ương ca lăng
giống.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Pisces
Lớp phụ: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides (Chaux và Fang, 1949)
Tên tiếng Anh: Asian Red-tailed catfish
Tên Việt Nam: Cá lăng nha
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá lăng nha có thân dài, đầu dẹp ngang, số lược mang 11 - 15, đuôi dẹp bên. Có

bốn đôi râu: một đôi râu mũi kéo dài đến mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên
màu trắng đục, to, kéo dài đến giữa vây hậu môn. Miệng ở dưới rộng, hướng ra phía
trước. Môi trên dày và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ,
nhọn. Khoảng cách hai ổ mắt rộng, màng mang tách khỏi eo mang. Vây lưng có một
tia cứng to khoẻ, phía sau có răng cưa và 7 - 8 tia mềm, mép vây lưng kéo dài đụng
gốc vây mỡ. Vây ngực có một tia cứng và 6 - 7 tia mềm. Vây hậu môn có 12 - 14 tia
mềm. Thân màu xám nhạt hoặc xanh đen, phần bụng dưới có màu trắng. Vây đuôi và
mép các vây như: vây lưng, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ở cơ thể trưởng thành
cá có chiều dài từ 15 cm trở đi có màu đỏ, ở cá ấu niên vây đuôi có màu đen hoặc xanh

3


đen. Cá lăng nha có kích thước khoảng 95 cm (đôi khi tìm thấy cá đạt kích thước 130
cm) (Chaux và Fang, 1949; trích bởi Lê Đại Quan, 2004).
2.1.3 Phân bố
Trên thế giới: Cá lăng nha phân bố ở Cambodia, Thailand, Malay peninsula,
Sumatra, Borneo and Java.
Ở Việt Nam: Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992), cá lăng phân bố rộng rãi ở các
sông rạch thuộc miền Nam, phân bố ở các sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu, sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây từ thượng nguồn đến
vùng cửa sông và có nhiều ở các hồ tự nhiên lớn: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng. Chúng
thường sống ở nơi nước chảy chậm và sâu.
2.1.4 Tập tính sống
Cá sống thành đàn, ở tầng đáy nơi có nước chảy nhẹ. Cá thích tối, hoạt động về
đêm.
Môi trường sống thích hợp cho cá:
+ pH: 6,0 – 8,2 (thích hợp pH: 6,0 – 7,6).
+ Nhiệt độ: 24 – 32oC (thích hợp toC: 28 – 32 oC).
+ Hàm lượng oxy hòa tan: DO > 3 mg/L.

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Sterba (1962) (trích bởi Mai Thị Kim Dung, 1998) cá lăng nha thuộc
nhóm cá dữ.
Khi cá còn nhỏ ăn côn trùng trong nước, ấu trùng muỗi, giun ít tơ, rễ cây, ...cá
lớn ăn tôm, cua, cá con (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 1998).
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998), cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu
hóa của cá dữ điển hình, miệng rộng, răng hàm sắc, nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ chiều dài
ruột trên chiều dài thân là 89,35%. Phân tích 25 mẫu thức ăn trong ruột cá, chỉ số no
đầy bằng 1,18; thành phần chính là thức ăn động vật (trích bởi Đào Dương Thanh và
Đặng Thị Quyên Trinh, 2004).

4


Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lăng (Hemibarus gutatus)
trên hệ thống sông Hồng (Nguồn: Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân, 1998)
Giun

Động
vật trên
cạn khác

Mùn


Hạt

Loại thức ăn




Tôm

Côn
trùng

Tần số bắt gặp
(%)

