Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.86 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 13 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC . ( Tiết 1 )
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Hiểu được : Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này
thành chất khác :
Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi, sản phẩm là chất được
tạo thành sau phản ứng.
- Biết bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử,
làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Biết phản ứng hoá học xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa các chất tham gia với
nhau , có trường hợp cần đun nóng , nung , ánh sáng....
2. Kỹ năng : - Biết cách viết công thức hoá học bằng chữ, đọc được phương trình
hoá học đúng .
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : Diễn biến của phản ứng hóa học , các điều kiện để phản ứng hóa
học xảy ra .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
Dụng cụ : Tranh hình 2.5 phóng to.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan , phương pháp đàm
thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Theo em hiện tượng vật lí là gì ? Hiện tượng hoá
học là gì ?
Lấy ví dụ minh hoạ ?
III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Em có biết chất có thể biến đổi thành chất
khác ? Quá trình đó gọi là gì ? Trong đó có gì thay đổi?
IV) Các hoạt động học tập :




GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Hoạt động I : Định nghĩa. ( 8 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu sgk .
Nêu khái niệm phản ứng hoá học.

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá
nhân.

- Cho cả lớp nhận xét , đánh giá .

+ Vậy theo em những chất trước và
sau phản ứng gọi là gì .

+ Quá trình biến đổi từ chất này thành chât
khác gọi là phản ứng hoá học .
+ Chất ban đầu gọi là chất phản ứng (chất
tham gia phản ứng).
Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.

- Giới thiệu phương trình bằng chữ
cho học sinh nghiên cứu.
VD : Sắt + Lưu huỳnh tạo ra

Sắt(II)Sun phua .
- Vậy theo em dấu (+) trước phản
ứng có ý nghĩa gì ?
- Cho học sinh đọc cả phương trình
trong ví dụ trên.

*) Tiểu kết :

+ Nghiên cứu phương trình hoá học bằng
chữ . Dấu cộng trước phản ứng có nghĩa là
: phản ứng với , tác dụng với.....

- Định nghĩa .

+ Quá trình biến đổi từ chất này thành chât khác gọi là phản ứng hoá học .
Hoạt động II : Diễn biến của phản ứng hoá học. ( 9 phút)
Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ h
2.5/ sgk , và trả lời câu hỏi trong
yêu cầu .
+ Em hãy đếm
xem trước phản ứng có bao nhiêu

Hoạt động của học sinh
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.

+ Trước phản ứng H liên kết với H;


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8


nguyên tử hiđro, bao nhiêu nguyên
tử Oxi ?

Sau phản ứng có bao nhiêu nguyên
tử Hiđro và bao nhiêu nguyên tử
Oxi ?

O liên kết với O.
+ Sau phản ứng H liên kết với O.
+ Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H
cũng như số nguyên tử O không thay đổi.
- Các phân tử trước phản ứng đã thay đổi
thành chất mới sau phản ứng.
- Trong phản ứng hóa học , liên kết giữa các
nguyên tử đã thay đổi , làm cho phân tử này
biến đổi thành phân tử khác .

- Từ đó em hãy cho biết trong quá
trình phản ứng thì những yếu tố nào
- Rút ra kết luận như sgk .
đã thay đổi .
- Từ đó giáo viên cho học sinh rút
ra kết luận như sgk .
*) Tiểu kết :

- Diễn biến của phản ứng hoá học .

+ Trong phản ứng hóa học , liên kết giữa các nguyên tử đã thay đổi , làm cho phân
tử này biến đổi thành phân tử khác .

Hoạt động III : Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ? (11 phút)

Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nghiên cứu h2.6/
sgk , Giáo viên cho học sinh quan
sát thí nghiệm cụ thể.

+ Khi để riêng dung dịch axit với
kẽm thì phản ứng có xảy ra hay
không ?
+ Vậy để
các chất phản ứng với nhau cần
phải có điều kiện gì ?

Hoạt động của học sinh
- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?

- Hoạt động nhóm .
+ Khi để riêng thì các chất không phản ứng
với nhau.

+ Các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung .
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Có phải tất cả các chất chỉ cần
tiếp xúc với nhau đều xảy ra phản

ứng hay không ?
- Cho học sinh rút ra nhận xét như
trong sgk .

nhau .

- Không phải vậy , mà có khi cần đun nóng ,
nung nóng, cần chất xúc tác....
( lưu ý : Ngoài những điều kiện trên , 1số
phản ứng hóa học xảy ra nhanh , cần tăng bề
mặt tiếp xúc giữa các chất ) .

*) Tiểu kết :

- Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra .

+ Các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với nhau , điều kiện nhiệt độ thích hợp
( khơi mào cho phản ứng , hoặc cung cấp suốt quá trình phản ứng ) .
+ Ngoài những điều kiện trên , 1số phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn , cần tăng
bề mặt tiếp xúc giữa các chất , sử dụng chất xúc tác .
* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .
V) Cũng cố : ( 4 phút )

- Giáo viên đặt câu hỏi .

