Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÌNH HUỐNG sư PHẠM và CÁCH xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.92 KB, 11 trang )

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Tình huống 1.

Trong giờ thảo luận nhóm giáo viên giảng dạy quan sát thấy trong các nhóm có
học sinh không tích cực học tập ngồi nhìn ra cửa. Là giáo viên trong giờ học đó
bạn giải quyết như thế nào?
• Cách xử lý.
B1. Giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng, yêu cầu học sinh tập trung.
B2. Tìm nguyên nhân của biểu hiện không tập trung học tập của học sinh; Vấn đề
giải quyết của bài học không gây được hứng thú, chưa thu hút được học sinh;
Tâm lý của học sinh có vấn đề.
B3. Gặp gỡ riêng trao đổi tìm hiểu học sinh.
- Nếu trường hợp : Học sinh không thích học, không hứng thú với bộ môn
giáo viên cần xem xét lại biện pháp của mình tạo hứng thú học tập cho học
sinh.
- trường hợp: Học sinh có vấn đề về tâm lý( buồn vì gia đình, bạn bè… thì
nên động viên kịp thời, thì nên yêu cầu cố gắng vượt khó để học tập.
• Lời bình.

Cách giải quyết trên, không làm ảnh hưởng tới tiến độ và thời gian công việc của
cả lớp. Thẻ hiện được sự bình tĩnh không nôn nóng và mang tính giáo dục, quan
tâm đến đối tượng học sinh, gây được niềm tin tạo hứng thú.
Tình huống 2.
Là giáo viên chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy 1 bộ môn văn hoá cô giáo A đã kiểm
tra bài cũ đến lần thứ 3 mà học sinh đó vẫn trả lời: “ Thưa cô em không thuộc
bài”
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM


Đ/c xử lý như thế nào?
• Cách xử lý.
B1. Tiếp tục gọi 1 em học sinh khác trả lời và củng cố kiến thức.
B2. Bình tĩnh cho học sinh đó ngồi xuống và nhẹ nhàng phê bình em(đã lần thứ 3)
B3. Tìm hiểu nguyên nhận
- Gặp riêng em học sinh đó, hỏi rõ lý do không trả lời được câu hỏi.
- Trao đổi với gia đình về tình hình của học sinh để kết hợp giáo dục.
- Động viên em đó.
- Phân công các bạn kèm cặp em học sinh đó.
- Tiếp tục kiểm tra đáng giá.
- Nếu không tiến bộ sẽ bị xử lý theo nội quy lớp.
• Lời bình
Cách gải quyết trên thể hiện được sự quan tâm sát sao đến đối tượng học sinh yếu,
lười học. Kết hợp được giữa gia đình nhà trường, gây dựng được niềm tin tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
Tình huống 3.
Trong giờ dạy môn toán lớp 9 về tiết ông tập.trong lúc kiểm tra bài cũ tôi đã đưa
lên bảng phụ 1 bài tập: Cho hình vẽ hãy điền vào chỗ … để được 1 hệ thức
đúng. Trong khi một em lên bảngtôi đã phát hiện trên bảng phụ đã bị thiếu 1 hệ
thức; và em học sinh đó có ý kiến là cô viết thiếu. một em học sinh A dưới lớp
nói là : “ Viết như vậy mà cũng viết”
• Cách xử lý.
Tôi đã nhận sự sơ xuất của mình trước lớp và tôi đã phân tích cho các em hiểu sai
sót của em học sinh A. Cô nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi
mọi người cũng có sự nhầm lẫn.

