Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.51 KB, 75 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu hiện nay không chỉ là vấn đề
riêng ở nước ta. Nhưng ở mỗi nước khác nhau, từ những nước phát triển đến nước kém
phát triển quan niệm về nghèo cũng khác nhau. Song cái chung nhất của người nghèo đó
vẫn thiếu những điều kiện sống bình thường tối thiểu trong một môi trường nhất định.
Nếu không được giải quyết vấn đề nghèo thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc
tế, quốc gia đặt ra như hòa bình ổn định, công bằng xã hội có thể giải quyết được. Vì vậy,
để giải quyết vấn đề nghèo ta không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà đòi hỏi phải có phương
pháp tiếp cận giải quyết một cách khoa học đó là gắn kết tăng trưởng với giảm nghèo,
giảm nghèo phải đảm bảo tính toàn diện, công bằng, bền vững và hội nhập. Tuy nhiên xã
hội ngày càng phát triển thì sự phân hóa giàu nghèo các tầng lớp dân cư, giữa khu vực
nông thôn ngày càng rõ rệt. Nghèo luôn tồn tại song song với sự phát triển xã hội, giảm
nghèo việc làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Ở Việt Nam trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của đất
nước đã làm nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đời sống đại bộ phận được nâng cao, từng
bước được cải thiện nhiều hộ gia đình khá giả tăng lên và nhiều hộ thoát cảnh nghèo đói.
Tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh. Mặc dù còn rất
thấp so với các nước trong khu vực nhưng thực quả là một sự tăng trưởng rất đáng phấn
khởi.
Thực hiện có hiệu quả giảm nghèo bền vững chính là bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đây là nội dung xuyên suốt để Đảng ta kiên quyết, kiên trì thực hiện công tác
xóa đói, giảm nghèo. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tư tưởng:
“Công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, lẫn ở khâu phân
phối kết quả sản xuất, cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong
cộng đồng”, đã trở thành căn cứ lý luận để Đảng ta lãnh đạo công cuộc xóa đói, giảm
SVTT: Lê Trung Tín




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

nghèo, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đến
Đại hội X, Đảng khẳng định: “Càng đi vào kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn
phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hóa,
chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Đây chính là quyết tâm, là lời hứa của Đảng Cộng sản Việt
Nam với nhân dân về mục tiêu của Đảng.
Thực hiện chủ trương trên, thông qua chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
bền vững, Nhà nước thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ Trung ương đến địa
phương. Cũng như các địa phương khác, Uỷ ban nhân dân phường 12 cũng thành lập Ban
Chỉ đạo giảm nghèo bền vững để thực thi công tác này. Công tác giảm nghèo hết sức
quan trọng cấp bách và lâu dài mang tín thực tiễn.
Căn cứ vào kết quả điều tra theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, tổng
số hộ nghèo trên toàn quốc là 2.338.569 hộ (chiếm 9,88%); toàn Thành phố có gần
65.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,32% tổng hộ dân Thành phố; Phường 12 hiện còn 73 hộ
nghèo với 388 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,15% và 328 hộ cận nghèo với 1.307 nhân khẩu, chiếm tỷ
lệ 5,17% trên tổng số hộ dân.

Với mục đích tìm hiểu rõ về những chương trình, chính sách và các mô hình hõ trợ
người nghèo và hiệu quả mang lại của các chương trình, chính sách và các mô hình được
triển khai, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo. Tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Thực hiện an sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với người nghèo trên địa bàn phường
12 quận 6, TP. Hồ Chí Minh”. Qua đó, có cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết về thực trạng
an sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo tại địa phương trong thực
hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích
Tìm hiểu cụ thể về tình hình thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn phường 12, quận
6, TP.HCM trong những năm qua và tìm hiểu mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong
công tác giảm nghèo bền vững trong những năm tới.
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, đề tài sẽ tiến hành thực hiện công tác xã hội cá nhân với
một đối tượng nghèo cụ thể để tìm hiểu về những nhu cầu, mong muốn và các vấn đề của
họ để đưa ra các kế hoạch hỗ trợ phù hợp nhất.
Từ những kế hoạch giải pháp đã thực hiện với người nghèo trong công tác xã hội cá
nhân sẽ đề xuất những giải pháp phù hợp nhất nhằm phục vụ cho công tác giảm nghèo
bền vững tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ
Từ những mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra như sau:
- Thu thập thông tin, khảo sát và đánh giá tình hình thực hiện chính sách an sinh xã
hội cho người nghèo trên địa bàn phường.
- Tiến hành thực hiện CTXH cá nhân với một đối tượng nghèo cụ thể để tìm hiểu về
những nhu cầu, mong muốn và các bấn để của họ để đưa ra các kế hoạch hỗ trợ phù hợp
nhất.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Phạm vi nội dung: An sinh xã hội và công tác xã hội với người nghèo.
- Phạm vi khách thể: Người nghèo, Hộ nghèo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Phường 12, Quận 6, TP.HCM
- Phạm vi thời gian: năm 2017. Thời gian thực tập từ 21/5/2018 đến 21/7/2018
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần tác động hơn nữa sự quan tâm tới chính sách an sinh xã hội cho người
nghèo trên địa bàn phường, quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Tìm hiểu sâu hơn về hộ gia đình nghèo để nắm bắt được khả năng thoát nghèo cũng
như có những giải pháp hỗ trợ kịp thời đối với hộ nghèo.

