Trường TH&THCS Hương Nguyên Giáo án Vật lí 8
Tuần: 1
6
BÀI 13
CÔNG CƠ HỌC
Ngày soạn:
Tiết: 1
6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được dấu hiệu để có công cơ học.
- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng
và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng
với phương chuyển rời của vật.
- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của tắc đường, do
đường giao thông đi lại khó khăn.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lực thực hiện công.
- Tính công cơ học.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, kiên trì trong làm việc. Có ý thức tìm các giải pháp khắc phục
tình trạng tắc đường và cải thiện chất lượng đường giao thông.
II. CHUẨN BỊ
* Cho cả lớp: tranh vẽ: - Con bò kéo xe
- Vận động viên cử tạ, - Máy xúc đất đang làm việc.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Trả và nhận xét kết quả thực hành của HS.
3. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
- Vào bài như SGK
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung ghi bảng
Họat động 1: Điều kiện để có công
cơ học (20 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và suy
nghĩ để trả lời C1?
+Trường hợp 1 lực do con bò kéo đã
thực hiện một công cơ học.
+ Trường hợp lực của người lực sĩ đỡ
quả tạ đã không thực hiện được một
công cơ học nào.
Trường hợp có công cơ học có đặc
điểm chung gì? Khác gì so với các
- HS trả lời C1:
- HS trả lời C2
- HS đi đến thống nhất
câu trả lời, ghi vở kết
I. Khi nào có công có học
1. Nhận xét:
Có công cơ học khi có lực tác
dụng vào vật và vật chuyển
dời.
2. Kết luận:
- Chỉ có công cơ học khi có
lực tác dụng vào vật làm làm
cho vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của
lực.
- Công cơ học thường được
Trường TH&THCS Hương Nguyên Giáo án Vật lí 8
trường hợp không có công cơ học?
GV: C2?
GV: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường do ảnh hưởng của tắc
đường, do đường giao thông đi lại
khó khăn?
Tìm các giải pháp khắc phục tình
trạng trên?
GV: Nhận xét chốt phương án đúng,
chuyển phần II.
luận.
- HS thảo luận theo
nhóm để trả lời C3, C4.
Cử đại diện nhóm trả
lời; nhận xét; bổ sung.
gọi tắt là công.
3. Vận dụng
Câu3:
Chọn: A, C, D.
Câu4:
A - Lực kéo của đầu tầu hoả.
B - Lực hút của Trái đất
(Trọng lượng) làm quả bưởi
rơi xuống.
C - Lực kéo của người công
nhân.
Họat động 2: Tìm hiểu công thức tính công cơ học (14 phút)
GV: HS đọc thông tin SGK để:
Nêu công thức tính công cơ học?
Đơn vị của các đại lượng?
Khi áp dụng công thức tính công
cơ học ta cần chú ý gì?
GV: Nhận xét, chốt kiến thức, ghi
bảng và nêu những điểm cần chú
ý khi tính công A.
GV: Yêu cầu HS họat động cá
nhân làm C5, 6, 7.
Gọi 2 HS chữa bài 5, 6 trên bảng,
1
GV: Nhận xét, chốt các câu đúng.
Hs: Nêu tên và giải
thích các đại lượng
có trong công thức?
HS: HĐ cá nhân
trả lời lần lượt các
câu hỏi trên.
HS làm C7 tại chỗ.
HS còn lại tự giải
bài tập rồi so sánh
kết quả với bạn.
II. Công thức tính công cơ
học
1. Công thức tính công cơ
học
A = F. s
Trong đó:
A là công của lực (J).
F là lực t/d vào vật (N).
S là quãng đường vật d/c (m)
Khi: F = 1 N, S = 1 m
Thì: A = 1 N. 1 m = 1 Nm =
1 J.
* Chú ý:
- Nếu vật chuyển dời không
theo phương của lực thì công
được tính bằng công thức
khác.
- Nếu vật chuyển dời theo
phương vuông góc với
phương của lực thì
A = o
2. Vận dụng:
Làm C5, 6, 7.
* Ghi nhớ: (SGK).
4. Họat động 3: Củng cố (4 phút)
Nêu điều kiện để có công cơ học.
Nêu công thức tính công và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
HS đọc phần ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.
Trường TH&THCS Hương Nguyên Giáo án Vật lí 8
Làm hết các bài tập trong SBT.
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. Đọc trước bài 14 (SGK).
* Tìm các giải pháp khắc phục tình trạng tắc đường ở thành phố và cải thiện chất lượng
đường giao thôngở địa phương em.