Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.22 KB, 39 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI...................................................................................................................1
1.1.Khái quát về bán hàng và xác định kết quả bán hàng.............................1
1.1.1.Khái niệm bán hàng..........................................................................1
1.1.2.Vai trò và ý nghĩa bán hàng..............................................................1
1.1.3.Ý nghĩa của việc bán hàng hoá.........................................................2
1.2.Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng...............2
1.3. Nội dung kế toán bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.............................4
1.3.1.Khái niệm và nội dung của doanh thu bán hàng hoá và cung cấp
dịch vụ.......................................................................................................4
1.3.3. Các khoản giảm trừ doanh thu........................................................5
1.3.4. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng.............................................5
1.3.6 Trình tự kế toán bán hàng.................................................................6
1.4.Kế toán giá vốn hàng bán........................................................................7
1.4.1.Khái niệm về giá vốn hàng bán........................................................7
1.4.2.Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.........................................7
1.4.3.Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán giá vốn hàng bán..............8
1.5.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.....................9
1.5.1.Kế toán chi phí bán hàng..................................................................9
1.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp...........................................10
1.6.Kế toán xác định kết quả bán hàng.......................................................11
1.6.1.Khái niệm phương pháp xác định kết quả bán hàng......................11
1.6.2.Tài khoản sử dụng..........................................................................11
1.6.3.Phương pháp kế toán......................................................................11



Lê Thị Thu Thủy

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT.............................................................................12
2.1.Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn HIPT......................................12
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển..................................................12
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty............................................13
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty................................14
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty..............................................15
2.1.5. Một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đạt được......................................17
2.2. Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
công ty cổ phần tập đoàn HIPT...................................................................18
2.2.1. Nội dung doanh thu bán hàng của Công ty...................................18
2.2.2. Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT...............18
2.2.3. Phương pháp doanh thu bán hàng.................................................19
2.2.4.Kế toán giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại..........................20
2.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán..............................................................20
2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng (CPBH).................................................21
2.2.7.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)........................22
2.2.8.Kế toán xác định kết quả bán hàng................................................24
CHƯƠNG III:MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT. 26
3.1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT..................................26
3.1.1.Ưu điểm..........................................................................................26
3.1.2.Một số tồn tại trong bộ máy kế toán của Công ty..........................28
3.2. Một số ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT.........29
KẾT LUẬN....................................................................................................34

Lê Thị Thu Thủy

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là
tối đa hoá lợi nhuận, mang lại hiệu quả cao nhất. Để đạt được điều đó đòi hỏi
các nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh
doanh của mình. Một trong những chiến lược mũi nhọn của các doanh nghiệp
là tập trung vào khâu bán hàng. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân
chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nguồn thu bù
đắp những chi phí bỏ ra, từ đó tạo ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản
xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra làm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn
được quá trình luân chuyển hàng hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Trong đó biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất phải kể đến là thực

hiện tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng giữ vai trò hết sức quan trọng, là phần
hành kế toán chủ yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Góp phần
phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh
doanh tiếp theo, cung cấp thông tin nhanh chóng để từ đó doanh nghiệp phân
tích, đánh giá lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả
Sau một thời gian ngắn thực tập ở Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT,
được sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ Phòng Kế Toán tại Công ty và
những kiến thức đã được học ở trường em nhận thức được vai trò quan trọng
của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với sự hoạt
động và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy em đã chọn đề tài: “ Kế toán
bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn
HIPT ” làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp
Cùng với sự cố gắng của bản thân, đồng thời được sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô giáo T.S Đỗ Thị Phương em đã hoàn thành luận văn này.

Lê Thị Thu Thủy

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung để củng cố kiến
thức của bản thân và để luận văn của em hoàn thiện hơn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3

chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Chương II: Tình hình thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT
Chương III: Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác
kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Tập
Đoàn HIPT

