Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

BT NHÓM Tổ chức công tác kiểm toán tại Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 25 trang )

Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền Công ty cổ
phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

Thực hiện Nhóm kiểm toán 5


1. Lập kế hoạch kiểm toán:

1.1. Tìm hiểu chung về khách hàng:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) , được thành lập ban
đầu theo quyết định số 420/CNN/TCLD ngày 29/04/1993 theo loại
hình doanh nghiệp nhà nước. Ngày 01/10/2003, công ty được cổ
phần hóa theo quyết định số 155/2003/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp.
Mã chứng khoán HOSE: VNM - là một công ty sản xuất, kinh doanh
sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại
Việt Nam.
Với triết lý kinh doanh “ Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách
nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.


Vinamilk mang đến những sản phẩm chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng thơm
ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn liền với các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường hay được ưa chuộng như: Sữa
nước Vinamilk, Sữa chua Vinamilk, Sữa đặc Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây
Vfresh ...

Theo danh sách 40 công ty giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam vừa công bố, giá trị
thương hiệu Vinamilk năm 2018 đạt 2,28 tỷ USD, chiếm đến 30% tổng giá trị của tất cả
thương hiệu trong danh sách, tăng 30% so với năm 2017 và 50% so với 2016.


Vinamilk – công nghệ dẫn đầu Đông Nam Á:



Vinamilk sở hữu “Mega – Factory”
- Siêu nhà máy lớn nhất Đông Nam Á và Top 3 thế giới tuy
chỉ là một sản phẩm thiết yếu hàng ngày.
- Tự động 100% thay thế hơn 90% thao tác của con người
với 17 tầng và 26 000 ô chứa hàng tương đương

60 000

m.
- Trị giá nhà máy gần 150 triệu USD xây dựng trong vòng 1
năm và thu hồi vốn sau 3 năm hoạt động liên tục.
=> thể hiện tầm nhìn đúng đắn của hệ thống quán tri


1.2. Lập kế hoạch kiểm toán:
* Thu thập các thông tin cơ sở và thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý:
- Vinamilk là khách hàng cũ nên KTV có thể bỏ quan tìm hiểu toàn bộ về: điều kiện thành lập, hồ sơ pháp lý, ngành nghề kinh doanh, hình thức kế toán áp
dụng ...
- Hệ thống kế toán: Áp dụng chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam; hình thức kế toán là Nhật ký chung; BCTC được lập bằng VNĐ và niên độ kế toán bắt
đầu từ 01/01 đến 31/12.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Khi bán hàng hóa, thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm
hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua. Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát
hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên
quan đến giao dịch bán hàng.
- Kiểm toán viên đã kiểm tra hệ thống kế toán và chu kỳ Bán hàng – Thu tiền như sau:
+ Xử lý đơn đặt hàng: Khi có đơn đặt hàng, phòng Kế hoạch chuẩn bị bản kế hoạch chuyển hàng để chuẩn bị sản xuất và vận chuyển.
+ Lập lệnh giao hàng, thẻ kho giao hàng và lệnh giao hàng.
+ Lập hóa đơn, kiểm tra hóa đơn rồi đối chiếu với đơn đặt hàng và lệnh giao hàng.
+ Đối chiếu với sổ chi tiết và tổng hợp.

+ Thu tiền, đòi nợ và đối chiếu công nợ.


* Đánh giá rủi ro tiềm tàng
- Chi phí nguyên liệu tăng là trở ngại mang tính chu kỳ đối với tăng trưởng lợi nhuận trong 2017. Giá bột sữa
nguyên liệu toàn cầu đã tăng 60% trong 12 tháng qua do nguồn cung bị cắt giảm trong khi nhu cầu tăng.

Dựa vào mô hình phân tích rủi ro kiểm
toán:

- Biến động giá bột sữa. Lợi nhuận dự phònng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu đà tăng giá hiện tại của bột sữa
nguyên liệu kéo dài đến 2018.

