Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ gừng tại xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.21 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA KINH TẾ & PTNT
--------------o0o--------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: SV 2016 - 23

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
GỪNG TẠI XÃ NHẠN MÔN, HUYỆN PÁC NẶM,
TỈNH BẮC KẠN”

Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thồng Sam

THÁI NGUYÊN - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA KINH TẾ & PTNT
--------------o0o--------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: SV 2016 - 23

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
GỪNG TẠI XÃ NHẠN MÔN, HUYỆN PÁC NẶM,
TỈNH BẮC KẠN


: Hoàng Thồng Sam
: Tô Thị Hạnh
Triệu A Ton
Mã Thị Hà
Thời gian thực hiện
: Từ 01/2016 đến 12/2016
Địa điểm nghiên cứu
: Xã Nhạn Môn - huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị chủ trì: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Chủ nhiệm đề tài
Những người tham gia

THÁI NGUYÊN - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học, việc tham gia
làm đề tài nghiên cứu khoa học do nhà trường phát động hết sức bổ ích và có
ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua
đợt làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà trường này sẽ giúp cho mỗi sinh
viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, bổ sung, củng cố
kiến thức cho bản thân và học hỏi được nhiều điều bổ ích, các kỹ năng cần
thiết khi làm việc nhóm, điều tra thực thập thông tin cũng như xử lý thông tin
một cách linh hoạt hoạt hơn. Từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu
để phục vụ cho quá trình học tập nhất là đợt thực tập tốt nghiệp sắp tới này.
Được sự đồng ý của của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng khoa học - công nghệ, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn và giáo viên hướng dẫn đề tài, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ gừng tại xã Nhạn
Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.

Đề tài có kết quả tốt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, các cán
bộ, các đơn vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Nhạn Môn,
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, sự đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn để tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo Th.S Đỗ Hoàng Sơn đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Do thời gian có hạn và trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, yếu
kém nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 20 tháng 2 năm 2017.
Sinh viên

Hoàng Thồng Sam


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 7
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. 9
MỤC LỤC ...................................................................................................... 4
Phần 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học .............................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 3
2.1.1. Khái quát về cây gừng .......................................................................... 3
2.1.2. Một số khái niệm liên quan................................................................... 4
2.1.2.1. Cung nông sản hàng hóa .................................................................... 4
2.1.2.2. Cầu nông sản hàng hóa ...................................................................... 6
2.1.2.3. Thị trường.......................................................................................... 7
2.1.2.4. Kênh phân phối và các loại kênh phân phối ....................................... 8
2.1.2.5. Chuỗi giá trị ....................................................................................... 9
2.1.3. Thông tin chung về dự án 3PAD ........................................................ 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 12
2.2.1. Tình hình sản xuất gừng tại Việt Nam ................................................ 12
2.2.2. Thị trường tiêu thụ gừng ở Việt Nam.................................................. 13
Phần 3; ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu............................................ 15
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 15


3.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 15
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 16
3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp........................................... 16
3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................ 16
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 18
3.4.3.1. Phân tích định lượng ........................................................................ 18
3.4.3.2. Phân tích định tính ........................................................................... 19

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................. 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...................................... 20
4.1.1.1. Vị trí địa lý - hành chính .................................................................. 20
4.1.1.2. Mối liên hệ vùng.............................................................................. 20
4.1.1.3. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 20
4.1.1.4. Khí hậu, thủy văn ............................................................................ 21
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ....................................... 22
4.1.1.6. Môi trường ...................................................................................... 23
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Nhạn Môn ....................................... 23
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã. .................................................... 24
4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Nhạn Môn năm 2015 ................ 26
4.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng chủ yếu ...................................................... 28
4.1.2.4. Tình hình dân số và lao động của xã ................................................ 29
4.1.3. Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................... 31
4.1.3.1. Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .......................... 31
4.1.3.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2015 ....................... 32
4.2. Thực trạng trồng gừng tại xã Nhạn Môn ................................................. 33
4.2.1. Tình hình sản xuất gừng trâu trên địa bàn nghiên cứu......................... 33
4.2.2. Hiệu quả kinh tế của cây gừng ............................................................ 35
4.2.2.1. Chi phí đầu tư cho 1000m2 gừng của hộ điều tra.............................. 35
4.2.2.2. Hiệu quả kinh tế trồng cây gừng của các hộ điều tra. ....................... 38
4.3. Các yếu tố nguồn lực tác động đến sản xuất gừng trên địa bàn
xã Nhạn Môn ................................................................................................ 42
4.3.1. Các yếu tố nguồn lực trên địa bàn ....................................................... 42
4.3.1.1. Các yếu tố nguồn lực về điều kiện tự nhiên. .................................... 43
4.3.1.2. Các yếu tố nguồn lực về kinh tế-xã hội ............................................ 44
4.4. Thị trường tiêu thụ gừng theo chuỗi giá trị trên địa bàn nghiên cứu........ 48



