Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.51 KB, 58 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Lời nói đầu.........................................................................................................................................2
Chương 1...........................................................................................................................................4
Các vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM.................................................................4
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại.........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm , đặc điểm Ngân hàng thương mại......................................................................................................... 4
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại................................................................................................ 8

1.2 Hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại............................................................................10
1.2.1. Khái niệm thẻ...................................................................................................................................................... 10
1.2.2.Các phương thức thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại..............................................................................11
1.2.3. Phát triển hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại.........................................................................13

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán thẻ...............................................................14
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan:..................................................................................................................................... 14
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan:.................................................................................................................................. 15

Chương 2..........................................................................................................................................16
Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP SeABank...............................................16
2.1.Khái quát về ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank.............................................................................16
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển................................................................................................................................. 16
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự....................................................................................................................................... 19

1.Sơ đồ tổ chức.............................................................................................................................................19
2.Mô tả 1 số vị trí, công việc..........................................................................................................................20
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu................................................................................................................ 22

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại TMCP Đông Nam Á những năm gần đây......28


2.2.1.Hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng SeABank............................................................................................... 28
2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á.............................................35

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng TMCP Đông Nam Á................38
2.3.1. Kết quả............................................................................................................................................................... 38
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................................................................... 38
2.3.2.2. Những nguyên nhân......................................................................................................................................... 39

Chương 3..........................................................................................................................................41
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong thời gian tới
.........................................................................................................................................................41
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.............................41
3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đông Nam Á-SeABank....................................................41
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á..........................42
3.1.2.1. Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ....................................................................................................................... 43
3.1.2.2. Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ...................................................................................................................... 43
3.1.2.3. Về tổ chức, con người....................................................................................................................................... 44
3.1.2.4. Về công nghệ, kỹ thuật...................................................................................................................................... 44

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong thời gian tới.. .45

3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ.......................................................................................................................... 45
3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên............................................................................................. 45
3.2.3. Giải pháp về hoạt động Marketing....................................................................................................................... 46
3.2.4. Giải pháp nhằm mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ....................................................................................50
3.2.5. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ..................................................................................................... 51

Trang 1



Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á..................................................................................................................................................52

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.................................................................................................. 52
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước................................................................................................................. 53
3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ................................................................................................................................. 54

Kết luận............................................................................................................................................57
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................58

Lời nói đầu
Thế giới ngày nay ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập. Do đó, đòi hỏi
phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả.
Thêm vào đó, thế kỷ XX là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc,
đặc biệt là công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này, các ngân hàng thương mại đã
đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là thẻ ngân hàng.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng SeABank đã và đang đưa
hàng loạt thẻ có tính năng ưu việt và đa tính năng đi vào hoạt động. Nhằm phục vụ tối đa

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh


tiện ích của khách hàng, ví dụ như thẻ Visa card, Master card, S24+, S24++, S24+New…
và sắp cho ra đời thẻ Chip EMV MasterCard hiện đại nhất.
Các loại thẻ của ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công
nghệ quản lý ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động
thanh toán thông qua ngân hàng. Thẻ có những đặc điểm của một phương tiện thanh toán
hoàn hảo:
- Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh toán
nhanh, chính xác.
- Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy động
vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản phí sử
dụng thẻ.
Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một
phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới.
Đứng trước tình hình nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày
càng nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc
xuất hiện của một phương tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu này,
Ngân hàng TMCP SeABank đã chủ trương đưa dịch vụ thẻ vào ứng dụng tại Việt Nam. Mặc
dù không có bề dầy hoạt động trong lĩnh vực này, song Ngân hàng SeABank đã thu được
những thành tựu nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn hạn chế
để có thể phát triển dịch vụ thẻ trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này,
sau quá trình tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, em đã chọn
đề tài "Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á" làm
đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương
mại

Trang 3



Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông
Nam Á - SeABank.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á - SeABank.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - PGS.TS Trần Đăng Khâm
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên Ngân hàng SeABank – Hội
sở đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tìm hiểu đề tài này.

