Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Kế Toán Tiền Lương và Các Khoản Trích Theo Lương tại Công ty Điện Tử Sao Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.68 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
--- o0o ---

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THU LINH
Lớp
: KẾ TOÁN ĐỊNH KỲ K39
Giáo viên hướng dẫn : THẠC SỸ ĐOÀN THANH NGA

Hà Nội, 2010


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

MỤC LỤC
Hà Nội, 2010.........................................................................................................1
Thủ quỹ............................................................................................................15
Người nhận tiền...............................................................................................15
Thủ quỹ............................................................................................................23
Người nhận tiền...............................................................................................23
Quy chế trả lương............................................................................................25

SV: Nguyễn Thu Linh


Lớp: Kế toán định kỳ K39


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
LĐTL
BHXH
BHYT
KPCĐ
TK
CNV
CPSXKD
DN
TM
ĐV
NV
SX
ĐC
LV
HS
QLPX
BH
QLDN
BHTN
PX

SV: Nguyễn Thu Linh


CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Tài khoản
Công nhân viên
Chi phí sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp
Tiền mặt
Đơn vị
Nhân viên
Sản xuất
Đồng chí
Làm việc
Hệ số
Quản lý phân xưởng
Bán hàng
Quản lý doanh nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp
Phân xưởng

Lớp: Kế toán định kỳ K39


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả CNV......................................28

Sơ đồ 2.2. Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung..Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương Error: Reference source
not found

BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng hệ số lương theo chức danh...................................................24
Hà Nội, 2010.........................................................................................................1
Số: PC0310123...........................................................................................15
Thủ quỹ............................................................................................................15
Người nhận tiền...............................................................................................15
Số: PC0310128...........................................................................................23
Thủ quỹ............................................................................................................23
Người nhận tiền...............................................................................................23
Quy chế trả lương............................................................................................25

SV: Nguyễn Thu Linh

Lớp: Kế toán định kỳ K39


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, chế độ hạch toán kinh tế,
kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng
vững và phát triển.
Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh

tế. Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế
toán để biết tình hình và kết quả kinh doanh. Kế toán cung cấp bức tranh toàn
cảnh về tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
mình cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình sản xuất kinh
doanh. Các báo cáo kế toán cũng giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết
được quá trình kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không từ đó đưa
ra những biện pháp phù hợp nâng cao hiêụ quả trong quá trình kinh doanh để
thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa.
Trong thời đại ngày nay, với cơ thế thị trường mở cửa thì tiền lương là
một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người
lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lao động là
một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất.
Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên
giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong
quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần
hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

để cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên trong
doanh nghiệp.
Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên

đã thực hiện, tiền lương là phần thu nhập chính của công nhân viên. Trong các
doanh nghiệp hiện nay việc trả lương cho công nhân viên có nhiều hình thức
khác nhau. Ngoài tiền lương để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu
dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn
phải vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích
BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. Trong đó, BHXH được trích lập để trợ cấp
cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như:
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu... BHYT để trợ cấp cho
việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. Kinh phí
công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc,
bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương các khoản trích lập
các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Các vấn đề đã phân tích ở trên chính là lí do em lựa chọn làm về chuyên
đề “Kế Toán Tiền Lương và Các Khoản Trích Theo Lương” tại Công ty
Điện Tử Sao Mai để làm báo cáo thực tập chuyên ngành.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập chuyên ngành
của em gồm 3 phần:
Chương 1: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương
của Công ty Điện tử Sao Mai
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Điện tử Sao Mai
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Điện tử Sao Mai

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

2



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Mặc dù em đã cố gắng nhưng do khả năng của bản thân còn hạn chế nên
bản báo cáo thực tập không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Đoàn Thanh Nga để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty
Điện tử Sao Mai nói chung và các cô chú, anh chị phòng tài chính kế toán nói
riêng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại
Công ty Điện tử Sao Mai, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Đoàn
Thanh Nga.
Hà Nội, tháng 9 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thu Linh

