Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

thể chế chính trị liên bang mexico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.59 KB, 41 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã gặt hái
được rất nhiều thành công trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành
công đó không chỉ khẳng định con đường đổi mới của Đảng và nhân dân ta
là đúng đắn, phù hợp mà còn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ta,
đưa vị trí của nước ta nâng cao trên trường quốc tế. Thành công này thể
hiện sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng
và nhà nước ta. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận thức được rằng con đường
đổi mới mà chúng ta đang tiến hành còn gặp không ít những khó khăn,
thách thức. Để có thể vượt qua những khó khăn này Đảng ta đã chủ chương
phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ hết mức các yếu tố ngoại lực có
lợi cho quá trình phát triển đất nước. Đảng ta đã xác định các yếu tố ngoại
lực không chỉ bao gồm các yếu tố về vốn, khoa học công nghệ, chuyên
gia…Mà một yếu tố rất quan trọng đó là phải biết học hỏi, vận dụng kinh
nghiệm của các nước, kinh nghiệm không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả
kinh nghiệm về ổn định và phát triển xã hội, kinh nghiệm xây dựng và cải
cách bộ máy nhà nước.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang
diễn ra hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia, nhà nước đều không ngừng củng cố,
đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước ở quốc gia mình để đáp ứng được yêu
cầu của xu thế mới này. Việc củng cố, đổi mới, hoàn thiện thể chế chính trị ở
mỗi quốc gia không chỉ góp phần ổn định tình hình của quốc gia đó, mà nó
còn là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang thực hiện quá trình hoàn
thiện thể chế chính trị của đất nước mình. Thể chế chính trị của mỗi quốc gia
được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, truyền thống dân tộc, ảnh hưởng của địa
chính trị… Nhưng bên cạnh đó ở một số quốc gia thể chế của đất nước lại
được xây dựng trên cơ sở sự thành công của thể chế chính trị ở một quốc gia
1



khác .Thể chế chính trị của các nước trên thế giới hiện nay là rất đa dạng và
phức tạp. Để có thể tìm hiểu và nắm vững thể chế chính trị của một quốc gia
đòi hỏi cần phải có quá trình tìm tòi, nghiên cứu công phu. Tuy vậy, bước
vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta không thể không
nghiên cứu thể chế chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Và trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta đã
luôn khẳng định : “Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước
trên cộng đồng quốc tế, với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ mở rộng đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”. Và trong cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã luôn khẳng định và đặt ra
mục tiêu : Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, khai
thác, kế thừa, học hỏi các yếu tố hợp lý trong thể chế chính trị của các quốc
gia khác trên thế giới để từ đó xây dựng nhà nước vững mạnh về mọi mặt.
Để có thể mở rộng sự hiểu biết của mình về thể chế chính trị các
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đi theo chủ nghĩa tư bản và hiện nay
đang là nước có nền kinh tế phát triển, nhưng lại có nhiều nét tương đồng
với Việt Nam . Mexico là một quốc gia như vậy. Và vì thế em đã lựa chọn
và nghiên cứu: “thể chế chính trị liên bang Mexico” làm đề tài nghiên cứu
cho tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu thể chế chính trị của một quốc gia hiện vẫn là vấn đề
mới ở Việt Nam. Hiện nay những người đi sâu nghiên cứu và phân tích thể
chế chính trị của các nước trên thế giới còn rất hạn chế. Lĩnh vực nghiên
cứu này được đánh giá là một “mảnh đất” còn khá mới mẻ, chưa được quan
tâm khai thác nhiều. Vì thế đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn
cho những người quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này.
Thể chế chính trị liên bang Mexico có thể nói là một vấn đề chưa
được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều đến ở Việt Nam vì thế cho đến nay
chưa có một công trình nghiên cứu nào về thể chế chính trị liên bang
2



Mexico. Thậm chí cũng chưa có một tác phẩm nào giới thiệu chi tiết và
phân tích về thể chế chính trị Mexico một cách cụ thể. Có chăng đó chỉ là
những giới thiệu khái quát về lịch sử, đất nước, con người Mexico qua các
phương tiện truyền thông.
Tiểu luận này chủ yếu lựa chọn các thông tin từ internet, các bài viết
có liên quan đến Mexico được đăng trên các báo, tạp chí. Tuy vậy, tiểu luận
đã lựa chọn và đưa ra các thông tin cụ thể, điển hình cần thiết khi nghiên
cứu về thể chế chính trị của một quốc gia.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta biết Mexico và Việt Nam nằm ở hai đầu của trái đất,
lệch nhau 12h. Vào lúc 12h đêm Mexico thì Việt Nam là 12h trưa ngày
hôm sau. Lãnh thổ Việt Nam và Mexico lại cùng nằm trên vĩ độ từ 16 đến
24, cùng có nhiệt độ nóng ẩm và thảm thực vật nhiệt đới…Với điều kiện tự
nhiên khá tương đồng nhưng Mexico lại là đất nước có nền kinh tế khá phát
triển, còn Việt Nam hiện vẫn là nước có nền kinh tế thấp kém.
Vì thế mục đích của tiểu luận là đi sâu tìm hiểu đất nước, con người
Mexico, đặc biệt là về thể chế chính trị đồng thời nghiên cứu qua trình xây
dựng mô hình kinh tê phát triển xã hội ở Mexico. Từ đó thấy được các yếu
tố hợp lý của thể chế chính trị Mexico và rút ra được các bài học đối với
Việt Nam trong quá trình đổi mới.
-Nhiệm vụ.
Trước tiên là giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng thế về đất
nước, con người Mexico. Sau đó tiểu luận đi sâu tìm hiểu, phân tích từng
khía cạnh cụ thể của thể chế chính trị lien bang Mexico. Đồng thời rút ra
những nhận xét đanh giá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam để có
thể vận dụng trong quá trình đổi mới hiện nay.


