CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN TDNH VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG.
1.1 TÍN DỤNG NGÍN HÍNG VÍ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÍN HÍNG
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DOANH:
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại với
người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
* Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng là
các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
1.1.1 Tín d ụ ng ngân h ng à đ áp ứ ng v ố n để duy trì quá trình tái s ả n xu ấ t
đồ ng th ờ i góp ph ầ n đầ u t ư phát tri ể n kinh t ế :
Do quá trình tái sản xuất xã hội là thường xuyên, liên tục nên nhu cầu về vốn
cũng nảy sinh thường xuyên với mức độ ngày càng cao. Trong khi đó lại có những
cá nhân, tổ chức... có một lượng tiền nhàn rỗi tạm thời trong một thời gian nhất
định. Đây là một mâu thuẩn cần giải quyết sao cho cả hai bên đều có lợi: Bên cần
vốn thì được vay vốn với chi phí thấp, bên có vốn thì thu lợi từ khoản vốn ấy. Hoạt
động Tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
trong xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Động
viên nhanh chóng vật tư lao động các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất,
phục vụ và thúc đẩy sản xuất, lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng.
Mặt khác việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng đã đáp ứng
được như cầu về vốn lưu động, vốn cố định của các doanh nghiệp, tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
Việc phân phối lại vốn tín dụng đã góp phần cung ứng và điều hoà vốn trong
nền kinh tế, khiến cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành một cách trôi
chảy. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Thông qua tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và toàn bộ nguồn
vốn đó được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này khiến đầu tư cho nền
kinh tế được mở rộng, góp phần nâng cao sản lượng trong sản xuất, kích thích
tăng trưởng kinh tế.
1.1.2 Tín d ụ ng ngân h ng l công cà à ụ m ạ nh m ẽ thúc đẩ y quá trình t ậ p h ợ p
v ố n v tà ậ p h ợ p s ả n xu ấ t:
Tín dụng thông qua việc thực hiện hoạt động đi vay để cho vay đã làm
nhiệm vụ đưa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Điều này được thể hiện ở việc tín
dụng thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức cho vay và
đầu tư phát triển kinh tế.
Nguồn vốn tín dụng đó được hình th nh tà ừ: Nguồn vốn tạm thời nh n rà ỗi
được giải phóng ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nguồn
vốn khấu hao được tiến h nh mà ột cách dần dần, các khoản phải trả nhưng chưa
trả, phải nộp nhưng chưa nộp m doanh nghià ệp đang nắm giữ...) nguồn vốn tiết
kiệm từ dân cư, nguồn vốn tiền tệ của những người kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ & ngân h ng... thông qua hoà ạt động tín dụng các nguồn vốn được tích tụ,
tập hợp từ đó đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các đối tượng vay.
Bên cạnh đó việc sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn phải đáp
ứng những nhu cầu sau: Sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, hình thức đẹp, giá
cả hợp lý. . . điều này đòi hỏi các dịch vụ phải đổi mới công nghệ sản xuất, đưa
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh... từ đó thúc đẩy nhu cầu
về vốn ngày càng tăng lên. Để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và có
hiệu quả thì Tín dụng ngân hàng là công cụ quan trọng nhất.
Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế mà còn
giúp các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh về kỹ thuật, lao động... của mình.
Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà
việc đầu tư được thực hiện một cách tập hợp chủ yếu vào những dự án có khả thi
và có hiệu quả. Đầu tư tập trung tránh rủi ro và thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh
tế.
1.1.3 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế:
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức. Ngân
hàng huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần
vốn bổ sung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh
nghiệp phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng
hạn cả gốc và lãi. Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp tăng hiệu
quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng cao
doanh lợi cho doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông
qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là hạch
toán kinh tế.
Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lý đồng vốn sao cho có hiệu
quả. Để quản lý đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán kinh tế phải giám sát chặt chẽ
quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho
doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn nữa
quá trình hạch toán của đơn vị mình.
1.1.4 Tín d ụ ng ngân h ng góp phà ầ n thúc đẩ y quá trình luân chuy ể n h ngà
hoá, luân chuy ể n ti ề n t ệ , đ i ề u ti ế t kh ố i l ượ ng ti ề n trong l ư u thông và
ki ể m soát l ạ m phát:
Qua quá trình cho vay khối lượng tiền trong lưu thông được tăng lên và khi
ngân hàng thu nợ thì khối lượng tiền trong lưu thông giảm đi. Như vậy trong hoạt
động động tín dụng ngân hàng (thu hút vốn và cho vay) sẽ làm tăng (giảm) khối
lượng tiền trong lưu thông, từ đó góp phần điều tiết khối lượng tiền của toàn bộ
nền kinh tế.