AR=IR* CR* DR
- Thay đổi lãnh đạo chủ chốt. Do chưa có xác nhận chính thức về việc nghỉ hưu của Giám đốc điều hành, người sẽ kết
thúc nhiệm kỳ hiện tại trong 2017, cần thận trọng về tình hình quản trị doanh nghiệp của Vinamilk trong giai đoạn 2017
- 2018.
* Đánh giá rủi ro kiểm soát:

Trong đó:
+ IR: RR tiềm tàng
+ CR: RR kiểm soát
+ DR: RR phát hiện
+ AR: RR kiểm toán

- Để đánh giá rủi ro kiểm soát KTV phải đánh giá hệ thống KSNB. Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ được thực
hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh và theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán.
- Tìm hiểu về các mặt hàng, sản phẩm mà đơn vị cung cấp
- Tìm hiểu về các đơn đặt hàng lớn, hợp đồng thương mại trong năm và các bộ phận liên quan đến từ khi chấp nhận
đơn đặt hàng tới quá trình thu tiền ( Chấp nhận đơn đặt hàng, lập phiếu xuất kho, vận chuyển, lập hóa đơn, phiếu

thu...)


- Thời điể m ghi nhậ n doa nh thu: Doa nh thu được ghi nhậ n khi hóa đơn được thu nhậ n, đối v ới hà nh gửi bá n là khá ch hà ng chấ p nhậ n tha nh toá n v à hóa đơn được lậ p.
* Xá c định mức trọng y ế u: Để tính mức trọng y ế u , cầ n có cá c tỷ lệ thích hợp tương ứng v ới từng chỉ tiê u tà i chính được chọn là m cơ sở.

KTV chọn mức ước lượng ba n đầ u v ề
mức trọng y ế u BCTC được x á c định múc
thấ p nhấ t là : 513.908.727.700 đồng.
Phâ n bổ mức ước lượng ba n đầ u v ề mức
trọng y ế u cho cá c khoả n mục trê n BCTC

+ Đối với công ty Vinamilk , BCTC niêm yết trên thị trường chứng khoán nên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được rất nhiều người sử dụng BCTC quan tâm
nên KTV chọn Lợi nhuận sau thuế làm chỉ tiêu gốc để ước lượng mưc trọng yếu cho tổng thể BCTC.
KTV chọn mức ước lượng ban đầu về mức trọng yếu BCTC được xác định múc thấp nhất là : 513908727700 đồng

Tên chỉ tiêu của số gốc

Số tiền tương ứng với các chỉ

Tỉ lệ thấp nhất

Tối thiểu (VND)

Tỉ lệ cao nhất

Tối đa (VND)

tiêu (VND)
Lợi nhuận sau thuế


10.278.174.553.166

Phân bổ mức ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các

5%

513.908.727.700

20%

2.055.634.911.000

Mức trọng yếu của tổng thể (a)

513.908.727.700

Mức trọng yếu chi tiết (b = a*75%)

385.431.545.800

khoản mục trên BCTC.
Như vậy mức trọng yếu phân bổ cho mỗi khoản mục doanh
thu và nợ phải thu là : 15.417.261.830 đồng

Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua

(c = b*4% tối đa)

15.417.261.830



1.3. Thiết kế chương trình kiểm toán:

* Sau khi đánh giá trính trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với chu trình Bán
hàng - Thu tiền, KTV sẽ tiến hành thiết kế chương trình Bán hàng - Thu tiền
Chương trình kiểm toán được thực hiện theo mẫu chung nhất. Khi thực
hiện kiểm toán chu kỳ Bán hàng - Thu tại đơn vị khách hàng KTV không soạn
thảo theo chương trình riêng mà thực hiện theo mẫu chung. Tuy nhiên đối với
từng khách hàng khác nhau thì việc thực hiện chương trình kiểm toán cũng có
những điểm khác biệt tuỳ thuộc vào đặc trưng của công ty khách hàng đó để
có thể thu thập được những bằng chứng kiểm toán thuyết phục nhất và đem
lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán.