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Sự cần thiết của đội ngũ, những người làm công tác xã hội được đào tạo và có trình
độ làm việc, hiểu biết về các chính sách, Nghị định, Thông tư và văn bản hướng dẫn để
kịp thời giải quyết hồ sơ cho đối tượng.
* Khái niệm hộ nghèo Trung ương : Hộ nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát
hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại Khoản 1
và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh
sách hộ nghèo và được chia theo khu vực như sau:
a) Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và
thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và
thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Khái niệm hộ nghèo Thành phố : Là những hộ dân Thành phố (có hộ khẩu thường
trú và tạm trú KT3) có 01 hoặc cả 02 tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống.
- Có tổng số điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) từ 40
điểm trở lên. Được chia làm 3 nhóm
+ Hộ nghèo nhóm 1 (là hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm
trở xuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) từ 40
điểm trở lên).
+ Hộ nghèo nhóm 2 (là hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm
trở xuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) dưới 40
điểm).

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

+ Hộ nghèo nhóm 3 (là hộ dân có thu nhập bình quân trên 21 triệu
đồng/người/năm (không nghèo thu nhập) và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo
(các dịch vụ xã hội cơ bản) từ 40 điểm trở lên):
Được chia thành 02 nhóm: hộ nghèo nhóm 3a (hộ có thu nhập bình quân trên 21
triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm) và hộ nghèo nhóm 3b (hộ có thu
nhập bình quân trên 28 triệu đồng/người/năm) để đảm bảo công bằng trong thực hiện
chính sách hỗ trợ so với hộ cận nghèo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là đề tài nghiên cứu về an sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với người

nghèo bao gồm công tác giảm nghèo và hiệu quả của công tác giảm nghèo ở một địa
phương cụ thể, bởi vậy các cố gắng về mặt lý thuyết trong đề tài nhắm chỉ ra những yếu
tố tích cực mang lại hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, cùng với đó sẽ chỉ ra
những hạn chế trong công tác giảm nghèo, từ đó có những biện pháp phù hợp trong việc
triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
Với cách tiếp cận này, dưới góc độ công tác xã hội tôi hy vọng có thể góp phần lý
giải sự hiệu quả trong công tác giảm nghèo một cách khách quan biện chứng. Tôi mong
rằng, đề tài sẽ đóng góp các khuyến nghị và giải pháp cho việc hoạch định một chính
sách kinh tế xã hội phù hợp nhất cho công tác giảm nghèo trong giai đoạn đổi mới hiện
nay cho các nhà quản lý kinh tế - xã hội.
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu
Đây là đề tài nghiên cứu về an sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với người
nghèo bao gồm công tác giảm nghèo và hiệu quả của công tác giảm nghèo ở một địa
phương cụ thể, bởi vậy các cố gắng về mặt lý thuyết trong đề tài nhắm chỉ ra những yếu
tố tích cực mang lại hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, cùng với đó sẽ chỉ ra
những hạn chế trong công tác giảm nghèo, từ đó có những biện pháp phù hợp trong việc
triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
Với cách tiếp cận này, dưới góc độ công tác xã hội tôi hy vọng có thể góp phần lý
giải sự hiệu quả trong công tác giảm nghèo một cách khách quan biện chứng. Tôi mong
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

rằng, đề tài sẽ đóng góp các khuyến nghị và giải pháp cho việc hoạch định một chính
sách kinh tế xã hội phù hợp nhất cho công tác giảm nghèo trong giai đoạn đổi mới hiện
nay cho các nhà quản lý kinh tế - xã hội.

5.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thông qua số liệu đã thu thập được từ các văn bản, báo cáo tổng
kết năm, quý, tháng về chương trình giảm nghèo bền vững mà cán bộ phụ trách đã cung
cấp. Sau khi có số liệu tiến hành thống kê, phân tích những số liệu cần thiết.
Kết hợp với việc thu nhập các nguồn số liệu tin cậy, trong đó chủ yếu là số liệu của
cán bộ giảm nghèo phường qua các năm về vấn đề nghèo, về mức sống của người dân để
có thể đưa ra phân tích, những nhận định phù hợp với vấn đề nghèo tại địa phương.
5.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn rất quan trọng trong thu thập thông tin, có thể phỏng vấn
trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp. Đây được coi là cách thức chính để thu thập thông tin từ
đối tượng và những người quan trọng liên quan đến đối tượng. Sử dụng phương pháp này
để có thể gặp gỡ, trò chuyện một cách khéo léo và tế nhị lấy thông tin. Trong quá trình
phỏng vấn cần trình bày mục đích của buổi phỏng vấn để thu thập thông tin nhằm hỗ trợ
đối tượng giải quyết vấn đề của mình. Ngoài ra, phải tạo mối quan hệ tin tưởng, tôn
trọng, thân thiện và đưa ra những câu hỏi phù hợp với thân chủ, đảm bảo sự an toàn cũng
như mục đích vì quyền lợi tốt nhất của đối tượng.
6. Kết cấu báo cáo
- Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của đơn vị phường 12 quận 6,
TP.HCM
- Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội với người nghèo
trên địa bàn phường 12, quận 6, TP.HCM
- Chương 3: Kiến thức và kỹ năng Công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp cá
nhân với hộ nghèo trên địa bàn phường 12, quận 6. TP.HCM.

