Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.6 KB, 52 trang )

Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay

I.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhờ vào sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng và nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội... Bên cạnh đó, ta cũng
nhận thấy còn không ít những tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội mà cơ
chế kinh tế thị trường là nguyên nhân căn bản.
Cơ chế thị tường tạo sự năng động cho mỗi thành viên trong xã hội,
khắc phục được tình trạng trì trệ, lạc hậu, kém phát triển kéo dài nhiều năm
của nền kinh tế. Nhưng mặt trái của nó là trong mối quan hệ tế, các thành viên
trong xã hội lại tính toán đến lợi ích vật chất.
Tình trạng chạy “chức”, chạy “quyền”, chạy “chỗ” trước khi bầu cử, bổ
nhiệm cán bộ; chạy “lợi” khi phân bổ ngân sách, xét duyệt dự ấn đầu tư, cấp
viện trợ; chạy “tội” khi bị điều tra, truy tố, xét xử...là nguyên nhân làm xuất
hiện ngày càng nhiều tiêu cực, tham nhũng.
Ngoài ra, những tiêu cực từ lớp người lớn tuổi cũng tác động đến tâm
lý, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên. Từ đó, cách nhìn nhận đánh giá vấn
đề và các hành vi trong sinh hoạt của lớp trẻ ngày càng có nhiều biểu hiện
lệch lạc, gây ra các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật theo tinh thần: “cần đưa công khai lên báo đài... những vụ cán bộ, đảng
viên, kể cả cán bộ cao cấp, mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất, đã làm
tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng”. Những năm qua, các cơ quan báo
chí từ trung ương đến địa phương đã luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống
tiêu cực. Ngày càng nhiều các vụ việc tiêu cực được đưa lên mặt báo với
nhiều dạng thức khác nhau. Chúng không chỉ góp phần trong cuộc đấu tranh


chống tiêu cực trong xã hội mà còn góp phần ngăn chặn những vụ việc tiêu
cực, định hướng dư luận, hướng xã hội đến con đường phát triển, văn minh.


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
Thời gian qua, báo chí nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực tiêu cực của đời sống xã hội.
Nó đem đến cho công chúng niềm tin ở sự thật, sự nghiêm minh của luật
pháp, tin vào sự lãnh dạo của Đảng, truyền thống cách mạng của dân tộc. Tuy
nhiên, trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, báo chí cũng đã bộc lộ
những hạn chế như tình trạng lợi dụng những sự kiện tiêu cực để tiếp tay cho
những hành vi tiêu cực, “thương mại hóa” báo chí... Những hạn chế này cần
sớm được khắc phục một cách triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí
đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực, góp phần khẳng định vai trò của báo
chí đối với sự phát triển của xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Làm gì để nâng cao hiệu quả việc phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực
trên báo chí hiện nay, góp phần tạo đà phát triển của đất nước? Đó là câu hỏi
mà những người làm báo phải quan tâm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay,
khi tình hình tiêu cực trong xã hội đang ngày càng có quy mô lớn hơn, tính
chất phức tạp hơn thì việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết và cấp bách.
Tuy vậy các công trình nghiên cứu về việc phản ánh những vấn đề tiêu
cực trên báo chí hiện nay không nhiều. Nó mới chỉ là những bài viết đơn lẻ,
các bài lí luận trên một số tờ báo tạp chí chuyên ngành...
Bài tiểu luận này hi vọng sẽ đưa đến cho những người quan tâm
những luận điểm cơ bản nhất cả về lí luận và thực tiễn vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Bài viết sẽ tổng hợp các nghiên cứu có liên quan tới vấn đề này và cơ
sở lí luận của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay. Việc
nghiên cứu dựa trên cơ sở phản ánh các vấn đề tiêu cực của một số tờ báo viết

điển hình trong công tác phản ánh tiêu cực ở Việt Nam. Từ đó thấy được thực
trạng của vấn đề, đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế còn gặp
phải của các cơ quan báo chí trong quá trình đưa tin, phản ánh về các vấn đề
tiêu cực trong xã hội.


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận dựa trên lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về báo chí. Những lí luận, tư tưởng của các lãnh tụ trên là cơ sở
quan trọng để đánh giá việc phản ánh tiêu cực trên báo chí nước ta hiên nay.
Cùng với đó là phương pháp tổng hợp, phân tích các bài nghiên cứu
trước đó của các nhà lí luận báo chí trong và ngoài nước.


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận, thực tiễn của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực
trên báo chí hiện nay.
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phê bình và tự phê
bình công khai trên báo chí.
Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn. C.Mác và Ăngghen –
những lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế luôn quan
tâm tới vấn đề tự phê bình và phê bình trong nội bộ nói riêng và trên báo chí
nói chung. Hai ông cho rằng, tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng
tập hợp lực lượng, giữ gìn sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Đây là phương
pháp hiệu quả nhất nhằm xây dựng Đảng ngày càng bền vững và phát triển.
Lênin đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của C.Mác, Ăngghen về
tự phê bình và phê bình. Ông chỉ rõ: “ Thực hiện tự phê bình và phê bình

trong nội bộ là yếu tố quyết định giữ gìn uy tín của Đảng”. Do vậy: “chỉ một
Đảng dám mạnh dạn tự phê bình mới có khả năng tập hợp được quần chúng
dưới ngọn cờ của mình để đi tới thắng lợi”. “Nếu một chính Đảng mà không
dám nói thật bệnh tật của mình ra, không dám đề ra một bài chuẩn đoán
nghiêm khắc và tìm ra phương cứu chữa bệnh tật đó thì Đảng đó sẽ không
xứng đáng được người ta tôn trọng”. Thực tế đã chứng minh: Không thực
hiện tốt phê bình và tự phê bình, tất yếu sẽ dẫn tới tự chia rẽ, bè phái, phá hoại
tận gốc sức mạnh của Đảng về mặt tổ chức, làm cho lực lượng của Đảng bị xé
nhỏ, phân tán và chủ trương đường lối của Đảng dù có đúng đắn đến mấy
cũng không thể đi vào cuộc sống. Như vậy, cũng có nghĩa là chủ trương
đường lối của Đảng sẽ không phát huy được tác dụng trong cuộc sống.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin và nhiều vị lãnh tụ
cách mạng luôn coi báo chí là vũ khí đấu tranh, nâng cao kỷ luật tự giác của
người lao động, là phương tiện tập hợp quần chúng và là công cụ xây dựng
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, ngay khi chính quyền Xô - Viết mới được