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

• Lời bình.
Là giáo viên chắc chắn bạn không vừa lòng khi học sinh nói câu đó dù là bột phát
nhưng bạn có thể trách móc học sinh khi lỗi thực ra thuộc về mình không? Nếu
tôi cần thận 1 chút chắc không có chuyện gì xẩy ra. Chính vì vậy sự nguyên tắc
của tôi trong lúc này có thể làm các em sợ nhưng trong lòng chúng không thật
sự bằng lòng vì lỗi là tại tôi. Không có cách nào khác dù không muốn nhưng tôi
cũng phải thành thật nhận lỗi trước học sinh. Tôi cũng phải phân tích cho em
học sinh A và cả lớp thấy được sự không phải trong cách phản ứng của em đó.
Qua tình huống này các em hiểu ra các em biết cách kiềm chế bản thân trong
những hoàn cảnh giao tiếp để tranhs có những biểu hiện và lời nói không phù
hợp.
• Cách xử lý khác.
1. Quay sang học sinh A và phê bình tại sao em lại nói tự nhiên như vậy trong
giờ học
2. Lờ đi coi như không nghe thấy lời nói của em học sinh A.
Tình huống 4.
Lớp tôi có em học sinh nói ngọng vần “ N và L” Trong 1 giờ dạy tôi gọi em học
sinh đó đọc bài và em đã nói ngọng từ Nên và Lên. Trong khi đó trong lớp có
em Lé Cà nói câu “Cô ơi! bạn này nói ngọng lắm”.
• cách xử lý.
Khi em đó đọc xong tôi đã nhắc học sinh là các em không dược chê bạn để bạn sử
dần dần và tôi đã nhiệt tình chỉ bảo em đó để em đó có cách phát âm cho đúng.
• Cách xử lý khác.
1. Tôi nhắc em Lé Cà là em không nghiêm túc trong tiết học.
2. Tôi cho em học sinh đó đọc lại và phát âm cho đúng mới cho ngồi xuống.
Tình huống 5.
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

• Tên tình hống: Giờ sinh hoạt nhớ mãi.
Tuần này lớp tôi không chỉ có 1 số điểm kém mà còn rất nhiều lỗi khác: Thứ 2 bạn
K không vệ sinh đầu giờ, thứ 3 bạn K không trực nhật, nói chuyện riêng, thứ 4
bạn K làm việc riêng, nói tục…
Theo quy định thì mắc lỗi nào theo nội quy mà phạt tôi nói trước lớp như vậy . vừa
ngắt lời em K nói luôn “ Tao không làm” .
• Cách xử lý và lời bình.
Tôi dời bục giảng bước xuống lớp, giọng nhệ nhàng: Cô giáo biết em rất buồn vì là
học sinh mới đến. Nhưng mỗi bạn một hoàn cảnh em ạ! Em nhìn xem lớp mình
có nhiều bạn đến mùa đông áo mặc không có đủ ấm, nhà nghèo lắm nhưng đi
học vẫn cố gắng về nhà còn chăm làm giúp gia đình. Em may mắn hơn các bạn
thì hãy trân trọng em ạ. Một tuần qua cô và các bạn không trách em đâu chỉ
mong bước sang tuần sau em sẽ không phải là em hôm nay mà là một học sinh
ngoan. thực sự cô đang rất buồn nhưng cô lại hy vọng em sẽ suy nghĩ kỹ lời nói
của cô.
• Lời bình.
Từ việc động viên , phân tích sẽ giúp các em học sinh tự nhận ra lỗi để sửa chữa,
đến giờ em K đã tiến bộ là học sinh ngoan của lớp và là học sinh giỏi của
trường.
Tình huống 6.
Giờ văn lớp đang chăm chú nghe đọc bài thì em Gia Phạ vo 1 tờ giấy và ném lên
bục giảng.
• Cách xử lý
Vẫn cho học sinh đọc tiếp sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở: hành động của em như vậy
là thiếu tôn trọng cô và các bạn, dù bực tức vì bất cứ chuyện gì cũng không
được hành động vô ý thức như vậy”,