4.4.1. Chuỗi giá trị gừng............................................................................... 48
4.4.3. Thị trường tiêu thụ gừng theo chuỗi giá trị trên địa bàn nghiên cứu .... 53
4.4.3.1. Tìm hiểu thông tin thị trường, dạng sản phẩm bán và phương thức bán
gừng trên địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 53
4.4.3.2. Thị trường tiêu thụ gừng của toàn xã Nhạn Môn ............................. 54
4.4.3.3. Thị trường tiêu thụ gừng của các hộ điều tra .................................... 57
4.4.3.4. Sự biến động giá gừng trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2013 đến
năm 2015 ..................................................................................................... 58
4.5. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu
thụ gừng trên địa bàn xã nhạn môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn .................. 60
4.5.1. Thuận lợi, khó khăn ............................................................................ 60
4.5.1.1. Thuận lợi ......................................................................................... 60
4.5.1.2. Khó khăn ......................................................................................... 60
4.5.2. Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị gừng của địa phương.. 62
4.5.2.1. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................... 62
4.5.2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý .......................................................... 62
4.5.2.3. Giải pháp về nâng cao giá trị sản phẩm gừng ................................... 62
4.5.2.4. Giải pháp về thị trường .................................................................... 63
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 64
5.1. Kết luận .................................................................................................. 64
5.2. Khuyến nghị ........................................................................................... 66
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương......................................................... 66
5.2.2. Đối với các hộ nông dân trồng gừng ................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 68
I. Tiếng Việt .................................................................................................. 68
II. Internet ..................................................................................................... 68
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai tại xã Nhạn Môn 2015 ......................... 24
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số và lao động theo đơn vị thôn bản năm 2015 ..... 30
Bảng 4.3: Tình hình chung của các hộ điều tra ............................................. 31
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2015 .................... 33
Bảng 4.5: Thực trạng sản xuất gừng trên địa bàn nghiên cứu ....................... 34
Bảng 4.6: Chi phí đầu tư cho 1000m2 sản xuất gừng bình quân của các hộ
điều tra năm 2015 .......................................................................... 37
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế một năm của cây gừng trên địa bàn trên địa bàn xã
năm 2015....................................................................................... 39
Bảng 4.8: Tổng giá trị và trung bình các hộ điều tra về doanh thu (GO), chi
phí (IC), lợi nhuận (VA), và GO/VA, VA/IC. ............................... 40
Bảng 4.9: So sánh chi phí sản xuất của cây gừng với cây dong riềng
năm 2015....................................................................................... 41
Bảng 4.10: So sánh năng suất, giá bán của cây gừng với cây dong riềng ...... 42
Bảng 4.11: Giá và sản lượng gừng mà doanh nghiệp Minh Bê thu mua tại
Nhạn Môn theo hợp đồng trong ba năm 2013-2015....................... 55
Bảng 4.12: Giá bán và sản lượng gừng bán cho doanh nghiệp Minh Bê năm
2015 của các hội điều tra ............................................................... 57
Bảng 4.13: Giá gừng ở một số thời điểm trong các năm 2013-2015 ............. 58


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa cung và cầu ......................................................... 7
Hình 2.2. Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng ................................................ 9
Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị.......................................................................... 10
Hình 4.1. Chuỗi giá trị gừng trên xã Nhạn Môn ............................................ 48
Hình 4.2. Các kênh tiêu thụ cho gừng trên địa bàn xã Nhạn Môn. ................. 52
Hình 4.3. Biểu đồ biến động giá gừng mua vào của Doanh nghiệp Minh Bê,
các thương lái và người bán lẻ trong vùng từ năm 2013-2015. ........ 59