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
thành lập, khi bàn về nhiệm vụ trước mắt của chính quyền, Lênin nhấn mạnh:
“Phương tiện thứ nhất và chủ yếu của chúng ta để nâng cao kỷ luật tự giác
của những người lao động và để thoát khỏi những phương pháp làm việc cổ
xưa, không thể dùng được, hay là thoát khỏi những thủ đoạn chây lười chốn
việc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa – phương tiện chủ yếu đó phải là báo chí.
Báo chí phải vạch ra những khuyết điểm trong đời sống kinh tế của mỗi công
xã lao động, phê phán một cách thẳng tay những khuyết điểm đó, công khai
vạch trần tất cả những ung nhọt trong đời sống kinh tế của chúng ta và do đó
dựa vào dư luận xã hội quần chúng lao động để chữa những ung nhọt đó.”
Người yêu cầu: “Báo chí phải làm công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội; báo
chí phải giới thiệu hết sức tỉ mỉ những thành công của các công xã kiểu mẫu,
phải nghiên cứu những nguyên nhân thành công, những phương pháp làm

việc và quản lý của các công xã đó; mặt khác, báo chí sẽ đưa lên “bảng đen”
những công xã nào cứ khư khư giữ những “ truyền thống của chủ nghĩa tư bản”,
nghĩa là những truyền thống vô chính phủ, lười biếng, vô trật tự, đầu cơ”.
Những lời huấn thị đó của Lênin có tính định hướng chiến lược rất
quan trọng đối với nội dung tuyên truyền của báo chí xã hội chủ nghĩa. Đó
chính là việc gắn chặt biểu dương cái tốt, cái tiến bộ với phê bình cái xấu, cái
lạc hậu. Biểu dương và phê phán nhằm tạo dư luận quần chúng ủng hộ cái tốt,
lên án cái xấu, thông qua đó tạo sức mạnh của toàn xã hội để sửa chữa có hiệu
quả “ung nhọt”, làm cho cơ thể ngayf càng lành mạnh, cuộc sống ngày càng
tốt đẹp. Đây là định hướng quan trọng cho hoạt động tự phê bình và phê bình
công khai trên báo chí.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình công khai
trên báo chí.
Trong tư tưởng và qua hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí
cách mạng có một vị thế rất quan trọng, không chỉ “để tuyên truyền giải thích
đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”, mà còn là vũ khí phê bình và
tự phê bình rất lợi hại. Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
của dân tộc ta đang ở giai đoạn kó khăn ác liệt, có quan điểm cho rằng, phê
bình công khai trên báo chí là vạch áo cho ngươi xem lưng, sẽ bị kẻ địch lợi
dụng để phản tuyên truyền; giảm bớt uy tín của đoàn thể và chính quyền; làm
mất thể diện của cán bộ đã phạm khuyết điểm ấy, nên chỉ càn phê bình ở nội
bộ là đủ. Hồ Chí Minh kiên quyết chống lại quan điểm đó, Người cho rằng
như vậy là lầm tưởng. Vì một khi đã phạm khuyết điểm, thì dù có muốn bưng
bít người ta cũng biết. Phải nhớ câu tục ngữ “tai vách mạch dừng”. Phê bình
công khai tuy có làm giảm bớt uy tín của đoàn thể và chính quyền, nhưng đó
chỉ là “giảm bớt” tạm thời để rồi uy tín lại tăng lên, nếu biết thật thà tự phê
bình. Tự phê bình và phê bình là công việc hằng ngày, hiển nhiên cần thiết tất

yếu như vòng tuần hoàn trong cơ thể con người ta. Tự phê bình có tác dụng
làm cho tư tưởng và hành động được đúng đắn. Điều đó nói thì dễ, nhưng làm
thì khó. Khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai, cái dốt, cái
kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị. Tự phê bình chính
là cuộc cách mạng diễn ra ngay trong mỗi con nguời chúng ta. Nhưng việc đó
phải làm trước tập thể, trước mọi người để mọi người cùng học tập, cùng rút
kinh nghiệm. Bởi vì “thật thà tự phê bình cẳng những giúp cho mình tự sửa
chữa, giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp người khác biết để mà tránh”.
Chủ tich Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần
thiết và rất sắc bén, giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm. Vì
khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và dân ta ngày càng tiến bộ. Đối với báo chí
cũng vậy”. Do đó bên cạnh việc yêu cầu báo chí ta “mỗi ngày nên đăng một
cái bảng vàng để biểu dương những người tốt, những việc tốt và phải phê bình
mạnh mẽ hơn nữa đối với những người, những việc chưa tốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “ Phê bình phải nghiêm chỉnh, chắc
chắn, phụ trách, nói có sách mách có chứng. Phải phê bình với tinh thần thành
khẩn, xây dựng, trị bệnh cứu người. Chớ phê bình lung tung không chịu trách
nhiệm” thì mới tạo được hiệu quả. Người nhấn mạnh hai khía cạnh: Thứ nhất,
là phải phê bình đúng, có tinh thần phụ trách và trách nhiệm cao. Thứ hai, là


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
phải chống khuynh hướng “đao to búa lớn”, có bé xé ra to, hoặc lợi dụng phê
bình và tự phê bình để hạ bệ nhau. Đó là kiểu phê bình “không nghiêm
chỉnh”, không có tinh thần “phụ trách” không phải “trị bệnh cứu người”. Để
tránh khuynh hướng “đao to búa lớn” trong tự phê bình và phê bình công khai
trên báo chí, ngày 14/12/1956, Bác Hồ kí sắc lệnh số 282 – SL quy định chế
độ báo chí, trong đó điều 10 đã ghi rõ: “Báo nào đăng bài vu khống, xúc
phạm đến danh dự của một tổ chức hay một cá nhân, thì đương sự có quyền
yêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải chính của đương sự; ngoài ra,

đương sự có quyền yêu cầu tòa án xét xử”. Đây là những yêu cầu quan trọng,
thể hiện tính đúng đắn và tinh thần nhân đạo cao đẹp của việc tự phê bình và
phê bình công khai trên báo chí cách mạng.
Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra các yêu cầu cần thiết có tính nguyên tắc
cho việc tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí, mà còn rất quan tâm
đến hiệu quả, cách thức giải quyết các vụ việc do báo chí nêu ra. Trong bài
“Có phê bình phải có tự phê bình”, đăng trên báo Nhân dân ngày 4/7/1955,
Bác vạch rõ: “Phê bình không phải để có phê bình, mà cần đi đến sửa chữa
những khuyết điểm đã nêu ra, nếu khuyết điểm đó có thật. Mong rằng các cơ
quan hay địa phương có những vấn đề báo đã nêu, nên phát biểu ý kiến, nói rõ
chỗ nào phê bình đúng, chỗ nào sai, và có khuyết điểm thì phải sửa chữa như
thế nào. Có như thế phê bình mới có ích”. Bác cũng chỉ rõ, tự phê bình và phê
bình trên báo chí mới chỉ là bước đầu. Trong bài “Phải xem trọng ý kiến của
quần chúng” đăng trên báo Nhân dân ngày 21/8/1956, Bác nhắc nhở: “Trách
nhiệm của chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và đề
nghị của quần chúng. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô ích, phải có bước thứ hai,
tức là những người hoặc cơ quan phải thực hiện những điều báo đã nêu ra”.
Cùng với việc chỉ thị cho các địa phương, ban, ngành phải tiếp thụ ý kiến, sửa
chữa khuyết điểm; Bác phê bình và nhấn mạnh, hiện tượng “im hơi lặng
tiếng” của một số cơ quan, địa phương, đoàn thể chính là thái độ vô trách
nhiệm, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Người yêu cầu: “Những người