3


4.Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về thể chế chính trị liên bang Mexico,
đồng thời tìm hiểu, phân tích những vấn đề cốt lõi trong hệ thống chính trị
Mexico. Đưa ra nhận xét và bài học vận dụng vào Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MacLenin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại.
Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác:
- Phương pháp nghiên cứu, tổng kết tài liệu.
- Phương pháp logic- lịch sử.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận tiểu luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận hình thành thể chế chính trị liên bang
Mexico.
Chương 2: Những đặc điểm thể chế chính trị liên bang Mexico.
Chương 3: Một số nhận xét về thể chế chính trị liên bang Mexico.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN HÌNH THÀNH THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ LIÊN BANG MEXICO.
1.1.Giới thiệu về điều kiện tự nhiên.
Bản đồ đất nước và quốc kì Mexico

Cộng hòa liên bang Mexico (phiên âm Mê-xi-cô hoặc Mê hi cô,

Hán-Việt cũ gọi là Mễ tây cơ ) tên chính thức là Liên bang México
(tiếng Tây Ban Nha là: Estados Unidos Me xi ca nos) là một quốc gia
nằm ở khu vực Bắc Mỹ. Quốc khánh là ngày 16/09, giành độc lập từ
Tây Ban Nha năm 1810. Mexico là một quốc gia rộng lớn với diện tích
gần 2 triệu km2( 1.972.550km2) trong đó 1.959.248 km2 là diện tích
lục địa và 5.127 km2 là diện tích đảo và đứng hàng thứ 14 thế giới, dân
số khoảng 163 triệu người (162.468.855 người, năm 2010) đứng thứ 11
5


thế giới. Mexico giáp với Hoa Kỳ về phía bắc, giáp với Guatemala và
Belize về phía đông nam, giáp với Thái Bình Dương về phía tây và tây
nam, giáp với vịnh Mexico về phía đông.
Liên bang Mexico là quốc gia theo thể chế công hòa liên bang. Nước
này có tổng cộng 31 bang và một quận thuộc liên bang là thủ đô Mexico
city. Thủ đô Mexico ngày nay là một trong những khu đô thị đông dân cư
nhất trên thế giới.
Mexico là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ: “ Phần lớn lãnh thổ
của đất nước này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ trong khi một phần nhỏ
thuộc bán đảo Baja Calijornia thuộc địa mảng Thái Bình Dương và địa
mảng Cocos. Về địa vật lý, phần lớn lãnh thổ Mexico thuộc về Bắc Mỹ,
trong khi đó 12% lãnh thổ thuộc bán đảo Tehuantepec thuộc khu vực
Trung Mỹ. Còn về mặt địa chính trị, Mexico được coi như một quốc gia
thuộc khu vực Bắc Mỹ cùng với Hoa kỳ và CaNaDa”. Đất nước Mexico có
địa hình chủ yếu là đồi núi. Nước này có ba dãy núi chính và đều nằm dọc
theo đường bờ biển của Mexico (dãy XieraMadre Đông (1350km);
XieraMadre Tây; XieraMadre Nam(1200km) ). Trong đó dãy XieraMadre
Tây là dãy núi dài nhất, kéo dài tới 5000km dọc bờ biển phía tây giáp Thái
Bình Dương. Nằm giữa những dãy núi này với đường bờ biển là các đồng
bằng nhỏ và hẹp. Ở rìa phía đông vịnh Mexico có những đồng bằng rộng

lớn, nhất là ở phía Nam trên bán đảo Yucatan.
Cao nguyên Mexico chiếm một phần lớn diện tích trung tâm của đất
nước này( với đỉnh cao nhất là 5.700m của ngọn Orizaba). Các cao nguyên
ở phía bắc có địa hình thấp hơn (trung bình khoảng 1100m)với nhiều bồn
địa, thì ở phía nam cao nguyên địa hình lại cao hơn. Ở Mexico những thung
lũng ở miền nam cao nguyên của nước này tập trung nhiều thành phố lớn
như Mexico city, Guada lajara…Mexico là quốc gia có giàu tài nguyên
khoáng sản như dầu lửa, bạc…

6


Về địa hình Mexico là một quốc gia nằm trên khu vực không ổn định
về địa chất thường hay xảy ra những trận động đất và núi lửa phun trào.
Ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Mexico là Orizaba đó cũng là ngọn
núi cao nhất Orizaba và thứ ba tại Bắc Mỹ. Ở Orizaba có một chuỗi các núi
lửa chắn ngang đất nước theo chiều đông- tây.
Mexico có khoảng 150 con sông nhưng lượng nước phân bố không
đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Phần lớn các con sông đều chảy về phía
đông nam vào vịnh Mexico và biển Caribbean.
Khí hậu
Ở Mexico với đường chí tuyến bắc chạy ngang và phân chia lãnh thổ
đất nước thành hai vùng khí hậu riêng biệt: nửa phía bắc chí tuyến có khí
hậu ôn hòa, nửa phía nam chí tuyến thì có khí hậu phụ thuộc vào độ cao. Ở
phía nam của đường chí tuyến, tại những vùng có độ cao không vượt quá
1000m thì có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm với nhiệt độ trung bình
từ khoảng 24-28 độ, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông không
lớn chỉ khoảng 5độ. Trong khi đó, những vùng ở phía bắc đường chí tuyến
của Mexico thì có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, vào khoảng 20-24độ
với mùa hè nóng ẩm còn mùa đông thì lạnh và khô. Còn đối với những khu

vực nằm trong thung lũng Mexico ở phía nam đường chí tuyến có độ cao
trên 2000m nên khí hậu ôn hòa tương đối dễ chịu, nhiệt độ trung bình năm
chỉ dao động từ 16-18 độ. Tuy nhiên ở Mexico có những vùng đã trở thành
hoang mạc và bán hoang mạc, đó là khu vực ở phía bắc đường chí tuyến.
Ở Mexico lượng mưa do được hàng năm từ khoảng 10003000mm/năm ( Riêng ở khu vực miền Nam Mexico lượng mưa thường chỉ
đạt 2000mm/năm )
Đất nước Mexico còn là một đất nước có độ đa dạng sinh học cao
nhất trên thế giới. Theo thống kê, Mexico có khoảng 200.000 loài sinh vật
đã được phát hiện, chiếm từ 10-12% tổng số loài sinh vật trên trái đất. Đất
nước này xếp thứ nhất thế giới về số lượng các loài bò sát (707 loài), thứ
7


hai về động vật có vú (438 loài), thứ tư về số lượng các loài thực vật…Tại
đất nước Mexico có khoảng 170.000km2 được coi là khu vực bảo tồn tự
nhiên, trong đó có 34 khu vực dự trữ sinh quyển, 64 công viên quốc gia
cùng nhiều khu vực bảo vệ các loài thực vật và động vật quý hiếm khác.
Mexico còn là quê hương của nhiều loại cây, mà khi phát hiện ra
châu Mỹ nó đã được đem đi phổ biến khắp thế giới như ca cao, cà chua,
ngô, vani, và nhiều loại đậu và ớt cay.
1.2.Đặc điểm dân cư Mexico.
Mexico là một trong những quốc gia đa chủng tộc, và cũng là quốc
gia đông dân với vị trí thứ 11 trên thế giới. Theo thống kê thì Mexico là
một nước có tỷ lệ ra tăng dân số còn khá cao. Nếu như năm 2000 dân số
là 98.881.000 người.
Đến năm 2001 thì dân số Mexico đã là 101.900.000 người
Và tới năm 2003 dân số đã là 103 triệu người, và tới năm 2008 dân
số lên tới 106 triệu người. Đặc điểm nổi bật của dân cư Mexico nhìn chung
đây là quốc gia với dân số trẻ, với khoảng 50%dân số có độ tuổi dưới 25.
Người Mexico ngày nay gồm nhiều người gốc Tây Ban Nha và gốc

