Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Các kỹ năng quản trị của bà mai kiều liên trong công tác quản trị công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.5 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ NĂNG VÀ CÁC
KỸ NĂNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK...........................................................1
1. Cơ sở lý luận về các kỹ năng quản trị.......................................................1
1.1. Khái niệm..............................................................................................1
1.1.1 Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ...................................................1
1.1.2. Kỹ năng nhân sự............................................................................1
1.1.3. kỹ năng tư duy................................................................................1
1.2 Ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị.........................2
1.3. Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị:.............2
2. Các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên trong công tác quản trị
Công ty Vinamilk.........................................................................................3
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BÀ MAI
KIỀU LIÊN TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VIỆT NAM VINAMILK.......................................................................4
1. Giới thiệu về doanh nhân Mai Kiều Liên..................................................4
2. Phân tích các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên............................5
2.1. Kỹ năng tư duy.....................................................................................5
2.1.1 Đi ngược xu thế và không ngừng sáng tạo....................................5
2.1.2. Đột phá tìm thị trường mới............................................................6
2.1.3. Biến đối thủ thành đối tác..............................................................7
2.1.4. Tăng cường chất và lượng nguồn sữa bò tươi nguyên liệu.........7
2.1.5. Đầu tư thiết bị công nghệ...............................................................8
2.2. Kỹ năng nhân sự...................................................................................8
2.3. Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ.......................................................9


Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP NHẰM
PHÁT HUY SỨC MẠNH CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI BÀ


MAI KIỀU LIÊN VÀ CÁC NHÀ QUẢN TRỊ NÓI CHUNG...................10
3.1 Nhận xét các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên.....................10
3.1.1 Tích cực.........................................................................................10
3.1.2 Hạn chế..........................................................................................10
3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao các kỹ năng quản trị đối
với các nhà quản trị ..................................................................................11
3.2.1 Kiểm tra kiến thức bản thân.........................................................11
3.2.2. Phá vỡ những nguyên tắc............................................................11
3.2.3 Học cách lắng nghe và hiểu người khác......................................12
3.2.4. Dám dấn thân và không sợ rủi ro................................................12
3.2.5. Hãy hành động.............................................................................12
3.2.6. Trẻ hóa đội ngũ nhân viên...........................................................12
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
Quản trị (nói chung) đã được hình thành từ rất lâu, ngay từ khi con
người biết sống và hoạt động tập thể, từ khi xuất hiện sự phân công lao động.
Theo Many Parker Follett " Quản trị là nghệ thuật đạt được mục tiêu thông
qua người khác. Người thực hiện " nghệ thuật " đó chính là nhà quản trị.
Nhà quản trị thông qua các hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng đến thành
công hay thất bại của tổ chức. Nhà quản trị làm thay đổi kết quả của tổ chức
bằng những quyết định mà anh ta đưa ra. Một câu nói rất đúng về vai trò có
tính quyết định của nhà quản trị đối với sự thành bại của một tổ chức là " một
nhà quản trị giỏi sẽ biến rơm thành vàng và ngược lại một nhà quản trị tồi sẽ
biến vàng thành rơm". Không khó để ta nhận ra vai trò của quản trị viên đối
với tổ chức đặc biệt là quản trị viên cấp cao.vậy quản trị viên cấp cao là gì?

Quản trị viên cấp cao là những người ở tầng trên cùng của hệ thống
quản trị, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả của tổ chức.
Có 3 kỹ năng mà bất kỳ người quản trị viên nào cũng cần phải có đó
là: kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Vậy,
kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ là gì?
Những nhà quản trị sử dụng các kỹ năng này như thế nào?. Để trả lời những
câu hỏi trên em đã chọn đề tài " Các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều
Liên trong công tác quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk "
làm bài tiểu luận bộ môn Quản trị học. Với mục đích hiểu rõ thêm về môn
học cũng như vấn đề này.
Ngoài phần mở đầu, kết thúc bài tiểu luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về các kỹ năng quản trị và các kỹ
năng quản trị của bà Mai Kiều Liên trong công tác quản trị Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam Vinamilk.

3


Chương 2: Phân tích các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên
trong công tác quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và đóng góp nhằm nâng cao các
kỹ năng quản trị đối với bà Mai Kiều Liên và các nhà quản trị nói chung.

