Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Một số biện pháp chữa lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho học sinh trong trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.82 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=======o0o=======

LẠI THỊ MINH HẰNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI CHÍNH TẢ
PHỤ ÂM ĐẦU L - N CHO HỌC SINH
TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo
TS. Lê Thị Thùy Vinh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện
tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em học sinh của trƣờng
Tiểu học Phú Cƣờng và trƣờng Tiểu học Vân Lĩnh đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian làm khóa luận.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể các


bạn. Em kính mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để đề tài
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Lại Thị Minh Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không sao chép và không trùng với bất kì khóa luận nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Lại Thị Minh Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 6
1.1. Một số vấn đề khái quát về chính tả tiếng Việt ...................................... 6
1.1.1. Khái niệm chính tả ............................................................................ 6

1.1.2. Đặc điểm của chính tả tiếng Việt...................................................... 6
1.1.3. Những căn cứ để viết đúng chính tả ................................................. 7
1.1.4. Những lỗi chính tả thường gặp ......................................................... 9
1.2. Phân môn chính tả ở Tiểu học .............................................................. 12
1.2.1. Mục tiêu của phân môn chính tả..................................................... 12
1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn chính tả ................................................... 13
1.2.3. Nội dung phân môn chính tả ở Tiểu học......................................... 13
1.2.4. Quy định lên lớp chung của một bài chính tả................................. 17
Chƣơng 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CHỮA LỖI CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU L - N CỦA HỌC SINH TRONG
TRƢỜNG TIỂU HỌC .................................................................................... 21
2.1. Khảo sát thực trạng lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho học sinh trong
trƣờng Tiểu học ............................................................................................ 21
2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................ 21
2.1.2. Địa điểm điều tra ............................................................................ 21


2.1.3. Phương pháp điều tra ..................................................................... 21
2.1.4. Cách thức điều tra .......................................................................... 21
2.1.5. Kết quả điều tra .............................................................................. 22
2.2. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho học
sinh trong trƣờng Tiểu học........................................................................... 24
2.2.1. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi chính tả phụ âm đầu l - n của
học sinh Tiểu học và cách sửa lỗi ............................................................. 24
2.2.2. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho
học sinh Tiểu học ...................................................................................... 25
2.2.3. Kiến nghị đề xuất ............................................................................ 38
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42
PHỤ LỤC



DANH SÁCH VIẾT TẮT

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

NXB

: nhà xuất bản

SGK

: sách giáo khoa


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, là
khoảng thời gian đầu hình thành nhân cách và năng lực con ngƣời, giúp các
em có những kĩ năng cơ bản, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông
và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong chƣơng trình giáo dục Tiểu học, cùng với các môn học khác, môn
Tiếng Việt có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, chiếm nhiều thời lƣợng và
có tính tích hợp cao. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò hình thành năng

lực ngôn ngữ cho học sinh, giúp các em nắm chắc bốn kĩ năng: nghe, nói,
đọc, viết. Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn là cơ sở giúp các em học tốt
những môn học khác. Một vai trò nữa không thể thiếu của môn Tiếng Việt đó
là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp các
em tự tin và chủ động hòa nhập với môi trƣờng học tập ở Tiểu học cũng nhƣ
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Thông qua đó giáo dục các em về chuẩn mực
đạo đức, tƣ tƣởng, tình cảm tốt đẹp, nếp sống lành mạnh, văn minh. Từ đó
góp phần hình thành nên những con ngƣời tốt, xây dựng một đất nƣớc văn
minh, tiến bộ.
Môn Tiếng Việt trong chƣơng trình Tiểu học đƣợc xây dựng gồm bảy
phân môn: Học vần, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết, Chính
tả, Kể chuyện. Trong đó, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh rèn kĩ
năng nghe, viết, đọc. Khi học sinh đã viết đƣợc đúng, giáo viên sẽ rèn luyện
cho các em khả năng viết đẹp, bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Phân môn Chính tả có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ chƣơng trình
của môn Tiếng Việt, đặc biệt là môn Tiếng Việt trong trƣờng Tiểu học. Bởi

1


nó là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học
sinh. Phân môn Chính tả giúp các em nắm đƣợc các quy tắc chính tả và hình
thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả. Vì thế, ngay từ đầu Tiểu học, trẻ đã cần phải
học phân môn này một cách khoa học, trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết để làm hành trang vững chắc mang theo suốt cuộc đời.
Ở Tiểu học hiện nay, hiện tƣợng học sinh viết sai lỗi chính tả vẫn là khá
phổ biến ở nƣớc ta. Vấn đề này do rất nhiều nguyên nhân nhƣng một trong
những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất là do thói quen phát âm sai của
học sinh, đặc biệt là phát âm sai phụ âm đầu, trong đó có phụ âm đầu l - n rất