28

36

60

4

4

4

20

12

Phần trăm theo
khối lượng

15,8


26,2

36

4

3,2

3,6

3,2

8

Cua

(Trích bởi Đồng Thị Hồng Diệp, 2008)
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Để đạt được tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng thì ngoài yếu tố di truyền
(đặc trưng theo từng loài cá) còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống, tình trạng
sức khỏe, giai đoạn sống, giới tính và lượng thức ăn.
Cá lăng nha có thể đạt chiều dài 130 cm, thông thường là 50 cm.
Theo Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2007), trong lòng hồ Trị An (Đồng Nai)
thỉnh thoảng ngư dân có thể bắt được những cá thể nặng đến 10 kg. Vào cuối tháng
04/2005, một ngư dân bắt được cá cái lên đến 18 kg (Trích bởi Nguyễn Chí Tâm,
2008).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là khâu quan trọng để đảm bảo duy trì nòi giống. Khi cá đạt chiều dài
từ 30 cm trở lên thì có thể tham gia sinh sản.
Cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và chỉ

sinh sản 1 lần trong năm (Mai Thị Kim Dung, 1998). Cá đẻ trứng dính vào các vật thể
trong nước (vật thể nằm ngang). Đường kính trứng chín mùi đạt khoảng 1 mm (theo
Smith, 1945; trích bởi Mai Thị Kim Dung, 1998).
Theo Ngô Văn Ngọc (2007) thì:
o Tuổi thành thục của cá lăng nha là 3 tuổi.
o Cá bố mẹ có trọng lượng khoảng 1,5 - 2,5 kg.
o Sức sinh sản thực tế 15.000 - 20.000 trứng/kg cá cái.

5


o Thời gian phát triển phôi khoảng 24 giờ ở nhiệt độ ấp trứng là 31oC với
nước chảy liên tục.
o Mùa vụ sinh sản của cá lăng nha có thể từ tháng 3 – 11.
o Thời gian tái phát dục là 2,5 - 3 tháng.
o Trong điều kiện nuôi nhân tạo có thể cho cá sinh sản quanh năm.
Ở cá lăng nha sự phân biệt về giới tính có thể nhận biết thông qua những đặc
điểm bên ngoài như: Cá đực có gai sinh dục dài, nhọn ở phần đầu mút, khi thành thục
đầu mút ửng hồng; cá cái có phần bụng to bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống
có lổ sinh dục tròn màu hồng và hơi lồi ra.
2.2 Thức Ăn cho Cá Lăng Nha
Thức ăn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của
cá. Muốn đạt được hiệu quả trong ương nuôi thì phải lựa chọn thức ăn phù hợp với tập
tính, giai đoạn phát triển, nhu cầu và kích cỡ miệng cá. Thức ăn được chia thành 3
loại: thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp.
Trong đề tài này chúng tôi xin nhắc đến 2 loại thức ăn liên quan đến quá trình
ương cá lăng nha đó là:
• Thức ăn tươi sống: Moina, trùn chỉ.
• Thức ăn tự chế.
2.2.1 Moina

Moina macrocopa (hay còn gọi là bobo, trứng nước) thuộc nhóm giáp xác bậc
thấp Entomostraca, kích thước cơ thể từ 0,7 - 1 mm, xuất hiện với mật độ cao ở các
ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ, tập trung
nhiều ở những nơi nước ấm có đầy đủ điều kiện phát triển.
Chúng có khả năng thích nghi với nguồn nước kém chất lượng, nơi nồng độ
oxy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà, thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường
nước ô nhiễm như cống rãnh.
Moina có khả năng chịu đựng được nhiệt độ rất cao và biến đổi nhiệt độ trong
ngày từ 5 – 31°C, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của chúng là 24 – 31°C.
Giá trị dinh dưỡng của Moina macrocopa phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn,
lượng protein ở Moina macrocopa chiếm khoảng 50% trọng lượng khô, cá thể trưởng
6


thành chứa nhiều chất béo hơn còn non (lượng chất béo chiếm 20 – 27% trọng lượng
khô ở cá thể cái trưởng thành và 4 – 6% ở cá thể còn non).
Theo Trần Văn Vỹ (1995), thành phần hóa học của Moina macrocopa được
biểu diễn theo phần trăm khối lượng tươi như Bảng 2.2
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của Moina macrocopa được biểu diễn theo phần trăm
khối lượng tươi
Thành phần
Tỷ lệ (%)