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

3


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
1.1 .ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
- Tổng số cán bộ, công nhân viên là 301 người. Trong đó
+ Có trình độ đại học và trên đại học là 66 người.
+ Trung cấp là 45 người.
+ Sơ cấp và chưa qua đào tạo là 190 người.
Công ty Điện tử Sao Mai là một doanh nghiệp có số lao động tương đối

đông nhưng rất ổn định từ 292 - 295 người.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao và ổn định,
phần lớn họ đều được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
và công nhân kỹ thuật nên khả năng làm việc tốt và hiệu quả cao, phát huy tốt
khả năng của mình cũng như việc vận dụng kiến thức vào thực tế. Dù quân số
đông nhưng Công ty bố trí phù hợp cho từng bộ phận nên kết cấu hợp lý,
không bị xáo trộn mà vẫn tăng được quân số, tạo công ăn việc làm ổn định
cho người lao động. Hàng năm Công ty cũng tổ chức đào tạo, nâng cao
nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như cử đi học ở các trường đại học, trường
công nhân kỹ thuật..., cũng như việc đào tạo tại chỗ thường xuyên nhằm nâng
cao trình độ, phấn đấu phát huy, tạo điều kiện phát triển Công ty. Kết quả của
việc phân công lao động hợp lý trong toàn Công ty đã giảm được lượng lao
động mà vẫn tăng năng suất lao động.
- Phân loại lao động trong Công ty :
Cách phân loại lao động trong Công ty là phân loại lao động theo quan hệ với
quá trình sản xuất kinh doanh, với cách phân loại này thì có 2 nhóm lao động
gián tiếp và lao động trực tiếp.

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

4


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

+ Lao động trực tiếp là những người lao động trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh trong Công ty như bộ phận công nhân trực tiếp
tham gia sản xuất kinh doanh .
+ Lao động gián tiếp là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty như nhân viên kế toán …

1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
1.2.1. Chế độ tiền lương
Tiền lương giữ một vai trò to lớn trong vấn đề kích thích sản xuất, tiền
lương phát huy một cách hiệu quả các chức năng của mình thì người trả lương
phải hiểu rõ nhu cầu của người lao động, quá trình sản xuất để có thể áp dụng
đúng đắn và hợp lý các hình thức trả lương.
Trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước đã nghiên cứu xây dựng và nhiều
lần sửa đổi chế độ lao động tiền lương thu nhập cho người lao động sao cho
phù hợp các điều kiện kinh tế xã hội. Nhà nước đã ban hành các chính sách
tiền lương đã giúp cho các doanh nghiệp có thể dựa vào đó để quyết định trả
lương hợp lý cho người lao động. Tuy nhiên, người chủ doanh nghiệp cần
phải dựa vào đặc điểm của quá trình lao động và tính chất của sản phẩm đó để
lựa chọn hình thức trả lương phù hợp nhất. Do Công ty là một doanh nghiệp
nhà nước nên việc chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên đều thực hiện trên
cơ sở chế độ tiền lương, thưởng do nhà nước ban hành, bao gồm:
* Lương cơ bản: được trả theo hệ số quy định của nhà nước cộng thêm
các khoản phụ cấp.
Lương cơ bản do nhà nước quy định phải phù hợp với các đặc trưng sau:
- Tương ứng với các trình độ lao động đơn giản nhất.
- Cương độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện họat động bình thường.
- Nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu nhất.
- Tương ứng với giá cả và các tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức
giá trung bình hiện nay ở nước ta.