Thông qua công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng mà ngân hàng sử dụng để làm
thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế
và kiểm soát được lạm phát. Bởi Tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng
tiền tức là góp phần khống chế khối lượng tiền vừa đủ so với nhu cầu lưu thông
hàng hoá nhờ đó kiểm soát được giá cả. Khi giá cả tăng nhanh ngân hàng thường
tăng lãi suất cho vay để giảm khối lượng cho vay, giảm khối lượng tiền trong lưu
thông đồng thời kiểm soát được lạm phát.
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG NGÍN HÍNG ĐỐI VỚI SỰ PHÍT TRIỂN
CỦA KINH TẾ NGOÍI QUỐC DOANH:
1.2.1 Đặ c đ i ể m c ủ a các th nh phà ầ n kinh t ế ngo i quà ố c doanh:
Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có những đặc thù riêng cụ thể.
Thứ nhất: Ở nước ta hiện nay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hầu hết là
các đơn vị trẻ, ngành nghề kinh doanh phong phú dễ tiếp nhận và nhạy bén với kỹ
thuật mới. Do vậy nó cần phải được phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong
quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta.
Thứ hai: Với thị trường lao động rộng lớn, giá nhân công rẽ mạt, do vậy các thành
phần kinh tế này rất có lợi thế về kinh nghiệm làm ăn, truyền thống sản xuất của
người lao động, nó thừa hưởng thành quả và sự phù hợp với xu thế phát triển của
các đơn vị kinh tế trên thế giới và chủ trương đổi mới cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Thứ ba: Việc sắp xếp lại các dịch vụ nhà nước đã chuyển dịch một tỷ lệ đáng kể
"chất xám" từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân. Hơn thế nữa, nội
lực năng động trong phương thức phân phối thu nhập sẽ tạo kênh dòng chảy các
cán bộ quản lý giỏi, lao động kỹ thuật cao từ các doanh nghiệp nhà nước về các
đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Nó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế này
phát triển.
Thứ tư: Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mục đích cuối cùng là lợi
nhuận. Nhưng thành phần này mang tính chất "tự thân vận động". Do vậy mục đích
của nó là cạnh tranh có hiệu quả để đạt lợi nhuận cao bằng mọi thủ đoạn trong sản
xuất, kinh doanh.
Thứ năm: Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tính sở hữu, tư hữu, hiệu
quả sản xuất kinh doanh gắn liền với người sản xuất, bộ máy gọn nhẹ, năng động.
Qua các đặc điểm của nền kinh tế ngoài quốc doanh ta thấy nó rất phù hợp với sự
phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Nếu nhà nước có một chính sách và một
môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển thì họ sẽ đóng góp một tỷ
trọng đáng kể cho tăng trưởng GDP trong cả nước, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, góp phần giảm tệ nạn xã hội trong nền kinh tế.
1.2.2 Vai trò c ủ a kinh t ế ngo i quà ố c doanh:
Ng y nay, dà ưới sự lãnh đạo của Đảng với các đường lối đổi mới đúng đắn
kịp thời, các th nh phà ần kinh tế ngo i quà ốc doanh đã có chỗ đứng bình đẳng so
với kinh tế quốc doanh. Do vậy nó đã v à đang phát huy thế mạnh sẵn có để góp
phần phát triển nền kinh tế đất nước. Vị trí quan trọng của nó đã được khẳng
định trong cơ cấu phát triển kinh tế nhiều th nh phà ần ở nước ta hiện nay. Vai trò
của nó được thể hiện ở các mặt cụ thể sau:
+ Kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng
sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng phong phú, chất lượng cao, tạo quỹ tiêu dùng
và xuất khẩu.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang có
nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, góp phần tạo thế cân đối quỹ
hàng hoá cho các địa phương trong cả nước mà đồng thời còn là nguồn lực
chính tạo ra sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.
+ Kinh tế ngoài quốc doanh giải phóng mọi năng lực sản xuất và đối thủ cạnh tranh
với thành phần kinh tế quốc doanh, giúp cho sự phát triển của nền kinh tế ngày
càng sôi động.
