Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ của học SINH THPT TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.69 KB, 7 trang )

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân.
Lựa chọn nghề nghiệp chính là xác định cho mình lĩnh vực lao động phù hợp với
năng lực và sở thích bản thân tạo nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động
nghề nghiệp của mình.
- Phân loại nghề theo đối tượng lao động, bao gồm:
Bảng phân loại nghề của E.A. Klimov
Nhóm nghề
Đối tượng lao động chủ yếu
Ví dụ về nghề
Người - Thiên Các tổ chức hữu cơ, các quá trình Trồng trọt, chăn nuôi,
nhiên
sinh vật vầ vi sinh vật
trồng rừng, bác sĩ thú y...
Người - Kĩ thuật Hệ thống các thiết bị kĩ thuật, các Thợ xây, thợ may, thợ
nguyên vật liệu, năng lượng, các rèn, thợ tiện, lái xe, thợ
Người - Người

đối tượng vật chất
Con người, nhóm tập thể

dệt...
Hướng dẫn viên du lịch,
giáo viên, bác sĩ, công

Người

-

an...
Hệ Những con số, dấu hiệu, công Kế toán, thủ quỹ, lập



thống tín hiệu

thức, ngôn ngữ

trình

viên,

thợ

đánh

máy ...
Người - Nghệ Các hình ảnh nghệ thuật, các bộ Hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà
thuật

phận các thuộc tính của nó

văn, nhà thơ, nhạc sĩ...

Sự phân loại nghề nghiệp sẽ giúp cho mỗi người có một cái nhìn tổng quan
về nghề, nhóm nghề, thấy được những đặc trưng nổi bật của nghề để từ đó so sánh
đối chiếu sở thích, năng lực của bản thân có phù hợp với nghề hay không, có đáp
ứng được những yêu cầu của nghề hay không để từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp
tốt
Xu hướng nghề nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc xu


hướng nhân cách và bị chi phối bởi xu hướng nhân cách con người.

Xu hướng nghề nghiệp là ý định hướng tới nghề nghiệp nào đó trong một
thời gian lâu dài nhằm thỏa mãn nhu cầu hay hứng thú của cá nhân đối với nghề
nghiệp hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy đó làm lẽ sống của mình.
Nói đến xu hướng nghề nghiệp là nói đến mặt nhận thức, thái độ, hành động của
cá nhân hướng tới một nghề nghiệp cụ thể. Khi đã hình thành được xu hướng nghề
thì hầu như mọi hoạt động của cá nhân đều hướng về nghề đã chọn và được thể
hiện trong xu hướng học tâp, rèn luyện, làm việc trong một nghề cụ thể.
Xu hướng nghề nghiệp được hình thành ở mỗi người từ khi nào? Theo
nghiên cứu thì xu hướng nghề được hình thành từ rất sớm ở học sinh và được thể
hiện rõ nhất ở giai đoạn học sinh cuối cấp THPT khi các em đang đứng trước rất
nhiều sự lựa chọn thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
học nghề hay tham gia lao động sản xuất ở địa phương
Theo I.X.Côn (1987): Xu hướng nghề của học sinh được hình thành qua 4
giai đoạn
- Giai đoạn 1: Trò chơi trẻ em. Khi trẻ tham gia chơi trò chơi các em thường “
đóng vai” vào một cá nhân cụ thể và đảm nhận một vai trò nghề nghiệp
(VD: Đóng vai Bác sĩ, cô giáo…)
- Giai đoạn 2: Ước mơ của thiếu niên về nghề. Các em thiếu niên thường
ước mơ trở thành “nhà du hành vũ trụ”, “nhà thám hiểm ”…Trong ước mơ phản
ánh nguyện vọng về nghề nghiệp của các em
- Giai đoạn 3: Thời kì tiền chọn nghề. Đây là giai đoạn chiếm toàn bộ tuổi
thiếu niên và phần lớn tuổi thanh niên, đó là bước đầu lựa chọn các dạng nghề
nghiệp theo hứng thú và sở thích của các em.
- Giai đoạn 4: Quyết định chọn nghề. Đó là vấn đề lựa chọn nghề nghiệp
đặt ra đối với mỗi người khi đã đến tuổi trưởng thành. Sự lựa chọn nghề phụ thuộc
vào hai yếu tố: Trình độ nghề nghiệp của lao động trong tương lai và chuyên môn


cụ thể trong lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp.
* Biểu hiện của xu hướng nghề

