Tải bản đầy đủ (.ppt) (80 trang)

Bài giảng môn học công tác xã hội, vai trò của công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 80 trang )

Bài 1: Khái quát chung về CTXH
Định nghĩa

Nhân viên CTXH

Lịch sử hình thành

Đối tượng CTXH

Mục tiêu

Vai trò của NV CTXH

Chức năng

Mối quan hệ của CTXH


Các định nghĩa CTXH


Định nghĩa của Hiệp hội
quốc gia nhân viên xã hội
Mỹ (NASW - 1970): "Công
tác xã hội là một chuyên
ngành để giúp đỡ cá nhân,
nhóm hoặc cộng đồng tăng
cường hay khôi phục việc
thực hiện các chức năng xã
hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm


đạt được các mục tiêu đó


Định nghĩa


Theo Foundation of Social Work Practice: Công
tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ
mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt
được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công
tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó
dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc
nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một
lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những
kỹ năng chuyên môn hoá.


Định nghĩa CTXH
 Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội
Quốc tế (7/2000 tại Montréal, Canada (IFSW):
Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người,
tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp
cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.
Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ
thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những
điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân
quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản
của nghề.



CTXH tại Việt Nam
 Thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội là
một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao
được thực hiện theo những nguyên tắc và phương
pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm
người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống
của họ. Qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu
vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã
hội.


CÔNG TÁC XÃ HỘI

Là một khoa học,
một nghề trợ giúp

Đối tượng: Các cá nhân,
nhóm, cộng đồng yếu thế

Công cụ: Nguồn lực của ĐT
và các hệ thống xung quanh

CTXH


Mục đích của CTXH
  Tạo điều kiện thuận lợi hòa nhập cộng đồng cho những nhóm 

người bị cách ly khỏi xã hội, hoặc dễ bị tổn thương

 Xóa bỏ những rào cản, thách thức, bất bình đẳng
 Hỗ trợ và huy động nguồn lực để giải quyết vấn đề
 Khuyến khích người dân tham gia các hoạt động phát triển 
chung
 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp với 
nguyên tắc đạo đức của nghề
 Hỗ trợ sự thay đổi các điều kiện để trợ giúp cá nhân trong tình 
trạng cách li với xã hội, không có tài sản và dễ bị tổn thương


Các nhiệm vụ cụ thể của CTXH


CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN


Với tư cách thể chế, hệ  thống  quốc  gia  bao  gồm  các 
chương trình, tiền trợ cấp, dịch vụ giúp con người đáp  ứng nhu cầu xã 
hội, kinh tế, giáo dục và sức khỏe của họ, là cơ sở của sự tồn tại xã hội 
(Zastrow, 1996:5­6)
Với  tư  cách  là  ngành  khoa  học  chuyên  môn,  phúc  lợi  xã  hội 
nghiên cứu các cơ sở, chương trình, nhân lực, chính sách, các dịch vụ xã 
hội  cho  cá  nhân,  nhóm  và  cộng  đồng.  Một  trong  các  chức  nưng  của 
ngành phúc lợi xã hội là giáo dục và huấn luyện nhận viên xã hội

PHÚC LỢI XÃ HỘI


Sự  bảo  vệ  được  xã  hội  cung  cấp  cho  các  thành  viên  của  mình 
thông  qua  hệ  thống  các  chính  sách  công  cộng  chống  lại  sự  suy  sụp  về 

kinh tế và xã hội gây ra bởi sự dựng hoặc giảm đáng kể thu nhập do ốm 
đau, nuôi con cái, tai nang lao động, thất nghiệp, tàn tật, già hóa và chết 
(Ví  dụ  sự  cung  cấp  chăm  sóc  y  tế;  sự  cung  cấp  các  tài  trọ  cho  các  gia 
đình có trẻ em (ILO)

AN SINH XÃ HỘI


Bảo  trợ  xã  hội  bao  gồm  các  chính  sách  và  chương  trình  giảm 
nghèo và giảm số người dễ bị tổn thương bằng việc thúc đẩy thị trường lao 
động có hiệu quả, hạn chế nguy cơ con người gặp rủi ro, nâng cao năng lực 
tự bảo vệ mình trước các mối nguy hiểm và sự mất thu nhập (Ngân hàng 
phát triển Châu Á, 2011)
Bảo trợ xã hội là: 1/sự hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo 
và dễ bị tổn thương: 2/bảo hiểm xã hội: 3/các hoạt động khác nhằm giảm 
tính dễ bị tổn thương gây ra bởi những nguy cơ cao như thất nghiệp, tuổi 
già, khuyết tật (Nguyễn Ngọc Khiêm, Nguyễn Hải Hữu – 2004) 

BẢO TRỢ XÃ HỘI


Các chương trình dịch vụ và các hoạt động khác để
đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã hội. Có
nhiều động cơ hoặc lý do cho việc cung cấp các dịch
vụ xã hội (phúc lợi xã hội). Các mục tiêu hợp pháp và
vô cùng quan trọng ccuar phục lợi xã hội như sau:
- Các mục tiêu nhận đạo và công bằng xã hội
- Mục tiêu điều chỉnh
- Mục tiêu phát triển


CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI


Hỗ trợ xã hội gồm các dịch vụ phúc lợi và dịch vụ xã
hội cho các nhóm người dễ bị tổn thương như khuyết
tật về thể chất và tinh thần, mồ côi, nghiện ngập,
cung cấp có thể bao gồm tiền hay các dạng hỗ trợ
khác như tem phiếu lương thực và tiền trợ cấp gia
đình, các trợ cấp tạm thời như nhà ở, trợ giá, thuế…
các lương thực chủ yếu trong thời gian khủng hoảng
(Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB)

TRỢ GIÚP XÃ HỘI


Lịch sử hình thành CTXH thế giới
Thời kỳ tiền khoa học:
 Nhà thờ và các trợ giúp của tôn giáo
 Hiệp ước Nga – Hi Lạp 911
 Đạo luật Elizabeth (1601)
 Phong trào Ngôi nhà định cư (1890)
 Năm 1898, Hiệp hội các tổ chức từ thiện Mỹ ra đời


Lịch sử hình thành
Thời kỳ khoa học:
 Năm 1901, ngành CTXH được đào tạo trình độ đại
học
 1955, Hiệp hội nhân viên CTXH quốc gia (Hoa Kỳ)
được thành lập

 Năm 1956, Liên đoàn quốc tế những người làm
CTXH ra đời


Các nguyên tắc của CTXH
  Chấp nhận đối tượng
 Tôn trọng quyền tự quyết
 Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề
 Đảm bảo tính khác biệt trọng mối trường hợp
 Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về 
trường hợp của đối tượng
 Tự ý thức về bản thân
 Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp


CÁC TIÊU CHUẨN ĐẠO
ĐỨC TOÀN CẦU CỦA
NV CTXH


Các tiêu chuẩn chung về Ứng xử đạo đức
 Nỗ  lực  hiểu  biết  thân  chủ  cũng  như  hệ  thống  thân 
chủ, và những yếu tố  ảnh hưởng đến hành vi và dịch 
vụ cần có
 Ủng hộ và nâng cao các giá trị, hiểu biết các phương 
pháp nghề nghiệp, kiềm chế trước bất kỳ hành vi nào 
ảnh hưởng đến nghề nghiệp
 Nhận ra các giới hạn về nghề nghiệp và cá nhân
 Khuyến  khích  sử  dụng  tất  cả  sự  hiểu  biết  và  các  kỹ 
năng liên quan



Các tiêu chuẩn chung về Ứng xử đạo đức
 Áp  dụng  các  phương  thức  liên  quan  để  phát  triển 
thông qua hiểu biết
 Đóng góp ý kiến chuyên môn về sự phát triển thông 
qua hiểu biết
 Đóng  góp  ý  kiến  chuyên  môn  về  sự  phát  triển  các 
chính sách và chương trình nâng cao chất lượng cuộc 
sống trong xã hội
 Xác định và hiểu những yêu cầu của xã hội
 Xác định và có hiểu biết bản chất của vấn  đề xã hội 
thuộc cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia và quốc tế


Các tiêu chuẩn chung về Ứng xử đạo đức
 Xác định và có hiểu biết công việc của nghề CTXH
 Cần đảm bảo sự rõ ràng minh bạch những hành động 
dù là cá nhân hay đại diện cho hiệp hội, cơ quan, tổ 
chức chuyên nghiệp


Khái niệm Nhân viên Xã hội
 Nhân viên xã hội là người được đào tạo công tác xã 
hội (có bằng đạo học hay thạc sĩ, sử dụng kiến thức 
và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá 
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, hay xã hội, 
nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng 
lực đối phó và giải quyết vấn đề và giúp đỡ họ tìm 
kiếm được các nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiện 

cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người 
với môi trường xung quanh họ , làm cho các tổ chức 
có trách nhiệm với con người và tác động đến các 
chính sách xã hộia


Tôn giáo và CTXH
- Phật giáo: Bố thí là độ đầu tiên trong 6 lục độ để đưa
con người đến cõi Niết Bàn.
- Do Thái giáo: Kinh Talmud mô tả trách nhiệm của
người giàu và quyền của người nghèo.
- Hồi giáo: Thuế từ thiện, Al-Zakat, là một trong năm
tín điều trụ cột của Hồi giáo, theo đó tín đồ Hồi giáo
đạt mức lợi tức hàng năm tương đương 87,48 gram
vàng phải đóng góp 2,5% lợi tức cho từ thiện.
- Ở Âu châu, thế kỷ thứ 16, các tu viện Thiên Chúa
giáo là những cơ quan cứu tế cơ bản, đặc biệt là ở
vùng nông thôn.. Một phần lợi nhuận thu được từ đất
và đóng góp của giáo dân được dùng để giúp đỡ
người nghèo trong cộng đồng.


Nhiệm vụ của Nhân viên xã hội
 Thúc đẩy, phục hồi, duy trì và tăng cường chức năng 
của cá nhân, gia đình và cộng đồng
 Xây dựng hoạch định và thực thi chính sách, chương 
trình
 Theo dõi, kiểm soát các chính sách, chương trình
 Phát triển kiến thức, kỹ năng CTXH



Đạo luật Elizabeth (1601)
- Phong trào rào đất đẩy tá điền đến mức nghèo khổ
- Dịch hạch kéo dài (1347-1351). Nước Anh: Trong 2 năm
1348-1349, dịch bệnh giết chết 4,2 triệu người (chiếm ¼ dân
số)
- Sự băng hoại của giáo hội công giáo Anh; sự tách biệt với
Vatican

 Sự bất ổn cho xã hội Anh
 Luật Người Nghèo Elizabethan nổi tiếng ra đời
(1601)


×