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
(bất kì ở địa vị nào) và những cơ quan được phê bình phải có thái độ thật thà,
khiêm tốn. Phê bình đúng thì phải đăng báo nhận khuyết điểm và quyết tâm
sửa chữa. Nếu phê bình sai, thì đăng báo giải thích. Quyết không được “phớt”
lời phê bình và “trù” người phê bình”.
Hồ Chí Minh chống thói qua loa đại khái, hình thức chỉ vạch cái sai, cái
xấu, cái khuyết điểm của người khác để phê bình, còn ai nêu khuyết điểm của

mình đã không cảm ơn lại còn khó chịu, tìm mọi cách trù dập. Do vậy, Bác
đặt vấn đề phải bảo vệ người phê bình. Bác nói: “Có một vài cán bộ và cơ
quan, vì sợ phê bình mà chẳng những không giúp đỡ người viết báo lại còn có
thái độ không tốt đối với họ, thậm chí đi kiện họ trước tòa án. Những hành
động như vậy cần phải chấm dứt. Mặt khác, các báo cũng cần khuyến khích
giúp ý kiến và phê bình báo mình để tiến bộ mãi”.
Tại Đại hội lần thứ ba của Hội Nhà báo Việt Nam, với tư cách là đồng
nghiệp, “một đồng chí có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí”, Bác Hồ đã “xung
phong phê bình” một số khuyết điểm của các báo như: bài báo thường quá
dài, “báo chí thường chỉ nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích,
mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta” v.v...Về
việc phê bình các báo, từ năm 1954 Bác đã chỉ ra một trong những khuyết
điểm của báo chí ta là rất ít phê bình những mặt chưa tốt: “Đối với các ngành
hoạt động, nêu các thành tích – thế là đúng; nhưng rất ít phê bình các khuyết
điểm – thế là không đúng”.
Trong tử tưởng Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình không chỉ nêu và
phân tích khuyết điểm, thiếu xót mà còn biểu dương người tốt,việc tốt. Đây là
mặt cơ bản, là xu hướng chủ yếu trong tự phê bình và phê bình. Bởi theo Bác:
Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên giáo dục lẫn
nhau là phương pháp giáo dục sinh động và có sức thuyết phục lớn.
Ngay trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta
đang ở giai đoạn gay go, ác liệt nhất, Bác Hồ vẫn không ngại nói khuyết điểm
và khó khăn của ta, miễn là nói đúng mức, đúng thực tế. Nhưng trog hoạt


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
động báo chí hiện nay, một số cơ quan báo chí và nhà báo tỏ ra ngại gần, ít
đụng chạm đến công tác tự phê bình và phê bình. Bên cạnh đó, một số cơ
quan báo chí và nhà báo khác đã có biểu hiện lợi dụng tự phê bình và phê
bình trên báo chí uốn cong ngòi bút, dựa vào những lợi thế của nghề nghiệp

để “đâm thuê chém mướn” hay cấu kết với nhau để hình thành đường dây
chạy tội cho những kẻ tiêu cực... Vì vậy, việc quán triệt và học tập tử tưởng
Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí trong giai
đoạn hiện nay sẽ giúp cho báo chí có được định hướng đúng đắn trong hoạt
động chống tiêu cực trên báo chí.
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tự phê bình và phê
bình công khai trên báo chí.
Đảng ta coi công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ tổ chức
Đảng, cơ quan nhà nước và trong nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm
tạo ra sự đoàn kết và thống nhất. Báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh và là
công cụ xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, ngay từ những năm mới
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nghị quyết số 06 ngày 08/12/1958 của
ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Đảng ta là một Đảng lãnh đạo
chính quyền nhà nước. Những khuyết điểm của chính quyền, các cấp bộ
Đảng, các cơ quan kinh tế và đoàn thể quần chúng, nếu không được phát hiện
và sửa chữa kịp thời thì sẽ rất dễ xảy ra hậu quả làm tổn hại đến lợi ích của
quần chúng. Tự phê bình và phê bình trên báo chí là một biện pháp rất tốt, để
kịp thời phát hiện và sửa chữa đúng khuyết điểm ấy.
Đảng ta coi công tác phê bình và tự phê bình công khai trên báo chí là
hình thức sinh hoạt dân chủ và cần thiết đối với sự tiến bộ của Đảng, nhà
nước và nhân dân ta. Phê bình và tự phê bình công khai trên báo chí có tác
dụng cổ vũ và giáo dục mạnh mẽ đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhằm thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Việc
mở rộng tự phê bình và phê bình trên báo chí sẽ tạo dư luận xã hội mạnh mẽ
biểu dương người tốt, việc tốt trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
và Nhà nước, đồng thời sửa chữa, ngăn chặn những hành động sai lầm, chống
những tư tưởng, tác phong và thói xấu của xã hội cũ, xây dựng tư tưởng, đạo

đức và tác phong xã hội chủ nghĩa.
Đảng yêu cầu các bài phê bình đăng trên báo phải có mục đích xây
dựng rõ ràng, tài liệu nêu phải chính xác, tôn trọng thực tế khách quan, ý kiến
nhận xét chặt chẽ. Sau khi phê bình, cần theo dõi tác dụng và phản ánh những
tiến bộ lên báo. Phải “thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình;
chống cách làm hình thức, chiếu lệ, không sửa chữa khuyết điểm”. Trong
trường hợp phê bình không đúng, cá nhân hoặc tập thể đã viết bài và tờ báo
đã đăng bài phê bình phải chịu trách nhiệm và phải tự phê bình trên báo. Các
cấp ủy đảng, các đảng đoàn cần phải giúp đỡ các báo tiến hành những cuộc
phê bình cho phù hợp với nhiệm vụ, công tác và thực hiện việc phê bình và tự
phê bình có kết quả tốt. “Nghiêm cấm việc trù dập người phê bình; cũng
nghiêm cấm việc lợi dụng phê bình để đả kích cá nhân, vu cáo, chia rẽ”.
Quan điểm của Đảng ta về tự phê bình và phê bình rất rõ ràng, phê
bình phải gắn liền với sửa chữa. “Đảng và chính phủ ta rất sẵn sàng nhận
những lời phê bình của nhân dân và có quyết tâm sửa chữa. Cho nên khi phê
bình, chúng ta cần phê bình một cách thiết thực và đề nghị phương pháp sửa
chữa hợp lý”. Muốn phê bình nhằm làm cho đối tượng cảm thấy, nhận ra,
công khai thừa nhận và sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, cần nắm vững thực
chất của vấn đề, xác định rõ mức độ yêu cầu của phê bình, lựa chọn phương
pháp, cách thức, lời lẽ thích hợp, tránh gây phản cảm, khó chịu cho đối tượng
bị phê bình. Tóm lại, phê bình nên nắm thực chất, nói trúng điều mấu chốt,
không cần nhiều lời và quan trọng nhất là chân thành, có thiện chí.
Trong hoạt động của mình, thái độ có tính nguyên tắc của Đảng Cộng
sản Việt Nam là đấu tranh không khoan nhượng với hành vi tiêu cực, trái với
đạo đức cộng sản như bảo thủ, trì trệ, tham ô, lãng phí, lợi dụng chức quyền,
ức hiếp dân chúng. Với yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ánh mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội một


