Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu sử dụng một số công thức thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với cỏ stylo trong chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.77 KB, 61 trang )

i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1. 1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt ..................... 4
1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt ....................................................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn thịt ............................................................ 5
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn ........................ 6
1.1.2. Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt ............................................ 7
1.1.3. Sắn và sử dụng sắn trong chăn nuôi lợn .................................................. 7
1.1.3.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam ................................ 7
1.1.3.3. Giá trị dinh dưỡng của củ sắn và lá sắn .............................................. 9
1.1.3.4. Các phương pháp làm giảm HCN trong sắn để chăn nuôi lợn ........... 11
1.1.4. Cỏ stylo 184 và tình hình sử dụng trong chăn nuôi lợn ......................... 12
1.1.4.1. Đặc điểm sinh học cỏ stylo ................................................................ 12
1.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng cỏ stylo trong chăn nuôi .................... 13
1.1.5. Phương pháp ủ chua thức ăn ................................................................. 14
1.1.5.1. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua .......................................... 14
1.1.5.2. Các quá trình diễn ra trong hố ủ chua............................................... 15
1.1.5.3. Ưu điểm của phương pháp ủ chua ..................................................... 17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 17
1.2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ và lá sắn ................. 17


1.2.2. Nghiên cứu củ sắn và lá sắn trong chăn nuôi lợn thịt............................ 19
1.2.3. Thành phần hóa học và sử dụng cỏ stylo trong chăn nuôi lợn thịt ........ 22
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 23
2.2.1. Địa điểm .............................................................................................. 23
2.2.2. Thời gian ............................................................................................. 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................ 23
2.4.2. Phương pháp ủ chua........................................................................... 25
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................... 25


ii
2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu .............................................................. 25
2.4.5. Phương pháp đo độ dày mỡ lưng của lợn ........................................... 26
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 26
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................... 26
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 27
3.1. Kết quả thực hiện nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng
của các công thức phối hợp củ sắn, lá sắn và cỏ stylo khác nhau ủ chua trong
phòng thí nghiệm ............................................................................................. 27
3.1.1. Thành phần hoá học của các loại nguyên liệu .................................. 27
3.1.2. Giá trị dinh dưỡng và chỉ số pH và HCN của thức ăn ủ chua các công
thức ............................................................................................................... 28
3.1.3. Giá trị sơ bộ các loại thức ăn ủ chua .................................................. 32
3.2. Kết quả thực hiện nội dung 2: Nghiên cứu so sánh khả năng sinh
trưởng, cho thịt và tiêu tốn thức ăn của lợn sử dụng thức ăn ủ chua với thức
ăn đối chứng tại nông hộ ................................................................................. 34

3.2.1. Thí nghiệm 1 sử dụng củ sắn tươi và cỏ stylo tươi ủ chua ................ 34
3.2.1.1. Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 1 ..... 34
3.2.1.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm .................................... 36
3.2.2. Thí nghiệm 2 sử dụng củ sắn tươi, lá sắn tươi ủ chua ....................... 38
3.2.2.1. Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm ........ 38
3.2.2.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của thí nghiệm .................................... 40
3.3. Kết quả thực hiện nội dung 3: Hỗ trợ phổ biến phương pháp ủ chua và
các công thức thức ăn ủ chua tốt và ứng dụng trong chăn nuôi lợn thịt cho
các hộ dân chăn nuôi trong xã ........................................................................ 42
PHẦN 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................ 46
4. 1. Kết luận .................................................................................................... 46
4. 2. Tồn tại ...................................................................................................... 47
4. 3. Đề nghị...................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48
PHỤ LỤC ...............................................................Error! Bookmark not defined.