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

5


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


* Lương khoán: theo định mức và doanh số người lao động đạt được.
* Lương theo giờ.
Ngoài ra cán bộ, công nhân viên còn được hưởng một số chế độ:
+ Khen thưởng theo quý, năm.
+ Tiền bồi dưỡng khi làm việc vào các ngày lễ, tết.
+ Hàng năm được tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát.
+ Khen thưởng các cháu đạt học sinh giỏi là con em các bộ, công nhân viên.
1.2.2. Hình thức trả lương
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của mình. Công
ty áp dụng hai hình thức trả lương đó là:
+ Trả lương theo thời gian.
+ Trả lương theo sản phẩm.
Việc áp dụng hai hình thức này nhằm mục đích:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao kỹ thuật lao động, chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động.
Bảo đảm dân chủ công khai, phân phối kết quả hợp lý giữa các bộ phận
lao động, khuyến khích cán bộ công nhân viên, hăng hái hoàn thành vượt mức
kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động
theo quy định hiện hành.
Hàng tháng thống kê phân xưởng gửi báo cáo sản lượng sản phẩm của
mình lên phòng kế toán để tính lương.
1.3. CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH
LẬP THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
1.3.1. Quỹ tiền lương:
- Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của Công ty do Công ty quản
lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của Công ty gồm:

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39


6


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và
các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp
khu vực….
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do
những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm
niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ
cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công
tác khoa học - kỹ thuật có tài năng.
- Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của Công ty được chia
thành 2 loại : tiền lương chính, tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ
lễ tết, ngừng sản xuất được hưởng lương theo chế độ.
Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản
xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền
lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi
phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 22% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp
CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động…

Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

7


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương thực tế
phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 6% trừ vào lương của người
lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia
đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.
- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan
quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao
động. Tại Công ty hàng tháng Công ty trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị
ốm đau, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng Công ty,
phải thanh toán quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
Hàng tháng Công ty nộp đủ 22% tiền BHXH cho ban BHXH của thành
phố. Sau đó những người nghỉ ốm sẽ được hưởng 75% mức lương, nghỉ do
thai sản sẽ được hưởng 100% mức lương, trợ cấp tai nạn, kế toán BHXH dựa
vào số ngày nghỉ ốm đã được xác nhận của bệnh viện hoặc y tế cơ sở (Số
ngày nghỉ từ 3 ngày trở lên thì phải có xác nhận của y tế bệnh viện), dựa vào

bảng chấm công nghỉ ốm của các tổ chức gửi lên, dựa vào tỷ lệ % theo quy
định của Nhà Nước, và dựa vào tiền lương cấp bậc của từng Cán bộ công
nhân viên.
1.3.3. Quỹ Bảo Hiểm Y Tế
Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định
là 4.5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân
viên của công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

8


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

động. Cơ quan Bảo Hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ
nhất định mà nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo
hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, Công ty
trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công
nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
các đối tượng sử dụng lao động, 1.5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ
BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ
trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ
BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp
cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
1.3.4. Kinh phí công đoàn:
Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công

ty nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời
duy trì hoạt động của công đoàn tại Công ty. Theo chế độ hiện hành hàng
tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực
tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh
doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn
trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại
Công ty để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty. Kinh phí công đoàn
được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm
chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
1.3.5. Bảo hiểm thất nghiệp:
BHTN gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề và tìm việc
làm. Quyền lợi BHTN được áp dụng cho người đang đóng BHTN mà bị mất

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

9


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa tìm được việc làm
mới; với điều kiện là (a) người đó đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong
24 tháng trước khi thất nghiệp, (b) đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH
và (c) chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Mức trợ cấp
BHTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân lương tháng đóng BHTN của
sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp từ 3-12 tháng
tùy thuộc vào thời gian đóng BHTN. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
cũng được hưởng bảo hiểm y tế, do tổ chức BHXH đóng cho họ.
Việc trợ cấp thất nghiệp chấm dứt khi: (a) hết thời hạn được hưởng trợ
cấp thất nghiệp; (b) người đó có việc làm; (c) thực hiện nghĩa vụ quân sự; (d)

hưởng lương hưu; (e) sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức BHXH
giới thiệu…
Người lao động đang làm việc theo các hợp đồng lao động không thời
hạn hoặc có thời hạn từ 12-36 tháng, với người sử dụng lao động mà có sử
dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải tham gia BHTN bắt buộc. Mức
đóng như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng
BHTN.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quĩ tiền lương, tiền công
tháng đóng BHTN của người lao động.
1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG
TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở
đó tính chính xác thù lao cho người lao động đúng, thanh toán kịp thời tiền
lương và các khoản liên quan. Từ đó khuyến khích người lao động quan tâm
đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao
động, nâng cao năng suất lao động, đóng góp tiết kiệm chi phí lao động