Nước

Đạm

Mỡ

Đường


Tro

90

5

0,7

0,1

1,7

Với khả năng chịu đựng tốt, dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ, hiệu quả không thua gì
so với Artemia, Moina là điểm thuận lợi đối với các trang trại sản xuất giống cá.
2.2.2 Trùn chỉ (Tubiflex tubiflex)
Tubifex tubifex (thuộc họ Tubificidae) còn được gọi là trùn chỉ, sâu bùn, là loại
thức ăn được sử dụng phổ biến trong các trại sản xuất giống. Chúng có đường kính
khoảng 0,1 - 0,3 mm, chiều dài khoảng 1 - 5 cm nên thích hợp cho cá con và các loài
cá có kích thước nhỏ.
Môi trường sống của chúng là những nơi sông hồ có nhiều chất cặn bã lắng tụ,
vi khuẩn, vật chất lơ lững, nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Trùn chỉ có thể tồn tại trong
môi trường bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng, thiếu oxy nhờ vào khả năng vận chuyển oxy
của hemoglobin hay khi trong đều kiện môi trường khắc nghiệt như hạn hán, thiếu
thức ăn chúng vẫn sống sót do khả năng hình thành nang bảo vệ).
Thành phần dinh dưỡng của Tubifex biểu diễn theo phần trăm khối lượng:được
trình bày qua Bảng 2.3
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ (Trích bởi Nguyễn Ngọc Diễm, 2005)
Thành phần


Đạm

Mỡ

Vật chất khô

Năng lượng

Tỷ lệ (%)

8,92

2

13,48

0,7 kcal/g

2.2.3 Thức ăn tự chế
Thức ăn tự chế sử dụng những nguyên liệu như cá tạp, bột cá, cám gạo, đậu
nành, đậu phộng, ... phối trộn với bột gòn, vitamin, khoáng chất, hóa chất trị bệnh (nếu
7


có) theo một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo vệ sinh, hàm lượng dinh dưỡng nhằm thỏa mãn
nhu cầu của cá, đồng thời hạn chế gây ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa tan rã
nhanh.
Trong quá trình chế biến thức ăn cho cá cần lưu ý đến nguồn nguyên liệu ban
đầu như sau:



Cá tạp: phải tươi và có chất lượng tốt.



Bột cá: không bị nấm mốc, không có mùi kháng.



Bột đậu nành, đậu phộng, cám gạo,…: không bị nấm mốc, mọt.



Hóa chất sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, không có trong danh mục

cấm. Nếu sử dụng kháng sinh thì phải đúng liều lượng, liệu trình.


Nguyên liệu phải được lưu giữ ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.



Khu vực chế biến phải được vệ sinh sạch sẽ.



Thức ăn sau khi được chế biến phải được bảo quản đúng phương pháp.

2.3 Giới Thiệu Hệ Thống Nước Tuần Hoàn Khép Kín
Hiện nay, mô hình sản xuất trong hệ thống nước tuần hoàn khép kín được sử

dụng khá phổ biến, nhất là trong các trại sản xuất giống, bể buôi cá cảnh với đặc điểm
hạn chế sự thay nước, giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài.
Tuy nhiên để hoạt động có hiệu quả thì hệ thống phải hội tụ đủ các yếu tố: sục
khí, loại bỏ vật chất lơ lửng, lọc sinh học để loại bỏ các khí độc như ammonia, nitrite
và tăng cường hệ đệm (Nguyễn Chí Tâm, 2008).
2.3.1 Nguyên lý
Nguyên lý hoạt động của màng lọc sinh học dựa trên quá trình hoạt động của vi
sinh vật ở màng lọc sinh học, oxy hóa các chất bẩn có trong nước. Các màng lọc là nơi
tập trung vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí và kỵ khí tùy nghi. Các vi sinh vật hiếu khí tập
trung phần lớn ở bên ngoài màng lọc, tại đây chúng phát triển và gắn với các giá mang
là các vật liệu lọc (được gọi là sinh trưởng tăng kết hay sinh trưởng dính bám) (Trịnh
Ngọc Tuấn, 2005; trích bởi Nguyễn Chí Tâm, 2008).
2.3.2 Các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong màng lọc
Theo Nguyễn Việt Thắng (1996) (trích bởi Nguyễn Chí Tâm, 2008) trong lọc
sinh học xảy ra 3 quá trình sinh hóa là: sự khoáng hóa, sự nitrate hóa và sự khử nitrate.
8