1.4. Gặp gỡ khách hàng và hoàn thành chương trình kiểm toán:

* Sau quá trình tìm hiểu khách hàng, căn cứ vào khả năng của mình, tình hình thực tế của đơn vị khách hàng xác định có thể hoàn thành tốt cuộc kiểm toán với mức rủi ro
chấp nhận được. Công ty kiểm toán sẽ kí kết hợp đồng kiểm toán với công ty Vinamilk. Việc kí kết được diễn ra với sự thống nhất tuyệt đối từ 2 bên. Sau khi 2 bên kí kết và
hoàn tất các thủ tục pháp lí,công ty kiểm toán độc lập sẽ chính thức trở thành công ty kiểm toán của Vinamilk.
Nội dung hợp đồng gồm có:
Đại diện khách hàng
Đại diện công ty kiểm toán độc lập
Nội dung dịch vụ
Trách nhiệm các bên
Thời gian tiến hành kiểm toán
Giá phí kiểm toán
Chữ kí đại diện các bên
* Sau khi kí kết hợp đồng, công ty kiểm toán tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán viên, phân công nhiệm vụ cho nhóm kiểm toán và lập bảng “Cam kết về tính độc lập của
thành viên nhóm kiểm toán”.

Chọn nhóm kiểm toán viên gồm có 10 người, trong đó có 01 người phụ trách chung và kiểm soát chất lượng, 1 trưởng đoàn, 3 kiểm toán viên chính và 6 trợ lí kiểm toán
viên.


2. Thực hiện kiểm toán:
2.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV sử dụng các kỹ thuật kiểm toán khảo sát về KSNB khâu thiết kế và khâu vận hành.
a) Khảo sát đánh giá về khâu thiết kế:
Mục tiêu là để có cơ sở đánh giá về tính thích hợp cả việc thiết kế các bước kiểm soát,
các thủ tục kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thu tiền.
- KTV tiến hành thu thập thông tin về các quy chế quản lí nói chung của Vinamilk, các
quy định chức năng, chính sách quản lý nhân sự đối với chu kỳ bán hàng thu tiền, quy
định phận sự và trách nhiệm của các bộ phận cán bộ đối với chu kỳ này như cán bộ quản
lí hàng tồn kho, nhân viên kiểm tra đơn hàng, đơn vị vận chuyển….
=>Hầu hết các văn bản quy chế này chủ yếu được KTV yêu cầu ban lãnh đạo đơn vị cung
cấp…được đơn vị chấp nhận và áp dụng
b) Khảo sát đánh giá khâu vận hành:
Mục tiêu cụ thể của khảo sát này là nhằm thu thập bằng chứng làm căn cứ đánh giá về
tính hiệu quả trong hoạt

động kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ bán hàng thu tiền
- Trước tiên KTV cần nắm rõ các loại mặt hàng mà đơn vị cung cấp (hầu hết là sữa)


- Tìm hiểu hoạt động tài chính phát sinh trong năm,cơ cấu và các bộ phận tham gia vào quá trình bán hàng t hanh toán của Vinamilk
- KTV thực hiện chọn mẫu một vài nghiệp vụ bán hàng thanh toán của đơn vị để kiểm tra , quan sát
- KTV chọn mẫu một số chứng từ rồi tiến hành kiểm tra đối chiếu và lài lại các thử nghiệm kiểm soát

Chọn
Chọn 3

3 hóa
hóa đơn
đơn

• Đối chiếu với báo cáo bán hàng.
• Đối chiếu với phiếu xuất kho và mã vận đơn.
• Đối chiếu với sổ phụ các khoản phải thu.
Chọn
Chọn 3
3 giấy
giấy báo
báo Có


Đối chiếu với phiếu nhập hàng trả lại
Đối chiếu với sổ phụ các khoản phải thu
Kiểm tra sự phê chuẩn

Chọn
Chọn 3
3 phiếu
phiếu thu
thu từ
từ sổ
sổ thu
thu tiền
tiền hàng
hàng

• Đối chiếu với báo cáo bán hàng hằng ngày

• Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng
• Đối chiếu với lệnh chuyển tiền và phiếu thu