khác, chủ yếu là gốc Châu Âu đến định cư ở Mexico từ thế kỷ XVI và
người châu Âu lai thổ dân, cùng nhiều nguồn gốc thổ dân khác. “Người
Mexico chiếm tới 60% dân số, người da trắng chiếm 9% dân số, người da
đỏ 30%, còn lại là các dân tộc khác” 2. Người da đen ở Mexico chiếm tỷ lệ
thiểu số không đáng kể và chỉ sống tập trung ở vùng bờ biển.
Ở Mexico vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một số lượng lớn
người nhập cư từ Châu Âu tới nước này, những người nhập cư bao gồm :
người Anh, người Ireland, người Ý, người Đức, người Pháp…Bên cận đó
một bộ phận người Trung Đôngcũng nhập cư vào Mexico trong thời kỳ này
họ đến chủ yếu đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Li băng. Ngoài ra còn có một cộng
đồng người Viễn Đông như người Trung Quốc đi qua Hoa Kỳ xuống định
cư ở miền bắc Mexico và người bán đảo Triều Tiên ở miền trung Mexico.
8


Số lượng người nhập cư vào Mexico đặc biệt tăng trong thập niên 70-80
của thế kỷ XX, Mexico đã mở cửa đón những người tị nạn chính trị từ khắp
các nước Mỹ La Tinh như Argentina, ChiLe, Cuba, Peru, Colombia và các
nước Trung Mỹ.Bên cạnh đó ở Mexico hiện nay có khoảng hơn 1 triệu
người Mỹ định cư ở đất nước này, chủ yếu là nghỉ dưỡng sau khi về hưu.
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây Mexico lại là nước có tỷ lệ
di cư âm (di cư nhiều hơn nhập cư), với tỷ lệ 432/1000 người, chủ yếu
là dân Mexico di cư sang Hoa Kỳ với mong muốn tìm kiếm cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Dân cư ở Mexico phần lớn sống ở các thành thi chiếm 71%. Trong
đó có các thành phố đông dân như Mexico city( khoảng 20 triệu người),
các thành phố đông dân khác như Guadalajara, XiudatNexahuancoiot,
Monterry,Puebla…đều là các thành phố có trên một triệu dân trở lên.
Ở Mexico tính tới năm 2000 thì tuổi thọ trung bình của dân cư ở đây
là khá cao. 68 tuổi đối với nam và 74 tuổi đối với nữ. Tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh

là 25/1000( năm 2001). Tỷ lệ biết chữ của dân cư Mexico là khá cao chiếm
tới hơn 90% dân cư.
Về tôn giáo, đa số người dân ở đây theo đạo Công giáo La Mã
(87,9%), khoảng 5.2% dân cư theo đạo tin lành, số còn lại theo các tôn giáo
khác. Ở Mexico có những bang tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa rất cao
nhất



các

bang



miền

Trung

như

Guanajuato(

96.4%),

Aguascalientes(95.6%), Jalisco( 95.4%). Tuy nhiên thì tỷ lệ người theo đạo
thiên chúa đang có xu thế giảm dần nếu như năm 1960 tỷ lệ người theo đạo
thiên chúa là 98% nhưng đến năm 2000 tỷ lệ này đã giảm xuống 87.9%. Tỷ
lệ này theo dự báo còn tiếp tục giảm , song đạo thiên chúa vẫn đóng vai trò
hàng đầu về tôn giáo tại quốc gia này.Ở Mexico khác hẳn với các quốc gia

khác ở khu vực Mỹ LaTinh là đã tách riêng hoạt động của nhà nước và nhà
thờ, nhà nước không cấp cho nhà thờ bất cứ nguồn lợi kinh tế nào. Chính
phủ Mexico còn quốc hữu hóa các tài sản của nhà thờ. Các linh mục thầy tu
9


tại Mexico không có quyền bầu cử hay tham gia ứng cử vào các vị trí trong
chính quyền.
Về ngôn ngữ; tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số Mexico sử dụng
song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc
gia. Ở Mexico, tất cả các ngôn ngữ đều có quyền bình đẳng như nhau. Bên
cạnh tiếng Tây Ban Nha thì ở Mexico còn có khoảng ít nhất 62 thứ tiếng
của người bản địa
Mexico là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều
nhất thế giới, hơn gấp đôi Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn của ngôn ngữ này.
Ngày nay ở Mexico tiếng Anh cũng được sử dụng khá rộng rãi, nhất là
trong cộng đồng người Mỹ đang sinh sống tại đây. Bên cạnh đó thì một số
ngôn ngữ Châu Âu khác cũng đang được sử dụng nhiều như tiếng
Venetican( bắt nguồn từ Ý), tiếng Đức, tiếng Pháp…
1.3.Lịch sử thể chế chính trị Mexico.
Mexico có thể nói là quốc gia có lịch sử lâu đời nhất tại châu Mỹ -La
Tinh. Ở đất nước này dấu vết cổ xưa nhất về con người được tìm thấy tại
thung lũng Mexico là một bãi trại lửa được xác định niên đại khoảng
21.000 năm trước. Trong hàng ngàn năm, người da đỏ ở Mexico đã sinh
sống như những cộng đồng chuyên về săn bắn. Khoảng 9000 năm trước, họ
đã bắt đầu canh tác ngô và khởi đầu một cuộc cách mạng trong nông
nghiệp. Dẫn tới thành lập hàng loạt các quốc gia có trình độ phát triển cao
và đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt tiêu biểu là quốc gia của
người Maya và người Aztec. Các công trình nổi tiếng thời kỳ này là quần
thể kim tự tháp tại ChichenItza; Đế chế Aztec đã xây dựng nên một quốc

gia hùng mạnh với thủ đô đặt tại Tenochtatlan và ngày nay là thủ đô của
Mexico. Và tên gọi Mexico cũng được bắt nguồn từ kinh đô của đế chế
Aztec trước đây.
Nhưng nhìn chung lịch sử đất nước Mexico chỉ thực sự bắt đầu từ
năm 1519 khi mà người Tây Ban Nha đến xâm lược các quốc gia của người
10