Sinh viên

Nguyễn Thị Thịnh

Chương 1
Các vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm , đặc điểm Ngân hàng thương mại
*Khái niệm
Ngày càng có nhiều người quan tâm tới hoạt động của ngân hàng, vậy thực ra ngân
hàng là gì. Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam
xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền
đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Trang 4



Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

/>Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán.
*Cần phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng khác:
-Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng
đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân
và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng
thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi
suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là
lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho
mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức
khác trong xã hội.
-Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán: Theo Mác”công việc của người thủ quỹ
chính là chỗ để làm trung gian thanh toán. Khi ngân hàng xuất hiện thì chức năng này
được chuyển giao sang cho ngân hàng”. Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân
hàng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp, khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các
dịch vụ thanh toán theo ủy nhiệmchi của khách hàng. Trong quá trình thanh toán, ngân
hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng trong quá trình lưu thông, và sau đó là
sử dụng những công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng.
Trước hết, hệ thống ngân hàng sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ
thanh toán mang tiện ích cao: như thẻ thanh toán,thẻ tín dụng, thẻ rút tiền……Khách
hàng có quyền lựa chọn một trong những công cụ thanh toán thích hợp, chẳng hạn như
một tờ séc,một ủy nhiệm chi….để giao cho khách hàng hoặc yêu cầu ngân hàng chi trả
hộ, thu hộ khoản tiền theo ý mình. Hơn nữa, khi sử dụng phương thức thanh toán bản
thân chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí lao động, thời gian, lại an toàn.


Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

-Ngân hàng thương mại là trung gian thông tin: Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân
hàng , họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện chức năng chi trả
cho khách hàng của họ. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn,nhanh
chóng , chính xác, tiết kiệm chi phí). Điều này càng thúc đẩy ngân hàng cung cấp những
tiện ích nhất cho khách hàng của mình. Vì vậy, khă năng nắm bắt thông tin và thẩm định
thông tin của ngân hàng là vô cùng quan trọng. Sự phân bổ không đồng đều thông tin và
năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạnh“ thông tin không cân xứng” làm giảm
tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng,nơi có
chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn
những công cụ với các yếu tố rủi ro- lợi nhuận hấp dẫn thấp.
- Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống
ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số
dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi.
Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ
vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Nhằm hạn chế
rủi ro tối đa cho ngân hàng nhờ những khoản dự trữ đã được trích trên tống số tiền vay
của khách hàng.
Trích từ giáo trình Ngân hàng thương mại của PGS.TS Phan Thị Thu Hà
* Điều kiện thành lập ngân hàng mới:
-Cổ đông tham gia sáng lập ngân hàng là các DN hay tổ chức phải có vốn chủ sở hữu tối
thiểu là 500 tỷ. Riêng đối với các ngân hàng thương mại, vốn tham gia thành lập ngân
hàng mới phải có tổng tài sản ít nhất là 10 ngàn tỷ đồng. Ngoài điều kiện trên đây, các
DN muốn kinh doanh ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chí khác như: có thời gian kinh

doanh tối thiểu là 5 năm và 3 năm liên tiếp liền kề xin thành lập ngân hàng phải có lãi.
Các ngân hàng thương mại phải có nợ xấu dưới 2% và 3 năm liền kinh doanh an toàn.
-Theo dự thảo, một DN hay ngân hàng không được tham gia góp vốn thành lập quá 2
ngân hàng, nếu tham gia sáng lập với tỷ lệ sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên thì chỉ được
góp vốn tại 1 ngân hàng. Một cổ đông là tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 20% tại một ngân
Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

hàng tham gia sáng lập. Nếu vượt quá tỷ lệ này phải xin ý kiến và được sự đồng ý của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Đối với các cổ đông sáng lập là cá nhân cũng không được tham gia góp vốn sáng lập quá
2 ngân hàng và chỉ được tham gia sáng lập 1 ngân hàng nếu sở hữu trên 5% vốn điều lệ.
Cổ đông cá nhân không được sử hữu tối đa quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng.
/>*Điểm khác nhau giữa ngân hàng thương mại với các công ty tài chính:
Bản chất và phạm vi hoạt động
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng
vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ
tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật,
nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Mức vốn pháp định
Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công

ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của
Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị
định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có
mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và
hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn
1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không
thấp hơn 3.000 tỷ đồng.
Loại hình tổ chức hoạt động
Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính
thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính
trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100%
vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn tương thích với Luật Doanh nghiệp
hiện hành ở Việt Nam. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy
định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài
chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty
tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh
nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại chia thành ngân
hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
/>1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
Do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng không ngừng tăng cường

mở rộng các danh mục các sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của khách hàng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, về cơ bản
chúng ta có thể xắp xếp các hoạt động đó vào một trong ba nhóm sau:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động sử dụng vốn
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng
* Huy động vốn:

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân. Bên
cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các Ngân hàng thương
mại có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ các công ty khác, các tổ chức tài chính
trên thị trường tài chính.
Trong quá trình thu hút nguồn vốn Ngân hàng phải bỏ ra những chi phí giao dịch,
chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi Ngân hàng vay và các khoản chi phí khác có liên quan.
Những khoản chi này đòi hỏi Ngân hàng phải sử dụng những đồng vốn huy động được có
hiệu quả để có thể bù đắp các khoản chi phí và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
* Hoạt động sử dụng vốn
- Cho vay
+ Cho vay thương mại: Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương
phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải
thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu
sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua
hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu, các ngân hàng không tích cực cho vay
đối với cá nhân và hộ gia đình do tính rủi ro cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu
dùng và sự cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một
khách hàng tiềm năng. Sau thế chiến thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành loại hình tín
dụng tăng trưởng nhanh nhất tại các nước có nền kinh tế phát triển.
+ Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân
hàng cũng ngày càng quan tâm vào việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là tài
trợ trong các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào bất động
sản. Tất nhiên, loại hình tín dụng này rủi ro tương đối cao.
Các khoản cho vay, nơi tiềm ẩn những rủi ro hơn cả, luôn chiếm phần lớn trong
tổng tài sản của NH. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ các khoản vay rất dễ bị tổn thất,
trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận, thậm chí đe doạ sự tồn tại của ngân hàng khi những

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng không được đáp ứng. Vì vậy, cho ai vay như thế nào,
quản lý việc sử dụng tiền vay, tiến hành thu nợ gốc và lãi ra sao... là những vấn đề mà
ngân hàng phải giải quyết trước và trong quá trình cho vay, nhằm có được những khoản
cho vay an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ
và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án
khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
- Đầu tư
Hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng trên thị trường tài chính thông qua việc
mua bán các chứng khoán: công trái và tín phiếu. Thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động
này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra Ngân hàng còn góp vốn liên

doanh với các doanh nghiệp, trong quá trình đó Ngân hàng sẽ được chia lợi nhuận từ hoạt
động này.
* Hoạt động cung cấp các dịch vụ:
Tận dụng vị trí uy tín, chuyên môn của mình là một trung gian tài chính có nhiều
quan hệ với khách hàng, có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, các ngân hàng
ngày nay cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, làm
đại lý... cho đến việc lập két giữ tiền, của cải phục vụ cho khách hàng. Các dịch vụ này
có thể hoàn toàn độc lập hoặc có thể liên quan hỗ trợ cho các hoạt động huy động vốn,
hoạt động tín dụng (đặc biệt là hoạt động thanh toán) nhưng chúng đều đem lại thu nhập
cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ. Đối với hầu hết các ngân hàng, thu nhập từ việc
cung cấp các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập.
1.2 Hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm thẻ
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân
hàng hay các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng. Khách hàng có thể
sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc
thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

1.2.2.Các phương thức thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Phân loại theo đặc tính kỹ thuật
* Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với 1
băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong
vòng 20 năm nay. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm sau:

- Khả năng bị lợi dụng cao do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hóa được, người
ta có thể đọc thẻ dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính.
- Thẻ mang tính thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp không áp dụng các
kỹ thuật mã đảm bảo an toàn. Do đó, trong những năm gần đây đã bị lợi dụng lấy cắp tiền
* Thẻ thông minh (thẻ điện tử có bộ vi xử lí chip): là thế hệ mới nhất của thẻ thanh
toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ "chip" điện tử có
cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh an toàn và hiệu quả hơn thẻ
băng từ do "chip" có thể chứa thông tin nhiều hơn 80 lần so với dãy băng từ.
1.2.2.2 Phân loại theo chủ thể phát hành
* Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh động
tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng,
loại thẻ này hiện nay được sử dụng khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành trong một số
quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu (ví dụ như: thẻ VISA, MASTER..).
* Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của
các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như DINNERS CLUB, AMEX… và cũng lưu
hành trên toàn thế giới.
1.2.2.3 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
* Thẻ tín dụng (Credit Card): đây là loại thẻ mà khi sử dụng, chủ thẻ được ngân
hàng phát hành cấp một hạn mức tín dụng theo qui định và không phải trả lãi nếu chủ thẻ
hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở
kinh doanh, cửa hàng, khách sạn… chấp nhận loại thẻ này.