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của đơn vị thực tập Phường 12 Quận 6.
Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Phường 12 là một vùng trung tâm quận 6. Phường 12 có diện tích 0,73 km² và dân
số 29.151 người (năm 2017). Mật độ dân số phường 12 là 29933 người/km2. Trong đó,
lực lượng lao động là 18.776 người chiếm tỉ lệ 64.4%
- Về lĩnh vực kinh tế:
1. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: toàn phường có 227 cơ sở, 1.115 lao động. Giá trị
sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 565 tỷ đồng, so với kế hoạch 534 tỷ đồng, đạt 105,8%.
2. Thương nghiệp - dịch vụ: số hộ kinh doanh là 1.291 hộ với 2.440 lao động,
doanh thu là 1.252 tỷ đồng, so với kế hoạch 1.130 tỷ đồng, đạt 110,79%.
3. Thu thuế công thương nghiệp, từ đầu năm đến nay đã thực hiện 12.524 tỷ đồng,
so với kế hoạch 15.199 tỷ đồng, đạt 82,40%.
4. Thu thuế đất phi nông nghiệp với tổng số tiền 1.172.486.168 đồng, so với chỉ
tiêu quận giao 950.000.000 đồng, đạt 123,42%.
- Phối hợp Phòng Kinh tế quận 6 thẩm định cấp phép đăng ký kinh doanh cho 158
hộ kinh doanh
- Xác minh trình trạng hoạt động kinh doanh của 566 hộ kinh doanh cá thể theo
danh sách của Chi cục Thuế Quận 6 chuyển về, trong đó có 20 hộ kinh doanh đang hoạt
động; 22 hộ chuyển sang công ty; 524 hộ kinh doanh ngưng hoạt động.
- Xác minh trình trạng hoạt động kinh doanh của 73 công ty theo danh sách của Chi
cục Thuế Quận 6 chuyển về, trong đó có 15 công ty đang hoạt động; 58 công ty ngưng
hoạt động.

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

- Rà soát hoạt động kinh doanh của 92 phòng cho thuê theo danh sách của Điện lực
Bình Phú chuyển về và lập danh sách 72 hộ kinh doanh cho thuê phòng trọ chuyển Phòng
Quản lý Đô thị quận 6 kiểm tra an toàn điện 2017.
- Phối hợp Phòng Kinh tế Quận 6 hậu kiểm 62 doanh nghiệp mới thành lập trong
năm 2016 (theo Kế hoạch 92 của UBND Quận 6), Tổ kiểm tra gồm Phòng Kinh tế, Chi
cục thuế và UBND phường, kết quả có 26 doanh nghiệp đã ngưng hoạt động, chuyển đi
nơi khác; kiểm tra 36 doanh nghiệp, Phòng Kinh tế yêu cầu 11 doanh nghiệp bổ sung hồ
sơ theo quy định.
- Phối hợp quản lý thị trường 6B kiểm tra 07 đơn vị, kết quả tạm giữ 25 lít hương
liệu vani dạng nước; 185 kg nho kho và hạnh nhân không rõ nguồn gốc; 11 chai sữa tắm,
24 chai xịt mũi; 11.000 bộ bài tây, hồ sơ do Quản lý thị trường 6B xử lý.
- Triển khai công tác điều tra doanh nghiệp
+ Đôn đốc thu nộp phiếu điều tra doanh nghiệp theo danh sách chi cục thống kê gửi
về là 139 doanh nghiệp, đến ngày 30/6/2017 theo số liệu chi cục thống kê quận 6 có 56
doanh nghiệp tạm ngưng, nghỉ, chuyển đi nơi khác; 83 doanh nghiệp đã nộp phiếu.
+ Điều tra hộ cá thế: Đã điều tra 1544/1436 phiếu số 2, đạt 107,52% và 25 phiếu mẫu
đạt 100%.
- Phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 6 kiểm tra môi trường định kỳ 08
đơn vị (danh sách kiểm tra do UBND Quận 6 chọn), kết quả có 04 đơn vị hoạt động sản
xuất, 01 đơn vị hoạt động thương mại, 02 hoạt động văn phòng và 01 đơn vị giải thể; Tổ
kiểm tra lập biên bản kiểm tra và yêu cầu 04 đơn vị hoạt động sản xuất liên hệ Phòng
TNMT Quận 6 lập đề án bảo vệ môi trường theo quy định.
- Thực hiện công tác vận động và rà soát các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh
nghiệp, kết quả từ đầu năm 2017 đến nay đã vận động 38 hộ thành lập doanh nghiệp so
với chỉ tiêu quận giao là 34, đạt 111,76%.

SVTT: Lê Trung Tín



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

- Phát thông báo của Phòng Kinh tế Quận 6 về không hoạt động kinh doanh tại
chung cư 336/24 Nguyễn Văn Luông. Tổng cộng 17 đơn vị, trong đó có 03 cty đã chuyển
đi nơi khác.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Tổ chức lễ phát động phong trào “vì thành phố văn minh sạch đẹp an toàn” và
“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 với chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu” tại lô
L cư xá Phú Lâm A vào ngày 23/4/2017 với 120 người dân và các đơn vị kinh doanh trên
địa bàn tham dự.
+ Tổ chức kiểm tra liên ngành các dịch văn hóa xã hội và vệ sinh an toàn thực phẩm
đợt cao điểm lễ 30/4 và 02/9 trên địa bàn phường, đã kiểm tra 15 đơn vị, kết quả nhắc
nhở 7 đơn vị về chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Phối hợp Quản lý thị trường 6B kiểm tra 05 đơn vị, kết quả cả 05 đơn vị thực hiện
đúng quy định về nguồn gốc hàng hóa, hóa đơn chứng từ và các quy định về vệ sinh an
toàn thực phầm (riêng tại HKD SX bánh mì Trịnh Văn Long chỉ có biên nhận hồ sơ về
xin cấp giấy chứng nhận VSATTP của cơ sở).
+ Phối hợp Phòng Kinh tế Quận 6 thẩm định 23 hộ kinh doanh xin cấp giấy chứng
nhận VSATTP, kết quả Tổ thẩm định lập biên bản trình UBND Quận 6 xét cấp giấy
chứng nhận cho 22 cơ sở; yêu cầu 03 hộ thiết kế lại nơi sản xuất và thẩm định lại sau.
+ Phối hợp Phòng Y tế Quận 6 thẩm định 22 hộ kinh doanh xin cấp giấy chứng
nhận VSATTP lĩnh vực ăn uống, kết quả Tổ thẩm định lập biên bản trình UBND Quận 6
xét cấp giấy chứng nhận cho 18 cơ sở; yêu cầu 04 hộ thiết kế lại nơi kinh doanh và thẩm
định lại sau.
+ Khảo sát an toàn vệ sinh 19 đơn vị, trong đó 08 đơn vị thực hiện đúng quy định về