2.3.2.1 Sự khoáng hóa
Là giai đoạn đầu tiên của lọc sinh học, được thực hiện bởi nhóm vi sinh vật dị
dưỡng và tự dưỡng. Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxy hóa bởi quần thể vi
sinh vật ở màng sinh học. Màng này thường dày khoảng 0,1 - 0,4 mm. Các chất hữa cơ
trước hết bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí thành ammonia.
Vì ammonia có tính độc nên chúng sẽ được chuyển hóa thành dạng ít độc hơn
nhờ sự tham gia của một số vi khuẩn nitrat hóa (là loại vi khuẩn tự dưỡng hóa năng bắt
buộc).
2.3.2.2 Sự nitrate hóa
Theo Tô Minh Châu và ctv. (1999), quá trình nitrate hóa gồm 2 giai đoạn chính,
mỗi giai đoạn do một nhóm vi sinh vật chuyên biệt đảm trách như sau:
Giai đoạn nitrite hóa:

NH4+ sinh ra do sự phân giải các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ (quá trình thối
rửa) sẽ bị một nhóm các vi khuẩn trong đất (Nitrosomonas, Nitrosococccus (dạng cầu),
Nitrospira (dạng xoắn) oxyd hóa thành NO22 NH4+ +1/2 O2 → NO2- + 2H+ + Năng lượng
Giai đoạn nitrate hóa:
NO2- vừa được sinh ra trong môi trường sẽ tiếp tục bị oxyd hóa bởi nhóm vi
khuẩn nitrate hóa như: Nitrobacter, Nitrococcus, ...
NO2- + 1/2O2 → NO3- + Năng lượng
2.3.2.3 Sự khử nitrate (quá trình phản nitrat)
Sau khi bị phân hủy bởi các vi khuẩn hiếu khí, nước hết oxy sẽ thấm sâu bên
trong và bị phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí bắt buộc hoặc các vi khuẩn hiếu khí
chuyển sang hô hấp kỵ khí khi thiếu oxy.
Theo Vương Thị Việt Hoa và ctv. (1999), một số loài trong giống Pseudomonas
và Bacillus có khả năng phản nitrate, điển hình là: Pseudomonas denitificans, P.
aeroginosa, P. florescens, Bacillus lichenifomis. Một số vi khuẩn tự dưỡng hóa năng
cũng có khả năng phản nitrate: Thiobacillus denitrificans, Hydrogennomonas agilis,
Sporovibrio ferroxydans.

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 16/04/2009 đến ngày 08/07/2009
tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá lăng nha giống 3 ngày tuổi. Cá giống được sản xuất
tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
3.3 Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Hệ thống nước tuần hoàn khép kín

3.3.1.1 Mô tả hệ thống tuần hoàn khép kín

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn khép kín (Nguyễn Chí Tâm, 2008)
Hệ thống tuần hoàn khép kín gồm:


20 bể composite có đường kính 80 cm, chiều sâu 81 cm được đặt cách

mặt đất 103 cm.


Ống cấp nước đã xử lý vào bể.



Ống dẫn nước chưa xử lý vào bể lọc.



Máy thổi khí.
10




Máy bơm chìm.



Bộ sưởi nhiệt.




Bể lọc sinh học gồm 3 ngăn: ngăn chứa nước chưa xử lý, ngăn xử lý

nước, ngăn chứa nước đã xử lý được phân cách với nhau bởi tấm lọc.
Cấu tạo bể lọc sinh học được mô tả như Hình 3.2

Hình 3.2: Cấu tạo hệ thống lọc sinh học (Nguyễn Chí Tâm, 2008)
3.3.1.2 Cách vận hành
Hệ thống nước tuần hoàn khép kín với bể lọc sinh học được vận hành theo sơ
đồ Hình 3.3