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA



TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Thấy vậy em Gia Phạ đứng dậy xin lỗi cô và cả lớp rồi xin nhặt giấy bỏ vào sọt
rác.
• Lời bình.
Trước thái độ đó của học sinh nếu giáo viên cứ quát mắng thì sẽ ảnh hưởng đến giờ
học. chỉ cần vài phút phân tích cho học sinh để sử sai thì đó mới là tính giáo
dục.
• Cách xử lý khác.
- Ngay lập tức bắt em lên bảng nhặt tờ giấy.
- Dừng giảng và phạt em học sinh đó.
Tình huống 7:
Trong buổi lao động của lớp tôi chủ nhiệm, tôi phát hiện thấy có hai học sinh đã tự
ý bỏ về giữa giờ.
Xử lí: Cử lớp trưởng gọi hai bạn để tiếp tục lao động.
Lời bình: Tôi tự nhận thấy cách xử lý tình huống của mình chỉ mới đem
lại hiệu quả tức thời chưa có tính giáo dục tới toàn thể học sinh trong cả lớp.
Đề xuất các xử lý khác: Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp cô
giáo chủ nhiệm, khi các em trở lại, giáo viên nghiêm khắc nhắc nhở 2 em học
sinh đó và yêu cầu các em phải tiếp tục tham gia lao động cùng các bạn, trong
quá trình đó giáo viên luôn để ý quan sát thái độ lao động của các em trên.
Cuối buổi lao động tôi họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quả
buổi lao động. Tôi đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được
góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động.
Tình huống 8.
Trong giờ học giáo dục công dân với bài “ Tự lập” Sau khi tìm hiểu bài xong tôi
hỏi cả lớp: Sau này các em làm gì để tự lập cuộc sống? Một em học sinh trả

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA



TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
lời : Sau này em muốn làm công nhân vệ sinh đường phố. Cả lớp cười ồ em học
sinh đó đỏ mặt.
• Cách xử lý.
- Giáo viên yêu cầu lớp trật tự.
- Hỏi em học sinh: Vì sao em muốn làm công nhân.
- Em học sinh trả lời: Vì em muốn góp phần vào việc bảo vệ môi trường để
mọi người có cuộc sống khoẻ mạnh.
- Cả lớp im lặng.
- Tôi phân tích cho học sinh hiểu nghề nào cũng quý cũng vinh quang miễn là
lao động chân chính, không nghề nào là đáng xấu cả.
- Cả lớp im lặng và các em đã nhận ra hành động không đúng của mình.
• Lời bình.
Với cách xử lý đó học sinh sẽ có ý thức về lao động, không có ý phân biệt lao động
chân tay và lao động trí óc, có ý thức học tập vươn lên, không lười biếng, có ý
thức rèn luyện cuộc sống.
Tình huống 9. Tại sao em làm thế
Trong giò dạy học môn giáo dục công dân lớp 8. Một em học sinh không chú ý học
mà ném bật lửa ga mùi bốc lên khó chịu. Cô giáo hỏi: Bạn nào làm việc này cả
lớp im lặng, cô giáo hỏi lần thứ 2 vẫn im lặng. Cô giáo hỏi bạn lớp trưởng thì
bạn bảo: Bạn Xừ Po làm. Cô giáo yêu cầu bạn Xừ Po đứng dậy em đó chối và
chửi bạn lớp trưởng; Tôi yêu cầu Xừ Po đứng xó nhưng em đã bỏ ra ngoài và
còn văng tục.
• Biện pháp xử lý.
- Tôi gặp trực tiếp em Xừ Po và phân tích cho em hiểu.
- Báo với giáo viên chủ nhiệm và gia đình cùng giải quyết.