VSATTP; 07 đơn vị không có giấy chứng nhận VSATTP, 03 đơn vị đang xin gia hạn giấy
chứng nhận VSATTP, 01 đơn vị đã hết hạn giấy chứng nhận VSATTP;thiếu giấy tập huấn
kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, 01 đơn vị thiếu giấy tập huấn kiến thức về vệ
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn các hộ kinh doanh liên hệ bộ nhận tiếp nhận hồ sơ
UBND Quận 6 để lập hồ sơ xin giấy xác nhận kiến thức và giấy chứng nhận vệ sinh an
toàn thực phẩm của cơ sở.
5. Tài chính – Thuế:
Thu ngân sách với tổng số tiền 15.246.489 tỷ đồng, so với chỉ tiêu là 10,955 tỷ
đồng, đạt 71,85% (so với 2016: 11.871.461 tỷ đồng, tỷ lệ 77,86%)
Chi ngân sách với tổng số tiền 11.359.894 tỷ đồng, so với chỉ tiêu là 10,955 tỷ đồng,
đạt 96,43% (so với năm 2016: 9.468.505 tỷ đồng, tỷ lệ 83,35%)
Dự toán ngân sách năm 2018: 11.613.542 tỷ đồng
- Về lĩnh vực đô thị:
1. Nhà đất: chứng nhận chữ ký 550 trường hợp; xác nhận 143 đơn xin sửa chữa
nhà.
2. Về xây dựng: phối hợp kiểm tra trật tự xây dựng có 03 trường hợp xây dựng
không phép và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 52.500.000đ. Không có
trường hợp nào xây dựng không phép (so với năm 2016: 6 trường hợp, tỷ lệ giảm 100%).
3. Về Quản lý trật tự lòng lề đường: Ủy ban nhân dân phường phối hợp Đội Trật
tự đô thị Quận 6, Công an phường và ban bảo vệ dân phố ra quân dọn dẹp lập lại trật tự
lòng lề đường trên các tuyến đường của địa bàn phường, kết quả 34 trường hợp lập biên
bản xử phạt 150.000đ/1 trường hợp (số tiền 5.100.000đ), tạm giữ 612 tang vật.
4. CTCC – Vệ sinh môi trường:

Tiếp tục tuyên truyền vận động người dân thực hiện công tác phân loại chất thải rắn
tại nguồn.
Phối hợp các ngành thực hiện tổng vệ sinh tại khu dân cư, khu vực nhà ở nhằm đảm
bảo vệ sinh môi trường và phòng chống lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn
phường.
- Về lĩnh vực hoạt động văn hóa xã hội
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

1. Văn hóa, thể dục, thể thao và thông tin, truyền thông:
a) Công tác quản lý các dịch vụ văn hóa:
- Phát thanh: cố định 30 phút/ngày (10 giờ/tháng), lưu động: 60 phút/ngày (20
giờ/tháng): thông báo lập lại trật tự an toàn xã hội, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường
đối với các tuyến đường trên địa bàn Phường 12; tình hình an ninh trật tự và phạm pháp
hình sự tháng; thông báo về tình hình tội phạm hình sự tháng, lập lại trật tự lòng đường,
vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị. Trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường Hậu
Giang, Kinh Dương Vương và Nguyễn Văn Luông.
- Băng rôn: 95 tấm; triển lãm: 03 lần; hội thi kiến thức: 03 lần.
2. Hoạt động thư viện: Số lượng sách hiện có: 1.820 cuốn; Số đọc giả: 191 lượt.
3. Công tác triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền:
- Tham mưu cho Đảng ủy về kế hoạch đấu tranh tệ nạn kinh doanh văn hóa phẩm
đồi trụy và các loại hình tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền hướng dẫn cho các hộ kinh doanh về lĩnh vực hoạt động văn hóa –
dịch vụ văn hóa.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 15/3/2017 về kiểm tra
các lĩnh vực hoạt động văn hóa trên địa bàn phường 12 năm 2017

- Ban chỉ đạo liên ngành Phường thường xuyên phối hợp với Công an Phường, Ban
chỉ huy quân sự phường và các ban ngành đoàn thể kiểm tra các cơ sở văn hóa và dịch vụ
văn hóa.
- Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kinh doanh
đúng qui định thông qua việc tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, nghị định, qui định
cho các hộ kinh doanh.
- Thực hiện công văn của Phòng VHTT-TT Quận về tăng cường công tác kiểm tra
các cơ sở kinh doanh các lĩnh vực nhạy cảm như: massage, quán ăn, karaoke, internet ….

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Đã thường xuyên tăng cường kiểm tra, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các cơ sở kinh
doanh có biểu hiện mại dâm trá hình.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” năm 2017 trên địa bàn phường và dăng ký các danh hiệu văn hóa năm 2017.
- Tổ chức giải bóng chuyền ĐH Chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam 03/02/1930 – 03/02/2017 và mừng Xuân Đinh Dậu 2017;
- Tổ chức Lễ khai mạc Đại hội TDTT lần VIII và giải Việt dã chào mừng kỷ niệm 86 năm
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2017), Đại hội Đoàn phường 12
lần thứ XIX nhiệm kỳ 2017 – 2021.
- Tổ chức giải Futsal Đại hội TDTT Chào mừng kỷ niệm ngày Giỗ Quốc tổ Hùng
Vương (mùng 10/3 âm lịch) và kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh (26/3/1931 – 26/3/2017)
- Tổ chức giải Đá cầu Đại hội TDTT Chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017).

