Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Ứng dụng về phong cách lãnh đạo độc đoán đối với một số nhà lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.33 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................1
2. Kết cấu đề tài....................................................................................................2
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN. .3
1.1. Lãnh đạo là gì?..............................................................................................3
1.2. Nhà lãnh đạo là ai?.......................................................................................3
1.3. Phong cách lãnh đạo là gì?...........................................................................4
1.3.1. Khái niệm................................................................................................4
1.3.2. Phân loại phong cách lãnh đạo: Chia làm 3 loại...................................5
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo...................................5
1.4. Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?...........................................................5
1.4.1. Lãnh đạo độc đoán ( Chuyên quyền)......................................................5
1.4.2. Khái niệm về phong cách độc đoán:.......................................................5
1.4.3. Đặc điểm..................................................................................................6
1.4.4. Những giai đoạn cần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán..............6
1.4.5. Những đối tượng cần áp dụng phong cách độc đoán:...........................6
1.5. Phong cách quản lý: Có 4 kiểu phong cách quản lý...................................6
Chương II:

NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHONG

CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA MỘT SỐ NHÀ LÃNH ĐẠO.................7
2.1. Steve Jobs......................................................................................................7
2.1.1. Nguyên nhân:..........................................................................................7
2.1.2. Thực trạng ứng dụng..............................................................................9
2.2. Bill Gates.......................................................................................................9
2.2.1: Nguyên nhân...........................................................................................9
2.2.2. Thực trạng ứng dụng............................................................................10
2.3. Mouhamed Ahmadinejad...........................................................................10
Chương III: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN VỀ


PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN.........................................................11


3.1 Nhận xét........................................................................................................11
3.1.1. Điểm mạnh.............................................................................................11
3.1.2. Điểm yếu................................................................................................11
3.2 Giải pháp về phong cách lãnh đạo độc đoán..............................................12
3.3. Ý kiến bản thân...........................................................................................12
KẾT LUẬN............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15


MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào
của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi
cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một
môi trường mà trong đó cáccá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn
thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.”
Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và
Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểmsoát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả
các nguồn lựckhác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Phong cách lãnh đạo là yếu tố vô cùng quan trọng trong quản trị, nó không
chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ
thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
Dựa trên những nét đặc trưng chung của từng nhóm người lãnh đạo, các nhà
tâm lí đã chia làm 3 phong cách lãnh đạo:
- Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ.

- Phong cách lãnh đạo tự do.
Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định,
song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách
thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.
Phong cách lãnh đạo độc đoán là một phong cách lãnh đạo vô cùng thú vị mà
ít người lãnh đạo nào sử dụng vì khi nhắc đến phong cách này, họ hay nghĩ người
lãnh đạo ấy thường lạm dụng quyền lực để buộc cấp dưới phục tùng mệnh lênh của
mình. Liệu có thật sự như vậy???
Chúng ta cùng tìm những “Ứng dụng về Phong cách lãnh đạo độc đoán
đối với một số nhà lãnh đạo” để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo gây nhiều
tranh cãi này.
1


2. Kết cấu đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo độc đoán
Chương II: Thực trạng và ứng dụng với một số nhân vật nổi tiếng đang
sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán.
Chương III: Một số nhận xét và ý kiến về phong cách lãnh đạo độc
đoán.

2


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN
1.1. Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là một thuật ngữ chưa hoàn chỉnh và vẫn được tiếp tục nghiên cứu.
Nghiên cứu về lãnh đạo là nghiên cứu về sự tác động của con người. Hiện nay có
rất nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo. Một trong những quan điểm phù hợp và
được sử dụng rất phổ biến nhất là: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các

hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình
huống nhất định. Hơn nữa lãnh đạo còn là khả năng lôi cuốn người khác theo
mình, đồng thời biết thông tin cho nhân viên cấp giưới để họ cần làm những việc gi
và đạt được những gì.
Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là:
- Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của
nhân viên ở mức cao nhất.
- Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch hướng ra hướng tác
nghiệp và giám sát nhân viên thực hiện.
- Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi vè mọi mặt cho các cố gắng
của công nhân nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc
lựa chọn quyế định, tạo cho nhân viên cơ hội để thỏa mãn cao nhất trong công việc.
- Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc.
- Làm gương cho mọi sự that đổi.
- Ủy quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyế định và giải quyết vấn đề cho
nhân viên.
1.2. Nhà lãnh đạo là ai?
Nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động lãnh đạo. Hiểu rộng
hơn, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay nhóm
và biết sử dụng quyền lợi của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực
hiện tầm nhìn đó.
Một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố:
-

Khả năng tầm nhìn.
3


-


Khả năng truyền cảm hứng.