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

sống, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho người lao động. Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy
đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Kiểm tra tình hình
huy động và sử dụng tiền lương trong Công ty, việc chấp hành chính sách và
chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Hướng dẫn và

kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ về
lao động, tiền lương. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử
dụng lao động về tiền lương, các khoản trích theo lương vào các chi phí
sản xuất kinh doanh của các bộ phận. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình
hình sử dụng lao động quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả
tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế
độ chính sách về lao động, tiền lương.
Công ty Điện tử Sao Mai được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng:
Ban giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị sản xuất kinh
doanh và các phòng ban chức năng nghiệp vụ. Ban giám đốc gồm 3 người: 1
giám đốc phụ trách chung, 1 phó giám đốc phụ trách hành chính, 1 phó giám
đốc phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu. Các phòng ban chức năng gồm có:
- Văn phòng Công ty
- Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Phòng Thị trường - Hợp tác - Đầu tư
- Ban Chính trị
- Phòng Tài chính
- Phòng lao động - tiền lương:
Chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cho giám đốc trong việc thành
lập, chia tách, sát nhập các phòng ban nghiệp vụ để phục vụ công tác sản xuất
kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển. Quản lý cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển và làm công tác

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

11


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


hợp đồng lao động theo bộ luật lao động nhà nước đã ban hành. Tham mưu
cho Giám đốc về quỹ lương tháng, cách chi trả các quỹ lương, tiền thưởng kịp
thời, đúng chế độ chính sách, công bằng và đúng pháp luật. Hàng năm tham
mưu cho giám đốc nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên theo hướng dẫn
của ngành, Nhà Nước. Quản lý kiểm tra đôn đốc đơn vị thành viên thực hiện
nghiêm túc công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động và quản lý hồ sơ của
cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Phòng tổ chức lao động tiền lương có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty.
+ Định hướng lập phương án về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của
công ty trong từng thời kỳ.
+ Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động kể cả trong biên
chế và lao động hợp đồng.
+ Lập phương án tiền lương sản phẩm cho toàn công ty. Thực hiện quản
lý và chỉ đạo tiền lương, quản lý lao động.
+ Xây dựng mức hao phí lao động, an toàn lao động, bảo hộ lao động,
bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đối với công nhân viên.
+ Tổ chức công tác thanh tra, thi đua, khen thưởng.
- Phòng Công đoàn:
Đại diện cho tập thể cán bộ CNV trong công ty luôn đứng ra đảm bảo
sự công bằng quyền lợi cho cán bộ CNV. Nguồn quỹ KPCĐ của công ty được
trích theo đúng tỷ lệ và để trả thưởng cho CBCNV hoàn thành tốt công việc
của mình và thăm hỏi gia đình công nhân khi có công việc hay khi ốm đau.

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

12


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
2.1. KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI
2.1.1. Chứng từ sử dụng
2.1.1.1. Đối với hình thức trả lương theo thời gian
* Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Phiếu chi.
Tại Công ty Điện tử Sao Mai kỳ lĩnh lương chia làm 2 kỳ.
Kỳ I: Tạm ứng lương kỳ này được phát vào ngày 15 của tháng lĩnh
lương. Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán lương kèm theo bảng kê tạm ứng.
Từ bảng kê tạm ứng của các bộ phận kế toán lập bảng tạm ứng lương toàn
Công ty.
Kỳ II: Kỳ thanh toán lương (lĩnh số còn lại theo bảng tính lương, kỳ
này được lĩnh vào ngày cuối tháng của tháng lĩnh lương).
Tiền lương được trả tận tay người lao động. Khi nhận các khoản thu
nhập, người lao động phải ký vào bảng thanh toán tiền lương.
Đối với lao động nghỉ phép vẫn được hưởng lương thì phần lương này
cũng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Việc nghỉ phép thường đột
xuất, không đều đặn giữa các tháng trong năm do đó cần tiến hành trích trước
tiền lương nghỉ phép của công nhân vào chi phí của từng kỳ hạch toán. Như
vậy, sẽ không làm cho giá thành sản phẩm bị biến đổi đột ngột.