4


Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ NĂNG VÀ CÁC
KỸ NĂNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
1. Cơ sở lý luận về các kỹ năng quản trị.

1.1. Khái niệm
1.1.1 Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ
Là những hiểu biết , những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt
động nào của bộ phận nào đó do nhà quản trị phụ trách.
Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nói cách khác
là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
1.1.2. Kỹ năng nhân sự
Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên
và điều khiển nhân sự, là khả năng phối hợp thực hiện giữa các cá nhân bộ
phận.
Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan
hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành
công việc chung.
1.1.3. kỹ năng tư duy
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh
thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua
hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng
xử tích cực với nó.
Kỹ năng nhận thức (hay kỹ năng tư duy) : là khả năng, năng lực tư duy
và hoạch định, có khả năng phán đoán tốt, có óc sáng tạo, trí tượng tượng cao.
Là cái khó hình thành nhất nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là
đối với những nhà quản trị viên cấp cao.

1


1.2 Ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị
Các kỹ năng của nhà quản trị đều rất cần thiết cho việc thực hiện các
chức năng quản trị, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại rất khác nhau:
Kỹ năng chuyên môn phục vụ nhiều cho việc thực hiện chức năng điều

khiển, ra quyết định.
Kỹ năng về nhân sự phục vụ nhiều hơn cho việc thực hiện chức năng
điều khiển, lãnh đạo.
Kỹ năng về tư duy ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện chức năng
hoạch đinh, tổ chức.
1.3. Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị:
Các nhà quản trị phải có đầy đủ các kỹ năng trên, nhưng tầm quan
trọng của mỗi kỹ năng tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức:
Kỹ năng chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà
quản trị cấp cơ sở, do họ phải thường xuyên tham gia tổ chức, và trực tiếp
thực hiện các công việc mang tính chuyên môn, kỹ thuật.
Kỹ năng nhân sự tỏ ra cần thiết với tất cả các cấp quản trị, bất cứ nhà
quản trị nào cũng phải chịu trách nhiệm với một nhóm dưới quyền trong tổ
chức, và chính kỹ năng về con người giúp họ có thể gắn kết các thành viên
trong nhóm, tìm cách phát huy tốt nhất khả năng của từng cá nhân trong việc
hướng tới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm.
Kỹ năng về tư duy cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị cấp cao.
Chỉ khi các nhà quản trị cấp cao có kỹ năng tư duy tốt, có khả năng phán
đoán, tầm nhìn bao quát thì những mục tiêu, chiến lược hoạt động mà họ đề ra
cho tổ chức mới phù hợp và có thể thực hiện được.
Để các công việc được hoàn thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện
công việc phải có những kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc đó.
Trong quản trị cũng vậy, để hoàn thành tốt các chức năng quản trị, đòi hỏi nhà
2


quản trị phải có các kỹ năng quản trị tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của
mình
2. Các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên trong công tác quản
trị Công ty Vinamilk.

Vinamilk là một doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được cổ phần hóa,
đứng trong danh sách những doang nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và vốn
hóa lớn nhất Việt Nam.
Vị thế vững chắc của Vinamilk ngày hôm nay có phần đóng góp không
nhỏ của bà Mai Kiều Liên - " vị thuyền trưởng " của Vinamilk. Một nhà quản
trị tài giỏi như vậy chắc chắn phải có đầy đủ cả 3 kỹ năng quản trị, 3 kỹ năng
đó được thể hiện như sau:
Kỹ năng tư duy: đi ngược xu thế, sáng tạo, đột phá tìm thị trường mới,
tăng cường chất và lượng nguồn bò sữa tươi nguyên liệu và đầu tư thiết bị
công nghệ.
Thứ hai là kỹ năng nhân sự: Vinamik có đội ngũ nhân lực có kinh
nghiệm, gắn bó hàng chục năm nay kể từ kỹ sư , công nhân cho đến quản lý.
Cùng với việc xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ ngay từ ban đầu cho
nên bà Mai Kiều Liên luôn được sự ủng hộ và tín nhiệm của các nhân viên
trong công ty.
Thứ ba là kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ: Bà tốt nghiệp trường đại
học về chuyên nghành chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên xô nên đảm bảo
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bà đảm bảo trong lĩnh vực kinh doanh của
công ty.
Để hiểu rõ hơn về CEO này ta cùng phân tích các kỹ năng quản trị của
bà Mai Kiều Liên trong công tác quản trị Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Vinamilk

3


Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
CỦA BÀ MAI KIỀU LIÊN TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
1. Giới thiệu về doanh nhân Mai Kiều Liên.