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

* Thẻ ghi nợ (Debit Card): là phương tiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay rút

tiền mặt trên cơ sở số tiền có trong tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng. Thẻ ghi nợ có hai
loại cơ bản:
- Thẻ on -line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức
vào tài khoản của chủ thẻ khi xuất hiện giao dịch.
- Thể off -line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài
khoản của chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày.
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có một số điểm khác biệt rõ rệt:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại thẻ là với thẻ tín dụng, khách hàng chi tiêu
theo hạn mức tín dụng do ngân hàng cấp, còn với thẻ ghi nợ khách hàng chi tiêu trực tiếp
trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng.
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là phương tiện thanh toán bình đẳng và dành cho tất cả
mọi người, mọi lứa tuổi, nghành nghề. Cả hai loại thẻ đều có thể giúp khách hàng tránh
được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi phải mang theo tiền mặt. Đặc biệt, thẻ tín
dụng quốc tế là phương tiện thanh toán tiện lợi an toàn đối với những người thường
xuyên đi công tác nước ngoài.
* Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là một hình thức của thẻ ghi nợ song chỉ có một
chức năng là rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Với chức
năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký
quĩ.
1.2.2.4 Phân loại theo hạn mức tín dụng
* Thẻ thường (Standard Card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loại thẻ mang tính
chất phổ biến, đại chúng, được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày. Hạn
mức tối thiểu tuỳ theo Ngân hàng phát hành qui định (thông thường khoảng 1000 USD)
* Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ được phát hành cho những đối tượng "cao cấp",
những khách hàng có mức sống, thu nhập và nhu cầu tài chính cao. Loại thẻ này có thể có

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp


Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

những điểm khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng, nhưng
chung nhất vẫn là thẻ có hạn mức tín dụng cao (trên 5000 USD) hơn thẻ thường.
1.2.2.5 Phân loại theo phạm vi sử dụng của thẻ
* Thẻ dùng trong nước: Có 2 loại
- Local use only card: là loại thẻ do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong nước
phát hành, chỉ được dùng trong nội bộ hệ thống tổ chức đó mà thôi.
- Domestic use only card: là thẻ thanh toán mang thương hiệu của tổ chức thẻ quốc
tế được phát hành để sử dụng trong nước.
* Thẻ quốc tế (International card): là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia nơi nó
được phát hành mà còn dùng được trên phạm vi quốc tế. Để có thể phát hành loại thẻ này
thì ngân hàng phát hành phải là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế.

1.2.3. Phát triển hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Khái niệm
Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy
đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính
với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng,
thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. Ngày nay các ngân hàng
thương mại ngày càng cho ra đời nhưng sản phẩm thẻ ưu việt, hiện đại nhằm nâng cao
chất lương thanh toán của thẻ, đó là phát triển hoạt động thanh toán thẻ.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
*Chỉ tiêu doanh lợi là chỉ tiêu quan trọng nhất, trong đó chỉ tiêu này được thu từ 3 nguồn
chính:
- Doanh số thu từ hoạt động thanh toán thẻ( thu từ phí sử dụng thẻ)
- Doanh số thu từ hoạt động thẻ tín dụng = dư nợ x lãi suất
- Doanh số thu từ hoạt động tiền gửi của khách hàng
Trang 13



Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

*Một số chỉ tiêu khác, đó là:
- Số lượng phát hành thẻ của ngân hàng thương mại
- Phạm vi sử dụng thẻ
- Đối tượng sử dụng thẻ
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán thẻ
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán thẻ, mỗi nhân tố có
nhiều hướng tác động đến hoạt động thanh toán thẻ nhưng nhìn chung các nhân tố có thể
chia thành hai nhóm:
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan:
- Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán thẻ. Chẳng
hạn như một khách hàng muốn rút tiền mặt để chi trả cho khoản nợ của mình, chẳng may
cây ATM hỏng hay sau khi thực hiện giao dịch lại không thấy tiền chảy ra thì tạo cho
khách hàng một tâm lý khó chịu. Hoặc khi thực hiện giao dịch tại một chi nhánh của ngân
hàng mà việc chuyển tiền hoặc nhận tiền diễn ra qúa lâu, khả năng kiểm tra thông tin sau
giao dịch là chậm thì ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và chi phí của khách hàng.
-Thiếu hụt nguồn nhân lực cũng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng: Thực tế các ngân hàng
thương mại lớn ở Việt Nam hiện nay đang có sự cạnh tranh về nguồn nhân sự, dẫn đến
ngân hàng này chiêu quân của ngân hàng kia bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo nên sự
thiếu hụt nhân viên chủ chốt của một số ngân hàng, gây mất thăng bằng hay giảm hiệu
quả công việc của một số ngân hàng.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẻ: đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động
và có nhiều kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động
dịch vụ thẻ, ngân hàng nào có sự quan tâm, có chính sách đào tạo nhân lực trong kinh
doanh thẻ hợp lý thì ngân hàng đó sẽ có cơ hội đẩy nhanh việc kinh doanh thẻ trong

tương lai.
- Tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng thanh toán thẻ: điều này
gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ
Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo
một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịp yêu cầu của thế giới. Không những thế việc
vận hành bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành và thanh toán thẻ có
hiệu quả sẽ làm giảm giá thành của dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng. Để phục
vụ cho phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng cần trang bị một số máy móc như máy đọc
hóa đơn, máy xin cấp phép EDC, máy rút tiền tự động ATM và hệ thống điện thoại
-Telex…
- Định hướng phát triển của ngân hàng: một ngân hàng nếu có định hướng phát triển
dịch vụ thẻ thì phải xây dựng cho mình các kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp,
tham gia khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, tìm mọi cách để nâng cao tính tiện
ích của thẻ cũng như sự thuận lợi cho người sử dụng thẻ thì ngân hàng đó sẽ có thể mở
rộng và phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững và ổn định.
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan:
- Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: trong một xã hội mà trình độ dân
trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học kĩ thuật công nghệ cao sẽ dễ dàng tiếp cận
với người dân. Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ
dàng xâm nhập và phát triển hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngược lại. Cũng
như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ
thẻ. Khi người dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hóa bằng tiền mặt họ sẽ ít
có nhu cầu về thanh toán thông qua thẻ.

- Thu nhập của người dùng thẻ: thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của họ cũng
ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn, nhanh
chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Hơn nữa, ngân
hàng chỉ có thẻ cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu nhập hợp lý, những
người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này.
- Môi trường pháp lý: việc kinh doanh dịch vụ thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được tiến
hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ra ảnh
hưởng 2 mặt: có thể theo hướng khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu có
Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

những quy chế hợp lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng lẻo có
thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ.
- Môi trường công nghệ: hoạt động thanh toán thẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ
khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đối với một quốc gia có công nghệ
khoa học phát triển, các ngân hàng nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự nhanh
chóng và an toàn cao hơn. Chính vì thế, việc luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ,
nghiên cứu khoa học là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ
cũng như bảo mật cho hoạt động của ngân hàng.
- Môi trường cạnh tranh: đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần
của một ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Nếu trên thị trường chỉ có một ngân
hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí
lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động. Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia
vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng
hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ.


Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP SeABank
2.1.Khái quát về ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank.
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
* Giới thiệu về SeABank
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: SeABank
Hội sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84 4) 394228688
Fax: (+84 4) 394228689