Lê Thị Thu Thủy

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
1.1.1 Khái niệm bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, là quá trình
thực hiện giá trị của hàng hoá. Nói khác đi ,bán hàng là quá trình doanh
nghiệp chuyển giao hàng hoá của mình cho khách hàng trả tiền hay chấp nhận
trả tiền cho doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hàng hoá bán được là yếu
tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hàng hoá đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao, giá thành hạ thì hàng hoá của doanh nghiệp tiêu thụ

nhanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp một
vị trí vững chắc trên thị trường
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa bán hàng
Quá trình bán hàng có thể chia thành nhiều giai đoạn, song tập trung chủ
yếu vào khâu chi phí và bán hàng. Chi phí chi ra để có được số hàng đem ra
bán. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là kết quá bán hàng được biểu
hiện qua lợi nhuận. Kết quả bán hàng là bộ phận quan trọng nhất trong kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng hoá được bán nhanh chóng sẽ làm
tăng vòng quay của vốn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, trang trải được chi phí,
đảm bảo được lợi nhuận. Kết quả bán hàng và quá trình bán hàng có mối quan
hệ nhân quả với nhau. Vì vậy tổ chức quá trình bán hàng tốt là cơ sở để có kết
quả bán hàng cao, giúp doanh nghiệp tăng vòng quay vốn lưu động, tăng luân
chuyển hàng hoá trong kỳ, đem lại kết quả cao trong kinh doanh. Kết quả tiêu
thụ được phân phối cho các chủ sở hữu, nâng cao đời sống người lao động và
thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Bên cạnh đó kết quả bán hàng còn là chỉ

Lê Thị Thu Thủy

1

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

tiêu tài chính quan trọng thể hiện rõ nét hoạt động kinh doanh và tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ có điều
kiện tham gia thị trường vốn, nâng cao năng lực tài chính. Hơn nữa, thông

qua quá trình bán hàng đảm bảo cho các đơn vị khác có mối quan hệ mua bán
với doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất và mở rộng sản xuất kinh
doanh góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân
đối tiền hàng, làm cho nền kinh tế ổn định và phát triển
1.1.3 Ý nghĩa của việc bán hàng hoá
Bán hàng là một chức năng chủ yếu của doanh nghiệp, bất kì một doanh
nghiệp nào cũng phải thực hiện tốt chức năng bán hàng hoá. Nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và với doanh nghiệp
dịch vụ nói riêng
-

Đối với nền kinh tế quốc dân: bán hàng có tác động lớn đến cung,

cầu trên thị trường. Bán hàng nhằm thực hiện mục đích của nền sản xuất hàng
hoá và tái sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, bán hàng làm cân đối
giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, đảm bảo cân đối giữa các nghành
nghề kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân
-

Đối với doanh nghiệp: bán hàng là kết quả cuối cùng của qúa trình

kinh doanh, tính bằng mức lưu chuyển hàng hoá mà việc lưu chuyển hàng hoá
lại phụ thuộc vào mức bán hàng nhanh hay chậm..Doanh nghiệp càng tiêu thụ
được nhiều hàng hoá, thì sức mạnh của doanh nghiệp càng được tăng thêm.
Như vậy, bán hàng sẽ quýêt định sự sống còn của doanh nghiệp, có bán được
sản phẩm thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất
1.2 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, kế toán nói chung và kế
toán bán hàng nói riêng đã giúp cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước đánh
giá mức độ hoàn thành kế hoạch về giá vốn hàng hoá, chi phí và lợi nhuận, từ

đó khắc phục được những thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lý. Việc tổ

Lê Thị Thu Thủy

2

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

chức, sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình bán hàng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, đồng
thời tạo nên sự thống nhất trong hệ thống kế toán nói chung của doanh
nghiệp. Nhằm phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
-Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ
mua vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Tính toán đúng
đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng
-Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh
thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước
-Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng,
đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm
dụng vốn bất hợp lý
-Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời
để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước

-Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc
quản lý chặt chẽ hàng hoá và kết quả bán hàng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ
đó, kế toán cần nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đồng
thời cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Xác định thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo
cáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Báo cáo thường xuyên, kịp thời
tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng
hoá bán ra về số lượng và chủng loại
+ Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng
từ khoa học hợp lý, tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫn
đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đơn vị lựa

Lê Thị Thu Thủy

3

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

chọn hình thức sổ sách kế toán để phát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của mình
+ Xác định và tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh ở các khâu
1.3. Nội dung kế toán bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
1.3.1 Khái niệm và nội dung của doanh thu bán hàng hoá và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền thu được,

hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí
thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên
hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp dịch vụ
Căn cứ vào phương pháp tính thuế và giá trị gia tăng (GTGT) mà doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
-

Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán
chưa có thuế GTGT
-

Đối với hàng hoá dịch vụ thì không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)
-

Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,

hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá
thanh toán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu
1.3.2. Phương pháp xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong doanh nghiệp thương mại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
thường được thực hiện cho riêng từng loại đó
Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá (DTBH)
Doanh thu cung cấp dịch vụ (DTCCDV)
=


x
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch

Lê Thị Thu Thủy

4

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

giữa tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ
DTT về BH và CCDV = DTBH và CCDV

-

Các khoản giảm trừ

doanh thu
1.3.3. Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu và
thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
-

Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ,


hoặc đã thanh toán cho khách hàng do việc khách hàng đã mua hàng hoá, dịch
vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại ghi trên hợp
đồng mua bán
-

Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá

đơn bán hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt
như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời
hạn, không đúng địa điểm trong hợp đồng
-

Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hoá được coi là tiêu thụ nhưng bị

người mua trả lại và từ chối thanh toán do không phù hợp với yêu cầu, tiêu
chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại như
đã ký kết trong hợp đồng
1.3.4. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng
a. Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng: Dùng trong doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp, hoặc những mặt hàng không phải chịu thuế GTGT
- Phiếu thu tiền, giấy báo Có của ngân hàng
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
- Hoá đơn GTGT (dùng trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ), hoá đơn GTGT cần phải ghi rõ 3 chỉ tiêu: Giá bán
chưa tính thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Mỗi hoá đơn được

Lê Thị Thu Thủy


5

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

lập cho những sản phẩm, dịch vụ có cùng thuế suất
+ Đối với các doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ với số lượng lớn thì sử
dụng hoá đơn GTGT ký hiệu: “ 01GTKT – 3LL”
+ Đối với các doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ với số lượng nhỏ thì
sử dụng hoá đơn GTGT ký hiệu: “01 GTKT – 2LL”
b. Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh các khoản liên quan đến giá bán và doanh thu, kế toán sử
dụng các tài khoản sau đây:
-

TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” phản ánh doanh

thu bán hàng của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh
Trong doanh nghiệp thương mại, tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 là:
+ TK 511.1: “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK 511.3: “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
+ TK 511.4: “Doanh thu trợ cấp trợ giá”
- TK 512:

“Doanh thu nội bộ”, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:


+ TK 512.1: “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK 512.2: “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
1.3.5. Nội dung kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
- TK 521:

“Chiết khấu thương mại”

- TK 531:

“Hàng bán bị trả lại”

- TK 532:

“Giảm giá hàng bán”

- TK 333.1:

“Thuế GTGT phải nộp”

1.3.6 Trình tự kế toán bán hàng
Trong mỗi phương thức bán hàng khác nhau thì trình tự kế toán bán hàng
cũng khác nhau
a. Phương thức bán hàng trực tiếp

Lê Thị Thu Thủy

6

Lớp KT 11-02



Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Là phương thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng từ kho của doanh
nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được coi là tiêu thụ khi người
mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức trực tiếp (Phụ lục 04)
b. Phương thức bán hàng đại lý (Phụ lục 05)
Là phương thức doanh nghiệp giao hàng cho các đại lý ký gửi để các đại
lý này trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán, thanh toán tiền
hàng và hưởng hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Số hàng chuyển giao cho các
đại lý ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi các đại lý ký gửi
thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán hoặc gửi thông báo về số
hàng đã bán được thì số hàng đó được coi là tiêu thụ
c. Phương thức bán hàng trả góp (phụ lục 06)
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua
thanh toán lần đầu tại thời điểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó gồm một
phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Về thực chất, người bán chỉ mất
quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch
toán, khi giao hàng cho khách và được khách hàng chấp nhận thanh toán,
hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ
1.4.Kế toán giá vốn hàng bán
1.4.1. Khái niệm về giá vốn hàng bán
Trị giá vốn hàng xuất bán của doanh nghiệp thương mại chính là trị giá
mua của hàng hoá cộng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho

trong kỳ
1.4.2. Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho
Hàng hoá mà doanh nghiệp mua về nhập kho, xuất bán ngay hoặc gửi
bán… sản xuất và mua từ nhiều nguồn, nên giá trị thực tế của chúng ở những

Lê Thị Thu Thủy

7

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

thời điểm khác nhau thường là khác nhau. Do đó khi xuất kho cần tính giá
thực tế theo một trong các phương pháp sau:
-

Phương pháp bình quân gia quyền

-

Phương pháp tính theo giá đích danh

-

Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)