Kết quả : thỏa mãn

Sau khi thử nghiệm KSNN được thực hiện, kiểm
toán viên nhận thấy hệ thống KSNN là đáng tin
cậy. Do đó giữ nguyên mức rủi ro kiểm soát ban
đầu đã đánh giá cho toàn quy trình bán hàng thu
tiền là trung bình


2.2. Phân tích sự biến động của khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
- Doanh thu thuần từ BH và CCDV năm 2017 so với năm 2016 tăng lên 4.1699E+12
(đồng) tương ứng tăng 9.075321 % là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Doanh thu BH và CCDV năm 2017 so với 2016 tăng 4.1699E+12 (đồng) tương ứng

Năm 2017

Năm 2016

Chênh lệch tuyệt

Chênh lệch tương

( tỉ đồng)


(tỉ đồng)

đối

đối

51.135

46.965

4.1699E+12

8.88%

93.824

170.664

(7.684E+10)

(45.02)%

51.041

46.795

4.2467E+12

9.075 %


816.316

722.560

9.3756E+10

12.96 %

213.081

182.322

3.0759E+10

16.87 %

Chỉ tiêu

tăng 8.878732 % cho thấy tình tình kinh doanh vẫn đang diễn ra tích cực và tăng trưởng
đều.
- Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2017 so với 2016 giảm -7.684E+10 (đồng) tương
ứng giảm 45.0241 %, chứng tỏ Vinamilk đang ngày càng nâng cấp về chất lượng và khả

Doanh thu BH và CCDV

Các khoản giảm trừ
doanh thu

năng tiêu thụ cao.
=> Sau khi phân tích sự biến động đối với khoản mục doanh thu kiểm toán viên tiến

hành đối chiếu số liệu từ Báo cáo kết quả kinh doanh với bản tổng hợp các tài khoản, sổ
cái, sổ chi tiết tài khoản 511, nhật ký bán hàng. Và kiểm toán viên tiến hành chuyển sổ,

Doanh thu thuần

Doanh thu hoạt động tài
chính

cộng sổ
Thu nhập khác

Phân tích sự biến động của các khoản mục doanh thu
2017 so với 2016


Phân tích sự biến động các khoản mục nợ phải thu trong năm 2017

Chỉ tiêu

Cuối năm

Đầu năm

Chênh lệch tuyệt đối

Chênh lệch (%)

4.64548E+12

2.88854E+12


1.75694E+12

60.82

 

 

 

 

1. Khoản phải thu ngắn hạn

4.591.702.853.157

2.866.683.958.798

1.72502E+12

60.17

Phải thu ngắn hạn khách hàng

3.613.981.838.047

2.191.348.458.582

1.42263E+12


64.92

Trả trước cho người bán

622.978.664.875

288.808.403.942

3.3417E+11

115.71

Phải thu ngắn hạn khác

367.850.643.578

390.619.273.181

(22.768.629.603)

(5.83)

Dự phòng phải thu khó đòi

(13.193.973.536)

(4.168.573.420)

(9.025.400.116)


216.51

85.680.193

76.396.513

9.283.680

12.15

2. Khoản phải thu dài hạn

53.774.889.824

21.855.008.176

31.919.881.648

146.05

Phải thu dài hạn của khách hàng

29.973.948.684

-

 

 


5.373.558.222

7.245.908.762

(1.872.350.540)

(25.84)

18.427.382.918

14.609.099.414

3.818.283.504

26.14

A. Các khoản phải thu

Tài sản thiếu chờ xử lý

Phải thu từ cho vay dài hạn
Phải thu dài hạn khác


Từ bảng phân tích trên ta thấy :
* Công nợ phải thu cuối năm 2017 so với đầu năm tăng 1.75694E+12 đồng tương ướng với tỉ lệ 60,8% chứng tỏ quy mô vốn bị chiếm dụng tăng.
* Các khoản phải thu tăng chủ yếu do tăng Phải thu ngắn hạn, trong đó chủ yếu là Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 1.42263E+12 đồng tương
ứng tăng 65%.
Trong điều kiện Doanh thu thuần về BH và CCDV của công ty tăng lên, thì các khoản phải thu tăng có thể do tăng tiêu thụ, do công ty mở rộng chính