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay

cách chân thật, khách quan, đúng bản chất. Báo chí phản ánh trung thực
những điển hình tiên tiến,nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới; phát
hiện và dũng cảm công khai đấu tranh chống tiêu cực. Việc phê bình công
khai trên báo chí là quyền chính đáng của mọi công dân. Vì vậy, mở đầu sự
nghiệp đổi mới, Đảng ta chỉ rõ: “Cần đưa công khai lên báo, đài... những vụ
cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp, mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm
chất. Điều đó chỉ làm tăng lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”.
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội IX
của Đảng còn coi các cơ quan thông tin đại chúng như một bộ phận trong hệ
thống giám sát cán bộ, công chức...
Lý luận báo chí cũng chỉ ra rằng: “sức mạnh định hướng của báo chí
ta thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dân
tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, phê
bình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cản trở sự phát triển của
xã hội trong từng lĩnh vực, địa phương cụ thể... Biểu hiện của tính định hướng
trong hoạt động phê bình trên báo chí là tính xây dựng của nó”.
Báo chí cách mạng không những chỉ thông tin về việc triển khai chủ
trương, nghị quyết của Đảng, phát huy gương người tốt, việc tốt, mà còn phải
phê phán những việc làm không đúng, những người làm sai, vạch rõ những tệ
nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, ức hiếp dân lành... Chống tiêu
cực, phê phán việc làm sai trái phải đúng người, đúng tội, có chứng cớ rõ
ràng, không nên quy chụp, suy đoán. Phê phán đúng, dân đồng tình, dân sẽ tin
và ủng hộ Đảng, tích cực chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng. Phê
phán đúng không sợ địch lợi dụng chống lại ta. Tuyệt đối không được “tô
hồng”, cho cái gì của ta cũng là tốt đẹp cả. Cũng không được “bôi đen” cho
cái gì cũng hư hỏng, xấu xa. Làm báo cách mạng phải trung thực và có cái
tâm trong sáng, sử dụng đúng ngòi bút của mình: “ diệt cỏ dại và nhân các
giống hoa thơm” vì lợi ích cách mạng và hạnh phúc của nhân dân.



Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
Như vậy trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận chính trị, tư tưởng văn hóa.
Trong cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, tiến hành phê bình và tự phê bình công
khai, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Trong buổi tiếp đoàn đại biểu báo
giới Việt nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập quân đội Việt Nam, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc nhở: “báo chí phải nói sự thật, nêu cái hay cái
tích cực, các tệ nạn. Những cái đó có thể gọi là “giặc nội xâm”. Giặc ngoại
xâm ta đã thắng, giờ báo chí phải góp phần vào việc đánh “giặc nội xâm” đó”.
1.4. Cơ sở thực tiễn việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo
chí hiện nay.
Đất nước đã đổi mới hơn 20 năm, đã đạt được nhiều thành tựu bên cạnh
đó những hạn chế vẫn còn tồn tại. Hạn chế lớn nhất mà chúng ta gặp phải và
gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này đó chính là tiêu cực trong xã hội
mà điển hình là tham nhũng, tệ nạ xã hội...
Tiêu cực - tệ nạn xã hội và tham nhũng ngày càng ra tăng. Các vụ việc
tiêu cực, tham nhũng hiện nay không chỉ là những vụ việc đơn lẻ ở một lĩnh
vực, một ngành, một đơn vị, một địa phương cụ thể, liên quan đến một vài
người hoặc một nhóm người mà nó đã chuyển sang dạng theo đường dây, có
tổ chức, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều đơn vị, thậm chí là
những đường dây xuyên quốc gia, liên quan đến chính trị, liên quan đến sự ổn
định trật tự và an toàn xã hội. Việt Nam hiện đang được xếp vào hàng các
nước có chỉ số tiêu cực, tham nhũng cao trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng hiện nay càng phức
tạp và gay gắt hơn. Và hơn bao giờ hết là vô cùng cần thiết.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới công tác đấu tranh chống tiêu cực
nhằm làm trong sạch Đảng, các cơ quan Nhà nước và xã hội. Đấu tranh phòng
chống tiêu cực đã trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có báo chí.
Báo chí phải luôn đi đầu phản ánh những vụ việc tiêu cực trong xã hội, góp
phần đấu tranh chống tiêu cực, bên cạnh đó định hướng dư luận theo chiều



Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
tích cực. Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, đặc biệt là tham những đã trở
thành nhiện vụ quan trọng của báo chí hiện nay. Đảng, Nhà nước và nhân dân
luôn đề cao vai trò của báo chí trong việc thông tin, phản ánh những vụ việc
như vậy. Theo ông Nguyễn Khoa Điềm, báo chí là một kênh thông tin rất
quan trọng. Vừa rồi, nếu không có sự phát hiện kịp thời, tích cực của báo chí
thì cũng không thể có được những kết quả tốt như đã diễn ra ở một số phiên
tòa xét xử các vụ án điểm. Qua đó, được dư luận quần chúng đồng tình và bày
tỏ sự tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực...Chính phủ Việt Nam cũng xác định
phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội, trong đó báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng. Nghị quyết TW 3
của Đảng và Luật Phòng, chống tham nhũng cũng khẳng định và kỳ vọng vào
sự đóng góp của báo chí trong việc này. Báo chí hơn bao giờ hết cần đẩy
mạnh phê phán những hiện tượng tiêu cực nhằm tạo đà cho sự phát triển của
đất nước.
2. Hiện trạng việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay.
Xét trên nhiều mặt, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua việc phản
ánh, đấu tranh chống tiêu cực trên báo chí đã thu được những kết quả đáng
nói. Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực không chỉ thấy ở riêng một loại
hình báo chí hay ở riêng một cơ quan báo chí mà ở trên mọi loại hình, mọi cơ
quan, mõi tờ báo. Từ việc phản ánh ấy đi đến tạo ra và định hướng hướng dư
luận xã hội. Việc phản ánh đi đôi với đấu tranh chống tiêu cực trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, xã hội. Báo chí không ngần ngại
đề cập tới những vụ việc tiêu cực lớn, có liên quan tới những quan chức, lãnh
đạo cao cấp...
Thông qua phản ánh những vấn đề tiêu cực, cùng với đó là tinh thần
đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực đó, báo chí đã góp phần

vào cuộc vận động làm trong sạch Đảng, trong bộ máy nhà nước, làm lành
mạnh quan hệ xã hội. Qua đó, báo chí đã góp phần làm dân chủ trong sinh