- Tổ chức giải billiards Đại hội TDTT chào mừng Kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2017) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).
- Tổ chức hoạt động TDTT hè năm 2017 với Chủ đề: “ Tự hào thiếu nhi Thành phố
Bác Hồ” với 05 giải:+ Trò chơi vận động hè; + Chạy Việt dã; + Cờ tướng, cờ vua; +
Cầu lông; + Đá cầu
- Vận động mạnh thường quân trên địa bàn tổ chức 2 giải TDTT xã hội hóa: Bóng
chuyền chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2017)
và Giải billiard Chào mừng Kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống Hội thanh niên Việt Nam
(15/10/1956 – 15/10/2017).
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Công tác TDTT đã tổ chức giải CỜ tướng và Cờ vua Khu phố văn hóa.

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

4. Văn hóa văn nghệ:
Tham gia tích cực các hoạt động tổ chức giao lưu: chương trình văn nghệ mừng
Đảng mừng Xuân 2017; giao lưu văn nghệ giữa Sư đoàn 309 Trung đoàn 31 và Quận 6;
văn nghệ cho công tác tổ chức lễ trao huy hiệu Đảng nhân kỷ niệm 87 năm ngày thành
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/02/1930-3/02/2017); “Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt
Nam 19/04 và Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương; tham gia hội thi tiếng hát Hoa Phượng đỏ và
bước nhảy xanh cấp Quận;
Tổ chức các hội thi: hội thi “Tiếng hát Xuân yêu thương”; Hội thi Karaoke với chủ
đề “ Tự hào thanh niên Việt Nam” Chào mừng 60 năm ngày Truyền thống Hội LHTN
Việt Nam (15/10/1956 -15/10/2016) và Chào mừng 86 năm ngày thành lập Hội LHPN
Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2016); Hội thi văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày

Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017)
5. Công tác kiểm tra liên ngành: Dịch vụ ăn uống, cà phê:
Cà phê:
- Số lượt kiểm tra

: 10 lượt quán.

- Vi phạm

: nhắc nhỡ 04công tác PCCC; 08 về Vệ sinh ATTP

* Ăn uống:
- Số lượt kiểm tra

: 08 lượt.

- Vi phạm

: 01 ( Quán ăn Sườn Cây )

Dịch vụ internet – trò chơi điện tử:
Internet
- Số lượt kiểm tra

: 18 lượt.

- Vi phạm

: chưa phát hiện vi phạm tại thời điểm kiểm tra


Trò chơi điện tử:
- Số lượt kiểm tra
SVTT: Lê Trung Tín

: 12 lượt.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Vi phạm

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)
: 01

Dịch vụ Khách sạn – Nhà trọ:
- Số lượt kiểm tra

: 11 cơ sở.

- Vi phạm

: chưa phát hiện vi phạm

Công tác gia đình, xây dựng gia đình văn hóa:
- Xây dựng kế họach công tác gia đình năm, kế họach họat động tuyên truyền về
Bình đẳng giới.
- Phối hợp Hội LNPN, Công an phường họp triển khai kế họach công tác gia đình
năm.
- Lồng ghép trong các buổi họp UBND phường, khu phố tuyên truyền Luật phòng
chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, các Nghị định xử phạt liên quan đến công
tác phòng chống bạo lực gia đình

- Lồng ghép trong họp giao ban Bí thư các chi bộ triển khai Chỉ thị 49-CT/TW ngày
21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và tiêu chuẩn gia đình văn hóa gia đoạn 2016-2021 đến trưởng BVĐ 8
khu phố, tổ trưởng 156 TDP.
Phòng chống bạo lực gia đình:
- Định kỳ họp giao ban Ban chỉ đạo Phòng, chống bạo lực gia đình phường lồng
ghép trong cuộc họp cán bộ công nhân viên.
- Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng tổng hợp các số liệu về công tác phòng, chống
bạo lực gia đình để báo cáo về Quận (theo mẫu của Quyết định 238/QĐ-BVHTTDL ngày
20/1/2009).
- Lập danh sách các nhóm đối tượng cần được tư vấn (theo điều 16 luật phòng
chống bạo lực gia đình): trên địa bàn phường có 04 nhóm đối tượng (người nghiện ma
túy, người chuẩn bị sắp kết hôn, người có hành vi bạo lực gia đình và người say rượu, cờ
bạc).
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

6. Giáo dục và đào tạo: có 411 em trong độ tuổi học lớp 1 (trong đó, 240 em
trường Lam Sơn; 122 em trường Lê Văn Tám; 49 em trường Phú Lâm).
Sau khi được Phòng GD-ĐT quận triển khai nhiệm vụ năm học mới, phường đã vận
động, đôn đốc con em ở cả 3 cấp học phổ thông cũng như bổ túc nhanh chóng đăng ký
nhập học. Nhờ vậy, kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, củng cố
và phát huy, công tác phổ cập giáo dục THCS và bậc Trung học được giữ vững. Trong
năm, phường cũng vận động được 22 em học lớp XMC, đến nay các em vẫn tiếp tục học.
Bên cạnh đó, việc miễn giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác
đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em gia đình nghèo khó khăn, diện chính sách được

