Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất Phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.85 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 6 : ĐƠN CHẤT , HỢP CHẤT , PHÂN TỬ . ( Tiết 1)
A) Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Biết được : Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá
học, hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
2. Kỹ năng : - Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim
3. Thái độ : - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài .
B) Trọng tâm : Đặc điểm cấu tạo của đơn chất , đặc điểm cấu tạo của hợp chất .
C) Chuẩn bi :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .
- Tranh vẽ phóng to : h1.9 đến h 1.13 và mô hình 1.10 đến h 1.13 /sgk .
- Mẫu vật : 1 mẫu đơn chất đồng ( hoặc sắt ) , 1 mẫu hợp chất muối , 1mẫu hợp
chất muối ăn.
2. Học sinh : - Ôn lại phần kiến thức về chất “ tính chất của chất ” .
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới “ Đơn chất và hợp chất – phân tử ” , từ đó
biết khai thác kiến thức từ mô hình sgk .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan ( quan sát mô hình ,
tranh vẽ ) và phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại gợi mở .
D) Tiến trình dạy học :
I) ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Em hãy cho biết nguyên tố hoá học là gì ? Nguyên
tử khối là gì ?
III). Nêu vấn đề bài mới: ( 2 phút ) Theo em đơn chất là gì? Hợp chất là gì ?
IV) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Nghiên cứu đơn chất (14 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh



GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ
SGK.
+ Em hãy cho biết đơn
chất là gì ?

1. Đơn chất là gì ?
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá
nhân.
+ Đơn chất là những chất
được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học.
+ Lấy ví dụ. Đơn chất đồng, đơn chất nhôm,
đơn chất vàng, đơn chất bạc......

+ Vậy em hãy lấy ví dụ về những
đơn chất ở tự nhiên mà em biết ?
- Cho lớp nhận xét, đánh giá , giáo
viên bổ sung và kết luận.

- Dựa vào mô hình 1.10 và 1.11
trong SGK em hãy cho biết sự khác
nhau về cấu tạo giữa đơn chất kim
loại và đơn chất phi kim.

2. Đặc điểm cấu tạo.
- Nghiên cứu mô hình trả lời.
+ Đơn chất kim loại: Các nguyên tử liên kết
với nhau xắp xếp khít nhau theo trật tự nhất

định.
+ Đơn chất phi kim :
Các nguyên tử của đơn chất thường liên kết
với nhau theo một số nhất định, thường là
hai.
- Cho học sinh nghiên cứu SGK lấy - Lấy ví dụ theo yêu cầu của giáo viên.
ví dụ về các đơn chất kim loại và
phi kim.

*) Tiểu kết :

- Đơn chất .

+ Khái niệm về đơn chất : Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá
học.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Đặc điểm cấu tạo : Đơn chất kim loại (Các nguyên tử liên kết với nhau xắp xếp
khít nhau… ) và đơn chất phi kim (Các nguyên tử của đơn chất thường liên kết với
nhau theo một số nhất định … ) .
Hoạt động II : Nghiên cứu Hợp chất là gì ? (13 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
1. Hợp chất là gì
- Học sinh nghiên cứu ví dụ .


- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ của
muối ăn, nước, đá vôi ....
- Yêu cầu học sinh nhận xét về
- Nhận xét.
thành phần nguyên tố của các hợp
chất.
+ Từ ví dụ trên em hãy cho biết hợp
+ Các hợp chất đều được tạo nên từ 2
chất là gì.
nguyên tố hoá học trở lên.
2. Đặc điểm cấu tạo.
- Nghiên cứu mô hình
+ Cho học sinh nghiên cứu h1.12- Nhận xét.
h1.13 SGK nhận xét đặc điểm cấu
tạo của các nguyên tử trong hợp
chất.
+ Mỗi hạt nước được tạo bởi 1 nguyên tử oxi
liên kết với 2 nguyên tử hiđro.
+ Mỗi hạt muối ăn được tạo nên từ 1 nguyên
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung
tử Na với 1 nguyên tử Cl .
- Nhận xét: Trong hợp chất nguyên tử của
các nguyên tố kế hợp với nhau theo tỉ lệ nhất
định.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

*) Tiểu kết :

- Hợp chất .



GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Khái niệm về hợp chất : Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá
học trở lên .
+ Đặc điểm cấu tạo : Hợp chất vô cơ (Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố
kế hợp với nhau …) và Hợp chất hữu cơ .
* Kết luận T1 : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .
V) Cũng cố T1: ( 4 phút )

- Giaó viên cho học sinh làm bài tập sau .

+ Trong số các chất dưới đây , hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất , chất
nào là hợp chất .
a) Kim loại Magie , được tạo nên từ nguyên tố ( Mg ) .
b) AxitClohiđric , được tạo nên từ nguyên tố ( H ) và ( Cl ) .
- Hướng cũng cố bài :
a) Kim loại Magie là đơn chất , vì được tạo nên từ 1 nguyên tố ( Mg ) .
b) AxitClohiđric là hợp chất , vì được tạo nên từ 2 nguyên tố ( H ) và ( Cl ) .
VI) Dặn do : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà .
- Bài tập : Làm bài tập 2 SGK trang 25.
- Nghiên cứu trước phần còn lại của bài "Đơn chất và hợp chất- phân tử.". Em hãy
nghiên cứu phần còn lại của bài học và cho biết phân tử là gì ? Phân tử khối là gì ?