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
hoạt Đảng và xã hội. Theo kết quả kiểm tra của Văn phòng Chính phủ, 92%
vấn đề do báo chí nêu đã phản ánh đúng sự thật, có tác dụng tích cực giúp
việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ sâu sát, thực tế hơn.
2.1. Nội dung phản ánh.
Thời gian gần đây báo chí nước ta cũng tích cực lên án các quan chức
lợi dụng chức quyền có những hành vi sai phạm nghiêm trọng trong quản lý
kinh tế. Báo chí đã hộ trợ hiệu quả các cơ quan pháp luật và quần chúng đấu
tranh chống tiêu cực mà gần đây nhất( năm 2005) đã đưa ra trước công luận
những vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở Bộ Giao thông vận tải và Ban quản lý
các dự án PMU 18 liên quan tới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến và
Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng. Không chỉ phát hiện, phản ánh sự
việc sớm mà báo chí còn luôn theo sát sự vụ, thông tin đến nhân dân mọi diễn
biến của sự việc, những hành vi tiêu cực của mọi cá nhân, tổ chức có liên
quan. Tiếp theo đó là Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng
mang hàng chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ được chia chác và mang đi “quan
hệ”. Những người khiếu nại, tố cáo thì bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng. Vấn để
nhà công vụ biến thành nhà tư do báo chí phát hiện, điều tra và đưa ra công
luận đã khiến dư luận cả nước quan tâm và bày tỏ sự bức xúc. Vấn đề này lập
tức được đưa lên bàn nghị sự và đã làm nóng nghị trường Quốc hội và HĐND
TP Hà Nội và TP.HCM. . Tiếp theo là vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng DA
Rusalk và những sự "ưu ái" khó hiểu từ phía tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện
ngay từ khi DA của Nguyễn Đức Chi mới chỉ "khoanh" gọn trong diện tích 32
ha; Vụ tiêu cực mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, TP trên toàn quốc tại các
bưu điện do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu. Nguyễn Lâm Thái đã
hối lộ hơn 1 tỷ đồng cho giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng phòng của 9 bưu

điện. Đổi lại, nhiều lãnh đạo của 38 bưu điện tỉnh, TP đã ký hợp đồng mua
bán thiết bị bưu điện với các Cty của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho nhà
nước 45 tỷ đồng; Việc cựu đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn đã chỉ đạo các


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình chi 20% tổng trị giá số máy tính được lắp
để chi phí cho DA. Đồng thời, ông Tôn đã ép 17 trường làm chứng từ khống
để rút ra gần 500 triệu đồng trong vụ Trần Thị ánh và những người có liên
quan đã lừa mua của các Cty hàng trăm máy tính, thiết bị trị giá hơn 4,2 tỷ
đồng để lắp đặt cho khoảng 20 trường học của tỉnh theo một DA "ma"; Những
sai phạm tại Vietnam Airlines cũng là một trong 10 vụ đình đám của năm,
Việc Vietnam Airlines bao cho con một số lãnh đạo, bộ ngành đi du học dù
không đủ tiêu chuẩn, Những thiệt hại trong việc trả máy bay, mua động cơ
hay mất 5,2 triệu euro tiền phạt… là những điều mà các P.V quan tâm trong
năm qua; Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị "băm nát"
nhưng không được trồng cây gây rừng mà thay vào đó, các ngôi nhà cứ lần
lượt mọc lên. Phần lớn những người đứng tên đến từ Hà Nội, chuyển đổi mục
đích sử dụng, xây dựng công trình, làm trang trại, nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉ
cuối tuần... ;Số tiền sai phạm không lớn nhưng vụ xà xẻo tiền cứu trợ ở
Hương Sơn, Hà Tĩnh “xứng đáng” được đứng trong danh sách 10 vụ tham
nhũng, lãng phí của năm 2006. Không có bất cứ ai bị truy cứu trách nhiệm
hình sự trong vụ án tham nhũng với hành vi nghiêm trọng: "Xẻo" tiền cứu trợ
nhân đạo ở huyện Hương Sơn. Vụ việc bị "chìm xuồng" từ năm 2004 đến
năm 2006 mới bị báo chí "khui" ra. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
(Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Thủ tướng đặc trách về chống tham
nhũng) đã truyền đạt ý kiến yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh phải làm rõ, xử lý nghiêm
vụ việc từ ngày 25/8

Trên đây chính là những vụ việc tiêu cực, tham


nhũng trong lĩnh vực kinh tế nổi cộm trong năm 2006. Đây là những vụ án
kinh tế lớn, có liên quan tới nhiều cá nhân, tập thể có vị trí trong xã hội, các
lãnh đạo cao cấp của chính phủ.. Nó còn là những vụ tiêu cực tham nhũng gây
thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước và nhân dân. Các vụ việc trên đều được
các cơ quan báo chí phản ánh, làm sáng tỏ nhiều tình tiết quan trọng giúp đỡ
cho các cơ quan điều tra, pháp luật trong việc xử lý. Đặc biệt có một số vụ
việc được báo chí phát hiện hoặc nhờ báo chí mà được đưa ra trước công luận


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
và được xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó còn có không ít những vụ việc tiêu
cực khác xảy ra trong nội bộ các ngành, các cơ quan kinh tế. Hằng ngày các
cơ quan báo chí, các phóng viên vẫn tích cực đi vào những điểm nóng, những
nơi nguy hiểm để đem đến cho công chúng những tin tức mới, có giá trị về
những biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực này. Hàng loạt các bài điều tra, phỏng
vấn, các phóng sự được đưa đến cho bạn đọc. Nó góp phần không nhỏ vào
công tác đấu tranh, phòng chống tiêu cực trong nền kinh tế, giúp tạo nên một
thị trường lành mạnh, khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư. Ngoài những
vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn có liên quan tới nhiều đối tượng cán bộ của
Đảng, Nhà nước, báo chí còn chú trọng vào việc phản ánh những vụ việc tiêu
cực ở ngoài xã hội như các hình thức, cách làm ăn phi pháp, buôn gian bán
lận của những doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Những trùm đầu cơ
tích trữ, lũng đoạn, gây phá hoại nền kinh tế... đều được đưa lên mặt báo. Tuy
rằng những vấn đề này vẫn nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà báo, cơ
quan báo chí.
Bên cạnh mảng đề tài kinh tế, các nhà báo cũng đi sâu phản ánh những
tiêu cực trong lĩnh vực xã hội như: Giáo dục, tệ nạn xã hội, môi trường...
Từng ngày từng giờ, các nhà báo luôn nỗ lực làm việc để đem đến bạn đọc
những vấn đề mà bạn đọc quan tâm.