sách tín dụng thương mại. Tuy nhiên, khoản dự phòng phải thu cũng tăng nên công ty cần xem xét lại chất lượng các khoản vốn bị chiếm dụng.
Qua quá trình tìm hiểu về sổ sách kế toán và đối chiếu số liệu kiểm toán viên thấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán trùng khớp với số liệu trên
Báo cáo tài chính và sự thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 131. Bên cạnh đó, kiểm toán viên thấy rằng khoản phải thu của khách
hàng trong năm tài chính tăng so với năm 2016. Do trong năm 2017 Đơn vị mở rộng quy mô sản xuất nên doanh thu và các khoản phải thu đều tăng
lên.


2.3. Thực nghiệm cơ bản quy trình bán hàng – thu tiền:
a/ Kiểm tra chi tiết khoản mục Doanh thu:
Mục tiêu công việc kiểm tra chi tiết đảm bảo: sự phát sinh, tính toán, đánh giá, hạch toán đầy đủ, phân loại và hạch toán đúng đắn, đúng kỳ, tổng hợp và
báo cáo.
- Thu thập bảng tổng hợp doanh thu bán hàng theo khách hàng, nhóm hàng hóa dịch vụ cung cấp trong tháng trong năm và đối chiếu với các tài liệu
liên quan: sổ cái, sổ chi tiết, báo cáo phòng bán hàng, phòng xuất khẩu về số lượng, giá trị hàng đã bán.
- Đối chiếu sự phù hợp giữa số lượng xuất kho hàng hóa, thành phẩm trên Báo cáo nhập xuất tồn với số lượng trên báo cáo bán hàng.
- Xem xét sổ cái để xem những nghiệp vụ bất thường ( giá trị, nội dung, tài khoản đối ứng).
- Kiểm tra sự liên tục của hóa đơn để đảm bảo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận đầy đủ.
- Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm (những nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh bất thường, có sự đối ứng,
hạch toán không thường xuyên xảy ra) và kiểm tra đến chứng từ gốc liên quan (đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn, hợp đồng, biên bản giao nhận
hàng hoá, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản đánh giá khối lượng công việc hoàn thành, biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành…)
Kết quả kiểm tra chi tiết và tính đúng kì được thể hiện trên giấy tờ làm việc sau:


 

Chứng từ

 

Đối ứng


 
Nội dung

Ngày

Nợ

Số tiền



Nợ



Chứng từ kèm

BH0118

01.12.17

Mama Gold cho BigC Thăng Long

131

511

 

BH0119


01.12.17

Diecerna đặc trị tiểu đường cho BigC Thăng Long

131

511

 

189,500,000

BH0120

02.12.17

Sữa organic 220ml cho Bệnh viện Quân Đội108

131

511

 

80,324,000

HĐTC

BH0121


04.12.17

Optimum Gold + SurePrevent Đại lý Huymart Đà Nẵng

131

511

 

130,000,000

HĐTC

BH0123

11.12.17

Sữa tiệt trùng 100% 220ml + 110ml cho BigC Miền Đông

131

511

 

134,560,000

HĐTC,KĐKD


BH0124

16.12.17

Kem Delight, Twin Cows, Subo cho A-one Long Biên

131

511

 

100,301,000

HĐTC,HĐKD

BH0125

17.12.17

Sữa bột trẻ em Dielac, Pedia, Grow Plus cho Vinmart TimeCity

131

511

 

149,500,000


HĐTC,HĐKD

BH0126

19.12.17

Sữa tươi 100% cho Bệnh viện Nhi Đồng 1

131

511

 

67,004,000

HĐTC,HĐKD

BH0127

30.12.17

Sữa bột SurePrevent, CanxiPro cho Vinshool Royal city

131

511

 


312,800,300

Nhận xét: - Một số hóa đơn không có hợp đồng đi kèm
- Đơn vị đã hạch toán doanh thu đúng kỳ

150,400,000

 

HĐTC, HĐKD

HĐTC,HĐKD

HĐTC


Khách hàng: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Niên độ kế toán: 2017