-

Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)

-

Phương pháp tính theo đơn giá mua lần cuối

Ngoài ra trong trường hợp nếu doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch
toán tình hình nhập - xuất sản phẩm, hàng hoá thì cuối kỳ hạch toán phải điều
chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để phản ánh trên các tài khoản
1.4.3. Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán giá vốn hàng bán
Kế toán sử dụng TK 632:

“Giá vốn hàng bán” để theo dõi trị giá vốn

của hàng hoá, sản phẩm, xuất bán trong kỳ
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
(THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN)
TK 156

TK632

TK911
K/c giá vốn hàng bán

Bán hàng hóa qua nhập kho

Để xác định kết quả
TK 157

Gửi bán hoặc
Giao đại lý

Lê Thị Thu Thủy

Giá vốn hàng
bán,gửi bán

8

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

1.5.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.5.1. Kế toán chi phí bán hàng
a. Khái niệm về chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ trong kỳ theo quy định của
chế độ tài chính, bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao
tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí
bảo hành sản phẩm…
b. Chứng từ kế toán sử dụng
-

Các hợp đồng dịch vụ mua ngoài


-

Giấy biên nhận, biên bản kiểm kê

c. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 641: “Chi phí bán hàng” dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản
chi phí thực tế trong kỳ liên quan đến qúa trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
của doanh nghiệp
Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2:
- TK 641.1: “Chi phí nhân viên”
- TK 641.2: “Chi phí vật liệu bao bì”
- TK 641.3: “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
- TK 641.4: “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 641.5: “Chi phí bảo hành”
- TK 641.7: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 641.8: “Chi phí bằng tiền khác”
Kết cấu TK 641 như sau:
Bên nợ: Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản
phẩm dịch vụ
Bên có:
+ Các khoản giảm chi phí bán hàng

Lê Thị Thu Thủy

9

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

+ Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh. TK 641 không có số dư
1.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
a. Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp
Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả
doanh nghiệp mà không tách riêng được bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản
lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ
dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
bằng tiền khác
b. Chứng từ kế toán sử dụng
-

Phiếu chi, uỷ nhiệm chi

-

Các hợp đồng dịch vụ mua ngoài

c. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. TK 642 được
chi tiết thanh các tiểu khoản sau
- TK 642.1: “Chi phí nhân viên quản lý”
- TK 642.2: “Chi phí vật liệu quản lý”
- TK 642.3: “Chi phí đồ dùng văn phòng”
- TK 642.4: “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 642.5: “Thuế, phí và lệ phí”
- TK 642.6: “Chi phí dự phòng”

- TK 642.7: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 642.8: “Chi phí bằng tiền khác”
Kết cấu TK 642 như sau:
Bên nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kì
Bên có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911
TK 642 không có số dư cuối kì

Lê Thị Thu Thủy

10

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

d. Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ( Phụ lục 07)
1.6.Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.6.1. Khái niệm phương pháp xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ thể hiện ở lãi hay lỗ về tiêu thụ hàng hoá và được xác định cụ thể
như sau:
=

-

-


-Chi phí quản lý DN
1.6.2. Tài khoản sử dụng
- TK 911:

“Xác định kết quả kinh doanh”

- TK 421:

“Lợi nhuận chưa phân phối”

- Kết cấu TK 911 như sau:
Bên Nợ:

+ Trị giá vốn của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ

+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí HĐTC và chi phí khác
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế trong kì
Bên Có: + Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần của sản phẩm đã tiêu thụ
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
+ Kết chuyển lỗ
-

Kết cấu TK 421 như sau:

Bên Nợ:

+ Sỗ lỗ về HĐKD của doanh nghiệp trong kì

+ Phân phối tiền lãi

Bên Có:

+ Số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp trong kì
+ Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh

Số dư bên có: số lãi chưa phân phối, chưa được sử dụng
1.6.3. Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng ( Phụ lục 08)
CHƯƠNG II

Lê Thị Thu Thủy

11

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HIPT
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn HIPT
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
- Tên đầy đủ : Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (High Performance
Technology JSC)

- Trụ sở công ty: 152 Thuỵ Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: (84-4)847.4548

Fax: 04.38474549

- Email:
- Website:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 222 Trần Hưng Đạo, Quận 1,
Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tel: 08.39208888