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

Doanh nghiệp Minh Bê: : Doanh nghiệp Tư nhân Xuất khẩu và Chế
biến Nông sản Minh Bê
ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

HN

: Hà Nội

IC

: Chi phí trung gian

THCS

: Trung học cơ sở

THPT


: Trung học phổ thông

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng

3PAD

: Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong
phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
- Tên đề tài: “đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ
gừng trên địa bàn xã nhạn môn, huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn”.
- Mã số: SV 2016 - 23
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thồng Sam
Tel: 0963 103 242
E-mail:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
+ Đơn vị:
Ủy ban nhân dân xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
+ Cá nhân:
ThS. Đỗ Hoàng Sơn
Tô Thị Hạnh
Triệu A Ton
Mã Thị Hà
- Thời gian thực hiện: Tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
1. Mục tiêu
- Xác định được các nhân tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cây
Gừng tại xã Nhạn Môn.
- Phân tích được rõ thị trường tiêu thụ Gừng trên địa bàn theo chuỗi giá trị.
- Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất và tiêu thụ Gừng tại xã Nhạn Môn.
2. Nội dung chính
- Đánh giá thực trạng sản xuất gừng trên địa bàn xã Nhạn Môn.
- Đánh giá các yếu tố nguồn lực tác động đến sản xuất gừng trên địa
bàn xã Nhạn Môn
- Phân tích thị trường tiêu thụ gừng theo chuỗi giá trị trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất và tiêu thụ gừng tại xã Nhạn Môn.


3. Kết quả chính đạt được
- Thực trạng sản xuất gừng tại xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh
Bắc Kạn.
- Các yếu tố nguồn lực tác động đến sản xuất gừng trên địa bàn xã
Nhạn Môn.

- Thị trường tiêu thụ gừng theo chuỗi giá trị trên địa bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
và tiêu thụ gừng tại xã Nhạn Môn.


SUMMARY OF RESEARCH RESULTS
SCIENTIFIC SCIENTIFIC RESEARCH AND TECHNOLOGY
LEVEL OFFICE
Research
Project
Title:
“ASSESSING
THE
ACTUAL
PRODUCTION AND MARKET OF GINGER CONSUMPTION IN
NHAN MON COMMUNE, PAC NAM DISTRICT, BAC KAN
PROVINCE”
Code number: SV 2016 - 23
Coordinator: Hoang Thong Sam
Tel : 0963 103 242
E-mail:
Implementing Institution: Department of economics and rural
development - Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - Thai
Nguyen University
Partnership organizations and collaborators:
- Partnership organizations:
People's Committee of Nhan Mon Commune, Pac Nam District, Bac
Kan Province
- Collaborators:
M.Econ. Do Hoang Son

To Thi Hanh
Trieu A Ton
Ma Thi Ha
Duration: from January 2016 to December 2016.
1. Objectives:
- Identify the advantages and disadvantages in the production of ginger
in Nhan Mon commune.
- Analyzing the market of Ginger consumption in the area along the
value chain.
- Proposed solutions to improve economic efficiency in the production
and consumption of ginger in Nhan Mon commune.
2. Main contents:
- Evaluate the current state of ginger production in Nhan Mon
commune.


- Evaluating the factors that affect the production of ginger in Nhan
Mon commune.
- Market analysis of ginger consumption by value chain in the study area.
- Proposed major solutions to improve economic efficiency in the
production and consumption of ginger in Nhan Mon commune.
3. Main results obtained:
- Current status of ginger production in Nhan Mon Commune, Pac Nam
District, Bac Kan Province.
- Resource factors affecting the production of ginger in Nhan Mon
commune
- Ginger consumption market value chain in the study area.
- The main solutions to improve the economic efficiency in the
production and consumption of ginger in Nhan Mon commune.



