Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền hoạt động kinh doanh quá khứ đến việc dự báo dòng tiền trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU NGÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TIỀN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH QUÁ KHỨ ĐẾN VIỆC DỰ BÁO DÒNG
TIỀN TRONG TƯƠNG LAI: TRƯỜNG HỢP CÁC DN
NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU NGÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUÁ KHỨ ĐẾN VIỆC DỰ BÁO DÒNG TIỀN
TRONG TƯƠNG LAI: TRƯỜNG HỢP CÁC DN NGÀNH DƯỢC
PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng – Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Ngân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÒNG TIỀN VÀ DỰ BÁO DÒNG
TIỀN TRONG TƢƠNG LAI .............................................................................. 7
1.1. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN VỀ DÒNG TIỀN VÀ BÁO CÁO LƢU
CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG DỰ BÁO DÒNG TIỀN ......................................... 7
1.1.1. Vai trò của thông tin về dòng tiền.......................................................... 7
1.1.2. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ..................................................................... 8
1.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC DỰ BÁO DÒNG TIỀN TRONG TƢƠNG LAI ...... 12
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN HĐKD
TRONG TƢƠNG LAI ......................................................................................... 13
1.3.1. Một số nghiên cứu về dự báo dòng tiền trong tƣơng lai...................... 13

1.3.2. Các mô hình nghiên cứu về khả năng dự báo dòng tiền ...................... 14
1.4. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU............................................................. 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 22
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH DƢỢC PHẨM,
Y TẾ TẠI VIỆT NAM ......................................................................................... 22
2.2. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 28
2.3.1. Thiết kế đo lƣờng các biến ................................................................... 28
2.3.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .............................................................. 31


2.3.3. Các phƣơng pháp ƣớc lƣợng ................................................................ 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý ................................... 34
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
3.1.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu.............. 34
3.1.2. Phân tích tƣơng quan giữa các biến ..................................................... 36
3.1.3. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu............................................... 41
3.1.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 63
3.2. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.....................................................................................77
KẾT LUẬN .........................................................................................................78
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

1

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

2

BCLCTT

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

3

Ý nghĩa

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4

BCTC


Báo cáo tài chính

5

BCN

Mô hình của Barth, Cram và Nelson

6

DN

7

GVHB

Giá vốn hàng bán

8

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

9

HOSE

Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh


10

HNX

Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội

11

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

12

KQKD

Kết quả kinh doanh

13

FASB

Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Hoa Kỳ

14

FEM

Mô hình hồi quy nhân tố ảnh hƣởng cố định


15

OLS

Hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng

16

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

17

TSCĐ

Tài sản cố định

18

TSDH

Tài sản dài hạn

19

REM

Mô hình hồi quy nhân tố ảnh hƣởng ngẫu nhiên


20

VAS

Doanh nghiệp

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Mô tả biến nghiên cứu

28

3.1

Thống kê mô tả dữ liệu

34

3.2


Ma trận tƣơng quan giữa dòng tiền và các thành phần
dòng tiền hoạt động kinh doanh

38

3.3

Ma trận tƣơng quan giữa dòng tiền và thông tin kế
toán dồn tích gộp

39

3.4

Ma trận tƣơng quan giữa dòng tiền và các thành phần
kế toán dồn tích cụ thể

40

3.5

Kết quả hồi quy mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
HĐKD trong quá khứ với độ trễ 1 năm

43

3.6

Kết quả hồi quy mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền

HĐKD trong quá khứ với độ trễ 2 năm

44

3.7

Kết quả hồi quy mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền
HĐKD trong quá khứ với độ trễ 3 năm

45

3.8

Kết quả kiểm định hệ số phƣơng sai phóng đại (VIF)

47

3.9

Kết quả hồi quy mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền HĐKD trong quá khứ với độ trễ 1 năm

48

3.10

Kết quả hồi quy mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền HĐKD trong quá khứ với độ trễ 2 năm

49


3.11

Kết quả hồi quy mô hình dự báo trên cơ sở các thành
phần dòng tiền HĐKD trong quá khứ với độ trễ 3 năm

52

3.12

Kết quả hồi quy mô hình các thành phần dòng tiền kết
hợp với thành phần dồn tích gộp với độ trễ 1 năm

53

3.13

Kết quả hồi quy mô hình các thành phần dòng tiền kết
hợp với thành phần dồn tích gộp với độ trễ 2 năm

55


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


3.14

Kết quả hồi quy mô hình các thành phần dòng tiền kết
hợp với thành phần dồn tích gộp với độ trễ 3 năm

56

3.15

Kết quả hồi quy mô hình dòng tiền kết hợp với các
thành phần kế toán dồn tích cụ thể với độ trễ 1 năm

59

3.16

Kết quả hồi quy mô hình dòng tiền kết hợp với các
thành phần kế toán dồn tích cụ thể với độ trễ 2 năm