Bà sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp; nguyên quán: Thị
xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, là người dân tộc Kinh.
- Năm 1976: tốt nghiệp Đại học chuyên ngành chế biến thịt và sữa tại
Moscow, Liên xô.
- Từ 8/1976 – 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa
chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân
của Công ty Sữa Việt Nam).
- Từ 8/1980 – 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp
Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
- 2/1982 – 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy
Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
- 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh
tế leningrad, Liên Xô.
- 7/1984 – 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam Vinamilk.
- 12/1992 - nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk).
- 1996 - 2001: Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản
Việt Nam
- 11/2003 - 7/2015: Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

4


2. Phân tích các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên
2.1. Kỹ năng tư duy
2.1.1 Đi ngược xu thế và không ngừng sáng tạo
Trong khi nhiều DN lao đao vì khủng hoảng thì từ năm
2011, Vinamilk lại có bước nhảy ngoạn mục để ghi tên vào danh sách các DN

lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương với doanh thu trên 1 tỷ USD. Nhưng
Tổng giám đốc (CEO) của Vinamilkcho rằng: Khủng hoảng đã "nằm trong kế
hoạch", "lường trước" đối với Vinamilk. Có lẽ những điều tưởng như sáo rỗng
và lý thuyết đó lại chính là cách thức để Vinamilk thành công và để Mai Kiều
Liên ghi danh vào bản đồ doanh nhân thành đạt thế giới.
Theo bà một yếu tố mang tính sống còn là sự sáng tạo, luôn nỗ lực tìm
kiếm và tạo ra những cái mới, không đi theo lối mòn, không theo xu hướng
đám đông, thậm chí nhiều khi đi ngược với xu thế. Bởi vậy bà luôn khuyến
khích các nhân viên của mình không ngừng sáng tạo, cải thiện những sản
phẩm cũ và tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong tổng số những ý tưởng của công ty có tới 90% ý tưởng xuất phát
từ chính bà Liên. Bà cũng là tác giả của một số sản phẩm như: sữa chưa uống,
nước trái cây . . .
Bà luôn mong muốn những sản phẩm của mình luôn đi đầu thị trường
về cả số lượng và chất lượng chính vì vậy mà khi các nhân viên của bà đưa
lên những kế hoạch kinh doanh như kiểu " sản phẩm này công ty khác đang
bán chạy lắm". . . đều bị bà gạt bỏ ngay. Bởi vì bà đã từng thất bại khi kinh
doanh theo lối mòn của những người khác như thế này: Cách đây khá lâu,
nhiều ý kiến cho rằng, Vinamilk nên mở rộng đầu tư vào ngành hàng thực
phẩm. Các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới cũng không chỉ làm có sữa, mà
còn có đồ uống, bánh kẹo… Chính vì vậy,bà nghĩ Vinamilk cũng có thể trở
thành tập đoàn thực phẩm. Đầu tư chế biến cà phê trong vòng 2 năm, nhưng
5


sau đó thấy không có triển vọng, bà quyết định bán mảng kinh doanh đó,
không bị lỗ, nhưng việc này thể hiện hướng kinh doanh sai lầm cho nên kể từ
đó bà nhất quyết không kinh doanh theo xu hướng đám đông, không đi theo
lối mòn...
2.1.2. Đột phá tìm thị trường mới