học tập ở các cấp học phổ cập. BCĐ CMC – PCGD phường phối hợp với các ban ngành
đoàn thể phường đã trao 76 suất học bổng trị giá hơn 54 triệu đồng, và xác nhận miễn
giảm học phí cho hơn 212 trường hợp. Việc xét miễn, giảm, học phí tạo được sự đồng
tình, hỗ trợ một phần cho các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp học, bậc học của các trường trên địa bàn
phường được cải thiện khá tốt trong các năm qua.
- Ban chỉ đạo CMC – PCGD phường xác định công tác huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Toàn phường có 234 trẻ 5 tuổi, số trẻ đi học là 232, đạt tỷ
lệ 99,15% ( 232/234 )
- Trẻ 5 tuổi học tại các trường, lớp mầm non đều được chăm sóc giáo dục theo
chương trình giáo dục mầm non mới, tất cả trẻ được chuẩn bị làm quen với chữ viết, làm
quen với chữ số trước khi vào lớp 1
- Số trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non mới đạt tỷ lệ 100% (232/232)
+ Số trẻ học tại trường mầm non trên địa bàn phường: 137
+ Số trẻ học tại các trường mầm non trên địa bàn quận: 79
+ Số trẻ học tại các trường mầm non ngoài quận: 16
7. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Tổng số 32 cas (tăng 07 cas, tỷ lệ 22%} so với năm 2016 (25 cas) mắc bệnh truyền
nhiễm (xác minh đúng bệnh) trên địa bàn phường 12 như sau: sốt xuất huyết là 08, tay
chân miệng: 07, thủy đậu: 03, tiêu chảy 14.
Tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; phòng,
chống bệnh do virút zika năm 2017 trên địa bàn 08 khu phố, hình thức phát hành phiếu
bướm đến các hộ dân, phát thanh trên hệ thống loa cố định 02 buổi/ngày (sáng từ 7 giờ

đến 7 giờ 30, chiều từ 17 giờ đến 17 giờ 30). Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nhằm nâng cao y thức người dân trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm hướng đến mục tiêu là bảo vệ sức khỏe nhân dân.
8. Về công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội: tập trung thẻ BHYT phát
cho các thành viên hộ nghèo, cận nghèo.
Bán 448 thẻ BHYT (trong đó, 140 thẻ mới) số tiền 281.806.200 đồng lũy kế năm
2017: 7.771 thẻ BHYT (2.183 thẻ mới) số tiền 4.087.624.140 đống. Tính đến nay đã thực
hiện vượt chỉ tiêu Quận giao 7.771/7.400, tỷ lệ 105,01%
Tiếp tục thực hiện theo qui định mua bánh BHYT của phòng bảo hiểm Q6, dán
niêm yết thông báo để người dân được biết về những qui định mới trong mua bảo hiểm y
tế tự nguyện hộ gia đình các nội dung như: hình thức mua, hình thức giảm trừ theo số
lượng thành viên trong hộ gia đình, đối tượng được mua, giá bán BHYT theo qui định.
9. Giới thiệu và giải quyết việc làm: giới thiệu 906/850 lao động, đạt tỷ lệ
106,59% vào làm tại các cơ sở, Cty xí nghiệp trú đóng trên địa bàn phường và quận.
Họp xét 106 trường hợp để hường NĐ67, trong đó: Người cao tuổi xét 76 trường
hợp, khuyết tật xét 28 trường hợp, trẻ mồ côi xét 01 trường hợp, người nuôi dưỡng xét 01
trường hợp.
Hướng dẫn người dân làm hồ sơ hỏa táng 92 trường hợp, mai táng phí 47 trường
hợp; tổng số tiền chăm lo 527.200.000đ
Hoàn tất công tác điều tra cung cầu lao động 156/156 tổ dân phố (100%)

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

10. Tệ nạn xã hội:
- Đối tượng ma túy hồi gia cư trú tại địa phương: 13 người.

- Đối tượng uống Methadol: 25 người.
- Đối tượng quản lý theo Nghị định:
+ Nghị định 111/CP và NĐ 94/CP: 21 đối tượng (có 21 đối tượng nghiện mời).
+ Nghị định 221/CP: 09 đối tượng.
- Thu gom 26 đối tượng giao trung tâm Nhị Xuân.
- Đưa 05 đối tượng ma túy cai nghiện tự nghiện tại trung tâm cai nghiện xã hội.
- Công an phường lập hồ sơ bàn giao 20 đối tượng sử dụng ma túy về nơi cư trú
1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giảm nghèo bền vững phường 12:
- Chức năng của Ban giảm nghèo bền vững Phường:
Làm đầu mối trong các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với
các thành viên là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và các ban-ngành chức
năng của phường đảm bảo thực hiện mục tiêu chỉ tiêu giảm hộ nghèo hằng năm của
phường được thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhất. Làm cấu nối để truyền tải chủ
trương, chính sách, nguồn lực đến người nghèo tại cơ sở.
- Nhiệm vụ của Ban giảm nghèo bền vững Phường:
Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường về kết quả, hiệu quả
của chương trình giảm nghèo bền vững phường; về thực hiện qui trình khảo sát, công
nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phường, đảm bảo chính xác, đúng đối tượng của Chương
trình giảm nghèo bền vững Thành phố. Tổ chức sơ kết, tổng kết chương trình, đề nghị
khen thưởng những gương điển hình (tập thể, cá nhân) trong việc thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững phường.
- Quyền hạn của Ban giảm nghèo bền vững Phường:

SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)


Ban Giảm nghèo phường chủ động quan hệ làm việc với các phòng ban chức năng
chuyên môn (có liên quan đến các chiều dịch vụ xã hội cơ bản như: Giáo dục và Đào tạo,
Y tế, Việc làm và Bảo hiểm xã hội, Điều kiện sống, Tiếp cận thông tin) để phối hợp thực
hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ (tác động kéo giảm các chiều nghèo thiếu hụt của
hộ nghèo, hộ cận nghèo) theo kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm của địa phương và
của ngành.
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy:

TRƯỞNG BAN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG PHƯỜNG

PHÓ BAN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG PHƯỜNG

CHUYÊN TRÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG PHƯỜNG

Cán bộ Lao động
Cán bộ
Thương
Địa chính
binh và
Nhà
Xãđất
hội xây
(thành
Cán
Trưởng
dựng
bộviên)
Văn
trạm