+ Vì sao nói được khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng ( nếu là đơn chất
kim loại , thì nguyên tử phản ứng ) .
- Hướng cũng cố bài .
+ Vì chúng ta biết để cấu tạo nên chất , chính là những phân tử ( hay nguyên tử ) vì
vậy khi chất này phản ứng với chất khác , chính là sự phản ứng giữa phân tử này

với phân tử khác , tạo ra các phân tử mới ( chất mới ) .
VI) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 1 đến 4 sgk / 50.
- Hướng dẫn bài tập 3 : Parafin + Khí Oxi   Khí Cacbon đi Oxit + Hơi nước.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Nghiên cứu phần còn lại của bài "Phản ứng hoá học". Theo em làm thế nào để
biết được một phản ứng hoá học có xảy ra hay không ?


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 13 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC . ( Tiết 2 )
A) Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Biết cách nhận biết một phản ứng hoá học , dựa vào dấu hiệu chất
mới tạo thành , có tính chất khác so với chất ban đầu ( màu sắc, trạng thái, ....) .
- Biết nhiệt và ánh sáng cũng có thể là phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học bằng chữ, đọc phương
trình hoá học, nhận biết phương trình hoá học.
3. Thái độ : Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : Vận dụng kiến thức để làm các bài tập hóa học .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề ,
kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )

II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) - Theo em trong phản ứng hoá học :
Yếu tố nào thay đổi , yếu tố nào không thay đổi ?
III)Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Em có biết làm thế nào để nhân biết một phản
ứng hoá học xảy ra ?
IV) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? (10
phút)
Hoạt động của giáo viên
- Em dựa vào các thi nghiệm đã
làm và nghiên cứu sgk .

Hoạt động của học sinh
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi theo cá nhân
.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Hãy thử đưa ra các cách nhận biết
có phản ứng xảy ra ?

+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện :
Có kết tủa , có chất khí bay lên , có sự biến
đổi màu , có sự biến đổi nhiệt độ và ánh
- Cho cả lớp nhận xét , đánh giá , bổ
sáng.....
sung cho đúng .

*) Tiểu kết :


- Nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra .

+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện (Có kết tủa , có chất khí bay lên …)
Hoạt động II : Luyện tập. (17 phút) .
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh làm bài tập 2 sgk /
50.
+ Hạt đại diện cho phi kim và hợp
chất là nguyên tử hay phân tử ?
Giải thích tại sao ?

- Hoạt động cá nhân làm bài tập 2.

- Cho học sinh cả lớp nhận xét ,
đánh giá.
+ Cho học sinh làm bài tập 3 / 50.
Trong phản ứng của Paraphin trong
cây nến với khí oxi ngoài không
khí.
Em dựa vào hiện
tượng nào để nhận biết có phản ứng

PTHH :

+ Vì mỗi phân tử là hạt đại diện cho chất ,
trừ kim loại hạt đại diện là nguyên tử.
+ Trong phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi liên

kết của các nguyên tử , kết quả là chất mới
được tạo thành .
+ Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố
không thay đổi trong quá trình phản ứng .
- Hoạt động cá nhân - trả lời.

Paraphin + Khí oxi   Khí cacbonđioxit +
hơi nước.

- Trả lời được câu hỏi:
Khi phản ứng xảy ra có toả nhiệt và phát
sáng .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

xảy ra ?

- Cho học sinh cả lớp nhận xét ,
đánh giá .

* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .
IV) Cũng cố : ( 3 phút )

- Giáo viên đặt câu hỏi .

+ Khi nào để có phản ứng hóa học xảy ra ?
- Hướng cũng cố bài .
+ Các trường hợp để có phản ứng hóa học xảy ra .
+) Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau ( bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng

lớn , phản ứng càng dễ xảy ra )
+) Đa số các trường hợp cần cung cấp nhiệt độ thích hợp ( tùy theo từng phản ứng ,
mà khơi mào phản ứng , hoặc suốt quá trình phản ứng ) .
+) 1số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ( không cần các điều kiện trên ) .
+) 1số phản ứng xảy ra chậm , cần có chất xúc tác để thúc đẩy phản ứng .
* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm .
Dấu hiệu nào sau đây , giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra .
a) Có chất kết tủa hoặc chất khí tạo thành sau phản ứng ( ở sản phẩm ) .
b) Có sự thay đổi trạng thái của vật thể .
c) Có sự thay đổi trạng thái của vật thể .
d) Không có sự thay đổi màu sắc , hoặc không có sự tỏa nhiệt , phát sáng .
Đáp án : a
V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Bài tập : Làm bài tập 1, 4 , 5, 6 sgk / 50- 51.
- Nghiên cứu kĩ bài thực hành "Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học".
- Chuẩn bị : Mỗi nhóm một bao diêm, một que đóm , một ống thổi , một tường
trình hoá học.
- Nghiên cứu kĩ mục tiêu của thí nghiệm , các bước thí nghiệm hoá học .
- Chuẩn bị bản tường trình thí nghiệm theo mẫu .



×