60

3.17

Kết quả hồi quy mô hình dòng tiền kết hợp với các
thành phần kế toán dồn tích cụ thể với độ trễ 3 năm

62

3.18


Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh của các mô hình dự
báo dòng tiền

64

3.19

Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh của các mô hình sắp
xếp giảm dần

65

3.20

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin về dòng tiền luôn đóng vai trò then chốt trong hầu hết các
quyết định tài chính của các doanh nghiệp (DN). Dựa trên thông tin về dòng
tiền hoạt động, các chỉ số tài chính liên quan đến tiền mặt có thể giúp các DN
cũng nhƣ các nhà đầu tƣ đánh giá khả năng phá sản cũng nhƣ dự báo đƣợc
khả năng sinh lời của các DN. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi dòng
tiền chủ yếu đƣợc tạo ra từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) và dòng tiền này
có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp.

Dự báo dòng tiền trong tƣơng lai rất quan trọng đối với việc phân tích
tính thanh khoản và khả năng thanh toán cũng nhƣ giúp cho việc định giá
công ty, đặc biệt là khi thu nhập có chất lƣợng thấp. Hơn nữa, sự ổn định của
dòng tiền trong tƣơng lai là một yếu tố cần thiết cho việc dự báo. Trên thế
giới đã có nhiều công trình nghiên cứu tính ổn định của dòng tiền và khả năng
dự báo dòng tiền trong tƣơng lai của DN. Và có nhiều b ng chứng thực
nghiệm cho thấy dòng tiền HĐKD quá khứ, các thành phần dồn tích và thu
nhập quá khứ đều có khả năng dự báo dòng tiền tƣơng lai của doanh nghiệp.
Mặc dù sự hữu ích của thông tin về dòng tiền đã đƣợc ghi nhận nhƣng vẫn
còn sự không thống nhất trong các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, sự khác
biệt về sự ổn định của các thành phần của dòng tiền tổng hợp đối với dòng
tiền trong tƣơng lai vẫn chƣa đƣợc kiểm tra kỹ. Trong khi Murdoch và Krause
(1990), Dechow (1994) đều cho r ng thu nhập quá khứ có khả năng vƣợt trội
hơn so với dòng tiền HĐKD quá khứ trong việc dự báo dòng tiền tƣơng lai
cho DN thì Finger (1994), Quirin và cộng sự (1999), Subramanyam và
Venkatachalam (2007) đƣa ra b ng chứng cho r ng các dòng tiền từ HĐKD
quá khứ có khả năng dự báo dòng tiền HĐKD tƣơng lai của DN tốt hơn thu


2

nhập. Chính vì sự không thống nhất đó đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu với
những phạm vi về không gian và thời gian khác nhau.
Trong các báo cáo tài chính (BCTC) bắt buộc công bố, mặc dù Bảng
cân đối kế toán (BCĐKT) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo
KQHĐKD) sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng, song vẫn
chƣa đầy đủ về nguồn hình thành và việc sử dụng tiền mặt. Do vậy, Báo cáo
lƣu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là bức tranh phản ánh toàn diện về các dòng
tiền của DN. Từ đó, cung cấp những thông tin bổ sung để đánh giá về hiệu
quả hoạt động trong kì hiện tại và dự báo dòng tiền của DN trong tƣơng lai.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều DN Việt Nam chƣa nhận thức đƣợc tầm
quan trọng trong việc lập cũng nhƣ sử dụng BCLCTT.
Ngoài ra, không phải là lời lỗ mà dòng tiền mới là yếu tố quyết định
trong nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh và kể cả ngành dƣợc phẩm, y tế.
Trong thời gian qua, mặc dù thị trƣờng có nhiều biến động nhƣng cổ phiếu
ngành dƣợc vẫn là một trong những cổ phiếu đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm.
Và với bất kỳ ngành nào thì việc dự báo dòng tiền trong tƣơng lai của các DN
luôn là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị cũng nhƣ các nhà đầu tƣ để có
những quyết định đúng đắn. Trong ba dòng tiền thể hiện trong BCLCTT thì
dòng tiền từ HĐKD là dòng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh
thu chủ yếu cho các doanh nghiệp và cho thấy khả năng tạo ra tiền trong
tƣơng lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác dự báo dòng tiền ở Việt Nam
chƣa thực sự thực hiện đầy đủ, chỉ mới dừng ở lập dự toán tiền mặt hay dự
toán ngân quỹ với những giả định nhất định; chƣa thực sự đánh giá đúng mức
những nhân tố ảnh hƣởng tới dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, luận văn
chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền hoạt động kinh doanh quá
khứ đến việc dự báo dòng tiền trong tương lai: Trường hợp các DN ngành
dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các kết quả của các công trình nghiên cứu trƣớc có liên
quan, đề tài nghiên cứu nh m các mục đích:
- Kiểm định các mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các DN ngành
dƣợc phẩm, y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam trên cơ sở dòng tiền HĐKD
quá khứ. Từ đó, xác định mô hình có khả năng dự báo tốt nhất dòng tiền
HĐKD tƣơng lai đối với các DN ngành dƣợc phẩm, y tế niêm yết trên TTCK
Việt Nam.

- Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số hàm ý liên quan đến
công tác dự báo dòng tiền tƣơng lai; cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ,
các đối tƣợng liên quan nh m hỗ trợ việc dự báo dòng tiền đối với các DN
ngành dƣợc phẩm, y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu
cụ thể nhƣ sau:
- Dòng tiền từ HĐKD quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD trong tƣơng lai hay không?
- Các thành phần dòng tiền HĐKD quá khứ kết hợp với các thông tin
kế toán dồn tích gộp chung hay cụ thể có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền
từ HĐKD trong tƣơng lai hay không?
- Mô hình nào có khả năng dự báo tốt nhất dòng tiền từ HĐKD của các
DN ngành dƣợc phẩm, y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam?
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu khả năng của các thông
tin kế toán (dòng tiền HĐKD, các thành phần dòng tiền HĐKD, các thành
phần kế toán dồn tích gộp chung và cụ thể) trong quá khứ trong việc dự báo


4

dòng tiền HĐKD trong tƣơng lai đối với các DN ngành dƣợc phẩm, y tế niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Các doanh nghiệp ngành dƣợc phẩm, y tế
niêm yết trên TTCK Việt Nam trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và HNX.
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm từ
2008 – 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu: luận văn chọn mẫu gồm 19 doanh nghiệp niêm yết
thuộc ngành dƣợc phẩm, y tế trên sàn HOSE và HNX theo tổng hợp của Công
ty truyền thông tài chính Stoxplus. 19 doanh nghiệp đƣợc chọn có công bố
đầy đủ BCTC trong giai đoạn 2008 - 2017.
- Phương pháp xử lí số liệu: Dữ liệu đƣợc xử lý theo dạng bảng (panel
data) và đƣợc hồi quy theo 3 mô hình OLS, FEM và REM để kiểm định khả
năng dự báo của các mô hình nghiên cứu.
6. Bố cục đề tài
Phần mở đầu: bao gồm tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu
và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên
cứu, bố cục luận văn và tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dòng tiền và dự báo dòng tiền trong tƣơng
lai
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu
Kết luận


5

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về dòng tiền và dự báo dòng
tiền từ HĐKD và các nghiên cứu đã đƣa ra và vận dụng nhiều mô hình để có
thể dự báo tốt nhất dòng tiền cho các doanh nghiệp niêm yết. Trong số những
nghiên cứu đầu tiên về dòng tiền đƣợc thực hiện là các nghiên cứu của
Bowen, Burgstahler và Daley (1986), Greenberg, Johnson và Ramesh (1986),
tiếp theo có các nghiên cứu của Dechow (1994), Barth, Cram và Nelson
(2001) …
Tổng hợp những nghiên cứu về dự báo dòng tiền, có thể thấy đƣợc
những nhân tố thƣờng đƣợc sử dụng để dự báo dòng tiền tƣơng lai gồm dòng

tiền HĐKD quá khứ, lợi nhuận quá khứ và sự kết hợp giữa dòng tiền quá khứ
và các thành phần kế toán dồn tích, cụ thể:
- Thu nhập quá khứ có khả năng dự báo dòng tiền tƣơng lai đã đƣợc Ủy
ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Hoa Kỳ (FASB, 1978) khẳng định nhƣng
chƣa có b ng chứng thực nghiệm để chứng minh nhận định trên. Các nghiên
cứu tiếp theo của nhiều tác giả nhƣ Bowen, Burgstahler và Daley (1986),
Greenberg, Johnson và Ramesh (1986), Dechow, Kothari và Watts (1998),
McBeth (1993), Finger (1994), Ali (1994), Ebaid (2011),… cũng đã sử dụng
thu nhập quá khứ nhƣ là một nhân tố trong dự báo dòng tiền. Tuy nhiên, kết
quả thực nghiệm để lựa chọn mô hình có khả năng dự báo tốt hơn vẫn chƣa có
sự thống nhất giữa các nghiên cứu.
- Dòng tiền HĐKD quá khứ cũng đƣợc sử dụng để dự báo dòng tiền
tƣơng lai trong các nghiên cứu của Quirin và cộng sự (1999), Seng, D. (2006),
Zhao, Hobbes và Wright (2007),… Tuy nhiên, cũng chƣa thống nhất mô hình
nào dự báo dòng tiền tốt nhất trong các mô hình dòng tiền, mô hình lợi nhuận
hay mô hình kết hợp.