da đỏ tại Mexico. Năm 1521, thành phố Tenochtitlan( thủ đô Mexico ngày
nay )bị chiếm đóng và phá hủy, đánh dấu sự chấm dứt của đế chế Aztec
trên bản đồ thế giới.
Thời kỳ chịu ách đô hộ của người Tây Ban Nha người bản địa lần
lượt bị bắt làm nô lệ hoặc bị tàn sát rất dã man, bên cạnh đó thực dân Tây
Ban Nha còn phá hủy vô cùng to lớn đối với nền văn hóa truyền thống, các
công trình kiến trúc của người bản địa. “Ở thời kỳ này người dân bản địa bị
thực dân Tây Ban Nha tra tấn rất dã man để tìm kiếm vàng bạc châu báu
như đốt chân tìm vàng” 4. Và đến năm 1535, phó vương quốc Tân Tây Ban
Nha được thành lập tại Mexico và một số vùng lân cận (Thực ra Tân Tây
Ban Nha là tên gọi của Mexico để thấy sự khác biệt với chính quốc ) Và
đây là thuộc địa đầu tiên và lớn nhất của người Tây Ban Nha tại Tân thế
giới, và nới đây đã đem lại một nguồn của cải dồi dào cho chính quốc
thông qua sự cướp bóc và bóc lột nô lệ tại đây. Lịch sử của Mexico là giai
đoạn này là thời kỳ bị đô hộ bởi thực dân tây Ban Nha, và thời kỳ này kéo
dài từ năm 1521đến năm 1810.
Giai đoạn 1810 – 1821 thời kỳ lịch sử kế tiếp của Mexico. Đây là
thời kỳ chiến tranh giành độc lập từ Tây Ban Nha. Ở châu Âu vào những
năm đầu của thế kỷ XIX (1800-1812) Naponeon, một trong những nhà
chinh phục lớn nhất trong tất cả các thời đại, đã chiếm đóng được Tây
Ban Nha. Người Tây Ban Nha ở chính quốc phải ra sức chống lại kẻ xâm
lược, còn đối với người Mexico từ lâu đã không còn cảm thấy mình là

người Tây Ban Nha lên đã lợi dụng tình hình khủng hoảng nổi dậy để
giành độc lập. Vào ngày 16 tháng Chín năm 1810, Cha MiguelHidalgo y
Costilla đã tuyên bố độc lập cho Mexico sau gần 300 năm trở thành thuộc
địa của Tây Ban Nha. “Tuy nhiên sau ngày tuyên bố độc lập đất nước vẫn
chưa có hòa bình, nhân dân Mexico vẫn tiếp tục một cuộc chiến tranh kéo
dài với quân đội Tây Ban Nha cho đến năm 1821, thì nhân dân Mexico

11


mới giành được độc lập hoàn toàn. Ngày 28/8/1821 chính phủ độc lập của
Mexico được thành lập”
Sau khi giành được độc lập, Mexico đã trở thành nước lớn nhất trong
những nước thuộc Tân Tây Ban Nha ở châu Mỹ và đến năm 1822 lại mở
rộng bằng cách sáp nhập những tỉnh ở trung Mỹ với diện tích khoảng nửa
triệu km2. Thời kỳ này còn gọi là đế chế thứ nhất của Mexico,tuy nhiên đế
chế này cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn, bao gồm toàn bộ
lãnh thổ nước Mexico ngày nay và toàn bộ khu vực trung Mỹ ( trừ Panama
và Belize) và các bang thuộc miền tây và miền Nam Hoa Kỳ (Calijornia,
Nevada, Utah, Texas). Trong thời kỳ này Agustinde Iturbide tự xưng là
hoàng đế của đế chế thứ nhất. Nhưng ông này cũng bị lật đổ sau đó hai năm
( sau khi giànhđộc lập Mexico thành lập hội đồng chính phủ ngày
28/9/1821 gồm 31 nhà quý tộc. Và trong phiên họp đầu tiên của chính phủ
thì Agustinde Iturbide được chọn làm vua) Trong giai đoạn này các thành
viên của chính phủ đã quy định những chuẩn mực để triệu tập và bầu cử
Quốc hội, đảm nhận trọng trách xây dựng hiến pháp và chọn quốc huy và
quốc kỳ. Và cho đến ngày nay quốc kỳ và quốc huy được lựa chọn từ thời
kỳ này vẫn được sử dụng.
Đến tháng 4 năm 1823 các nghị sĩ của quốc hội đã giải tán chế độ
quân chủ và lập ra một hội đồng ba người lãnh trách nhiệm của cơ quan

quyền lực tối cao. Đến tháng 7, những tỉnh Trung Mỹ tuyên bố độc lập
khỏi Mexico. Đến tháng 11/1823 quốc hội thứ hai được thành lập và tuyên
bố thành lập nhà nước cộng hòa và cho soạn thảo hiến pháp. Cho tới năm
1824 thì bản hiến pháp được xây dựng xong. “Hiến pháp quy định Mexico
được chia thành 19 bang và 5 vùng lãnh thổ. Mỗi bang bầu ra thống đốc và
hội đồng lập pháp của bang mình; chính phủ liên bang có 3 quyền cơ bản
theo như học thuyết của các nhà tư tưởng châu Âu”6
Đất nước Mexico sau ba mươi năm giành được độc lập vẫn tồn tại
đầy các xung đột do sự đối đầu giữa những người tự do và bảo thủ tại nước
12


này. Nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này là tướng
AntonioLopez desantaAnna. Năm 1836 ông đã thể chế hóa chính phủ tập
trung quyền lực tại Mexico và cho đình chỉ bản hiến pháp 1824.
Trong thời kỳ này có ba vùng đất thuộc Mexico đã nổi dậy đòi độc
lập, là cộng hòa Texas, cộng hòa RioGrande và cộng hòa Yucan ta. Tuy
nhiên Mexico đã đánh mất Texas với Hoa Kỳ và chỉ thu lại được hai
vùng còn lại. Sau đó những tranh chấp đất đai, lãnh thổ với nước láng
giềng phương bắc đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh Mỹ -Mexico(18461848) với thất bại nặng nề thuộc về Mexico. Ngày 2/2/1848 hiệp ước
Guadalape được ký kết Mexico phải nhường cho Hoa Kỳ lãnh thổ vùng
Texas, NewMexico, Nueva, Calijornia, tức là hai triệu bốn trăm ngàn
km2 hơn ½ diện tích của Mexico.
Nhìn chung từ năm 1821-1850 tình hình bất ổn bao trùm lên mọi mặt
của đời sống xã hội Mexico.Trong 30 năm này đã có tới 50 chính phủ thay
nhau điều hành và hầu như tất cả đều là sản phẩm của giới quân sự. “Sau
30 độc lập khỏi Tây Ban Nha , Mexico trở nên nghèo khổ, bần cùng, mối
liên kết dân tộc lỏng lẻo và không có một ngày hòa bình”7
Đến những năm 1860, Mexico phải đối mặt với sự xâm lược của
nước Pháp. Và công tước Ferdinand Maximilian của Áo được chọn làm

vua của đế chế Mexico( đế chế thứ 2) và vì thế Mexico đã tránh khỏi cuộc
xâm lăng của Pháp. Tuy nhiên sau một thời gian thì đế chế này đã bị lật đổ
vì ảnh hưởng của Pháp ở Mexico ngày càng mờ nhạt. Năm 1867,
BeniToJuarez một người da đỏ đã tái khôi phục nền cộng hòa và trở thành
tổng thống da đỏ đầu tiên của Mexico. Ông được đánh giá là vị tổng thống
vĩ đại nhất của Mexico trong thế kỷ XIX( Thời kỳ này trong lịch sử
Mexicogọi là thời kỳ khôi phục nền cộng hòa)
Tuy nhiên thời kỳ được coi là thời kỳ khôi phục nền cộng hòa chỉ tồn
tại đến năm 1880 khi mà PorfirioDias lên nắm quyền ông này đã cai trị đất
nước một cách độc tài. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1880đến năm 1911.
13