Đầu tiên là những tiêu cực trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Tình
trạng chạy trường, chạy lớp ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước; bệnh
thành tích trong giáo dục; những bất cập trong việc dạy và học thêm...là căn
bệnh trầm kha của nền giáo dục Việt nam. Có thể ai cũng biết đến nó song
không phải ai cũng dám lên tiếng phê phán nó. Chỉ sau hành động của Thầy
Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học phổ thông Vân Tảo – Thường Tín
– Hà Tây cũ. Vụ việc lộn xộn trong thi cử được thầy Khoa ghi lại tại trường
Vân Tảo vào kỳ thi tốt nghiệp năm 2006 đã khiến dư luận xôn xao. Báo chí đã
vào cuộc để bảo vệ thầy và đưa lên những tiêu cực không nhỏ trong nền giáo


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
dục ở nước ta. Chính vì sức ép từ dư luận, Bộ Giáo dục đã đưa ra nhiều biện
pháp mạnh nhằm ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong nội bộ ngành mình.
Gần đây nhất là vụ việc gây xôn xao dư luận – “đổi tình” lấy điểm ở trường
CĐ Phát thanh truyền hình trung ương I cùng một số sai phạm khác của một
số giáo viên lớp Biên tập khoa báo chí. Những vụ việc như vậy không phải
hiếm gặp nhưng không phải ai cũng dũng cảm như Vũ Thị Vân Anh, một nhà
báo tương lai. Cô là người dám vượt lên sự sợ hãi, vượt lên những nghi ngờ
của mọi người kể cả bố mẹ và thầy cô để đứng về phía lẽ phải, về phía các
bạn sinh viên. Vụ việc đã được báo Dân trí lên tiếng, sau đó các cơ quan chức
năng đã vào cuộc để điều tra tìm ra sự thật. Những nhân vật có liên quan đã bị
trừng phạt thích đáng. Đỗ Tư Đông, Đỗ Đức Trọng, Đỗ Hồng Duy... Hay
những vụ việc liên quan đến đạo đức của học sinh, tình trạng bạo lực học
đường leo thang. Những clip nữ sinh đánh nhau, cãi lôn trên đường hoặc ngay
trong lớp học đã khiến không ít phụ huynh học sinh và dư luận xã hội phải
giật mình. Báo chí đã lên tiếng phê phán tình trạng này đồng thời đưa ra
những quan điểm của dư luận xã hội... Và còn rất nhiều những vụ việc tiêu
cực khác trong giáo dục.
Môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm thời gian gần đây đã được báo

chí rất quan tâm. Những vụ việc về vi phạm an toàn thực phẩm và môi trường
thường xuyên được các nhà báo theo sát và phản ánh. Những vụ việc tiêu cực
lớn tiêu biểu như: vụ ô nhiễm sông Thị Vải mà tác nhân chính là nguồn nước
thải của nhà máy Vedan, vụ việc gây ô nhiễm ở sông Ghẽ - Cẩm Giàng – Hải
dương và nhiều vụ việc gây ô nhiễm khác đều được các nhà báo lên án.
Những vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một nội dung phản ánh
của các báo. Những cá nhân, những nhà sản xuất chỉ nghĩ tới lợi nhuận bất
chấp việc làm của mình sẽ gây hại tới nhiều người tiêu dùng. Những vụ việc
mất an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra khiến nhiều người quan tâm.
Nhuộm phẩm màu công nghiệp hạt dưa, dùng mỡ lợn đã phân hủy, bánh kẹo


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
không đảm bảo vệ sinh... Tất cả đều được báo chí phản ánh và lên án kịch liệt
để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Một mảng đề tài khác cũng được các nhà báo lựa chọn phản ánh đó là
tệ nạn xã hội. Những hành vi phạm tội ngày càng phức tạp và nguy hiểm.
Chúng ta đang phải chứng kiến những suy đồi trong đạo đức của một nhóm
công dân. Những vụ án mạng, cướp bóc, buôn người... đang xảy ra ngày càng
phổ biến với những phương thức ngày càng dã man, mất hết nhân tính...
Cùng với việc đưa ra những vụ việc tiêu cực ấy các nhà báo còn phản
ánh nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên và đưa ra những biện phap khắc
phục. Báo chí bên cạnh nhiệm vụ phản ánh tiêu cực còn định hướng dư luận
xã hội, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
2.2. Những vụ việc tiêu cực tiêu biểu được phản ánh trên báo chí
thời gian qua.
Có thể kể tên một số vụ điển hình mà báo chí đã trực tiếp hoặc góp
phần phanh phui, đua ra ánh sáng công luận trong số hàng trăm vụ tiêu cực
được nhiều nhà báo, nhiều tòa báo phát hiện trong những năm qua, góp phần

ngăn chặn tiêu cực:
- Năm 1989: vụ Đường Sơn Quán. Đây là điểm ăn chơi trụy lạc, hoạt
động công khai và có quy mô, được nhiều quan chức nhà nước bao che. Loạt
điều tra trên báo Tuổi trẻ thời gian ấy là một phát hiẹn có giá trị, làm chấn
động dư luận xã hội, giúp các cơ quan điều tra làm rõ vụ việc.
- Năm 1990: Vụ nước hoa Thanh Hương, Nguyễn Văn Mười Hai dùng
hình thức vay tín dụng trả lãi cao (thậm chí đến 12%/tháng) để thu hút tiền
gửi lừa đảo hàng chục nghìn người ở Tp Hồ Chí Minh. Sau vụ nước hoa
Thanh Hương là sự đổ vỡ của hàng loạt các quỹ tín dụng nhân dân cũng với
hình thức huy dộng với lãi xuất cao. Báo Lao động đã có bài dự báo về sự đổ


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
vỡ này ngay từ lúc xướn nước hoa Thanh Hương đang hoạt động với quy mô
mạnh mẽ nhất.
- Năm 1991: Vụ Bỉnh Họt. Tại kiên Giang, bọn buôn lậu có tổ chức đã
câu kết với nhiều cá nhân trong các cơ quan nhà nước và một số cơ quan công
quyền “bảo kê”. Những người dân đã lên tiếng và báo Thanh niên có một loạt
bài điều tra dài kỳ. Nhờ sự kiên quyết đấu tranh của báo chí, vụ án đã được
đưa ra xét xử công minh trước pháp luật. Vụ án Bỉnh Họt thu hút 150 nhà báo
đến tham gia phiên tòa xét xử.
- Năm 1995: Vụ Tamexco. Đại gia Phạm Duy Phước, giám đốc công ty
Tamexco, Thành phố Hồ Chí Minh, đã dùng các thủ đoạn kê khai khống giá
trị đất lên hàng trăm tỷ đồng để thế chấp ngân hàng, chiếm đoạt tiền của nhà
nước. Nhiều ngân hàng và quan chức ngân hàng có dính líu vào vụ này. Khi
Phạm Huy Phước đang được coi là một Tổng giám đốc giỏi, năng động thì
một số nhà báo đã dũng cảm lên tiếng cảnh báo tình trạng làm ăn nguy hiểm
của Tamexco.
- Năm 1997: Vụ Epco- Minh Phụng. Khoảng 4.500 tỷ đồng của nhà
nước bị thất thoát bằng cách nhập ủy thác hàng, bán ngay lấy tiền đầu tư vào

bất động sản. Cũng lại có nhiều quan chức trong ngành ngân hàng liên quan
tới vụ Epco- Minh Phụng. Báo chí từ năm 1993 đã từng lên tiếng cảnh báo về
cách làm ăn của Minh Phụng là rất nguy hiểm và kéo theo phản ứng dây
chuyền hàng loạt các đổ vỡ khác về tài chính. Và đúng như báo chí cảnh báo,
những hậu quả từ vụ án Epco- Minh Phụng đến nay vẫn chưa giải quyết được.
- Năm 1999: Vụ Thủy cung Thăng Long. Tờ báo duy nhất dám phanh
phui sự việc là tờ Đại Đoàn Kết. Đây là vấn đề nhạy cảm, không phải tờ báo
nào cũng có đủ chứng cớ, đủ dũng cảm để lên tiếng vì vụ án có liên quan tới
nhiều quan chức cao cấp. Nhờ báo chí và cơ quan chức năng vào cuộc nên
việc quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn tới thất thoát nguồn tài sản rất có giá trị của
hà nước trong vụ Thủy cung Thăng Long đã được đưa ra ánh sáng.