6

- Không chỉ sử dụng riêng dòng tiền quá khứ hay lợi nhuận quá khứ để
dự báo dòng tiền tƣơng lai, một số tác giả khác đã kết hợp dòng tiền quá khứ
với các thành phần kế toán dồn tích để làm nhân tố dự báo nhƣ Lorek và cộng
sự (1996), Barth, Cram và Nelson (2001), Brochet, Nam và Ronen (2008),
Ebaid (2011), Chong (2012), Nguyễn Thanh Hiếu (2015)… Hầu hết các tác
giả đều khẳng định mô hình kết hợp giữa dòng tiền hay lợi nhuận với các
thành phần dồn tích có khả năng dự báo tốt hơn so với mô hình chỉ sử dụng
dòng tiền hoặc thu nhập. Tuy nhiên, cũng với nghiên cứu sử dụng các nhân tố
dự báo nhƣ thế thì Chotkunakitti (2005) lại kết luận ngƣợc lại r ng mô hình
chỉ sử dụng dòng tiền có khả năng dự báo tốt hơn so với các mô hình kết hợp

khác. Nhƣ vậy, có thể thấy vẫn không có sự thống nhất trong kết quả thực
nghiệm của các nghiên cứu trƣớc.
Tại Việt Nam, mặc dù chƣa nhiều nhƣng cũng có một vài nghiên cứu
về dòng tiền. Điển hình có nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiếu (2015) về
công tác dự báo dòng tiền HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên
TTCK Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Linh (2017) dự báo dòng tiền
cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK
Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu khẳng định mô hình kết hợp dòng tiền quá
khứ với các thông tin kế toán dồn tích cụ thể là mô hình có khả năng dự báo
dòng tiền tốt nhất. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ
Thị Kim Thoa (2015) chỉ ra r ng từng thành phần của dòng tiền và từng thành
phần dồn tích hữu ích hơn trong việc dự báo dòng tiền tƣơng lai so với thu
nhập, dòng tiền gộp chung và các khoản dồn tích gộp chung. Tuy nhiên, hầu
hết các nghiên cứu này gộp chung mẫu các DN thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau mà chƣa có sự phân chia cho các nhóm ngành riêng và cũng chƣa có sự
đa dạng trong việc lựa chọn các ngành nghề khác nhau để nghiên cứu.


7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÕNG TIỀN VÀ DỰ BÁO

DÕNG TIỀN TRONG TƢƠNG LAI
1.1. VAI TRÕ CỦA THÔNG TIN VỀ DÕNG TIỀN VÀ BÁO CÁO LƢU
CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG DỰ BÁO DÕNG TIỀN
1.1.1. Vai trò của thông tin về dòng tiền
Trên thế giới, thông tin về dòng tiền đƣợc quan tâm nhiều hơn theo thời
gian khi tình trạng lạm phát xảy ra và số lƣợng các doanh nghiệp phá sản gia
tăng (Alman, 1983). Thông tin về dòng tiền có thể cung cấp bổ sung khả năng
dự đoán cho các thông tin dồn tích (Sharma, 2001).

Đối với một doanh nghiệp, dòng tiền có vai trò rất quan trọng. Dòng
tiền với doanh nghiệp cũng giống nhƣ máu với cơ thể. Dòng tiền, đƣợc thể
hiện trong BCLCTT, giúp đánh giá đƣợc khả năng tạo tiền, khả năng thanh
toán và dự báo khả năng tăng trƣởng trong tƣơng lai của doanh nghiệp.
Quan trọng không kém, nhờ loại trừ đƣợc các ảnh hƣởng của việc áp
dụng phƣơng pháp kế toán khác nhau, dòng tiền sẽ giúp chúng ta đánh giá kết
quả kinh doanh (KQKD) một cách khách quan và chính xác hơn.
Có thể thấy vai trò của thông tin về dòng tiền đƣợc thể hiện ở những
khía cạnh sau:
- Dòng tiền quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Bản chất
của dòng tiền là dòng chuyển động dòng tiền vào và dòng tiền ra, tạo ra khả
năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của một doanh
nghiệp. Thông tin dòng tiền là yếu tố đánh giá tính thanh khoản và khả năng
thanh toán của một doanh nghiệp đƣợc khẳng định trong nhiều nghiên cứu
trƣớc (Heath và Rosenfield, 1979; Largay và Stickney, 1980…).


8

- Dòng tiền ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
Các DN chỉ có thể chi trả cổ tức khi có tiền, nếu lƣợng tiền khan hiếm thì
mức chi trả cổ tức sẽ giảm hoặc không có.
- Thông tin dòng tiền có tác dụng dự báo khả năng phá sản.
Trong thực tế, khi gặp khó khăn, DN vẫn có thể hạch toán có lợi nhuận
nhờ các thủ thuật kế toán, nhƣng sự thiếu hụt dòng tiền sẽ gây áp lực tài chính
có thể dẫn đến phá sản.
Việc dự báo và phân loại những công ty phá sản hay không phá sản sẽ
đƣợc cải thiện rõ rệt khi căn cứ vào dòng tiền hoạt động và các chỉ số tài
chính liên quan đến tiền mặt. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD)
chính sẽ là nguồn tiền để DN trang trải chi phí hoạt động, hoàn trả các khoản