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CF
CP
cs
CT
ĐB x MC
ĐC
FAO
g
HCN
Kcal
Kg

KL
KP
Mcal
ME
mm
NFE
NXB
TA
TA ủ
TAHH
TN
TT
tr.
VCK
Sd
STTĐ
STTL

Xơ thô (Crude fibre)
Protein thô (Crude protein)
Cộng sự
Công thức
Đại Bạch x Móng Cái
Đối chứng
Tổ chức nông lương thế giới
Gram
Axit xianhydric
Kilocalo
Kilogram
Khối lượng

Khẩu phần
Megacalo
Năng lượng trao đổi
Milimét
Dẫn xuất không đạm (Nitrogen free extractives)
Nhà xuất bản
Thức ăn
Thức ăn ủ chua
Thức ăn hỗn hợp
Thí nghiệm
Tăng trọng
Trang
Vật chất khô
Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tích lũy


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của thế giới giai đoạn 2003 - 2008 .... 8
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 .... 8
Bảng 2.1: Thành phần các nguyên liệu trong các công thức ủ chua........................ 24
Bảng 3.1: Thành phần hoá học của các loại nguyên liệu ........................................ 27
Bảng 3.2: Tỷ lệ vật chất khô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%) ............... 28
Bảng 3.3: Tỷ lệ protein thô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%VCK) ......... 29
Bảng 3.4: Tỷ lệ xơ thô trung bình của các loại thức ăn ủ chua (%VCK) ................ 30
Bảng 3.5: Giá trị pH trung bình của các loại thức ăn ủ chua .................................. 31

Bảng 3.6: Hàm lượng HCN trung bình của các loại thức ăn ủ chua ....................... 32
Bảng 3.7: Giá trị sơ bộ hạch toán của các loại thức ăn ủ chua ................................ 33
Bảng 3.8: Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 1 ............. 35
Bảng 3.9: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 1 ................................... 37
Bảng 3.10: Khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 2 ........... 39
Bảng 3.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 2 ................................. 41
Bảng 3.12. Kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ nông dân tiến hành ủ chua năm 2010
.............................................................................................................................. 44
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá thực hiện hoạt động hỗ trợ nông dân tiến hành ......... 45
ủ chua năm 2010 ................................................................................................... 45


v
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 1 ................................ 36
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2 ................................ 39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tà
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước ta có 27,3 triệu con
lợn, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùng
Đồng bằng sông Hồng có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng đàn lợn trong cả nước;
Đông Bắc 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; Đồng bằng sông Cửu long 3,6 triệu con,
chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; Đông nam bộ 2,5 triệu con,
chiếm 9,3%; Duyên hải nam trung bộ 2,4 triệu con, chiếm 9,0%. Các tỉnh có số đầu
lợn lớn trên 1 triệu con như là Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang

[27]. Trong số 20.809 trang trại chăn nuôi các loại, ở vùng Trung du miền núi phía
Bắc có 1.436 trang trại (Tổng cục thống kê, 2010). Do vậy, các tỉnh Trung du miền
núi phía Bắc chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình tận dụng nhiều
phụ phẩm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế còn thấp. Các tỉnh này lại có lợi thế là diện
tích dất dốc canh tác kém hiệu quả có thể trồng các cây thức ăn phục vụ chăn nuôi
lợn.
Trong định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 [16], ngoài đẩy mạnh
chăn nuôi lợn theo quy mô hình thức trang trại tập trung công nghiệp, còn lưu ý đến
phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái và tận dụng nguồn thức ăn sẵn
có, sản xuất an toàn sinh học. Đối với chăn nuôi lợn quy mô nông hộ việc sử dụng
nguồn thức ăn sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp đã có từ lâu.
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) ở Việt Nam là nguồn cung cấp nguyên
liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột, cho sản xuất thức ăn gia súc, có thể chế
biến thành nhiều thực phẩm như bánh, kẹo... Sắn cũng là loại cây trồng dễ tính,
không yêu cầu đất đai khắt khe, có thể trồng trên đất cát nghèo dinh dưỡng hoặc đất
phì nhiêu đều cho năng suất khá cao (Mai Thạch Hoành, 2004) [8]. Do vậy, cây sắn
ngày càng được trồng phổ biến ở Việt Nam năm 2008 diện tích sắn là 555,70 nghìn
ha, với sản lượng 9395,80 nghìn tấn, đạt năng suất bình quân 16,91 tấn/ha
(FAOSTAT, 2010) [51]. Củ sắn có tỷ lệ tinh bột cao (76,2 - 77,2%), nhưng protein
lại thấp (2,2 - 2,7%) đặc biệt là axit amin methionine (0 - 0,6%) (Nguyễn Nghi và cs,