Giai đoạn này, được gọi là giai đoạn độc tài PorfirioDias, giai đoạn này
được biết đến với những thành tựu to lớn của nền kinh tế Mexico, sự phát
triển rực rỡ về khoa học, nghệ thuật. Song đây cũng là thời kỳ tạo ra sự bất
bình đẳng sâu sắc nhất trong xã hội Mexico, và nhiều cuộc đàn áp về chính
trị rất dã man. Nhưng cuộc bầu cử giả mạo để tiếp tục nhiệm kỳ thứ năm
của PorfirioDia đã bị người dân phản ứng rất dữ dội, dẫn đến cuộc cách
mạng Mexico bùng nổ vào năm 1910. Trong thời gian diễn ra cuộc cách
mạng đất nước đã rơi vào tình trạng bất ổn không chính phủ nào có thể tồn
tại được, nội chiến diễn ra giữa các phe. phái và các nhân vật lãnh đạo quan
trọng liên tục bị ám sát. Và phải tới năm 1917 bản hiến pháp ra đời nó mới
kết thúc tình trạng bất ổn ở quốc gia này.
Tình hình chính trị ở Mexico chỉ thực sự đi vào ổn định khi mà có
sự ra đời của các đảng chính trị. Ở Mexico các đảng phái chính trị xuất
hiện khá muộn so với các nước khác trên thế giới. Năm 1929, Đảng Cách
mạng quốc gia là đảng chính trị đầu tiên ra đời. Tiếp theo đó là đảng
Hành động quốc gia cũng được thành lập năm 1939.Sau khi ra đời Đảng
cách mạng quốc gia (PRI) năm 1929 đảng này đã nắm quyền suốt 71

năm từ năm 1929 đến năm 2000.
Thời gian từ những năm 1940 đến 1980 được đánh dấu bằng sự phát
triển kinh tế vượt bậc của Mexico và được các nhà sử học gọi là “phép màu
Mexico”. Mexico đã có những cố gắng quan trọng trong việc quốc hữu hóa
các tài sản của quốc gia như khoáng sản và dầu mỏ. Vào năm 1938, tổng
thống Lazaro Cardenas đã quyết định quốc hữu hóa tất cả các công ty khai
thác dầu khí và buộc họ phải sát nhập vào Pemex, công ty dầu khí của
Mexico. Đây là giai đoạn mà kinh tế Mexico phát triển mạnh mẽ nhất,
nhưng sự phát triển này không thể xóa bỏ hết các căng thẳng trong xã hội
đó là khoảng cách về sự chênh lệch giàu nghèo, tình trạng bạo lực, buôn
bán ma túy , mà đỉnh cao của sự bất ổn này được thể hiện thông qua vụ
thảm sát Tlatelolco tại chính ngay thủ đô Mexico vào năm 1968.
14


Thời kỳ kinh tế hoàng kim của Mexico kết thúc vào năm 1982
với cuộc đại khủng hoảng dầu lửa. Giá dầu lửa bị mất giá trầm trọng
trong khi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico, tỷ lệ lãi suất ở
các ngân hàng tăng vọt, chính phủ Mexico hoàn toàn bị vỡ nợ với
những khoản nợ khổng lồ. Tiếp theo đó là một thời kỳ lạm phát kéo dài
và Mexico trở thành quốc gia bị phá sản hoàn toàn. Và vào năm 1994
lại rơi vào khủng hoảng tài chính kinh tế lớn với tốc độ tăng trưởng
-6.9%. Hiện nay tình hình kinh tế xã hội ở Mexico đã có những thay đổi
lớn nền kinh tế đang dần đi vào ổn định và đang trên đà phát triển. Hiện
nay Mexico đã ra nhập hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NaFTa, vì
thế mà nền kinh tế cũng đang ổn định và phát triển và hiện nay nước
này đã trở thành một nền kinh tế lớn của thế giới.
Về mặt chính trị, sự thay đổi lớn đã thực sự diễn ra trong đời sống
chính trị Mexico vào cuộc bầu cử năm 2000. Lần đầu tiên sau 71 năm,
Đảng cách mạng thể chế (trước đây là đảng cách mạng quốc gia ) PRI, đã

đánh mất quyền lãnh đạo vào tay đảng Hành động quốc gia(PAN). Và vào
năm 2006, PRI thậm chí còn tụt xuống vị trí thứ ba sau khi bị đảng cách
mạng dân chủ(PRD) vượt lên. Tổng thống hiện nay là ông Felipe Calderson
(2006-2012) là người của đảng PAN.
Nhìn chung qua nghiên cứu ta có thể tóm lược lịch sử thể chế
Mexico một cách cụ thể và khái quát như sau:
- 1521-1810: Đây là thời kỳ đô hộ của thực dân Tây Ban Nha.
- 1810-1821:Là thời kỳ chiến tranh giành độc lập từ Tây Ban Nha.
- 1846-1848: Thời kỳ xảy ra cuộc chiến tranh Mỹ- Mexico, và
Mexico mất ½ lãnh thổ trong đó có Texas.
- 1864-1867: Thời kỳ khôi phục nền cộng hòa gắn với tên tuổi của
vị tổng thống da đỏ.
- 1910: Thời kỳ cách mạng Mexico.
- 1911-1919: Diễn ra phong trào Zapatista và các cuộc nội chiến.
15


- 1917: Soạn thảo và ban hành hiến pháp.
- 1929: Thành lập đảng Cách mạng thể chế (PRI).
- 1940-1980: Là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế.
- 1982-1995: Là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở
Mexico.
- 1994: Mexico ra nhập hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ.
- 2000: Cuộc bầu cử tổng thống chấm dứt 71 năm cầm quyền của
đảng PRI.