nợ vay hay thanh toán cho nhà cung cấp để duy trì ổn định hoạt động SXKD
của mình. Trong ngắn hạn, dòng tiền HĐKD bị âm thì công ty có thể phải vay
thêm tiền hoặc phát hành cổ phiếu để tài trợ cho nguồn vốn hoạt động. Nhƣng
nếu dòng tiền hoạt động vẫn tiếp tục âm trong khoảng thời gian dài thì công
ty sẽ bị áp lực tài chính rất lớn, ví dụ không có tiền để trả lãi vay, nợ gốc hay
lợi nhuận cho ngƣời cung cấp vốn (ngân hàng, cổ đông…).
1.1.2. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
a. Đặc điểm dòng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành trong báo cáo tài
chính (BCTC) của các DN, đây là BCTC bắt buộc và đƣợc lập vào giữa niên
độ hoặc cuối mỗi niên độ kế toán. Trên BCLCTT, các dòng tiền vào và ra
đƣợc phân loại theo ba dòng tiền: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng
tiền từ hoạt động đầu tƣ và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Trong đó:
- Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền liên quan
đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho DN bao gồm dòng tiền vào và


9

dòng tiền ra liên quan đến quá trình thanh toán với ngƣời mua, ngƣời bán,
ngƣời lao động...
- Dòng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tƣ bao gồm dòng tiền vào và
dòng tiền ra có liên quan đến việc đầu tƣ, mua sắm, xây dựng, nhƣợng bán,
thanh lý tài sản cố định và các TSDH cùng các khoản đầu tƣ tài chính khác
không thuộc các khoản tƣơng đƣơng tiền.
- Dòng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính bao gồm dòng tiền vào và
dòng tiền ra có liên quan đến tăng, giảm vốn chủ sở hữu (nhận góp vốn, phát
hành cổ phiếu, chi trả vốn góp, mua lại cổ phiếu quỹ) và nợ phải trả (tiền vay
ngắn hạn, vay dài hạn đã nhận; tiền chi trả nợ gốc vay đã trả; tiền chi trả nợ
thuê tài chính đã trả; cổ tức, lợi nhuận đã chi trả cho chủ sở hữu).

Trong ba dòng tiền trên BCLCTT thì dòng tiền từ HĐKD đƣợc xem là
quan trọng nhất. Tình hình tài chính của DN khả quan khi và chỉ khi dòng tiền
vào chủ yếu của DN đƣợc tạo ra từ hoạt động kinh doanh và ngƣợc lại; nếu
dòng tiền vào trong kỳ chủ yếu đƣợc tạo ra không phải hoạt động kinh doanh
mà từ hoạt động đầu tƣ hay hoạt động tài chính thì có khả năng DN sẽ gặp
khó khăn trong thanh toán và rủi ro trong kinh doanh. Dòng tiền phát sinh từ
hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền
của DN từ các HĐKD để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ
tức và tiến hành các hoạt động đầu tƣ mới mà không cần đến các nguồn tài
chính bên ngoài. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 (VAS 24), dòng
tiền từ HĐKD đƣợc báo cáo theo 1 trong 2 phƣơng pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp: Trình bày cụ thể các dòng tiền thu và chi theo
từng nội dung thu, chi, phù hợp với báo cáo kết quả kinh doanh.
Ƣu điểm của phƣơng pháp trực tiếp là cấp thông tin trực tiếp về dòng
tiền thu, chi từ hoạt động kinh doanh, có thể hữu dụng trong việc dự đoán các


10

dòng tiền trong tƣơng lai và các thông tin này không đƣợc cung cấp rõ ràng từ
phƣơng pháp gián tiếp.
Hạn chế:
+ Không cho thấy đƣợc mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh
với kết quả lƣu chuyển tiền từ hoạt động này.
+ Các số liệu trên BCLCTT khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong
các báo cáo khác.
- Phương pháp gián tiếp: dựa trên sự phù hợp giữa lợi nhuận thuần với
các dòng tiền mặt khác của hoạt động kinh doanh. Bắt đầu từ lợi nhuận thuần
hoạt động kinh doanh, kế toán điều chỉnh các khoản chi phí hoặc thu nhập
không là tiền (khấu hao TSCĐ, dự phòng hay hoàn nhập dự phòng), các

khoản lãi (lỗ) không phải thuộc hoạt động kinh doanh và các thay đổi trong
kỳ về hàng tồn kho và các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh.
Có thể thấy, ƣu điểm chính của phƣơng pháp gián tiếp là nó tập trung
vào sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh. Do vậy nó cung cấp thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa Báo cáo
lƣu chuyển tệ với Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. So với
phƣơng pháp trực tiếp, báo cáo thu nhập dựa theo cơ sở tiền (thay vì theo cơ
sở dồn tích nhƣ phƣơng pháp gián tiếp) có thể làm cho ngƣời sử dụng nhầm
tƣởng r ng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là thƣớc đo kết quả hoạt
động cũng tốt nhƣ lợi nhuận thuần.
Tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp niêm yết lập BCLCTT theo
phƣơng pháp gián tiếp, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phƣơng
pháp trực tiếp lại đƣợc sử dụng nhiều hơn. Đối với các BCTC đƣợc kiểm toán
thì đa số BCLCTT đƣợc lập theo phƣơng pháp gián tiếp vì hầu hết các công
ty kiểm toán xây dựng công cụ lập BCLCTT theo phƣơng pháp gián tiếp – và