-

Khả năng gây ảnh hưởng.

Những lưu ý về lãnh đạo:
- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng.
- Lãnh đạo và quyền lực là 2 phạm trù gắn liền và liên quan đến nhau.
Trong đó quyền lực là khả năng ảnh hưởng tác động đến hành vi của người khác và
là phương tiện để người nắm giữ quyền lực đạt được mục đích của mình. Người
lãnh đạo có vị trí cao nhất trong một tổ chức là người có quyền lực lớn nhất trong tổ
chức đó.
1.3. Phong cách lãnh đạo là gì?
1.3.1. Khái niệm
- Văn hóa quản lý lâu nay vẫn được xem là cấu thành bởi rất nhiều phong
cách lãnh đạo khác nhau. Nhưng phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống
những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong
cách lãnh đạo riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm: Niềm tin, giá trị và những
tiêu chuẩn các nhân liên quan, những yếu tố về văn hoá doanh nghiệp và các chuẩn
mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó.
- Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo
không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài
năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
được biểu diễn bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính * môi trường (môi trường làm việc, hệ tư
tưởng, nền văn hoá……..)
Như vậy, phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo

được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu
tố Tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống
quản lý.
4


1.3.2. Phân loại phong cách lãnh đạo: Chia làm 3 loại
-

Phong cách độc đoán.

-

Phong cách dân chủ.

-

Phong cách tự do.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
- Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng hay dựa trên sự
thiếu tôn trọng?
- Ai là người nắm giữ thông tin - Người lãnh đạo, các nhân biên hay là cả
2?
- Các nhân viên được huấn luyện ra sao và người lãnh đạo hiểu rõ các
nhiệm vụ như thế nào?
- Các mâu thuẫn nội bộ.
- Mức độ sức ép: sự kì vọng của cấp trên, của các cổ đông và của nhân viên.
1.4. Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?
1.4.1. Lãnh đạo độc đoán ( Chuyên quyền)

- Nhà quản trị áp đặt nhân viên, các nhân viên nhận và thi hành mệnh lệnh.
- Thông tin là một chiều từ trên xuống.
1.4.2. Khái niệm về phong cách độc đoán:
- Phong cách lãnh đạo độc đoán: Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được
đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một người quản lý, người lãnh
đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên
trong tập thể.
- Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân
viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm.
- Người lãnh đạo có phong cách làm việc độc đoán sẽ điều hành với tư
tưởng nhân viên phải làm những gì họ nói, hoàn thành công việc theo định hướng
được các ông vạch ra và đã được xác định bởi mong muốn của việc sản xuất. Các
nhà lãnh đạo độc tài thường gọi cho các nhà quản lý cấp dưới và đưa cho họ chỉ thị
cũng như lời khuyên với tư tưởng nhân viên sẽ tuân theo. Họ cảm thấy nhân viên
5


cần sự lãnh đạo nghiệm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và quyết định mạnh mẽ
hơn. Phong cách quản lý này cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải làm, họ
sẽ làm như thế nào và lúc nào các nhiệm vụ phải hoàn thành.
1.4.3. Đặc điểm
- Những nhà lãnh đạo chuyên quyền cao độ ít có lòng tin đối với cấp dưới,
thúc đẩy người ta bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi,
tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn việc ra quyết định ở cấp cao nhất.
- Nhân viên ít thích lãnh đạo. Đặc biệt là đối với những nhân viên có đầy đủ
năng lực, trình độ và kinh nghiệm.
- Không khí trong tổ chức: Gây hấn, căng thẳng, phụ thuộc vào định hướng
các nhân.
1.4.4. Những giai đoạn cần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán
- Giai đoạn bắt đầu hình thành của một tổ chức hay doanh nghiệp: là giai

đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc theo
nhiệm vụ được giao.
- Giai đoạn tương đối ổn định:
+ Trong những tình huống đòi hỏi nhà lãnh đạo cần phải có những hành động
khẩn trương kịp thời, có những quyết định nhanh chóng.
+ Khi có sự bất đồng trong tập thể, có sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà lãnh
đạo cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình để
hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
1.4.5. Những đối tượng cần áp dụng phong cách độc đoán:
Đối với những nhân viên ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực,
không có kỉ luật, kém tính sáng tạo.
1.5. Phong cách quản lý: Có 4 kiểu phong cách quản lý.
-

Quản lý kiểu hướng dẫn.

-

Quản lý kiểu tư vấn.

-

Quản lý kiểu hỗ trợ.

-

Quản lý kiểu phân cấp hay ủy quyền
6



Chương II: NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA MỘT SỐ NHÀ LÃNH ĐẠO
2.1. Steve Jobs
2.1.1. Nguyên nhân:
Cá tính:
- Tự tin, có tính tự lập, tự chủ cao
Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại California, Mỹ. Ngay trong tuần đầu tiên
chào đời, số phận của Jobs dường như đã được định sẵn. Bố mẹ Steve là sinh viên
nên đã đưa cậu bé mới sinh vào trại mồ cô. May mắn là gia đình Pol và Carla Jobs
nhận Jobs làm con nuôi. Sau 6 tháng học đại học Reed, Jobs đã bỏ học và sống
những ngày tháng cơ cực nhất cuộc đời mình. Không được ở kí túc xá, ông phải ngủ
ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mú thức ăn, và phải đi bộ
hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc
hàng tuần của đền Hare Krishna. Steve Jobs cho rằng ông “thật sự thích cuộc sống
đó” bởi “chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của
tuổi trẻ….lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này……”.
Chính nhờ một xuất thân tầm thường cùng những năm tháng cơ cực phải bươn chải
một mình để kiếm sống đã khiến tính cách của Steve Jobs trở nên độc lập. Ông luôn
nghĩ có thể một mình quyết định và vượt qua mọi chuyện một cách tốt đẹp.
Năm 1985, Steve Jobs bị buộc rời khỏi Apple, ra đi với 2 bàn tay trắng, ông
đã lập ra Next Computer và hãng phim hoạt hình nỗi tiếng Pixar Amination, và năm
1997, Steve Jobs quay về Apple trong vinh quang với vai trò là ngwoif thủ lĩnh.
Như vậy một lần nữa ông lại vượt qua khó khăn và thành công bằng chính đôi chân
của mình.
=> Tóm lại, với bãn lĩnh sẵn có cùng với sự tác động của cuộc sống đầy tthử
thách đã tạo nên một Stve Jobs như ngày hôm nay, tự lập và đầy nghị lực, tự tin và
bãn lỉnh, luôn ngạo nghễ với đời và đầy chất độc đoán. Vì vậy khi ông trở thành
tổng giám đốc của Apple, ông luôn áp đặt suy nghĩ và cách làm của mình cho người