dễ bị học sinh nhầm lẫn, phát âm sai và dẫn đến viết sai.
Hiện tƣợng học sinh viết sai chính tả phụ âm đầu l - n tồn tại nhiều ở
miền Bắc hơn là miền Nam. Trƣớc tình hình đó, chúng tôi đã nhìn nhận lại
thực trạng việc dạy chính tả, đặc biệt là việc dạy chính tả phụ âm đầu l - n, để
từ đó tìm ra một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học
môn Chính tả cho học sinh vùng phƣơng ngữ đƣợc hiệu quả hơn.
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu
đề tài “Một số biện pháp chữa lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho học sinh
trong trường Tiểu học” với mong muốn đƣa ra một số giải pháp cụ thể nhằm
giúp các em hiểu đƣợc một cách rõ ràng bản chất của sự nhầm lẫn này, từ đó
hƣớng tới vấn đề chuẩn chính âm và chính tả, góp phần giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính tả luôn là vấn đề đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm.
Nhầm lẫn l - n là một hiện tƣợng phổ biến đƣợc xem là lỗi chính tả của ngƣời
Việt. Đây không phải là hiện tƣợng ngƣời sử dụng ngôn ngữ không viết đƣợc
âm l hay âm n mà chỗ đáng nói là n thì viết thành l và ngƣợc lại l thì viết là n.
Hiện tƣợng này đã đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm xem xét từ lâu và
cũng là vấn đề đƣợc toàn xã hội quan tâm.

2


Năm 1976 Hoàng Phê trong cuốn Tạp chí Ngôn ngữ số 1 đã bàn về: một
số nguyên tắc giải quyết vấn đề chuẩn hóa chính tả. Tạp chí đã đề cập đến
những quy định về cách viết chính tả, cách viết hoa và cách viết các âm, cách
phiên âm tiếng nƣớc ngoài. Trong đó, tác giả cũng đã đề cập đến cách viết
chính tả của l và n.
Đến năm 1997, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) trong cuốn giáo trình
Tiếng Việt thực hành A - NXB Đại học Quốc Gia đã kế thừa những thành

tựu đi trƣớc tác giả để nghiên cứu phân loại lỗi chính tả và đƣa ra biện pháp
khắc phục chung. Tác giả cũng đƣa ra những mẹo luật nhằm khắc phục những
lỗi đó, cụ thể là lỗi lẫn lộn l và n cũng đã đề cập đến một số mẹo: mẹo về âm
đệm, mẹo láy âm, mẹo đồng nghĩa lài - nhài. Đây là những mẹo chữa về chính
tả hữu ích giúp ngƣời sử dụng ngôn ngữ có thể ứng dụng.
Năm 2006, tác giả Hoàng Anh viết cuốn Sổ tay Chính tả - NXB Đại học
Sƣ Phạm. Cuốn sách đã đƣa ra những cặp lỗi tiêu biểu và một số mẹo luật
chính tả nhằm khắc phục chúng, cụ thể là cặp lỗi chính tả l và n cũng đƣợc tác
giả đề cập đến.
Gần đây nhất là năm 2009, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Giáo sƣ Phan Ngọc
đã viết cuốn “Mẹo chữa lỗi chính tả” - NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn
2009. Trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu về nguyên tắc dạy mẹo
chính tả, tìm hiểu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt và cách phân biệt từ Hán Việt. Tác giả cũng cung cấp một số mẹo phân biệt l và n rất hữu ích nhằm
giúp ngƣời học viết đúng chính tả hai phụ âm đầu này.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Một số biện pháp chữa lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho học sinh trong
trường Tiểu học”. Qua khảo sát thực trạng phát âm l - n của học sinh ở hai
trƣờng Tiểu học, đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp ngƣời sử
dụng ngôn ngữ hiểu đƣợc một cách rõ ràng bản chất của sự nhầm lẫn này, từ
đó hƣớng tới vấn đề chuẩn chính âm và chính tả trong tiếng Việt.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về lỗi chính tả phụ âm đầu
l - n của học sinh trong trƣờng Tiểu học, khóa luận đề xuất một số biện pháp
chữa lỗi chính tả phụ âm đầu l - n cho HS trong trƣờng Tiểu học nhằm giúp
các em có những kiến thức cơ bản về hai phụ âm l và n, có kĩ thuật viết đúng

hai phụ âm này trong các tiết Chính tả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về chính tả tiếng Việt và việc dạy học chính tả trong
nhà trƣờng Tiểu học.
- Khảo sát thực trạng lỗi chính tả phụ âm đầu l - n của học sinh trong
trƣờng Tiểu học và đƣa ra một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả phụ âm
đầu l - n cho học sinh Tiểu học.
- Viết khóa luận và tóm tắt khóa luận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là biện pháp chữa lỗi chính tả phụ
âm đầu l - n cho học sinh trong trƣờng Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng kĩ năng viết chính tả của học sinh bằng
hai cách thức: qua các bài viết Chính tả, Tập làm văn và qua phiếu điều tra.
Do điều kiện khách quan chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu ở học sinh của ba
khối lớp: 3, 4 và 5 của hai trƣờng Tiểu học đại diện cho hai khu vực nông
thôn và thành thị.
- Trƣờng Tiểu học Vân Lĩnh - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ.
- Trƣờng Tiểu học Phú Cƣờng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

4


Chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
Tiến hành tập hợp và nghiên cứu tài liệu có liên quan tới lỗi chính tả phụ
âm đầu l - n của học sinh trong trƣờng Tiểu học nhằm tổng quan vấn đề
nghiên cứu và xây dựng khung lí thuyết cho đề tài nghiên cứu.

- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phƣơng pháp điều tra.
+ Phƣơng pháp quan sát.
+ Phƣơng pháp thống kê.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn.
- Phƣơng pháp khác:
+ Phƣơng pháp chuyên gia.
+ Phƣơng pháp xử lí số liệu.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung khóa luận gồm có 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng và một số biện pháp khắc phục lỗi chính
tả phụ âm đầu l - n của học sinh trong trƣờng Tiểu học

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề khái quát về chính tả tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm chính tả
Có rất nhiều khái niệm về chính tả của các tác giả khác nhau. Tác giả
Nguyễn Minh Thuyết đã đƣa ra khái niệm về chính tả trong cuốn Hỏi - đáp
dạy học Tiếng Việt lớp 2 nhƣ sau: “Chính tả là những quy định về cách viết
đúng các từ ngữ, viết đúng tên ngƣời, tên địa lí, tên cơ quan, tổ chức trong và
ngoài nƣớc, các từ phiên âm nƣớc ngoài và dấu câu”. [10, tr.5]
Trong cuốn Dạy học chính tả ở Tiểu học (2003), tác giả Hoàng Trung
Thông và tác giả Đỗ Xuân Thảo đã đƣa ra định nghĩa về chính tả nhƣ sau:

“Chính tả là cách viết đúng phù hợp với chuẩn và những quy tắc về cách
chuyển lời nói sang dạng viết”. [8, tr.5]
Tuy nhiên, trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ (1998) tác giả Phan Thiều đã
đƣa ra định nghĩa về chính tả một cách tổng quát, toàn diện và sâu sắc nhƣ
sau: “Chính tả là những quy định mang tính xã hội cao, đƣợc mọi ngƣời trong
cộng đồng xã hội chấp nhận, mọi ngƣời tuân thủ”. [7, tr.54]
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn và sử dụng khái niệm chính
tả của tác giả Phan Thiều trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ (1998) - Nhà xuất
bản Giáo dục để tiến hành nghiên cứu.
1.1.2. Đặc điểm của chính tả tiếng Việt
Chính tả tiếng Việt có ba đặc điểm cơ bản nhƣ sau:
- Tính chất bắt buộc.
Tính chất bắt buộc của chính tả tiếng Việt có nghĩa là yêu cầu ngƣời viết
phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể chƣa hợp lí nhƣng những quy định về
chính tả đã đƣợc thừa nhận thì không đƣợc viết khác đi. Trong chính tả không

6


có sự phân biệt hay - dở, đúng - sai, hợp lí - không hợp lí, có lỗi - không có
lỗi. Yêu cầu cao nhất trong chính tả là cách viết thống nhất trong mọi văn bản,
mọi ngƣời và mọi địa phƣơng.
- Tính chất cố hữu.
Tính chất cố hữu của chính tả tiếng Việt nghĩa là sự tồn tại lâu đời mà
không có sự thay đổi. Sự tồn tại đó kéo dài hàng thế kỉ tạo cho nó sự “bất di,
bất dịch”.
- Hiện tƣợng “song tồn” chính tả.
Ngôn ngữ phát triển chính tả không thể giữ đƣợc tính chất “cố định”.
Điều này có nghĩa là bên cạnh cái đƣợc gọi là chuẩn mực thì còn có cách
viết tồn tại song song với nó.

1.1.3. Những căn cứ để viết đúng chính tả
Có ba căn cứ để có thể viết đúng chính tả đó là: căn cứ ngữ âm, căn cứ
ngữ nghĩa và quy tắc chính tả.
1.1.3.1. Căn cứ ngữ âm học
Chính tả tiếng Việt chính là chính tả ngữ âm, đảm bảo tƣơng đối đầy đủ
quan hệ 1:1 giữa âm và chữ, tức là phát âm nhƣ thế nào thì viết nhƣ thế, cách
viết phải thể hiện đúng âm hƣởng của từ. Đối với trƣờng hợp này thì viết
chính tả không khó.
Tuy nhiên, việc viết chính tả tiếng Việt trong quan hệ giữa âm và chữ có
lúc không rõ ràng, rất khó phân biệt. Điều đó xảy ra trong những trƣờng hợp
đồng âm khác chữ, có nghĩa là phát âm nhƣ nhau nhƣng viết lại khác nhau.
Trong tiếng Việt có ba kiểu đồng âm khác chữ:
- Kiểu do bất hợp lí của chữ viết tạo nên.
Ví dụ: /k/ có ba con chữ thể hiện là c, k, q.
- Kiểu do biến đổi lịch sử trong hệ thống ngữ âm chuẩn.
Ví dụ: /z/ có hai con chữ thể hiện là d và gi.