(thành
hoá viên)
thông
Công
Cán
tinan
(thành
bộ(thành

Giáo
pháp
viên)
viên
viên)
Hộ
phổ
Chủ
tịchcập
tịch
(thành
giáo
Hội
ChủCưu
dục
viên)
tịch(thành
chiến
Hội Liên

binh

viên)
thư
hiệp
(thành
Đoàn
Phụviên)
thanh
nữ (thàn
niê
Y tế phường (thành viên)

BAN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRƯỞNG BAN GIẢM NGHÈO BỀN V
1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động:
Phó Chủ tịch phụ trách Văn xã là Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là
phó ban, các thành viên Ban giảm nghèo gồm (Chuyên trách Giảm nghèo; chuyên trách
LĐ-TBXH; cán bộ Địa chính-Nhà đất; trưởng Trạm y tế; cán bộ Văn hoá thông tin; cán
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

bộ Văn phòng thống kê; cán bộ Tư pháp-Hộ tịch; giáo viên phổ cập giáo dục; Chủ tịch
Hội CCB; Chủ tịch Hội LHPN và Bí thư Đoàn thanh niên).
Stt

Họ Và Tên

Chức Vụ


Cơ cấu

1

Lê Thị Nguyệt Hương

Phó Chủ tịch UBND.P12

Trưởng ban

2

Dương Quốc Toàn

Chủ tịch MTTQ.P12

Phó ban

3

Trần Văn Sáu

Cán bộ Giảm nghèo

Phó ban

4
5


Nguyễn Hoài Phương Thảo

Trưởng trạm Y tế

Thành viên

Bùi Văn An Hòa

Phó trưởng Công an.P12

Thành viên

6

Dương Thanh Cảnh

7

Trần Hồ Hoàng Yến

Chủ tịch Hội CCB.P12
Bí thư Đoàn TN.P12

Thành viên
Thành viên

8

Dư Ngọc Hằng


Chủ tịch Hội LHPN.P12

Thành viên

9

Lê Trung Tín

Thành viên

10

Lê Văn Thịnh

Cán bộ Văn hóa thông tin
Cán bộ Địa chính

Thành viên

1.4. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên:
Ban giảm nghèo bền vững Phường hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên không có
chế độ chính sách riêng.
Chi hỗ trợ chỉ khi có kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo vào dịp cuối năm, các
thành viên được phân công rà soát, điều tra, giám sát thì được hỗ trợ kinh phí.
Ngoài ra, Trưởng ban, phó ban giảm nghèo được hỗ trợ 100.000đ/tháng.
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ của đơn vị thực tập
Ban giảm nghèo bền vững phường có vận động các mạnh thường quân thường
xuyên ủng hộ cho công tác chăm lo trên địa bàn phường như: Nhà hàng sân vườn 360,
giày Gia Việt, Công ty may thêu Trần Trúc, Công ty may thêu Thuận Phương….
1.6. Thuận lợi và khó khăn

1.6.1. Thuận lợi
Tập thể Đảng bộ, chính quyền phường luôn thể hiện sự thống nhất và đoàn kết, cố
gắng đầu tư tìm các giải pháp khả thi để hỗ trợ hộ cận nghèo nâng thu nhập đồng thời
giúp hộ tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục pháp triển, cơ cấu kinh tế phường tiếp tục phát
triển, cơ cấu kinh tế phường có sự chuyển dịch đúng hướng, nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng
được xây dựng tương đối đồng bộ, vệ sinh môi trường được cải thiện, cản quan đô thị có
nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Chính trị xã hội
ổn định, an ninh giữ vững, hoạt động của các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tin,
giảm nghèo, việc làm và các vấn đề xã hội khác được quan tâm lãnh đạo và đạt nhiều kết
quả.
1.6.2. Khó khăn
Vẫn còn một số hộ nghèo đang sống trong căn nhà xuống cấp, hư hỏng nặng nhưng
chưa thể tiến hành xây mới hoặc sửa chữa, lý do nhà thuộc diện nhà nước quản lý hoặc
do tranh chấp thừa kế, do thành viên trong gia đình không thống nhất,…
Nhận thức của các cấp và người dân về chương trình giảm nghèo còn hạn chế. Có
nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo nên chưa tạo được ý thức chủ động của
các cấp và người dân. Trong khi các hoạt động truyền thông về chương tyri2nh giảm
nghèo đa chiều còn hạn chế nên người dân chưa có nhận thức đúng nhu cầu trong việc
thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn
tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát
nghèo. Mặt khác, bệnh thành tích đã khiến một số địa phương khống chế tỷ lệ nghèo thấp
hơn so với thực tế, dẫn đến một số người nghèo chưa tiếp cận được các chính sách, gây ra

những hiểu biết sai lệch về chính sách của Nhà nước.

Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội với người nghèo tại
địa bàn Phường 12 Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Qui mô, cơ cấu đối tượng
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Trên cơ sở kết quả tổ chức kiểm tra hiệu quả giảm nghèo cuối năm 2017 chuyển
sang đầu năm 2018, Phường 12 hiện còn 73 hộ nghèo với 388 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ
1,15% và 328 hộ cận nghèo với 1.307 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 5,17% trên tổng số hộ dân;
được phân theo nhóm như sau:
Bảng 1: Số lượng hộ nghèo năm 2017 của phường 12, quận 6
Hộ nghèo

Hộ nghèo

nhóm 1

nhóm 2

Hộ
0

Nhâ
n

khẩu

Hộ

Nhâ
n
khẩu

Hộ nghèo nhóm 3
Hộ nghèo
Hộ nghèo
Hộ

nhóm 3A

Nhâ
n
khẩu

Hộ

Hộ cận
nghèo

nhóm 3B

Nhâ
n
khẩu


Hộ

Nhâ
n
khẩu

Hộ

Nhân
khẩu

1,30
7
Nguồn: Báo cáo kết quả chương trình giảm nghèo năm 2017 tại phường 12, quận 6
0