16


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

LIÊN BANG MEXICO
2.1 Hiến pháp liên bang Mexico.
Ở Mexico bản hiến pháp đầu tiên ra đời từ khá sớm từ năm 1824.
Trong bản hiến pháp này đã quy định Mexico được chia làm 19 bang và 5
vùng lãnh thổ. Mỗi bang được phép bầu ra thống đốc và các hội đồng lập
pháp của bang mình.Chính phủ liên bang có ba quyền. Quyền lập pháp
gồm hai viện Thượng viện và Hạ Viện, quyền hành pháp do tổng thống
điều hành, hoặc do phó tổng thống khi tổng thống vắng mặt. Quyền tư pháp
được giao cho cơ quan tòa án tối cao. Hiến pháp năm 1824 duy trì đạo cơ
đốc là quốc giáo, ban bố tự do ngôn luận, tự do in ấn. Hiến pháp còn quy
định quyền tự do cá nhân, quyền bình đẳng của mọi người trước Hiến pháp.
Đây là một bản hiến pháp được giới luật gia trên thế giới đánh giá là bản
hiến pháp cực kỳ tiến bộ có những tư tưởng vượt xa thời đại đó. Tuy nhiên
bản hiến pháp này chỉ tồ
n tại được trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, đến năm 1836 thì
nó bị đình chỉ sử dụng.
Và Mexico đã tồn tại trong một thời gian dài không có hiến pháp,
do tình trạng bất ổn về chính trị nên không một chính phủ nào xây dựng
và công bố được bản hiến pháp mới. Phải đến tận thời kỳ cách mạng
Mexico, và đến năm 1917 bản hiến pháp mới mới được công bố vào
ngày 5/2/1917. “Đó là kết quả của cuộc cách mạng bắt đầu từ năm 1910
chống lại chế độ P.Điat. Và cuối cùng nó cũng được công bố. Song bản
hiến pháp này về bản chất và nội dung không thay đổi khác so với bản
hiến pháp 1824 là mấy”8.
Trong bản hiến pháp 1917 những người lập hiến đều thấy cần thiết
phải có một nhà nước mạnh, đủ quyền lực lãnh đạo các bang. Cần phải hạn
chế thời gian nắm quyền của tổng thống (không được bầu hai nhiệm kỳ liên

17



tiếp). Hạn chế ảnh hưởng của quân đội trong quá trình lãnh đạo đất nước
của giới tinh hoa chính tri.
Cơ sở hình thành của bản hiến pháp Mexico 1917 là : sự kế thừa từ
bản hiến pháp 1824, sự ảnh hưởng của hiến pháp Tây Ban Nha, học hỏi
kinh nghiệm từ bản hiến pháp của nước láng giềng Hoa Kỳ, và đi theo học
thuyết tam quyền phân lập. Nhà nước Mexico bao gồm ba nhánh quyền lực
độc lập : lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quốc họi gồm hai viện Thượng viện
và Hạ viện. Đất nước đi theo mô hình cộng hòa tổng thống. Hiến pháp
Mexico nhìn chung ít có sự biến động, nó chỉ được bổ sung để phù hợp với
điều kiện thực tiễn chứ không bị thay đổi như ở một số nước khác.
Ở Mexico theo quy định của hiến pháp 1917 thì quyền lực trong bộ
máy nhà nước là cân bằng kiềm chế lẫn nhau, không nhánh quyền lực nào
vượt nhánh nào. Hiến pháp 1917 có các nội dung cơ bản sau:
- Nhà nước hoạt động, tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
-Đất nước chia làm 31 bang và một quận thuộc liên bang, các bang
và quận thuộc liên bang có quyền ngang nhau.
-Mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật, được quyền tự
do báo chí, in ấn và ngôn luận.
-Bên cạnh đó hiến pháp còn giành một phần quan trọng quy định về
quyền sở hữu đất đai và khoáng sản đối với nhà nước. Đây là nội dung mà
ít bản hiến pháp nào có vì các phần này thường được công bố trong các bộ
luật. Đây là nét đặc trưng riêng có của Mexico.
Nhìn chung bản hiến pháp 1917 của Mexico đã nhấn mạnh nhà
nước Mexico là một nhà nước cộng hòa liên bang, theo cơ chế tam
quyền phân lập, quyền lực nhà nước là cân bằng kiềm chế lẫn nhau.
Hiến pháp cũng quy định các quyền của con người. Nhấn mạnh vai trò
quản lý của nhà nước đối với các tài sản của quốc gia như đất đai và
khoáng sản. Đây cũng là căn cứ, tiền đề để sau này nhà nước Mexico
tiến hành quốc hữu hóa các tài sản thành tài sản sở hữu của nhà nước.

18


Hiến pháp cũng quy định mỗi bang đều có hiến pháp riêng và phải xây
dựng theo hình mẫu hiến pháp liên bang.
2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước ở Mexico.
Theo hiến pháp 1917 Liên bang Mexico là nước cộng liên bang và
theo chế độ tổng thống. Hiến pháp quy định thành lập ba cấp chính quyền
khác nhau: Liên bang, tiểu bang và thành phố. Tất cả các vị trí lãnh đạo của
chính quyền đều được quyết định thông qua bầu cử hoặc được chỉ định bởi
những người đã được bầu cử.Tổ chức bộ máy nhà nước ở Mexico được tổ
chức và vận hành theo thuyết tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước chia
làm ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp.
2.2.1 Cơ quan lập pháp.
Cơ quan lập pháp ở Mexico hay còn gọi là quốc hội. Quốc hội liên
bang gồm hai viện Thượng viện và Hạ viện( Viện đại biểu liên bang). Hai
viện này tồn tại đồng thời và hoạt động độc lập. Cũng giống như cơ quan
nghị viện của các nước, nghị viện Mexico thực hiện chức năng cơ bản là
lập pháp, tuyên bố chiến tranh, đặt thuế mới, thông qua ngân sách quốc gia
và giám sát hoạt động của chính phủ. Ngoài ra, nghị viện ở Mexico còn
thực hiện một số quyền như thông qua hiệp ước quốc tế, bổ nhiệm các cán
bộ ngoại giao…
Hạ viện:
Hạ viện ở Mexico gồm 500 đại biểu có nhiệm kỳ ba năm, trong đó
300 đại biểu được bầu trực tiếp từ 300 khu vực bầu cử của liên bang, 200
đại biểu còn lại được bầu theo tỷ lệ phiếu đại diện của các đảng chính trị.
( theo luật liên bang các tổ chức chính trị và thủ tục bầu cử công bố ngày
30/12/1977 và có sửa đổi sau đó).
Cơ cấu tổ chức của hạ viện gồm chủ tịch hạ viện, Ban thường vụ,
Các ủy ban thường trực, ủy ban thường trực đại biểu. Chủ tịch hạ viện do

viện bầu ra trong số các thành viên của hạ viện. Trong phạm vi thẩm quyền
của mình chủ tịch hạ viện có nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của viện, đảm
19