Fax: 08.39208889

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (HIPT Group JSC), ban đầu là Cty
TNHH hỗ trợ Phát triển tin học HIPT, được thành lập theo Giấy phép thành
lập số 1256/GB-UB ngày 16/6/1994 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Với số lượng nhân viên đầu tiên là 14 người, ngành nghề kinh doanh là cung
cấp các thiết bị tin học, cung cấp các giaỉ pháp công nghệ thông tin, phát triển
phần mềm, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, tích hợp hệ
thống, bảo hành và hỗ trợ khách hàng. Ngay khi thành lập, Công ty TNHH hỗ
trợ phát triển tin học HIPT đã trở thành đại lý đầu tiên và là nhà phân phối chính
thức của hãng máy tính hàng đầu thế giới Hewlett Packard (HP) tại Việt Nam.
Tháng 2/2000, Công ty TNHH hỗ trợ phát triển tin học HIPT chuyển từ
hình thức TNHH sang Công ty Cổ Phần theo giấy chứng nhận ĐKKD số:
0103000008.Do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày:29/2/2000 Cùng với việc chuyển đổi hình thức công ty, hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng được mở rộng, quy mô của công ty ngày càng

Lê Thị Thu Thủy


12

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

lớn. Đến năm 2000 số lượng nhân viên là 50 người và là đôí tác chiến lược
của các hãng nổi tiếng thế giới như: HP, Oracle, Emerson, Cisco, Acer, Check
Point, APC, BEA, IBM, Atex, RSA, ….
Với chuyên nghiệp hóa các hoạt động theo từng loại hình kinh doanh,
nhằm thỏa mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, năm 2005, Công ty đã
quyết định cơ cấu lại tổ chức công ty theo mô hình tập đoàn và chính thức đổi
tên Công ty thành Công ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT. Các biện pháp kinh
doanh của Công ty được tổ chức thành các trung tâm và Công ty trực thuộc,
bao gồm:
- Cty TNHH Gpáp ….
Đến nay, Tập đoàn HIPT đã trở thành 1 trong những tập đoàn tin học
hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ
thông tin tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của
khách hàng, mang lại gía trị to lớn cho khách hàng và cho HIPT Group, với
hơn 400 nhân viên với chuyên môn và tay nghề cao, đc đào tạo tại các trường
đại học hàng đầu trong và ngoài nước, được khách hàng, đối tác và thị trường
đánh giá cao.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Là một Tập Đoàn kinh tế đa ngành nghề dựa trên nền tảng công nghệ,
các l lĩnh vực hoạt động của HIPT bao gồm:
- Giải pháp công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: HIPT cung

cấp các giải pháp phần mềm thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đặc điểm
thị trường hiện tại, các giải pháp của HIPT phần lớn là các phần mềm nước
ngoài, được HIPT bản địa hóa theo yêu cầu khách hàng. HIPT thực hiện tư
vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm chất lượng cao
thuộc khu vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
- Cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống

Lê Thị Thu Thủy

13

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

HIPT cung cấp các hệ thống mang tính lớn, hỗ trợ máy chủ, hỗ trợ lưu
trữ và các giải pháp tích hợp kèm theo, cung cấp dịch vụ tích hợp các hệ
thống phần cứng, phần mềm, các thiết bị thu thập dữ liệu và các cơ sở dữ liệu,
cập nhật mạng và bảo mật hệ thống thông tin.
- Lĩnh vực thương mại và dịch vụ tin học
HIPT cung cấp các thiết bị như máy PC, máy in, thiết bị ngoại vi (tập
trung vào hoạt động kinh doanh theo dự án, đấu thầu), dịch vụ đào tạo tin học,
lắp đặt, bảo hành, sữa chữa hệ thống thông tin, mạng máy tính, …
- Hệ thống thông tin
HIPT tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các gỉai pháp phần mềm
chất lượng cao trong lĩnh vực hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành như các giải
pháp chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, hệ thông tin báo cáo,…