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Website: www.SeABank.com.vn
*Cột mốc
Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm
nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có
vốn điều lệ 5.068 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Năm 2009 đánh dấu bước “chuyển mình” tất yếu và toàn diện của SeABank, từ “định
hướng kinh doanh mới” đến “diện mạo mới” và “phong cách mới” với việc triển khai chiến
lược ngân hàng bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân và các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cuối năm 2009 SeABank cũng chính thức công bố bộ nhận
diện thương hiệu mới và Hội sở mới. Bộ nhận diện thương hiệu mới của SeABank được xây
dựng trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về màu sắc, ý nghĩa, biểu tượng, phù hợp

với chiến lược kinh doanh bán lẻ của ngân hàng với sự kết hợp hài hòa giữa ba gam màu chủ
đạo là đỏ, đen và trắng, với những ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tính cách và định hướng phát
triển của thương hiệu. SeABank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất
lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung
túc hơn.
Kết thúc năm tài chính 2009, SeABank có vốn điều lệ hơn 5.068 tỷ đồng (một trong những
ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam) và đạt 478,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Các chỉ tiêu tài chính khác: tổng tài sản: 30.789 tỷ đồng (bằng 123% kế hoạch 2009, tăng 136%
so với 2008), tổng huy động: 24.817 tỷ đồng (bằng 136% kế hoạch 2009, tăng 149% so với
2008), tổng dư nợ: 24.018 tỷ đồng (bằng 141% kế hoạch 2009, tăng 122% so với 2008) trong
đó dư nợ giải ngân hỗ trợ lãi suất đạt 1.162 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,88% tổng dư nợ.
Doanh thu phí dịch vụ năm 2009 của SeABank đạt 57 tỷ đồng (tăng 153% so với 2008).

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Hiện SeABank có gần 1.100 CBNV tại gần 80 điểm giao dịch trên toàn quốc và gần
42.000 khách hàng thường xuyên hoạt động. SeABank đã phát hành được 35.673 thẻ gồm các
loại thẻ ghi nợ nội địa, thẻ sinh viên, thẻ liên kết… cho các khách hàng trên toàn quốc. Đặc biệt,
SeABank đã trở thành thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là
Master Card và Visa Card, mở đầu cho việc cung cấp những sản phẩm thẻ quốc tế mang thương
hiệu Mastercard, Visa Card có phạm vi sử dụng trên toàn cầu của SeABank trong năm 2010.
Với những thành tựu đạt được thời gian qua, SeABank không ngừng hoàn thiện các sản
phẩm dịch vụ và ngày một khẳng định sự phát triển ổn định & bền vững, hướng tới mục tiêu trở
thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Song song với chiến lược đổi mới toàn diện về
chiến lược kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu… SeABank đã xây dựng một kế hoạch phát

triển đồng bộ và hiệu quả, trong đó chú trọng tới việc tạo dựng SeABank trở thành một ngân
hàng bán lẻ đa năng & hiện đại.
* Chiến lược phát triển
Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến
lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ,
SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân (bắt đầu bằng thị trường đại chúng và thị
trường trung lưu, sau đó sẽ tiến tới thị trường cao cấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh
nghiệp vừa và nhỏ và một số doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết
kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách
hàng khác nhau.
* Sứ mệnh
SeABank phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam với
các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm dịch vụ, tài sản... Chúng tôi cam
Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

kết mang đến cho các khách hàng một tập hợp các sản phẩm – dịch vụ có tính chuyên nghiệp
cao đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, tối ưu hoá các giá trị cho khách
hàng, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung
của cộng đồng và xã hội.
* Tầm nhìn
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

Phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một ngân hàng bán lẻ , từng bước tạo lập mô
BAN KIỂM SOÁT


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

hình của một ngân hàng đầu tư chuyên doanh và phát triển đầy đủ theo mô hình của một tập
đoàn ngân hàng – tài chínhBAN
đa năng,
TỔNG hiện
GIÁMđại,
ĐỐCcó giá trị nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ
và uy tín thương hiệu.

KHỐI KINH DOANH

* Phương châm hoạt động

KHỐI THAM MƯU

Trung tâm KD Tiền tệ và Đầu


Trung tâm CNTT

Trung tâm Thanh toán

Phòng Tổng hợp

Phòng Thanh toán
trong nước

Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững.