7



khác, tự mình lựa chọn và đưa ra phương thức giải quyết vấn đề một cách độc đoán
mà không cần sự tham gia hay góp ý của bất kỳ ai.
- Cầu toàn, bướng bĩnh, lối nghĩ khác người.
+ Steve Jobs là người cầu toàn, luôn muốn mọi việc mình làm đạt kết quả
hoàn hão nhất chính vì vậy ông luôn nghiêm khắc với bản thân mình, với nhân viên
và với chính những việc mà mình đang làm
+ Ông có suy nghĩ khác người và lhar năng tư duy sáng tạo. ông thể hiện
điều đó ngay từ những ngày tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy giáo của ông
đã nhận xét rằng: “Steve khác mọi người ở 2 điểm: luôn luôn lầm lũi, cô đơn và có
khả năng nhìn tuyệt vời các sự vật, các hiện tượng trong 1 thế giới khác”
+ Không có 1 CEO nào bướng bĩnh, ngoan cố như Jobs khi đưa ra những
nguyên tắc riêng của ông, cacrtoot và xấu. Với tính cách ngang tàng luôn làm theo
những gì mình thích, ông không muốn bị chi phối bởi mọi thứ xung quanh.
- Có khả năng lôi cuốn người khác
+ Steve Jobs có khả năng thuyết phuc và lôi cuốn những người khác, chính
khả năng này đã tạo cho ông thói quen được người khác lắng nghe theo, phuc tùng,
từ đó hình thành nên phong cách độc đoán của ông
Môi trường:
- Năm 1997, Khi Steve Jobs quay trở lại Apple, công ty đang ở trong thời kỳ
tuột dốc. Để vực dậy một đế chế đang lụi tàn, cần phải thẳng tay loại bỏ những phần
tử mục rỗng, thối nát và sáng tạo ra những thứ mới hơn, hoàn hảo hơn bằng sự nỗ
lực hết mình. Chính vì vậy, sự cứng rắn và uy quyền của nhà lãnh đạo là vô cùng
cần thiết đối với Apple lúc này - Lúc quay trở về Apple, nhân viên không có tính tự
chủ, thiếu kỉ luật, thiếu nghị lực và không sáng tạo, thậm chí còn chống đối. Chính
vì vậy, Steve Jobs cần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán
- Do Steve Jobs nắm giữ chức vụ cao nhất ở Apple nên ông có quyền hạn, vị
trí và quyền lực cao nhất công ty, do đó, ông dễ lạm dụng quyền hạn của mình
- Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất của nghành công nghệ thông

tin đòi hỏi Apple phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang
8


tính sáng tạo và bảo mật tuyệt đối. Các sản phẩm được tạo ra luôn đạt đẳng cấp cao,
hoàn hảo và vượt trên sự mong đợi của khách hàng, như ông đã từng nói: “ Dân chủ
không tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Để làm điều này, các anh cần một nhà độc
tài thông thái”
2.1.2. Thực trạng ứng dụng
- Một giám đốc bình thường sẽ kêu gọi nhân viên đóng góp ý tưởng hay để
người lãnh đạo lắng nghe và chọn ra ý tưởng tốt nhất. Trong khi đó, Steve có một
niềm tin tuyệt đối vào ý kiến của bản thân mình, thậm chí là đến mức ám ảnh. Ông
kiểm soát mọi khía cạnh của một sản phẩm
- Steve vốn nổi tiếng là cầu toàn, và những quyết định cuối cùng đa phần đều
đến từ ý tưởng của ông. Không những thế, Steve từng bị cho là đã lấy cắp ý tưởng
của người khác và tự nhận đó là của mình. Giai thoại kể rằng khi một nhân viên A
trình bày ý tưởng cho Steve, ông đã mắng xối xả người này, và cho rằng ý tưởng đó
chỉ đáng vất vào sọt rác. Đến phiên họp sau, Steve trình bày ý tưởng của nhân viên
A kia với niềm tự hào không che dấu, và nhận đó là phát kiến của chính ông. Mình
đã rất bất ngờ khi nghe thấy những câu chuyện này. Với kiểu quản lý như thế, Steve
sẽ khiến một nhân viên tích cực và có động lực làm việc cao nhất cũng phải thất
vọng và buông xuôi.
- Về phía Steve, ông đã từng nhấn mạnh rằng không việc gì phải chiều
chuộng nhân viên, mà ngược lại, nếu có trong tay một nhân viên giỏi, hãy tạo áp lực
để khai thác tối đa hiệu suất làm việc của anh/cô ta. Steve không quan tâm đến suy
nghĩ và cảm xúc của cấp dưới, điều quan trọng với ông là kết quả cuối cùng có đạt
được hay không.
2.2. Bill Gates
2.2.1: Nguyên nhân
Bill Gates bắt đầu biết đam mê máy tính từ những năm mới bước vào cấp II