7


- Kiểu do khác biệt giữa cách phát âm phƣơng ngữ, đọc không phân biệt
tạo nên hiện tƣợng đồng âm với các phát âm chuẩn, đọc có phân biệt, dẫn đến
các chữ viết khác nhau.
Ví dụ: tiếng miền Bắc không phân biệt x/s nhƣ ngôn ngữ chuẩn, ứng với
quy định của chính tả.
Bên cạnh đó, cần phải lƣu ý cả những vần khó. Một số vần khó nhƣ
“ngoằn ngoèo” viết thành “ngằn ngèo”, “khuếch tán” viết thành “khuyếch
tán”, “chai rƣợu” viết thành “chai riệu”. Nguyên nhân mắc các lỗi nhƣ vậy là
do chƣa thuộc vần.
Nhƣ vậy, để viết đúng chính tả ta cần dựa vào nghĩa hoặc các quy tắc

chính tả.
1.1.3.2. Căn cứ ngữ nghĩa
Để viết đúng chính tả thì điều quan trọng nhất là phải hiểu nghĩa của từ.
Đây chính là cơ sở để ngƣời đọc viết đúng chính tả.
Ví dụ: Trƣờng hợp từ có hình thức ngữ âm là truyện và chuyện thì phải
phân biệt đƣợc nghĩa của hai từ này. Chuyện là thuật lại một cái gì đó hoặc
một nội dung gì đó (đang) đƣợc thuật lại, ám chỉ hoạt động nhiều hơn (kể
chuyện, trò chuyện,...). Còn truyện là một tác phẩm mang tính hệ thống và
đƣợc sáng tác (truyện cổ tích, truyện cƣời, truyện dân gian,...).
Cho nên ta có thể kết luận rằng chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa.
1.1.3.3. Căn cứ quy tắc (truyền thống)
Chúng ta cần vận dụng hợp lí các quy tắc chính tả để làm căn cứ viết
đƣợc đúng tất cả các từ (các chữ) nằm trong phạm vi quy tắc không cần nhớ
từng từ (từng chữ) một mà vẫn viết đƣợc đúng. Những quy tắc này đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên hình thành thói quen và kĩ năng.
Ví dụ:
+ Khi viết trƣớc các phiên âm: i, e, ê,...

8


Âm “cờ” viết là k: kẻ, kể, kỉ,...
Âm “gờ” viết là gh: ghi, ghè, ghế,...
Âm “ngờ” viết là ngh: nghỉ, nghe, nghề,...
+ Khi viết trƣớc các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ƣ,...
Âm “cờ” viết là c: ca, căn, cân, con,...
Âm “gờ” viết là g: ga, gắn, gân,...
Âm “ngờ” viết là ng: ngà, ngăn, ngân,...
+ Khi đứng trƣớc một âm đệm (âm đệm viết là “u”) thì âm “cờ” viết là q.
1.1.4. Những lỗi chính tả thường gặp

1.1.4.1. Lỗi chính tả về âm
a) Lỗi chính tả về âm đầu
- Lỗi chính tả l và n
Đây là lỗi lẫn lộn chính tả thƣờng gặp phải ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và
đặc biệt là ở vùng ngoại thành Hà Nội. Sự lẫn lộn về mặt từ vựng đã khiến
nhiều trƣờng hợp đáng lẽ đọc là n thì đọc là l, đáng lẽ đọc là l thì đọc là n.
Việc phát âm sai chính là nguyên nhân dẫn đến việc viết chính tả cũng sai.
Ví dụ:

lung linh - nung ninh
làng xóm - nàng xóm
Hà Nội - Hà Lội

- Lỗi lẫn lộn ch và tr
Trong phát âm ngƣời Bắc Bộ coi tr là “chờ trâu” (con trâu) và ch là “chờ
chó” (con chó).
Ví dụ:

trung tâm - chung tâm
chính tả - trính tả

- Lỗi lẫn lộn s và x
Trong phát âm, ngƣời Bắc Bộ nói chung không phân biệt s và x. Học
sinh Tiểu học gọi s là “xờ nặng” còn gọi x là “xờ nhẹ”.

9


Ví dụ:


xinh xắn - sinh sắn
so sánh - xo xánh

- Lỗi lẫn lộn r với d và gi
Trong phát âm, ngƣời Bắc Bộ nói chung không phân biệt r với d và gi
nên thƣờng lẫn lộn khi viết chúng.
Ví dụ:

con dao - con rao
giao việc - rao việc
râm bụt - giâm bụt

- Ngoài ra còn một số trƣờng hợp khác.
Ví dụ:

th/s: thẫm/sẫm
tr/gi: trời/ giời
x/ch: xung quanh/chung quanh
g/c: gài/cài

b) Lỗi lẫn lộn âm đệm
Lỗi lẫn lộn âm đệm là lỗi phổ biến trên cả ba miền đất nƣớc. Đây là lỗi
phát âm do không phân biệt rõ ràng, đó cũng là nguyên nhân làm cho việc thể
hiện trên chữ viết cũng không chính xác.
Ví dụ: quỳnh - quuỳnh, khuếch - khuyếch
c) Lỗi lẫn lộn âm chính
Đây cũng là lỗi phổ thông, nó chỉ xảy ra ở một số địa phƣơng ở đồng
bằng Bắc Bộ nhƣ: Hà Tây, Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc,...
Ví dụ:
+ a/â: làu bàu/lầu bầu, bảy/bẩy, cày/cầy,...