- Dịch vụ và truyền thông
HIPT cung cấp các dich vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển
gía trị gia tăng trên nền hạ tầng truyền thông hiên đại, tư vấn và chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực truyền thông, tư vấn và kinh doanh các giải pháp
công nghệ thông tin, gia công phát triển và kinh doanh các giải pháp phần
mềm tin học, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin …
- Giải pháp hệ thống điện
HIPT cung cấp thiết bị và gỉai pháp đảm bảo nguồn điện, từ quy mô nhỏ,
vừa và lớn, đến rất lớn. Đồng thời, HIPT còn cung cấp dịch vụ tư vấn, giới
thiệu, lắp đặt, bảo hành thiết bị điện – điện tử, các phụ tùng và biện pháp thay
thế, dịch vụ kỹ thuật và tư vấn đầu tư công trình năng lượng và công nghiệp
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty
a. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty (Phụ lục 01)
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- HĐQT: Là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công

Lê Thị Thu Thủy

14

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

ty. HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng
văn bản hoặc hình thức khác, mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết

- Ban kiểm soát: Do hội đồng bầu ra. Ban kiểm soát của nhiệm vụ
kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động
của công ty. Đồng thời phải thường xuyên thông báo với các HĐQT về các
kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết
luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông
- Chủ tịch Tập Đoàn và Tổng giám đốc: Là thành viên của hội đồng
quản trị có nhiệm vụ điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng
ngày theo các quyết định của hội đồng quản trị và theo đúng chính sách pháp
luật của nhà nước
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tài chính kế toán: làm nhiệm vụ thu thập, phân loại, kiểm tra
chứng từ sau đó vào sổ chi tiết vật tư, lao động, kiểm tra chứng từ và lập chứng
từ gốc vào bảng tập hợp chứng từ gửi lên công ty vào ngày 25 hàng tháng
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 02)
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của công ty mà bộ máy
kế toán tài chính được tổ chức như sau:


Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung toàn công việc trong phòng kế

toán tài chính, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc, Hội đồng quản trị về công
tác tài chính kế toán, sản xuất kinh doanh của công ty và quan hệ ngoại giao


Kế toán tiền mặt (kiêm tiền lương và các khoản phái trả khác): Có

nhiệm vụ viết phiếu thu – chi tiền mặt, tập hợp chi phí quản lý. Theo dõi Thu
– Chi, BHXH, BHYT, KPCĐ, phải thu, phải trả khác, theo dõi tiền lương,

theo các khoản thu – chi cho các cửa hàng. Cuối tháng lập báo cáo chi phí
trình giám đốc

Lê Thị Thu Thủy

15

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Kế toán kho: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán phản ánh chính xác,

trung thực, kịp thời về số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của hàng hoá
nhập kho, xuất kho


Kế toán hàng hoá và thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi mua

hàng, bán hàng, theo dõi thanh toán với khách hàng với ngân sách nhà nước.
Tập hợp doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán. Cuối tháng lập báo cáo chi
tiết thanh toán với khách hàng, chi tiết hàng hoá để trình giám đốc


Kế toán Ngân hàng, TSCĐ: Theo dõi các khoản thanh toán tín dụng:


Căn cứ vào các chi phí phát sinh trong tháng để tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm, tính phân bổ chi phí, khấu hao TSCĐ trong tháng


Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ thu chi đã được phê duyệt, thủ quỹ

tiến hành phát, thu, nộp tiền ngân hàng, cùng với kế toán tiền mặt quản lý tiền
của công ty
Cuối tháng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang dưới phân xưởng, tập
hợp số liệu về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng
c. Các chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty (Phụ lục 03)
Chế độ kế toán tại công ty áp dụng hiện nay theo quyết định số
15/2006/QĐ của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006
-

Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12

-

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: Việt nam đồng,

nguyên tắc chuyển đổi từ các đơn vị tiền tệ khác sang VNĐ theo tỷ giá mua
thực tế do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ
-

Hình thức ghi sổ: ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

-


Kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp KKTX

-

Nguyên tắc đánh giá: Theo giá gốc

-

Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, trích lập và hoàn nhập

dự phòng theo chế độ tài chính kế toán hiện hành
-

Phương pháp kê khai tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ -

Lê Thị Thu Thủy

16

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Hệ thống sổ áp dụng:
-

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu,


phải trả, sổ chi tiết tạm ứng…
-

Các bảng kê, CTGS, sổ cái các tài khoản…..