2
1984) [13], hàm lượng HCN trong củ sắn ngọt 20 - 30 mg/Kg củ tươi, trong sắn đắng
60 - 150 mg/Kg củ tươi (Mai Thạch Hoành, 2004) [8]. Tuy nhiên khác với củ sắn, lá
sắn có tỷ lệ protein cao (16,5 - 39,0%), hàm lượng độc tố HCN từ 610 - 1840
mg/KgVCK (Hoàng Văn Tiến, 1987) [18]; (Dư Thanh Hằng, 2008) [5]. Axít HCN dễ
gây ngộ độc cho gia súc, để nâng cao hiệu quả sử dụng củ sắn và lá sắn trong chăn
nuôi ta cần chế biến để giảm tối đa hàm lượng HCN. Phương pháp ủ chua đã có tác
dụng giảm hàm lượng HCN và kéo dài thời gian sử dụng (Danh và cs, 1993) [49];

(Bùi Quang Tuấn, 2005) [28]; (Ba và cs, 2006) [39]; (Mai Thị Thơm và cs, 2006)
[31]. Mặt khác phương pháp ủ chua là phương pháp bảo quản thích hợp để bảo quản
thức ăn trong thời gian dài, giúp cho người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn, dự trữ
thức ăn vào mùa thu hoạch và sử dụng cho vật nuôi vào mùa khan hiếm nguồn thức
ăn (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [25].
Cỏ stylo (Stylosanthes guianensis) là loại cây họ đậu lâu năm, thường được
dùng để phủ đất chống xói mòn, và kết hợp làm thức ăn gia súc. Loại cỏ này dễ trồng
và năng suất cao 40 - 70 tấn/ha/năm (Nguyễn Thiện, 2005) [30]. Cỏ stylo thường có
lông và hàm lượng xơ cao nên gia súc không thích ăn tươi, cỏ dạng khô có thể sử
dụng cho trâu, bò, ngựa, dê, lợn và gia cầm. Ở dạng khô hàm lượng protein đạt 155 167 g/Kg VCK, xơ đạt 266 - 272 g/Kg VCK (Viện chăn nuôi, 2001) [35]. Cỏ stylo
dạng tươi có tỷ lệ protein thô cao 16,86%, đây là một nguồn nguyên liệu bổ sung
protein lý tưởng cho vật nuôi (Lê Hoa và cs, 2009) [7].
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử
dụng một số công thức thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với cỏ stylo
trong chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu củ sắn, lá sắn, cỏ stylo 184
dùng trong thức ăn ủ chua.
- Xác định được ảnh hưởng của thời gian ủ đến sự biến đổi các thành phần hóa
học và dinh dưỡng của thức ăn ủ chua từ sản phẩm củ và lá sắn với cỏ stylo.


3
- Xác định tỷ lệ sử dụng và các công thức ủ chua có chất lượng tốt từ các
nguyên liệu là củ sắn và cỏ stylo làm thức ăn chăn nuôi lợn lai F1 giai đoạn nuôi thịt
đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn F1 so với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn thông qua việc sử dụng các công
thức thức ăn ủ chua khác nhau. Từ đó là cơ sở để khuyến cáo cho nông hộ sử dụng
các công thức ủ chua thức ăn sử dụng trong nông hộ.
3. Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu sự biến động của các thành phần hóa học trong thức ăn ủ
chua từ sắn kết hợp cỏ stylo và các nguyên liệu khác để làm cơ sở dùng làm thức ăn
cho lợn. Đánh giá khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn khi dùng thức ăn ủ
chua.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt bằng cách ủ chua các nguồn thức ăn sẵn
có, rẻ tiền tại địa phương và quy mô nông hộ.