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, cây Gừng là một cây mang lại giá trị kinh tế rất
cao cho người nông dân. Gừng trồng để lấy củ làm gia vị, làm mứt, kẹo, rượu
và làm thuốc, chưng cất tinh dầu. Ngoài tiêu dùng trong nước, phần lớn gừng
được trồng để xuất khẩu.
Gừng là loại cây gia vị được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất thế giới. Ở Việt Nam,
gừng được trồng khắp nơi từ Bắc đến Nam, cây được trồng ở khắp các địa
phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Pác Nặm là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn, có điều kiện tự nhiên, khí
hậu, đất đai thuận lợi cho cây gừng sinh trưởng và phát triển tốt. Trong mấy
năm trở lại đây, tại Pác Nặm cây gừng được trồng với diện tích lớn và mang
lại hiệu quả kinh tế cao giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện
vươn lên thoát nghèo. So với cây trồng khác thì cây gừng có giá trị kinh tế
vượt trội, bình quân một vụ trồng gừng mỗi hộ đã thu về 15 đến 20 triệu
đồng, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Diện tích trồng gừng tại Pác
Nặm tăng nhanh qua các năm, năm 2013 diện tích là 20,7ha, năm 2014 diện
tích là 43ha, năm 2015 diện tích tăng lên là 86,18ha. Bước đầu, tại Pác Nặm
cây gừng đã giúp nhiều hộ nông dân phát triển kinh tế, nhiều hộ đã vươn lên
thoát nghèo. Tuy nhiên, cũng như nhiều cây trồng nông nghiệp khác, sự phát
triển nhanh chóng của cây gừng tại Pắc Nặm cũng tiền ẩn những rủi ro về mặt
thị trường. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu đánh giá thực trạng sản
xuất và thị trường tiêu thụ gừng trên địa bàn Pác Nặm để có những định
hướng sản xuất hiệu quả, bền vững, tránh những rủi ro cho người dân trong

những năm tiếp theo.
Từ những lý do trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá
thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ gừng trên địa bàn xã Nhạn
Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” góp phần đánh giá đúng thực trạng, thị


2

trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế mà cây gừng đem lại cho người người dân
tại địa bàn xã.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các nhân tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cây
Gừng tại xã Nhạn Môn
- Phân tích được rõ thị trường tiêu thụ Gừng trên địa bàn theo chuỗi
giá trị.
- Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất và tiêu thụ Gừng tại xã Nhạn Môn
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức đã
học, vận dụng vào thực tiễn sản xuất.
+ Học hỏi thêm những kiến thức từ thực tiễn, có thêm các kỹ năng làm
việc và tiếp xúc với người dân.
+ Ngoài ra, quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo cũng giúp nhóm
nghiên cứu có được những kỹ năng viết đề tài khoa học, giúp sinh viên nhận
biết được những thiếu sót của mình trong khi thực hiện đề tài và từ đó rút ra
kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp địa phương đưa ra được
những định hướng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ gừng trên địa bàn

hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.
+ Từ việc nghiên cứu thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng tại địa
bàn xã Nhạn Môn, nhóm sinh viên nghiên cứu có được phương pháp, kỹ năng
trong đánh giá các loại cây trồng nông nghiệp khác. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái quát về cây gừng
Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officnale Rose, họ gừng (Zingriberaceae).
Ngoài ra cây gừng còn có các tên gọi khác là Sinh Khương, Can khương, hay Co
Khinh (Tày, Nùng) hoặc Sung (Dao)... Cây gừng gồm nhiều loại: gừng gió, gừng
trâu, gừng dé (gừng ta), gừng đen,… [8].
a. Đặc điểm hình thái
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 - 1m. Lá màu xanh đậm
dài 15 - 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so
le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá
không cao lắm. Thân ngầm phình to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ, xung
quanh củ có các rễ tơ. Rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 15cm. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 - 20cm. Hoa dài
tới 5cm, rộng 2 - 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép
cánh hoa và nhị hoa màu tím. Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều, là
nguồn giống duy nhất hiện nay để trồng rừng [7]
b. Phân bố
* Trên thế giới: Gừng phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
chủ yếu ở Nam và Đông nam châu Á như các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam, …