Xu hướng chọn nghề được thể hiện ở ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành
động.
• Nhận thức về nghề nghiệp
Nhận thức về nghề nghiệp là quá trình phản ánh những đặc điểm, những
thuộc tính cơ bản của nghề, những yêu cầu của xã hội đối với nghề, những yêu cầu
đòi hỏi về mặt tâm sinh lí đối với người chọn nghề. Trong lĩnh vực nghề nghiệp cá
nhân muốn chiếm lĩnh theo đuổi và công hiến hết sức mình cho nghề nghiệp, muốn
thành công trong sự nghiệp thì cần phải nhận thức sâu sắc về nó. Nhận thức về
nghề được thể hiện trong nhận thức về những vấn đề sau đây:
- Nhận thức về đặc điểm, nội dung và phương thức thực hiện nghề
- Nhận thức về thế giới nghề và những yêu cầu đặc trưng của nghề đối với
người chọn nghề. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công
nghệ nhiều nghành nghề mới ra đời tạo nên sự phong phú đa dạng trong thế giới
nghề, đồng thời đòi hỏi những người hành nghề phải có một trình độ chuyên môn,
năng lực vững vàng để hoạt động nghề đạt hiệu quả cao.
- Nhận thức về nhu cầu xã hội đối với nghề. Cần tìm hiểu xem hiện nay xã
hội đang có nhu cầu lớn đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực nào, những ngành
nghề nào đã bão hòa, dư thừa. Đây là một yếu tố khách quan nhưng không kém
phần quan trọng chi phối đến quyết định chọn nghề và hiệu quả trong hoạt động
nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
- Nhận thức về bản thân: nguyện vọng, nhu cầu, sở thích, năng lực, sức
khỏe và những điều kiện hoàn cảnh sống của cá nhân để có thể lựa chọn nghề phù
hợp nhất.
Tóm lại cá nhân chỉ có thể có một quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn
phù hợp khi các em có sự nhận thức sâu sắc đầy đủ về nghề, hiểu được ý nghĩa to lớn


cao đẹp của nghề để cống hiến hết sức mình cho nghề đã chọn.



Thái độ đối với nghề nghiệp
Thái độ đối với nghề nghiệp là trạng thái tâm lí của chủ thể trước một nghề

nào đó, cá nhân hình thành những xúc cảm về nghề, thấy được cái hay, cái đẹp, cái
hấp dẫn, ý nghĩa của nghề, từ đó giúp cá nhân quyết định chọn nghề này mà không
phải là nghề khác
Thái độ của cá nhân đối với nghề được thể hiện rõ nét ở nguyện vọng, hứng
thú, động cơ chọn nghề
- Nguyện vọng nghề nghiệp:
Nguyện vọng nghề nghiệp là điều mong ước, hướng tới của cá nhân đối với
nghề nghiệp thôi thúc con người tích cực hoạt động nhằm hiện thực hóa nguyện
vọng nghề nghiêp. Cá nhân khi có nhu cầu hướng tới một nghề nghiệp nào đó sẽ có
nguyện vọng mong muốn được hoạt động trong nghề, gặt hái được những thành
công trong nghề mình đã chọn
Nguyện vọng nghề được hình thành từ sự nhận thức hiểu biết sâu sắc về nghề,
cá nhân thấy được vai trò, ý nghĩa xã hội của nghề bị lôi cuốn hấp dẫn bởi cái hay, cái
đẹp của nghề, vì vậy cá nhân nỗ lực phấn đấu, học tập, rèn luyện để thỏa mãn mong
muốn, nguyện vọng của bản thân đối với nghề nghiệp. Nguyện vọng nghề nghiệp
chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi động cơ chọn nghề của cá nhân. Động cơ chọn nghề
mang tính xã hội càng cao thì nguyện vọng vươn tới nghề nghiệp càng ổn định và bền
vững, nguyện vọng càng tha thiết sẽ chuyển thành động cơ thúc đẩy con người hành
động để đạt nguyện vọng.
- Hứng thú nghề nghiệp:
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với những sự vật hiện tượng có
khả năng mang lại sự thích thú khoái cảm cho cá nhân đó. Hứng thú có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với hoạt động nó tạo cho con người một trạng thái xúc cảm dễ
chịu, say mê, thích thú với công việc, thúc đẩy con người hoạt động, làm nảy sinh


khát vọng hành động sáng tạo.