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

13



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

* Ví dụ : Giấy đề nghị tạm ứng lương kỳ I tháng 3 cho CNV toàn Công ty

Điện tử Sao Mai có mẫu như biểu 2.1.
Hàng tháng căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng lương kế toán làm thủ tục
tạm ứng lương cho cán bộ CNV.
Biểu 2.1. Giấy đề nghị tạm ứng lương
Đơn vị : Công ty Điện tử Sao Mai
Địa chỉ: Phòng tài chính kế toán

Mẫu số 03 LĐTL (Ban hành theo
QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Sao Mai
Tên tôi là: Nguyễn Thu Trang
Địa chỉ: Kế toán tiền lương - Phóng Tài chính kế toán.
Đề nghị tạm ứng số tiền: 101.790.000 (viết bằng chữ: Một trăm linh
một triệu bảy trăm chín mươi nghìn đồng chẵn).
Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương kỳ I tháng 03 năm 2010 .
(Có bảng kê kèm theo)
Thời gian thanh toán: 31/03/2010
Ngày 10 tháng 03 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị

Kế toán


(Ký, họ tên)

trưởng
(Ký, họ tên)

Phụ trách bộ phận

Người đề nghị tạm

(Ký, họ tên)

ứng
(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

14


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

- Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng lương tháng 3 năm 2010, kế toán lập
phiếu chi lương có mẫu như biểu số 2.2.
Biểu 2.2. Phiếu chi tạm ứng lương

Đơn vị: Công ty Điện tử Sao
Mai
Địa chỉ: Hà Nội


Số: PC0310123
Nợ TK 3341
Có TK 1111
Phiếu Chi

Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thu Trang
Địa chỉ: Thủ quỹ
Lý do: Chi lương tạm ứng kỳ I tháng 3 năm 2010 cho toàn Công ty.
Số tiền: 101,790,000VNĐ (Bằng chữ: Một trăm linh một triệu bảy trăm
chín mươi nghìn đồng chẵn).
Kèm theo: Bảng kê lương làm chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền: (Bằng chữ: Một trăm linh một triệu bảy trăm chín
mươi nghìn đồng chẵn).
Ngày 15 tháng 3 năm 2010
Thủ trưởng
đơn vị

(Ký, họ tên)

Kế toán
tr
ư

n
g
(Ký, họ tên)

Người lập
phiếu


Thủ quỹ

Người nhận
tiền

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

15


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

16


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Hàng ngày trưởng phòng sẽ tiến hành chấm công đi làm của nhân viên cho phòng của mình có mẫu như biểu số 2.3 sau
đó cuối tháng gửi về phòng lao động tiền lương để tính lương
Biểu 2.3. Bảng chấm công
Đơn vị: Điện tử Sao Mai


Mẫu số: 01a - LĐTL

Bộ phận: Phòng tài chính

(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Bảng chấm công
Tháng 3/2010
Số
TT

Họ và Tên

Cấp bậc
lương hoặc
cấp bậc
chức vụ

A

B

C

1

Phạm Hà Đông

2
3


Các ngày trong tháng

Quy ra công

1

2

3

4

5

6

7

8

...

...

29

30

Số công

hưởng
lương sản
phẩm

1

2

3

4

5

6

7

8

...

...

29

30

31


TP

x

x

x

x

x

...

...

x

x

26

Nguyện Thị Nhàn

PP

x

x


x

x

x

...