* Ở Việt Nam: Gừng trồng khá phổ biến từ Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau,…). Trước đây, gừng chủ yếu được trồng với
quy mô nhỏ, trong các hộ gia đình làm gia vị, cung cấp cho thị trường trong
nước. Trong những năm gần đây, cây gừng được phát triển với diện tích lớn ở
nhiều nơi, từ trồng tiêu dùng trong nước đã và đang chuyển hướng sang trồng
gừng xuất khẩu, phần lớn vào thị trường Trung Quốc và Nhật Bản.
c. Công dụng: Gừng là cây gia vị phổ biến, gừng được trồng khắp nơi
và được sử dụng rộng rãi. Gừng có vị cay, thơm, chống được khí lạnh. Người
ta dùng gừng để ăn cùng với các món ăn có vị lạnh như ốc, trứng vịt lộn…


4

Gừng dùng trong việc nấu cháo chè để tăng vị thơm ngon, gừng dùng để ướp
thịt bò để làm giảm mùi mỡ bò, tăng vị thơm. Gừng còn được dùng làm mứt
gừng từ rất lâu đời.
Ngoài việc dùng vào các món ăn, gừng còn là một vị thuốc nam rất phổ
biến. Gừng có thể chữa ho, chống cảm lạnh, tăng nhiệt cho cơ thể. Gừng
ngâm rượu dùng cho xoa bóp có thể chữa được đau nhức cơ, tê chân, phong
thấp. Trong các bài thuốc nam hay thuốc bắc bao giờ cũng có một vài lát
gừng. Bỏ vài lát gừng vào chè không những làm cho cốc nước có vị thơm mà
còn có tác dụng chống viêm họng [6]
c. Giá trị kinh tế: Với sự thay đổi không ngừng của nhu cầu xã hội, hiện
nay cây gừng không còn chỉ sử dụng theo cách chế biến truyền thống mà đã và
đang được tinh chế, sản xuất dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau như mứt, bánh
kẹo, tinh dầu, dược liệu,.. và dành cho xuất khẩu sang các thị trường Nhật bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc. Chính vì vậy nhu cầu tiêu thụ gừng hiện nay rất lớn. Vì
vậy trong những năm qua, nhiều vùng trong cả nước đang đẩy mạnh việc sản xuất
gừng với quy mô lớn, tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập đáng kể cho
người dân. Nhất là đối với vùng nông thôn, vùng cao vùng kinh tế còn khó khăn

thì kết quả mang lại càng thấy rõ rệt.
2.1.2. Một số khái niệm liên quan
2.1.2.1. Cung nông sản hàng hóa
Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Hay
cung là số lượng mà người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn sàng và
có thể cung cấp [2].
Cũng như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn
sẵn sàng bán hoặc dịch vụ của người bán. Người sản xuất có hàng bán nhưng
không muốn bán vì giá rẻ thì không có cung và cầu không được thỏa mãn.
Ngoài ra, khi nói đến cung về hàng hóa hoặc bất kỳ dịch vụ nào chúng ta cũng
phải lưu ý đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể vì các yếu tố đó ảnh
hưởng trực tiếp đến cung [2].


5

Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và
có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Do đó ta
thấy cung là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá.
Đặc điểm của cung nông sản hàng hóa
Nông sản hàng hóa được sản xuất từ ngành nông nghiệp do vậy cung
nông sản hàng hóa có những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác. Cụ thể:
- Cung nông sản hàng hóa không thể đáp ứng tức thời (thường cung
chậm hay cung muộn) so với cầu. Điều này trong thực tiễn thường xảy ra tình
trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản hàng hóa nào đó thì các nhà
sản xuất không thể đáp ứng ngay vì còn phải trải qua một quá trình sản xuất với
chu kỳ tự nhiên của sinh vật. Ngược lại, khi thị trường không có nhu cầu về
một nông sản nào đó thì các nhà sản xuất cũng không thể kết thúc ngay quá

trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng là cung - cầu nông sản hàng
hóa thường không gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả thường
xuyên trên thị trường.
- Cung nông sản hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu
mã. Nông sản hàng hóa trước hết là sản phẩm của tự nhiên chịu chi phối rất
nhiều của các quy luật tự nhiên khách quan. Ngược lại, các ngành công
nghiệp và dịch vụ, việc tạo ra sản phẩm mới với số lượng và chất lượng mới
được diễn ra thường xuyên với quy mô và tốc độ ngày càng lớn.
- Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hóa cụ thể là rất khó
xác định chính xác. Điều này là do sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên
quy mô rộng lớn lại phân tán nhỏ lẻ ở nhiều vùng, nhiều khu vực, thậm chí
nhiều quốc gia. Hơn nữa, kết quả sản xuất phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời
tiết, khí hậu; phụ thuộc vào tâm lí và các quyết định của từng nhà sản xuất, …
Vì vậy, khi quyết sản xuất sản phẩm nào đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh
nông nghiệp rất khó dự đoán được lượng cung của sản phẩm đó trước khi đưa
ra thị trường.
- Cung nông sản hàng hóa có tính thời vụ, ít đàn hồi so với giá; cung
loại sản phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là
do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc điểm của tiêu dùng quyết định.


6

Điều đó cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp [3]
2.1.2.2. Cầu nông sản hàng hóa
* Khái niệm cầu
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Như
vậy, khi nói đến cầu chúng ta phải lưu ý đến hai yếu tố cơ bản là khả năng

mua và mức độ sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ có thể đó [2].
Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người
sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian
nhất định. Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân.
Cầu về nông sản là số lượng nông sản hàng hóa mà người mua muốn
mua ở mỗi mức giá chấp nhận được. Nhu cầu về một nông sản hàng hóa trên
thị trường là tổng nhu cầu của tất cả người mua về nông sản hàng hóa đó trên
thị trường ở mức giá đó [3].
* Đặc điểm của cầu nông sản hàng hóa
- Cầu nông sản hàng hóa gắn liền với đời sống vật chất của con người,
có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Cầu nông sản hàng hóa rất đa dạng, có tính liên tục và thay đổi theo
thời gian. Con người luôn có nhu cầu về ăn nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại
luôn khác nhau, chính điều đó làm cho tính đa dạng trong nhu cầu và cơ cấu
nhu cầu.
- Cầu nông sản hàng hóa có thể thay thế cho nhau. Tính thay thế
thường rõ rệt hơn các sản phẩm khác, người ta không thể thay thế ti vi cho tủ
lạnh nhưng có thể thay thế thịt bò bằng thịt lợn hoặc thực phẩm khác cho nhu
cầu ăn uống.
- Cầu nông sản hàng hóa thay đổi theo thời vụ [3].
Mối quan hệ của cung - cầu được biểu diễn ở hình sau:


7

Giá
Chí phí SX
Thu nhập
Điều kiện
Thời tiết


Cung
Cơ sở
hạ tầng

Số lượng mà người sản
xuất và các trung gian
thị trường có thể và sẵn
sàng cung cấp ở các
mức giá khác nhau

Khác

Cầu

Số lượng mà
người mua sẵn
sàng và có thể
mua với các mức
giá khác nhau

Sở thích

Chất
lượng
Khác

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa cung và cầu
2.1.2.3. Thị trường
* Khái niệm thị trường

Theo quan điểm của kinh tế vĩ mô thị trường là nơi chứa đựng tổng cung
và tổng cầu. Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua
người bán có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu cho nhau. Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp những
người hiện đang mua và sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó [5].
Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó các quyết định của
các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của
các doanh nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định công
nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá cả.
Thị trường là một một khuôn khổ vô hình, trong đó người này tiếp xúc
với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và ở đó họ cùng xác định
giá và số lượng trao đổi [5].
Qua những khái niệm trên ta thấy trong một số trường hợp người mua và
người bán có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường


8

hàng tiêu dùng: quần áo, rau quả,… Trong nhiều trường hợp khác các công
việc giao dịch diễn ra qua điện thoại, internet,… Những điểm chung nhất đối
với các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của
mình. Người bán muốn tối đa hóa sự thõa mãn lợi ích thu được từ sản phẩm họ
mua.Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác
định giá của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể đồng thời xác định cả số lượng,
chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân
bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Đây chính là nguyên tắc hoạt
động của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của thị trường rất
phức tạp, phụ thuộc vào số lượng, quy mô, sức mạnh thị trường của những
người bán và người mua.
2.1.2.4. Kênh phân phối và các loại kênh phân phối