Phòng nguồn vốn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Phòng kinh doanh
1.
Ngoại tệ

KHỐI HỖ TRỢ

Sơ đồ tổ chức
Phòng Pháp chế

Phòng Thanh toán
quốc tế

Phòng Đầu tư
Phòng Hành chính
Trung tâm Kinh doanh

Phòng Kế toán giao
dịch

Phòng Kế toán Tài Chính
Trung tâm Sản phẩm và Thị
trường
Phòng tái thẩm định

Phòng Phát triển
Khách hàng


Phòng Khách hàng và
Thẩm định
Phòng hỗ trợ Hạch
toán Tín dụng
Phòng Ngân quỹ
Trung tâm Thẻ

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng Nghiên cứu và
Phát triển thị trường

Ban Nhân sự

Phòng Phát triển
mạng lưới và dịch vụ

Trung tâm đào tạo

Phòng Phát triển Sản
phẩm

Phòng Khách hàng và
dịch vụ
Phòng Công nghệ
Phòng Phát triển sản
phẩm thẻ

Phòng Quan hệ công

chúng PR

Trang 19

Call Center


Chuyên đề tốt nghiệp

2.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

Mô tả 1 số vị trí, công việc

Về cơ cấu tổ chức của SeABank:
+ Phó giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm về quản lý, giải quyết các vấn đề phát
sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh khi giám đốc vắng mặt.
+Phó phòng kinh doanh kiểm soát những khoản cho vay, phụ trách việc thẩm định,
duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống Seabank. Phối hợp với các
bộ phận liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình marketing các sản phẩm
dich vụ của ngân hàng.
+ Phòng Tín dụng tổng hợp: Có chức năng tham mưu, giúp ban giám đốc xây dựng
các biện pháp thực hiện chính sách, chủ trương của SeABank HN về tiền tệ, tín dụng...,
thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế theo Luật Ngân hàng, mở tài khoản cho
vay, theo dõi hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kì, thẩm định và xem xét bảo lãnh

Trang 20



Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

những dự án có mức kí quỹ dưới 100%, điều hoà vốn ngoại tệ và VND, thực hiện một số
nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
+ Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán các giao dịch
quốc tế, kiểm tra các mẫu chữ kí của Ngân hàng nước ngoài và một số nhiệm vụ khác.
+Phó phòng Kế toán giao dịch và ngân quỹ:
Kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động của phòng, bảo đảm đúng quy trình
nghiệp vụ của SeAbank và của ngân hàng Nhà nước, chấp hành đúng chế độ nghiệp vụ
về kế toán và quản lý an toàn kho quỹ tại đơn vị.
Chịu trách nghiệm về kiểm soát các chứng từ một cách chính xác, kịp thời và đầy
đủ.
Kiểm tra, kiểm soát, quản lý Séc trắng, sổ tiết kiệm trắng xuất cho giao dịch viên.
Giải quyết các vướng mắc phát sinh do các nhân viên cấp dưới báo cáo.
Hướng dẫn các nghiệp vụ, quy chế tài chính, quy chế kế toán áp dụng tại Sebank
cho các giao dịch viên
+ Phòng Dịch vụ ngân hàng:
Bộ phận "Thông tin khách hàng": tiếp nhận và mở hồ sơ về các khách hàng mới.
Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các nhu cầu của khách hàng như: thay đổi tên, địa chỉ,
mẫu dấu, chữ kí của chủ tài khoản. Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ
cho khách hàng.
Bộ phận "Dịch vụ khách hàng": Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài
khoản tiền gửi, thanh toán séc và phát hành séc. Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh... và
một số nhiệm vụ do ban giám đốc đề ra.
+ Phòng Hành chính nhân sự: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc bố
trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ. Thực hiện các chế độ
chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Quản lý bảo quản tài sản của chi


Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

nhánh như ôtô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ. Thực hiện công tác lễ
tân, bảo vệ và một số nhiệm vụ khác.
+ Phòng tin học: Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, cải tiến bổ xung các
phần mềm hiện có. Có nhiệm vụ quản trị và quản lý toàn bộ hệ thống mạng, máy, cập
nhật ứng dụng công nghệ thông tin cho ngân hàng.
+ Tổ kiểm tra -kiểm toán nội bộ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra,
kiểm toán nội bộ, trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành các
quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh
theo đúng quy định của Pháp luật về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Làm đầu mối
phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của chi nhánh.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu
*Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007
Ghi
STT Chỉ tiêu
chú Năm 2007
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
1.474.716.936.90
1
tương tự
20 9
1.005.701.966.86
2