...

x

x

26

TL1

x

x

p

p

x

...


...

x

x

26

4

Tạ Minh Ngọc
Nguyễn Tiến
Minh

TL2

x

x

p

p

x

...

...


x

x

26

5

Nguyễn Thu
Trang

TL3

x

x

x

x

x

...

...

x

x


27

6

Nguyễn Thánh
Trung

TL3

x

x

x

x

x

...

...

x

x

28


6

6

5

5

6

...

...

6

6

133

Cộng

Số công
hưởng
lương
thời gian

Số công nghỉ
việc hưởng
100% lương


Số công nghỉ
việc hưởng ...
% lương

Số công
hưởng
BHXH


nhận

32

33

34

35

36

Ngày 30 tháng 3 năm 2010

Người chấm công
(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

Người duyệt

(Ký, họ tên)

Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)

17


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán làm bảng thanh toán lương có mẫu như biểu số 2.4
Biểu 2.4. Bảng thanh toán lương phòng tài chính
Đơn vị: Điện tử Sao Mai

Mẫu số: 03 - LĐTL
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)

Bộ phận: Phòng tài chính

Bảng Thanh Toán Lương
Tháng 3/2010
T
T

Họ và tên

Công
Va


Công
Vb

Hệ
số
Va

1

Phạm Hà
Đông

26

19

5.32

2

Nguyễn
Thị Nhài

26

19

4.66

3


Tạ Minh
Ngọc

26

19

4.2

4

Nguyễn
Thu Trang

27

20

3.84

5

Nguyễn
Thành
Trung

28

12


6

Nguyễn
Tiến Minh

26

Tổng số

159

Các khoản khấu trừ

Lương Va

Hệ số
Vb

Lương Vb

Tổng
lương

BHXH 6%

BHYT 1.5%

BHTN 1%


Tổng

Tạm ứng
kỳ 1

Kỳ II được
lĩnh

5,048,680

8

3,200,000

8,248,680

494,921

123,730

82,487

701,138

3,000,000

5,248,680

4,422,340


5

2,000,000

6,422,340

385,340

96,335

64,223

545,899

2,300,000

4,122,340

3,985,800

3

1,200,000

5,185,800

311,148

77,787


51,858

440,793

1,800,000

3,385,800

3,644,160

2.5

1,000,000

4,644,160

278,650

69,662

46,442

394,754

1,600,000

3,044,160

3.27


3,103,230

2

800,000

3,903,230

234,194

58,548

39,032

331,775

1,400,000

2,503,230

19

3.27

3,103,230

2

800,000


3,903,230

234,194

58,548

39,032

331,775

1,400,000

2,503,230

108

24.6

23,307,440

22.5

9,000,000

32,307,440

1,938,446

484,612


323,074

2,746,132

11,500,000

20,807,440

Phụ cấp

219,000

73,000

292,000

Tổng số tiền (viết bằng chữ) : Ba mươi hai triệu ba trăm linh bảy nghìn bốn trăm bốn mươi đồng.
Ngày 30 tháng 3 năm 2010
Người lập biểu

Kề toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)


SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

18


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

2.1.1.2 .Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm
* Chứng từ sử dụng: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
* Ví dụ 2: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của phân
xưởng lắp ráp số II có mẫu như biểu 2.5.
Hàng ngày quản đốc theo dõi và xác nhận số sản phẩm của công nhân
làm ra, cuối tháng tổ nghiệm thu lập phiếu xác định sản phẩm và công việc
hoàn thành.
Biểu 2.5. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Mẫu số: 05-LĐTL

Công ty Điện Tử Sao Mai

Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC
ngày 20-03-2006 của Bộ Tài chính

PHIẾU XÁC NHẬN
Sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Tháng 03 năm 2010
Tên phân xưởng: Phân xưởng lắp ráp II
Đơn vị tính: đồng
Số


Loại sản phẩm

ĐVT Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi

TT
1 Ô cắm
chiếc 12.000
35.000
420.000.000
2 Chấn lưu điện tử
chiếc 11.000
25.000
275.000.000
Cộng
23.000
695.000.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu trăm chín năm triệu chẵn.