Kinh tế ngoài quốc doanh có những đặc điểm về tính sở hữu cao, bộ máy sản
xuất kinh doanh rất năng động, nhạy bén, hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn liền
với người sản xuất, họ đều có mục đích vì quyền lợi của chính cá nhân mình, ít gia
đình, ít người thân... đó là điều kiện giúp cho kinh tế ngoài quốc doanh phát huy
được mọi tiềm năng. Mặt khác nền kinh tế thị trường sẽ hoạt động có hiệu quả
mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng và cho xã hội khi và chỉ khi có cạnh
tranh. Có cạnh tranh thì người sản xuất mới chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh hơn để làm thế nào sản phẩm của mình sản xuất ra được thị trường chấp
nhận và tiêu thụ được. Với đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo điều kiện
để kinh tế ngoài quốc doanh tiết kiệm chi phí sản xuất, tìm kiếm mặt hàng mới,
khai thác thị trường mới, luôn nhanh nhạy xoay chuyển tình thế kịp thời phù hợp
với nhu cầu thị trường, đưa ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp giá cả
hợp lý. Những nhân tố trên là những nhân tố đầy sức hấp dẫn đối với quy luật cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường.
+ Kinh tế ngoài quốc doanh tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hiện
nay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà
nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên,
bởi vì thu nhập trong dân cư ngày càng tăng thì nhu cầu về sinh hoạt của nhân
dân ngày càng lớn. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội, về phía các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh họ luôn phải tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh và cũng là để tăng nguồn thu cho chính các đơn vị và nguồn thu cho
ngân sách nhà nước.
+ Kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang giải quyết một số vấn đề nan giải, đó là vấn
đề công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đẩy lùi
các tệ nạn xã hội. Từ đó ta thấy rằng: Sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh
là một giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động.
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế ngoài quốc
doanh:
Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh cho thấy khu
vực kinh tế này có một tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên xem xét một cách toàn diện thì
kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết.
Kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta là một khu vực kinh tế mới được vực dậy
và đang ở thời kỳ khởi đầu của sự phát triển, cho nên vẫn còn tồn tại của cơ chế cũ,
phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta bộ phận lớn là được khôi phục lại và
thành lập thêm các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã . . .
Để phát huy tính năng động trong kinh doanh, khai thác tối da nguồn lực sẵn
có trong khu vực kinh tế này, nhà nước cần hỗ trợ cho họ để tạo điều kiện cho họ
phát triển lành mạnh. Một giải pháp hữu hiệu nhất đó là đầu tư vốn hỗ trợ cho khu
vực kinh tế này qua kênh tín dụng ngân hàng. Từ đó đã khẳng định vai trò của tín
dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau:
+ Tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
Bất kỳ một đơn vị nào để tiến hành sản xuất kinh doanh được thì cũng cần phải
có vốn, và cũng vậy đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ra đời và
phát triển thực hiện quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng cũng cần có
một nguồn vốn đủ để mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động và các chi phí
khác. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức để cạnh tranh
và phát triển trong nền kinh tế thị trường và để phân tán những rủi ro trong kinh
doanh. Các thành phần kinh tế này thường phải huy động thêm nguồn từ bên
ngoài, nguồn vốn quan trọng nhất để bổ sung vốn cố định và vốn lưu động cho
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đó là nguồn vốn tín dụng từ các ngân
hàng thương mại.
+ Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế nói
chung và kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng thực hiện quá trình tái sản xuất mở
rộng, ứng dụng khoa học kỹ thuật... Thông qua các khoản tín dụng ngân hàng
thương mại. Như vậy tín dụng trở thành người trợ thủ đắc lực cho các đơn vị này
trong việc thỏa mãn cơ hội kinh doanh. Khi có cơ hội kinh doanh, các đơn vị này
cần phải mở rộng sản xuất, gia tăng lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường,
khi cơ hội sản xuất không còn vốn thì ngân hàng sẽ cho vay.
Nguồn này ngân hàng huy động từ nhiều nơi khác nhau, như huy động từ dân
cư, các tổ chức kinh tế trong nước, ngoài nước. . .
+ Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập,
thực hiện mục tiêu của chính phủ là phát triển kinh tế đa thành phần, phát huy
vai trò của Tín dụng ngân hàng để đạt được mục tiêu đổi mới, cơ cấu kinh tế,
phát triển kinh tế ngoài quốc doanh góp phần đưa nền kinh tế nước ta lên một vị
trí mới. Đặc biệt là nguồn vốn tín dụng để giúp các đơn vị có điều kiện thuận lợi
mở rộng sản xuất kinh doanh, để theo kịp, hoà nhập vào kinh tế thế giới.
