Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.52 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8
BÀI 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Mục tiêu: Biết được
- Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau hoặc cần thêm nhiệt độ
cao, áp xuất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệucó chất mới tạo thành mà ta
quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, có khí thoát ra…
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học,
điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Thái độ: Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.
II. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thí nghiệm.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên;
- Hoá chất: HCl; Zn; Cu SO4; NaOH.
- Dụng cụ: Khay, giá, ống hút, ống nghiệm, kẹp.
- Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2.
2. Học sinh: Ôn lại ghi nhớ, đọc bài mới.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức (30”)
2. Kiểm tra bài cũ (8’)
- 1 HS lên đọc ghi nhớ? Lấy ví dụ về hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học.
- 1 HS làm bài tập 3:
Giai đoạn diễn ra hiện tượng vật lý: Nến (rắn)  Nến (lỏng)  Nến (hơi)

TaiLieu.VN

Page 1




Giai đoạn diễn ra hiện tượng hoá học: Nến cháy tác dụng với khí oxi tạo ra khí cacbon đioxit và
hơi nước.
3. Bài mới
a. Vào bài (30”): Các em đã biết, chất có thể biến dổi thành chất khác. Qúa trình biến đổi đó
gọi là gì, trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu mà biết được? Bài học hôm
nay sẽ trả lời các vấn đề đó.
b. Hoạt động dạy và học:

Nội dung
I. Định nghĩa (15’)

Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Định nghĩa về phản ứng hoá học.

- Định nghĩa: Phản ứng hoá học là quá trình .GV: Trong hiện tượng sắt và lưu huỳnh biến
biến đổi chất này thành chất khác.
đổi thành sắt (II) sunfua. Chất cũ là sắt và lưu
- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi huỳnh, chất mới là sắt (II) sunfua. Trong quá
là chất phản ứng (chất tham gia), chất mới trình đường biến đổi thành than và nước chất
cũ là đường, chất mới là than. Các quá trình
sinh ra gọi là sản phẩm.
biến đổi đó gọi là phản ứng hoá học. Vậy phản
- Phương trình chữ:
ứng hoá học là gì?
Tên các chất phản ứng  Tên các sản phẩm
.HS: Nêu định nghĩa.
Ví dụ:


.GV: Kết luận

Lưu huỳnh + Sắt   Sắt (II) sun fua
t0

Đường  
t0

Than + Nước

.GV: Để biểu diễn phản ứng hoá học được
ngắn gọn, dễ hiểu, người ta dùng phương trình
hoá học, trước tiên chúng ta tìm hiểu về qui
ước viết phương trình chữ, GV hướng dẫn viết
phương trình chữ: Các chất phản ứng phải ghi
ở bên trái mũi tên, các chất sản phẩm luôn luôn
ở bên phải của mũi tên, mũi tên chỉ chiều của
phản ứng xảy ra.
GV treo bảng phụ ghi bài tập: Ghi lại phương
trình chữ của các phản ứng sau:
Lưu huỳnh và sắt khi được nung nóng biến đổi
thành chất khác là sắt (II) sunfua.
Khi bị đun nóng đường bị biến đổi thành than

TaiLieu.VN

Page 2


và nước.

.HS: 1 HS lên bảng viết, HS ở dưới viết vào
vở. HS đọc phương trình chữ.
.GV lưu ý cách đọc dấu (+) ở trước và sau
phản ứng, ngược lại khi viết. Cách ghi điều
kiện của phản ứng, trong phản ứng hoá học,
lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm
tăng dần.
Hoạt động 2: Diễn biến của phản ứng hoá học
.GV: Giới thiệu sơ đồ tượng trưng cho phản
ứng của khí hi đro và khí oxi, các phân tử ở
từng giai đoạn. Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và
trả lời các câu hỏi trong SGK: Theo sơ đồ, hãy
cho biết:
- Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên
kết với nhau?
- Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết
với nhau?

II. Diễn biến của phản ứng hoá hoc (10’)

- Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H
cũng như số nguyên tử O có giữ nguyên
không?

- Các phân tử trước và sau phản ứng có khác
- Phản ứng hoá học thể hiện phản ứng giữa nhau không?
các chất.
.HS thảo luận nhóm (3’), sau đó báo cáo kết
- Trong phản ứng hoá học chỉ liên kết giữa quả, HS nhận xét bổ sung.
các phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến

đổi thành phân tử khác, kết quả chất này biến .GV rút ra kết luận: Trong phản ứng hoá học
nguyên tử được bảo toàn, chỉ liên kết giữa các
đổi thành chất khác.
nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến
đổi thành phân tử khác, kết quả chất này biến
đổi thành chất khác. Mặt khác, phân tử là hạt
đại diện cho chất nên phản ứng giữa các phân
tử thể hiện phản ứng giữa các chất, ví dụ như
phản ứng giữa hai phân tử hiđro với một phân

TaiLieu.VN

Page 3


tử oxi là thể hiện phản ứng của
khí hi đro với khí oxi.

V. Củng cố, luyện tập (11’)
- Sơ đồ củng cố:
Định nghĩa
Phản ứng hóa học
Diễn biến của phản ứng hóa học
- Bài tập: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra khi cây nến cháy: Hơi nến
(parafin) tác dụng với khí oxi trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Parafin + Khí oxi

Khí cacbon đioxit + Hơi nước

- Bài 2 (SGK – Trang 50)

a) Vì phân tử là hạt đại diện cho chất (đơn chất kim loại là nguyên tử cấu tạo nên). Vì vậy khi
phân tử phản ứng là chất phản ứng.