Suốt chặng đường 40 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã để lại
nhiều dấu ấn trên khắp các thị trường trong và ngoài nước. Nhất là trong
những năm gần đây, hoạt động của Vinamilk trên thị trường quốc tế ngày
càng sôi nổi. Không chỉ dừng lại ở việc tham gia các hội chợ và hoạt động
triển lãm thường niên, mà với việc tiến vào hơn 42 thị trường trên khắp các
châu lục, là một điều mà hiếm có doanh nghiệp Việt Nam nào nói chung và
doanh nghiệp trong lĩnh vực cùng ngành nói riêng có thể làm được.
Ngay khi thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài, Trung
Đông đã là một trong những thị trường tiềm năng mà Vinamilk đặt nền tảng
hướng tới để mở rộng hoạt động kinh doanh. Từ năm 1998 đến nay, qua hơn
15 năm kinh nghiệm thâm nhập và phát triển, có thể nói Vinamilk cũng là một
trong những doanh nghiệp đầu tiên mở đường.và khẳng định vị thế thương
hiệu quốc gia tại thị trường Trung Đông.
Đầu tháng 10 năm 2015, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã
trúng thầu một hợp đồng xuất khẩu 15.000 tấn sữa bột vào Iraq trị giá hơn 51
triệu USD. Với hợp đồng này, dự kiến năm 2005, Vinamilk đạt kim ngạch
xuất khẩu 137 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2004. Đây là hợp đồng
xuất khẩu trở lại vào thị trường Iraq sau 1 năm bị gián đoạn.
Sự kiện mới nhất mở đầu cho năm 2016 của Vinamilk là tham dự Hội
chợ Gulfood tại Trung tâm thương mại Thế giới Dubai được tổ chức từ ngày
21/02 đến 25/02/2016.

6


Các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở hơn 42 nước trên thế giới và
đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang Châu Âu, Châu Phi, Nam
Mỹ… Trung bình hàng năm Vinamilk xuất khẩu gần 200 triệu USD vào các
quốc gia này. Vinamilk hứa hẹn trong hời gian tới sẽ tạo ra những bước đột
phá mới trong việc tìm kiếm thị trường.

2.1.3. Biến đối thủ thành đối tác
Từ năm 1988 bà Mai Kiều Liên (khi đó là Phó tổng giám đốc phụ trách
kinh doanh ) đã mạnh dạn đưa ra phương thức liên kết đổi sản phẩm với
những công ty trong nước và sau đó là nước ngoài.
Và mới nhất là liên doanh với Tập đoàn Campina (Hà Lan)... "Gần đây
có nhiều tập đoàn nước ngoài đề nghị liên doanh xây dựng thêm các nhà máy
sản xuất mới theo tỷ lệ 70:30 (nước ngoài góp 70% vốn, Vinamilk góp 30%
vốn). Nhưng bà không đồng ý bởi vì bà chỉ muốn hợp tác trên tinh thần bình
đẳng ( 50% - 50% ).
Cũng theo bà Liên, thay vì đối đầu, Vinamilk chủ động liên doanh với
các đối tác nước ngoài để tận dụng những điểm mạnh của họ cho sự phát triển
của công ty. Đó là hệ thống phân phối trên toàn thế giới, chiến lược marketing
toàn cầu... của các tập đoàn lớn.
2.1.4. Tăng cường chất và lượng nguồn sữa bò tươi nguyên liệu.
Theo bà Liên muốn có sản phẩm chất lượng cao thì ngay từ đầu phải có
nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng .Chính vì vậy bà đã cho xây dựng và
phát triển các trang trại bò sữa nguyên liệu với quy mô công nghệ hiện đại.
Một trong những mục tiêu quan trọng Vinamilk đặt ra khi phát triển
trang trại quy mô công nghiệp là cung cấp con giống bò sữa chất lượng cao
cho các đơn vị, hộ dân trong khu vực, tạo nên hệ thống vệ tinh chăn nuôi bò
sữa được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc con giống. Từ năm 2011, Vinamilk
đã bắt đầu bán thử nghiệm gần 100 con bò sữa đã mang thai cho các hộ dân.
7


Con giống do các Trang trại thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên bò sữa Việt Nam cung cấp đã được hộ dân đón nhận nhiệt tình vì chất
lượng con giống tốt, năng suất và chất lượng sữa cao, thích nghi tốt với điều
kiện khí hậu tại địa phương… Chính vì những lý do này mà nhiều hộ dân nay
đã chủ động đăng ký để mua con giống từ Vinamilk. Trong năm 2012,