+ i/ê: chình ình/chềnh ềnh,...
+ u/o: lụm khụm/lọm khọm,...
d) Lỗi lẫn lộn âm cuối
Sự sai lệch trong chính tả về mặt phát âm là nguyên nhân gây nên sự sai
lệch trong chữ viết.

10


Ví dụ:

ut/uc: phút/phúc,...
Nh/n: xanh/xăn,...
Ng/n: lăng xăng/lăn xăn,...

1.1.4.2. Lỗi chính tả phần vần
Đây là lỗi thƣờng thấy ở cả ba miền đất nƣớc nhƣng ở mỗi miền lại có
những lỗi khác nhau. Chẳng hạn: ngƣời Bắc Bộ lẫn lộn iu với ƣu, iêu với ƣơi,
ngƣời Nam Bộ thì lẫn lộn iu với iêu, ƣơu với ƣu, anh với an, iết với iếc,...
Ví dụ: ƣu với iu: nghỉ hƣu - nghỉ hiu, trừu tƣợng - trìu tƣợng,...
ƣơu với iêu: ly rƣợu - ly riệu, con hƣơu - con hiêu,...
1.1.4.3. Lỗi chính tả thanh điệu
Lỗi chính tả về thanh điệu chủ yếu là lỗi lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã,
đây là lỗi rất phổ biến ở Trung Bộ và Nam Bộ. Chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ mới
có sự phân biệt hai thanh này trong phát âm. Vì vậy, trong chữ viết thì ngƣời
Bắc Bộ ít sai chính tả hơn về thanh điệu so với ngƣời Trung Bộ và Nam Bộ.
Tuy nhiên, đối với một số từ Hán - Việt thì ngƣời miền Bắc cũng lẫn lộn hỏi,
ngã. Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thƣờng không phân biệt các thanh
ngã, nặng, sắc khi viết chính tả cũng thƣờng mắc các thanh này.
1.1.4.4 Lỗi viết hoa

Khác với những loại lỗi chính tả do ảnh hƣởng của cách phát âm, hay do
không nắm nghĩa của từ, thì lỗi viết hoa trừ kiểu viết hoa tuỳ tiện, đều gắn với
nguyên nhân ngƣời viết không nắm đƣợc quy tắc, có thể phân chia lỗi viết
hoa thành các nhóm sau:
Một là, không viết hoa bộ phận tên đệm trong tên ngƣời (Việt), chẳng hạn:
Trần mai Hoa, nguyễn Thanh Huyền, Hoàng thị ngọc Minh… Hay viết hoa sai
nhóm tên ngƣời dân tộc thiểu số, nhƣ Vừ a Dính, pa-kLơng,… Hoặc lỗi viết hoa
tên ngƣời nƣớc ngoài (thƣờng gặp ở nhóm những tên riêng phiên âm theo âm
Latinh): dạng viết nhƣ viết tên ngƣời Việt nhƣ Ăng Ghen, Lê Nin,…

11


Hai là, không viết hoa chữ thứ hai và hoặc n trong tổ hợp tên riêng chỉ
đất đai sông núi chẳng hạn Điện biên phủ, Hà giang, (vịnh) bắc bộ, (sông)
Hồng hà,...
Ba là, không viết hoa tên tác phẩm. Nhóm lỗi này thƣờng gặp ở hai
dạng: (1) không viết hoa, (2) viết hoa tất cả các chữ cái đầu của tên tác phẩm,
chẳng hạn: bài “côn sơn ca”, truyện “cây tre trăm đốt”, bài Khúc Hát Ru
Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ,…
Bốn là, không biết viết hoa tên cơ quan, tổ chức. Những lỗi nhƣ trường
tiểu học xuân hòa, sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc,…
Năm là, loại lỗi viết hoa những danh từ (chung) vốn là tên riêng nhƣng
theo thời gian đã mất tính chất tên riêng, đã chuyển loại thành danh từ chung
chỉ chủng loại. Thƣờng gặp ở những trƣờng hợp nhƣ: thỏi mực Tàu, bút Bi,
dừa Xiêm,…
Sáu là, không viết hoa tên các danh hiệu, giải thƣởng, chức danh,…
Hầu hết, học sinh không biết viết hoa những từ ngữ loại này, chẳng hạn, học
sinh viết: anh hùng lao động, nghệ sĩ nhân dân,… Hoặc viết hoa tất cả các
chữ nhƣ Chủ Tịch Hồ Chí Minh,…