4

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt
1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ chất thông qua quá trình trao đổi chất, là
sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều của các bộ phận cũng như toàn bộ
cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước. Theo Trần Văn Phùng và cs
(2004) [14] phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của lợn theo hai quy luật:
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình sinh trưởng và phát
dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai
(postnatal).
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều: Không đồng đều về khả
năng tăng khối lượng, không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của
cơ thể, không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương. Điều quan
trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết
thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14] để đánh giá khả năng sinh trưởng của
vật nuôi, ta dùng phương pháp cân định kỳ khối lượng và đo kích thước các chiều

của cơ thể vật nuôi, từ đó tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh
trưởng của vật nuôi. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng là:
+ Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích
luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo biểu thị
sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi
tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn sinh trưởng tuyệt đối thường dùng
đơn vị là g/con/ngày.


5
+ Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích
thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo. Đơn vị sinh
trưởng tương đối là %.
+ Hệ số sinh trưởng (C): Là tỷ lệ % của khối lượng, kích thước ở thời điểm
cuối khảo sát so với thời điểm đầu. Đơn vị tính hệ số sinh trưởng là %.
1.1.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn thịt
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [29] tiêu hoá là quá trình phân giải các
chất dinh dưỡng trong thức ăn thông qua tác động cơ học, hoá học và vi sinh vật học
để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể động vật có
thể hấp thu và sử dụng được. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14] quá trình tiêu
hoá ở lợn diễn ra dưới ba hình thức: Tiêu hoá cơ học; tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi
sinh vật. Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau dưới
sự điều khiển của hệ thống thần kinh thể dịch.
Tiêu hoá ở miệng: Ở miệng của lợn, quá trình tiêu hoá diễn ra chủ yếu dưới
hai hình thức: Cơ học và hoá học. Lợn dùng mõm lấy thức ăn, vừa ăn vào vừa nhai
và vừa nuốt liên tục. Quá trình tiêu hoá hoá học ở miệng được thực hiện bởi hai men
chứa trong nước bọt, đó là men amilaza và men mantaza. Hai men này thuỷ phân tinh
bột (gạo, ngô, sắn và khoai) thành đường glucose.
Tiêu hoá ở dạ dày: Tiêu hoá ở dạ dày gồm quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu

hoá hoá học. Tiêu hoá cơ học là sự co bóp nhào trộn thức ăn do cơ trơn dạ dày thực
hiện. Quá trình này rất quan trọng: vừa làm cho thức ăn nát nhuyễn, vừa làm cho thức
ăn ngấm đều các men tiêu hoá để sự tiêu hoá được triệt để hơn. Tiêu hoá hoá học là
quá trình tác động của các men tiêu hoá do dịch vị tiết ra.
Trong quá trình tiêu hoá lợn tiết ra dịch vị liên tục và nhiều nhất là sau khi ăn
2 - 3 giờ. Lượng dịch tiết ra thay đổi phụ thuộc vào khẩu phần ăn và thời gian cho ăn.
Khi cho lợn ăn thức ăn ủ xanh, lượng dịch vị tăng lên gấp 2 - 3 lần, độ toan cao hoạt
lực pepsin mạnh. Lợn ăn thức ăn rang, dịch vị tiết nhiều hơn thức ăn ngâm. Thức ăn
bột ngũ cốc, cám gạo thì tiết dịch vị nhiều hơn thức ăn củ quả, rau tươi. Thức ăn


NCKH đầy đủ ở file: NCKH full
















×