Tham chiếu:

Khoản mục thực hiện: Doanh thu

Người thực hiện:

Bước công việc: Kiểm tra Doanh thu và Giá bán

Ngày thực hiện:


Chứng từ

Ngày

Sản phẩm

Số lượng

Đơn giá

134 thùng

240.000

BH0087

14/05/17

Sữa tiệt trùng 100% 220ml

BH0111

01/11/17

Kem Delight

12 thùng

300.000


BH0123

25/12/17

sữa bột trẻ em Dielac 900g

15 thùng

2.000.000

Đối chiếu việc ghi nhận doanh thu với doanh thu ước tính theo giá bán ( giá bán theo hợp đồng quy định, hoặc giá thỏa thuận); Kiểm
tra các quy định về giá bán
Nhận xét:
- Đơn vị đã tuân thủ giá bán theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận.
- Đơn vị ghi nhận doanh thu trong các đợt thay đổi giá bán là đúng đắn.


b, Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu:
- Các khoản các giảm trừ doanh thu gồm: hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Tại Khách hàng A các khoản này phát sinh ít và đã được kiểm tra đối chiếu
sổ sách ở phần trên. Phần này em xin trình bày kiểm tra chi tiết hai nghiệp giảm doanh thu này:
- Hàng bán bị trả lại đã điều chỉnh trên sổ 31/05/17: KTV đã kiểm tra thấy có HĐKT trị giá 80.079.850đ (chưa thuế) nội dung Sữa tươi 100% 23914 ngày
08/05/17; Biên bản kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa có thỏa thuận của hai bên đồng ý giảm giá 10% trị giá hợp đồng =10% * 80.079.850 = 8.007.985đ.
- Hàng bán bị trả lại theo HĐ 24031 ngày 9/10/17 số tiền 107.800.000đ do Đơn vị giao hàng không đúng quy cách, chất lượng sản phẩm; Có biên bản kiểm
nghiệm chất lượng hàng hóa khi giao hàng.
Kết thúc quá trình kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu kiểm toán viên tổng hợp lại các vấn đề phát sinh và đưa ra ý kiến nhận xét trên giấy tờ làm việc:
Mục tiêu kiểm toán được thỏa mãn:
- Mở sổ khoa học, đầy đủ, hàng tháng có đối chiếu kiểm tra giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp
- Hóa đơn chứng từ được lưu giữ khoa học, thuận tiện cho công việc kiểm tra, kiểm soát
- Việc ghi sổ doanh thu được ghi chép đầy đủ
Tuy nhiên: Một số hóa đơn bán hàng không kèm theo HĐKT, thiếu các yếu tố pháp như thiếu chữ ký, ngày tháng.



c, Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu khách hàng và nghiệp vụ thu tiền:

Nhóm Kiểm toán 5
- Chọn mẫu các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bù trừ công nợ với
khoản phải trả khách hàng.
- Chọn mẫu kiểm tra các hóa đơn chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng,

Khách hàng: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
Niên độ kế toán: Năm 2017

các phiếu thu, giấy báo có, bảng sao kê ngân hàng. Ngoài ra, KTV chọn

Khoản mục thực hiện: Các khoản phải thu KH

mẫu một số hợp đồng bán hàng hoặc phiếu xuất kho đối với nghiệp vụ

Bước công việc: Kiểm tra chi tiết TK 131

bán chịu để kiểm tra đối chiếu với các nghiệp vụ bán hàng về lượng và
thống nhất giữa các hóa đơn bán hàng và hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào mẫu chọn KTV đối chiếu kiểm tra, rà soát về các mục tiêu
kiểm soát nội bộ: tính hợp lệ của chứng từ, đồng bộ của bộ chứng từ, tính
hợp lý của nội dung chứng từ,... nếu có sai lệch thì KTV tiến hành điều tra
rõ nguyên nhân, tính toán lại và bổ sung các thủ tục khách đẻ giải thích

Chứng từ

TK đối ứng


Số tiền (1000đ)

Nội dung
Số hiệu

Ngày

N0137

24.10

N0141

11.11

N0145

15.12

N0156

23.12

…….