* Các phương thức phân phối
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối với những cách
thức liên kết khác nhau hình thành nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu
trúc kênh phân phối được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh.
- Chiều dài của kênh phân phối được xác định bởi số cấp độ trung gian
trong kênh. Trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thường có 4 kênh với
các cấp độ.
- Bề rộng của kênh đó là sự bao phủ thị trường của các kênh phân phối,
nó được biểu hiện số lượng trung gian ở mỗi cấp độ trong kênh phân phối. Số
lượng trung gian nhiều hay ít phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức phân
phối. Thường có 3 phương thức phân phối cơ bản:
- Phương thức phân phối rộng rãi: Thường có số lượng trung gian
nhiều, trong trường hợp này doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm tới càng nhiều
người bán lẻ càng tốt, thực hiện chiến lược bao phủ thị trường.
- Phương thức phân phối độc quyền: Đây là phương thức phân phối
ngược với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường chỉ chọn một
trung gian duy nhất. Phương thức phân phối này thường áp dụng cho loại
hàng độc quyền.


9

- Phương thức phân phối chọn lọc: Phương pháp này nằm giữa phân
phối trung gian và phân phối độc quyền có nghĩa là nhà sản xuất chỉ chọn một
số trung gian tiêu biểu trong mỗi cấp độ kênh phân phối ở từng khu vực thị
trường, tạo ra các kênh phân phối có chất lượng và hiệu quả.
* Các loại kênh phân phối
Kênh phân phối bao gồm nhiều thành viên tham gia, các thành viên thực
hiện các kiểu liên kết khác nhau tạo ra các cấp độ kênh khác nhau. Các thành
viên này hoạt động độc lập với nhau với mục đích tối đa hoá lợi nhuận của

mình, cho dù hoạt động này có thể là giảm lợi nhuận của các bộ phận khác
trong hệ thống kênh. Không một thành viên nào có thể kiểm soát hành vi của
các bộ phận khác cũng như không có ràng buộc nào về vai trò, trách nhiệm
trong việc xử lý các tranh chấp trong quá trình phân phối. Mô hình hệ thống
kênh phân phối như sau:

Nông dân

Kênh trực tiếp

Khách hàng

Kênh bán lẻ
Người bán lẻ
Kênh bán buôn
Người bán buôn

Người bán lẻ

Kênh Liên kết trực tiếp DN & nông dân

Côngdùng
ty phân phối
Cơ sở
chế biến
Hình 2.2. Kênh
phân
phối sản phẩm tiêu

2.1.2.5. Chuỗi giá trị


Trung gian phân phối

* Chuỗi giá trị (tiếng Anh: Value chain), cũng được biết đến như
là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã
được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách
best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and


10

Sustaining Superior Performance (lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu
suất ở mức cao) [13]
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các
hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được
một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều
giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều
quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi
phí xảy ra trong suốt các hoạt động [13]
* Chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp
Khái niệm chuỗi giá trị nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural value
chain) được sử dụng từ khi bắt đầu thiên niên kỷ mới, chủ yếu bởi những người
làm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Mặc dù
không có một định nghĩa chính thức được sử dụng, nó thường đề cập đến toàn
bộ chuỗi hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho sản phẩm nông nghiệp để di chuyển
từ nông trại đến khách hàng cuối cùng hay khách hàng đơn thuần [12].

Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị
2.1.3. Thông tin chung về dự án 3PAD
Dự án "Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm

nghiệp tỉnh Bắc Kạn" (3PAD) được tài trợ bởi Quỹ phát triển nông nghiệp
Quốc tế (IFAD).