1.3 VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÍN NGÍN HÍNG:
Hạch toán kế toán l khoa hà ọc quản lý, nghiên cứu quá trình tái sản xuất xã
hội thông qua sự hình th nh v và à ận động của t i sà ản (vốn) trong nền kinh tế xã
hội. Do vậy, đối tượng của hạch toán kinh tế nói chung v Kà ế toán ngân h ng nóià
riêng đều l và ốn cũng như sự vận động của nó trong nền sản xuất xã hội. Nghiên
cứu Kế toán ngân h ng cà ũng chính l sà ự nghiên cứu về vốn v sà ự vận động của
nó, đồng thời cũng thấy rõ được tầm quan trọng của kế toán ngân h ng trongà
hoạt động của ngân h ng nói chung v tín dà à ụng ngân h ng nói riêng.à
1.3.1 Vai trò c ủ a k ế toán ngân h ng:à
Kế toán ngân hàng là hệ thống thông tin phản ánh hoạt động của ngân hàng.
Kế toán ngân hàng cung cấp những số liệu về huy động vốn, sử dụng vốn, thu
nhập, chi phí, lợi nhuận của từng loại nghiệp vụ và của toàn bộ ngân hàng. Qua đó
ta có thể thấy được ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không? đồng thời cũng
thấy được triển vọng của ngân hàng để từ đó ra những quyết định kịp thời nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài sản.
Hầu hết các nghiệp vụ của kế toán ngân h ng à đều liên quan đến các ng nhà
kinh tế khác vì thế kế toán ngân h ng không chà ỉ phản ảnh tổng hợp hoạt động
của bản thân ngân h ng m còn phà à ản ảnh tổng hợp hoạt động của nền kinh tế
thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng... giữa ngân h ng và ới các đơn vị tổ chức kinh
tế, các doanh nghiệp trong to n bà ộ nền kinh tế quốc dân.
Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng giúp cho các giao dịch
trong nền kinh tế được tiến hành một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn.
Những số liệu do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế
quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng và
làm căn cứ cho việc hoạt động, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo hoạt
động của toàn bộ nền kinh tế.
1.3.2 Nhi ệ m v ụ c ủ a k ế toán ngân h ng:à
Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, kế toán ngân hàng có các nhiệm vụ sau
đây:
- Kế toán ngân hàng ghi nhận, phản ảnh chính xác, đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng theo
đúng pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và các thể lệ, chế độ kế toán ngân
hàng. Trên cơ sở đó để bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài
sản của toàn xã hội bảo quản tại ngân hàng.
- Kế toán ngân h ng phân loà ại nghiệp vụ tổng hợp số liệu theo đúng phương
pháp v theo nhà ững chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời
phục vụ lãnh đạo thực thi chính sách quản lý v chà ỉ đạo hoạt động kinh doanh
của ngân h ng.à
- Kế toán ngân hàng giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước, các nghiệp vụ bên nợ và
bên có ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống, góp phần tăng cường
kỹ luật tài chính, cũng cố chế độ hạch toán kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
- Kế toán ngân hàng tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn
minh. Giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp
vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng góp phần thực
hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng.
1.3.3 Nhi ệ m v ụ c ủ a k ế toán cho vay ngo i quà ố c doanh:
Ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ kế toán của ngân hàng nói chung, kế
toán cho vay phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Kế toán cho vay thực hiện việc ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các
nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi của ngân hàng.
- Tính và thu lãi đầy đủ, chính xác để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.
- Kế toán cho vay có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ cho vay của khách hàng
bao gồm hồ sơ pháp lý (hồ sơ chứng minh về đảm bảo tiền vay) và hồ sơ vay vốn;
theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ để thu hồi nợ và lãi kịp thời.
- Kế toán cho vay phối hợp với bộ phận tín dụng quản lý các khoản cho vay đem
lại hiệu quả cao của mỗi món vay: cụ thể kế toán cho vay cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời số liệu về những món đã quá hạn, đến hạn, sắp đến hạn để cán bộ tín
dụng có kế hoạch đôn đốc thu hồi nợ kịp thời đồng thời cung cấp cho lãnh đạo
quản lý, điều hành có hiệu quả.