……

Nợ




Nợ



112

1311

 

84,000

112

1311

 

45,000

112

1311

 

59,000


112

1311

 

20,993

…….

…….

……

……….

Đại lý cấp 1 TP. Cần Thơ

chênh lệch đó.
Học viện Tài chính
Vietmart 28 Đội Cấn, Hà Nội
Newton Primary School
10%HĐ271109
………………

Đối chiếu kiểm tra chứng từ thấy hợp lệ; có giấy báo có của ngân hàng


Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ và nghiệp vụ thu tiền cụ thể của một khách hàng


Khách hàng: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
Niên độ kế toán: Năm 2017
Khoản mục thực hiện: Các khoản phải thu

Người thực hiện:
Ngày thực hiện:

Bước công việc: Kiểm tra chi tiết TK 131
Tên đối tượng: Công ty CP BigC Center Long Biên
Dư đầu kỳ: 0 đ
- Tháng 1, tháng 2 không phát sinh nghiệp vụ mua hàng, thanh toán
- Tháng 3: Mua hàng chưa thanh toán số tiền 130.898.300đ ngày 25/03/2017
- Tháng 4: Thanh toán tiền hàng tháng 3 ngày 02/04/2017 bằng chuyển khoản có giấy báo có của ngân hàng
- Tháng 9 : Thanh toán tiền hàng theo 2 hóa 24025 và 24026 vào ngày 30/09/2017
31/12/2017 số dư công nợ 0đ
Nhận xét:
- Trong kỳ, bên A và bên B thực hiện đúng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng:
Bên A cung cấp hàng theo đúng tiêu chuẩn, số lượng, quy cách… đã ghi trong hợp đồng.
Bên B thanh toán cho bên A sau 10 ngày kể từ ngày giao hàng.
Có Sổ chi tiết công nợ của Công ty CP thiết bị bưu điện kèm theo


d, Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi :
Việc kiểm tra các khoản lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện theo các bước sau:
- Chọn một số khách hàng trên bảng tính tiền đối chiếu với chứng từ gốc, xác định chính xác tuổi thọ của các khoản nợ.
- Tìm hiểu phương pháp lập dự phòng của đơn vị; kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của
việc ước tính, tính toán và ghi nhận; kiểm tra độ tin cậy của bảng phân tích tuổi nợ.
- Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ 3 (khách hàng, luật sư,…).
-Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có liên hệ và có ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng không.
Đối với Vinamilk, KTV đọc lướt sổ cái tài khoản 139 nhận thấy trong năm chỉ xuất hiện một nghiệp vụ trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

- KTV tìm hiểu phương pháp trích lập dự phòng nợ khó đòi của đơn vị và trao đổi với Ban giám đốc xem xét có hợ lý hay không, có tuân theo quy định
hiện hành không và có tính nhất quán với năm trước không.


Khách hàng: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
Niên độ kế toán: Năm 2017
Khoản mục thực hiện: Các khoản phải thu KH

Người thực hiện:
Ngày thực hiện:

Bước công việc: Kết luận TK 131

Công việc đã tiến hành: Công việc thực hiện đối với khoản mục phải thu khách hàng đã được thực hiện đúng theo chương trình
kiểm toán: đối chiếu sổ sách, gửi thư xác nhận, kiểm tra các khoản dự phòng phải thu khó đòi,...
Các vấn đề kiến nghị: Đơn vị nên đối chiếu công nợ đầy đủ , đặc biệt là các khách hàng lớn; Khi trích lập dự phòng
phải có hồ sơ quy định về trích lập dự phòng theo thông tư 228 của BTC hướng dẫn trích lập dự phòng: hợp đồng kinh tế; đối
chiếu xác nhận nợ của khách hàng và các chứng từ khác theo quy định
Kết luận: Cơ sở dẫn liệu cho khoản mục Phải thu khách hàng thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu, và trung thực theo
đúng các nguyên tắc kế toán