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
- Năm 2000: Vụ án Mai Văn Huy. Cho đên skhi báo Công an Thành
phố Hồ Chí Minh lên tiếng thì mọi người mới biết rằng Giám đốc một công ty
làm ăn có uy tín nhất ở tỉnh Đồng Tháp lại là một đại gia lừa đảo và kẻ ném
tiền của nhà nước qua cửa sổ một cách đáng kinh ngạc nhất. Tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án Mai Văn Huy, có những khoản tiền cho đến cả tỷ đồng do
thất thoát nhưng Mai Văn Huy không biết là đã chi như thế nào.
- Năm 2001- 2002: Vụ Đường liên cảng A5, vụ cống hộp và hầm chui
Văn Thánh 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi báo chí phát hiện và lên
tiếng, các cơ quan chức năng mới “vỡ lẽ” ra một điều rằng: Thất thoát trong
xây dựng là thất thoát dễ dàng nhất và tiền của nhà nước phung phí vào xây
dựng cũng không khác nào thất thoát vì tham nhũng. Ngày 28/4/2006, Tòa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử 9 bị cáo trong vụ án hầm chui cầu
Văn Thánh 2. Các bị cáo đã phải nhận những bản án thích đáng vì tội tham ô
tài sản, thiếu trách nhiệm và vi phạm quy định của Nhà nước về xây dựng.
- Năm 2001: Vụ cầu cảng Thị
Vải: ngày 4/10/ 1997, công trình đường

ống, kho, cảng LPG được khởi công
xây dựng. Ngày 15/5/2001, hoàn thành
công trình nhưng cơ quan đăng kiểm
và kiểm định quốc tế LRIS đã không
chịu cấp chỉ tiêu chuẩn quốc tế cho
công trình này vì không đảm bảo chất lượng.. Để tìm hiểu rõ việc này, lực
lượng báo chí đã kịp thời có những bài điều tra, tìm ra những sai phạm đặc
biệt nghiêm trọng xảy ra từ khâu thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị đến quản
lý, chỉ đạo, giám sát kiểm tra. Vụ việc đã gây thất thoát cho nhà nước hàng
trăm tỷ đồng. Dưới ánh sáng của công luận, nhiều đối tượng quan chức đã bị
bắt, bị khởi tố và đưa ra xét xử, trong đó có các cán bộ thanh tra chính phủ là
ông Lương Cao Khải, Dương Văn Lực và Bùi Xuân Bảy.


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
- Năm 2002: vụ án Trương Văn
Cam và đồng bọn. Đây là vụ án hình
sự đặc biệt quan trọng. Tổ chức tội
phạm Năm Cam giống như chiếc vòi
bạch tuộc đã vươn tới nhiều cơ quan
quyền lực. Báo chí, đặc biệt là báo
Thanh Niên đã có công lớn trong việc
dám lên tiếng và đưa những hoạt động tội ác của Năm Cam và đồng bọn ra
trước công luận. Điều đó một lần nữa thể hiện sức mạnh của báo chí trong
đấutranh chống tiêu cực. Trong vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, Ban
chuyên án đã đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc thông tin kịp thời
diễn iến của vụ án, đồng thời cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho cơ
quan điều tra, góp phần quan trọng vào thành công chung của chiến dịch.
- Năm 2003: Vụ chạy quota xuất khẩu ở Bộ Thương mại. Báo chí đã
phản ánh việc nhiều cán bộ của Bộ Thương mại lợi dụng việc cấp quota cho

doanh nghiệp để kiếm tiền bất chính, trong đó có cả nhân vật cộm cán – Thứ
trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu. Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã
chuyển hồ sơ vụ án “chạy quota xuất khẩu ở Bộ Thương mại” sang tòa truy tố
14 bị cáo với 8 tội danh, trong đó có Mai Văn Dâu.
- Năm 2003: Vụ tham nhũng, tiêu cực lớn ở công ty xăng dầu Hàng
không. Nhiều tờ báo đã có loạt bài điều tra phản ánh tình trạng mất dân chủ
nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Xăng dầu Hàng không. Đó là tình trạng hàng
loạt cán bộ, công nhân bị cách chức, sa thải một cách vô lý do không vừa lòng
Giám đốc Trần Minh. Đáp lại sự phản ánh của báo chí, Giám đốc Trần Minh
đã phản ứng quyết liệt. “Hát đồng ca” cùng Trần Minh, Thường vụ Công ty
Xăng dầu Hàng không ra một văn bản gửi báo chí, khẳng định Trần Minh là
một giám đốc năng động, đồng thời phát huy một “phong trào” phê phán
những nguòi dám đấu tranh tố cáo Trần Minh. Chỉ đến khi Cơ quan điều tra
Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc Trần Minh


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
cùng hành loạt cán bộ chủ chốt khác của Công ty thì những người bị kỷ luật
oan ức kể trên mới được phục hồi quyền lợi. Kết luận điều tra của Cơ quan
Cảnh sát điều tr Bộ Công an về tổ chức tội phạm ở Công ty này đã tham
nhũng số tiền lên tới gần 30 tỷ đồng.
- Năm 2005: Vụ sai phạm đấu
thầu điện kế điện tử ở Thành phố Hồ
Chí Minh đã góp công không nhỏ vào
việc phát hiện những sai phạm nghiêm
trọng trong: vụ cố ý làm trái quy định
của nhà nước về quản lý kinh tế và
buôn bán hàng giả, gây thiệt hại khoảng 158 tỷ đồng, xảy ra tại Công ty Điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh trong việc đấu thầu, nhập khẩu linh kiện và thiết
bị giữa Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty thiết bị điện

Linkton (Xingapo). Nhiều tờ báo như Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động... đã cử
những phóng viên “thiện chiến” trực tiếp đến các hộ dân, tìm hiểu kỹ hơn về
sự việc, điều tra tỷ mỷ những tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật của Công ty
Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Bộ Công an đã bắt bị can Lê Minh Hoàng, nguyên Đại biểu Quốc hội,
Giám đốc Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2005 – 2006: Vụ
PMU18 ở Bộ Giao thông vận tải.
Vụ việc xuất hiện trên mặt báo từ
tháng 12/2005, khi báo chí đăng
thông tin về một cán bộ cộm cán
của Bộ Giao thông vận tải cá độ
bóng đá hết hơn 2 triệu đôla, đó là
Bùi Tiến Dũng – Tổng Giám đốc
Ban Quản lý dự án 18 (PMU18). Những thông tin trên báo chí về vụ việc
PMU18 ngày một nhiều lên: đánh bạc, bao gái, cho mượn xe công vô tội vạ,