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA



TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Kết quả: Sau khi gia đình và giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở Xừ Po đã gặp Tôi và
xin tôi tha thứ.
• Lời bình.
Với việc giải quyết và xử lý như vậy đã kết hợp được GVCN và gia đình trong
việc giáo dục ý thức học sinh trong cách ứng xử giữa học sinh và giáo viên.
Tình huống 10.
Trong làn đi vận động học sinh ra lớp vì em đó nghỉ quá nhiều. Khi tôi đến nhà thì
nghe được câu chửi của phụ huynh “ Thầy cô nào dạy mày mà mày láo vậy”
• Cách xử lý.
Tôi vẫn vào nhà thăm hỏi gia đình và vận động gia đình cho em đến lớp, và phân
tích được vai trò của giáo dục. Đồng thời động viên em đến lớp. Từ đó em học
sinh đó đi học đầy đủ và rất tiến bộ.
• Lời bình.
Mỗi người có cách xử lý khác nhau nhưng giải thích là hợp lý nhất vì mình làm sự
nghiệp giáo dục thì phải cố gắng.
Tình huống 11. Chiếc khăn quàng.
Trong giờ sinh hoạt đội 1 em học sinh không đeo khăn quàng. Tôi tiến lại gần em
và hỏi:
- Khăn quàng của em đâu? Em không trả lời
- Tôi hỏi tiếp: Sao đi sinh hoạt lại không đeo khăn quàng?
- Em trả lời: Thưa chị khăn của em rách rồi ạ !
- Tại sao lại bị rách
- Em ngập ngừng: Vì hôm qua do sơ ý em làm rách rồi ạ!
• Cách xử lý.
- Tôi hỏi rõ lý do vì sao.
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

- Tôi hỏi khăn quàng có ý ghĩa như thế nào?
- Tặng em một chiếc khăn quàng mới và nhắc nhở em cùng các em khác phải
biết giữ gìn…
• Lời bình
Tình huống trên là do em học sinh đã cẩu thả, không gọn gàng, ngăn nắp, không
hiểu hết ý nghĩa của chiếc khăn quàng. Là TPT đội tôi cần uốn nắn, định hướng
để cho các em đội viên rèn luyện nhân cách theo hướng tích cực. từ đó các em
cần nâng niu trân trọng va tự hào vì thế hệ cha anh đi trước tiếp đó các em noi
gương, học tập.
Tình huống 12. Chiếc bút màu
Sau khi kết thúc tiết mĩ thuật là tiết thể dục của tôi trước giờ vào lớp, bỗng từ xa tôi
thấy 1 nhóm học sinh đang to tiếng và xô sát nhau. Tôi lại gần thì mới biết đó là
2 em học sinh lớp 6 đang tranh cãi nhau về 1 chiếc bút màu. Tôi hỏi kỹ thì mới
biết chiếc bút đó là của em An trên đường đi học đã đánh rơi và em Hừ nhặt
được, đến tiết mĩ thuật em Hừ mang ra vẽ em An nhận ra và nghĩ là em Hừ lấy
chộm nên đã xẩy ra xô xát.
• Cách giải quyết.
- Bình tĩnh hỏi rõ đầu đuôi sự việc.
- Hỏi em An xem bút của em bị mất khi nào.
- Vì sao em nhận ra đó là bút của mình.
- Tại sao Hừ lại có bút đó
- Phân tích đúng sai cho 2 em.
• Lời bình.
Trước tiên ta phải bình tĩnh can ngăn 2 em đó, sau đó hỏi lý do. Nếu em An đánh
rơi thì phải gặp bạ hừ xin lại, Còn Hừ nhặt được thì cũng phải trả lại người mất.

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Trong trường hợp nếu An không làm mất mà Hừ lấy thì pơhải phân tích giáo
dục Hừ vì đó là hàng vi sai trái.
Tình huống 13
Trong giừo sinh hoạt chuyên môn, các giáo viên gâỉng dạy môn Văn và môn toán
đã phải ánh với giáo viên chủ nhiệm về ý thức học tập của học sinh rất kém,
yêu cầu giá viên chủ nhiệm tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh.
• Cách xử lý
Tôi đã bình tĩnh lắng nghe, hỏi kỹ hơn là cả lớp không có ý thức hay chỉ một số
em, từ đó dưa ra cách giáo dục phù hợp.
Trong tình huống trên có rất nhiều cách xử lý khác nhau như giáo viên bác bỏ ý
kiến trên, hoặc sẽ làm ngơ không để ý…
• Lời bình.
Trong công tác giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò quan trọng
trong việc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, để làm tốt được việc này thì
việc lắng nghe ý kiến là vô cùng quan trọng để có cách giáo dục phù hợp.
Tình huống 14
Tôi là giáo viên mới ra trường, được nhà trường phân công chủ nhiệm 1 lớp có
nhiều học sinh cá biệt, lười học thường xuyên vi phạm. Tôi bị BGH phê bình và
tôi không hoàn thành được nhiệm vụ.
• Cách xử lý.
Tôi đề nghị BGH cho đổi giáo viên chủ nhiệm khác có kinh nghiệm có uy tín thay
tôi chủ nhiệm.
• Lời bình
Theo tôi với những học sinh cá biệt không nghe lời thì cần phải có giáo viên có
kinh nghiệm, lâu năm, có uy tín thì học sinh rất sợ và nghe lời. Còn giáo viên
trẻ , mới, thường học sinh không sợ.
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