3. Kết thúc kiểm toán :
- KTV kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc trước khi lập Báo cáo kiểm toán.
- Trưởng nhóm kiểm toán sẽ xem xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc của các KTV để đảm bảo các bằng chứng thu được cung cấp đầy đủ cho KTV những
thông tin cần thiết về hoạt động bán hàng - thu tiền của Vinamilk. Đảm bảo quá trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng - Thu tiền được thực hiện theo đúng kế
hoạch, chương trình kiểm toán và tuân thủ theo các Chuẩn mực kiểm toán, Ban giám đốc xem xét lại những mục tiêu kiểm toán quan tâm. Trưởng nhóm
kiểm toán phải đảm bảo các giấy tờ làm việc chứa đựng đủ thông tin để chứng minh cho kết luận trong Báo cáo kiểm toán, đảm bảo cho các mục tiêu
kiểm toán đối với chu kỳ Bán hàng – Thu tiền đã được thỏa mãn.
- Tổng hợp và đánh giá lại ảnh hưởng của các sai sót phát hiện, các sự kiện trước và sau ngày khóa sổ kế toán trong quá trình kiểm toán nhận thấy:

những sai sót tìm được trong quá trình kiểm toán Chu trình bán hàng – thu tiền của nhóm kiểm toán 5 tại Vinamilk không vượt quá mức trọng yếu,
không có dấu hiệu ghi khống doanh thu. Ngoài ra, kế toán của đơn vị có ý thức tiếp thu ý kiến đề xuất của kiểm toán viên trong những sai sót.
- KTV đưa ra ý kiến về thông tin kế toán Chu trình bán hàng – thu tiền tại Vinamilk: ‘’Theo ý kiến chúng tôi, Báo cáo tài chính đề cập đã phản ánh trung
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu quy trình bán hàng - thu tiền, đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan“.


BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kính gửi: - Hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, được lập ngày 31/12/2017 từ trang…đến trang…., bao gồm Bảng cân đối kế
toán tại ngày 31/12/20×1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng
ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh
nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là
cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự
đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
.......................
Ý kiến của Kiểm toán viên
........................

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2018
Kiểm toán viên


GĐ công ty kiểm toán


Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2018
THƯ QUẢN LÝ

Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK)
Thưa Quý vị,
Chúng tôi đã hoàn thành cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017 của VINAMILK . Trong quá trình này, chúng tôi đã tiến
hành xem xét kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của Công ty. Các vấn đề mà chúng tôi cho rằng Quý vị cần quan tâm được đề cập trong Thư quản lý kèm
theo. Mục đích chính của công việc này không phải để phát hiện các nhược điểm, tìm kiếm gian lận và sai sót của Công ty mà để giúp chúng tôi đưa ra ý kiến
kiểm toán của mình và do đó không nên dựa vào đây để kết luận là không tồn tại những nhược điểm khác.
Thư quản lý này bao gồm các quan sát của chúng tôi về những thủ tục và chính sách hiện hành và các gợi ý của chúng tôi để hoàn thiện các quy trình của
Công ty. Chúng tôi đã thảo luận các gợi ý của mình với Ban Giám đốc Công ty. Ý kiến của Ban Giám đốc Công ty được phản ánh trong Thư quản lý dưới tiêu đề “Ý
kiến của Công ty”
Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng các vấn đề đề cập trong Thư quản lý này là kết quả của việc thực hiện cuộc kiểm toán thông thường để chúng tôi
đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài chính của Công ty. Do đó Thư quản lý này không bao gồm đầy đủ các khiếm khuyết có thể tồn tại trong kiểm soát nội bộ
và hệ thống kế toán của Công ty.
Thư quản lý này chỉ phục vụ cho mục đích sử dụng của [Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS] và không nhằm mục đích cung cấp
thông tin cho bất cứ bên thứ ba nào sử dụng. Vì vậy việc cung cấp Thư này cho bên thứ ba sử dụng mà chưa có sự đồng ý bằng văn bản của chúng tôi là không
phù hợp và trong trường hợp đó chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ quyết định nào của bên thứ ba do đã sử dụng bản sao của Thư quản lý này.


×