1.2. Phân môn chính tả ở Tiểu học
1.2.1. Mục tiêu của phân môn chính tả
Cụ thể hóa mục tiêu của môn Tiếng Việt, phân môn Chính tả nhằm hình
thành ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý tới kĩ
năng viết (có kết hợp với kĩ năng nghe). Bên cạnh đó, Chính tả cung cấp cho
học sinh một số kiến thức về chữ viết nhƣ: cấu tạo chữ, vị trí dấu thanh, quy
tắc chính tả,... Phân môn Chính tả còn góp phần rèn luyện cho học sinh những
thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, so sánh, khái quát
hóa,..., cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội, về
con ngƣời, văn hóa, văn học Việt Nam và nƣớc ngoài để từ đó bồi dƣỡng lòng

12


yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng trong
xã hội, góp phần hình thành lòng yêu mến tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt.
1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn chính tả
Phân môn Chính tả có những nhiệm vụ sau đây:
- Giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng
chính tả. Nói cách khác, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh hình
thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả: viết đúng chữ ghi âm đầu, âm
chính, âm cuối, viết dấu thanh đúng vị trí, tiến tới viết đẹp, viết nhanh.
- Rèn luyện cho học sinh một số phảm chất nhƣ tính cẩn thận, tinh thần
trách nhiệm với công việc, óc thẩm mĩ,..., bồi dƣỡng cho các em lòng yêu quý
tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt.
1.2.3. Nội dung phân môn chính tả ở Tiểu học
1.2.3.1. Chương trình chính tả ở Tiểu học
Lớp 1: Phần học vần không có bài chính tả. Ở phần luyện tập tổng hợp,
mỗi tuần có một tiết chính tả (26 bài).

- Hình thức chính tả: tập chép, bƣớc đầu tập nghe đọc để viết chính tả
(nghe - viết).
- Kĩ năng cần rèn luyện: luyện viết các chữ ghi âm, vần khó: g/gh,
ng/ngh, c/k/q,...; tập viết dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi,...); tập trình bày một bài
chính tả ngắn.
Lớp 2: Mỗi tuần có hai tiết chính tả.
- Hình thức chính tả: tập chép, nghe - viết.
- Kĩ năng chính tả cần luyện: tập viết hoa tên ngƣời, địa danh Việt Nam,
tập viết một số tiếng có vần khó; rèn luyện thói quen sửa lỗi chính tả và trình
bày bài chính tả đúng quy định, chính tả phƣơng ngữ.
Lớp 3: Một tuần có hai tiết chính tả.

13


- Hình thức chính tả: nghe - viết, nhớ lại bài đã thuộc để viết chính tả
(nhớ - viết).
- Kĩ năng chính tả cần luyện: tập viết hoa tên địa lí nƣớc ngoài; tập phát
hiện, sửa lỗi chính tả quy tắc và chính tả phƣơng ngữ.
Lớp 4: Mỗi tuần có một tiết chính tả.
- Hình thức chính tả: nghe - viết, nhớ - viết.
- Kiến thức và kĩ năng chính tả: nghe viết chính tả tốc độ nhanh, chữ viết
rõ ràng, trình bày đúng quy định, lập sổ tay chính tả, ôn tập các quy tắc chính
tả đã học, sửa lỗi chính tả.
Lớp 5: Mỗi tuần có một tiết chính tả.
- Hình thức chính tả: nghe - viết, nhớ - viết.
- Kiến thức và kĩ năng chính tả: Viết đúng một bài chính tả chƣa đƣợc
học với tốc độ nhanh, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định, lập sổ tay
chính tả, ôn tập quy tắc chính tả, chính tả phƣơng ngữ.
1.2.3.2. Cấu trúc bài chính tả

Cấu trúc bài chính tả gồm hai phần:
- Phần 1: Chính tả đoạn/ bài.
Phần chính tả đoạn/ bài là bài viết chính tả có nội dung theo chủ điểm
học của tuần. Bài viết có thể là trích đoạn của bài tập đọc hoặc đoạn soạn lại
từ một bài tập đọc đã học cho phù hợp với mục tiêu dạy học hoặc cũng có thể
là một bài viết đƣợc chọn ở ngoài SGK Tiếng Việt. Yêu cầu về dung lƣợng
bài viết và thời gian viết dành cho học sinh mỗi khối lớp khác nhau.
+ Lớp1: tập chép hoặc nghe - viết một bài chính tả có độ dài khoảng 35
chữ ghi tiếng.
+ Lớp 2, 3: tập chép hoặc nghe - viết một bài chính tả có độ dài khoảng
50 chữ (lớp 2) hoặc 60 chữ (lớp 3). Yêu cầu về tốc độ viết: 3 - 4 chữ/ 1 phút.
+ Lớp 4, 5: nghe - viết một bài chính tả có độ dài khoảng 80 chữ (lớp 4)
hoặc 100 chữ (lớp 5). Yêu cầu về tốc độ viết: 6 - 7 chữ/ 1 phút.