11

lập theo phƣơng pháp gián tiếp cũng đơn giản hơn nhiều so với phƣơng pháp
trực tiếp.
b. Vai trò của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong dự báo dòng tiền
Theo VAS 24, “BCLCTT là một bộ phận hợp thành của BCTC, nó
cung cấp thông tin giúp ngƣời sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản
thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng
thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền
trong quá trình hoạt động. BCLCTT làm tăng khả năng đánh giá khách quan
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa
các doanh nghiệp vì nó loại trừ đƣợc các ảnh hƣởng của việc sử dụng các
phƣơng pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tƣợng. BCLCTT

dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lƣợng, thời gian và độ tin cậy của
các luồng tiền trong tƣơng lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán
trƣớc đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với
lƣợng lƣu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.”
Về cơ bản, BCLCTT giúp cho các đối tƣợng sử dụng biết DN đã tạo ra
tiền từ những nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích gì. Trên cơ sở
đó, BCLCTT sẽ giúp các đối tƣợng sử dụng đánh giá về khả năng trang trải
công nợ, chi trả cổ tức trong tƣơng lai của doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 07 (IAS 07) “thông tin về
dòng tiền của DN rất hữu dụng trong việc cung cấp cho những ngƣời sử dụng
BCTC cơ sở để đánh giá khả năng của DN trong việc sử dụng các dòng tiền
đó”. Phân tích BCLCTT giúp đánh giá năng lực tài chính của DN thông qua
các chỉ tiêu tài chính có sử dụng thƣớc đo tiền tệ để đánh giá.
Quản lý và giám sát dòng tiền hiệu quả phục vụ cho nhiều mục đích.
Lý do quan trọng nhất là cung cấp cho chủ sở hữu và nhà quản lý cái nhìn


12

tổng thể về tình hình tài chính của DN. Từ đó, đƣa ra các quyết định xuyên
suốt quá trình hoạt động kinh doanh nhƣ: hoạt động đầu tƣ và huy động vốn.
BCLCTT không chỉ là phƣơng pháp duy nhất để theo dõi các dòng tiền mà
còn là một phần không thể tách rời của BCTC và không nên đƣợc bỏ qua bởi
ngƣời sử dụng BCTC.
1.2. VAI TRÕ CỦA VIỆC DỰ BÁO DÕNG TIỀN TRONG TƢƠNG LAI
Việc dự báo dòng tiền trong tƣơng lai đóng vai trò quan trọng bởi dự
báo dòng tiền giúp cho những ngƣời sử dụng thông tin kế toán nhƣ chủ sở
hữu, nhà cung cấp tín dụng, nhà đầu tƣ… có thể ra các quyết định hợp lý.
 Dự báo dòng tiền trong tƣơng lai hữu ích trong việc xác định giá trị
DN.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy dòng tiền là căn cứ quan trọng trong định
giá chứng khoán và các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết các
nghiên cứu (Dechow, 1994; Cheng và Hollie, 1996; Barth, Cram và Nelson,
2001; Orpurt và Zang, 2009; Arthur, Cheng và Czernkowski, 2010; Hales và
Orpurt, 2013; …) đã chỉ ra r ng dòng tiền là một công cụ cơ bản để đánh giá
giá trị công ty và phân tích giá trị tƣơng lai của công ty. Khi đánh giá hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp, việc sử dụng dữ liệu về dòng tiền ít
bị sai lệch hơn số liệu về lợi nhuận thuần vì khi tính dòng tiền, một số yếu tố
có thể dẫn đến sai lệch đƣợc loại bỏ nhƣ khấu hao TSCĐ, thuế thu nhập hoãn
lại phải trả.
 Dự báo dòng tiền giúp đảm bảo an toàn cho các khoản vay và đầu tƣ
vốn.
Việc dự báo đƣợc dòng tiền trong tƣơng lai sẽ giúp các bên cho vay xác
định đƣợc khả năng tiếp tục cho vay và chi trả nợ hoặc khả năng phá sản đối
với các DN đi vay, từ đó giúp hạn chế rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Nợ gia