Hứng thú nghề nghiệp là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với nghề có khả
năng mang lại niềm vui, sự thích thú cho cá nhân, là động lực thúc đẩy cá nhân
chọn nghề và là nguồn gốc cơ bản của lòng yêu nghề
Khi cá nhân có hứng thú đối với công việc bao giờ họ cũng vui vẻ và say sưa
trong hoạt động nghề nghệp của mình, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong
công việc, họ sẽ dốc hết tâm sức của mình vào công việc và sẽ gặt hái được những
thành công. Rõ ràng hứng thú có một vai trò quan trọng quyết định đến sự thành
công hay thất bại của cá nhân trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.
- Động cơ chọn nghề:
Học sinh chọn nghề vì cái gì? Tại sao các em chọn nghề này mà không chọn
nghề khác…Trả lời được những câu hỏi trên chính là việc xác định được động cơ
chọn nghề của các em.
Việc chọn nghề của học sinh có thể bị chi phối bởi động cơ bên trong và
động cơ bên ngoài
- Động cơ bên trong đóng vai trò quyết định, thúc đẩy con người hoạt động
để vươn tới mục tiêu nhằm thỏa mãn những đòi hỏi bên trong của cá nhân tạo nên
tâm lí sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp. Những động cơ bên trong chi phối
đến việc chọn nghề của học sinh như có năng lực, sở trường, kiến thức khoa học kĩ
thuật về nghề đó, hiểu được ý nghĩa xã hội, giá trị của nghề…
- Động cơ bên ngoài là những yếu tố khách quan tác động đến cá nhân trong
quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Cá nhân thường chọn nghề thường xuất phát từ
“cái khác” chứ không phải xuất phát từ sự yêu thích, năng lực, sở trường đối với
nghề vì vậy các em thường chọn nghề một cách thụ động. Những động cơ bên
ngoài phải kể đến như chọn nghề theo ý bố mẹ, chọn nghề để dễ xin việc, chọn
nghề thu nhập cao… Động cơ bên ngoài có vai trò góp phần thúc đẩy hoạt động
của con người.


* Hành động chọn nghề
Mặt hành động của xu hướng chọn nghề của học sinh THPT thể hiện ở các

hành động cụ thể khi các em tìm hiểu những thông tin về các nghề có trong xã hội.
Đó là việc tìm hiểu các nghề tồn tại trong xã hội nói chung và tỉnh Sơn La nói
riêng và những yêu cầu của các ngành nghề này đòi hỏi người lao động cần đáp
ứng. Việc tìm hiểu có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như thông
qua sách báo, thầy cô, bạn bè, cha mẹ…Hành động chọn nghề được cụ thể từ quá
trình tích cực quan sát hoặc đi tham quan cơ sở sản xuất, trao đổi hỏi ý kiến những
người đang làm nghề, thành công trong nghề để học tập hoặc tập trung học các
môn học có liên quan trực tiếp đến nghề mình có ý định lựa chọn, lên kế hoạch
thực hiện để đạt được nghề mình hướng tới. Ngoài ra chọn nghề còn là quá trình so
sánh khả năng, hứng thú, sở thích của bản thân với nghề để đưa ra quyết định chọn
nghề phù hợp nhất… Như vậy hành động chọn nghề của học sinh THPT rất đa
dạng và phong phú, chịu sự tác động chi phối bởi nhiều tố chủ quan và khách quan,
cũng như được thúc đẩy bởi rất nhiều các lý do khác nhau. Học sinh càng có nhiều
hành động tích cực hướng tới viêc lựa chọn nghề thì em đó sẽ có được nhận thức
và hứng thú nhất định đối với nghề đã chọn. Ngược lại chính bằng những hành
động cụ thể khi chọn nghề các em đã thể hiện sự hiểu biết và hứng thú của mình,
tìm cho mình một hướng đi thích hợp nhất, đồng thời lựa chọn cho mình một nghề
phù hợp với năng lực hứng thú của bản thân, phù hợp với yêu cầu phát triển của
địa phương và xã hội.
Từ những phân tích lí luận trên chúng ta thấy nhận thức, thái độ và hành
động đối với nghề là ba trục tam giác không thể tách rời nhau trong xu hướng chọn
nghề của học sinh THPT mối quan hệ giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành động
đối với nghề, được mô tả theo sơ đồ dưới đây
Nhận thức về nghề


xu hướng
chọn nghề
Thái độ
đối với nghề


Hành động
chọn nghề

Trong thực tiễn hoạt động xu hướng chọn nghề, giữa ba mặt này có mối liên hệ
hữa cơ, biện chứng với nhau, trong đó, mặt này tác động tới mặt kia và ngược lại
làm thành nội dung và sự vận động phát triển trong xu hướng chọn nghề của mỗi
người. Quá trình chọn nghề có ảnh hưởng đến từng mặt hoặc cả ba mặt nói trên
trong quá trình vận động và phát triển. Nới cách khác ở đây trong quá trình vận
động và phát triển ta thấy nổi lên sự thống nhất biện chứng và phụ thuộc lẫn nhau
giữa hoạt động chọn nghề và các mặt biểu hiện của nó. Vì thế trong thực tiễn
nghiên cứu, muốn biết ở thời điểm hiện tại xu hướng chọn nghề của chủ thể phát
triển ở trình độ (mức độ) nào thì không có cách nào khác là phải nghiên cứu chính
các mặt biểu hiện của nó, làm rõ được trình độ phát triển hiện tại của từng mặt biểu
hiện này và phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các mặt biểu hiện đó làm cho
quá trình chọn nghề trở thành một chỉnh thể thống nhất.



×