11

* Mục tiêu phát triển của dự án nhằm hướng tới xóa đói, giảm nghèo
bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu vực
miền núi tỉnh Bắc Kạn. Các kết quả mong chờ của dự án gồm:
- Văn hoá quản lý được cải thiện, khuyến khích việc sử dụng, sở hữu
tài sản và thị trường đối với lĩnh vực tư nhân nhằm tăng trưởng vì người
nghèo; cải thiện phân phối một cách bền vững trong các hoạt động sinh kế
của những người nghèo thông qua sự liên kết những đầu tư về cơ sở hạ tầng,
nâng cao năng lực con người;
- Cải thiện công nghệ và các hoạt động kinh doanh nông nghiệp cũng
như ảnh hưởng của các hệ thống phân phối dịch vụ,
- Hệ thống bảo vệ, bảo tồn xã hội, sinh thái, kinh tế bền vững trên đất
dốc bao gồm việc thành lập các hệ thống thanh toán dịch vụ môi trường.
* Mục tiêu khởi đầu đối với sự can thiệp của dự án là:
- Phân loại đất lâm nghiệp, sử dụng đất cũng như phân bổ quyền sử
dụng đất cho những hộ nghèo;
- Chuyển đổi hình thức sinh kế theo hướng hệ thống nông nghiệp hàng
hoá với việc tạo ra một thị trường hàng hoá nông nghiệp hài hoà;
- Phát triển hệ thống bảo vệ và bảo tồn xã hội, hệ sinh thái và kinh tế
trên đất dốc.
* Mục tiêu thực hiện chiến lược của dự án là thể chế hoá việc tiếp cận
chính quyền thiết thực hơn và nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền
có liên quan thông qua phát triển của các quy trình chính quyền và hỗ trợ tập
huấn, tư vấn cho cơ quan thực hiện, các đối tác quản lý là những đơn vị sẽ là:
- Tìm kiếm sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong việc sử dụng hiệu

quả đất dốc và vùng thung lũng;
- Cải thiện sự phát triển và chuyển giao công nghệ, các hoạt động quản
lý nông nghiệp một cách hợp lý đối với hệ thống nông nghiệp vùng cao thông
qua nghiên cứu có sự tham gia và hệ thống phân phối dịch vụ đa năng;
- Thí điểm việc quản lý các hệ thống lợi ích và bền vững trên đất dốc.


12

Để tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu có sự tham gia và hệ
thống phân phối dịch vụ đa năng, dự án sẽ thành lập một Quỹ hỗ trợ phát triển
cộng đồng (CDF) để phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với
cấp huyện và việc quản lý ở cấp cộng đồng. Các CDF sẽ có những nguồn tài
trợ đối với những người tiếp nhận thông qua các thỏa thuận hợp đồng về dịch
vụ dựa vào kết quả đạt được, cơ sở hạ tầng dựa vào thôn/bản và nghiên cứu
có sự tham gia.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất gừng tại Việt Nam
Sản xuất gừng được phân bố ở một số tỉnh từ Bắc vào Nam. Gừng là
cây trồng quen thuộc của các gia đình nông thôn Việt Nam, chủ yếu trồng để
làm gia vị một số món ăn dân gian và trong phòng và trị bệnh. Ngày nay, với
nền kinh tế mở cửa, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Nền nông
nghiệp đang định hướng và phát triển theo xu thế sản xuất hàng hóa quy mô
lớn. Trong đó có cây gừng ngoài một số cây trồng như lúa, cà phê, hồ tiêu,
điều, … Hiện nay, cây gừng đang được nhiều địa phương đẩy mạnh nhân
rộng diện tích như phía Bắc có các tỉnh Bắc Kạn, Lào cai, Lạng Sơn,..đến
phía Nam như Cà Mau, và miền Trung còn có Nghệ An. Có nhiều phương
thức trồng gừng như trồng gừng trong bao, trồng gừng trên đồi núi như trông
dưới tán rừng thưa, trồng xen cây ăn quả,… mang lại sản lượng và chất lượng
cao. Nổi bật nhất là gừng trâu rất được thị trường ưa chuộng.

- Vùng Đông Bắc có các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn đang đẩy mạnh diện
tích trồng gừng với năng suất khá cao, được chăm bón tốt, đất đai và khí hậu
phù hợp 1ha có thể cho đạt từ 40 đến 70 tấn/ha đối với thâm canh. Còn trồng
xen dưới tán rừng, đất đồi cho năng suất thấp hơn từ 20 tấn đến 40 tấn/ha.
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ có các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương cũng được đẩy
mạnh diện tích trồng gừng tại một số địa phương trong tỉnh như mô hình trồng
gừng trong bao tại xã Xuân Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) cho năng suất 3 đến 4
kg/1bao xi măng.
- Vùng Tây Bắc, hiện nay gừng cũng được trồng tại một số địa tỉnh như
Yên Bái, Hà Giang, có sự gắn kết trồng gừng theo đặt hàng với Công ty Xuất
Nhập Khẩu Nông Sản Việt Tuấn.


×