• Cách xử lý khác.
- Họpc hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp để tìm cách xử lý phù hợp.
- Nghiêm khắc xử lý học sinh kết hợp với BGH.
Tình huống 15.
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đóng góp ý kiến, để chuẩn bị cho tiết giảng
chuyên đề. Sau khi góp ý kiến người giảng phản ứng gay gắt: Đồng chí ghét tôi,
trù úm nên đưa ra nhiều ý kiến không hợp lý.
• cách xử lý.
- Hỏi xem những ý kiến đưa ra thì có gì chưa hợp lý.
- Sau đó cùng tổ xem xét ý kiến đã đưa ra.
- Cả tổ cùng phân tích để đi đến ý kiến chung.
• Lời bình
Mỗi trạng thái con người đều bắt nguồn từ những nguyên nhân nhất định. Có thể
phản ứng gay gắt của người giáo viên trước đóng góp của đồng nghiệp là do
người giáo viên đó quá căng thẳng khi phải chuẩn bị ý tưởng cho tiết giảng
chuyên đề đạt kết quả. Hoặc là do cuộc sống riêng tư của giáo viên đó đang gặp
nhiều khó khăn. Có thể do người giáo viên đó chưa hiểu được ý tốt của người
khác. Vậy nên với vai trò là đồng nghiệp , người tổ trưởng chuyên môn thì
chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết thấu tình hợp lý.
Nếu người tổ trưởng chuyên môn tức giận , phê phán gay gắt , người giáo viên lo
thì không khí sẽ căng thẳng buổi sinh hoạt không đạt kết quả mà lại làm xấu đi
tình cảm đồng nghiệp.
Tình huống 16: Một giáo viên đi thi giáo viên giỏi cấp huyện,khi thi giảng thì
không được sự ủng hộ của học sinh trường sở tại.Khi trống vào lớp ban giám
khảo đã đến dự nhưng lớp vẫn ồn ào ,một số học sinh vẫn trêu đùa nhau trên

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

bục giảng khi giáo viên nhắc nhở thì một em học sinh nói : tý nữa cả lớp đừng
giơ tay phát biểu nhé,có phải giáo viên trường mình đâu.
Xử lí: vì sợ ảnh hưởng đến tiết dạy nên giáo viên đó không nói gì và giảng dạy
bình thường.
Lời bình: cách xử lý như trên sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giảng dạy.Một giờ
dạy muốn có kết quả cao thì ngoài sự giỏi giang và nỗi lực của giáo viên còn
phụ thuộc vào sự nỗ lục và cộng tác của học sinh . Với cách xử lý như trên thì
giáo viên đứng lớp tiết đó sẽ gặp nhiều khó khăn, không khí tiết học không thể
sôi nổi và không giáo dục được ý thức đạo đức cho các em học sinh.
Tôi xin đề xuất một cách xử lí khác: giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở và
khuyên các em học sinh không nên phân biệt như vậy.Theo tôi thì để tránh gặp
phải tình huống như trên giáo viên nên chủ động gần gũi và làm quen với các
em trước giờ dạy

TRƯỜNG PTDTBTTHCS PẮC MA



×