13

tăng và dòng tiền sụt giảm là một trong những tín hiệu tài chính xấu của DN
(Zwaig, 2001).
Trong quá trình đầu tƣ chứng khoán, các nhà đầu tƣ đều quan tâm đến
số cổ tức mình có thể đƣợc hƣởng, số tiền có thể thu đƣợc từ bán cổ phiếu…
Ngoài ra, khả năng trả cổ tức của công ty thể hiện ở khả năng tạo ra tiền trong
tƣơng lai để đảm bảo khả năng chi trả cổ tức cho nhà đầu tƣ.
 Dự báo dòng tiền giúp làm giảm sự sai lệch của thông tin kế toán theo
cơ sở dồn tích.
Từ đặc điểm của thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và cơ sở tiền có
thể thấy thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích chịu sự ảnh hƣởng của các ƣớc
tính và đánh giá chủ quan nên có thể thiếu chính xác. Trong khi đó, thông tin

của dòng tiền phản ánh khách quan các sự kiện kinh tế đã xảy ra, đảm bảo
tính tin cậy. Vì vậy, thông tin về dòng tiền giúp phát hiện rủi ro gian lận trong
việc xác định giá trị trong tƣơng lai của DN.
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO DÕNG TIỀN
HĐKD TRONG TƢƠNG LAI
1.3.1. Một số nghiên cứu về dự báo dòng tiền trong tƣơng lai
Nghiên cứu trƣớc đây của Barth, Cram và Nelson (2001) đã kiểm tra
mối quan hệ dòng tiền quá khứ và các thành phần dồn tích quá khứ đối với
dòng tiền tƣơng lai. Và kết quả cho thấy các thành phần dồn tích đóng vai trò
quan trọng trong việc dự đoán dòng tiền tƣơng lai. Mô hình của Barth giả
định tất cả các thành phần của dòng tiền ổn định nhƣ nhau đối với dòng tiền
tƣơng lai.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra r ng thông tin về dòng tiền tổng hợp, bao
gồm dòng tiền cốt lõi và không cốt lõi, có sự ổn định khác nhau trong việc dự


14

đoán dòng tiền tƣơng lai (Cheng và Hollie, 2005, 2008); Arthur, Cheng và
Czernkowski (2010), Khansalar và Namazi (2015).
Trên cơ sở mô hình của Barth, Cram và Nelson, Cheng và Hollie
(2008) dựa trên cách phân loại theo chức năng trên báo cáo thu nhập xác định
các thành phần dòng tiền cốt lõi gồm doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí
hoạt động; các thành phần dòng tiền không cốt lõi gồm lãi vay, thuế và chi
phí khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần dòng tiền cốt lõi
(doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động) ổn định hơn so với thành phần dòng
tiền không cốt lõi. Các thành phần dòng tiền cốt lõi có tính ổn định nhƣ nhau
trong khi đối với dòng tiền không cốt lõi thì tiền lãi vay có tính ổn định thấp
hơn so với các thành phần còn lại và và dòng tiền liên quan đến thuế có tính
ổn định thấp nhất.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiếu (2015) cũng dựa trên các nghiên
cứu trƣớc nhƣ Barth, Cram và Nelson (2001), Quirin và cộng sự (1999) để
đƣa thêm các năm trễ của dòng tiền nh m làm tăng khả năng dự báo của dòng
tiền tƣơng lai. Và kết quả cũng đã chứng minh đƣợc khả năng dự báo dòng
tiền tăng theo độ trễ thời gian.
1.3.2. Các mô hình nghiên cứu về khả năng dự báo dòng tiền trong
tƣơng lai
Nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện liên quan đến công tác dự báo dòng
tiền HĐKD trong tƣơng lai đã đƣa ra những mô hình khác nhau, dƣới đây là
một số mô hình điển hình:
a. Mô hình dự báo dòng tiền của Lorek và Willinger (1996)
Lorek và Willinger đã phát triển mô hình hồi quy chuỗi thời gian đa biến
để dự báo dòng tiền từ HĐKD cho 62 công ty. Phƣơng trình hồi quy đƣợc xây
dựng nhƣ sau:


15

CFt = a + b1(CFt-1) + b2(CFt-4) + b3(OIBDt-1) + b4(OIBDt-4) + b5(RECt-1) +
b6(INVt-1) + b7(PAYt-1) + et
Trong đó: CFt là dòng tiền hoạt động năm t
OIBDt-i là lợi nhuận hoạt động trƣớc khấu hao năm t-i
RECt-1 là khoản phải thu năm t-1
INVt-1 là hàng tồn kho năm t-1
PAYt-1 là khoản phải trả năm t-1
et là biến nhiễu
Lorek và Willinger (1996) đƣa 3 biến độc lập vào mô hình:
- Biến CFt-1 và CFt-4 để xác định hiệu ứng lân cận và đánh giá yếu tố
mùa vụ của dòng tiền.
- Biến độc lập OIBD là biến lợi nhuận hoạt động trƣớc khấu hao quá