0

0

73

388

46

255

27


133

328

- Hộ nghèo nhóm 3A có thu nhập trên 21 - 28 triệu đồng/người/năm: (Điểm
thiếu hụt đa chiều từ 40 điểm trở lên)
Mức thu nhập bình quân đầu
người/năm

Số hộ

Số nhân khẩu

Tỷ lệ

- Trên 21 đến 23 triệu đồng

10

58

0,15

- Trên 23 đến 25 triệu đồng

22

134

0,34


- Trên 25 đến 27 triệu đồng

12

56

0,18

- Trên 27 đến 28 triệu đồng

2

7

0,03

46

255

0,72%

TỔNG

Nguồn: Báo cáo kết quả chương trình giảm nghèo năm 2017 tại phường 12, quận 6
- Hộ nghèo nhóm 3B có thu nhập trên 28 triệu đồng/người/năm:(Điểm thiếu hụt
đa chiều từ 40 điểm trở lên)
Mức thu nhập bình quân đầu
người/năm

Trên 28 triệu đồng
SVTT: Lê Trung Tín

Số hộ

Số nhân khẩu

Tỷ lệ

27

133

0,42%


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Nguồn: Báo cáo kết quả chương trình giảm nghèo năm 2017 tại phường 12, quận 6
- Hộ cận nghèo có thu nhập trên 21 - 28 triệu đồng/người/năm:(Điểm thiếu hụt
đa chiều dưới 40 điểm)
Mức thu nhập bình quân đầu
người/năm

Số hộ

Số nhân khẩu


Tỷ lệ

- Trên 21 đến 23 triệu đồng

41

177

0,64

- Trên 23 đến 25 triệu đồng

138

546

2,15

- Trên 25 đến 27 triệu đồng

110

429

1,71

- Trên 27 đến 28 triệu đồng

39


155

0,60

328

1.307

5,17%

TỔNG

Nguồn: Báo cáo kết quả chương trình giảm nghèo năm 2017 tại phường 12, quận 6
 Tỷ lệ thiếu hụt các chiều dịch vụ xã hội cơ bản:

Số
TT

1

2

Các chiều
dịch vụ xã
hội cơ bản

Các chỉ số đo

Giáo dục và
đào tạo


Trình độ giáo dục người lớn
(Từ 15 – 30 tuổi)
Tình trạng đi học trẻ em
(Từ 5 – 14 tuổi)
Trình độ nghề
(Từ 18 – 35 tuổi)

Y tế

SVTT: Lê Trung Tín

Tỷ lệ
thiếu hụt
trên tổng
số hộ
dân của
phường
(%)

1,40
0,05
2,26

Tiếp cận dịch vụ y tế

0,06

Bảo hiểm y tế
(Từ 6 tuổi trở lên)


0,87

Tỷ lệ
Tỷ lệ
thiếu hụt thiếu hụt
trên tổng trên tổng
số hộ
số hộ cận
nghèo
nghèo
của
của
phường phường
(%)
(%)
60/73
31/328
82,19
9,45
4/73
1/328
5,48
0,30
65/73
80/328
89,04
24,39
4/73
0

5,48
56/73
0
76,71


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

4

5

Việc làm và
BHXH

Điều kiện
sống
Tiếp cận
thông tin

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Việc làm

0,21

Bảo hiểm xã hội


5,28

Nhà ở
(Bình quân dưới 6 m2/người)
Nước sinh hoạt
Sử dụng viễn thông
Tài sản tiếp cận thông tin

1,09
0
0
0

8/73
10,96
70/73
95,89
33/73
45,21
0
0
0

5/328
1,52
269/328
82,01
37/328
11,28
0

0
0

Qua bảng số liệu cho ta thấy hộ nghèo năm 2016 là 13 hộ nghèo nhóm 3A với 85
nhân khẩu trên 5679 hộ dân của toàn phường chiếm 0,23%, không có hộ nghèo nhóm 1
và nhóm 2, và phân bố trên 5 khu phố (riêng khu phố 6 không có hộ nghèo). Tuy nhiên số
lượng hộ nghèo ở các khu phố có sự khác nhau và phân bố không đều, một phần là do sự
khác nhau về nguyên nhân nghèo cũng như hiệu quả mang lại của công tác giảm nghèo.
2.2 Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng:
Thủ tục được xác nhận và cấp sổ hộ nghèo được thực hiện như sau:
Theo Thông tư 17/2016/TT-BLĐTB-XH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội về Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, quy trình xét duyệt gồm
7 bước sau (điều 6, chương II):
1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn
để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:
a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng mẫu
phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư này) để nhận dạng nhanh đặc
điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở xuống thì đưa vào
danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số 2c ban hành kèm theo
Thông tư này) để tổ chức rà soát; Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn
chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro
trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách
các hộ cần rà soát.
SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập
danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục số 2d
ban hành kèm theo Thông tư này) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục
số 3b ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ lục số
3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tổng hợp và phân loại kết quả như sau:
a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống hoặc hộ
có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc
hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên;
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175
điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150
điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140
điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm
đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
- Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát


SVTT: Lê Trung Tín


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS II)

Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên
trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng
các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được các hộ dân
trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp. Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân
để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (chủ yếu tập trung vào
hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo). Kết quả cuộc
họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành kèm theo Thông tư này), có
chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản
gửi Ban giảm nghèo cấp xã).
4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát
cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc. Trường hợp có
khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo
đúng quy trình.
5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai (và phúc tra nêu có khiếu nại
của người dân) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi
ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát.
Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày
làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận

nghèo trên địa bàn
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều
tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định công
nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn;
thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (sử dụng mẫu theo Phụ lục số 2e
ban hành kèm theo Thông tư này) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh

SVTT: Lê Trung Tín


×