Ttrường Trung học. Năm 12 tuỏi, ông được nhìn thấy chiếc máy tính đầu tiên. Vẻ
thô kệch của nó lúc đó gợi nhớ những lời “dự báo" nổi tiếng trong quá khứ, chẳng
hạn như của tờ báo khoa học Popular Mechnics năm 1949: "Máy tính điện tử trong
9


tương lai có thể chỉ còn cân nặng 1,5 tấn "... hay gần hơn, của Ken Olson, Chủ tịch
và là người sáng lập hãng Digital Equipment Com, trong lời phát biểu năm 1977:
"Không có lý do gì để ai cũng muốn có một chiếc máy tính điện tử trong nhà
mình"...
2.2.2. Thực trạng ứng dụng
Một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo độc đoán khắc nghiệt như vậy, xét
theo lý thuyết sẽ phá sản nhưng hiện tại Microsoft đang rất thành công. Thái độ
được cho là tiêu cực của Gates được xem xét ở một khía cạnh khác. Gates là một
nhà lãnh đạo hướng vào kết quả cuối cùng của mỗi cá nhân xuất sắc, trong một tổ
chức mà các cá nhân và những người có động lực được lựa chọn kỹ càng. Phong
cách lãnh đạo rõ ràng rất khắc nghiệt của Gates đã thử thách những nhân viên phải
cố gắng vượt qua những thành tích trước đây của họ - có thể rất hiệu quả khi nhân
viên có khả năng, có động lực, và hầu như không cần sự hướng dẫn - đó là tất cả
những nét tính cách của các kỹ sư Microsoft.
2.3. Mouhamed Ahmadinejad
Ông là một con người có thể nói là đi đến đâu thì đều gây ra sự kiện đến đó.
Ông dùng lời lẽ kích bác cùng với thái độ hiếu chiến muốn xóa tên Isreal ra khỏi
bản đồ thế giới. Ông cương quyết bảo vệ vấn đề phát triển hạt nhân ở đất nước mình
dù Mỹ và các nước phương Tây có nghi ngờ và đe dọa buộc ông phải cho dừng phát
triển chương trình hạt nhân. Ông bảo thủ không cho phép người dân Iran tiếp thu
nền văn hóa phương Tây. Và một điều hết sức lo ngại nữa là ông rất ít chú tâm vào
việc phát triển kinh tế.

10



Chương III: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN VỀ
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN
3.1 Nhận xét
3.1.1. Điểm mạnh
- Giải quyết công việc 1 cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian để
cùng xem xét cũng như bàn bạc và lấy ý kiến của từng cá nhân trong tập thể.
- Tính kỉ luật cao, vì bản thân người kãnh đạo sẽ tự quyết nên tính nghiêm
minh sẽ cao hơn
- Tiết kiệm chi phí như họp hành, in ấn giấy tờ.
- Phù hợp với những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm và đề xuất đưa ra
phải mang tính chiến lược.
- Tránh gây mâu thuẫn trong nội bộ về việc tranh cãi bởi các vấn đề được
đưa ra.
- Người lãnh đạo là những người có tính quyết đoán cao, dứt khoát khi đưa
ra các quyết định, họ biết nắm bắt thời cơ, cơ hội kinh doanh.
- Tạo tính ổn định, trật tự cao trong tổ chức.
- Nhà lãnh đạo sẽ trở thành 1 huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và
trình độ cho các nhân viên mới
- Nâng cao tính hiệu lực trong quản lý.
- Trong những tính huống bất ngờ, bất chắc đòi hỏi phải đưa ra quyết định xử
lý ngay, hoặc những bất đồng trong trong tập thể hay những tình gây hoang mang,
thì việc sử dụng phong cách lãnh đạo này sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
3.1.2. Điểm yếu
- Thông tin chỉ có tác động 1 chiều. Người lãnh đạo là người tự quyết cũng
tất cả.
- Môi trường làm việc gò bó, không thoải mái khiến nhân viên sẽ không thực
hiện cũng như hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Không được phát huy sức sáng tạo của bản thân. Trong môi trưởng quản trị,