TaiLieu.VN

Page 4


b) Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Kết quả là phân tử
này biến đổi thành phân tử khác nên chất này biến đổi thành chất khác.
c) Số lượng mỗi nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi trước và sau phản ứng
(trước phản ứng có 2 nguyên tử oxi, sau phản ứng có hai nguyên tử oxi. Tương tự với hiđro
cũng vậy).
VI. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK / 50,51).
- Đọc phần đọc thêm.
- Đọc mục
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra.
IV. Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học xảy ra.
_________________________________________

TaiLieu.VN

Page 5


TIẾT 19: PHẢN ỨNG HOÁHỌC
(TIẾP THEO)
Ngày soạn :……………….
Ngày dạy :………………..

I. Mục tiêu: Tương tự tiết 18.
II. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thí nghiệm
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Dung dịch HCl, vỏ trứng.
- Bảng phụ ghi bài tập.
2. Học sinh
- Đọc mục IV.
- Ôn lại cách viết phương trình chữ.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức (30”)
2. Bài mới
a. Vào bài (30”): Tiếp tục nghiên cứu về phản ứng hoá học.
b. Hoạt động dạy và học

Nội dung

Hoạt động của GV, HS

I. Định nghĩa (3’)

Hoạt động 1: Củng cố tiết 1

II. Diễn biến của phản ứng hoá học

.GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài tập
số 1, 2 SGK/ 50 để củng cố về định nghĩa
phản ứng hoá học, diễn biến của phản ứng
hoá học, điều kiện để phản ứng hoá học xảy
ra.

.HS: Trả lời 2 bài tập.
Hoạt động 3: Khi nào phản ứng hoá học xảy

TaiLieu.VN

Page 6


ra
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra (12’)

.GV: Phản ứng giữa lưu huỳnh với sắt xảy
1. Các chất phản ứng phải được tiếp xúc nhau. ra với điều kiện gì?
.HS: Hai chất trộn lẫn vào nhau.
2. Cần nhiệt độ ( t0).
3. Chất xúc tác.

.GV: Các chất phải được tiếp xúc nhau, diện
tích tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra
càng nhanh, nên lưu huỳnh và sắt dều được
nghiền dạng bột và phải được đốt nóng.
Ngoài ra có nhiều phản ứng không cần đốt
nóng. Có phản ứng cần chất xúc tác như quá
trình nấu rượu cần men, quá trình muối dưa,
cà, làm giấm.
Tóm lại, để phản ứng hoá học xảy ra cần các
điều kiện sau: Các chất tham gia phải tiếp
xúc nhau, đun nóng, chất xúc tác. Tuỳ từng
phản ứng khác nhau mà một, hai hoặc cả ba
điều kiện.

Hoạt động 3: Làm thế nào nhận biết có
phản ứng hoá học xảy ra.
.GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm
(3’):

IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá Dựa vào dấu hiệu nào để biết có các phản
học xảy ra? (15’)
ứng sau xảy ra:
- Nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra dựa - Sắt tác dụng với lưu huỳnh: …………..
vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính
- Đường bị phân huỷ: …………………..
chất khác với chất phản ứng.
- Tính chất khác như: Màu sắc, trạng thái, toả - Kẽm tác dụng với axit clohiđric: ……..
nhiệt và phát sáng…

.HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi có
trong phiếu học tập
Dựa vào dấu hiệu nào để biết có các phản
ứng sau xảy ra:
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh: Nóng đỏ, tạo
thành chất rắn màu đen.

TaiLieu.VN

Page 7


- Đường bị phân huỷ: Nóng chảy, tạo thành
chất rắn màu đen và hơi nước.
- Kẽm tác dụng với axit clohiđric: Sủi bọt,

kẽm tan dần.
HS nhận xét, bổ sung.
.GV: Từ các dấu hiệu như: Nóng đỏ, tạo ra
chất rắn màu đen, hơi nước, sủi bọt (chất
mới sinh ra ở thể khí), phát sáng (nến cháy)
… cho ta biết có phản ứng hoá học xảy ra.
Vậy làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá
học xảy ra?
.HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất
hiện có những tính chất khác với chất phản
ứng.
.GV: Những tính chất khác với chất phản
ứng: Về màu sắc, về trạng thái hoặc toả
nhiệt và phát sáng. Hiện tượng toả nhiệt và
phát sáng của đèn điện là hiện tượng vật lý
không phải là hiện tượng hoá học.
V. Củng cố, luyện tập (9’)
- Sơ đồ củng cố:
Định nghĩa
Phản ứng hóa học

Diễn biến của phản ứng hóa học
Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học

- GV có thể làm thí nghiệm bài 5 hoặc cho HS nêu như SGK: 1HS làm trên bảng, HS ở dưới
làm vào vở.
Dấu hiệu có phản ứng xảy ra: Sủi bọt ở vỏ trứng.
Phương trình chữ:
Axit clohiđric + Canxi cacbonat


TaiLieu.VN

Canxi clorua + Nước + Khí cacbonic

Page 8


- Bài 6: Tương tự bài 5.
a) HS giải thích.
b) Phương trình chữ:
Than + Khí oxi

Khí cacbonnic

- Dấu hiệu nào sau đây có thể giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Có sự thay đổi màu sắc

B. Có chất kết tủa (chất không tan) tạo thành

C. Có sủi bọt (chất khí)

D. Một trong các dấu hiệu trên

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Làm bài tập 13. 1; 13.2; 13.3 (SBT).
- Chuẩn bị sẵn tường trình thí nghiệm.

TaiLieu.VN


Page 9



×