Vinamilk dự kiến cung cấp 400 – 500 con giống bò sữa cho các đơn vị, hộ
dân đang bán sữa cho công ty.
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, Vinamilk đang triển khai dự án đầu tư
trị giá trên 400 triệu USD (khoảng 8.000 tỷ đồng) trong vòng 3 năm để đưa
đàn bò vắt sữa của các trang trại Vinamilk lên tới 80.000 con, mỗi ngày cung
cấp trên 1,3 triệu lít sữa, nhằm phục vụ cho nhu cầu của Vinamilk.
2.1.5. Đầu tư thiết bị công nghệ
Chính vì bà được học tập ở nước ngoài sớm được tiếp cận với các công
nghệ hiện đại của nước ngoài cho nên bà đặc biệt quan tâm đến trang thiết bị
của công ty
Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt
trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay.
Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên
liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Trong thời kỳ mới Vinamilk hướng về “Đầu tư đổi mới thiết bị, công
nghệ nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” coi đây là điều
kiện để phát triển
2.2. Kỹ năng nhân sự
Ở vị trí lãnh đạo Vinamilk bà Mai Kiều Liên coi trọng nhân lực, tự chủ,
gắn bó với nông dân sẽ là bàn đạp để Vinamilk vươn ra thế giới

8


Xác định rõ nhân lực là yếu tố cơ bản phát triển nội lực, Vinamilk luôn
đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên
thông qua các lớp huấn luyện trong và ngoài nước.
Hiện Vinamilk là nơi công tác của hơn 5.000 cán bộ công nhân viên.
Tất cả thành viên của công ty làm việc dựa trên nguyên tắc: tôn trọng, bình
đẳng, công bằng. Điều đó được minh chứng rõ nét khi Vinamilk là doanh

nghiệp trong nước đứng đầu trong danh sách bình chọn 100 công ty có môi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Vinamilk có đội ngũ nhân lực mà ít doanh nghiệp nào có được, bởi họ
gắn bó từ hàng chục năm nay, kể từ kỹ sư, công nhân cho đến quản lý
Bà Mai Kiều Liên xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ cho bản thân
mình, và văn hóa dân chủ được bao trùm mọi hoạt động của Vinamilk. Văn
hóa của Vinamilk là lắng nghe toàn thể người lao động. Nếu anh em gặp khó
khăn, họ sẽ trình bày và bà sẽ là người trực tiếp giải quyết cùng anh em tháo
gỡ, nếu quyết định có gì không ổn thì bà là người đầu tiên phải sửa.
2.3. Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ
Bà tốt nghiệp đại học chuyên ngành chế biến thịt và sữa tại Moscow,
Liên xô nên các kỹ năng, kiến thức mà bà học hỏi được gi còn ngồi trên ghế
giảng đường đại học được bà áp dụng một cách khéo léo vào quy trình sản
suất về chế biến
sữa.
Bà được mệnh danh là " nữ hoàng sữa Việt " bậc thầy trong ngành chế
biến sữa ở nước ta.
Trước khi là lãnh đạo bà đã từng làm kỹ sưu cho nên có kinh nghiệm
thực tế đúng chuyên ngành.
Ngoài ra bà còn tích cực học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức
phục vụ cho công việc của mình.
9


Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP NHẰM
PHÁT HUY SỨC MẠNH CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI BÀ
MAI KIỀU LIÊN VÀ CÁC NHÀ QUẢN TRỊ NÓI CHUNG.
3.1 Nhận xét các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên.
3.1.1 Tích cực
Bà Mai Kiều Liên là một nữ doanh nhân có tài, có năng lực quản trị và

hội tụ cả ba kỹ năng quản trị.
Bà là một quản trị viên cấp cao cho nên kỹ năng chủ yếu là kỹ năng tư
duy. Bà có tư duy đột phá và mới lạ kết hợp với kỹ năng nhân sự và chuyên
môn nghiệp vụ đã góp phần tạo nên thành công của Vinamilk như ngày hôm
nay. Những tư duy mới lạ như: đi ngược xu thế, biến đối thủ thành đối tác . . .
đã tạo nên một Vinamilk mang những nét riêng biệt. Những kỹ năng tư duy
này không phải các nhà quản trị khác không có mà cơ bản là phải thực hiện
nó ra sao, muốn đạt được điều này thì phải cần các kỹ năng khác. Một nhà
quản trị giỏi khi có đủ cả 3 kỹ năng quản trị như vậy họ có thể biến những thứ
họ nghĩ ra thành hiện thực.
Bà là một nhà quản trị rất biết lãnh đạo nguồn nhân lực của mình.Bà
cho rằng một trong những bí quyết để đi đến thành công của Vinamilk chính
là yếu tố con người
Bà còn là một nữ doanh nhân xuất sắc táo bạo, sáng tạo và bình tĩnh
trước mọi tình huống xảy ra đối với công ty đặc biệt là tham vọng vương xa,
đưa công ty mở rộng ra thị trường quốc tế
3.1.2 Hạn chế
Mặc dù rất thành công với vai trò thuyền trưởng của Vinamilk tuy
nhiên trong các kỹ năng quản trị của bà vẫn có môt số điểm hạn chế tại công
ty Vnamilk như sau:

10


Cần phải nâng cao kỹ năng tư duy và sử dụng đúng thời điểm nắm bắt
thời cơ, xác định đúng tình hình để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Luôn đề cao tính sáng tạo tuy nhiên Marketing lại yếu nhất là trong
công tác quảng cáo.
Chưa khẳng định được thương hiệu trên thị trường quốc tế
Trước năm 2015 vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Chưa tạo được sự khác biệt giữa bao bì các sản phẩm, không có nét nổi
bật riêng biệt. Chưa truyền tải được đến người tiêu dùng sự khác biệt giữa sữa
tươi và sữa tiệt trùng.
3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao các kỹ năng quản trị
đối với các nhà quản trị .
3.2.1 Kiểm tra kiến thức bản thân
Đôi khi biết được điều gì mình chưa biết là cách tốt nhất để khởi hành.
Vì thế cần kiểm tra xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý,
kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước mình xem
những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Chính việc này sẽ giúp bạn tìm ra
những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho
mình.
3.2.2. Phá vỡ những nguyên tắc
Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối
mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám
thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong
cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp
mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy, sáng
tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ
và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo
của mình.
11


3.2.3 Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và
đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc
quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một
người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể
mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực

tế và khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng
công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên song tránh nặng nề, quy
chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.
3.2.4. Dám dấn thân và không sợ rủi ro
Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn
thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với
mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là
bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra
khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng
và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.
3.2.5. Hãy hành động
Là một người quản trị bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải
quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình,
hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất,
đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn đang tuy duy sáng tạo đấy.
3.2.6. Trẻ hóa đội ngũ nhân viên
Một đội ngũ nhân viên trẻ sẽ có tinh thần nhiệt huyết của sức trẻ chắc
chắn sẽ đảm bảo sáng tạo không ngừng trong công việc cộng với tư duy của
nhà quản lý chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm đúng như mong đợi.
Có đội ngũ nhân viên trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với văn hóa của tổ chức
và nhà quản trị cấp cao, điều quan trọng ở nhà quản trị là phải biết liên kết họ
hướng họ theo những tư duy của mình. Có như vậy thì mới có được một tổ
chức bề vững và phát triển.
12


KẾT LUẬN
Với đầy đủ ba kỹ năng quản trị Mai Kiều liên xứng đáng là một nhà
quản trị cấp cao. Bà là một trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
được bình chọn bởi Fores. Bà còn được tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á

trao giải thưởng " Asian Excellence ricognition Awards 2012 ". để có được sự
thành công này bà đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vận dụng linh hoạt, nhạy
bén các kỹ năng lãnh đạo và dùng người. Đồng thời phải " đi tắt, đón đầu ",
tận dụng những công nghệ mới áp dụng một cách khôn ngoan và hợp lý. Bà là
nhà lãnh đạo tiêu biểu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, để có được sự phát triển bề vững thì năng lực
lãnh đạo của nhà quản trị rất quan trọng. Muốn thể hiện được năng lực thì
phải có kỹ năng quản trị và phải không ngừng nâng cao các kỹ năng của bản
thân có như vậy nhà quản trị mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển,
tạo chỗ đứng trên thị trường đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên bài tiểu luận của em
không tránh khỏi những sai sót cả nội dung và hình thức , em rất mong nhận
được sự đóng góp của thầy để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn !


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thúy, Lê Thị Thúy ( 2013 ), Bài Thảo luận " Vinamilk và vị
tướng Mai Kiều Liên " ;
2. Nguyễn Hải Sản , Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản Thống kê;
3. Nguyễn Ngọc Phan Văn ( 2014 ), Tiểu luận" Chiến lược kinh doanh
của Vinamilk ", Trường Đại học Tài chính - Kế toán ;
4. Ths. Nguyễn Tiến Thành (2016), Tập slide bài Giảng môn Quản trị
học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

3




×