Hình 3.3: Cách vận hành của hệ thống tuần hoàn khép kín
11


Nước từ hồ Đất được bơm lên các bồn của trại, tại đây nước được xử lý bằng
BKC với nồng độ 1,5 ppt sau 3 ngày được cấp trực tiếp lên hệ thống các bể nuôi.
Nước chảy liên tục trong hệ thống dựa trên áp lực chênh lệch mực nước và máy bơm
chìm.
Đầu tiên, nước trong hệ thống nuôi ở vị trí cao hơn nên dễ dàng chảy vào ngăn
chứa nước chưa xử lý. Các chất thải như phân và thức ăn thừa sẽ lắng xuống đáy do
dòng chảy xoáy bên trong ngăn này, sau đó chúng sẽ được lấy ra ngoài bằng ống
siphon. Nước sẽ tiếp tục đi qua tấm lọc cơ học để đến ngăn xử lý. Tấm lọc cơ học
được làm bằng bông vừa có tác dụng lọc các chất bẩn vừa là nơi để các vi khuẩn có lợi
bám vào. Bên trong ngăn xử lý là các giá thể bằng PVC. Tại đây khí được sục liên tục
để cung cấp đầy đủ oxy cho các phản ứng sinh hóa xảy ra. Từ ngăn xử lý nước tiếp tục
đi qua một tấm lọc cơ học rồi mới đến ngăn chứa nước cấp vào hệ thống nuôi. Máy
bơm chìm được đặt tại đấy sẽ hút nước lên hệ thống nuôi để bắt đầu một vòng tuấn

hoàn mới.
3.3.1.3 Công suất của hệ thống lọc sinh học
Công suất của hệ thống lọc sinh học được trình bày theo Bảng 3.1
Bảng 3.1: Công suất của hệ thống lọc sinh học trong hệ thống nước tuần hoàn khép
kín
STT

Bộ phận

Số lượng
(cái)

Diện tích Thể tích Công suất
(m2)

(m3)

Bể lọc sinh học

1

2

Ngăn chứa trước khi lọc

1

0,35

Ngăn lọc sinh học


1

1,3

Ngăn chứa sau khi lọc

1

0,35

2

Tấm lọc cơ học

2

3

Bể nuôi

16

0,2

4

Giá thể

1


0,5

5

Máy bơm chìm

1

6

Máy thổi khí

1

(W)

1,15

500
750

12


3.3.2 Các vật liệu và trang thiết bị khác
- Thau, vợt, xô, muỗng, chén, giấy kẻ ô li.
- Cân đồng hồ loại 1 kg.
- Cân điện tử hai số lẻ.
- Máy đo pH, DO, nhiệt độ.

- Máy chụp hình kỹ thuật số.
- Ống dùng siphon chất bẩn, bàn chải.
- Máy bơm chìm, máy thổi khí, máy phát điện.
- Hóa chất sử dụng: Sodium bicarbonate (NaHCO3) để nâng pH và ổn định pH
ở giá trị 7.
3.4 Bố Trí Thí Nghiệm
Cá lăng nha giống 3 ngày tuổi có chiều dài trung bình là 0,9 cm trọng lượng
trung bình là 0,02 g được cho trực tiếp vào 18 bể. Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức
(NT), mỗi NT gồm 3 lô được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 yếu tố là thức ăn và
mật độ ương. Toàn bộ thí nghiệm được thực hiện trong hai đợt vào thời điểm khác
nhau.
Mỗi lô được bố trí trong bể composite với thể tích nước 200 L, thí nghiệm được
bố trí như sau:
- Về mật độ:
+ NT I và NT II: 4 cá bột/L
+ NT III và NT IV: 5 cá bột/L
+ NT V và NT VI: 6 cá bột/L
- Về tần số cho ăn:
+ NT I, NT III và NT V: cho ăn 3 lần trong ngày (vào lúc 7giờ, 11 giờ
30 sáng, 17 giờ).
+ NT II, NTIV và NT VI: cho ăn 4 lần trong ngày (vào lúc 7 giờ, 10 giờ
sáng, 14 giờ, 17 giờ).