khứ dựa trên cơ sở dồn tích. OIBDt-1 đánh giá hiệu ứng lân cận và OIBDt-4
đánh giá yếu tố mùa vụ giữa dòng tiền và thu nhập.
- Biến độc lập còn lại bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và
khoản phải trả.
Kết quả nghiên cứu của Lorek và Willinger (1996) phù hợp với nhận
định của FASB (1978) r ng khả năng dự báo dòng tiền tƣơng lai tốt hơn khi
xem xét kết hợp thu nhập và thông tin kế toán dồn tích.
Ƣu điểm của mô hình này là có tính đến yếu tố mùa vụ có thể ảnh
hƣởng đến dòng tiền, nhƣng lại khá phức tạp trong việc tính toán các biến.
b. Mô hình dự báo dòng tiền của Barth, Cram và Nelson (2001):
Dựa trên mô hình Dechow, Kothari và Watts (1998), Barth, Cram và
Nelson đã kiểm định vai trò của các thành phần dồn tích trong việc dự đoán
dòng tiền tƣơng lai.


16

Phƣơng trình kiểm định khả năng dự báo dòng tiền tƣơng lai từ thu
nhập quá khứ:
CFi,t+1 = Փ + ∑

t-𝜏

EARNi,t-𝜏 + ui,t’ (1)

Phƣơng trình kiểm định các thành phần của thu nhập:
CFi,t+1 = Փ + ՓCFCFi,t + ՓAR ARi,t + ՓI INVi,t + ՓAP APi,t + ՓDDEPRi,t
+ ՓAMAMORTi,t + ՓOOTHERi,t + ui,t’ (2)

Mô hình cho thấy mỗi thành phần dồn tích phản ánh thông tin khác

nhau liên quan đến dòng tiền tƣơng lai của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, việc tách nhỏ các thành phần dồn tích thành những thành phần
chính đã tăng cƣờng đáng kể khả năng dự báo dòng tiền tƣơng lai của doanh
nghiệp.
Ƣu điểm của mô hình này là đã cho thấy đƣợc vai trò của các thông tin
kế toán dồn tích trong việc dự báo dòng tiền tƣơng lai. Tuy nhiên, mô hình
này vẫn có một số hạn chế nhƣ giả định các khoản dồn tích trong ngắn hạn,
giả định tất cả các thành phần của dòng tiền ổn định nhƣ nhau, chƣa tính đến
sự khác biệt trong các chính sách kế toán, thực tiễn kế toán.
c. Mô hình dự báo dòng tiền tương lai từ các dòng tiền thành phần
của Cheng và Hollie (2008):
Những nghiên cứu trƣớc của Dechow (1994), Dechow, Kothari và
Watts (1998), Barth, Cram và Nelson (2001) đã không kiểm tra một cách rõ
ràng tính ổn định của các thành phần dòng tiền trong việc dự đoán dòng tiền
tƣơng lai. Do đó, nghiên cứu của Cheng và Hollie mở rộng các nghiên cứu
trƣớc b ng cách phân tách dòng tiền và so sánh sự ổn định của dòng tiền cốt
lõi và dòng tiền không cốt lõi. Tác giả chia dòng tiền thành các thành phần
dòng tiền cốt lõi gồm doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động; và các
thành phần dòng tiền không cốt lõi gồm tiền lãi, thuế và chi phí khác.


17

Từ đó, mô hình đƣợc xây dựng để kiểm định tính ổn định của các thành
phần dòng tiền đến việc dự báo dòng tiền tƣơng lai nhƣ sau:
CFOt+1 = α + βCFOt + μt

(1)

CFOt+1 = α + β1C_SALESt + β2C_COGSt + β3C_OEt + β4C_INTt

+ β5C_TAXt + β6C_OTHERt +μt

(2)

Đƣợc viết lại nhƣ sau: CFOt+1 = α + β∑CFOt + μt
Với

β∑CFOt = β1C_SALESt + β2C_COGSt + β3C_OEt + β4C_INTt
+ β5C_TAXt + β6C_OTHERt

Phƣơng trình (1): hệ số các thành phần dòng tiền b ng nhau.
Phƣơng trình (2): tách tổng dòng tiền thành 6 dòng tiền thành phần để xác
định xem các thành phần dòng tiền có phản ánh những thông tin khác nhau
liên quan đến dòng tiền tƣơng lai.
Trong đó:
- CFO là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
- C_SALES là dòng tiền từ doanh thu bán hàng.
- C_COGS là dòng tiền từ giá vốn hàng bán.
- C_OE là dòng tiền từ chi phí hoạt động.
- C_INT là dòng tiền liên quan đến lãi vay đã trả.
- C-TAX là dòng tiền liên quan đến thuế đã trả.
- C_OTHER là dòng tiền liên quan đến thu nhập và chi phí khác.
Mô hình nghiên cứu dự báo dòng tiền từ các thành phần dồn tích đƣợc
xây dựng dựa trên mô hình của Barth, Cram và Nelson (2001) (mô hình
BCN):
CFOt+1 = α + β1CFOt + β2∆ARt + β3∆APt + β4∆INVt + β5DEPRt
+ β6OTHERt + β7AMORTt + μt

(3)



×