có rất nhiều người tài giỏi và có những ý tưởng đặc sắc và táo bạo. Nhưng với
11


phong cách lãnh đạo độc đoán thì bản thân họ bị kìm hãm bởi những ý tưởng của
cấp trên. Và luôn phải làm việc theo khuôn mẫu. Điều này khiến nguồn nhân lực
chất lượng cao không được sử dụng hợp lý.
- Hiệu quả công việc không cao và bất mãn giữa các thanh viên vì không
được phát huy những điểm mạnh của bản thân.
- Gần như triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới.
- Rất dễ mang tới sự chống đối của cấp dưới
- Người lãnh đạo theo phong cách này thường có thái độ ứng xử lạnh nhạt,
quan cách, hay can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên.
- Người lãnh đạo độc đoán dễ gây tình trạng bất ổn trong doanh nghiệp, tạo
cơ sở sinh bè phái, ảnh hưởng đến công việc chung.
- Không tập trung được nhiều ý kiến, sáng kiến tốt .Các quyết định quản lý
mang tính chủ quan duy ý chí nên tính khả thi công việc không cao.
- Người lãnh đạo dễ nảy sinh tâm lý chuyên quyền, hách dịch, ảnh hưởng không tốt
đến tổ chức.
3.2 Giải pháp về phong cách lãnh đạo độc đoán
- Phải biết hòa hợp trong phương pháp lãnh đạo. Phải biết lúc nào cần lấy ý
kiến của mọi người, lúc nào cần quyết định của bản thân. Vì một số trường hợp bản
thân người lãnh đạo tự quyết thì sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn
- Bản thân người lãnh đạo phải biết rèn luyện việc lắng nghe ý kiến của nhân
viên. Đây là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bởi nhân viên là một phần
tạo ra tổ chức.
- Người lãnh đạo phải ý thức được rằng mình là người trả công cho nhân
viên. Vì vậy phải biết tận dụng nguồn nhân lực này một cách khoa học và triệt để.
- Nhân viên phải khôn khéo trong lúc làm việc cùng người lãnh đạo, tạo môi
trường làm việc thoải mái, góp ý và trao đổi ý kiến cho người lãnh đạo hiểu.

3.3. Ý kiến bản thân
Theo bản thân tôi thấy thì nếu biết sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán thì
đây có thể sẽ là một phong cách lãnh đạo vô cũng hay để sử dụng trong công tác
12


quản trị. Bởi nếu người lãnh đạo biết cứng, biết mềm, biết lúc đôi lúc phải tự quyết
định, đôi lúc lại cần ý kiến của cấp giưới. Sử dụng hài hòa trong mọi tình huống.
Trong môi trường lãnh đạo, không thể lúc nào cũng theo ý kiến của tất cả
mọi người được. Vì để bàn luận và đưa ra quyết định sẽ mất rất nhiều thời gian và
công sức và đôi khi bởi những tác động bên ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả.
Nên đôi khi cần sự quyết đoán của người lãnh đạo.
Chúng ta có thể thấy rằng, việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào
đó trong hoạt động quản lý hay kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản
một kiểu phong cách nào đó. Trong thực tiễn, nó đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo
phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích
hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp. Như
vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các tổ chức,doanh nghiệp
Việt Nam trong hoạt động quản lý hay kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm
trên.
Theo tôi thì một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của
Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết
đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin,
ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó,
người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng
lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy
mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ
trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Đó cũng chính là sự kết hợp hài hòa của

phong cách độc tài gia trưởng và phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ, thích ứng với
từng hoàn cảnh tình huồn quản lý cụ thể. Và một đặc điểm quan trọng trong phong
cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của
người Việt Nam.

13


KẾT LUẬN
Phong cách lãnh đạo độc đoán không hẳn là xấu. Biết sử dụng nó trong môi
trường và hoàn cảnh phù hợp sẽ mang lại một hiệu quả tích cực trong công tác quản
trị.
Có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí
tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong
cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các
đặc điểm văn hóa Việt Nam. Chỉ có như thế tổ chức mới đạt được hiệu quả trong
giải quyết công việc một cách cao nhất, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh
thần sáng tạo của nhân viên. Đúng như một câu danh ngôn đã nói:
“ Một nhà quản lý phải đồng thời là: Một viên đại tướng biết cách chỉ huy,
một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết
cách khích lệ cổ vũ “.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình văn hóa đạo đức quản lí
2. Giáo trình quản trị học
3. Trang : hanhchinh.com.vn
4. Trang: 123dog.org


15



×