bảo việc thực hiện quy chế của viện. “Hạ viện có quyền thành lập Đại hội
đại biểu cử tri để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc bầu cử tổng
thống, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng kiểm toán
thông qua ủy ban của hạ viện, bổ nhiệm lãnh đạo và nhân viên văn phòng
này , phê chuẩn ngân sách chi tiêu hàng năm”9. Hạ viện có quyền kết tội
các quan chức chính phủ khi vi phạm hành chính và trong những trường
hợp phạm tội khác. Hạ viện được phép thành lập một bồi thẩm đoàn để
quyết định việc khởi tố đối với những quan chức chính phủ khi họ bị tố cáo
về những vi phạm pháp luật. Hạ viện ở Mexico thành lập một ủy ban
thường vụ với 29 thành viên, ủy ban này thực hiện một số quyền hạn quan
trọng. Trong thời gian giữa hai kỳ họp ủy ban có thể thay mặt cho Hạ viện
thảo luận và quyết định một số vấn đề thuộc nội dung của các phiên họp,
sau đó phải báo cáo với Hạ viện về những vấn đề đã thảo luận và những
quyết định đó. Ngoài ra ủy ban còn triệu tập các phiên họp thường kỳ, triệu
tập các phiên họp bất thường của viện. Trong trường hợp quốc hội ngừng
họp, ủy ban thường vụ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến
khi phiên họp được tổ chức lại. Các thành viên của Hạ viện không được
bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Thượng viện:
Theo như luật liên bang về các tổ chức chính trị và thủ tục bầu cử
năm 1977, Thượng viện Mexico có 64 nghị sĩ. Mỗi bang bầu 2 đại biểu,
quận thuộc liên bang cũng bầu 2 thượng nghị sĩ với nhiệm kỳ sáu năm và
cứ ba năm thì bầu lại ½ số thành viên.Thượng nghị sĩ cũng được bầu cử
trực tiếp. Nhưng theo quy định mới từ năm 1993, số đại biểu thượng nghị sĩ
của mỗi bang được bầu là bốn, quận thuộc liên bang cũng được bầu bốn.

(trong đó 3 đại biểu được bầu bởi đa số phiếu và 1 đại biểu theo chế độ bầu
cử đại diện tỷ lệ) Tổng cộng là 128 số thượng nghị sĩ. Ở Mexico các
thượng nghị sĩ không được quyền tái cử ngay nhiệm kỳ tiếp đó, cũng như
không được bầu làm thượng nghị sĩ cho nhiệm kỳ tiếp theo.
20


Cơ cấu tổ chức của thượng viện cũng giống như ở Hạ viện gồm có
chủ tịch thượng viện, Ban thường vụ, các ủy ban thường trực, đoàn đại
biểu. Tuy nhiên ở thượng viện các cơ quan chuyên môn nhiều hơn ở hạ
viện. Thượng viện Mexico có quyền thông qua các hiệp ước và thỏa thuận
ngoại giao với các nước do tổng thống đệ trình, phê chuẩn việc bổ nhiệm
các bộ trưởng, các quan chức ngoại giao, tổng lãnh sự, các quan chức cao
cấp của bộ ngân khố, các sĩ quan cao cấp trong quân đội, cho phép đưa các
lực lượng quân đội quốc gia ra nước ngoài trong trường hợp cần thiết, cho
phép quân đội nước ngoài di chuyển qua lãnh thổ…Thượng viện có quyền
bổ nhiệm thống đốc tạm thời khi thống đốc bang buộc phải từ chức hoặc
chết. Sau đó, thượng viện sẽ tổ chức bầu cử theo hiến pháp của bang quy
định để bầu ra thống đốc mới. Tổng thống đề cử 3 ứng cử viên, thượng viện
sẽ phải lựa chọn và thông qua của 2/3 số đại biểu có mặt. Trong trường hợp
thượng viện ngừng họp, ủy ban của thượng viện sẽ có thẩm quyền để giải
quyết các vấn đề trong phạm vi ủy quyền. Thượng viện có quyền giải quyết
các vấn đề chính trị có thể phát sinh giữa các nhà cầm quyền trong một
bang hay giữa các bang với nhau. Thượng viện có quyền thành lập bồi
thẩm đoàn định tội các quan chức nhà nước khi có những hành vi vi phạm
hành chính mà hiến pháp quy định, phản đối việc bổ nhiệm các quan chức
của tòa án tối cao.
Thủ tục lập pháp:
Thủ tục lập pháp của nghị viện Mexico được điều chỉnh bởi hiến
pháp, quy chế của mỗi viện và các quy định riêng biệt. Các dự án luật ở

Mexico trước hết được các nghị sĩ, ủy ban chuyên môn, thành viên của
chính phủ hoặc tổng thống trình dự án luật đối với Hạ viện. Sau khi dự án
luật được đưa lên và trình bày trước Hạ viện. Hạ viện sẽ thảo luận xem xét
về nội dung , thẩm định các quy định mà dự án luật trình bày xem có đáp
ứng được các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Sau khi hạ viện
xem xét sẽ biểu quyết thông qua với tỷ lệ qua bán với các trường hợp thông
21


thường. Còn đối với các dự luật liên quan đến quốc phòng, an ninh-chính
trị phải được 2/3 số nghị sĩ tán thành thông qua. Sau khi Hạ viện thông qua
tiếp tục ra nghị quyết để trình nên Thượng viện.
Sau khi được thông qua ở Hạ viện, tất cả các dự luật được chủ tịch
hạ viện thông báo cho chủ tịch thượng viện. Chủ tịch thượng viện sẽ quyết
định giao dự luật cho một ủy ban thường trực của viện xem xét. Sau khi đã
nghiên cứu và xem xét ủy ban này sẽ trình bày dự luật trước phiên họp của
thượng viện.Trong một thời gian luật định kể từ ngày nhận được dự
luật, nếu thượng viện không đồng ý với dự luật, thượng viện có thể gửi trả
dự luật cùng với ý kiến của mình( được nghi trong nghị quyết) cho hạ viện
và yêu cầu hạ viện thảo luận lại. Để vượt qua quyền phủ quyết của thượng
viện cần phải được sự tán thành của 2/3 số thành viên của hạ viện. Sau đó
luật được chuyển sang cho tổng thống xem xét lại, ký và công bố đối với
dự luật, tổng thống có quyền bãi bỏ một dự luật nếu thấy không phù hợp.
Cũng trong một thời gian được quy định bởi pháp luật nếu thượng
viện không có ý kiến hoặc có ý kiến nhưng không dùng quyền phủ quyết
(không thông qua nghị quyết) đối với dự luật, luật đó coi như đã được
thông qua nếu như đa số thành viên của hạ viện biểu quyết tán thành và
luật đó sẽ được chuyển sang cho tổng thống ký và công bố.
Ở Mexico tổng thống là người có quyền ký để thông qua hoặc đình
chỉ một bộ luật nào đó. Tổng thống có quyền phủ quyết. Quyền lực của

tổng thống đối với các đạo luật ở Mexico được gọi là “luật bỏ túi”. Vì tổng
thống Mexico là người có quyền năng đặc biệt được nhận trực tiếp từ nhân
dân(nhân dân trực tiếp bầu ra). Vì thế lên các dự án luật khi được tổng
thống ký và công bố phải phù hợp với các mối quan hệ xã hội, và đáp ứng
được quyền lợi cho đại đa số nhân dân.