14


- Phần 2: Chính tả âm - vần
Phần chính tả âm - vần gồm các bài tập luyện kĩ năng chính tả cho học
sinh. Có hai nhóm bài tập âm - vần:
+ Nhóm bài tập bắt buộc dành cho mọi đối tƣợng học sinh: đây là các bài
tập nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng chính tả cho học sinh các vùng, miền
khác nhau (ví dụ: bài tập về quy tắc viết chữ hoa, bài tập phân biệt các hiện
tƣợng chính tả có quy tắc c/k/q, g/gh, ng/ngh,...)
+ Nhóm bài tập lựa chọn: đây là loại bài tập chính tả phƣơng ngữ. Để
thực hiện bài tập này, học sinh phải sử dụng các thao tác đối chiếu, so sánh
lựa chọn. Tùy đặc điểm phƣơng ngữ của từng đối tƣợng, giáo viên chọn bài
tập thích hợp để học sinh luyện tập, thậm chí giáo viên có thể soạn bài tập lựa
chọn cho học sinh của mình, nếu nhƣ các bài tập trong SGK không thực sự
phù hợp với đặc điểm phƣơng ngữ của đối tƣợng học sinh trong lớp mình.

1.2.3.3. Các dạng bài chính tả đoạn bài
Có các dạng chính tả đoạn bài sau:
1) Dạng bài nhìn - viết (tập chép).
Tập chép là dạng bài chính tả yêu cầu học sinh chép lại chính xác tất cả
các từ, câu hay đoạn trong SGK hoặc trên bảng lớp. Trong kiểu bài tập chép,
học sinh dựa vào văn bản mẫu để đọc (đọc thầm) và chép lại đúng hình thức
chữ viết của văn bản mẫu (chỉ có một khác biệt nhỏ là có thể chuyển hình
thức chữ in sang hình thức chữ viết tay).
Kiểu bài này có tác dụng giúp học sinh nhớ mặt các chữ của các từ, câu,
đoạn. Qua việc lặp đi lặp lại hình thức chính tả này, hình thức của các kí hiệu
văn tự (mặt chữ) sẽ dần dần định hình trong nhận thức của học sinh, đi vào
tiềm thức của các em.
2) Dạng bài nghe - viết.
Nghe - viết là kiểu bài thể hiện đặc trƣng riêng của phân môn Chính tả.
Hình thức chính tả nghe đọc thể hiện rõ nhất đặc trƣng của chính tả Tiếng

15


Việt: là chính tả ngữ âm, giữa âm và chữ (đọc và viết) có mối quan hệ mật
thiết - đọc thế nào thì viết nhƣ thế.
Dạng bài chính tả nghe - viết yêu cầu học sinh nghe từng từ, cụm từ, câu
do giáo viên đọc và viết lại một cách chính xác, đúng chính tả những điều
nghe đƣợc theo đúng tốc độ quy định. Muốn viết đƣợc các bài chính tả nghe viết, học sinh phải có năng lực chuyển ngôn ngữ âm thanh thành ngôn ngữ
viết, phải nhớ mặt chữ và các quy tắc chính tả Tiếng Việt. Bên cạnh đó, vì
chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa, muốn viết đúng chính tả, học sinh
cần phải hiểu nội dung của tiếng, từ, câu hay của bài viết.
Để các kĩ năng chính tả đƣợc hình thành một cách nhanh chóng ở học
sinh, văn bản đƣợc chọn làm bài viết chính tả phải chứa nhiều hiện tƣợng
chính tả cần dạy (cần chú ý tới yêu cầu dạy chính tả theo phƣơng ngữ). Bên

cạnh đó, văn bản ấy phải có một nội dung phù hợp với học sinh ở từng độ
tuổi, có tính thẩm mĩ cao, có độ dài đúng với quy định của chƣơng trình... Bài
viết chính tả có thể là trích đoạn của bài tập đọc đã học trƣớc đó hoặc là bài
tập đọc đã đƣợc biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu của bài chính tả. Cũng
có thể chọn bài viết ngoài SGK để gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu và
thực hành viết bài.
3) Dạng bài chính tả nhớ - viết.
Đây là kiểu bài yêu cầu học sinh tái hiện lại hình thức chữ viết, viết lại
một văn bản mà các em đã học thuộc. Kiểu bài này nhằm kiểm tra năng lực
ghi nhớ của học sinh và đƣợc thực hiện ở giai đoạn học sinh đã quen và nhớ
hình thức chữ viết của tiếng Việt.
1.2.3.4. Các dạng bài tập chính tả âm - vần
Chính tả âm - vần gồm có các dạng bài tập sau:
(1) Điền âm, vần vào chỗ trống hoặc đặt dấu thanh trên chữ chƣa có dấu
thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.

16


(2) Điền tiếng vào chỗ trống (ô trống) trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.
(3) Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn.
(4) Tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu - vần.
(5) Tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu - vần và đặt câu
để phân biệt những tiếng đó.
(6) Giải câu đố để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.
(7) Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và nghĩa đã cho.
(8) Tìm từ phù hợp với mô hình cấu tạo đã cho.
(9) Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và từ loại đã cho.
(10) Tìm những trƣờng hợp chỉ có một hình thức chính tả duy nhất.
(11) Phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả.