-

Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả

SXKD, Thuyết minh báo cáo tài chính, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước. Bảng cân đối của các tài khoản
2.1.5. Một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đạt được
(Đv: nghìn đồng)
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt
động tài chính
Chi phí TC
Trong đó lãi vay
phải trả
CP Bán hàng
Chi phí quản lý DN
LN thuần từ hoạt

động KD
TN khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng LN trước thuế
CP thuế TN DN
hiện hành
CP thuế TNDN hoãn
lại
Lợi nhuận sau thuế
TNDN

MS

Năm 2008

Năm 2009

01
02

330.007.963.745
305.803.216

483.717.751.223
2.980.458.752

1.537.097.875
2.674.655.536


Tỷ lệ
(%)
46.58
874.6

10
11
20
21

329.702.160.529
296.662.623.046
33.039.537.483
31.440.472.987

480.737.292.481
421.121.592.393
59.615.700.088
29.874.350.839

1.510.351.319
1.244.589.693
26.576.162.605
-1.566.122.148

45.80
41.95
80.43
-4.98


22
23

3.718.387.855
3.679.550.743

14.184.946.443
8.983.257.568

10.466.558.588
5.303.706.825

281.48
144.14

24
25
30

5.575.772.991
16.037.811.735
39.148.037.889

7.633.461.318
20.198.826.517
47.472.816.649

2.057.689.327
4.161.014.782
8.324.778.760


36.9
25.94
21.26

31
32
40
50
51

1.846.235.610
81.733.906
1.764.501.704
40.912.539.593
3.814.438.696

2.559.962.501
32.884.591.922
1.675.370.579
49.148.187.228
7.221.527.071

713.717.891
802.858.016
-89.131.126
8.235.647.635
6.840.088.375

38.65

40.13
-5.05
20.12
89.32

52

31.568.402

248.185.176

216.617.074

685.73

60

37.066.586.795

42.714.845.333

5.648.258.538

15.23

Lê Thị Thu Thủy

17

Giá trị


Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Nhận xét: Qua số liệu của những năm gần đây ta thấy chỉ tiêu của công
ty đều tăng.Những chỉ tiêu kinh tế của năm 2008 và 2009 đã phản ánh được
hiệu quả kinh doanh của Công ty.Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng.Về
doanh thu thuần năm 2009 tăng 45.8% so với năm 2008, lợi nhuận thuần cũng
tăng 21.16%.Điều này cho ta thấy công tác bán hàng cũng như công tác quản
lý doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng trưởng cao
2.2. Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT
2.2.1. Nội dung doanh thu bán hàng của Công ty
Nội dung doanh thu bán hàng của Công ty chủ yếu là từ việc kinh doanh
các loại máy tính, phần mềm máy tính trong các ngân hàng tài chính,các thiết
bị máy PC,máy in, máy chiếu laze ,cácphần mềm tin học …
2.2.2. Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT
a. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- TK 131: “Phải thu cuả khách hàng”
b. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng
- Các chứng từ khác có liên quan
c. Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ cái TK


511

- Sổ cái TK

131

- Sổ chi tiết phải thu của khách hàng
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ quỹ…
Tất cả các sổ này đều được cập nhật rồi đưa lên máy vi tính, qua đó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép, đối chiếu số liệu một cách chính xác,

Lê Thị Thu Thủy

18

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

kịp thời.
2.2.3. Phương pháp doanh thu bán hàng
Công ty thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá theo phương thức trực tiếp qua
kho và phương thức bán lẻ tại các cửa hàng, đại lý
a. Bán trực tiếp qua kho
VD: Ngày 20/4/2009 Công ty bán cho Công ty Nam Long 5 bộ Compac
Ram 512MB PC2 – 5300 for Dx7800 đơn giá 4.941.000, thuế suất GTGT 5%

KT định khoản như sau:

Nợ TK 111: 25.940.250
Có TK 5111 :

24.705.000

Có TK 3331:

1.235.250

Từ hoá đơn C007p0716 số 0076052 kế toán ghi sổ chi tiết BH và lập
chứng từ ghi số 6 (Phụ lục 09,10,11,12)
b. Bán lẻ hàng hoá tại các cửa hàng bán lẻ
Hiện tại công ty có 5 đại lý bán lẻ HIPT:


Hi Shop 1: 23 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội



Hi Shop 2: 65 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội



Hi Shop 3: 462 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội



Hi Shop 4: 39M Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An




Hi Shop 5: 222-224 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh,

Quận 1, TPHCM
Cuối tháng kế toán cửa hàng lập báo cáo ( bảng kê nộp tiền, báo cáo bán
hàng, báo cáo tổng hợp kinh doanh) và gửi lên phòng kế toán, kế toán sẽ tổng
hợp số liệu và lập bảng giải thích doanh thu TK 511
VD: Ngày 19/4/2009 nhân viên Hoàng Văn Thụ đại lý Hạ Long nộp báo
cáo bán mặt hàng màn hình bán 3 bộ Compaq Ram 512 MB PC2-5300 for
DX 2700 ngày 15/4/2009 như sau:
Tổng số tiền của cửa hàng bán lẻ là: 7.520.000đ, thuế suất GTGT 5%,
nhân viên cửa hàng đã nộp đủ

Lê Thị Thu Thủy

19

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Nợ TK 111: 7.896.000
Có TK 511.1: 7.520.000
Có TK 333.1: 376.000
2.2.4.Kế toán giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT, nghiệp vụ giảm giá hàng bán và
hàng bán bị trả lại rất ít khi phát sinh. Thông thường việc giảm giá hàng bán
với khách hàng do hàng hoá kém phẩm chất, hàng bán bị trả lại do lỗi của
Công ty
VD: Ngày 12/11/2009, công ty bán cho tập đoàn công nghệ tàu thuỷ
Vinashin 01 bộ máy Hp pentium III với giá vốn la 7.235.000đ. Kế toán đã
xuất hoá đơn GTGT ME/2009B – 0005012 do trục trặc kỹ thuật, tập đoàn
Vinashin đã trả lại bộ máy tính đó, doanh số bán hàng bị trả lại là 8.125.000đ
( chưa bao gồm thuế), thuế suất 10%. Công ty định khoản như sau:
BT1. Phản ánh doanh số bị trả lại
Nợ TK 531:

8.125.000

Nợ TK 333.1: 812.500
Có TK 131: 8.937.500
BT2. Nhập kho hàng bị trả lại
Nợ TK 156: 7.235.000
Có TK 632: 7.235.000
BT3. Kết chuyển doanh số hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511: 8.125.000
Có TK 531: 8.125.000
2.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán
a. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632: “Giá vốn hàng
bán”, tài khoản này được mở chi tiết thành 3 tiểu khoản:
TK 632 CT: “ Giá vốn hàng bán tại kho Công ty”
TK 632 TH: “Giá vốn hàng bán tại đại lý Thái Hà”

Lê Thị Thu Thủy


20

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

TK 632 QT: “Giá vốn hàng bán tại đại lý Quang Trung”
Các tài khoản liên quan như TK 156, TK 157 cũng được mở chi tiết theo
từng cửa hàng. Hàng hoá sau khi xuất bán được ghi nhận là tiêu thụ thì kế
toán sẽ phản ánh vào giá vốn của số hàng đó vào sổ giá vốn hàng bán
b. Phương pháp xác định giá vốn tại công ty
Hiện tại công ty áp dụng phương pháp giá hạch toán
Giá TT hàng xuất bán = Giá hạch toán hàng xuất bán * Hệ số giá (H)
VD: Ngày 10/04/2009 công ty xuất kho 1 bộ máy tính Acer SA 85
3.0/256/80/52X/FDD/17/LI (ACPC010002) bán cho công ty TNHH Tin học
Việt Trí với giá xuất kho của 200 bộ máy tính là:
1 * 6.733.000

=

1.346.600.000 ( đồng)

Kế toán hạch toán:
Nợ TK 632: 1.346.600.000
Có TK157:


1.346.600.000

c. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán
VD: Ngày 15/04/2009 công ty xuất cho đại lý Thái Hà 3 bộ Compaq
Ram 512 MB PC 2-5300 for Dx2700 với giá 1.909.000/bộ (Phụ lục 13)
Từ phiếu xuất kho 21, kế toán định khoản:
Nợ TK 157 TH:

5.727.000

Có TK 156:

5.727.000

Khi cửa hàng gửi báo cáo bán hàng, báo cáo tổng hợp kinh doanh lên
phòng kế toán thông báo về số hàng đã bán được thì kế toán định khoản:
Nợ TK 632 TH: 5.727.000
Có TK 157 TH:

5.727.000

Kế toán tổng hợp sau khi đối chiếu các số liệu trên sổ chi tiết và các báo
cáo do các thành phần khác chuyển đến căn cứ vào các chứng từ ghi sổ vào sổ
cái TK 632
2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng (CPBH)

Lê Thị Thu Thủy

21


Lớp KT 11-02


×