22


2.2.2. Cơ quan hành pháp.
Tổng thống:
Tổng thống Mexico là nguyên thủ quốc gia, là người vừa đứng đầu
nhà nước, vừa là người đứng đầu chính phủ và đồng thời là tổng tư lệnh
các lực lượng vũ trang. Ứng cử viên tổng thống phải là công dân Mexico
gốc, có đầy đủ quyền công dân, cha mẹ đẻ cũng phải là người Mexico. Ứng
cử viên tranh chức tổng thống phải ít nhất là từ 35 tuổi trở lên tại thời điểm
bầu cử, sinh sống ở Mexico một năm trước ngày bầu cử, không tham gia
tôn giáo, không hoạt động tại ngũ, kể cả trong trường hợp phục vụ trong
quân đội trong vòng 6 tháng và không phải là một số quan chức theo quy
định của hiến pháp trừ khi người đó từ bỏ các chức vụ nêu trên 6 tháng
trước ngày bầu cử.
Tổng thống Mexico do nhân dân trực tiếp bầu ra với hình thức phổ
thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ 6 năm không được tái cử quá hai nhiệm kỳ
và không bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ở Mexico không có các chức danh
Thủ tướng và phó tổng thống, nên có thể nói quyền lực của tổng thống là
khá lớn. “ Tổng thống Mexico là người chịu trách nhiệm việc thiết lập và
thực thi luật pháp có quyền đình chỉ không thông qua một đạo luật nò đó.
Tổng thống còn là người có quyền bổ nhiệm bãi miễn các thành viên nội
các và phần lớn công chức trong ngành hành pháp với sự phê chuẩn của
Thượng viện. Tổng thống có quyền bổ nhiệm cách chức Tổng trưởng lý,

thống đốc quận thuộc liên bang, bổ nhiệm các quan chức ngoại giao, ký các
hiệp ước với nước ngoài (có sự phê chuẩn của thượng viện)”.9
Tổng thống còn là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tổng thống có
`quyền ban hành tình trạng khẩn cấp của toàn liên bang hay của từng bang ,
được quyền sử dụng quân đội để thiết lập lại an an ninh trật tự khi có bất
ổn xảy ra. Có quyền tuyên bố chiến tranh. Tổng thống Mexico là người bổ
nhiệm các thẩm phán tòa án tối cao, tòa án khu vực thuộc liên bang( có sự

23


phê chuẩn của thượng viện), bổ nhiệm các quan chức cao cấp trong quân
đội. Tổng thống là người có quyền ân xá cho tù nhân.
Tuy nhiên tổng thống cũng có thể bị truất quyền trong các trường
hợp bị luận tội phản quốc và nhận hối lộ. Quy trình luận tội được thực hiện
bởi thượng viện và hạ viện.
Nội các:
Cơ quan nội các (chính phủ) Mexico gồm hai bộ phận là Hội đồng
bộ trưởng và chủ tịch nội các(Tổng quản gia). Cả hai bộ phận này đều do
tổng thống lựa chọn bổ nhiệm và bãi miễn.
Ở Mexico hiện nay có 18 bộ : bộ nông nghiệp, bộ tài chính, bộ y tế,
bộ ngoại giao, giao thông vận tải…Mỗi bộ có một bộ trưởng và các cơ
quan giúp việc cho bộ. Các bộ cứ mỗi tháng họp một lần phiên họp do tổng
thống điều khiển, thông báo các vấn đề của đời sống xã hội, đệ trình các dự
án luật trước tổng thống. Các bộ chỉ phụ trách trong lĩnh vực của bộ mình ,
tổng thống là người lãnh đạo chung khởi thảo, đề ra các chương trình làm
việc cụ thể cho từng bộ. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống.
Chủ tịch nội các đây là người đóng vai trò cố vấn cho tổng thống,
không có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì.
2.2.3.Hệ thống tư pháp Mexico.

“Ở Mexico hệ thống tư pháp liên bang giải quyết cả vấn đề Hiến
pháp, hình sự và dân sự. Quyền xét xử được tòa án tối cao, hội đồng tư
pháp liên bang và tòa án bầu cử thực thi”.
Tòa án tối cao là tòa án cấp cao nhất có 21 thẩm phán chính và 5
thẩm phán phụ tá, tất cả đều do tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện
hoặc ủy ban thường vụ Thượng viện phê chuẩn. Thẩm phán tòa án tối cao
được bổ nhiệm suốt đời, nhưng nằm dưới quyền cáo buộc của Hạ viện nếu
như phạm tội.

24


Tòa án tối cao ở Mexico được chia làm 4 viện( hình sự, dân sự, lao
động, hành chính) và có một viện hỗ trợ.Mỗi viện có 4 thẩm phán chịu
trách nhiệm giúp bốn viện trên khi các viện này quá tải trong việc xét xử.
Hệ thống tòa án liên bang ở Mexico (gọi là tòa án cấp dưới) được
phân chia làm ba cấp độ: Một là: Tòa án lưu động hỗn hợp ( 93 tòa), tòa
này chuyên giải quyết các tranh chấp về tài sản, tranh chấp về công
quyền, tranh chấp về lao động. Hai là: Tòa án lưu động đơn nhất
gồm( 50 tòa) chuyên giải quyết các vấn đề về trộm cắp tài sản, vấn đề
môi trường, các vấn đề liên quan đến y tế, giáo dục, sức khỏe. Ba là: Tòa
án khu vực (185 tòa)tòa này giải quyết các vụ án dân sự, hình sự khi
được tòa án tối cao ủy nhiệm. Tòa án này được quyền bổ nhiệm các
phẩm phán của tòa cấp thấp hơn.
2.2.4.Chính quyền địa phương ở Mexico:
Ở Mexico có 31 bang và 1 quận thuộc liên bang( thủ đô) các bang
đều có hiến pháp riêng xây dựng theo hình mẫu hiến pháp của liên bang và
cũng được tổ chức theo ba nhánh: Lập pháp( có viện), hành pháp(đứng đầu
là thống đốc và hội đồng giúp việc được bổ nhiệm), tư pháp (có tòa án
riêng của từng bang).

Cơ quan lập pháp của bang chỉ có một viện với nhiệm kỳ 3 năm và
không được tái cử.
Thống đốc bang là người đứng đầu cơ quan hành pháp của bang,
được bầu cử trực tiếp theo nguyên tắc đa số phiếu. Nhiệm kỳ của tổng
thống là 6 năm và không được tái cử.
Đứng đầu bộ máy tư pháp của bang là tòa án cấp cao. Thẩm phán các
tòa cấp cao của bang do thống đốc bổ nhiệm có sự thông qua của chính
quyền lập pháp bang. Các quan tòa án cấp cao bổ nhiệm tất cả quan tòa cấp
thấp hơn của bang. Riêng quận thuộc liên bang do tổng thống quản lý, tổng
thống là người chỉ định thị trường. Cơ chế bầu thống đốc trực tiếp lần đầu
tiên được thực hiện vào tháng 7/1997, và hiện nay quan nhiếp chính do
25


×