(12) Chữa lỗi chính tả đã cho trong SGK hoặc có trong bài làm của
bản thân.
(13) Ghi vào sổ tay chính tả các lỗi chính tả thƣờng hay mắc và cách
sửa các lỗi ấy.
(14) Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau.
(15) Tìm phần vần của tiếng.
(16) Phân biệt cấu tạo của vần.
(17) Tìm quy tắc chính tả.
(18) Tìm các từ ngữ chứa tiếng khác nhau ở âm đầu hay âm cuối.
1.2.4. Quy định lên lớp chung của một bài chính tả
1.2.4.1. Kiểm tra và ôn tập bài cũ
Có thể thực hiện bƣớc này bằng một trong hai cách sau đây:
- Yêu cầu học sinh làm bài tập chính tả để ôn lại hiện tƣợng chính tả đã học
ở bài trƣớc: học sinh nghe - viết một số từ đã đƣợc luyện ở bài chính tả trƣớc.
- Nhận xét bài viết chính tả của học sinh mà giáo viên đã thu về chấm từ
buổi trƣớc. Nêu một số lỗi tiêu biểu, nhắc nhở học sinh cách sửa chữa và khắc
phục lỗi.

17


1.2.4.2. Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài mới.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết chính tả và các bài tập chính tả âm - vần.
2) Hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn bài.
a) Tìm hiểu bài viết chính tả.
+ Cho học sinh đọc bài viết chính tả sẽ viết (trong SGK), tìm hiểu (hoặc
tái hiện) nội dung chính của bài viết.
+ Hƣớng dẫn học sinh nhận xét các hiện tƣợng chính tả cần lƣu ý trong
bài (theo gợi ý của SGK hoặc do giáo viên căn cứ vào đối tƣợng học sinh cụ

thể để gợi ý).
+ Yêu cầu học sinh luyện viết những chữ khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang
âm/ vần khó hoặc dễ viết sai do ảnh hƣởng của phƣơng ngữ, của thói quen...).
b) Hƣớng dẫn học sinh viết chính tả.
* Viết bài tập chép (nhìn - viết).
- Học sinh nhìn lên bảng (bảng phụ) giáo viên đã viết sẵn bài chính tả
hoặc nhìn SGK.
- Cho học sinh chép bài, giáo viên quan sát, nhắc nhở, giúp học sinh thực
hiện đúng theo yêu cầu.
+ Cách trình bày văn bản (đúng mẫu).
+ Nội dung văn bản có chính xác không (không mắc lỗi chính tả, không
thừa, không thiếu chữ).
* Đọc bài chính tả cho học sinh viết (kiểu bài chính tả nghe - viết).
Khi đọc bài cho học sinh viết, cần thực hiện theo các bƣớc sau:
- Đọc bài chính tả cho học sinh nghe một lần trƣớc khi viết (đọc rõ ràng,
tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý tới những hiện tƣợng chính
tả cần viết đúng).

18


- Đọc cho học sinh nghe - viết từng câu ngắn hoặc từng cụm từ (mỗi câu
ngắn hay cụm từ đọc 2 - 3 lần, lần thứ nhất đọc chậm, lần thứ 2 đọc đúng tốc
độ quy định).
- Đọc lại toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại bài chính tả vừa viết.
* Nhớ - viết
Học sinh nhớ lại nội dung bài đã học thuộc lòng trƣớc đó để tự viết lại.
Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh cách tự nhớ lại bài học thuộc lòng, đọc
nhẩm từng câu trong đầu, viết lại từng dòng thơ theo thứ tự từ đầu đến cuối;
chú ý nhắc nhở học sinh viết đúng, trình bày đẹp theo đặc điểm của từng thể

loại thơ hoặc đoạn văn.
c) Chấm và chữa bài viết chính tả.
Mỗi giờ chính tả, giáo viên chọn chấm một số bài viết của học sinh. Đối
tƣợng đƣợc chọn chấm bài là:
- Những học sinh đến lƣợt chấm bài.
- Những học sinh hay mắc lỗi, cần rèn luyện thƣờng xuyên.
Giáo viên cần giúp học sinh kiểm tra bài viết để phát hiện và chữa lỗi
bằng một trong hai cách dƣới đây:
- Cho học sinh quan sát bài chính tả đã đƣợc giáo viên chép sẵn trên
bảng phụ, đói chiếu với bài viết của mình để phát hiện và chữa lỗi.
- Giáo viên đọc lại bài chính tả đã viết, chỉ dẫn cách viết hiện tƣợng
chính tả khó trong mỗi câu để học sinh đối chiếu với bài viết chính tả của
mình để phát hiện và chữa lỗi.
* Chú ý: Với bài chính tả tập chép hoặc nhớ - viết, giáo viên không đọc
bài cho học sinh viết mà cho học sinh chép lại bài chính tả trên bảng phụ hoặc
trong SGK (tập chép) hoặc nhớ và viết lại bài chính tả (đã học thuộc lòng từ
tiết Chính tả trƣớc đó).

19


×