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
chạy án, đưa hối lộ... Quy mô vụ việc ngày càng lớn, nhân vật liên quan ngày
càng nhiều, trong đó có cả ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Giao thông
vận tải, khiến dư luận xã hội từ bàng hoàng đến phẫn nộ. Theo thống kê đã có
hơn 700 bài báo (chưa tín báo điện tử, phát thanh, truyền hình) đưa thông tin
về vụ PMU18. Báo chí đã sát cánh cùng cơ quan bảo vệ pháp luật lôi ra ánh
sáng hững bê bối tai PMU18.
2.3. Những thách thức, nguy hiểm nhà báo phải đối mặt trong việc
phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.
Phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực, báo chí gặp rất nhiều “rào cản” lớn
trong đó có sự can thiệp, tác động từ chính các cơ quan có thẩm quyền.
Những người tiêu cực, tham nhũng không ủng hộ, có một số người lại bàng

quan, cho rằng mấy “ông” nhà báo “bới lông tìm vết” không để họ yên ổn làm
ăn. Đã có nhiều nơi quay lưng lại với báo chí, trù dập báo chí, trù dập những
người cung cấp thông tin cho báo chí, gây không ít trở ngại, khó khăn cho sự
nghiệp đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Cái khó hơn của các nhà báo
hiện nay khi phản ánh những vấn đề tiêu cực là “đụng” vào các thế lực “tiêu
cực” hoặc “có vấn đề” mà có gốc dễ, ô dù. Trao đổi về những khó khăn, trở
ngại trong quá trình nhà báo tác nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông
tin Phạm Quang Nghị khẳng định: báo chí không nên “chùn tay” khi gặp sức
ép dù là từ chính cơ quan, cá nhân chức trách. Trường hợp những cán bộ được
giao thẩm quyền chống tham nhũng mà lại tham nhũng thì họ càng tìm mọi
phương cách để che giấu. Vì vậy phải có sự giám sát của toàn xã hội và đến
lượt các cơ quan không có chức năng chuyên trách chống tham nhũng cũng
phải vào cuộc. Trên thực tế, đã có những công an, cán bộ tòa án bị xử lý. Để
phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực thành công, báo chí cần phải có những
chứng cứ chắc chắn trong tay, phải trao đổi, phối hợp với các cơ quan có liên
quan. Cho dù người tham nhũng có nằm trong cơ quan bảo vệ pháp luật
nhưng không có nghĩa là cả hệ thống đó tiêu cực. Báo chí có thể gặp những
cán bộ lãnh đạo cấp cao hơn để nói về tiêu cực của cán bộ trong ngành đó.


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
Nếu ngành đó không làm được thì chuyển sang ngành khác. Công việc có
phần khó khăn hơn mức bình thường, nhưng không có nghĩa là không có
đường giải quyết, miễn là báo chí có ý thức đấu tranh quyết liệt, đến cùng.
Nhà báo Kim Quốc Hoa (Báo Xây dựng) đã nói về mức độ nguy hiểm
của báo chí, nhà báo trong việc phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực tham
nhũng: “Những nhà báo đấu tranh chống tiêu cực luôn thuộc nhóm nghề có
tính chất nguy hiểm nhất trong các công việc của nghề báo. Họ là những
người rất dễ bị tai nạn nghề nghiệp. Hơn thế nữa, họ luôn là những người phải
hứng chịu những cú phản đòn của những kẻ tiêu cực trong xã hội. Không chỉ

riêng tôi mà có rất nhiều nhà báo có những bài viết chống tiêu cực, tham
nhũng đều có một vài lần bị dọa ném lựu đạn vào nhà, tạt axít, tông xe trên
đường... và chúng đã làm thật. Nếu việc đe dọa không có hiệu quả, bọn chúng
sẽ chuyển sang mua chuộc bằng tiền, và nhiều thứ cám đỗ khác, ngón đòn này
đã khiến không ít nhà báo sa ngã”. Nhà báo Trần Quang Thành – nguyên
phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam – một trong
những nhà báo vì tích cực đấu tranh chống tiêu cực nên bị bọn xấu tạt axít
mang thương tật suốt đời. Nhà báo Trần Quang Thành cho rằng: “Làm báo là
một nghề nguy hiểm... Tôi viết bài đấu tranh chống tiêu cực, các cơ quan
chức năng đã dựa trên những chứng cứ của bài báo này điều tra, xử lý, thu hồi
lại tiền của nhà nước bị thât thoát, nhưng nhà báo, người có công phát hiện
tiêu cực thì không được bảo vệ. Sau đó tôi bị tay chân bọn buôn lậu đe dọa và
tạt axít...”. Đối với nhà báo Trần Quang Thành, dù bị bọn buôn lậu tạt axít
một cách tàn ác vào mặt, nhưng ông tự hòa và thanh thản vì ông biết vẫn còn
rất nhiều tờ báo, nhà báo dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực.
Trong quá trình tác nghiệp ngoài áp lực công việc như thời hạn nộp bài;
áp lực từ cấp trên; tù gia đình; từ dư luận xã hội... nhà báo còn phải đối mặt
với rất nhiều trở ngại, hiểm nguy, bị đe dọa tính mạng. Nhiều vụ việc chống
tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội từ vụ Năm Cam, Hai Chi đồi Hoa mai, Lã
thị Kim Oanh, PMU18... các nhà báo đã chứng tỏ mình là người dũng cảm,


Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực trên báo chí hiện nay
yêu nghề, trọng nghĩa, dám phanh phui sự việc... Có trường hợp nhà báo dám
“đi trước” cả cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng để dự báo và phát hiẹn
vấn đề. Nhưng chính vì mục tiêu phản ánh đứng sự thật, chống tham nhũng,
tiêu cực, đưa thông tin đến bạn đọc nhanh chóng, kịp thời nên những năm vừa
qua, lực lượng phóng viên- những người tiên phong trên mặt trận thông tin, đã
bị cản trở và hành hung một cách thô bạo. Những vụ tấn công nhà báo đã làm
dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công luận. Đây là những hành động côn đồ

coi thường pháp luật, mang tính xã hội đen, đe dọa trực tiếp đến các nhà báo.

Một số nhà báo bị hành hung trong khi tác nghiệp (từ trái qua, trên
xuống): Trang Dũng (Báo An ninh thế giới), Minh Quốc (Báo ảnh Việt Nam),
Võ Minh Châu (Báo Tiền phong) và Trần Thế Dũng (Báo Người lao động).
Xin điểm lại một số vụ việc xâm phạm nhà báo điển hình thời gian gần
đây gây bức xúc dư luận.
• Vụ đe dọa, đốt xe Nissan của vợ chồng nhà báo Hoàng Thu (báo
Thanh niên) và nhà báo Hoàng Thiên Nga (báo Tiền phong). Ngày 21/4/2003,
hai đối tượng là Nguyễn Quang Thuật và Nguyễn Đình Dũng đã dùng một


×