13


Hình 3.4: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
VI.3


II.1

VI.1

IV.2

I.1

V.1

VI.2

V.2

III.2

VI.3

III.3

I.3

II.3

II.2

IV.1

I.2


V.3

III.1

Ban đầu do cá còn nhỏ nên chúng tôi cho cá ăn Moina đến ngày thứ 7 thì thay
dần bằng trùn chỉ. Đến ngày thứ 17 chúng tôi cho cá ăn thức ăn nhân tạo với thành
phần 75% cá tạp: 25% thức ăn công nghiệp.
Khẩu phần: ban đầu cho ăn với khẩu phần bằng 10% trọng lượng cơ thể sau đó
theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với từng lô.
Định kỳ 7 ngày kiểm tra trọng lượng (g) và chiều dài (cm) của cá. Bắt ngẫu
nhiên 10 con trong mỗi lô ra kiểm tra.
Tỷ lệ phân đàn, tỷ lệ sống được tính sau khi kết thúc thí nghiệm.
3.5 Chuẩn Bị Bể Nuôi và Thức Ăn
3.5.1 Chuẩn bị bể nuôi
Trước khi thả nuôi, chúng tôi tiến hành vệ sinh các bể nuôi, bể lọc sinh học,
kiểm tra các đường ống dẫn nước, ống dẫn khí. Sau đó cho nước đã được xử lý bằng
BKC trước đó vào các bể nuôi, bể chứa, bể lọc. Tại ngăn chứa nước đã xử lý của bể
lọc chúng tôi đặt thiết bị sưởi nhiệt để giữ ổn định nhiệt độ nước trong hệ thống.
Vận hành hệ thống tuần hoàn khép kín trước 15 ngày thả nuôi để hệ thống hoạt
động ổn định, để vi sinh vật có lợi tăng sinh giúp duy trì chất lượng nước ổn định.

14


3.5.2 Chuẩn bị thức ăn
Sử dụng cá biển và thức ăn viên (32% độ đạm) làm nguồn nguyên liệu chính để
chế biến thức ăn cho cá. Cá được xay nhuyễn bằng máy xay thịt. Sau đó trộn với thức
ăn viên do công ty Greenfeed sản xuất theo tỷ lệ 3/1. Sau đó thêm các chất bổ sung
vào thức ăn như sau:
- Vitamin tổng hợp của công ty ANOVA sản xuất theo tỷ lệ 25 g vitamin/1kg

thức ăn.
- Bột gòn: 1% lượng thức ăn.
Tiếp tục cho vào máy xay một lần nữa, sau đó vo thành viên, áo thêm một lớp
cám rồi cho vào bao nylon và được bảo quản lạnh.
3.6 Chăm Sóc và Quản Lý Cá Thí Nghiệm
Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, chất lượng nước trong bể, lượng thức ăn
để điều chỉnh cho thích hợp với từng lô, đảm bảo cá không bị đói và không còn thức
ăn thừa làm ô nhiễm môi trường nước nuôi ảnh hưởng đến cá.
Quan sát hoạt động ăn, bơi lội của cá, số lượng cá chết để kịp thời xử lý.
Khi cho ăn chúng tôi tắt máy để kiểm soát lượng thức ăn thừa. Theo dõi hoạt
động ăn của cá trong vòng 30 phút. Sau đó, kiểm tra lượng thức ăn thừa để điều chỉnh
lượng cho ngày hôm sau. Thức ăn thừa được thu lại bằng cách siphon.
Thường xuyên vệ sinh bể nuôi để tránh chất bẩn bám vào thành và đáy bể là nơi
cư trú của mầm bệnh.
Định kỳ siphon đáy bể lọc tránh lượng chất hữu cơ trong nước cao.
3.7 Các Yếu Tố Theo Dõi
- Chất lượng nước:
Các chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm cần theo dõi như:
+ Nhiệt độ, DO: Đo 2 lần trong ngày vào 7 giờ và 17 giờ bằng máy đo
hiệu HANA. Đơn vị mg/L.
+ pH: Đo 2 lần trong ngày vào 7 giờ và 17 giờ bằng máy đo hiệu Ezdo.
+ Ammonia tổng cộng: Đo 1 tuần/lần vào thứ sáu bằng NH4+/NH3 (Sera
NH3 Test kit-Germany). Đơn vị mg/L.

15


×