chú

Người giao việc

Người nhận việc


Người kiểm tra chất lượng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Căn cứ vào phiếu xác định sản phẩm hoặc công việc hoàn thành kế toán
lập bảng thanh toán lương có mẫu như biểu số 2.6

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

19


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Biểu 2. 6. Bảng thanh toán lương phân xưởng lắp ráp II
Đơn vị: Điện tử Sao
Mai

Mẫu số: 03 - LĐTL

Phân xưởng lắp
ráp II


(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 03/2010
Đơn vị tính: đồng
Tổng tiền lương và thu nhập
Số
TT

Họ và
tên

1

Lê Thị
Minh

2
3


Phạm
Quốc
Tuấn
Đào
Văn
Quân


Cộng

Lương theo sản phẩm
SP
Đơn
hoàn
giá
Số tiền
thành TLSP

Nghỉ
hưởng
100%
lương

Phụ
cấp

Các khoản khấu trừ
Tổng

BHXH 6%

BHYT
1.5%

BHTN 1%

Tổng


Tạm ứng
kỳ I

Kỳ II được
lĩnh

234

8,000

1,872,000

1,872,000

112,320

28,080

18,720

159,120

680,000

1,192,000

300

8,000


2,400,000

2,400,000

144,000

36,000

24,000

204,000

870,000

1,530,000

287

8,000

2,296,000

2,296,000

137,760

34,440

22,960


195,160

840,000

1,456,000





















23000

8,000


184,000,000

184,000,000

11,040,000

2,760,000

1,840,000

15,640,000

2,390,000

4,178,000





Ngày 30 tháng 3 năm 2010
Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kề toán
trưởng
(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39


Giám đốc
(Ký, họ tên)

20


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phòng ban, PX kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương
Biểu 2.7: Bảng tổng hợp tiền lương
Đơn vị: Điện tử Sao Mai

Mẫu số: 03 - LĐTL
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
Tháng 03/2010
Đơn vị tính: đồng
STT

Bộ phận

Tổng số lương

I

BPQLDN

II


III

Các khoản phải khấu trừ

Tạm ứng kỳ I

Kỳ II được lĩnh

19,292,182

82,400,000

144,566,852

378,935
404,046
323,074
355,036
231,772
576,804

3,220,952
3,434,395
2,746,132
3,017,803
1,970,063
4,902,837

13,800,000

14,700,000
11,500,000
12,900,000
8,400,000
21,100,000

24,093,548
25,704,649
20,807,440
22,603,567
14,777,215
36,580,433

6,662,700

4,441,800

37,755,300

11,890,000

432,290,000

15,610,800
11,040,000

3,902,700
2,760,000

2,601,800

1,840,000

22,115,300
15,640,000

9,500,000
2,390,000

250,680,000
181,610,000

20,500,000

1,230,000

307,500

205,000

1,742,500

7,500,000

13,000,000

20,500,000

1,230,000

307,500


205,000

1,742,500

7,500,000

13,000,000

BHXH 6%

BHYT 1.5%

BHTN 1%

Tổng cộng

226,966,852

13,618,011

3,404,503

2,269,669

Ban giám đốc
Phòng B1 KH - TC
Phòng TC B4
Phòng B8 - Kỹ thuật
Phòng B14

Phòng B15 Hành chính

37,893,548
40,404,649
32,307,440
35,503,567
23,177,215
57,680,433

2,273,613
2,424,279
1,938,446
2,130,214
1,390,633
3,460,826

568,403
606,070
484,612
532,554
347,658
865,206

Nhân viên sản xuất

444,180,000

26,650,800

PX lắp ráp số I

PX lắp ráp số II

260,180,000
184,000,000

Bộ phận bán hàng
CP bán hàng

Ngày 30 tháng 03 năm 2010

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thu Linh - Lớp: Kế toán định kỳ K39

Kề toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên)

21


×