Chi phí lãi và các chi phí tương tự
21 8
I
Thu nhập lãi thuần
469.014.970.041
3
Thu nhập từ hoạt đông dịch vụ
10.810.170.750
4
Chi phí từ hoạt động dịch vụ
4.118.124.284
II
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
22 6.692.046.466
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh
III
doanh ngoại hối
23 1.421.051.405
Lãi lỗ từ mua bán chứng khoán
IV kinh doanh
24 27.523.621.369
Lãi/ lỗ từ mua bán chứng khoán
V
đầu tư
5
Thu nhập từ hoạt động khác
28.241.252
6
Chi phí hoạt động khác
6.592.641

Trang 22

Năm2006
595.310.858.980
419.164.297.533
176.146.561.447
10.662.173.051
2.425.809.808
8.236.363.243
(12.985.937.900)
24.442.500.837
6.826.616
-


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

VI Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác
VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
VIII Chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi ro
IX tín dụng
X
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
XI Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí thu thu nhập doanh nghiệp
7

hiện hành
Chi phí thu thu nh p doanh nghiệp
8
hoãn lại
XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
XIII Lợi nhuận sau thuế
XIV Lãi cơ bản trên cổ phiếu
XV Tỷ lệ trả cổ tức

25
26
27

28

21.648.611
47.659.392.000
103.920.782.320

6.826.616
52.126.086.728

448.411.947.572
39.657.742.810
408.754.204.762

143.720.227.515
6.843.228.865
136.876.998.650


109.906.547.573

38.325.559.622

109.906.547.573
298.847.657.189
2.098
17.24%

38.325.559.622
98.551.439.028
2.638
20.82%

*Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008

Thuyết
minh

31/12/2008 31/12/2007
triệu đồng

triệu đồng
(Phân

loại

lại)
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự


20

2.983.223

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

20

(2.342.737) (1.005.702)

THU NHẬP TIỀN LÃI RÒNG

20

640.486

469.015

Thu phí dịch vụ và hoa hồng

21

114.374

10.810

Chi phí dịch vụ và hoa hồng

21


-6.725

-4.118

Trang 23

1.474.717


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh

THU NHẬP RÒNG TỪ PHÍ DỊCH VỤ VÀ
HOA HỒNG

21

107.649

6.692

(Lỗ)/lãi ròng từ kinh doanh ngoại hối

-16.899

1.421

Thu nhập từ hoạt động đầu tư


5.064

47.659

(Lỗ)/lãi ròng từ kinh doanh chứng khoán

-29.840

27.523

Thu nhập khác

17.695

22

Dự phòng cụ thể nợ khó đòi

6

-30.052

-3.241

Dự phòng chung nợ khó đòi

6

-14.909


-36.416

Hoàn nhập dự phòng cụ thể nợ khó đòi

6

12.318

-

Dự phòng chung cho các cam kết

15

-640

-

Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

5

-47.642

-

-12.187

-6.387


-75.525

-41.205

Chi phí quản lý chung

-111.576

-56.329

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

443.942

408.754

-122.840

-109.790

321.102

298.964

Khấu hao và phân bổ tài sản cố định
Lương và các chi phí liên quan

22

Thuế thu nhập doanh nghiệp


23

LỢI NHUẬN SAU THUẾ
LÃI TRÊN CỔ PHIẾU (mệnh giá 10.000
VNĐ/cổ phiếu)
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ)

24

1.058

2.093

Lãi suy giảm trên cổ phiếu (VNĐ)

24

869

2.053

*Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009
Thuyết
minh

Trang 24

2009
Triệu VNĐ


2008
Triệu

VNĐ


Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thịnh
(Điều

chỉnh

lại)
1

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập 21

1.644.834

2.988.287

tương tự
2

Chi phí lãi và các chi phí tương tự

21


(923.348)

(2.342.737)

I

Thu nhập lãi thuần

21

721.486

645.550

3

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

22

101.357

114.374

4

Chi phí hoạt động dịch vụ

22


(12.169)

(6.725)

II

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

22

89.188

107.649

III

Lãi/(lỗ) thuần từ kinh doanh ngoại hối

23

30.615

(16.899)

IV

Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán 24

100.358


(283.235)

kinh doanh
5

Thu nhập từ hoạt động khác

4.739

17.695

6

Chi phí từ hoạt động khác

(74)

-

VI

Lãi thuần từ hoạt động khác

4.665

17.695

VII

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần


25

2.715

-

VIII

Chi phí hoạt động

26

(266.592)

(199.288)

IX

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

682.435

271.472

doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín

Trang 25



×