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 6 : ĐƠN CHẤT , HỢP CHẤT , PHÂN TỬ . ( Tiết 2 )
A) Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Hiểu được : Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên

tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của một chất. Các phân tử
của một chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng
đơn vị cacbon..
- Biết được các chất có hạt hợp thành từ phân tử hoặc nguyên tử, biết một chất có
thể có ba trạng thái( rắn, lỏng, khí).
2. Kỹ năng : - Biết cách tính phân tử khối của một chất.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao , hăng say xây dựng bài, có
tinh thần tập thể cao.
B) Trọng tâm : Phân tử .
C) Chuẩn bi :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .
- Tranh vẽ phóng to : h1.9 đến h 1. 14 và mô hình 1.10 đến h 1.14 /sgk .
2. Học sinh : - Ôn lại phần kiến thức về chất “ tính chất của chất ” .
- Nghiên cứu tiếp theo bài “ Đơn chất và hợp chất – phân tử ” , từ đó biết khai thác
kiến thức từ hình sgk .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan ( quan sát tranh vẽ )
và phương pháp thuyết trình .
D) Tiến trình dạy học :
I) ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ - Nêu vấn đề (5 phút)
Hoạt động của giáo viên
- Nêu câu hỏi :
+ Em hãy cho biết đơn chất là gì ?
+ Hợp chất là gì ?

Hoạt động của học sinh
- Lên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8


-Lấy ví dụ minh hoạ
- Theo em đơn chất khác hợp chất ở
điểm nào ?
+ Theo em phân tử là gì?
+ Lớp nhận xét, bổ sung cho đúng.
+ Cách tính phân tử khối như thế
nào ?
- Suy nghĩ tìm cách trả lời

III) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Nghiên cứu phân tử
Hoạt động của giáo viên

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ
SGK.
+ Em hãy cho biết phân
tử là gì ?

(12 phút)

Hoạt động của học sinh
1. Định nghĩa.
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá
nhân.
+ Phân tử là hạt đại diện cho
chất, được tao thành từ một số nguyên tử
liên kết với nhau, mang đầy đủ tính chất hoá
học của một chất.


( Với đơn chất kim loại nguyên tử là
hạt hợp thành và có vai trò như phân
2. Phân tử khối.
tử )
- Nghiên SGK trả lời.
+ Phân tử khối là khối lượng phân tử tính
bằng đơn vị cacbon.
- Cho HS nghiên cứu SGK
- Trả lời câu hỏi :
+ Nêu khái niệm phân tử
+ Vì phân tử được tạo nên từ những nguyên
khối(PTK).
tử nên phân tử khối của nó bằng tổng
nguyên tử khối của các nguyên tử trong
phân tử đó.
+ Vậy theo em làm thế nào để tính


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

được khối lượng phân tử ?

- Cho học sinh các nhóm nhận xét,
bổ sung.

*) Tiểu kết :

- Phân tử .

+ Phân tử là hạt đại diện cho chất, được tao thành từ một số nguyên tử liên kết với

nhau, mang đầy đủ tính chất hoá học của một chất .
+ Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon .
Hoạt động II : Trạng thái của chất. (11 phút)

Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ
1.14 SGK nhận xét về trạng thái của
các chất.

+ Hãy nghiên cứu sơ đồ 1.14 cho
biết đặc điểm xắp xếp các hạt trong
chất ở các trạng thái rắn, lỏng, khí ?

- Cho học sinh các nhóm bổ sung,

Hoạt động của học sinh
- Chất có thể tồn tại ở ba trạng thái rắn,
lỏng, khí tuỳ điều kiện nhiệt độ và áp suất.
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi :
+ Trạng thái rắn :
Các hạt xắp xếp khít nhau và dao động tại
chỗ.
+ Trạng thái lỏng :
Các hạt ở gần sát nhau và chuyển động
trượt lên nhau.
+ Trạng thái khí :
Các hạt ở rất xa nhau , chuyển động nhanh
hơn và chuyển động về mọi phía.



GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

đánh giá , giáo viên nhận xét, đánh
giá.

*) Tiểu kết :

- Trạng thái của chất.

Chất có thể tồn tại ở ba trạng thái rắn (Các hạt xắp xếp khít nhau ….) , lỏng (Các
hạt ở gần sát nhau…) , khí (Các hạt ở gần sát nhau … ) , tuỳ điều kiện nhiệt độ và
áp suất.
IV) Luyện tập - củng cố.

( 7 phút)

Hoạt động của giáo viên
- Cho HS làm bài tập 4, 6 SGK
trang 26.

+ BT4: a. Học sinh trả lời được
phân tử là gì ? nêu ví dụ minh
họa .

Hoạt động của học sinh
- Hoạt động nhóm làm bài tập.
+ Phân tử của hợp chất được cấu tạo từ các
nguyên tử của các nguyên tố khác nhau.
VD: Phân tử nước tạo nên từ 1(O) liên kết
với 2(H) .

VD: Phân tử khí oxi được tạo nên tử 2
nguyên tử O liên kết với nhau.
+ PTK:KhíCacbonđioxit=12+16+16=44
+ PTK: Khí Metan =12+4 =16
+PTK: axit Nitric = 1+14+48 =63

+ BT 6/ ( sgk )

- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
– Cho các nhóm nhận xét, bổ
sung.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

*) Kiểm tra đánh giá : ( 3 phút ) - Giaó viên sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm .
Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau .
+ Dựa vào dấu hiệu nào sau đây, để phân biệt phân tử của hợp chất với phân tử của
đơn chất .
a) Số loại nguyên tử của nguyên tố có trong phân tử .
tử .
c) Số lượng nguyên tử có trong phân tử .
với nhau .

b) Hình dạng của phân

d) Trật tự các nguyên tử liên kết


Đáp án : a
V) Dặn do : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm bài tập 5, 7, 8
SGK trang 26.
- Nghiên cứu trước bài "Thực hành : Sự lan toả của chất ".
- Chuẩn bị cho thực hành :
+ Mỗi nhóm một bản báo cáo thí nghiệm theo mẫu đã cho.
+ Nghiên cứu kĩ mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm.



×